Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

sáng kiến kinh nghiệm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đề tài BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC một số HỌC SINH nữ THỰC HIỆN CHƯA tốt kỹ THUẬT CHẠY NGẮN lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.29 KB, 14 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
------------------------I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1. Họ và tên

: Lê Văn Sơn

2. Ngày tháng năm sinh : 04/04/1988
3. Nam, nữ

: Nam

4. Địa chỉ

: Tổ 45 – KP9 – P.Tân Phong - Biên Hòa - Đồng Nai

5. Điện thoại : ĐTDD

: 0618878369

6. Fax

:

Email:

7. Chức vụ

: Giáo viên



8. Đơn vị công tác

: Trường THCS Tân An

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
- Học vị cao nhất

: Đại học sư phạm

- Năm nhận bằng

: 2013

- Chuyên ngành đào tạo : Giáo dục thể chất
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm:
- Số năm có kinh nghiệm: 07 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Năm 2011 - 2014: Một số phương pháp đề phòng, xử lý các bệnh và chấn thương
ở các môn chạy trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao trong trường học.
+ Năm 2014 - 2016: Ứng dụng công nghệ thông tin dạy học lý thuyết môn thể dục
9.


TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC MỘT SỐ HỌC SINH NỮ THỰC HIỆN CHƯA
TỐT KỸ THUẬT CHẠY NGẮN LỚP 9
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay trong mục tiêu giáo dục, việc giáo dục cho học sinh phát triển tồn

diện là rất quan trọng. Trong đó trí dục, đức dục, mỹ dục, thể dục được coi là
những mặt quan trọng nhằm tạo cơ hội cho mỗi người có khả năng phát triển cao
về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
Điều quan trọng là trong xu thế hiện nay nhà nước cũng đang vận động toàn
dân cũng tự chọn cho mình một mơn thể thao u thích. Đối với học sinh nó góp
phần giải tỏa những căng thẳng sau giờ học mệt mỏi, tạo điều kiện phát triển thể
lực, nâng cao sức khỏe và hình thành nhân cách. Ở nước ta, điền kinh là một nội
dung chính được đưa vào công tác giảng dạy ở các trường học phổ thơng. Tuy
nhiên bên cạnh những học sinh tích cực tập luyện để đạt hiệu quả trong học tập thì
có một số học sinh lại lười và e ngại không chịu tập luyện, nguyên nhân chính là
do các em đang ở tuổi bắt đầu dậy thì, chuyển đổi về hình thể và tâm lý, các em
muốn được cơng nhận rằng mình là người lớn nhưng các em lại mang tâm lý của
trẻ con. Vì vậy ở lứa tuổi này các em chỉ bắt chước và làm theo người lớn mà các
em khơng xác định được việc mình đang làm là có cần thiết khơng, có phù hợp hay
khơng, vì muốn khẳng định mình các em cũng khơng hỏi người lớn và chưa có
kiến thức cơ bản về bản thân trong quá trình phát triển về tâm sinh lí lứa tuổi vì thế
các em đã bị ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình giải quyết vấn đề sinh hoạt và học
tập, nhất là đối với bộ mơn thể dục nói chung và nội dung chạy ngắn nói riêng,
chạy ngắn là một trong những mơn mà các em nữ cho là khó khăn nhất và lười học
nhất. Bên cạnh đó qua q trình giảng dạy nội dung chạy cự ly ngắn bản thân tôi
nhận thấy đa số học sinh chưa thực hiện tốt các giai đoạn kỹ thuật, thành tích chưa
cao và cịn tồn tại những sai lầm sau:
+ Phản xạ xuất phát quá chậm so với lệnh xuất phát.
+ Nâng thân người lên quá cao ở bước đầu tiên trong giai đoạn chạy lao.
+ Chân chạm đất bằng gót hoặc cả bàn chân ở giao đoạn chạy giữa quãng.
+ Đa số học sinh nữ không thực hiện kĩ thuật đánh tay.
+ Tâm lí e ngại và khơng chạy hết khả năng.
+ Một số em vừa chạy vừa cười đùa, chờ nhau cùng chạy.
+ Giảm dần tốc độ khi chưa đến đích ở giai đoạn về đích.
Đứng trước thực tế này, tơi đã suy nghĩ tìm ra những nguyên nhân và phương

pháp giảng dạy với những bài tập phù hợp và kết hợp hướng dẫn trang bị cho các
em hiểu biết về tâm sinh lí nhằm khắc phục những hạn chế và thiếu sót trên để
giúp học sinh thực hiện tốt kỹ thuật chạy cự ly ngắn, nâng cao thành tích. Vì vậy
tơi đã chọn nội dung sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp khắc phục một số học
sinh nữ thực hiện chưa tốt kỹ thuật chạy ngắn lớp 9” để trình bày lại những
kinh nghiệm mà tơi đã tích lũy được trong q trình giảng dạy bộ mơn thể dục 8.
II. TỞ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Trang 2


