Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đề xuất giải pháp quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn vụ bản, huyện lạc sơn, tỉnh hòa binh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN VỤ BẢN,
HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HỊA BÌNH

CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 7850101

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Trần Thị Đăng Thúy

Sinh viên thực hiện

: Hà Dương Huy

Lớp

: K61 - QLTN&MT

Mã sinh viên

: 1653010393

Khóa học

: 2016 - 2020



Hà Nội, 2020


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Quản lý Tài
nguyên rừng và Môi trường, tơi đã thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Đề
xuất giải pháp quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Vụ
Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, ngồi sự nỗ lực cố gắng hết mình của
bản thân, tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy
giáo, cô giáo cùng bạn bè và gia đình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths. Trần Thị Đăng Thúy đã định
hướng, hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các cán bộ tại UBND thị trấn
Vụ Bản, các cô chú công nhân môi trường và các hộ gia đình đã tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu.
Do bản thân cịn những hạn chế về mặt chuyên môn cũng như kinh
nghiệm thực tế, thời gian thực hiện đề tài khơng nhiều nên khóa luận sẽ khơng
tránh khỏi nhưng thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ
giáo để khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xn Mai, ngày … tháng … năm 2020
Sinh viên thực hiện

Hà Dương Huy

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... i
MỤC LỤC .......................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................56
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................57
1.1. Tổng quan về Quy hoạch môi trường ...................................................... 57
1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 57
1.1.2. Nội dung quy hoạch môi trường ........................................................... 57
1.1.4. Phân loại quy hoạch môi trường .......................................................... 58
1.2. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt .......................................... 59
1.2.1. Một số khái niệm ................................................................................... 59
1.2.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt .............. 60
1.2.3. Tốc độ phát sinh của chất thải rắn sinh hoạt........................................ 63
1.2.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người. 64
1.2.5. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam . 67
1.3. Một số nghiên cứu liên quan. ................................................................... 76
Chương 2: MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................................................78
2.1.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 78
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 78
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 78
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 78
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 78
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 78
2.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 78

ii


2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 79
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu:............................................................... 79
2.4.2 Phương pháp điều tra thực địa .............................................................. 79
2.4.3. Phương pháp xác định khối lượng ........................................................ 80
2.4.4. Phương pháp phỏng vấn ....................................................................... 81
2.4.5. Phương pháp tính tốn, xử lý số liệu .................................................... 82
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI ................................84
3.1. Điều kiện tự nhiên của TT Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. ...... 84
3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 84
3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 84
3.1.3. Khí hậu – thủy văn ................................................................................ 84
3.1.4. Các loại tài nguyên. .............................................................................. 85
3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên................................................... 85
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 86
3.2.1. Điều kiện kinh tế.................................................................................... 86
3.2.2. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 86
3.2.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội ........................................ 89
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................90
4.1. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hịa Bình. ......................................................................................... 90
4.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu tại Vụ Bản ........ 90
4.1.2. Khối lượng phân loại thành phần CTRSH phát sinh ............................ 92
4.1.3. Ảnh hưởng của hoạt động quản lý CTRSH ở Vụ Bản tới môi trường và
con người. ........................................................................................................ 95
4.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản ................ 96
4.2.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Vụ Bản ..... 96
4.2.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Vụ Bản ... 98

4.2.4. Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Vụ Bản....................... 102

iii


4.3. Đề xuất phương án quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn
Vụ Bản đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.................................................. 107
4.3.1. Đề xuất phương án phân loại CTRSH tại Vụ Bản .............................. 107
4.3.2. Tuyến thu gom và vận chuyển CTRSH ................................................ 108
4.3.3. Đề xuất Phương án xử lý CTRSH tại thị trấn Vụ Bản đến năm 2025 tầm
nhìn 2030 ....................................................................................................... 108
4.4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch quản lý CTR ............ 58
KẾT LUẬN – TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................60
1. Kết luận ....................................................................................................... 60
2. Tồn tại ......................................................................................................... 60
3. Khuyến nghị ................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ
Bảo vệ môi trường

