Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng tự nhiên IIb tại ban quản lý rừng đặc dụng phòng hộ thuận châu, tỉnh sơn la (khóa luận lâm học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA LÂM HỌC
----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TRẠNG THÁI
RỪNG TỰ NHIÊN IIB TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG DẶC DỤNG PHÒNG HỘ THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA

NGÀNH: LÂM NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phạm Thế Anh

Sinh viên thực hiện

: Trương Minh Hùng

Khóa học

: 2016-2020

Hà nội, 2020

i


LỜI NÓI ĐẦU
Để đánh giá kết quả học tập sau thời gian đào tạo tại trường, gắn liền công tác


đào tạo, nghiên cứu khoa học, được sự phân công của Bộ môn Điều tra quy hoạch,
Khoa lâm học, em tiến hành thực hiện chuyên đề tốt nghiệp " Nghiên cứu một số đặc
điểm cấu trúc trạng thái rừng tự nhiên IIB tại ban quản lý rừng dặc dụng - phòng
hộ Thuận Châu tỉnh Sơn La".
Sau một thời gian thực tập khẩn trương, nghiêm túc, được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy, cô giáo trong Bộ môn Điều tra quy hoạch, sự hướng dẫn trực tiếp của T.S
Phạm Thế Anh đến nay bản chuyên đề tốt nghiệp đã được hoàn thành.
Nhân dịp này em xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến T.S Phạm Thế Anh, các
thầy ,cô trong Bộ môn Điều tra quy hoạch, cảm ơn ban quản lý rừng đặc dụng - phòng
hộ Thuận Châu tỉnh Sơn La ,các đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em
hoàn thành đợt thực tập và bản chuyên đề tốt nghiệp theo đúng quy định của nhà
trường.
Do thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, hơn nữa
đây là lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu, nên bản chun đề này khơng
thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Em xin tiếp thu những ý kiến đóng góp bổ
sung của Thầy, Cô giáo và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng

năm 2020

Sinh viên thực hiện

Trương Minh Hùng

ii


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... i

MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 2
1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 2
1.1.1. Cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng ................................................................ 2
1.1.2. Hình thái của cấu trúc rừng ......................................................................... 2
1.1.3. Nghiên cứu về định lượng cấu trúc rừng .................................................... 2
1.1.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng ........................................................................ 4
1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 4
1.2.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng và xây dựng mơ hình cấu trúc mẫu ................... 4
1.2.2. Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng ......................................................... 4
1.2.3. Nghiên cứu về phân loại trạng thái rừng ..................................................... 6
1.2.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng ........................................................................ 8
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 10
2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 10
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 10
2.1.2. Địa hình ..................................................................................................... 11
2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ................................................................................. 12
2.1.4. Khí hậu ...................................................................................................... 12
2.1.5 .Thủy văn .................................................................................................... 13
2.1.6. Thảm thực vật............................................................................................ 14
2.1.7. Khu hệ thực vật ......................................................................................... 14
2.2. Điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội. ............................................................. 14
iii


2.2.1. Nguồn nhân lực ......................................................................................... 14

2.2.2. Thực trạng về kinh tế ................................................................................ 15
2.2.3. Cơ sở hạ tầng, giao thông .......................................................................... 16
2.2.4. Văn hóa - xã hội, giáo dục ........................................................................ 16
CHƯƠNG III. MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 19
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 19
3.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 19
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 19
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 19
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao................................................................. 19
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh .......................................................... 19
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển rừng ................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 19
3.4.1. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp........................................................... 19
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................... 27
4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao.................................................................... 27
4.1.1. Cấu trúc tổ thành ....................................................................................... 27
4.2. Nghiên cứu quy luật phân bố lâm phần. ...................................................... 28
4.2.1. Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N- D1.3). .......................................... 28
4.2.2. Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N - Hvn) ............................................. 31
4.2.3. Quy luật tương quan .................................................................................. 34
4.3. Đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh ............................................................. 36
4.3.1. Tổ thành tái sinh ........................................................................................ 36
4.3.2. Mật độ tái sinh và cây tái sinh có triển vọng. ........................................... 37
4.3.3. Chất lượng tái sinh .................................................................................... 38
4.3.4. Phân bố số cây tái sinh theo cao chiều cao và nguồn gốc......................... 38
4.3.5. Mối tương quan giữa tầng cây cao và tầng cây tái sinh ............................ 40
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển rừng. .................................. 41
iv



4.4.1. Những thuận lợi khó khăn trong cơng tác quản lý rừng ........................... 41
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ rừng. .................................... 42
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ........................................ 43
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 43
5.1.1. Đặc trưng cấu trúc tầng cây cao ................................................................ 43
5.1.2. Đặc trưng cấu trúc tầng tái sinh ................................................................ 43
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 44
5.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phiếu điều tra tầng cây cao. ................................................................ 21
Bảng 3.2. Phiếu điều tra tầng cây tái sinh. .......................................................... 21
Bảng 4.1. Tổ thành tầng cây cao tính theo .......................................................... 27
Bảng 4.2. Các đặc trưng mẫu về đường kính. ..................................................... 29
Bảng 4.3. Mơ phỏng phân bố N - D 1.3 bằng hàm khoảng cách. ....................... 29
Bảng 4.4 . Mô phỏng phân bố N - D 1.3 bằng giảm Meyer ............................... 30
Bảng 4.5. Mô phỏng phân bố N - D 1.3 bằng hàm Weibull. .............................. 30
Bảng 4.6............................................................................................................... 31
Bảng 4.7. Mô phỏng phân bố N - Hvn bằng hàm khoảng cách. ......................... 32
Bảng 4.8. Mô phỏng phân bố N - Hvn bằng hàm giảm Meyer .......................... 33
Bảng 4.9. Mô phỏng phân bố N - Hvn bằng hàm Weibull. ................................ 33
Bảng 4.10. Kết quả nghiên cứu tương quan Hvn - D1.3 .................................... 35
Bảng 4.11. Tổ thành cây tái sinh theo số cây (N%). ........................................... 36
Bảng 4.12. Mật độ tái sinh và cây tái sinh triển vọng. ........................................ 37
Bảng 4.13. Phân bố số cây tái sinh theo chất lượng. .......................................... 38

