TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA LÂM HỌC
----------o0o----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÂM
NGHIỆP CHO XÃ PHIÊNG PẰN- HUYỆN MAI SƠN - TỈNH
SƠN LA GIAI ĐOẠN 2020-2030
NGÀNH: LÂM NGHỆP
Giáo viên hướng dẫn
: Vi Việt Đức
Sinh viên thực hiện
: Quàng Hiệp Long
Khóa học
: 2016-2020
Hà nội, 2020
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện khóa luận tốt nghiệp là giai đoạn học tập, rèn luyện của mỗi
sinh viên, nhằm giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức lý thuyết đã học trên
giảng đường, có cơ hội tiếp xúc với thực tế và áp dụng những kiến thức đã học.
Bên cạnh đó, cịn giúp cho sinh viên học hỏi kinh nghiệm sản xuất, nâng cao
trình độ, nắm được phương pháp tổ chức. Góp phần vào cơng cuộc đổi mới đất
nước, làm cho ngành Lâm nghiệp nước ta ngày càng phát triển. Để đánh giá kết
quả của bốn năm học tập tại trường và làm quen với thực tiễn sản xuất. Được
sự đồng ý của nhà trường tôi tiến hành thực hiện khóa luận: “Xây dựng
phương án phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Phiêng Pằn- huyện Mai
Sơn - tỉnh Sơn La giai đoạn 2020-2030”.
Sau một thời gian thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, được sự giúp đỡ tận
tình Th.S Vi Việt Đức và sự giúp đỡ của các cán bộ trong UBND xã Phiêng Pằn,
Hạt Kiểm lâm huyện Mai Sơn đến nay khóa luận đã hồn thành.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND và toàn thể nhân
dân xã Phiêng Pằn, Hạt Kiểm lâm huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, tháng năm
Sinh viên thực hiện
Quàng Hiệp Long
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.2. Trong nước ................................................................................................. 5
1.3. Các văn bản chính sách Nhà nước liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp. . 7
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................... 9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................. 9
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 9
2.3. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................. 9
2.3.1.Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Phiêng Pằn - Huyện Mai Sơn
- Tỉnh Sơn La .................................................................................................... 9
2.3.2.Xây dựng phương án phát triển sản xuất lâm nghiệp .............................. 9
2.3.3.Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư .......................................... 10
2.3.4.Đề xuất giải pháp tổ chức thưc hiện....................................................... 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10
2.4.1.Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 10
2.4.2.Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................. 11
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 14
3.1. Điều tra, phân tích điều kiện cơ bản của xã Phiêng Pằn - Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La ..................................................................................................... 14
3.1.1.Điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp .................................................. 14
3.1.2.Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng xã Phiêng Pằn .................. 21
3.2. Xây dựng phương án phát triển sản xuất lâm nghiệp .............................. 24
3.2.1.Những căn cứ lập phương án sản xuất lâm nghiệp ................................ 24
3.2.2.Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sản xuất LNN 25
3.2.3.Quy hoạch và phân kỳ kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cho xã Phiêng
Pằn ...... ............................................................................................................ 26
3.2.4.Quy hoạch các biện pháp phát triển sản xuất Lâm nghiệp .................... 32
3.2.5.Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả phương án quy hoạch phát triển sản xuất
lâm nghiệp cho xã Phiêng Pằn ........................................................................ 37
3.2.6.Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện....................................................... 40
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ ............................ 43
4.1. Kết luận .................................................................................................... 43
4.2. Tồn tại ...................................................................................................... 43
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Dân số theo dân tộc của xã Phiêng Pằn năm 12/2018 .................... 15
Bảng 3.2. Sản lượng lương thực toàn xã năm 2019 ........................................ 19
Bảng 3.3. Cơ cấu các ngành kinh tế xã Phiêng Pằn năm 2019 ....................... 19
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Phiêng Pằn năm 2018....... 21
Bảng 3.5. Hiện trạng tài nguyên rừng xã Phiêng Pằn năm 2019 .................... 23
Bảng 3.6. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cho xã Phiêng Pằn giai đoạn 2020
– 2030 27
Bảng 3.7. Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cho xã Phiêng Pằn giai
đoạn 2020-2030 ............................................................................................... 30
Bảng 3.8. Tiến độ và chi phí trồng, chăm sóc rừng trồng Thơng đi ngựa giai
đoạn 2020 – 2030 ............................................................................................ 33
Bảng 3.9. Tổng hợp chi phí bảo vệ rừng giai đoạn 2020 - 2030 .................... 34
Bảng 3.10. Ước tính tiến độ khai thác cho rừng trồng Thông đuôi ngựa CKKD
20 năm 35
Bảng 3.11. Tiến độ thực hiện biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên giai
đoạn 2020 – 2030 ............................................................................................ 37
Bảng 3.12. Dự tính vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp ............... 38
Bảng 3.13. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế đánh giá hiệu quả kinh doanh 1ha rừng
trồng Thông đuôi ngựa tại xã Phiêng Pằn ....................................................... 39
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên rừng đã và
đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển lâm nghiệp
của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với Việt Nam, một nước có phần
lớn diện tích đất tự nhiên là đất lâm nghiệp. Theo đó, công tác quy hoạch phát
triển lâm nghiệp là thực sự cần thiết đối với cả nước nói chung và mỗi địa
phương nói riêng. Việc nghiên cứu, quy hoạch phát triển lâm nghiệp nhằm bố
cục hợp lý không gian về tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản
xuất kinh doanh, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định hướng cho sản xuất
kinh doanh lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, cho
kinh tế địa phương, cho xuất khẩu và đời sống nhân dân, đồng thời phát huy
những tác dụng có lợi khác của rừng đặc biệt là những tác dụng về mơi trường
trong tình hình biến đối khí hậu trên tồn cầu hiện nay.
