Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy thủy điện hua bun tại xã nậm ban, huyện nậm nhùn, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
----------o0o----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ
MÁY THUỶ ĐIỆN HUA BUN TẠI XÃ NẬM BAN, HUYỆN NẬM
NHÙN, TỈNH LAI CHÂU
NGÀNH: QUẢN LÍ TÀI NGUN & MƠI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 7850101

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Hương
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khóa

: Lê Thị Hà Trang
: 1653150353
: 61_QLTN&MT
: 2016 – 2020

Hà Nội - Năm 2020

i


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Trường Đại Học Lâm Nghiệp, được
sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của q thầy cơ, đặc biệt là quý thầy cô khoa Quản


lý tài nguyên rừng và môi trường đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và
thực hành trong suốt thời gian học ở trường.
Thực hiện khóa luận tốt nghiệp vừa là nhiệm vụ cũng như mong muốn của sinh
viên để kết thúc khoá học trước khi tốt nghiệp ra trường, đồng thời giúp cho sinh viên
củng cố kiến thức đã học, nắm vững chun mơn cịn giúp sinh viên tiếp xúc với thực
tế cho cơ hội làm việc sau này.
Từ thực tế đó, em đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Đánh giá tác động môi
trường dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Hua Bun tại xã Nậm Ban, huyện Nậm
Nhùn, tỉnh Lai Châu ”
Sau đợt thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã hoàn thành khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn q thầy cơ giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi
trường – Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để em thực hiện tốt khóa luận của mình.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS. Trần Thị Hương
đã tâm huyết, nhiệt tình, kiên nhẫn, hướng dẫn em từng bước giải quyết những khó
khăn của đề tài.
Cùng sự giúp đỡ của trung tâm quan trắc Tài nguyên và mơi trường tỉnh Lai
Châu đã hướng dẫn tận tình trong thời gian thực tập tại công ty.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều thiếu sót và
hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của
em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2020
Sinh viên

Lê Thị Hà Trang

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................3
1.1 . Tổng quan về đánh giá tác động môi trường ........................................................3
1.1.1. Khái niệm cơ bản về ĐTM ...................................................................................3
1.1.2. Vai trị của đánh giá tác động mơi trường ............................................................3
1.1.3. Sự ra đời và phát triển của ĐTM ..........................................................................4
1.1.4. Căn cứ pháp luật của việc thực hiện ĐTM ...........................................................5
1.2. Tổng quan về tác động của hoạt động thủy điện tới môi trường..............................7
1.2.1. Tác động của hoạt động thủy điện tới môi trường tự nhiên ..................................7
1.2.2.Tác động của hoạt động thủy điện tới môi trường xã hội ......................................9
1.3. Tổng quan về dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Hua Bun tại xã Nậm Ban, huyện
Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. ............................................................................................11
1.3.1. Thông tin về chủ dự án ........................................................................................11
1.3.2. Quy mơ và các hạng mục cơng trình dự án ........................................................11
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................16
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................16
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................16
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................16
2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................16
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................17
2.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu ............................................................17
2.4.2. Phương pháp khảo sát điều tra thực địa ..............................................................17
2.4.3. Phương pháp danh mục môi trường ....................................................................18


ii


2.4.4. Phương pháp đánh giá nhanh tải lượng chất ô nhiễm .........................................18
2.4.5. Phương pháp xử lý nội nghiệp.............................................................................19
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ..........................................20
3.1. Điều kiện mơi trường tự nhiên ...............................................................................20
3.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................20
3.1.2. Địa hình ...............................................................................................................20
3.1.3. Khí hậu ................................................................................................................20
3.1.4. Thủy văn ..............................................................................................................26
3.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội .....................................................................................27
3.2.1. Dân số ..................................................................................................................27
3.2.2. Hoạt động kinh tế ................................................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................31
4.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án nhà máy thuỷ điện Hua Bun
tại xã Nậm Ban ..............................................................................................................31
4.1.1. Hiện trạng tài nguyên khu vực ............................................................................31
4.1.2. Hiện trạng các thành phần môi trường ................................................................33
4.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án nhà máy thuỷ điện
Hua Bun .........................................................................................................................38
4.2.1. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư .........................38
4.2.2. Đánh giá tác động bởi khí bụi từ việc khai thác vật liệu xây dựng .....................39
4.2.3. Đánh giá tác động môi trường do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu ..........45
4.2.4. Đánh giá tác động của hoạt động thi cơng các hạng mục cơng trình chính của dự
án………………….. .....................................................................................................46
4.2.5. Đánh giá, dự báo các tác động khác ....................................................................52
4.3. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành dự án nhà máy thuỷ điện
Hua Bun .........................................................................................................................58
4.3.1. Tác động đến mơi trường khơng khí ...................................................................58