Bảng 4.14. Phân bố số cây theo nguồn gốc ........................................................ 39
Bảng 4.15. Tương quan giữa tầng cây cao và tầng cây tái sinh.......................... 41

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ mơ phỏng phân bố N - D1.3 bằng giảm Meyer ..................... 31
Hình 4.2. Biểu đồ mô phỏng phân bố N - Hvn bằng hàm phân bố khoảng cách
............................................................................................................................. 34
Hình 4.3. Biểu đồ phân tích tương quan Hvn - D1.3 các OTC........................... 35
Hình 4.4. Biểu thống kê phần trăm trung bình theo từng cỡ chiều cao .............. 39
Hình 4.5. Biểu thống kê phần trăm theo nguồn gốc tái sinh của từng trạng thái
rừng ..................................................................................................................... 40

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng giữ vai trị quan trọng khơng gì thay thế được trong nhiều lĩnh vực, bảo
vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ đa dạng sinh học... Ngay từ khi hình
thành và phát triển, cuộc sống của nhân loại đã luôn gắn liền với môi trường sinh thái,
với rừng. Thế nhưng ngày nay, con người phải gánh chịu những hậu quả do chính họ
gây ra. Những thập niên gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật
cộng với tốc độ gia tăng dân số theo cấp số nhân đã kéo theo nhu cầu về nhà ở, chất
đốt, cũng như các sản phẩm khác từ rừng khơng ngừng gia tăng. Chính những nhu cầu
đó của con người là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp làm cho rừng bị tàn phá một
cách nặng nề (diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng bị suy thối, nhiều lồi thực
vật q đang bị chặt phá quá mức và đang có nguy cơ biển mất...). Việc mất rừng
nghiêm trọng đã làm phá vỡ cấu trúc của hệ sinh thái, dẫn đến khí hậu trái đất ngày

một thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho con người và sinh vật như: hạn hán, lũ lụt,
hiệu ứng nhà kính...
Ở từng khu vực, ở từng quốc gia, đến các đơn vị hành chính nhỏ hơn, để bảo vệ
và quản lý rừng nhiều chính sách, sắc lệnh và luật lệ về rừng đã được ban hành rộng
khắp. Bên cạnh đó, cịn có nhiều nghiên cứu sâu sắc về các động hệ sinh thái rừng. về
quy luật sinh trường và phát triển... của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về lâm
nghiệp. Cấu trúc rừng cũng là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng được
các nhà nghiên cứu quan tâm. Việc hiểu biết cấu trúc rừng đem lại nhiều ý nghĩa khác
nhau. Trước hết, đó là thơng tin cơ bản để so sánh và phân loại các quần xã thực vật
với nhau. Thứ hai, cấu trúc của quần xã thực vật rừng là kết quà phản ánh mối quan hệ
qua lại phức tạp giữa thực vật và các dạng sống khác, cũng như thực vật và môi
trường. Thông qua nghiên cứu cấu trúc quần xã thực vật rừng, nhà lâm học có thể hiều
được tính chất phức tạp của hệ thực vật, các yếu tố và các quan hệ giữa các thành phần
quần xã thực vật rừng. Vì vậy, muốn hiểu biết nhiều nhất về rừng, thì việc nghiên cứu
về cấu trúc của chúng có ý nghĩa thiết thực nhất.
Được sự đồng ý của bộ môn Điều tra quy hoạch rừng – khoa Lâm học, trường
Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Phạm Thế Anh
chúng tơi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp cuối khóa với tên đề tài: " Nghiên cứu
một số đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng tự nhiên IIB tại ban quản lý rừng đặc
dụng - phòng hộ Thuận Châu tỉnh Sơn La".

1


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong vài thập niên gần đây, việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã được nhiều tác giả đề cập đến. Nhìn chung
những nghiên cứu này đều có chung hương xây dựng cơ sở có tính khóa học và lý luận
phục vụ cho công tác kinh doanh rừng hiệu quả đáp ứng mục tiêu ngày càng đa dạng.
1.1. Trên thế giới

1.1.1. Cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Trên thế giới có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về cơ sở sinh thái của cấu trúc
rừng tiêu biểu là Baur. G. N (1994) và E. F. Odum (1971). Hai tác giả này đã tập trung
vào các vấn đề sinh thái nói chung và các cơ sở sinh thái kinh doanh rừng mưa nhiệt
đới nói riêng. Qua đó làm sáng tỏ khái niệm hệ sinh thái rừng, đây cũng là cơ sở để
nghiên cứu cấu trúc rừng đứng trên quản điểm sinh thái học.
1.1.2. Hình thái của cấu trúc rừng
Richard P. W (1952) đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành 2 loại
là rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây rất phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành
lồi cây đơn giản. Trong những lập địa đăc biệt thì rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm 1 vài
loài cây.
1.1.3. Nghiên cứu về định lượng cấu trúc rừng
1.1.3.1. Về cấu trúc tầng thứ
Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên có nhiều ý kiế khác nhau, có tác giả cho
rằng, ở kiểu rừng này chỉ có 1 tầng cây gỗ mà thôi. Ngược lại, nhiều tác giả cho rằng
rừng lá rộng thường xanh có từ 3-5 tầng cây gỗ. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả khi
nghiên cứu tầng thứ rừng tự nhiên đều nhắc tới sự phân tầng nhưng mới chỉ rừng lại ở
nhận xét hoặc đưa ra những kết luận cịn mang tính định tính.
1.1.3.2. Về quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
Là một trong những quy luật cấu trúc cơ bản của lâm phần nên đã được nhiều
nhà khoa học lâm học và điều tra rừng nghiên cứu. Các cơng trình tiêu biểu phải kể
đến là:
+ Meyer (1934) đã mơ tả quy luật phân bố N/D1.3 bằng phương trình tốn học
có dạng đường cong giảm liên tục và được gọi là phương trình Meyer hay hàm Meyer
( dẫn theo Nguyễn Hải Tuất, 1986 ).

