Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Hoan thien cong tac quan ly ngan quy tai cong ty dien luc 1 CQ 443320 TRAN THI DAO VIEN TCDN 44e

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.58 KB, 74 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tiềm ẩn các rủi ro.
Trong điều kiện hiện tại, khi mà xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa nền kinh
tế ngày càng phát triển thì nguy cơ gặp phải rủi ro của các doanh nghiệp ngày
càng lớn. Việc chủ động phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an ninh tài chính và khả
năng phát triển bền vững của các doanh nghiệp trở thành vấn đề thực sự cấp
thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
một trong những yếu tố quan trọng tác động đến kết quả hoạt động của doanh
nghiệp là việc huy động và sử dụng tài sản bằng tiền. Do đó, nhiệm vụ quan
trọng của nhà quản lý là luôn giữ được sự cân bằng hợp lý giữa các luồng tiền
vào và luồng tiền ra của doanh nghiệp, hay nói cách khác là duy trì được một
lượng tiền nhất định đủ để đáp ứng các nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Theo luật doanh nghiệp, khi một doanh nghiệp không có khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả thì chủ nợ có quyền yêu cầu phá sản
doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của việc đảm bảo khả năng thanh
toán trong mọi thời điểm, mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm tới quản lý
ngân qũy của mình.
Công ty Điện lực 1 là đơn vị trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam.
Với chiến lược phát triển của ngành điện lực trong xu thế hội nhập, cạnh tranh,
quản lý tốt ngân quỹ đã và đang là một yêu cầu đối với công ty Điện lực 1.
Vì vậy, sau thời gian thực tập tại Công ty Điện lực 1, em đã chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1” cho chuyên
đề tốt nghiệp của mình.
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nội dung chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I: Công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng quản lý ngân quỹ tại công ty Điện lực 1


Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại công ty
Điện lực 1
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Duy Hào đã nhiệt tình hướng
dẫn em hoàn thành chuyên đề tôt nghiệp này, cảm ơn các cô chú, anh chị
công tác tại phòng tài chính – kế toán công ty điện lực1 đã tạo điều kiện cho
em trong quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp.
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1.1. Vị trí và vai trò công tác quản lý ngân quỹ trong hoạt động tài
chính doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm ngân quỹ
Ngân quỹ là khái niệm dùng để chỉ tiền (bao gồm tiền mặt trong két tại
doanh nghiệp và tiền gửi ngân hàng) và các khoản tương đương tiền như
chứng khoán dễ bán. Các loại chứng khoán giữ vai trò như một “bước đệm”
cho tiền mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào
chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể
chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí.
Những khoản phải thu có khả năng thu hồi được tiền ngay khi cần cũng được
coi là một phần của ngân quỹ.
Chúng ta có thể hiểu ngân quỹ là khoản chênh lệch giữa thực thu ngân
quỹ và thực chi ngân quỹ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp.
Ngân quỹ tác động tới cả đầu vào và đầu ra của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Đây là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán các khoản
chi, trao đổi hàng hóa…nhằm mục tiêu sinh lợi. Doanh nghiệp duy trì một
mức dự trữ tiền dương là nhằm để có phương tiện giao dịch giúp doanh

nghiệp mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu và thanh toán các khoản chi cần
thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại cũng
như những khoản chi bất thường hay những nhu cầu về tiền đột xuất trong
tương lai. Tiền giúp doanh nghiệp thực hiện được điều đó vì tiền có các chức
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
năng chủ yếu: tiền là phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương
tiện đo lường giá trị, phương tiện dự trữ về mặt giá trị.
1.1.1.2. Vai trò công tác quản lý ngân quỹ trong hoạt động tài chính doanh
nghiệp
Chu trình tài chính của doanh nghiệp có 3 chu kỳ: Chu kỳ tạo vốn, chu
kỳ sử dụng vốn, chu kỳ phân chia thu nhập. Đối với một doanh nghiệp đang
hoạt động thì ba chu kỳ này đan xen nhau, có lúc kế tiếp, có lúc song hành và
cũng có lúc gián đoạn. Điều này tương ứng với tính chất đan xen trong việc
hình thành nhu cầu cũng như khả năng tài trợ của doanh nghiệp trong suốt
một thời kỳ nhất định. Trong giai đoạn ngắn hạn, việc đảm bảo cân bằng giữa
khả năng và nhu cầu tài trợ thường xuyên được xem là mục tiêu chính của
quản lý tài chính. Việc đảm bảo cân bằng tài chính ngắn hạn sẽ giúp cho
doanh nghiệp hoạt động ổn định, có hiệu quả, cơ sở của sự tăng trưởng đều
đặn và liên tục theo định hướng chiến lược. Vì vậy, ngân quỹ đóng vai trò rất
quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, với mục tiêu kiểm soát quá
trình hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian.
Các doanh nghiệp dự trữ tiền mặt vì 3 động lực: động lực giao dịch,
động lực dự phòng, động lực đầu cơ.
Động lực dự trữ tiền để giao dịch là doanh nghiệp dự trữ tiền để có thể
mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu và thanh toán các chi phí cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể cần nhiều tiền hay ít. Đối
với các doanh nghiệp bán lẻ, hầu như hoạt động nào cũng đòi hỏi cần đến