Trong những năm qua, q trình sản xuất kinh doanh và xây dựng vốn
rừng của xã đạt hiệu quả khơng cao. Diện tích đất trồng có thể cải tạo và trồng
mới cịn nhiều cùng với cơng tác quản lý bảo vệ không tốt nên rừng bị chặt phá
và hiện tượng cháy rừng xảy ra liên tiếp. Do đó diện tích đất có rừng ln giảm.
Để duy trì và nâng cao vốn rừng tăng thu nhập cho cán bộ cũng như
người dân địa phương, cần đánh giá chính xác tài nguyên rừng và tình hình sản
xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn, từ đó đưa ra phương án phát triển sản
xuất lâm nghiệp.
Phiêng Pằn là xã vùng III Biên giới thuộc huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La,
gồm 19 bản, với tổng diện tích tự nhiên là 11.639 hécta. Địa hình chia cắt mạnh,
giao thơng đi lại khó khăn. Cuộc sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn,
đa số người dân sống chủ yếu dựa vào nơng nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất mang
tính tự cung tự cấp, trình độ dân trí thấp và khơng đồng đều, phong tục tập qn
cịn lạc hậu, tình trạng thiếu việc làm còn khá phổ biến và lao động chủ yếu là
lao động thuần nông.
1
Xuất phát từ thực tế trên tôi thực hiện đề tài: “Xây dựng phương án phát
triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Phiêng Pằn- huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La
giai đoạn 2020-2030” nhằm góp phần bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài
nguyên rừng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân trong xã.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển của kinh tế
tư bản chủ nghĩa. Do nhiều ngành kinh tế phát triển nên nhu cầu về gỗ ngày càng
tăng, sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của phong kiến và bước vào
thời đại kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản xuất lâm nghiệp đã khơng
cịn bó hẹp trong sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện
pháp nhằm bảo đảm thu hoạch lợi nhuận lâu dài của chủ rừng. Hệ thống về lý luận
quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng đã được hình thành, phát triển trong hồn
cảnh như vậy.
Đến thế kỷ 18, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc
“khoanh khu chặt luân chuyển” có nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích tài
nguyên chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác dài và tiến hành khoanh
khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này phục vụ
cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn.
Sau cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ 19, phương thức kinh doanh
rừng hạt ra đời với chu kỳ khai thác dài. Và phương thức “khoanh khu chặt
luân chuyển” nhường chỗ cho phương thức “chia đều” của Hartig. Phương
thức của Hartig đã chia chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng và trên
cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816, xuất hiện phương
pháp phân kỳ lợi dụng của H.Cotta. Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời
kỳ lợi dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm.
Sau đó phương pháp “Bình qn thu hoạch ra đời”. Quan điểm phương
pháp này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn
đảm bảo thu hoạch được liên tục trong kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ 19, xuất hiện
phương pháp “Lâm phần kinh tế” của Judeich, phương pháp này khác với phương
pháp “Bình quân thu hoạch” về căn bản. Judeich cho rằng những lâm phần nào
đảm bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào khai thác. Hai phương
3
pháp “Bình quân thu hoạch” và “Lâm phần kinh tế” chính là tiền đề của hai
phương pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau.
Phương pháp “Bình quân thu hoạch” và sau này là phương pháp “Cấp
tuổi” chịu ảnh hưởng của “Lý luận rừng tiêu chuẩn” có nghĩa là yêu cầu rừng
phải có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như diện tích khai thác. Hiện nay,
phương pháp kinh doanh rừng này được áp dụng phổ biến ở các nước có tài
ngun rừng phong phú. Cịn phương pháp “Lâm phần kinh tế” và hiện nay là
phương pháp “Lâm phần” không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm
cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích xác định sản lượng và biện pháp
kinh doanh, phương thức điều chế rừng thích hợp với quan điểm coi trọng chăm
sóc ni dưỡng làm giàu rừng. Cũng từ phương pháp này cịn phát triển thành
“Phương pháp kinh doanh lơ” và “Phương pháp kiểm tra”, “Phương pháp mơ
hình định hướng”.
Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng hình thành mơn học đầu tiên ở
nước Đức, Áo và mãi đến thế kỉ XVIII mới trở thành mơn học hồn chỉnh và
độc lập. Thời kì đầu mơn học quy hoạch lâm nghiệp xác định sản lượng rừng
làm nhiệm vụ duy nhất nên gọi là mơn học “Tính thu hoạch rừng”. Sau nội
dung quy hoạch lâm nghiệp chuyển sang bàn về việc lợi dụng bền vững nên
môn học được đổi thành “Quy ước thu hoạch rừng”. Sau này nội dung môn
học được chuyển sang nghiên cứu về điều kiện sản xuất và tổ chức kinh doanh
rừng, tổ chức rừng và chi phôi giá cả, lợi nhuận và mơn học có tên là “Quy
hoạch kinh doanh rừng”.
Hiện nay tùy theo mục đích, nhiệm vụ của quy hoạch lâm nghiệp phải
đảm nhiệm trong từng quốc gia, từng địa phương và trong từng điều kiện cụ
thể mà mơn học có nội dung và tên gọi khác nhau. Ở Liên Xơ cũ và Trung quốc
thường có tên gọi là “Quy hoạch rừng”, các nước có trình độ kinh doanh rừng
cao và công tác quy hoạch yêu cầu tỉ mỉ hơn (Đức, Áo, Thụy Điển) có tên gọi
là “Thiết kế rừng”. Các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Canada… gọi tên môn
học là “Điều chế rừng” (Forest management) …
4
1.2. Trong nước
Quy hoạch lâm nghiệp áp dụng ở nước ta có ngay từ thời Pháp thuộc như
việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi…
Đến năm 1955-1957 tiến hành sơ thám và mô tả để ước lượng tài nguyên
rừng, năm 1958-1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Từ những
năm 1960-1964 công tác quy hoạch lâm nghiệp áp dụng từng bước phát triển
tại miền Bắc.
Từ năm 1975 đến nay, lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng được
tăng cường mở rộng. Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực
lượng điều tra quy hoạch của các sở lâm nghiệp, sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn không ngừng cải tiến phương pháp điều tra, quy hoạch lâm nghiệp
tiên tiến của các nước vận dụng phù hợp với trình độ và điều kiện tài nguyên
rừng Việt Nam.
Từ năm 1976 sau khi thống nhất đất nước sang những năm 80 của thế kỷ
XX, công tác quy hoạch cho các đơn vị lãnh thổ được coi trọng và triển khai
thực hiện, đặc biệt quy hoạch cấp huyện trong đó quy hoạch lâm nghiệp ở các
huyện có rừng cũng hết sức được quan tâm triển khai thực hiện.
Trong những năm 1990, ngành lâm nghiệp đã chỉ đạo đẩy mạnh triển
khai xây dựng và thực hiện phương án điều chế rừng (hoặc phương án điều chế
rừng đơn giản) cho các lâm trường trong toàn quốc.
Trong quá trình phát triển, tồn ngành đã xây dựng và triển khai thực
hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp các giai đoạn: Chiến lược phát triển lâm
nghiệp giai đoạn 1991-2000 do Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp phê duyệt, chiến lược
phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT phê duyệt, Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 do Thủ
tướng chính phủ phê duyệt.
Bước sang đầu thế kỷ 21 và đặc biệt trong những năm gần đây, phát triển
bền vững nói chung trong đó có quản lý rừng bền vững ngày càng được toàn
nhân loại quan tâm. Việt Nam đã và đang tích cực hưởng ứng việc xây dựng và
5
ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí quản lý rừng bền vững. Các cơng ty, doanh
nghiệp lâm nghiệp đang tích cực xây dựng và thực thi các phương án quản lý
rừng bền vững, kế hoạch quản lý rừng bền vững để có được chứng chỉ quản lý
rừng bền vững, đảm bảo sản xuất kinh doanh rừng hiệu quả, bền vững.
Song song với việc tiến hành thực hiện công tác quy hoạch lâm nghiệp
trong thực tiễn sản xuất, môn học Quy hoạch lâm nghiệp cũng được đưa vào
giảng dạy ở các trường, nhà trường và nội dung môn học cũng luôn từng bước
được cập nhật những kiến thức mới, phù hợp và đáp ứng với yêu cầu của sự
phát triển của ngành lâm nghiệp trong từng giai đoạn phát triển.
Trước năm 1975 bài giảng của môn học này ở miền Bắc chủ yếu dựa vào
giáo trình Quy hoạch rừng và giáo trình Điều tra thiết kế kinh doanh rừng, cịn
ở miền Nam là giáo trình Điều chế rừng. Các giáo trình này chủ yếu dịch của
nước ngồi, khơng hồn tồn phù hợp với điều kiện tài nguyên rừng và thực
tiễn lâm nghiệp nước ta, đồng thời về nội dung cũng mới chỉ tập trung ở việc
tổ chức kinh doanh rừng mà chưa giải quyết sâu sắc vấn đề tổ chức rừng.
Năm 1992, Trường đại học lâm nghiệp xuất bản và giảng dạy môn học
này theo Học phần III - Quy hoạch rừng của Giáo trình mơn học Điều tra - Quy
hoạch - Điều chế rừng. Từ năm 1999 đến nay giảng dạy theo giáo trình mơn
học Quy hoạch lâm nghiệp. Hai giáo trình trên đã từng bước nghiên cứu cải
tiến, cập nhật kiến thức mới, phù hợp với thực tế Việt Nam trong từng giai đoạn
phát triển song đến nay các giáo trình này đã quá lạc hậu và đến năm 2019 giáo
trình Quy hoạch lâm nghiệp mới đã được xuất bản và sử dụng .