4.3.2. Tác động tới môi trường nước .............................................................................59
4.3.3. Tác động do chất thải rắn ....................................................................................60
4.3.4. Tác động do chất thải nguy hại............................................................................61
4.3.5. Tác động do tiếng ồn, độ rung .............................................................................62

iii


4.3.6. Tác động do sự biến đổi dòng chảy suối Nậm Vảng...........................................62
4.3.7. Tác động đến hệ động thực vật trên cạn ..............................................................64
4.3.8. Tác động do sự cố vỡ đập ....................................................................................64
4.3.9. Tác động môi trường do trạm biến áp và tuyến đường dây ...............................66
4.3.10. Tác động cải tạo, sửa chữa đường khi dự án đi vào hoạt động ........................66
4.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án xây dựng nhà máy thuỷ
điện Hua Bun .................................................................................................................67
4.4.1. Trong giai đoạn thi công......................................................................................67
4.4.2. Trong giai đoạn vận hành ....................................................................................84
Chương 5: KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ ........................................................95
5.1. Kết luận...................................................................................................................95
5.2. Tồn tại .....................................................................................................................96
5.3. Kiến nghị ................................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCT


Bộ Công Thương

BNN

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BTCT

Bê tông cốt thép

BTNMT
CĐT
CN

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ đầu tư
Cử nhân

CQQL

Cơ quan quản lý

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn


ĐV

Đơn vị

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KH

Kế hoạch

KS

Kỹ sư

MNC
MNDBT
MNHL
NĐ – CP
NTM

Mực nước chết
Mực nước dâng bình thường
Mực nước hạ lưu
Nghị định – Chính phủ
Nơng thơn mới

PCCCR


Phịng cháy chữa cháy rừng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QL

Quốc lộ

QLVH

TNHH
TP
UBND

Quản lí vận hành
Thủy điện
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Ủy ban nhân dân

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Nhiệt độ khơng khí trung bình tại trạm quan trắc Mường Tè (0C) qua các
năm 2015, 2016, 2017, 2018 như sau:...........................................................................21
Bảng 3.2: Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm, nhỏ nhất, lớn nhất tại trạm khí
tượng Mường Tè (0C) ....................................................................................................21
Bảng 3.3: Nhiệt độ khơng khí trung bình tại trạm quan trắc Sìn Hồ (0C) qua các năm
2015, 2016, 2017, 2018 như sau: ..................................................................................22
Bảng 3.4: Độ ẩm khơng khí trung bình nhiều năm tại trạm khí tượng Mường Tè (%)
.......................................................................................................................................22
Bảng 3.5: Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm tại trạm khí tượng ..........................22
Sìn Hồ (%) .....................................................................................................................22
Bảng 3.6: Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm tại trạm khí tượng Mường Lay (%)
.......................................................................................................................................23
Bảng 3.7: Hướng gió thịnh hành và tốc độ gió trung bình, gió mạnh nhất tại Mường
Tè, Mường Lay. .............................................................................................................23
Bảng 3.8: Tốc độ gió lớn nhất các hướng và vô hướng ứng với tần suất thiết kế trạm
khí tượng Mường Tè ......................................................................................................23
Bảng 3.9: Lượng mưa tháng, năm tại trạm Mường Tè..................................................24
thời kỳ 1961-2016 (mm) ................................................................................................24
Bảng 3.10: Lượng mưa tháng, năm tại trạm Mường Lay .............................................24
thời kỳ 1956-2016 (mm) ................................................................................................24
Bảng 3.11: Lượng mưa tháng, năm tại trạm Nà Hừ thời kỳ 1970-2016 (mm) .............24
Bảng 3.12: Lượng mưa tháng, năm tại trạm Sìn Hồ thời kỳ 1961-2016 (mm) .............24
Bảng 3.13: Lượng mưa tháng, năm tại trạm Mường Tè năm 2015-2018 (mm) ...........25
Bảng 3.14: Lượng mưa tháng, năm tại trạm Sìn Hồ năm 2015-2018 (mm) .................25
Bảng 3.15: Lượng bốc hơi (Piche) tại trạm Mường Tè, Mường Lay (mm) ..................25
Bảng 3.16: Dòng chảy năm thiết kế tuyến đập Hua Bun ..............................................26
Bảng 3.17: Hệ số phân phối dòng chảy năm (%) .........................................................26
Bảng 3.18: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tuyến cơng trình theo cơng thức Alecxayep ...26
Bảng 3.19: Quan trắc lũ tại trạm thủy văn Nà Hừ .........................................................27