tiền. Có những thời điểm, nhu cầu tiền của doanh nghiệp rất cao, đặc biệt là
đối với các doanh nghiệp dịch vụ vào các dịp lễ tết hay các doanh nghiệp có
ngành nghề kinh doanh theo mùa vụ… Đến thời điểm này, nhu cầu tiền của
doanh nghiệp lên rất cao để mua hàng hóa, nguyên vật liệu. Ngoài ra, khi
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ngân quỹ thặng dư, tiền sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh
cho nhà cung ứng, điều này có thể là thuận lợi cho doanh nghiệp vì uy tín
doanh nghiệp được nâng cao và doanh nghiệp có thể hưởng lợi thế chiết khấu.
Doanh nghiệp giữ tiền nhằm phòng ngừa khả năng thu chi tiền trong
tương lai biến động không thuận lợi như sự thay đổi các chính sách của Nhà
nước, đình công, hỏa hoạn, khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.
Điều đó cũng có nghĩa là nếu khả năng dự báo thu chi bằng tiền trong tương
lai của doanh nghiệp kém thì nhu cầu tiền dự phòng là cao và ngược lại, nếu
doanh nghiệp nắm rõ được dòng tiền vào ra trong thời gian tới thì nhu cầu
tiền dự phòng sẽ thấp…. Doanh nghiệp sẽ không thể duy trì hoạt động bình
thường để tồn tại và cạnh tranh trên thị trường nếu không có một mức tồn quỹ
rộng rãi đủ để bù đắp sự mất mát về máy móc, nguyên vật liệu…
Ngoài ra, doanh nghiệp giữ tiền vì động lực đầu cơ nhằm chuẩn bị sẵn
sàng để tận dụng ngay các cơ hội tốt trong kinh doanh, đầu tư khi phát sinh
những cơ hội đem lại lợi nhuận, thường là đầu tư vào các chứng khoán dễ
bán. Việc đầu tư vào chứng khoán dễ bán còn nhằm mục đích dự phòng mà
không phải giữ tiền mặt.
Như vậy, ngân quỹ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của một
doanh nghiệp, là phương tiện giúp doanh nghiệp duy trì được hoạt động sản
xuất kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán. Doanh nghiệp sẽ phải làm
thế nào để ổn định mức cân đối ngân quỹ, tránh những trường hợp biến động
bất thường xảy ra. Điều này đòi hỏi phải quản lý tốt ngân quỹ.
1.1.2. Sự cần thiết phải quản lý ngân quỹ doanh nghiệp

Mục tiêu của quản lý tài chính là cực đại hóa giá trị của doanh nghiệp.
Một cách cụ thể, quản lý tài chính là việc thiết lập và thực hiện thủ tục phân
tích, đánh giá và hoạch định tài chính, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
định đúng đắn cũng như kiểm soát hữu hiệu quá trình thực hiện các quyết
định về mặt tài chính với các nguyên tắc:
-Không bao giờ để thiếu tiền đảm bảo khả năng thanh toán
-Đưa ra các quyết định đầu tư đúng, đạt hiệu quả cao
-Đưa ra các quyết định tài trợ hợp lý với chi phí vốn thấp
Ngân quỹ là một bộ phận của vốn lưu động có tính lỏng cao nhất, với hai
bộ phận chủ yếu là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng liên quan đến các dòng tiền
vào ra doanh nghiệp – có nghĩa là nó liên quan tới các khoản phải thu, chi
bằng tiền. Bất cứ khi nào phát sinh các khoản thu chi liên quan đến tiền, mức
dự trữ tiền trong ngân quỹ đều biến động. Mặt khác, các khoản thu chi tiền
mặt lại không đồng thời và thường diễn ra bất thường, ảnh hưởng không nhỏ
tới mức dự trữ tiền. Vì vậy, để tránh những trường hợp biến động bất thường
của ngân quỹ đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý ngân quỹ.
1.1.2.1. Đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Doanh nghiệp luôn quan tâm tới mức dự trữ tiền vì ngân quỹ biến động
theo chiều hướng bất lợi sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của mỗi
doanh nghiệp. Như vậy, một vai trò quan trọng của quản lý ngân quỹ là giúp
cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán là khái
niệm dùng để chỉ khả năng đáp ứng các khoản nợ hay các khoản chi khi đến
hạn. Do sự khác biệt về thời điểm ghi nhận giữa thu nhập và chi phí với thu
và chi ngân quỹ, lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
chỉ là con số trên sổ sách kế toán, lợi nhuận này nếu không được thực hiện
dưới hình thái tiền, thì cho dù cao đến mức nào cũng không thể hiện được khả
năng tái sản xuất mở rộng cũng như đảm bảo khả năng thanh toán của doanh