- Chạy cự ly ngắn là chạy với tốc độ tối đa để vượt qua cự ly quy định. Các
thao tác kỹ thuật gồm 4 giai đoạn: Xuất phát –chạy lao – chạy giữa qng – về
đích. Có nhiều cự ly chạy ngắn: 60m, 80m, 100m, 200m, 400m. Ở bậc THCS học
kỹ thuật chạy 60m.
- Chạy cự ly ngắn là một trong những nội dung của mơn điền kinh, nó được
phát triển từ lâu đời, là một điển hình về sự phát triển tốc độ, tố chất cơ bản của
vận động đang phát triển nhanh chóng ở lứa tuổi cấp 2.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1Tở chức thực hiện:
Trong chương trình thể dục ở cấp Trung học cơ sở (THCS) Bộ Giáo Dục đã
đưa ra rất nhiều nội dung để giáo viên bộ mơn dựa vào tình hình đặc điểm của
trường mình để lên kế hoạch về cách tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó tơi cũng dựa
vào thực tế hàng năm là Trung Tâm – Văn Hóa thơng tin với phịng giáo dục huyện
Vĩnh Cửu đều có kế hoạch liên tịch tổ chức giải điền kinh cho khối THCS nên
trước khi làm công tác này bản thân tôi chủ động tham mưu với tổ khối chun
mơn sau đó đưa lên ban giám hiệu nhà trường về cách tổ chức thực hiện như sau:
- Giáo viên chuẩn bị kĩ giáo án lên lớp, có kiến thức chun mơn vững vàng,
tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí học sinh để đưa ra biện pháp khắc phục, xây dựng
thái độ học tập tốt cho học sinh, hướng dẫn học sinh tiến trình thực hiện kỷ thuật

động tác, thị phạm chính xác, linh động trong các tình huống và chủ động biết cách
tạo cho khơng khí lớp học sinh động, thoải mái để học sinh hứng thú tập luyện.
- Sử dụng phương pháp quan sát sư phạm: Qua quan sát sư phạm để nhận
thấy được đối tượng nghiên cứu và chất lượng của việc sử dụng các bài tập trong
quá trình giảng dạy.
2.2 Biện pháp thực hiện:
2.2.1 Tiến trình về tâm sinh lý lứa tuổi:
Ở độ tuổi lớp 8 cơ thể các em đã phát triển (cịn gọi là tuổi dậy thì) các em rất
e ngại trong các hoạt động chạy nhảy vì:
- Vịng ngực đã phát triển, kinh nguyệt xuất hiện. Bên cạnh đó các em chưa
được trang bị đầy đủ về kiến thức cho bản thân, ở lứa tuổi này các em lại không
dám tâm sự với người lớn mà tự giải quyết vấn đề theo cách của mình. Vì vậy mà
các em ít tham gia các hoạt động TDTT nhất là các mơn chạy nhảy nhưng cũng có
một số em lại lợi dụng vấn đề kinh nguyệt để kiến tập và không tham gia tập luyện.
Nhưng bên cạnh đó cũng có những em học sinh bị chứng rối loạn kinh nguyệt kéo
dài 2-3 tuần liên tục, đa phần những em này ngại nói ra vì sợ rằng mình bị mắc một
chứng bệnh nào đó...
- Một số học sinh trong q trình chạy các em không chạy mà cười đùa với
nhau hoặc chờ nhau cùng chạy...
- Một số phụ huynh lại có tâm lý lo sợ học sinh nữ chạy sẽ ảnh hưởng đến vấn
đề sinh con ở tuổi trưởng thành...Nên phụ huynh dạy con gái hạn chế chạy nhảy và
từ đó các em mang tâm lý lo sợ mà không tập luyện hết khả năng của bản thân.
- Ở lớp 6 và lớp 7 các em học sinh nữ rất thích mơn chạy ngắn nhưng khi lên
lớp 8 các em lại rất e ngại trong môn chạy ngắn các em cho rằng mình đã thành
thiếu nữ rồi, lớn rồi...Chạy như thế là không tốt, không phù hợp cho con gái nữa,
Trang 3


nếu có bạn nào hăng say hay đam mê tập luyện thì các bạn cịn lại sẽ bàn tán với
nhau và nói bạn đó nam tính q, men q, chắc là giới tính có vấn đề ....