vi


Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực dự án ..........................................35
Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu khơng khí khu vực dự án .........................................36
Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu đất khu vực dự án ....................................................37
Bảng 4.4: Diện tích chiếm đất của dự án thủy điện Hua Bun .......................................38
Bảng 4.5: Nguồn gây tác động từ hoạt động khai tác vật liệu .....................................39
Bảng 4.6: Khối lượng vận chuyển đá nguyên liệu tới trạm nghiền và bãi thải .............41
Bảng 4.7: Hệ số chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường ......................................41
Bảng 4.8: Tải lượng bụi và khí thải do vận chuyển đá nguyên liệu đến trạm nghiền ..42
Bảng 4.9: Nồng độ chất ô nhiễm do hoạt động phương tiện giao thông thải ra theo
khoảng cách x(m) ..........................................................................................................43
Bảng 4.10:Thành phần bụi khói một số loại que hàn ....................................................46
Bảng 4.11: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong công đoạn hàn ....................46
Bảng 4.12: Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn xây dựng .................48
Bảng 4.13: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) ....48
Bảng 4.14: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) .....49
Bảng 4.15: Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ ....................................................50
Bảng 4.16: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải xây dựng ............................51
Bảng 4.17: Cường độ tiếng ồn của một số máy móc, thiết bị tham gia thi công ..........52
Bảng 4.18: Tiếng ồn phát sinh từ các khu vực thi công ...............................................53
Bảng 4.19: Lượng chất thải rắn thu dọn lòng hồ ...........................................................55
Bảng 4.20: Tổng hợp lượng rác thải sinh hoạt của công nhân ......................................57
Bảng 4.21: Chất thải rắn cần thu dọn lòng hồ ...............................................................61
Bảng 4.22: Lượng Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn vận hành ...................62
Bảng 4.23: Ước tính lượng CTNH phát sinh trong GĐVH ..........................................87

vii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí và tọa độ cơng trình thủy điện Hua Bun. .............................................11
Hình 1.2: Cơng nghệ vận hành thủy điện ......................................................................12

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thủy điện đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho hệ thống điện
quốc gia, đồng thời cũng góp phần khơng nhỏ vào việc đảm bảo cho các hoạt động sản
xuất và phục vụ đời sống. Trước tình hình nhu cầu điện ngày càng tăng phục vụ công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc khai thác nguồn thủy năng trên các sông,
suối được Nhà nước rất quan tâm và là một lợi thế quan trọng, vì vậy để khai thác
nguồn điện năng tại chỗ, từ vài năm trở lại đây, UBND tỉnh Lai Châu đặc biệt quan
tâm đến việc khai thác nguồn thuỷ điện dồi dào ngay trên địa bàn, tỉnh đã có các chính
sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh điện. Nhưng bên cạnh
đó, những ảnh hưởng tiêu cực của các cơng trình thủy điện cũng đã và đang tác động
đến phát triển kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên, nhất là đối với môi trường nước.
Dự án thủy điện được xây dựng ở vùng thượng lưu, những nơi khó tiếp cận do vậy
giao thông hạn chế. Việc mở đường để vận chuyển vật liệu xây dựng nhà máy, mở
rộng lòng hồ, nơi ở của công nhân,… gặp nhiều khó khăn, làm giảm diện tích đất
rừng, phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên. Bên cạnh đó, thủy điện đòi hỏi một lượng nước lớn
từ các con sông và phá hủy hệ sinh thái sông. Việc vận hành nhà máy thủy điện và nạn
phá hủy rừng đang tạo ra xung đột về sử dụng nước. Q trình đào, đắp, xây dựng nhà
máy phát điện khơng tránh khỏi việc thải ra lượng chất thải lớn, ảnh hưởng trực tiếp
đến nguồn nước, ơ nhiễm khơng khí, tạo ra tiếng ồn lớn ở khu vực thi công dự án. Đó
là chưa kể việc hầu hết người dân bị di dời đến nơi ở mới có cuộc sống và thu nhập
bấp bênh, không ổn định so với trước đó, phải học phương thức canh tác nông nghiệp

khác và sẽ mất nhiều thời gian.
Suối Nậm Vảng là nhánh suối bắt nguồn từ dãy núi cao và đổ vào bờ phải suối
Nậm Ban với tổng diện tích lưu vực khoảng 43 km2. Suối Nậm Ban bắt nguồn từ núi
Nậm Sẻ có độ cao 2000m. Từ nguồn về Suối Nậm Ban chảy theo hướng Tây-Đông và
đổ vào sông Nậm Na tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu. Khu vực
nghiên cứu là vùng núi cao với độ tuyệt đối của các đỉnh núi trong khu vực trên 1200m
- 1800m, sườn núi dốc trung bình 250 - 350. Độ dốc lịng suối khá lớn, trung bình
khoảng 10-12%. Lượng mưa trung bình hàng năm trên lưu vực trên 3000mm nên trên
suối Nậm Vảng có tiềm năng phát triển thủy điện, cần phải được quan tâm đầu tư khai