nghiệp được diễn ra bình thường. Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp
không đủ tiền để trang trải các khoản nợ, khoản chi phát sinh do các dòng tiền
vào, ra doanh nghiệp không diễn ra cùng thời điểm, độ lớn, chu kỳ. Trong khi
đó, việc dự đoán khi nào phát sinh các khoản thu, các khoản chi bằng tiền, số
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
lượng là bao nhiêu và chu kỳ các khoản thu, các khoản chi đó như thế nào là
rất khó.
Vì vậy, khả năng thanh toán tốt có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp
bởi lẽ nó quyết định tới mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, ảnh
hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp thường xuyên thanh
toán đúng hạn có thể được hưởng chiết khấu hay các ưu đãi khác, duy trì
được mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp, có được nguồn hàng ổn định.
Ngoài ra, một doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt sẽ dễ dàng vay tiền từ
ngân hàng hay tìm kiếm các nguồn tài trợ khác cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể xin được hưởng chính sách tín dụng thương mại
hay phát hành chứng khoán ra công chúng để huy động vốn. Vì vậy, doanh
nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý ngân quỹ để
dự báo những trường hợp có thể dẫn đến thiếu hụt tiền, có thể đẩy doanh
nghiệp vào trạng thái khó khăn, từ đó có biện pháp khắc phục như tìm nguồn
tài trợ hay tìm cách tăng thu giảm chi. Đồng thời dự báo những trường hợp
ngân quỹ có thể thặng dư để có biện pháp sử dụng tiền nhàn rỗi, tạo thêm
nguồn cho ngân quỹ, phòng ngừa những biến động bất thường có thể diễn ra
trong tương lai.
1.1.2.2. Lựa chọn nguồn tài trợ với chi phí thấp
Khi ngân quỹ thâm hụt do phát sinh nhiều các khoản chi nhằm duy trì
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tìm cách
tạo nguồn ngắn hạn để bù đắp thâm hụt, tránh tình trạng mất khả năng thanh
toán. Doanh nghiệp có nhiều cách để tìm nguồn tài trợ ngắn hạn nhưng vì

những lí do đó, doanh nghiệp không thể tìm được nguồn chi phí thấp mà phải
vay các tổ chức, vay cá nhân, hay huy động từ các nguồn có chi phí cao hơn.
Nếu doanh nghiệp có kế hoạch phòng ngừa trường hợp này, doanh nghiệp đã
có thể có biện pháp khắc phục tối ưu. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể giảm
các khoản phải thu của khách hàng, tăng cường quan hệ tốt với các nhà cung
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
7
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cấp bằng cách thanh toán nhanh để có thể được hưởng các ưu đãi về giá hay
trả chậm trong tương lai; đầu tư tiền vào chứng khoán và đặc biệt là có kế
hoạch vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, hạn chế các khoản vay không
cần thiết để vay trong tương lai. Nếu doanh nghiệp không có kế hoạch chủ động
trước sẽ khiến doanh nghiệp có thể phải “vay nóng” từ các tổ chức, cá nhân có
chi phí cao, phải chịu các điều kiện ràng buộc bất lợi cho doanh nghiệp.
Như vậy, các hình thức tài trợ với chi phí lớn khiến chi phí vốn của
doanh nghiệp cao, làm chi phí của doanh nghiệp trong tương lai tăng lên, ảnh
hưởng tới lợi nhuận đồng thời hạn chế khả năng huy động vốn của doanh
nghiệp trong tương lai. Và đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp không thể
tìm được nguồn tài trợ nào, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh
toán. Rõ ràng, nếu không có sự quản lý chặt chẽ ngân quỹ, để tình trạng thâm
hụt ngân quỹ bất lợi xảy ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
sẽ bị ảnh hưởng và việc tối thiểu hóa chi phí vốn sẽ không đạt được.
Đối với doanh nghiệp dịch vụ, mọi khoản chi lớn thường đã phát sinh
vào kỳ trước, đến kỳ sau, doanh nghiệp mới thực hiện cung dịch vụ và đồng
thời nhận được các khoản thu bằng tiền. Như vậy, ngân quỹ của doanh nghiệp
sẽ thặng dư tiền vì thu bằng tiền của doanh nghiệp vượt trội các khoản chi trả
bằng tiền trong kỳ. Tiền để tại két của doanh nghiệp hay gửi không kỳ hạn
vào ngân hàng không đem lại nhiều lợi nhuận. Doanh nghiệp cũng không thể
tính tới việc đầu tư dài hạn vì đây chỉ là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong
ngắn hạn; cho dù đầu tư dài hạn sẽ hứa hẹn nhiều lợi nhuận thì nó cũng tiềm

ẩn nhiều rủi ro khi doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán. Một số doanh nghiệp
sẽ tìm cách đầu tư ngắn hạn tiền nhàn rỗi vào tài sản sinh lợi mà độ rủi ro có
thể chấp nhận. Tuy nhiên sẽ có những doanh nghiệp không đầu tư tiền nhàn
rỗi mà chỉ gửi tiền vào tài khoản ở ngân hàng bởi họ luôn duy trì một mức dự
trữ tiền rộng rãi. Như vậy, quản lý ngân quỹ tốt sẽ tạo cơ hội sinh lợi, tăng lợi
nhuận và lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp với chi phí thấp.
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.1.2.3. Dự phòng cho những biến động bất thường
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không
tránh khỏi những biến động bất thường như thiên tai, đình công, khách hàng
của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán…. Những tác động trên có thể trực
tiếp làm giảm các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp hay buộc doanh
nghiệp phải chi những khoản chi bất thường. Vì vậy, doanh nghiệp phải dự
trữ một khoản tiền nhất định để dự phòng cho những biến động bất thường
đó. Chi phí cho việc dự phòng những biến động bất thường đó chính là khoản
thu nhập mà doanh nghiệp có thể thu được nếu sử dụng khoản tồn quỹ đó vào
kinh doanh.
Khi xảy ra những tổn thất, khoản được doanh nghiệp sử dụng ngay để
thanh toán cho những tổn thất là ngân quỹ. Nếu mức tồn quỹ không đủ tài trợ
cho những tổn thất có nghĩa là thời điểm đó có thể doanh nghiệp đã mất khả
năng thanh toán. Vì vậy, công tác quản lý ngân quỹ đóng vai trò rất quan
trọng đối với doanh nghiệp.
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ
1.2.1. Xác định dòng tiền vào ra
Công tác quản lý ngân quỹ không quan tâm đến tất cả các khoản thu, chi
của doanh nghiệp mà chỉ quan tâm đến các khoản thực thu và thực chi
1.2.1.1. Các khoản thực thu: là các khoản thực thu bằng tiền từ hoạt động
kinh doanh, tài chính và bất thường