2


+ Ballell (1973) đã sử dụng hàm Weibull, Schiffel, Naslund (1936, 1973) xác

lập phân bố Charlier cho phân bố N/D1.3 của lâm phần thuần loài đều tuổi sau khép tán
( dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1995).
1.1.3.3. Về quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)
Phần lớn các tác giả khi nghiên cứu cấu trúc lâm phần theo chiều thẳng đứng đã
dựa vào phân bố số cây theo chiều cao. Phương pháp được áp dụng để nghiên cứu cấu
trúc đứng rừng tự nhiên là vẽ các phẫu đồ đứng với các kishc thước khác nhau tùy theo
mục đích nghiên cứu. Các phẫu đồ mang lại hình ảnh khái quát về cấu trúc tầng tán,
phân bố số cây theo chiều thẳng đứng. Từ đó rút ra các nhận xét và đề xuất ứng dụng
thực tế. Với phương pháp này được nhiều nhà nghiên cứu ứng dụng như : Richards
P.W (1952), Rolllet (1979)
1.1.3.4. Về quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây (D1.3/Hvn)
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với mỗi cỡ
đường kính cho trước ln tăng theo tuổi, đó là kết quả tự nhiên của sinh trưởng.
Trong mỗi cỡ xác định, ở các tuổi khác nhau, cây rừng ở những cấp sinh trưởng khác
nhau, cấp sinh trưởng giảm khi tuổi của lâm phần tăng lên dẫn đến tỷ lệ D 1.3/Hvn tăng
theo tuổi. Từ đó đường cong quan hệ giữa D1.3 và Hvn có thể thay đổi và ln dịch
chuyeerrng về phía trên khi tuổi lâm phần tăng.
Krauter. G (1958) và Tiourin. A. V (1932) nghiên cứu tương quan giữa chiều
cao và đường kính ngang ngực dựa trên cấp đất và cấp tuổi ( dẫn theo Phạm Ngọc
Giao, 1995 ).
Naslund. M (1929), Hohenadl. W (1936), Michailov. F (1934, 1952 ), Prodan.
M (1994), Meyer. H. A (1952) dùng phương trình giải tích tốn học và đề nghị dùng
một số dạng phương trình (1.1), (1.2)... dưới đây để mơ tả quan hệ H/D (dẫn theo
Phạm Ngọc Giao, 1995).
h = a + b1.d + b2.d2

(1.1)

h = a + b1.d + b2.d2 + b3.d3


(1.2)

h = a + b.logd

(1.3)

h = a + b1.d + b2.logd

(1.4)

3


Như vậy, để biểu thị tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây ta có
thể sử dụng nhiều dạng phương trình. Song việc lựa chọn phương trình nào để biểu thị
mối tương quan H/D thì tùy thuộc vào loài cây trồng cụ thể.
1.1.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái, theo nghĩa hẹp
là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.
Trên thế giới, tái sinh rừng đã được nghiên cứu từ hàng năm trước đây, nhưng
đối với rừng mưa nhiệt đới thì vấn đề này mới chỉ được tiến hành trong những năm
1930 trở lại đây.
Đáng chú ý là cơng trình nghiên cứu của P. W Richard, tổng kết các kết quả
nghiên cứu về tái sinh cho thấy: Cây tái sinh có dạng phân bố cụm, một số có dạng
phân bố poisson. Nhờ nhờ nghiên cứu về tái sinh mà một số nhà lâm học đã xây dựng
thành công nhiều phương thức tác động vào tái sinh, đặc biệt là Baur (1962) đã tổng
kết các bước xử lý và hiệu quả của từng phương thức đối với tái sinh rừng trong “ cơ
sở sinh thái học và kinh doanh rừng mưa nhiệt đới”
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng và xây dựng mơ hình cấu trúc mẫu

Phùng Ngọc Lan (1986) cho rằng: Mơ hình cấu trúc mẫu là mơ hình có khả
năng tận dụng tối đa tiềm năng của điều kiện lập địa, có sự phối hợp hài hòa giữa các
nhân tố cấu trúc để tạo ra một quần thể rừng có sản lượng, tính ổn định và chức năng
phịng hộ cao nhất, nhằm đáp ứng mục đích kinh doanh nhất định.
Vũ Đình Phương ( 1987) cho rằng: Cần phải tìm trong tự nhiên những mơ hình
cấu trúc mẫu có năng suất cao nhất, đáp ứng mục tiêu kinh tế trong từng khu vực.
Trong lĩnh vực này các tác giả đều xây dựng các cấu trúc mẫu từ nghiên cứu cơ
sở, các quy luật kết cấu. Từ đó đề xuất các giải pháp tác động vào rừng, các mẫu này
đều được xây dựng trên cơ sở các mẫu tự nhiên đã chọn lọc và được coi là ổn định, có
năng suất cao thơng qua số liệu quan sát.
1.2.2. Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng
1.2.2.1. Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
Các cơng trình nghiên cứu về rừng ở Việt Nam cho thấy phân bố N/D1.3 của
tầng cây cao (D1.3 ≥ 6cm) có 2 dạng chính như sau:

4


+ Dạng giảm liên tục có nhiều đỉnh hình răng cưa
+ Dạng 1 đỉnh hình chữ J.
Với mỗi dạng cụ thể, các tác giả chọn những mơ hình tốn học thích hợp để mơ
phỏng. Khi lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên Miền Bắc Việt Nam, Đồng Sỹ
Hiền (1974) đã nghiên cứu nhiều lâm phần trên các địa phương khác nhau và đi đến
kết luận chung là dạng tổng quát của phân bố N/D là phân bố giảm nhưng trong q
trình chọn thơ khơng theo quy tắc, nên đường thực nghiệm có dạng hình răng cưa. Với
kiểu phân bố thực nghiệm như vậy, tác giả đã dùng hàm meyer và họ đường cong
Pearson để mô tả.
Nguyễn Hải Tuất (1986) đã sử dụng phân bố khoảng cách để mô tả phân bố
thực nghiệm dạng 1 đỉnh ở ngay sát cỡ đường kính bắt đầu đo.
Phạm Ngọc Giao (1995) khi nghiên cứu quy luật N/D1.3 cho Thông đuôi ngựa