- Cịn các học sinh nam thì thoải mái bình luận về ngoại hình của các bạn nữ
trong q trình chạy, có những bạn nam sau khi các bạn nữ chạy xong, các bạn
nam sẵn sàng diễn lại động tác các bạn nữ vừa chạy và bng lời chọc gẹo ngay
(bạn ơi rơi kìa, bưởi... kìa bạn...) rất nhiều vấn đề dẫn đến các học sinh nữ lớp 8
ngại tập luyện môn chạy ngắn.
Biện pháp:
- Giáo viên gần gủi quan tâm tìm hiểu, động viên, khích lệ, chia sẻ cùng các
em, hướng dẫn các em cách luyện tập an tồn nhất có thể, để các em tích cực tập
luyện hơn.
- Bầu chọn một học sinh nữ có uy tín làm lớp phó phụ trách trong giờ thể dục,
có nhiệm vụ quản lý các vấn đề của học sinh nữ như sau:
+ Những học sinh nào có vấn đề về sức khỏe khơng tiện báo cho giáo viên thì
báo cho lớp phó phụ trách mơn thể dục.
+ Đầu giờ học thể dục giáo viên chỉ kiểm tra qua sổ theo dõi của lớp phó phụ
trách môn thể dục là sẽ biết được học sinh nào là kiến tập thật sự học sinh nào là
lười tập luyện để có biện pháp xử lí.
- Trang phục: Hướng dẫn các em phải gọn gàng phù hợp, quần áo thì khơng
q ơm sát cơ thể, khơng mang dày cao cổ, dày độn, đầu tóc phải gọn gàng...
- Đội hình tập luyện phải chú ý các vấn đề sau:
+ Khi tập luyện kĩ thuật xuất phát thấp, vị trí đứng của giáo viên khơng đứng
phía ngang trước mặt học sinh vì các em nữ nghĩ cổ áo rộng nên khơng ngẩng đầu
lên nhìn về trước mà gập đầu dẫn đến sai kĩ thuật. Giáo viên nên chọn điểm đứng
cho phù hợp tránh tâm lí e ngại cho học sinh.
+ Khi tập luyện kĩ thuật chạy giữa quãng và hoàn thiện kĩ thuật chạy ngắn cần
cho đội hình nam thực hiện trước và sau đó di chuyển đội hình nam quay mặt sang
hướng khác và quay lưng về phía đường chạy (ở vị trí giáo viên quan sát được)
hoặc cho các học sinh nam học nội dung khác trong khi học sinh nữ chạy để tránh
tình trạng các em e ngại mà không chạy hết khả năng và không đánh tay.
- Đa số giáo viên dạy thể dục đều là giáo viên nam nên gặp những vấn đề khó
khăn trong việc hướng dẫn và giảng giải cho các em hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi và

cách phòng tránh khi hoạt động thể dục thể thao. Để thuận lợi thì giáo viên soạn
thảo nội dung cần phổ biến sau đó nhờ giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên dạy
môn sinh học phổ biến cho các em hiểu về sự thay đổi và phát triển của cơ thể ở
tuổi dậy thì là bình thường (nhất là chu kỳ kinh nguyệt của các em cần được hướng
dẫn rõ ràng và thực tế) khi đó các em sẽ có kiến thức và ý thức tập luyện cũng
đươc nâng cao.
- Dạy cho các em hiểu những lợi ích, tầm quan trọng đối với sức khỏe khi
tham gia tập luyện thể thao cũng như môn chạy cự ngắn mang lại.
- Phải tạo được tâm lí thoải mái cho học sinh.
- Cần hướng dẫn cho các em nữ hiểu thật đúng về sự phát của cơ thể ở tuổi
dậy thì và tâm lí lứa tuổi học sinh THCS.
- Cho các bài tập phong phú để học sinh quyết tâm và hăng say trong luyện
tập.
Trang 4


- Cần có kế hoạch đúng đắn, ngay từ những bài tập đầu tiên.