• Thực thu từ hoạt động kinh doanh:
Thu bằng tiền từ doanh thu bán hàng của hoạt động kinh doanh là nguồn
thu chủ yếu của doanh nghiệp, về lý thuyết, nguồn thu này tính theo công thức:
Thu bằng
tiền trong kỳ
=
Phải thu
đầu kỳ
+
Doanh thu bán
hàng trong kỳ
-
Phải thu
cuối kỳ
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
9
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
=
Doanh thu bán hàng
trong kỳ
+
Chênh lệch
khoản phải thu
Trong đó:
- Thu tiền bán hàng trong kỳ:
Trong kỳ doanh nghiệp bán hàng cho khách và thu được tiền luôn trong
kỳ theo đúng các điều khoản trong hợp đồng được ký kết, nó bao gồm: giá
bán thành phẩm, thuế gián thu như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng,
thuế xuất nhập khẩu…
- Thu nợ tiền hàng kỳ trước của khách hàng (giảm các khoản phải thu):

Áp dụng các chính sách thương mại, doanh nghiệp thường cho khách
hàng nợ tiền hàng. Khoản tín dụng doanh nghiệp cấp cho khách hàng kỳ
trước, kỳ này sẽ được khách hàng thanh toán và sẽ được coi là một khoản
thực thu ngân quỹ của kỳ này.
- Thu từ những khoản tiền trả trước của khách hàng: đó là những khoản
tiền đặt cọc hay là khoản ứng trước của khách hàng cho hàng hóa đặt mua,
đến những kỳ sau doanh nghiệp mới phải giao hàng.
- Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác: đó là các khoản phải thu
nội bộ, phải thu khác…
•Thu từ hoạt động tài chính
-Các khoản lãi đầu tư hoặc tiền thu được do kinh doanh, mua bán,
chuyển nhượng chứng khoán
-Thu từ cho thuê tài sản
-Lãi từ việc cho vay vốn
-Thu từ hoạt động hợp tác, liên doanh
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-Thu từ các khoản đầu tư ngắn hạn
-Thu lãi hoặc gốc tiền gửi, cho vay ngân hàng trong kỳ
-Thu từ hoạt động tài chính khác
•Thực thu từ hoạt động bất thường
-Tiền thu từ việc nhượng bán, bán, thanh lý tài sản cố định
-Tiền thu do khách hàng, đối tác vi phạm hợp đồng
-Tài sản thừa doanh nghiệp được hưởng
-Các khoản nợ đã đưa vào nợ khó đòi nay đòi được
-Các khoản nợ phải trả nhưng không còn chủ nợ
-Các khoản thu bất thường khác
1.2.1.2. Các khoản thực chi
Bao gồm thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài

chính, hoạt động bất thường
•Thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh
-Chi tiền mua hàng trong kỳ:
Chi bằng tiền
trong kỳ
=
Phải trả
người bán
đầu kỳ
+
Chi mua hàng
trong kỳ
-
Phải trả
người bán
trong kỳ
=
Chi mua hàng trong
kỳ
+
Chênh lệch khoản
phải trả người bán
- Chi mua hàng kỳ trước: Khi nhà cung cấp cấp cho một khoản tín
dụng cho phép trả chậm số tiền hàng đã nhận vào kỳ trước, đến hạn,
doanh nghiệp phải chi tiền trả cho nhà cung cấp
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Chi tiền đầu tư cơ bản (chi đầu tư tài sản cố định), chi tiền thanh
toán lương, các chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí khác

-Chi trả lãi vay ngân hàng
-Chi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: chi trả thuế, phí, lệ phí…
-Chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh khác
• Thực chi hoạt động tài chính:
-Chi cho hoạt động đầu tư
- Tiền lỗ do kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng
khoán
-Chi tiền trả vốn gốc ngân hàng
-Chi tham gia góp vốn liên doanh và tiền lỗ về góp vốn liên doanh
-Chi phí khác do hoạt động tài chính
• Thực chi cho hoạt động bất thường
-Chi phí thanh lý, nhượng bán, bán tài sản cố định
-Tiền doanh nghiệp phải nộp phạt do vi phạm cam kết hợp đồng
-Tiền phải nộp phạt và bị truy thu thuế
-Các khoản mất tài sản doanh nghiệp phải chịu
-Chi cho các hoạt động bất thường khác
Từ những phân tích đó về các khoản thực thu và thực chi của doanh
nghiệp, nhà quản trị tài chính phải đi tới tìm hiểu và dự đoán trước các luồng
thu, chi tiền phát sinh trong các tháng, nhu cầu và khả năng tiền mặt để chủ
động trong đầu tư hay huy động vốn tài trợ.
1.2.2. Xác định mức ngân quỹ tối ưu
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Mức tồn quỹ tối ưu là mức tồn tiền mặt cho phép ngân quỹ của doanh
nghiệp đạt được tính lỏng cao và khả năng sinh lợi lớn. Để xác định mức tồn
quỹ tiền mặt tối ưu, nhà quản trị phải dựa vào nhiều yếu tố của thị trường
cũng như của bản thân doanh nghiệp mình.
Một trong số các yếu tố cần quan tâm khi xác định mức ngân quỹ tối ưu
là: lãi suất của thị trường, mà ở Việt Nam thường được xác định là lãi suất