ở vùng Đơng Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibul và xây dựng mơ hình
cấu trúc đường kính cho lâm phần Thông đuôi ngựa.
1.2.2.2. Nghiến cứu quy luật phân bố cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn)
Khi nghiên cứu quy luật N/Hvn Đồng Sỹ Hiền (1974) đã kết luận : Phân bố số
cây theo cỡ chiều cao ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loại cây thường có nhiều
đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn.
Bảo Huy (1993), Lê Sáu (1996), Đào Công Khanh (1996) đã nghiên cứu quy
luật phân bố N/Dvn để tìm tầng tích tụ tán cây. Các tác giả đều đi đến nhận xét chung là
phân bố N/Dvn có dạng một đỉnh, nhiều đỉnh phụ răng cưa và mơ tả thích hợp bằng
hàm Wribul.
1.2.2.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữ chiều cao và đường kính thân cây
(Hvn/D1.3)
Đồng Sỹ Hiền (1974) đã sử dụng phương trình logarit hai chiều hoặc hàm mũ
để mô tả quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính cây rừng, đồng hời cho
thấy khả năng sử dụng một phương trình chung cho cả nhóm lồi cây có tương quan
Hvn - D1.3 thuần nhất với nhau.
Phạm Ngọc Giao (1995) sử dụng phương trình logarit 1 chiều để mô tả quan hệ
Hvn – D1.3 của lâm phần thông đuôi ngựa :
h = a + b.longd

(1.5)

5


Bảo Huy (1993), Đào Công Khanh (1996) đã chọn phương trình :
h = a.db

(1.6)


logh = a + b.logd

(1.7)

Để biểu diễn quan hệ Hvn – D1.3 cho rừng ưu thế Bằng Lăng ở Đắc Lắc và rừng
tự nhiên hỗn loài ở Hương Sơn – Hà Tĩnh.

1.2.3. Nghiên cứu về phân loại trạng thái rừng
Mục đích chủ yếu của phân loại trạng thái rừng là nhằm xác định các đối
tượng Rừng với những đặc trưng cấu trúc cụ thể, từ đó lựa chọn, đề xuất các biện
pháp lâm sinh sinh thích hợp để điều khiển, dẫn dắt rừng đạt trạng thái chuẩn.
Về phân bố trước hết phải kể đến Loestschau (1966) đưa ra hệ thống phân
chia kiểu trạng thái rừng cho kinh doanh rừng hỗn giao thường xanh lá rộng
nhiệt đới. Viện điều tra Quy hoạch rừng đã dựa trên hệ thống phân loại của
Loeschau cải tiến cho phù hợp với đặc điểm rừng tự nhiên của Việt Nam và cho
đến nay vẫn áp dụng hệ thống phân loại này (QPN 6-84).
Hệ thống phân được chia ra 4 loại như sau:
1. Loại I: Đất khơng có rừng, đây là nhóm khơng có rừng hoặc hiện tại
chưa thành rừng, chỉ có trảng cỏ, trảng cây bụi hay tre nứa mọc rải rác, độ che
phủ dưới 30%, tuỳ theo hiện trạng mà nhóm này được chia thành 3 kiểu trạng
thái phụ:
- Kiểu IA: Trảng cỏ: trạng thái này được đặc trưng bởi lớp thực bì, cỏ lau lách
- Kiểu IB: Trảng cây bụi: nó đặc trưng bởi lớp thực bì là cây bụi và một số
cây thân gỗ nhỏ, tre nứa mọc rải rác
- Kiểu IC: Cây bụi có cây gỗ rải rác tái sinh: ở trạng thái này số lượng cây gỗ
tái sinh có chiều cao >1m đạt từ 1000 cây/ha trở lên, và ít cây gỗ đường kính > 6cm
2. Loại II: Đất rừng non phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác trắng,
kiểu rừng này là rừng cây gỗ có đường kính nhỏ, nó có thể chia thành 2 kiểu phụ
- Kiểu IIA: Rừng cây tiên phong phục hồi sau nương rẫy và đặc trưng bởi
lớp cây tiên phong, ưa sáng, mọc nhanh, thường đều tuổi và kết cấu một tầng,


6


đường kính D<10cm, G<10m2/ha, rừng chưa có trữ lượng hoặc trữ lượng nhỏ
25-30m3.
- Kiểu IIB: Rừng cây tiên phong phục hồi sau khai thác trắng (khai thác
kiệt), phần lớn trạng thái này bao gồm những cây non với loài cây ưa sáng,
thành phần lồi đã phức tạp, khơng đều tuổi do tổ thành lồi cây ưu thế khơng rõ
ràng, có thể cịn sót lại một số cây lớn nhưng trữ lượng khơng đáng kể, đường
kính cây cao phổ biến khơng quá 20cm, G>10m2/ha, trữ lượng 30-60m3.
3. Loại III: Rừng thứ sinh qua khai thác chọn, đây kiểu rừng đã bị tác
động khai phá của con người ở nhiều mức độ khác nhau làm cho kết cấu rừng có
sự thay đổi. Tuỳ theo mức độ tác động, khả năng tái sinh và cung cấp lâm sản
mà có thể phân loại khác nhau:
- Kiểu IIIA: Rừng thứ sinh qua khai thác chọn kiệt, đang phục hồi (rừng
nghèo), khả năng khai thác bị hạn chế, cấu trúc rừng bị phá vỡ hoàn toàn hoặc
thay đổi cơ bản, trạng thái này có thể chia thành một số kiểu phụ:
+ Kiểu phụ IIIA1: Rừng mới qua khai thác chọn kiệt, tán rừng bị phá vỡ
thành từng mảng lớn, tầng trên cịn sót lại một số cây cao nhưng phẩm chất xấu,
nhiều dây leo bụi dậm, tre nứa xâm lấn. Độ tàn che của rừng S<0,3,
G<10m2/ha, GD>40<2m2/ha, trữ lượng <80m3. Tuỳ thuộc vào mật độ tái sinh
mà nó có thể chia nhỏ hơn nữa:
- IIIA1-1: là trạng thái rừng thiếu tái sinh (mật độ cây tái sinh mục đích có
chiều cao H>1m là nhỏ hơn1000 cây/ha)
- IIIA1-2: là trạng thái đủ tái sinh vói mật độ >1000 cây/ ha
+ Kiểu phụ IIIA2: Rừng qua khai thác kiệt bắt đầu phục hồi, đặc trưng của
trạng thái này là đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế với lớp cây đại
bộ phận có đường kinh 20-30cm. Rừng có 2 tầng trở lên, tầng trên tán khơng
liên tục được hình thành chủ yếu từ những cây cũ cịn lại, cịn có những cây to