1


thác một cách hiệu quả, bền vững. Ngoài ra, nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp vào
các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh là khá lớn.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ pháp lý và kỹ thuật quan
trọng để xem xét, dự báo các tác động môi trường, xã hội của dự án, hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội, cung cấp luận cứ khoa học cho chính quyền, cơ quan quản lý
chuyên ngành và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình đầu tư và phê duyệt dự án
Để góp phần giúp dự án thực hiện đúng quy định của nhà nước về bảo vệ môi
trường, được sự phân công của khoa QLTNR&MT trường Đại học Lâm Nghiệp cùng
sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Trần Thị Hương em đã thực hiện đề tài
“Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Hua Bun tại xã
Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu”.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 . Tổng quan về đánh giá tác động môi trường
1.1.1. Khái niệm cơ bản về ĐTM
Khái niệm về đánh giá tác động môi trường (viết tắt là ĐTM hoặc theo tiếng
anh là Environmental Impact Assessment - EIA) rất rộng và hầu như không có định
nghĩa thống nhất. Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về đánh giá tác động môi
trường như sau:
Heo tổ chức quốc tế về đánh giá tác động: “Đánh giá tác động môi trường là sự
đánh giá khả năng tác động tích cực – tiêu cực của một dự án được đề xuất đến môi
trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội”.
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Đánh giá tác động mơi trường (ĐTM) là
việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra
các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.
Như vậy, ĐTM về bản chất là cơng cụ phân tích, dự báo các tác động môi
trường của dự án. ĐTM là xem xét các tác động đối với môi trường trước khi quyết
định có nên cho phép triển khai một dự án do nhà đầu tư đề xuất hay khơng? Nếu cho
phép thì cần điều chỉnh những gì?.
1.1.2.

Vai trị của đánh giá tác động mơi trường
ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi

trường của các chính sách, chương trình, dự án, giúp cho việc đưa ra quyết định thực
thi dự án một cách tối ưu, đúng đắn nhất. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà
nước trong chức năng và quyền hạn của mình tiến hành quản lý, bảo vệ môi trường
một cách hiệu quả.
Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phát triển. ĐTM
tạo phương thức để cộng đồng đóng góp đưa ra quyết định, thông qua các đề nghị
bằng văn bản, ý kiến gửi tới người đưa ra quyết định. Công chúng có thể tham gia vào
các cuộc họp công khai hoặc trong viện hòa giải giữa các bên.
Bên cạnh đó, ĐTM giúp giảm bớt thiệt hại về môi trường. Làm cho dự án hiệu

quả hơn về mặt kinh tế, xã hội. ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, trợ giúp
cho tăng trưởng kinh tế.

3


ĐTM là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong quản lý môi trường, nó thuộc
nhóm các công cụ phân tích của quản lý mơi trường và là một loại hình của báo cáo
thơng tin mơi trường. Các dự án phát triển, ngồi việc mang lại những lợi ích kinh tế
cho xã hội còn gây ra những tác động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên
nhiên. Vì vậy, cho đến nay hầu hết các nước đã thực hiện ĐTM trong các dự án phát
triển đã ngăn ngừa, giảm thiểu các hậu quả tiêu cực tác động môi trường và xã hội.
1.1.3. Sự ra đời và phát triển của ĐTM
1.1.3.1. Sự ra đời và phát triển của ĐTM trên thế giới
Môi trường đã được con người nhận thức từ rất lâu, nhưng thuật ngữ “môi
trường”, vấn đề môi trường chỉ mới nhắc đến và đặt ra kể từ cuối những năm 60, đầu
những năm 70. Năm 1969, đạo luật chính sách mơi trường của Mỹ đã được thơng qua
và khái niệm ĐTM đã được ra đời. Sau Mỹ ĐTM đã được áp dụng ở nhiều nước khác
nhau trên thế giới như: Canada (1973), Úc (1974), Nhật, Singapore, HongKong
(1992),…
Ngoài các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm đến công tác ĐTM,
cụ thể Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát
triển quốc tế của Mỹ (USAID), Chương trình mơi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP).
Luật đánh giá tác động môi trường được áp dụng ở Mỹ đã hơn 20 năm nay.
Năm 1985, Ủy Ban Châu Âu ra chỉ thị tăng cường áp dụng luật này ở các nước thành
viên EC. Năm 1988, khi luật được giới thiệu ở Anh, nó đã trở thành một lĩnh vực phát
triển mạnh. Từ chỗ ban đầu chỉ có 20 báo cáo về tác động môi trường mỗi năm, hiện
nay Anh đã có hơn 300 báo cáo cáo trên một năm. Trong những năm 1990, phạm vi
đánh giá tác động môi trường được mở rộng hơn rất nhiều.
Tại Châu Á hầu hết các nước trong khu vực đã quan tâm đến mỗi trường trong

những thập kỷ 70
Trên thế giới đã hình thành nhiều phương pháp ĐTM, có thể chia thành 2 loại:
- Các phương pháp ĐTM đơn giản
Phương pháp liệt kê số liệu môi trường
Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường
Phương pháp ma trận môi trường
Phương pháp chập bản đồ môi trường

