Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Bệnh Kinh doanh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.89 KB, 2 trang )

"Bệnh" kinh doanh...
Đã có bao giờ bạn nghĩ một số doanh nghiệp của ta thường hay mắc những chứng...
"bệnh" gì chưa? Dưới đây là hai căn "bệnh" mà người ta thường gặp nhất ở doanh nghiệp.
"Bệnh" trộm ý tưởng kinh doanh
Một công ty dự định tung ra sản phẩm mới đã "tính kế" bằng cách mời các doanh nghiệp hoạt
động trong ngành quảng cáo, tư vấn tiếp thị, nghiên cứu thị trường đến để cùng thực hiện chương
trình giới thiệu sản phẩm mới. Sau khi đã nghe đầy đủ các ý tưởng, công ty này hí hửng tính
chuyện "tự mình làm lấy" để giảm chi phí!
Cách làm này dẫn tới tai hại rất lớn là uy tín của công ty bị sút giảm ngay lập tức, vì chẳng doanh
nghiệp đối tác nào ngây thơ đến mức sau khi bị "xài chùa" ý tưởng mà vẫn không hiểu.
Ý tưởng của nhân viên, doanh nghiệp nào thì chỉ có giá trị cao nhất với chính người đó và doanh
nghiệp đó. Khi bạn nắm bắt ý tưởng của người khác thì ngay thời khắc đó nó đã không còn
nguyên thủy nữa. Bởi vì, một ý tưởng vốn được nuôi dưỡng trong tâm hồn phong phú, giàu trí
tưởng tượng, kinh nghiệm, trực giác của mỗi người tại môi trường làm việc chuyên nghiệp và
riêng biệt của họ.
Kế đến, người nảy ra ý tưởng chính là người có ước vọng cao nhất muốn thấy ý tưởng của mình
trở thành hiện thực như đã "tưởng tượng" ra. Vì thế, hãy để người đưa ra ý tưởng thực hiện chính
ý tưởng của mình là cách tốt nhất.
Thiết nghĩ, trong trường hợp doanh nghiệp tự đứng ra đầu tư, việc thương thảo mua lại ý tưởng từ
chính tác giả và mời họ cùng tham gia trong suốt quá trình thực hiện là một việc làm bảo toàn
được danh tiếng cho doanh nghiệp này. Từ đó, tiếng thơm về cách làm ăn đàng hoàng của doanh
nghiệp sẽ mở toang cánh cửa thu hút các nhà sáng tạo đến hợp tác.
Cố chấp, cãi chày cãi cối
Có một số doanh nghiệp vì lý do nào đó đã để những lô hàng bị lỗi lọt ra thị trường. Khi bị phát
hiện họ lập tức tìm cách này hay cách khác lấp liếm, che đậy, nếu không giấu giếm được thì cãi
chày cãi cối, tìm cách đổ lỗi cho người khác…
Thái độ này, đối với người tiêu dùng, chẳng khác gì thêm dầu vào lửa. Người tiêu dùng sẽ không
bao giờ tha thứ cho việc làm này của doanh nghiệp. Trong bất cứ trường hợp nào thì người tiêu
dùng cũng chỉ có thể tha thứ cho thái độ chân thành, nếu doanh nghiệp quan tâm đến sức khỏe và
sự an toàn của khách hàng.
Cách đây không lâu tại Wal-Mart Thượng Hải có một nhân viên ngã bệnh tại nơi làm việc. Vào


bệnh viện, anh ta đã chết vì bệnh cúm gia cầm. Dù được giới y tế khuyên là nên giấu nhẹm,
nhưng vị tổng giám đốc ở đây vẫn quyết định thông báo toàn bộ sự việc đến tất cả báo đài, và
tuyên bố Wal-Mart Thượng Hải sẽ đóng cửa bảy ngày để điều tra làm rõ nguyên nhân và tẩy uế
toàn bộ cơ sở kinh doanh.
Ngày khai trương trở lại, vị tổng giám đốc dự đoán chắc phải lâu lắm mới phục hồi lại kinh doanh
như cũ, và có khi phải trả giá bằng chiếc ghế của mình. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, việc này lại
trở thành một cơ hội quảng bá tuyệt vời giúp uy tín Wal-Mart vượt xa đối thủ. Doanh số của Wal-
Mart sau đó chẳng những không giảm mà còn tăng mạnh.
Một thái độ tích cực và chân thành của doanh nghiệp bao giờ cũng được người tiêu dùng tín
nhiệm hơn là những trò lấp liếm che đậy, cãi chày cãi cối. Vì thế, nếu bạn có ý định xây dựng một
thương hiệu uy tín và bền vững thì điều đó hoàn toàn phụ thuộc thái độ của bạn.
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×