Trong những năm gần đây, thế giới đã và đang có những biến đổi nhanh
chóng trên tất cả các lĩnh vực, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày
một gia tăng, vần đề phát triển bền vững được đặt ra đối với toàn nhân loại.
Trong bối cảnh đó, lĩnh vực lâm nghiệp đã có những bước tiến và đóng góp
tích cực, vấn đề quản lý rừng bền vững được hết sức quan tâm từ tầm quốc tế,
quốc gia tới từng tổ chức, đơn vị sản xuất, xu thế hội nhập quốc tế ngày càng
đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả thiết thực. Vai trò của rừng đối với cuộc
6
sống của con người hiện tại được đánh giá và được thiết kế trong rất nhiều
chương trình, hiệp ước, cơng ước quốc tế (CITES-1973, RAMSA-1998,
UNCED-1992, CBD-1994, UNFCCC-1994, UNCCD-1995). Tại Việt Nam,
hàng loạt các bộ luật và chính sách mới ra đời liên quan mật thiết với phát triển
lâm nghiệp như: luật đất đai, luật quy hoạch, luật lâm nghiệp, luật đa dạng sinh
học, luật bảo vệ môi trường, v.v.... Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang tham gia
nhiều cơng ước, hiệp ước, chương trình quốc tế nói trên có liên quan tới bảo vệ
môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển lâm nghiệp, quản lý rừng bền
vững,…
1.3. Các văn bản chính sách Nhà nước liên quan đến quy hoạch lâm
nghiệp.
- Luật đất đai năm 2013 được Quốc hội ban hành Số: 45/2013/QH13
ngày 29/11/2013.
- Luật lâm nghiệp 2017 được Quốc hội ban hành Số 16/2017/QH14 ngày
15/11/2017.
- Luật quy hoạch 2017 được Quốc hội ban hành Số 21/2017/QH14 ngày
24/11/2017.
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường ngày
02 tháng 06 năm 2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 của bộ NN &
PTNT hướng dẫn trình độ thủ tục giao rừng, cho thuê, thu hồi rừng cho, tổ chức
hộ gia đình và tổ chức cá nhân, cộng đồng, hộ dân cư;
-Thông tư 05/2008/TT-BNN ngày 15 tháng 01 năm 2008 của bộ
NN&PTNT về hướng dẫn kế hoạch bảo vệ phát triển rừng;
- Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ NN&
PTNT về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;
- Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng được Thủ tướng chính
phủ phê duyệt (QĐ số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018)
7
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
- Ngày 16/11/2018, Bộ nông nghiệp và PTNT ban hành 7 thông tư
hướng dẫn thi hành các quy định trong Luật lâm nghiệp năm 2018 (từ số
27/2018/TT-BNNPTNT đến số 33/2018/TT-BNNPTNT), trong đó có Thơng
tư số 28/2018/TT-BNNPTNT Quy định về Quản lý rừng bền vững và Thông
tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến
rừng.
- Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/012019 của Thủ tướng Chính
phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
- Nghị định số 06/2019/NĐ của Chính phủ ngày 22/01/2019 về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn
bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
8
CHƯƠNG 2.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Điều tra, đánh giá, phân tích điều kiện cơ bản xã Phiêng Pằn làm cơ sở
xây dựng phương án phát triển sản xuất lâm nghiệp.
- Xây dựng phương án phát triển sản xuất lâm nghiệp xã Phiêng Pằn huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2030, tạo tiền đề phát triển kinh
tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái tại địa phương…
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng sử dụng đất đai và hoạt động sản
xuất nông lâm nghiệp của xã Phiêng Pằn - Huyện Mai Sơn - Tỉnh Sơn La
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại địa bàn xã Phiêng Pằn - Huyện
Mai Sơn - Tỉnh Sơn La
2.3. Nội dung nghiên cứu:
2.3.1. Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Phiêng Pằn - Huyện Mai
Sơn - Tỉnh Sơn La
- Điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp
+ Điều tra điều kiện tự nhiên
+ Điều tra điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp từ trước tới nay.
- Điều tra, thống kê hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng.
- Đánh giá phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện cơ bản
đến phát triển sản xuất lâm nghiệp
2.3.2. Xây dựng phương án phát triển sản xuất lâm nghiệp
- Những căn cứ để đề xuất phương án phát triển sản xuất lâm nghiệp.
- Xác định phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất lâm nghiệp.
- Phân kỳ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
- Xây dựng các biện pháp phát triển sản xuất lâm nghiệp
9
2.3.3. Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư
- Ước tính vốn đầu tư
- Hiệu quả đầu tư
2.3.4. Đề xuất giải pháp tổ chức thưc hiện
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu từ các văn bản, dự án, báo cáo tổng kết hàng năm của
xã, các phương án phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thu thập bản đồ
số, bản đồ giấy của địa phương làm cơ sở quy hoạch đất đai. Tìm hiểu thêm
một số chuyên đề có liên quan.
a. Phương pháp kế thừa.