khoẻ vượt tán. Độ tàn che của rừng S>0,3, G<10m2/ha, GD>40<2m2/ha, trữ
lượng 80-120m3. Cũng tuỳ vào mật độ tái sinh có thể chia nhỏ thành:

7


- IIIA2-1: là trạng thái rừng thiếu tái sinh (mật độ cây tái sinh mục đích có
chiều cao H>1m là nhỏ hơn1000 cây/ha)
- IIIA2-2: là trạng thái đủ tái sinh vói mật độ >1000 cây/ ha
+ Kiểu phụ IIIA3: Rừng đã có q trình phục hồi tốt (rừng giàu). Độ tàn
che của rừng S>0,5, G16-21m2/ha, GD>40<2m2/ha, trữ lượng >120m3.
- Kiểu IIIB: Rừng khai thác ít, trữ lượng rừng cịn cao, chia làm 2 kiểu phụ:
+ Kiểu phụ IIIB1: Rừng có độ tàn che S>0,5, G=26m2/ha, GD>40 25m2/ha,M>250m3.
+ Kiểu phụ IIIB2: Rừng có độ tàn che S>0,5, G=26-30 m2/ha, GD>4025m2/ha, trữ lượng>250m3/ha
4. Loại IV: Rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh phục hồi tốt, ít bị tác động,
trữ và sản lượng cao, có độ tàn che S>0,6, G>30 m2/ha, GD>40>5m2/ha.
Tiếp theo là Thái Văn Trừng (1978) đứng trên quan điểm sinh thái đã chia
rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật. Đây là cơng trình tổng qt phong
phú của rừng nhiệt đới, Thái Văn Trừng đã đưa ra kết luận: không thể dùng quần
hợp thực vật là đơn vị cho phân loại cơ bản như các tác giả kinh điển đã sử dụng
ở vùng ơn đới. Ơng đề xuất dùng kiểu thảm thực vật làm đơn vị phân loại cơ bản
và lấy hình thái, cấu trúc quần thể làm tiêu chuẩn phân loại.
Trần Ngũ Phương (1985-1988) đã đưa ra phương pháp phân chia rừng
nhằm phục vụ công tác điều chế với đơn vị phân chia là lô dựa trên 5 nhân tố là
nhóm nhân tố sinh thái tự nhiên, các giai đoạn phải triển và suy thoái của Rừng,
khả năng tái tạo rừng bằng tái sinh tự nhiên, đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng.
1.2.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Rừng tự nhiên ở nước ta ta thường bị tác động không theo quy tắc, quy luật tái
sinh cũng bị xáo trộn. Do vậy, việc nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên nước ta được coi
là vấn đề quan trọng nhưng cũng rất phực tạp.

Năm 1962 – 1967 Viện điều tra quy hoặc rừng đã điều tra tái sinh rừng tự nhiên
trên cơ sở ơ tiêu chuẩn có diện tích 2000m2, diện tích đo đếm tái sinh 100 – 150m2 kết
hợp điều tra theo tuyến.

8


Thái Văn Trừng (1987) cho rằng ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và
điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh.
Vũ Tiến Hinh (1991) nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên ở Hữu Lũng –
Lạng Sơn và vùng Ba Chẽ - Quảng Ninh đã nhận xét : Hệ số tổ thành tính theo % số
cây của tầng cây tái sinh và tầng cây cao có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đa phần các
lồi cây có hệ số tổ thành tầng cây cao chiếm tỷ lệ trọng lớn thì hệ số tổ thành tầng cây
tái sinh cũng lớn.
1.3. Thảo luận
Trên đây đã điểm qua các cơng trình nghiên cứu về cấu trúc rừng của các tác
giả trong và ngoài nước. Cấu trúc rừng là tổng hợp nhiều vấn đề và đã được đề cập ở
nhiều khía cạnh. Xu hướng nghiên cứu cũng ngày càng chuyển dần từ định tính sang
định lượng, từ thiên về lý thuyết sang ứng dụng thực tế.

9


CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Ban Quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ Thuận Châu được thành lập theo
Quyết định số 3278/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
trên cơ sở sáp nhập của 2 đơn vị là Ban Quản lý rừng đặc dụng Copia và Ban Quản lý

rừng phòng hộ Thuận Châu
Ban Quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ Thuận Châu cách thị xã Sơn La 44km
và cách thị trấn Thuận Châu 10 km, thuộc địa phận của huyện Thuận Châu bao gồm
địa giới hành chính các xã:
- Tọa độ địa lý: Vĩ độ: 21017’30” đến 21021’30” Bắc
Kinh độ: 103032’00” đến 103040’00” Đơng
- Phía đơng giáp huyện Mường La và Thành Phố Sơn La tỉnh Sơn La
- Phía tây giáp huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Ảng và huyện Tuần Giáo
tỉnh Điện Biên
- Phía nam giáp huyện Mai Sơn và huyện Mường La tỉnh Sơn La
- Phía bắc giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Mường La tỉnh Sơn La
- Diện tích khu rừng đặc dụng phịng hộ:
Khu rừng đặc dụng phịng hộ có diện tích khoảng 19.589,89 ha nằm trên các xã:
+ Xã Tơng Lạnh: Diện Tích 3.845,2 ha gồm 5 tiểu khu
+ Xã Co Mạ: Diện tích 6.270,5 ha gồm 7 tiểu khu.
+ Xã Chiềng Bơm: Diện tích 4.496,4 ha gồm 5 tiểu khu.
+ Xã Long Hẹ: Diện tích 807,11 ha gồm 2 tiểu khu.
+ Xã Nậm Lầu: Diện tích 3.046 ha gồm 3 tiểu khu
+ Xã Mường Bám: Diện tích 2.210,2 ha gồm 6 tiểu khu