của trái phiếu Chính phủ.
Yếu tố thứ hai chính là từ các nội dung của quản lý ngân quỹ. Tùy thuộc
vào đặc điểm riêng có, nhu cầu của mình, doanh nghiệp sẽ xác định mức tồn
quỹ tiền mặt hợp lý. Các nhà tài chính đã nghiên cứu và đưa ra một số mô
hình cho quản lý tiền mặt của doanh nghiệp.
Mô hình 1: Mô hình EOQ
Người đầu tiên vận dụng mô hình độ lớn của đơn hàng tối ưu (EOQ) vào
quản trị tiền mặt là nhà khoa học Hoa Kỳ William J. Baumol (1952). Mô hình
này cho rằng, mỗi doanh nghiệp đều có một dòng lưu kim thuần ổn định, là
kết quả của dòng lưu kim chi phí và dòng lưu kim thu nhập trên phương diện
kế hoạch.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tính toán mức
tiền mặt dự trữ hợp lý và hiệu quả nhất sao cho chi phí cơ hội của doanh
nghiệp là nhỏ nhất đồng thời doanh nghiệp gặp ít rủi ro thanh toán nhất. Vì
vậy, doanh nghiệp sẽ thường tìm cách đầu tư số tiền mặt nhàn rỗi vào hình
thức đầu tư ít rủi ro nhất đó là tín phiếu kho bạc.
Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán được coi là ít rủi ro nhất và dễ
chuyển hóa thành tiền nhất. Vì thế chúng ta có thể coi chi phí cơ hội của việc
giữ tiền là lãi suất tín phiếu kho bạc. Việc dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào tín
phiếu kho bạc sẽ đem lại cho doanh nghiệp khoản lợi nhất định. Tuy nhiên,
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
13
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tín phiếu kho bạc không phải là phương tiện thanh toán nên doanh nghiệp khi
cần tiền mặt phải tìm cách bán tín phiếu. Điều này làm phát sinh chi phí bán
các tín phiếu kho bạc. Như vậy, chi phí cơ hội tăng lên nếu dự trữ tiền tăng
lên đồng thời chi phí bán tín phiếu sẽ giảm đi nếu số lần phải bán tín phiếu ít
đi tức là dự trữ tiền tăng lên. Do đó mức tiền dự trữ hợp lý và hiệu quả nhất
đạt được khi tổng chi phí cho việc duy trì lượng tiền đó trong ngân quỹ là nhỏ
nhất.

Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
14
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chi phí do dự trữ tiền gây ra
Chi phí cơ hội
của dự trữ tiền
Chi phí do thiếu tiền
Lượng tiền dự trữ
Mức dự trữ tiền mặt tối ưu (mức tồn quỹ tối ưu) đạt được khi:
Chi phí do thiếu tiền cận biên = Chi phí cơ hội của dự trữ tiền cận biên
Khi hết tiền trong ngân quỹ doanh nghiệp mới đem bán tín phiếu nên
tại thời điểm đó, lượng tiền mặt dự trữ bằng 0. Khi doanh nghiệp bán tín
phiếu doanh nghiệp có đủ lượng tiền dự trữ tính toán. Như vậy, lượng tiền dự
trữ bình quân trong doanh nghiệp là:
Lượng tiền dự trữ (tính toán)
2
Vậy chi phí cơ hội của việc giữ tiền là:
Lượng tiền dự trữ (tính
toán)
x
Chi phí cơ hội của lượng tiền dự trữ
2 Lượng tiền dự trữ
Chi phí cơ hội của việc dự trữ tiền cận biên là:
Chi phí cơ hội của một đơn vị tiền dự trữ
2
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
15
CHUYấN THC TP TT NGHIP
T ú cú th tớnh c lng d tr tin ti u l:
Q =