Trang 5


2.2.2 Tiến trình thực hiện kỷ thuật động tác:
Để khắc phục những hạn chế của học sinh trong việc thực hiện kỹ thuật chạy
cự ly ngắn tôi đã áp dụng những bài tập sau đây khi giảng dạy từng kỹ thuật.
 Giai đoạn xuất phát thấp:
Nhiệm vụ: Tư thế luôn sẵn sàng để xuất phát.
Yêu cầu: Ở tư thế xuất phát thấp trọng lượng cơ thể dồn lên 5 điểm tựa. Khi
sẵn sàng không nâng mông lên quá cao hoặc thấp quá.
Phản xạ xuất phát quá chậm so với lệnh xuất phát ảnh hưởng rất lớn đến
thành tích. Rèn luyện phản ứng nhanh bằng các bài tập sau:

Biện pháp:
Bài tập 1: Rèn luyện cho học sinh phát triển về sức nhanh, cụ thể phát triển về
phản ứng nhanh.
Đang chạy bình thường, khi nghe tiếng cịi thì chạy ngược lại với chiều vừa
chạy.
Cách tồ chức tập luyện: Cả lớp thực hiện theo đội hình vịng trịn 1 lượt
Bài tập 2:
Xuất phát ở nhiều tư thế: Đứng (mặt, vai, lưng) hướng chạy – xuất phát.

Hướng mặt

Hướng vai

Hướng lưng

Cách tổ chức tập luyện: Giáo viên hướng dẫn, từng hàng 4 học sinh thực hiện.
 Giai đoạn chạy lao sau xuất phát:
Nhiệm vụ: Giai đoạn chạy lao là nhanh chóng đạt được tốc độ nhanh nhất
trong thời gian ngắn nhất.
Yêu cầu: Đạp sau tích cực, bước ngắn, góc độ đổ người lớn, vận tốc tăng lên
rất nhanh. Vận tốc tăng nhanh trong chạy lao chủ yếu là nhờ lực đạp, nhưng ít khi
người tập chú ý đến điểm này phần lớn chỉ chú trọng tăng tần số động tác, chân
đạp chưa thẳng đã vội co lại đánh về trước làm ảnh hưởng rất lớn về vận tốc.
Biện pháp:
Bài tập 1: Đặt bàn đạp cạnh hố cát, đạp thẳng chân chạy lao người vào hố.

Trang 6


Bài tập 2: Đứng đổ người về trước chống 2 tay vào tường hoặc cây nâng gối

liên tục chân sau duỗi thẳng.

Bài tập 3: Tập xuất phát thấp kết hợp với chạy lao treo mức dây hạn chế ở
phía trên chếch, để nâng dần độ cao thân người để tránh dựng thân trên lên sớm cự
li 10m.
Cách tổ chức tập luyện: Đóng bàn đạp ở 2 ơ chạy, giáo viên dùng khẩu lệnh
còi hoặc hộp lệnh xuất phát. Xếp thành hai hàng dọc, hai em đầu hàng xuất phát
xong thì hai em tiếp theo vào chỗ xuất phát như vậy cho đến hết, giáo viên luôn
nhắc nhở học sinh thực hiện đúng kỹ thuật.
 Giai đoạn chạy giữa quãng:
Nhiệm vụ: Chủ yếu của giai đoạn này là duy trì và phát triển tốc độ cao nhất
đã đạt được để chạy về đích.
Yêu cầu: Đây là giai đoại quan trọng nhất quyết định thành tích, địi hỏi học
sinh phải chạy với tốc độ tối đa nhưng trong quá trình tập luyện học sinh chưa chạy
hết sức và thường chạm đất bằng gót hoặc cả bàn chân. Vì vậy khi dạy kĩ thuật giai
đoạn chạy giữa quãng tôi đã cho tập luyện các bài tập bỗ trợ sau:
Biện pháp:
Bài tập 1:
- Đứng tại chỗ chân trước sau, đánh tay tốc độ
nhanh tối đa trước sau.
- Chạy nâng cao đùi.
- Chạy gót chạm mông.
Cách tổ chức tập luyện: Giáo viên điều khiển cho
học sinh tập tại chỗ theo nhịp vỗ tay tăng dần, sau đó
cho tập di chuyển.
Bài tập 2:
Xuất phát cao chạy tăng tốc cự ly: 30m.
Bài tập 3: Xuất phát cao chạy với tốc độ tối đa cự
ly 50m.
Cách tổ chức tập luyện: Ở bài tập này giáo viên

chọn nhóm 2 - 4 học sinh có thể lực ngang nhau cùng chạy dưới hình thức thi đua,
sau đó chọn ra những em về nhất của các nhóm cho thi đấu với nhau (chọn ra học
sinh có thành tích tốt nhất).
Trang 7


 Giai đoạn về đích:
Nhiệm vụ: Gắng hết sức giữ tốc độ chạy cao nhất để về đích.
Yêu cầu: Nhanh chóng dùng ngực hoặc vai đánh đích.
Biện pháp:
Bài tập 1: Một bước và ba bước dùng ngực hoặc vai đánh đích.