10


2.1.2. Địa hình
Theo phân vùng địa lí tự nhiên, Ban quản lí rừng đặc dụng – phịng Thuận
Châu hộ nằm trong vùng đồi núi thung lũng Sông Mã. Phần lớn địa hình đồi núi có độ
cao đơn lẻ, khá hiểm trở tạo thành thung lũng sâu, sườn núi dốc, độ dốc trung bình
250đến 300, nhiều nơi có độ dốc trên 350 rất khó đi lại.
Khu rừng đặc dụng – phịng hộ có độ cao dao động trong khoảng từ 550m
đến trên 2000m, độ cao trung bình khu vực vào khoảng 1100 - 1200m. Dải núi cao

nhất Trông Sia - Copia - Long Nọi với nhiều đỉnh núi cao trên 1500m như Copia
(1816,8m), Trơng Sia (1742,6m) ở phía Tây Nam đỉnh Copia, Long Nọi (1687m) ở
phía Đơng Bắc đỉnh Copia, chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc chia khu rừng đặc
dụng thành hai phần chính. Phần Đơng Nam chiếm diện tích lớn hơn chủ yếu là lưu
vực của suối Nậm Ty thuộc lưu vực sơng Mã có đặc trưng địa hình thấp dần theo
hướng Tây Bắc - Đơng Nam; phần Tây Bắc có diện tích nhỏ hơn song tính trung bình
lại cao hơn, có xu thế thấp dần về Tây Bắc đối với phần diện tích lưu vực Hủa Nhử
của sơng Mã và về phía Đơng Bắc đối với lưu vực suối Nhộp đổ về sơng Đà. Rìa Tây
Nam của khu rừng đặc dụng có dải núi kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với
nhiều đỉnh cao 1500 - 1700m là đường chia nước lưu vực Hủa Nhử và Nậm Ty với
Nậm Pin.
Lưu vực các suối thuộc hệ thống sơng Đà chiếm diện tích khá khiêm tốn ở phần
Tây Bắc Khu rừng đặc dụng, được phân cách với lưu vực Hủa Nhử.

11


2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
2.1.3.1. Địa chất
- Đá mẹ thuộc 2 nhóm chính là đá macma axit và đá biến chất với các loại chính
như: amphibolit, Granit, đá diệp thạch, và có xen cả phiến thạch sét, sa thạch.
2.1.3.2. Thổ nhưỡng
Theo kết quả khảo sát của chuyên gia lập địa thì đất trong khu rừng đặc dụng
Copia bao gồm các loại chính sau:
- Đất mùn vàng xám trên núi cao: phân bộ từ độ cao 1500m -2000m so với mặt
nước biển, loại đất này chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
- Đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá Axit hoặc đá biến chất núi cao
trung bình thường ở độ cao 1000m đến 1500m so với mặt nước biển, tập trung phần
lớn ở các dãy núi thuộc phía Đơng nam của khu vực. Tầng đất A có độ dày từ 50cm
đến 1m, độ dốc mặt đất trên 350 .

- Đất feralit vàng nâu phát triển trên đá Axit hoặc đá biến chất, Đá Diệp Thạch,
Phiến Thạch Sét lẫn Sa Thạch. ở độ cao từ 1200 đến 1500m. Độ dầy tầng A trên 1m
thuộc các dãy núi Chín Đỉnh, Huổi Viếng, Huổi Nhộp.
- Đất Feralit màu xám do canh tác nương rẫy, hoặc bồi tụ ven suối, đất tầng A
có độ dầy trên 1m độ dốc mặt đất trung bình nhỏ, phân bố quanh làng bản, ven suối.
- Đánh giá chung các loại đất ở Khu rừng Đặc dụng Copia:
- Tầng đất từ trung bình đến dày (trong khoảng 0,5m đến 1m);
- Độ phì của đất cịn khá cao, đất cịn nhiều tính chất đất rừng;
- Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình;
- Độ PH qua xác định nhanh có trị số 5,5 đến 6,5;
- Tỷ lệ mùn trong đất khá cao đặc biệt vùng đất nằm trong khu rừng kín thường
xanh của khu bảo tồn;
- Đất rừng tơi xốp còn nhiều khả năng giúp tái sinh phục hồi rừng nếu hạn chế
được tình trạng đốt nương làm rẫy của người dân.
2.1.4. Khí hậu
Ban Quản lý rừng đặc dụng – phịng hộ Thuận Châu thuộc kiểu khí hậu Á
nhiệt đới gió mùa của vùng núi Tây Bắc và có các đặc trưng cơ bản:

12


- Một năm có hai mùa mưa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9.
Mùa khô từ tháng 10 đến thang 3 năm sau.
- Lượng mưa trung bình năm 1400 – 1600mm /năm, mưa tập trung từ tháng 6
đến tháng 8 ( chiếm 70% cả năm).

Nguồn : (Đài khí tượng thủy văn Sơn La 2019)
- Nhiệt độ bình quân năm là 190C, nhiệt độ tối cao 370C, nhiệt độ tối thấp bình
quân 140C nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 00C. Độ ẩm tương đối trung bình là 85%, độ ẩm
tối cao 90%, độ ẩm tối thấp là 70%.