ữtrdựtiềnvịnơđmộtcủahộicophíChi
tiềnthiếulầnmỗidophíChixmăntrongnơđáhocácảtrchiểđtiềncầunhuTổngx2
Theo gi nh ban u, ton b tin nhn ri khi ó tớnh lng tin d
tr hp lý c u t ton b vo tớn phiu kho bc nờn ỏp dng cho trng
hp ny ta suy ra c cụng thc tớnh lng tin d tr ti u:
Q =
suấtiãL
phiếutínnáblầnmỗidophíChixmăntrongnơđáhocácảtrchiểđtiềncầunhuTổngx2
Nh vy mụ hỡnh Baumol gi nh vic chi tr cỏc húa n l u n,
ch ng m khụng tớnh n s bt thng ca cỏc dũng tin i ra doanh
nghip, hn th na khụng tớnh n cỏc khon thu bng tin ca doanh nghip
cng lm thay i mc d tr tin mt m gi nh khi thu v, tin c dựng
chuyn húa luụn thnh tớn phiu. Do ú, cỏc nh kinh t hc ó xõy dng
mụ hỡnh phự hp hn vi thc t, tc l mụ hỡnh ny cú tớnh n c nhng
kh nng tin ra vo ngõn qu.
Mụ hỡnh 2: Mụ hỡnh Miller Orr
khc phc tỡnh trng bin ng tin mt trong doanh nghip, cỏc nh
kinh t hc ó a ra mụ hỡnh kim soỏt ngõn qu cn c s bin ng ca
dũng vo v dũng ra vi n v thi gian l ngy. Mụ hỡnh ny cho phộp nh
qun lý nm gi tin mc hon ton t do khi nú t ti im gii hn
trờn v gii hn di.
Ta cú th sau:
Trn Th o Viờn Ti chớnh doanh nghip - 44E
16
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trong mô hình này, nhà quản lý cần xác định được 3 chỉ tiêu: Giới hạn
trên, giới hạn dưới của cân đối tiền mặt và mức tồn quỹ theo thiết kế. Tại giới
hạn trên hoặc giới hạn dưới, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh mức tồn quỹ
bằng cách đầu tư ngắn hạn hoặc tài trợ cho ngân quỹ để có mức tiền mặt theo
thiết kế ban đầu. Khoảng dao động của mức cân đối tiền mặt trong mô hình

phụ thuộc các yếu tố: nếu như mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày
rất lớn hoặc là chi phí cố định của việc đầu tư ngắn hạn cao thì doanh nghiệp
nên quy định khoảng doa động tiền mặt lớn. Ngược lại, nếu như lợi tức khoản
đầu tư ngắn hạn cao thì doanh nghiệp nên thu hẹp khoảng dao động tiền mặt.
Khoảng dao động tiền mặt được xác định theo công thức sau:
Khoảng cách của giới
hạn trên và giới hạn
dưới của mức cân đối
tiền
= 3
3
1
suÊti·L
quün©ngchithucñasaing¬­PhxdÞchgiaophÝChi
4
3
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
17
Giới hạn trên
Mức tồn quỹ
theo thiết kê
Giới hạn dưới
Lượng tiền mặt
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Doanh nghiệp thường thiết kế mức cân đối tiền mặt ở điểm một phần ba
khoảng cách kể từ giới hạn trên. Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định
như sau:
Mức tiền
theo thiết kế
=

Mức tiền mặt
giới hạn dưới
+
Khoảng dao động tiền
3
Mô hình Miller – Orr trên đây chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp duy trì được
mức tiền theo như thiết kế ban đầu thì doanh nghiệp sẽ tối thiểu hóa chi phí
giao dịch và chi phí do lãi suất gây ra.
Mô hình Miller – Orr có thể thích ứng với nhu cầu kiểm soát ngân quỹ
trong đơn vị thời gian rất ngắn (ngày) và phù hợp với một thị trường tài chính
năng động. Mô hình này xem xét mức dao động của ngân quỹ trong hành lang
giới hạn trên, giới hạn dưới của mức cân đối tiền và coi một nửa của mức dao
động này thể hiện nhu cầu cần điền mức thiếu hụt tiền. Cách đặt vấn đề này
cho phép xem xét đồng thời dòng vào và ra nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải
dự báo được dòng vào và dòng ra một cách chi tiết (hàng ngày là tốt nhất). Vì
vậy, khi doanh nghiệp có những trở ngại trong công tác dự báo ngân quỹ, mô
hình Baumol vẫn có giá trị ứng dụng nhất định vì sự đơn giản của nó.
1.2.3. Cân đối ngân quỹ
1.2.3.1. Xử lý thâm hụt ngân quỹ
-Bán chứng khoán ngắn hạn và các giấy tờ có giá khác
Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một “bước đệm”
cho tiền mặt, khi cần thiết có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ
dàng mà ít tốn kém chi phí. Thế nhưng mỗi loại chứng khoán lại có tính lỏng
khác nhau. Tính lỏng cao nhất là trái phiếu chính phủ, trái phiếu hay tín phiếu
kho bạc nhà nước.
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
18
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nhưng khi sử dụng loại hình tài trợ này phải lưu ý nhiều tới chi phí của
việc bán chứng khoán. Nếu chi phí quá cao thì doanh nghiệp phải tìm kiếm

một nguồn tài trợ khác.
-Vay ngân hàng
Đây là cách thức mà nhiều doanh nghiệp thường dùng khi thiếu hụt ngân quỹ.
Doanh nghiệp có thể vay với thời hạn ngắn theo 2 phương thức: vay theo
món hoặc vay theo hạn mức tín dụng. Nhưng khi đi vay, doanh nghiệp cần
phải quan tâm tới những hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân
hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất)
Muốn vay, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn tín
dụng, các hình thức đảm bảo tiền vay như thế chấp, tín chấp, cầm cố. Bên
cạnh đó, chi phí của phương thức tài trợ này cũng tương đối lớn.
-Huy động từ tín dụng thương mại
Nguồn tài trợ này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán
chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn tín
dụng thương mại dưới dạng phải trả có thể chiếm tới 20% tổng nguồn vốn,
thậm chí có thể chiếm 40% tổng nguồn vốn.
Với doanh nghiệp, tài trợ bằng hình thức này có ưu điểm là rẻ, tiện dùng
và linh hoạt trong kinh doanh, hơn nữa nó còn góp phần mở rộng các quan hệ
hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể
được ấn định khi hai bên ký hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nói
chung. Tuy nhiên, hạn chế của nó là rủi ro tín dụng khi quy mô tài trợ quá
lớn.
Chi phí của hình thức tài trợ này thể hiện thông qua lãi suất của khoản
vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Khi mua hàng hóa trả
chậm, chi phí này có thể “ẩn” dưới hình thức thay đổi mức giá, tùy thuộc
quan hệ và thỏa thuận cụ thể giữa các bên. Trong xu hướng hiện nay, các hình
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
19
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
thức tín dụng ngày càng được đa dạng hóa và linh hoạt hơn, với tính chất
cạnh tranh hơn, do đó các doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn

nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.
-Các hình thức tài trợ khác
Doanh nghiệp có thể tài trợ cho việc mức tồn quỹ thấp hơn mức tồn quỹ
tối ưu bằng cách đi vay từ chính cán bộ nhân viên, đơn vị có mối quan hệ chặt
chẽ hay bán các khoản nợ.
Đây là những phương thức tài trợ trong ngắn hạn được sử dụng khi cần
thiết. Đi vay từ cán bộ doanh nghiệp hay của các đơn vị phụ thuộc, công ty
mẹ được thực hiện một cách dễ dàng và với chi phí thấp. Bán các khoản nợ là
cách chiết khấu, cầm cố thương phiếu cho các ngân hàng hay các tổ chức tín
dụng khác. Số tiền thu được phụ thuộc vào mức độ khó đòi của các thương
phiếu.
1.2.3.2. Xử lý thặng dư ngân quỹ
Khi tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp vượt mức tối ưu có nghĩa là khả
năng thanh toán của doanh nghiệp đã được đảm bảo, số tiền dư (khoản chênh
lệch giữa giới hạn trên với mức tồn quỹ tối ưu) sẽ phải được sử dụng hợp lý
để đạt được mục đích tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu.
-Đầu tư chứng khoán
Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường chứng khoán và trở
thành nhà đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp sẽ nhận được khoản lãi do chênh
lệch giữa giá mua và giá bán chứng khoán. Thường thì họ sẽ đầu tư vào
những chứng khoán an toàn, tính lỏng cao như: trái phiếu chính phủ, trái
phiếu kho bạc nhà nước, cổ phiếu của các công ty mạnh như: Vinamilk, Kinh
Đô.
Khi tham gia vào hình thức đầu tư này, doanh nghiệp cần phải có một
trình độ chuyên môn cao về tài chính, thị trường tài chính.
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
20
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Có nhiều loại chứng khoán với những đặc điểm khác nhau, nhưng trong
khuôn khổ chuyên đề, em chỉ đề cập tới một số loại chứng khoán thường

được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư.
+ Tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc là chứng khoán có thu nhập cố định, có thời gian đáo
hạn dưới 1 năm do hệ thống kho bạc nhà nước phát hành. Do có rủi ro thấp, tỷ
lệ lợi tức của tín phiếu kho bạc thấp hơn lợi tức trên thị trường vốn trong cùng
thời điểm. Doanh nghiệp có thể bán lại trên thị trường bất kỳ lúc nào, thậm
chí với khối lượng lớn. Nếu doanh nghiệp nắm giữ tín phiếu kho bạc, bên
cạnh việc thu lãi từ tín phiếu, doanh nghiệp có thể thu được chênh lệch giữa
giá trên thị trường của tín phiếu với mệnh giá khi cầu về tín phiếu trên thị
trường tăng làm giá tín phiếu tăng lên.
+ Trái phiếu công ty
Trái phiếu công ty được đưa vào thị trường vốn dưới dạng các phiếu nợ
và được đảm bảo bằng thu nhập hoặc tài sản của công ty. Về nguyên tắc, trài
phiếu công ty được phát hành với lãi suất cao hơn so với những chứng khoán
có thu nhập cố định trong cùng một thời điểm
+ Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận
Đó là một hối phiếu do một công ty phát hành, được thanh toán trong
thời hạn sắp tới và được ngân hàng đảm bảo với một khoản lệ phí bằng cách
đóng dấu “đã chấp nhận” lên hối phiếu. Nó có thể được mua bán trên thị
trường trước ngày đáo hạn. Đây là một công cụ khá an toàn đối với việc đầu
tư ngân quỹ khi nhàn rỗi.
+ Chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ vay nợ ngân hàng thương mại bán cho
người gửi tiền. Người gửi được thanh toán lãi hàng năm theo một tỷ lệ nhất
định và khi đến hạn thanh toán thì được hoàn trả gốc theo giá mua ban đầu.
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
21
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hiện nay, chứng chỉ tiền gửi đã có thể được mua đi bán lại trên thị trường và
có tính lỏng rất cao, thời hạn thường không quá 6 tháng kể từ ngày phát hành