Bài tập 2: Chạy nhanh 10m thực hiên kỹ thuật về đích, trước khi qua đích
khơng được giảm tốc độ và nhảy lao người về trước.
2.2.3 Tiến trình về thái độ:
Tạo sự hình thành về thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con
người toàn diện theo mục tiêu giáo dục.
Biện pháp
- Giáo viên giáo dục tư tưởng trong vấn đề luyện tập TDTT, lợi ích tác dụng
của thể thao mang lại cho người tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học: Tìm hiểu bài, làm bài tập,
chuẩn bị tài liệu học tập cần thiết, tìm hiểu về hình thức và phương pháp tập luyện
trước khi đến lớp.
- Giới thiệu một số học sinh nữ có thành tích tốt qua các kì thi hội khỏe phù
đổng cấp huyện, cấp tỉnh và những vận động viên cấp quốc gia, những nữ hoàng
tỏa sáng của điền kinh Việt Nam trên đấu trường quốc tế...
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Trước khi áp dụng các giải pháp trên vào giảng dạy nội dung chạy cự ly ngắn,
qua tiết dạy thực hành tiết 14, tôi đã lấy được số liệu thống kê về kỹ thuật và thành
tích như sau:

Điểm Đạt: Có một vài sai sót về kỹ thuật, thành tích đạt từ 11,00s 11,60s.
Điểm chưa đạt: Thực hiện sai hai giai đoạn kỹ thuật khơng tính thành tích.
STT

HỌ TÊN

NỮ

ĐẠT

1

Ngơ Thị Mỹ An

x

11,01s

2

Lê Thị Trâm Anh

x

11.89s

Trang 8

CHƯA ĐẠT





3

Trần Thanh Hằng

x

12,32s

4

Phan Hồng Châu

x

11,43s

5

Nguyễn Thị Hồng Đào

x

11,55s

6

Bùi Minh Ngọc


x

11, 32s

7

Lê Thị Thu Vân

x

11, 80s

8

Trương Xuân Thảo

x

11,57s

9

Nguyễn Thị Đào

x

12,55s

10


La Thanh Hảo

x

11,56s

11

Trương Tuyết Hằng

x

11,50s

12

Ngô Huỳnh Anh

x

12,10s

13

Nguyễn Thị Thanh Hương

x

11,56s


14

Nguyễn Xuân Hiền

x

11,44s

15

Lê Quỳnh Anh

x

12, 33s



16

Nguyễn Quỳnh Như

x

11,90s



17


Nguyễn Ngọc Linh

x

11, 10s

18

Nguyễn Khánh Linh

x

12,40s



19

Nguyễn Xuân Mai

x

12, 40s



20

Lê Thị Ngọc


x

11,20s

21

Cao Thị Tố Như

x

11,55s

22

Nguyễn Hoài An

x

11,21s

23

Nguyễn Hoàng Châu

x

11,32s

24


Huỳnh Thiên Kim

x

12,10s

Trang 9












25

Hoàng Thu Phương

x

12,10s




26

Từ Quỳnh Hương

x

11,66s



27

Đỗ Thị Thanh Quỳnh

x

11,40s

28

Hồ Như Quỳnh

x

11,50s

29

Nguyễn Thị Ngọc


x

12,60s

30

Lê Thị Hoài Thương

x

11, 20s

31

Đào Hạnh Thảo

x

11,51s

32

Lương Thị Kim Thảo

x

11,50s

33


Trần Thảo Hiền

x

11,90s

34

Nguyễn Anh Thư

x

11,30s

35

Nguyễn Ngọc Anh Thư

x

12,64s







Nội dung cự ly ngắn 60m


Lớp 9A; 9B; 9C; 9D (35 hs)
Số lượng

Xếp loại Đạt

20 hs (57,1%)

Xếp loại chưa đạt

15 hs (42,9%)

Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào giảng dạy nội dung chạy cự ly ngắn tôi
nhận thấy đa số học sinh đã khắc phục được các sai lầm hạn chế trước đây, hoàn
thiện tốt kỹ thuật chạy cự ly ngắn và thành tích được nâng cao kết quả ở tiết 24
như sau:
STT

HỌ TÊN

NỮ

ĐẠT

1
2

Ngô Thị Mỹ An
Lê Thị Trâm Anh

x

x

10,75s
11.22s

3

Trần Thanh Hằng

x

11,52s

4

Phan Hồng Châu

x

11,03s

5

Nguyễn Thị Hồng Đào

x

11,37s

Trang 10


CHƯA ĐẠT


6

Bùi Minh Ngọc

x

11, 17s

7

Lê Thị Thu Vân

x

11, 40s

8

Trương Xuân Thảo

x

11,27s

9


Nguyễn Thị Đào

x

11,45s

10

La Thanh Hảo

x

11,39s

11

Trương Tuyết Hằng

x

10,50s

12

Ngô Huỳnh Anh

x

10,79s


13

Nguyễn Thị Thanh Hương

x

11,32s

14

Nguyễn Xuân Hiền

x

11,44s

15

Lê Quỳnh Anh

x

10,93s

16

Nguyễn Quỳnh Như

x


10,69s

17

Nguyễn Ngọc Linh

x

10,91s

18

Nguyễn Khánh Linh

x

11,32s

19

Nguyễn Xuân Mai

x

11,48s

20

Lê Thị Ngọc


x

11,02s

21

Cao Thị Tố Như

x

10,75s

22

Nguyễn Hoài An

x

11,09s

23

Nguyễn Hoàng Châu

x

11,32s

24


Huỳnh Thiên Kim

x

11,50s

25

Hoàng Thu Phương

x

11,12s

26

Từ Quỳnh Hương

x

11,09s

27

Đỗ Thị Thanh Quỳnh

x

10,49s


28
29
30
31

Hồ Như Quỳnh
Nguyễn Thị Ngọc
Lê Thị Hoài Thương
Đào Hạnh Thảo

x
x
x
x

11,02s
10,79s
10, 64s
10,57s

Trang 11


32
33
34
35

Lương Thị Kim Thảo
Trần Thảo Hiền

Nguyễn Anh Thư
Nguyễn Ngọc Anh Thư

x
x
x
x

10,92s
10,69s
10,68s
11,66s

Nội dung cự ly ngắn 60m

Lớp 9A; 9B; 9C; 9D
Số lượng (35 hs)

Xếp loại Đạt

35 hs (100%)

Xếp loại chưa đạt

0 hs (0 %)

Biểu đồ so sánh trước và sau khi áp dụng đề tài vào giảng dạy khối 9
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Chạy cự ly ngắn là một trong những môn thể thao hấp dẫn, yêu thích đối với
học sinh trung học cơ sở vì nó xuất phát trên những hoạt động cơ bản trong vận

động và tâm lý tự nhiên của con người. Về góc độ sinh lý học, ở lứa tuổi học sinh
trung học cơ sở cần thiết hơn bao giờ hết, sự tác động của thể dục thể thao để có
thể cải tạo một số sai lệch trong vận động cơ bản. Do vậy, việc dạy - học thể dục
thể thao nói chung và cự ly ngắn nói riêng là vơ cùng cần thiết. Chạy cự ly ngắn là
bộ môn học quan trọng nhằm rèn sức nhanh cũng như sự phối hợp khéo kéo, chính
xác trong hoạt động với tốc độ.
Khi thực hiện xong đề tài này tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ,
trao đổi, đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để tơi thực hiện có hiệu quả hơn
trong thời gian tới. Xin chân thành cảm ơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo viên môn thể dục 9 của NXB Giáo Dục.
2. Sách tâm lí học lứa tuổi của NXB-GD.
3. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Thể Dục THCS.
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS.
5. Một số tài liệu tham khảo khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Trang 12


LÊ VĂN SƠN

Trang 13


MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài:……...………………………………………………………1
II. Tổ chức thực hiện đề tài: ……………………………………………………..1
1. Cơ sở lý luận:………………………………………………………………….1
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:..…………...………...2

III. Hiệu quả của đề tài:…………………………………………………………..6
IV. Đề xuất, khuyến nghị, khả năng áp dụng:………………..………….………10
V. Tài liệu tham khảo:……...……………………………..……………………...10

Trang 14



×