- Vùng này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ hạ thấp,
khô hanh và ảnh hưởng của gió Lào khơ nóng rời vào khoảng tháng 4- 5. Đây là một
trong số nguyên nhân lớn dẫn tới cháy rừng tại ban quản lí rừng đặc dung – phịng hộ
thuận châu.
- Nhìn chung khí hậu ở đây khá khắc nghiệt, biên độ nhiệt ngày đêm cao, ngày
nắng nóng, đêm lạnh.Về mùa đơng có nhiệt độ thấp, lại có sương mù, sương muối nên
nó cũng gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp, ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển của một số loài cây.
2.1.5 .Thủy văn
Ban Quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ Thuận Châu khơng có sơng lớn, chủ
yếu là các con suối, là nguồn cung cấp nước chính của vùng. Các hệ suối đầu nguồn
chính gồm:
- Hệ thống suối Nậm Nhộp thuộc địa phận xã Chiềng Bôm là đầu nguồn của
suối Nậm Muội đổ ra sông Đà.

13


- Hệ suối Hủa Lương, Hủa Nhứ (suối Đen) các hệ suối này có dịng chảy bắt
nguồn từ các lưu vực thuộc phía Tây Bắc Copia, nước chảy về hướng Tây và Tây Bắc
đổ ra suối lớn đổ về sông Mã.
- Hệ suối Nậm Lu, Kộp, Hủa Ty, Lầu đổ về suối lớn (suối Ty) chảy ra sơng Mã.
Ngồi ra còn một số chi lưu nhỏ khác chịu sự chi phối rất lớn của khu rừng đặc dụng
như suối Liếp, suối Nậm Cang…
- Tổng diện tích lưu vực của các hệ suối nêu trên khoảng 200km2, phần lưu vực
tụ nước chính trong khu bảo tồn khoảng 160km2. Chiều dài trung bình các lưu vực
khoảng 18km, chiều rộng trung bình các lưu vực khoảng 7,5km và có đặc điểm:
- Độ dốc đỉnh thượng nguồn suối so với cuối nguồn suối (tính điểm cuối cùng
của suối nằm trong khu bảo tồn) chênh lệch khoảng 750m. Độ dốc trung bình lịng
suối tương đối cao khoảng 30%.

2.1.6. Thảm thực vật
Khu rừng đặc dụng Copia có các kiểu thảm thực vật như sau:
- Kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh Á nhiệt đới núi thấp ở độ cao trên
1500m so với mực nước biển.
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm Á nhiệt đới núi thấp ở độ cao 1000 – 1500m.
- Kiểu thảm thực vật rừng thứ sinh nhân tác kín thường xanh Á nhiệt đới núi
thấp sau tác động của con người.
- Kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới núi thấp: họ Dẻ, Thầu dầu, Long não …
- Tầng ưu thế sinh thái: Họ Ba mảnh vỏ, Dung Giấy, Giẻ, Re …
- Kiểu phụ nhân tác rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi sau
nương rẫy.
- Kiểu thảm thực vật: Tre, Nứa, Giang…xen cây gỗ.
- Trảng cỏ cây bụi cây gỗ thứ sinh phân tán.
2.1.7. Khu hệ thực vật
Khu nghiên cứu có khoảng 613 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 418 chi 153 họ
của 5 ngành thực vật. Trong đó có 59 lồi có tên trong sách đỏ Việt Nam (theo dự án đầu tư
bảo vệ và phát triển Ban Quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ Thuận Châu).
2.2. Điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội.
2.2.1. Nguồn nhân lực

14


- Xã Long Hẹ: có 19 bản trong đó 14 bản là dân tộc Mông, 4 bản là dân tộc
Kháng, 1 bản là dân tộc Thái. Tổng dân số của xã là 3.870 nhân khẩu trong 707 hộ.
Thành phần dân tộc: xã có 5 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc Mơng 470 hộ
- Xã Co Mạ: có 1.028 hộ với 5.982 nhân khẩu, thành phần dân tộc có 3 dân tộc
sinh sống là Mông, Thái và Kháng; xã có 564 hộ nghèo
- Xã Chiềng Bơm: có 1.191 hộ với 5.566 nhân khẩu, tỷ lệ gia tăng dân số tự
nhiên là 1,6%. Qua điều tra rà sốt tồn xã có 507 hộ nghèo Tình hình dân cư sống

trong phân khu phục hồi sinh thái và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Hiện tại phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt đang có 2 bản đang sinh sống (Bản Hua Lương và bản Hua Ty B
của xã Co Mạ), với 58 hộ 372 khẩu trước mắt vẫn khoanh vùng cho số hộ này, cân đối
diện tích đất nơng nghiệp và lâm nghiệp để sản xuất, trong gian tới phải tiến hành đề
xuất các chính sách theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc
biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng
hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến
năm 2020.
2.2.2. Thực trạng về kinh tế
Theo kết quả thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã thuộc
Ban Quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ Thuận Châu như sau:
Về trồng trọt (cây lương thực có hạt, cây cơng nghiệp, cây ăn quả, sắn, dong
giềng, khoai sọ…):
Tổng diện tích 3.534 ha; sản lượng lương thực có hạt là 8.012,90 tấn (trong đó:
thóc 3.276,7 tấn; Ngơ 4.456,7 tấn); chăn ni, đàn gia súc 14.015 con, đàn gia cầm
22.654 con.
Các hoạt động kinh tế trong vùng chủ yếu: trồng cây lương thực, trồng lúa nước
và canh tác nương rẫy, trồng hoa màu.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm:
Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở qui mơ gia đình đáp ứng sinh hoạt tại chỗ của các
cộng đồng làng bản giúp giải quyết một phần trong bữa ăn hàng ngày và phục vụ các ngày
tết, lễ hội, cưới xin ma chay, chăn nuôi ở quy mơ nhỏ chưa có định hướng sản xuất lớn trở