4


Phương pháp sơ đồ mạng lưới
- Các phương pháp ĐTM được định lượng hóa ở mức cao
Phương pháp mơ hình hóa
Phương pháp phân tích lợi ích chi phí mở rộng
1.1.3.2. Sự ra đời và phát triển của ĐTM Việt Nam
Đầu những năm 80 các nhà khoa học Việt Nam mới bắt đầu tiếp cận và nghiên
cứu công tác ĐTM thông qua hội thảo khoa học và khóa học đào tạo tại Đông – Tây ở
Haiwai, Mỹ. Sau năm 1990 nhà nước ta tiến hành trực tiếp nghiên cứu về ĐTM do GS.
Lê Thạc Cán chủ trì. Các cơ quan nghiên cứu và quản lý môi trường đã được thành lập
như: Cục Môi Trường trong bộ Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường, các sở khoa học
công nghệ và môi trường, các trung tâm, viện môi trường. Các cơ quan này đảm nhiệm
việc lập báo cáo ĐTM và tiến hành thẩm định các bảo cáo ĐTM. Một số báo cáo mẫu
đã được lập, điều này thể hiện được sự quan tâm của nhà nước ta đến công tác ĐTM.
Ngày 27/12/1993 Quốc Hội nước ta đã thông qua Luật Môi Trường và Chủ
Tịch Nước ra quyết định số 29L/CTN ngày 10/1/1994. Chính phủ cũng đã ra nghị định
về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường vào tháng 10/1994. Từ năm 1994 đến
cuối năm 1998 bộ Khoa Học & Công Nghệ môi trường đã ban hành nhiều văn bản
hướng dẫn ĐTM, tiêu chuẩn môi trường đã góp phần đưa công tác ĐTM ở Việt Nam
dần đi vào nề nếp và trở thành công cụ để quản lý môi trường. Sau khi luật môi trường

ra đời nhiều báo cáo ĐTM cũng đã được thẩm định góp phần giúp đỡ những người ra
quyết định có thêm tài liệu xem xét toàn diện các dự án phát triển ở Việt Nam đảm bảo
cho sự phát triển bền vững.
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng Luật BVMT 2014, trong Chương I: Quy định
chung đã dành riêng 11 điều (Mục 3: Từ điều 18 đến điều 28) quy đinh về Đánh giá
môi trường rất rõ và cụ thể.
1.1.4. Căn cứ pháp luật của việc thực hiện ĐTM
a. Các văn bản Luật
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014.
- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017.
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

5


- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của quốc hội khóa 13.
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH 11 ngày 29/06/2006.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012.
- Luật Điện lực số 28/2004/QH ngày 03/12/2004 và Luật số 24/2012/QH13 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực được Quốc hội thông qua ngày
20/11/2012.
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH2012 ngày 13/11/2008.
- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013.
- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015.
- Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
- Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ
quốc hội về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017.

b. Nghị định liên quan
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về
việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ ngày 13/3/2006
về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Nghị định số 32/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của chính phủ về
Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất
thải và phế liệu.

6


- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quy định lập,
quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì cơng trình xây dựng.
- Nghị định số 47/2014/NĐ–CP ngày 15/5/2014 về việc Bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về
quản lý đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ về quy định chi
tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an
toàn đập, hồ chứa.
- Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về
quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện,
thủy lợi.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
1.2. Tổng quan về tác động của hoạt động thủy điện tới môi trường
1.2.1. Tác động của hoạt động thủy điện tới mơi trường tự nhiên
a. Tác động có lợi của hoạt động thủy điện tới môi trường tự nhiên
* Bảo tồn các hệ sinh thái
Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dịng nước để phát điện, mà khơng làm cạn
kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của nước
sau khi chảy qua tua bin.
* Vận hành hiệu quả
Nguyên tắc vận hành một nhà máy thủy điện với mục tiêu tối đa hóa lượng điện
phát ra, được thể hiện trong ba tiêu chuẩn: (i) giữ mực nước hồ càng cao càng tốt để

7


tối đa hóa thế năng của nước; (ii) duy trì lượng nước chạy máy càng nhiều càng tốt,
hay nói cách khác là giảm thiểu lượng nước xả thừa; và (iii) chạy tua bin ở điểm có
năng suất cao nhất.
* Tương đối sạch

So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như
khơng phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
* Giảm phát thải
Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hố thạch (đặc biệt là
than), thuỷ điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa axít, giảm axít
hố đất và các hệ thống thủy sinh. Thuỷ điện thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính so với
các phương án phát điện quy mô lớn khác, do vậy làm giảm sự nóng lên của trái đất.
Lượng khí nhà kính mà thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tua
bin khí chu trình hỗn hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than. Nếu
tiềm năng thuỷ năng thực tế còn lại mà được sử dụng thay cho các nhà máy nhiệt điện
đốt nhiên liệu hố thạch thì hằng năm cịn có thể tránh được 7 tỷ tấn khí thải nữa. Điều
này tương đương với việc mỗi năm tránh được 1/3 các chất khí do con người thải ra
hiện nay, hoặc ba lần các khí thải của xe hơi trên hành tinh.
* Sử dụng nước đa mục tiêu
Thuỷ điện không tiêu thụ lượng nước mà nó đã dùng để phát điện, mà xả lại
nguồn nước quan trọng này để sử dụng vào những việc khác.
Hơn nữa, các dự án thuỷ điện còn sử dụng nước đa mục tiêu. Trên thực tế, hầu
hết các đập và hồ chứa đều có nhiều chức năng như: cung cấp nước cho sản xuất lương
thực. Hồ chứa cịn có thể cải thiện các điều kiện ni trông thủy sản và vận tải thủy.
b. Tác động bất lợi của hoạt động thủy điện tới môi trường tự nhiên
* Nhấn chìm rừng đầu nguồn
Theo các chuyên gia, để tạo 1MW công suất thủy điện, phải mất đi từ 10 - 30
ha rừng, và để có 1.000 ha hồ chứa nước cũng cần san phẳng, giải phóng từ 1.000 2.000 ha đất ở phía thượng nguồn.
* Dịng chảy cạn kiệt
Về phía hạ lưu, do dịng chảy cạn kiệt, nhiều vùng bị xâm thực, nước biển dâng
cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống.