và được chấp nhận thanh toán giống như séc, tiền mặt nhưng lãi suất của nó
cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
-Trả trước cho người cung cấp
Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của mình để thanh
toán trước cho người cung cấp. Khi đó, họ sẽ được người cung cấp cho hưởng
một khoản chiết khấu tiền mặt.
Trả trước cho người cung cấp sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ thu tiền. Bên
cạnh đó, áp dụng phương thức tài trợ này còn làm tăng mối quan hệ lâu dài
đối với người cung cấp, tăng uy tín của bản thân doanh nghiệp.
1.2.4. Lập kế hoạch quản lý ngân qũy
Việc lập kế hoạch quản lý ngân quỹ bao gồm các quyết định để sử dụng
nguồn tiền nhàn rỗi khi có thặng dư ngân quỹ vuợt quá giới hạn trên theo mô
hình mà doanh nghiệp áp dụng và các quyết định tìm nguồn tài trợ khi có
ngân quỹ xuống thấp hơn giới hạn cho phép của mô hình. Đối với hình thức
tài trợ hay sử dụng ngân quỹ nào thì doanh nghiệp cần phải xem xét có phù
hợp với chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt của đơn vị mình hay không.
Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian mà tất cả các bước của quá trình
tái sản xuất phải trải qua như: nguyên vật liệu – sản phẩm dở dang – bán
thành phẩm – thành phẩm - giao hàng – chờ thu tiền về.
Chu kỳ kinh doanh = Chu kỳ dự trữ + Chu kỳ chờ thu tiền
Chu kỳ dự trữ là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu mua nguyên vật liệu
nhập kho cho đến khi xuất kho sản phẩm giao cho khách hàng.
Chu kỳ chờ thu tiền được tính từ khi giao hàng cho khách đến khi nhận
lại tiền bán hàng.
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
22
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chu kỳ kinh doanh còn được tính theo chu kỳ trả tiền và chu kỳ tiền mặt
Chu kỳ kinh doanh = Chu kỳ trả tiền + Chu kỳ tiền mặt
Chu kỳ tiền mặt là khoảng thời gian từ khi trả tiền cho nhà cung cấp cho

đến khi thu được tiền của khách hàng. Như vậy, trong quản lý ngân quỹ
doanh nghiệp cần phải quan tâm đến chênh lệch độ dài chu kỳ thu tiền và độ
dài chu kỳ trả tiền để đưa ra những quyết định phù hợp cho công tác quản lý
ngân quỹ.
- Các nguồn tài trợ ngắn hạn cho ngân qũy
+ Bán chứng khoán ngắn hạn, giấy tờ có giá
+ Vay ngân hàng
+ Tín dụng thương mại
- Các biện pháp sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi
+ Đầu tư vào chứng khoán thanh khoản cao trên thị trường
+ Cung cấp tín dụng cho khách hàng
+ Trả trước cho nhà cung cấp
1.2.5. Tổ chức quản lý ngân quỹ
Khi ngân sách cho ngân quỹ được lập, người quản lý ngân quỹ phải:
-Theo dõi mục tiêu ngân quỹ tối ưu
-Đàm phán các điều kiện với ngân hàng
-Chọn phương tiện thanh toán và nguồn tài trợ ngắn hạn
-Chọn mẫu đặt lời
-Kiểm tra các nghiệp vụ
Các doanh nghiệp có những cách thức quản lý ngân quỹ khác nhau và để
đánh giá được kết quả của quá trình quản lý đó, nhà quản trị quan tâm đến
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
23
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
hiệu quả quản lý ngân quỹ. Hiệu quả là một khái niệm dùng để chỉ mối quan
hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà
chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Để đánh giá
hiệu quả quản lý ngân quỹ, nhà quản trị dựa vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá
sau:
1.2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân qũy thông qua đánh giá

khả năng thanh toán của doanh nghiệp
-Khả năng thanh toán hiện hành
Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm
bảo bằng bao nhiêu đồng giá trị tài sản lưu động. Tài sản lưu động thường bao
gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu
và dự trữ (tồn kho). Nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn
ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các
khoản phải trả, phải nộp khác…
Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành thể hiện khả năng thanh toán tổng
quát của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn
hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai
đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ. Nếu tỷ lệ khả năng thanh
toán hiện hành >1 thì doanh nghiệp được coi như đang ở trạng thái thuận lợi.
Tuy nhiên hệ số này chưa đủ chặt chẽ trong việc đánh giá cân bằng tài chính
ngắn hạn vì còn tính đến khoản mục hàng tồn kho. Nếu khoản mục này chiếm
tỷ trọng đáng kể trong tài sản lưu động và thời gian chuyển hóa cần thiết đủ
dài thì vẫn tồn tại nguy cơ mất cân bằng ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán nhanh
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
24
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh =
TS lưu động – TS dự trữ
Nợ ngắn hạn
Đây là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản
quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền,
bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn

kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và
dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Do vậy, khả năng thanh toán nhanh cho biết khả
năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự
trữ (tồn kho).
- Khả năng thanh toán tức thời
Tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời =
Ngân quỹ
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán ngay bằng
tiền cho các khoản nợ đến hạn. Nếu tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời cao thì
tỷ lệ này có thể minh chứng cho khả năng thanh toán tốt nhưng mặt khác lại
thể hiện sự kém hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính với một ngân
quỹ ứ đọng. Còn với một giá trị đủ nhỏ thì nguồn lực tài chính được sử dụng
dường như có hiệu quả nhưng khả năng thanh toán sẽ yếu đi, đặc biệt khi các
thành phần khác của tài sản lưu động có khả năng luân chuyển kém (nhất là
đối với các doanh nghiệp mà hoạt động có đặc trưng mùa vụ).
Ngoài các chỉ tiêu trên, các nhà quản lý ngân quỹ còn xem xét đến chỉ
tiêu vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng. Hai chỉ tiêu này cũng
là yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài
chính của một doanh nghiệp
Trần Thị Đào Viên Tài chính doanh nghiệp - 44E
25

×