15


thành hàng hóa, đóng góp vào thu nhập gia đình, tăng tổng giá trị sản phẩm cho chăn ni
gia đình. Chăn nuôi công nghiệp chưa được định hướng phát triển.
Cây cơng nghiệp, kinh tế trang trại đồi rừng cịn hạn hẹp, chỉ ở mức khiêm tốn;

cây cà phê đã được đưa vào thử nghiệm vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế. Ở đây cây
bông cũng được trồng chỉ nhằm mục đích phục vụ tại chỗ, các sản phẩm cây cơng
nghiệp nhìn chung chưa thể hiện là 1 thế mạnh và là mặt hàng có giá trị của khu vực.
2.2.3.1. Giao thông
- Trong các xã của Khu rừng đặc dụng đã có đường ơ tơ, ngày khơ ráo có thể tới
trung tâm các xã . Có khoảng 130 km đường ô tô, 107 km đường xe máy liên xã, đường
mòn dân sinh khoảng 500 km. Với chương trình 135 vừa qua tỉnh Sơn La đầu tư nâng cấp
đường 108 với 38 km từ Thuận Châu đi Co Mạ, đã trải nhựa 20 km tạo điều kiện thuận lợi
cho người dân trong vùng đi lại giao lưu, phát triển kinh tế. Trong đó:
Tuyến đường ơ tơ từ ngã ba Co Mạ - É Tòng được nâng cấp nên đi lại dễ dàng
hơn. Tuyến đường Sềnh Thàng - Pá Púa dài 8,3 km cũng đã được đưa vào sử dụng,
năm 2011 cũng đã nâng cấp sửa chữa tuyến Cha Mạy B dài 24,4 km và tuyến Cha
Mạy B - Kéo Hẹ dài 13 km cũng đang được gấp rút hoàn thành.
Tuyến đường từ đường 108 đi qua xã Chiềng Bôm cũng đang được triển khai
thi công.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng, giao thông
2.2.3.1. Các cơng trình hạ tầng:
- Trụ sở văn phịng UBND, Trường học, trạm xá đã được xây dựng ổn định nhà
cấp 4, một số trường phổ thông cơ sở ở các xã có lớp học 2 tầng.
- Điện thắp sáng có 32 km đường 35KV. Có 10 trạm biến áp, có 20km đường
điện 400 V đến bản. Ngồi ra người dân biết tận dụng các dòng suối nước chảy để đặt
các máy phát điện nhỏ dùng sức nước phát điện sinh hoạt. Tuy vậy có 1 số bản chưa
có điện lưới nên tình hình sản xuất cịn khó khăn.
- Thủy lợi có 13 đập và hồ chứa phục vụ nước sản xuất và sinh hoạt cộng đồng,
hệ thống mương tưới 41km, hệ thống nước sạch có 116 bể chứa phục vụ cho các bản
làng và cộng đồng.
2.2.4. Văn hóa - xã hội, giáo dục
2.2.4.1. Điện, nước sinh hoạt:

16



- Nhờ chương trình 135 và nước sạch nơng thơn có các xã của khu rừng đặc
dụng – phịng hộ được kéo điện lưới quốc gia về tới trung tâm. Đập thủy lợi có 13 đập
và hồ chứa phục vụ nước sản xuất và sinh hoạt cộng đồng, hệ thống mương tưới 41km,
hệ thống nước sạch có 116 bể chứa phục vụ cho các bản làng và cộng đồng. Hầu hết
các bản đã sử dụng nước sạch nhưng vẫn còn một số gia đình chưa có nên vẫn phải
dùng nước không đảm bảo vệ sinh.
2.2.4.2. Giáo dục
- Các xã nằm trong khu rừng đặc dụng tuy cịn rất nhiều khó khăn về kinh tế
cũng như cơ sở vật chất, tuy vậy theo chỉ đạo của các ngành các cấp và sự nỗ lực cố
gắng của ngành giáo dục huyện Thuận Châu, hiện nay các xã nằm trong khu rừng đặc
dụng đều đã có hệ thống giáo dục từ mầm non đến cấp II, trong các bản khó khăn thì
đã có các điểm trường được đầu tư xây dựng cho các em học sinh có nơi học tập, các
thầy cơ có nhà tập thể để sinh hoạt.
- Tuy vậy, trong các xã nêu trên thì tình trạng bỏ học vẫn diễn ra, các em hầu như
chỉ học hết mầm non, cấp 1 cịn lên cấp 2, thì số học sinh theo học rất ít, đặc biệt là cấp 3,
các em có điều kiện học tập không nhiều. Sau đây là bảng thống kê về hiện trạng số
trường, lớp và học sinh tại các xã nằm trong Khu rừng đặc dụng – phịng hộ
2.3 Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội
- Nhìn chung các xã thuộc ban quan lí rừng đặc dụng – phịng hộ là những xã
vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn. Đời sống nhân dân trong xã đang cịn rất nhiều
khó khăn, với diện tích rộng lớn nhưng đa phần là đất trống đồi trọc nên diện tích đất
nơng nghiệp có thể canh tác ít. Tổng dân số 3 xã là 24.946 nhân khẩu với các dân tộc:
Mông, Mường, Thái, Kháng,... dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ chỉ dưới 1% tổng số dân cư
tại đây. Đây cũng là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao với trung bình trong đó xã có số hộ
nghèo cao nhất là xã Co Mạ có 364 hộ nghèo chiếm 48,5 %. Khu rừng đặc dụng –
phong hộ cách trung tâm huyện Thuận Châu không xa nhưng do địa hình phức tạp lại
khơng thuận lợi về thời tiết nên tình hình sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa nương, ngơ, khoai, sắn, cây cơng nghiệp

hầu như chưa có. Chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình có quy mơ nhỏ
với các loại gia súc gia cầm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong vùng, chưa phát
triển đại gia súc nên hiệu quả kinh tế chưa cao dù có nhiều ưu thế.

17


- Có thể thấy rằng, các xã nằm trong Ban Quản lý rừng đặc dụng – phịng hộ
Thuận Châu tình hình kinh tế rất khó khăn, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn, cơ
sở hạ tầng chưa đáp ứng và theo kịp các xã khác trong vùng, những năm gần đây nhờ
có sự quan tâm của các cấp, ngành, các tổ chức trong và ngồi nước, nên tình hình
kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực.

18


×