8



* Thay đổi dòng chảy
Việc xây dựng đập làm thay đổi dịng chảy đến các cửa sơng, được coi là
ngun nhân làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn cá. Cũng theo các nhà sinh học,
khoảng 20% loài sinh vật nước ngọt trên bờ vực tuyệt chủng do tác động của những
con đập ngăn các dịng sơng.
* Ngăn dịng trầm tích
Ngồi gây sụt giảm sinh vật, đập chặn còn ngăn dòng trầm tích chảy xuống hạ
lưu, khiến nhiều bờ sơng suy yếu và sụt đáy sơng.
* Thay đổi xấu chất lượng nước
Ngồi ra, việc sử dụng nước của thuỷ điện làm biến đổi rất nhiều chất lượng
nước trong thời gian đầu tích nước vào lịng hồ do q trình phân huỷ thực vật trong
lòng hồ. Do thay đổi chế độ dòng chảy nên lượng các chất hữu cơ trong nước của các
công trình thuỷ điện bị giảm, sự đa dạng và số lượng các loài cá và các loài thuỷ sinh
bị thay đổi rõ rệt, đặc biệt là những loại di trú theo mùa, hoặc làm mất đi các bãi đẻ
trong mùa sinh sản.
1.2.2.Tác động của hoạt động thủy điện tới môi trường xã hội
a. Tác động có lợi của hoạt động thủy điện tới môi trường xã hội
* Thúc đẩy các khả năng kinh tế
Thơng thường các cơng trình thuỷ điện có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng
kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc hơn. Về lâu dài mà nói thì
khơng có cơng nghệ năng lượng nào rẻ bằng thuỷ điện. Các chi phí vận hành và bảo
dưỡng hàng năm là rất thấp, so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều các nhà máy điện
khác.
* Góp phần vào phát triển bền vững
Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm năng rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái,
cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công bằng xã hội.
* Vai trò năng lượng của thủy điện
Hiện nay, thủy điện là nguồn năng lượng chính đáp ứng nhu cầu điện quốc gia.
Đến nay, các cơng trình thuỷ điện đã khai thác được khoảng 4.238 MW, chiếm hơn
40% tổng công suất lắp máy của toàn hệ thống điện quốc gia (khoảng 10.445 MW).


9


Lượng nước sử dụng để phát điện từ dung tích hữu ích của các hồ chứa thuỷ điện
khoảng 13,6 tỉ m3.
* Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng
Ngồi ra, thu nhập nhờ bán điện còn cho phép tài trợ cho các nhu cầu hạ tầng
cơ sở cơ bản khác, cũng như để xoá đói giảm nghèo cho những người dân bị ảnh
hưởng bởi việc xây dựng thuỷ điện, và cộng đồng dân cư nói chung.
* Cải thiện công bằng xã hội
Thuỷ điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện công bằng xã hội trong suốt
thời gian dự án được triển khai và quản lý theo cách thức đẩy mạnh sự công bằng giữa
các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa các cộng đồng bản địa và trong khu vực, giữa các
nhóm bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung.
Do chi phí đầu tư ban đầu cao cho các nhà máy thủy điện đã được các thế hệ
hiện tại trang trải, nên các thế hệ tương lai sẽ nhận được nguồn điện trong thời gian dài
với chi phí bảo trì rất thấp.
* Thủy điện và cơ chế phát triển sạch (CDM)
Cơ chế của dự án Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto dựa
trên các dự án được xây dựng tại các nước đang phát triển. Lượng cắt giảm phát thải
tiềm năng chủ yếu nhờ vào các cơng trình thủy điện. Lượng lớn CO2 cắt giảm nhờ sản
xuất 1 MWh năng lượng tái tạo đối với mỗi lưới điện là rất khác nhau, từ mức thấp là
0,25 tấn CO2/MWh ở Braxin (cơ cấu sản xuất điện chủ yếu từ thuỷ điện) đến mức cao
là 1,1 tấn CO2/MWh ở Nam Phi (chủ yếu từ than). Cho đến nay, thuỷ điện là loại nhà
máy cắt giảm phát thải thành công nhất trong CDM. Ở Việt Nam con số này là 0,5408
tấn CO2/MWh.
* Kinh tế dự án thuỷ điện
Đối với bất kỳ việc đầu tư nào đó vào năng lượng tái tạo ở các nước đang phát
triển có thể có hai dòng thu nhập: dòng thu nhập truyền thống (bán điện) và giá trị về

môi trường của việc đầu tư (ví dụ tín dụng cacbon).
b. Tác động bất lợi của hoạt động thủy điện tới môi trường xã hội
* Hạn chế cấp nước cho các mục tiêu khác
Trong mùa cạn, do chủ yếu chú ý đến sản lượng điện, nhiều hồ chứa thuỷ điện
tăng cường việc tích nước để dự trữ phát điện, nên lượng nước xả xuống hạ lưu không