Phương pháp này dùng để thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu
sẵn có trên địa bàn nghiên cứu hoặc những tài liệu có liên quan tới các vấn đề
về phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu từ trước tới nay cịn
mang tính thời sự.
Điều kiện cơ bản:
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên.
+ Tài liệu về điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Tài liệu về phát triển sản xuất của xã.
+ Tài liệu về hiện trạng rừng.
Thu thập hệ thống bản đồ số và bản đồ giấy.
Phương pháp điều tra chuyên đề.
Tiến hành điều tra chuyên đề nhằm bổ sung các thông tin cần thiết như
đất và lập địa, tái sinh rừng, sâu bệnh hại, đặc sản và lâm sản phụ, khảo sát
đường vận chuyển.
b. Phương pháp điều tra ngoài thực địa.
Phương pháp này dùng để kiểm tra tính kế thừa có chọn lọc các số liệu
có sẵn đồng thời bổ sung các tính chất thúc đẩy, đầy đủ hoặc các tính chất chưa
được cập nhật.
10
2.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
*Phương pháp tổng hợp số liệu
- Tổng hợp, phân tích số liệu từ đó làm cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai,
đề xuất phương án phát triển sản xuất.
- Dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
và bảo vệ rừng theo quyết định số 38/2005/QĐ - BNN xác định nhu cầu vốn và
tiềm năng nguồn lực từ đó xác định tiến độ các hoạt động sản xuất.
- Đề xuất phương án quy hoạch sản xuất dựa vào:
+ Kết quả điều tra điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, hiện trạng
tài nguyên rừng của xã
+ Phương hướng, mục tiêu phát triển chung của tỉnh Sơn La, của huyện Mai
Sơn và của xã Phiêng Pằn.
+ Các định mức, đơn giá, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và vốn đầu tư hiện nay.
Từ đó đưa ra bản phương án phát triển sản xuất lâm nghiệp phù hợp nhất.
*Phương pháp phân tích số liệu
Tổng hợp, phân tích số liệu từ đó làm cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai,
tài nguyên rừng và nhu cầu sản xuất lâm nghiệp để xây dựng phương án quy
hoạch sản xuất lâm nghiệp cho xã. Xử lý bằng 2 phương pháp sau:
Phương pháp tĩnh
Coi các yếu tố chi phí và các kết quả độc lập tương đối, không chịu tác
động của các nhân tố thời gian.
Tổng lợi nhuận: P = TN – CP
Tỷ xuất lợi nhuận: PCP = P/CP
Trong đó:
P : là tổng lợi nhuận.
TN: là tổng thu nhập.
CP: là tổng chi phí sản xuất kinh doanh.
Phương pháp động
11
Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận CBA (Cost Benefit
Analyis) để phân tích hiệu quả kinh tế các mơ hình sản xuất. Các số liệu được
tổng hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế trong chương trình Excel trên máy
tính. Các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá gồm: Lãi ròng (NPV), Tỷ xuất thu hồi nội
bộ (IRR), tỷ số giữa giá trị hiện tại chưa thu nhập và chi phí (BCR).
+ Tinh giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động
sản xuất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
n
Công thức: NPV=
t 1
Bt Ct
(1 r ) t
Trong đó:
NPV: là giá trị hiện tại của thu nhập ròng (đồng)
Bt: là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)
Ct: là giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng)
t: là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
+ Tính tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí.
BCR là hệ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết
mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
n
Cơng thức: BCR= BPV
CPV
Bt
(1 r )
t 1
n
t
Ct
(1 r )
t 1
t
Trong đó:
BCR là tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí.
BPV là giá trị hiện tại của thu nhập.
CPV là giá trị hiện tái của chi phí.
Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR càng lớn thì hiểu quả kinh tế càng
cao, cụ thể BCR >1 thì sản xuất có lãi, BCR = 1 thì hồ vốn, BCR <1 thì sản
xuất lỗ.
Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế của từng phương thức trong các
năm được ghi vào mẫu biểu sau:
12
Năm
Ct
Bt
(1 + r)t
Bt - Ct
CPV
BPV
NPV
BCR
1
2
…..
+ Tỷ xuất hồi nội bộ
IRR là chỉ tiêu thể hiện xuất lợi nhuận thực tế của một chương trình đầu
tư, tức là nếu vay vốn với lãi suất bằng chỉ tiêu này thì chương trình đầu tư hoà
vốn. IRR thể hiện lãi suất thực hiện của một chương trình đầu tư, lãi suất này
gồm 2 bộ phận: Trang chải lãi ngân hàng, phần lãi của nhà đầu tư.
Công thức: NPV=
n
Bt Ct
(1 r )
t 1
t
Trong đó:
NPV là giá trị hiện tại thuần của thu nhập ròng (đồng)
Bt là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)
Ct là giá trị chi phí năm thứ t (đồng)
t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất.