10


đáng kể, đơi khi ngừng hồn tồn. Từ đó, gây ảnh hưởng bất lợi đến việc cung cấp
nước cho các mục đích sử dụng khác ở hạ du như: cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, giao
thông, thuỷ sản... đồng thời làm biến đổi chế độ dịng chảy và suy thối hệ sinh thái
thủy sinh.
1.3. Tổng quan về dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Hua Bun tại xã Nậm Ban,
huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
1.3.1. Thông tin về chủ dự án
- Chủ dự án: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng phát triển Trường Thành.
- Giám đốc: Ngô Trọng Phương.
- Địa chỉ liên hệ: Pa Tần 1, xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
- Điện thoại: 0988078498.
- Nguồn vốn: 354.766 triệu đồng.
- Tiến độ thực hiện: Khởi cơng q I/2020 – Hồn thành q I/2022.
1.3.2. Quy mơ và các hạng mục cơng trình dự án
Dự án thủy điện Hua Bun thuộc loại cơng trình cơng nghiệp cấp III, nhà máy có
công suất 11,2 MW, điện lượng trung bình năm khoảng 39,26 triệu kWh, bao gồm 02
tổ máy.

Hình 1.1: Vị trí và tọa độ cơng trình thủy điện Hua Bun.
Sơ đồ cơng nghệ khai thác cơng trình như sau:
Đập đầu mối → Cửa lấy nước → Hầm dẫn nước → đường ống áp lực → Nhà

máy thủy điện.

11


Hình 1.2: Cơng nghệ vận hành thủy điện
Các hạng mục cơng trình bao gồm:
Hồ chứa
Dung tích hồ chứa như sau:
- Dung tích tồn bộ: 0,281x106m3
- Dung tích hữu ích: 0,155x106m3
- Dung tích chết: 0,126x106m3
Thơng qua tính tốn khả năng tháo lũ ta có mực nước tại hồ như sau
-MNLTK: 972,4 m
-MNLKT: 973,05 m
Diện tích hồ chứa: 3,07 ha.
Cơng trình đầu mối
 Đập dâng
- Kết cấu cơng trình đầu mối, Bờ trái và bờ phải là đập bê tông trọng lực.
Thông số chính của đập dâng bờ trái:
+ Cao trình đỉnh

:

974,00m;

+ Bề rộng đỉnh

:


5m;

+ Chiều dài đập theo đỉnh

:

13,80m;

+ Chiều cao đập lớn nhất

:

22,00m;

+ Mái dốc thượng lưu

:

m=0;

12


+ Mái dốc hạ lưu

:

m=0,75;

+ Cao trình đỉnh


:

974,00m;

+ Bề rộng đỉnh

:

3m;

+ Chiều dài đập theo đỉnh

:

78,00m;

+ Chiều cao đập lớn nhất

:

14,90m;

+ Mái dốc thượng lưu

:

m=0;

+ Mái dốc hạ lưu


:

m=0,75.

Thông số chính của đập dâng bờ phải:

 Đập tràn:
Tháo lũ kết hợp tràn tự do và cống tháo sâu. Đập tràn tự do và cống tháo sâu có
nhiệm vụ tháo lũ thiết kế ứng với tần xuất P= 1,5%, lưu lượng xả là 401 m3/s. Mực
nước trên tràn là 972,40m. Đập tràn và cống tháo sâu cũng được tính tốn kiểm tra
tháo lũ với tần xuất 0,2%, lưu lượng tương ứng là 464 m3/s.
 Cống tháo sâu:
Cống tháo sâu nằm lệch về phía bờ trái. Cống kết hợp tháo lũ và xả cát.
Cống bố trí 2 khe van vận hành và sửa chữa. Cống được đặt trên nền đới đá IB.
Cửa van vận hành phục vụ tháo lũ và xả cát được vận hành bằng tời cố định, cửa sửa
chữa sự cố phối hợp đóng mở với cửa van vận hành được vận hành bằng cầu trục.
Tuyến năng lượng
 Cửa lấy nước:
Kết cấu cửa lấy nước là bê tông cốt thép, kích thước như sau:
+ Cao trình đỉnh

: 974,00 m;

+ Cao trình ngưỡng

: 960,50 m;

+ Kích thước cửa lấy nước


: BxH=3,0mx3,0m;

+ Số khoang cửa lấy nước : 01.
+ Cửa lấy nước có bố trí các thiết bị cơ khí thuỷ cơng (lưới chắn rác, cửa van
vận hành, cửa van sửa chữa).
 Đường hầm dẫn nước:
+ Kết cấu

:

hầm bê tông cốt thép;

+ Chiều dài hầm

:

2120,00 m;

+ Kích thước hầm

:

3,0mx3,0 m;

13


+ Độ dốc hầm

:


i=6,0%.

+ Đoạn cuối hầm bọc thép dài 190m đường kính ống 2,0m.
+ Chiều dầy ống 10mm.
 Nhà van:
+ Kết cấu

:

+ Kích thước:

Khung thép;
4,5x4,5 m.

Đường ống áp lực
Kết cấu bằng thép, chiều dài tuyến ống chính 256,00m đường kính 1,5m, chiều
dày ống từ 10mm÷16mm. Hai ống rẽ nhánh vào hai tổ máy đường kính 0,8m dài 18m.
Tồn bộ tuyến ống bố trí 4 mố néo và 16 mố đỡ.
Nhà máy thủy điện và kênh dẫn ra
Nhà máy có kích thước trên mặt bằng là (21,25x30,30)m trong đó:
- Lắp đặt 02 tổ máy thủy lực với tua bin Francis trục ngang có đường kính bánh
xe cơng tác D1=0,94 m, cột nước tính tốn Htt= 208,17 m; cơng suất mỗi tổ máy là
5,6MW.
Các cao trình chính trong nhà máy:
+ Cao trình đặt tuabin

: 754,00 m;

+ Cao trình sàn lắp máy


: 766,00 m;

+ Cao trình sàn gian máy : 753,2 m;
+ Mực nước hạ lưu min

: 755,00 m.

Kênh dẫn ra: Có nhiệm vụ dẫn nước sau ống hút ra lòng suối hạ lưu nhà máy.
Kênh có bề rộng Bk=4,0 m, chiều dài Lk=50,0m, độ dốc ik=0,5%.
 Trạm phân phối
Trạm phân phối 110kV nằm phía phải nhà máy tại cao trình 766,0m. Kích
thước trạm 18,0x28m. Bên ngồi trạm có bố trí các rãnh thoát nước xung quanh, cổng
và hàng rào bảo vệ.
Các hạng mục cơng trình phụ trợ của dự án
- Nhà điều hành
- Lán trại công nhân
- Kho bãi

14


- Đường thi công vận hành
- Tuyến đường dây
Sản phẩm đầu ra
Sản phẩm đầu ra của nhà máy là điện năng phát điện với công suất lắp máy là
Nlm= 11,2MW, sản lượng điện trung bình năm khoảng 39,26 triệu KWh sẽ được đưa
lên lưới điện quốc gia.
Đồng thời, cơng trình thuỷ điện Hua Bun còn là nguồn dự phòng cho hệ thống
điện của tỉnh Lai Châu trong trường hợp sự cố lưới điện quốc gia.

Công nghệ sản xuất, vận hành
Sơ đồ khai thác cơng trình như sau:
Đập đầu mối → Cửa nhận nước→ Tuyến hầm dẫn nước → Đường ống áp lực
→ nhà máy thủy điện.
Cơng trình thủy điện Hua Bun phía thượng lưu khơng có dự án nào được quy
hoạch. Phía hạ lưu của thủy điện Hua Bun là dự án thủy điện Nậm Ban 1 trên suối
Nậm Ban. Mực nước dâng bình thường của thủy điện Nậm Ban 1 là 750 m, mực nước
hạ lưu nhỏ nhất của thủy điện Hua Bun là 755 m. Như vậy, khi được xây dựng và đi
vào hoạt động thì mực nước của hồ chứa thủy điện Nậm Ban 1 không ảnh hưởng tới
thủy điện Hua Bun.
+ Do không có sự chuyển nước sang lưu vực khác Nhà máy thủy điện Hua Bun
trả nước về suối Nậm Ban tại vị trí thượng lưu hồ thủy điện Nậm Ban 1 nên không ảnh
hưởng tới thủy điện Nậm Ban 1.
+ Trong phạm vi dự án khơng có cơng trình thủy lợi cũng như cơng trình cấp
nước sinh hoạt cho dân nên dự án thủy điện Hua Bun không gây ảnh hưởng đến cơ sở
hạ tầng của suối Nậm Vảng trong phạm vi dự án.

15


CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Đề tài tiến hành phân tích, đánh giá các tác động mơi trường làm cơ sở đề xuất
các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực của dự án xây dựng nhà máy thuỷ
điện Hua Bun tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
* Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được các tác động môi trường của dự án xây dựng nhà máy thuỷ
điện Hua Bun tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.

- Đề xuất được các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong giai
đoạn xây dựng và vận hành dự án nhà máy thuỷ điện Hua Bun tại xã Nậm Ban, huyện
Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng và vận hành dự án nhà máy thuỷ điện
Hua Bun tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
- Các thành phần môi trường tự nhiên và xã hội chịu tác động bởi dự án nhà
máy thuỷ điện Hua Bun tại xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực xây dựng dựng nhà máy thuỷ điện Hua Bun tại xã Nậm Ban, huyện
Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra, đề tài thực hiện những nội dung sau:
- Đánh giá hiện trạng môi trường trước khi thực hiện dự án tại xã Nậm Ban,
huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
- Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án nhà máy thuỷ
điện Hua Bun.
- Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành dự án nhà máy thuỷ
điện Hua Bun.

16


×