IRR thể hiện mức lãi suất vay vốn tối đa mà chương trình đầu tư có thể
chấp nhận được mà không bị lỗ vốn. IRR được tinh theo tỷ lệ %, đây là chỉ tiêu
đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thơng qua tính
chiết khấu. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng
nhanh. Nếu IRR > r là có lãi, IRR < r là lỗ, IRR = r là hoà vốn.
13
CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều tra, phân tích điều kiện cơ bản của xã Phiêng Pằn - Huyện Mai
Sơn - Tỉnh Sơn La
3.1.1. Điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Phiêng Pằn là một xã miền núi nghèo cách trung tâm huyện Mai Sơn
30km về phía Nam Diện tích tự nhiên là 11.639 héc ta.
Phía Đơng giáp: Chiềng Lương.
Phía Nam giáp xã: Nà Toong - Huyện Xiềng Khọ - Tỉnh Hủa Phăn Nước
CHDC Nhân dân Lào, xã Mường Sai - Huyện Sơng Mã.
Phía Bắc giáp xã: Chiềng Ve, Chiềng Lương.
Phía Tây giáp xã: Nà Ớt.
- Địa hình
Xã Phiêng Pằn có địa hình nghiêng dần về hướng Đơng - Đơng Bắc. Độ
cao trung bình 700m, nơi cao nhất là 1000 m so với mực nước biển, che chắn
bởi các dãy núi cao là ranh giới của xã với các xã Chiềng Lương, Chiềng Ve,
xã Nà Toong - Huyện Xiềng Khọ - Tỉnh Hủa Phăn Nước CHDC nhân dân Lào,
xã Nà Ớt, và xã Chiềng Ve.Vùng trung tâm xã được bao bọc xung quanh bởi
các dãy núi cao độ dốc lớn không thuận lợi trong việc bố trí xây dựng các khu
dân cư và sản xuất nơng nghiệp.
- Khí hậu, thủy văn
Phiêng Pằn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt:
Mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3 Mùa Hạ nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 6,
Mùa thu từ tháng 7 đến tháng 9, Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 03 của năm
sau.
- Nhiệt độ:
- Bình quân hàng năm: 20oc.
- Cao tuyệt đối: 38,0
14
-Lượng mưa:
- Bình quân hàng năm: 1.410 mm
+ Năm cao nhất: 2.246 mm
+ Năm thấp nhất : 1.266 mm
- Độ ẩm trung bình 85 %, cao nhất trong năm trên 95%, thấp nhất trong
năm 45%, Thường xuất hiện mưa đá vào mùa hè, sương mù vào mùa đông.
Lượng bốc hơi bình quân năm 945 mm, lượng bốc hơi trung bình của các tháng
nắng nóng là 135 mm (tháng 5 đến tháng 9), của những tháng mưa là 62 mm
(tháng 9 đến tháng 11).
- Số giờ nắng trung bình nhiều nhất trong năm: 1.540 giờ/năm
- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính thịnh hành như:
- Gió mùa Đơng Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gió về thường
mang theo giá rét.
- Gió Phơn Tây nam (gió lào) từ tháng 4 đến tháng 6 có năm gây khơ
hạn.
- Tài ngun rừng
Duy trì thường xun cơng tác bảo vệ và phịng chống cháy rừng. Triển khai
kịp thời cơng tác khoanh ni bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng theo kế hoạch.
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
- Dân sinh
Phiêng Pằn là xã vùng 3 Biên giới, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cịn
rất khó khăn. Tồn xã có 1.559 hộ với 7.993 khẩu, gồm 02 dân tộc anh em cùng
sinh sống trong 19 bản.
Bảng 3.1. Dân số theo dân tộc của xã Phiêng Pằn năm 12/2018
Dân tộc
Số dân
tỷ lệ (%)
1
Sinh Mun
5.715
71,5
2
Mông
1.848
23,5
3
Dân tộc khác
430
5
TT
(Nguồn:UBND xã Phiêng Pằn - huyện Mai Sơn - Tỉnh Sơn La. Báo cáo kết
quả thống kê dân số năm 12/2018)
15
Xã Phiêng Pằn là xã vùng III vùng cao biên giới, xã đặc biệt khó khăn.
Qua bảng 2.1 ta có thể thấy, người Sinh Mun là dân tộc chiếm đa số trong xã,
chiếm 71,5 % tổng nhân khẩu, dân tộc Mông chiếm 23,5 % tổng nhân khẩu,
đây là hai dân tộc đã sinh sống lâu đời; Các dân tộc khác chiếm 5% tổng nhân
khẩu đang sống tạm trú là những dân tộc mới sinh sống tại xã Phiêng Pằn do
lấy chồng hoặc vợ hoặc di cư từ nơi khác về. Trong đó, lao động trong lĩnh vực
nơng lâm nghiệp chiếm 85%, lao động trong nghành công nghiệp, xây dựng
chiếm 5 %, còn lại là lao động trong các ngành nghề khác.
- Văn hóa xã hội
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh và sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy,
chính quyền và nhân dân, lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, cơng tác
giáo dục - đào tạo từng bước được nâng cao, cơ sở hạ tầng được quan tâm củng
cố. Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 100%.
Xã đã đạt và duy trì Phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu Học và THCS.
Cả xã có 6 trường là trường Mần Non, Tiểu học và THCS. Cụ thể là:
- Mầm non: 25 lớp( 02 lớp mẫu giáo), 380 học sinh, 04 cán bộ quản lý 40
giáo viên đứng lớp và 01 nhân viên kết toán
- Tiểu học: 63 lớp, 1.108 học sinh, có 06 học sinh khuyết tật. 07 cán bộ
quản lý, 82 giáo viên và 04 nhân viên.
- THCS: 15 lớp, 643 học sinh, 03 cán bộ quản lý, 36 giáo viên và 03 nhân
viên.
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ được quan tâm, phục vụ nhu cầu hưởng
thụ văn hoá của nhân dân. Hoạt động thể dục, thể thao được đẩy mạnh, tham
gia thi đấu các giải thể thao, các Hội thi do huyện tổ chức đạt thành tích cao.
Thực hiện các chính sách xã hội, xố đói giảm nghèo, lao động việc làm,
đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn được quan tâm thường xuyên. Các chính
sách an sinh và phúc lợi xã hội được bảo đảm. Cấp phát 6826 thẻ bảo hiểm y
tế cho người dân tộc thiểu số và người nghèo. Sáu tháng đầu năm đã giải quyết
việc làm mới cho 100 người, đạt 100% so với kế hoạch, đồng thời tiếp tục triển
16
khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020. Rà soát tháng 11 năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 60%
bằng 975 hộ trong tổng số 1615 hộ, giảm so với năm 2017 là 6,06%, hộ cận
nghèo là 207 hộ, chiếm 12,8%, giảm so với năm 2017 là 82,8%. Số hộ đạt gia
đình văn hóa là 433 hộ, chiếm 26,8% và số bản đạt bản văn hóa là 8/19 thôn.
- Y tế
Năm 2019, xã đã đầu tư xây mới lại trạm xá xã theo tiêu chuẩn với 4
giường bệnh. Năm 2019, trạm y tế xã đã được cấp trên kiểm tra và cơng nhận
đạt chuẩn. Xã có đội ngũ y tế thơn bản, có y tá trực 24/24 phục vụ nhu cầu
khám chữa của bà con. Thực hiện tốt công tác khám chữa, cấp cứu cho người
dân, đảm bảo phục vụ cho các đối tượng chính sách, đồng bào nghèo, đối tượng
bảo hiểm y tế. Tập trung cơng tác phịng chống các loại dịch bệnh như bệnh
tiêu chảy cấp nguy hiểm, sốt suất huyết. Các chương trình y tế quốc gia được
thực hiện tốt. Duy trì 100% trạm y tế có bác sỹ, bản có nhân viên y tế. Tăng
cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượt người đến khám chữa bệnh
là 4.251 lượt, đạt 56,6% so kế hoạch (tỷ lệ thấp là do chính sách thơng tuyến
khám chữa bệnh giữa trạm xá và bênh viện, nên tỷ lệ người dân khám bệnh ở
trạm xá xã giảm). Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các mũi là
140/153 cháu, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về cân nặng chiếm 15.7%
giảm 5.8% so năm 2015 , suy dinh dưỡng về chiều cao là 19,7% giảm 6.0% so
năm 2015. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 8/105 ca chiếm 7.91%.
Sở y tế Sơn La đã tổ chức các hoạt động tình nguyện nhằm giúp đỡ nhân
dân trong xã như: Khám và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 3800 lượt người,
tặng nhiều phần quà có giá trị cho người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, phát
động chương trình tình nguyện mùa đơng năm 2017 và xn tình nguyện năm
2018.
- Cơ sở hạ tầng
17
Năm 2017, Xã Phiêng Pằn được hỗ trợ làm đường nông thôn mới, nên
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cũng như các cấp chính quyền đã
đầu tư cho xã rất nhiều về cơ sở hạ tầng.
Xã Phiêng Pằn có 10 km tuyến đường Quốc lộ 37 và 42.84km đường
dân sinh đi bản đường chủ yếu là đường đất đã được sửa tồn bộ góp phần thúc
đẩy kinh tế, văn hóa của địa phương. Hệ thống cầu cống và mương máng phục
vụ tưới tiêu cho nông nghiệp cũng đã được làm kiên cố toàn bộ bằng việc đổ
bê tông. Năm 2019, xã cũng đã đầu tư xây dựng mới được 7/19 nhà văn hóa
cho các khu dân cư, kế hoạch năm 2020 sẽ hoàn thiện xây mới 12 nhà văn hóa
cịn lại...
- An ninh quốc phịng
Quốc phịng, an ninh được duy trì và giữ vững. An ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội ổn định, tai nạn, tệ nạn xã hội giảm. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách
hành chính; thực hiện cơ chế “một cửa” trong các cấp, các ngành, đặc biệt là
cơ chế “một cửa” liên thông, tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính
theo quy định. Thực hiện nghiêm và đúng quy định về công tác tiếp dân, giải
quyết đơn thư, khiếu nại - tố cáo, khơng để tình trạng bức xúc, khiếu kiện
đơng người xảy ra. Cơng tác phịng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện có hiệu quả.
Thực hiện Nghị quyết 11- NQ/CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về
kiềm chế lạm phát, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các chi, đảng bộ và các ngành
nghiêm túc triển khai thực hiện và đạt được nhiều thành tích tốt.
3.1.1.3. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp:
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị tình hình kinh tế - xã hội của xã
trong những tháng đầu năm tiếp tục có những bước phát triển. Vì vậy, kinh tế
- xã hội của xã tiếp tục có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 21,0%.
Sản lượng lương thực cây có hạt: đạt 2.369,4 tấn.
18
Bảng 3.2. Sản lượng lương thực toàn xã năm 2019
Kế hoạch(K.H)
Tên
Đạt
Tấn
%
Tấn
% Đạt so K.H
Lúa
1.545
100
1.812,5
117,3
Ngô
373,5
100
488,88
130,9
Lạc
50
100
68
136
TỔNG
1.968,5
100
2369.4
120.37
Bảng 3.3. Cơ cấu các ngành kinh tế xã Phiêng Pằn năm 2019
Ngành nghề
Cơ cấu (%)
1. Nông nghiệp
90
1.1 Cây ăn quả
10
1.2 Lúa, ngô, Lạc
38
1.3 Chăn nuôi
20
1.4 Thủy sản
2
1.5 Lâm nghiệp
20
2. Tiểu thủ cơng nghiệp
5
3.Thị trường hàng hóa
3
4. Ngành khác
2
(Nguồn: UBND xã Phiêng Pằn – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La. Báo cáo kết
quả thống kê kinh tế năm 12/2019)
Về nông nghiệp: Xã đã chỉ đạo làm tốt công tác cung ứng vật tư nông
nghiệp, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phòng chống thiên tai, sâu
bệnh cho cây trồng, vật nuôi kịp thời. Các cây trồng chủ yếu sử dụng giống lai,
chịu hạn, kháng sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn, cây trồng phát triển tốt,
cho năng suất cao. Vì vậy sản xuất nơng, lâm nghiệp của xã thu được kết quả
cao. Trong đó:
Cây lúa (cả năm): Diện tích được giao là 438,0ha, Diện tích trồng thực
là 438,0 ha = 100% kế hoạch = 100% so cùng kỳ năm 2018; Năng xuất: 30
19
tạ/ha; sản lượng được giao là: 634,0 tấn, đạt được là 634,0 Tấn = 100% kế
hoạch = 100 % so cùng kỳ năm 2018;
Cây ngơ: Diện tích được giao là 2.341,4 ha, Diện tích trồng thực là
2.341,4 ha = 100% kế hoạch = 100% so cùng kỳ; Năng xuất: 350 tạ/ha; sản
lượng: 10.500,0 tấn = 100% kế hoạch = 100% so cùng kỳ năm 2018;
Lâm nghiệp:
Trong năm 2019 do thời tiết khơ hanh, nắng nóng kéo dài, trên đia bàn xã
đã xảy ra cháy rừng tại 07 bản (Đen, bản Vít, kết Nà, Phiêng Khàng, Ta Vắt, Nà
Pồng, bản Pẻn). Đã thực hiện phương châm 4 tại chỗ kết hợp cùng các lực lượng
dân qn, cơng an, biên phịng chữa cháy cơ bản đã khống chế được kịp thời
không để cháy lây lan và chỉ đạo cơng chức địa chính phối hợp với Kiểm lâm
phụ trách địa bàn xã phân loại rừng và đo tổng diện tích bị cháy là 14,3 ha, trong
đó diện tích cây gỗ tái sinh 0,91 ha diện tích cịn lại là cháy tầng thảm mục và
cháy tán lá cây nên mức thiệt hại không lớn, khả năng tự phục hồi sau cháy cao.
Phối hợp với quỹ bảo vệ và phát triển rừng chi nhánh Mai Sơn - Yên
Châu chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 cho các chủ rừng, cộng
đồng của 19/19 bản trên địa bàn xã Phiêng Pằn với tổng số tiền chi trả là
1.048.932.000đ. Phối hợp với kiểm lâm phụ trách địa bàn đã bàn giao rừng
khoanh nuôi bảo vệ (hỗ trợ rừng khoanh nuôi năm 2019) cho 10 bản trong đó
rừng cộng đồng là 09 bản, rừng giao cho hộ gia đình quản lý là 01 bản.
Về chăn ni: Tổng đàn gia súc, gia cầm đạt 95% so với cùng kỳ, đạt
100% kế hoạch, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, cơng tác phịng trừ
dịch bệnh được duy trì thường xuyên, việc khống chế, dập dịch được triển khai
tích cực. Cụ thể như sau:
+ Tổng số trâu tồn xã có 1.265 con, đạt 100% so với chỉ tiêu kế hoạch là
1.200 con.
+ Tổng số bò của xã là 2.120 con đạt 100% so với chỉ tiêu kế hoạch là
2.120 con.
20