BVMT
CTR


Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

NĐ – CP

Nghị định Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QH

Quốc hội

QHMT

Quy hoạch môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

Tp

Thành phố
Ủy ban nhân dân

UBND

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ..........................................................62
Bảng 1.2. Sự thay đổi theo mùa đặc trưng của CTRSH tại khu vực Bắc Mỹ ......63
Bảng 1.3. Lượng CTRSH đô thị phát sinh qua các năm tại một số địa phương.......64
Bảng 2.1: Khối lượng thành phần CTRSH tại TT Vụ Bản, 2020 ................................80
Bảng 3.1. Tỷ lệ cơ cấu dân số trong TT Vụ Bản (2018)................................................87
Bảng 4.1: Lượng CTRSH phát sinh của 30 hộ dân trong 7 ngày tại thị trấn Vụ Bản 93
Bảng 4.2: Mức độ ảnh hưởng của bãi xử lý CTRSH tại Vụ Bản ................................95
Bảng 4.3: Kết quả phỏng vấn về tình hình thu gom CTRSH .....................................101
Bảng 4.4: Các cơng trình phục vụ cơng tác xử lý CTRSH..........................................103
tại thị trấn Vụ Bản ............................................................................................................103
Bảng 4.5: Tỷ lệ CTRSH được xử lý bằng các phương pháp ......................................104
tại thị trấn Vụ Bản ............................................................................................................104
Bảng 4.6. Bảng dự báo dân số và khối lượng CTRSH phát sinh tại thị trấn Vụ Bản,
giai đoạn 219 – 2030 .......................................................................................................109


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình ủ phân compost ............................................................... 74
Hình 2.1: Phân loại và cân CTRSH tại các hộ gia đình ở Vụ Bản ................. 81
Hình 2.2: Phỏng vấn người dân về CTRSH tại thị trấn Vụ Bản. .................... 82
Hình 4.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản . 90
Hình 4.2. Sơ đồ phân loại chất thải rắn sinh hoạt cho thị trấn Vụ Bản .......... 94
Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Vụ Bản ........ 96
Hình 4.4. Quy trình thu gom CTRSH tại thị trấn Vụ Bản ............................ 100
Hình 4.5: Tuyến thu gom và vận chuyển CTRSH hiện tại của thị trấn Vụ Bản100
Hình 4.6: Bên ngồi bãi xử lý rác của thị trấn Vụ Bản ................................. 103
Hình 4.7: Bãi xử lý CTRSH tại thị trấn Vụ Bản ........................................... 105
Hình 4.8: Lị đốt CTRSH tại thị trấn Vụ Bản ............................................... 105
Hình 4.9: Nguyên lý hoạt động của lò đốt CTRSH T-TECH Model: CNC –
S1000....................................................................................................... 106
Hình 4.10. Phương án quản lý CTR tại thị trấn Vụ Bản ............................... 107
Hình 4.11: Quy trình làm phân compost từ CTRSH .................................... 110
Hình 4.12: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải cho khu xử lý CTRSH ............. 57
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Hiện trạng phân loại CTRSH tại Vụ Bản ................................... 97

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đơ thị hóa
ngày càng tăng cùng với áp lực xã hội do gia tăng dân số khiến các vấn đề

môi trường ngày càng được quan tâm nhất là vấn đề quản lý chất thải.
Ở các đô thị - những nơi tập trung dân cư đông đúc nhất là nơi phát
sinh lượng lớn chất thải từ nhiều nguồn khác nhau như: phát sinh từ các hộ
gia đình, khu cơng nghiệp, khu thương mại, các cơng trình xây dựng, các cơ
sở y tế và các cơ sở sản xuất trong nội thành, khu xử lý chất thải,… Trong đó,
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị chiếm đến hơn 50% tổng
lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước mỗi năm. Đến năm 2015, tổng khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày
[1]. Chính vì vậy việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị vô cùng
quan trọng. Thế nhưng tỷ lệ thu gom rác tại các đô thị chưa đạt hiệu quả cao,
nhất là ở các đô thị nhỏ.
Thị trấn Vụ Bản là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội – văn hóa của
huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình. Đây là nơi tập trung trên 4000 dân cư cùng
chung sống với chợ Vụ Bản là đầu mối lưu thông các loại hàng hóa như nơng
sản, thực phẩm,… với lượng rác thải ngày càng tăng. Tuy vấn đề rác thải tại
thị trấn đã được quan tâm nhưng việc thực hiện còn chưa triệt để, gây ra các
tác động xấu đến moi trường xung quanh và con người. Xuất phát từ hiện
trạng trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Đề xuất giải pháp quy hoạch quản lý chất
thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp với mục tiêu cung cấp cơ sở lý luận cho việc thiết
kế tuyến thu gom và trạm trung chuyển chất thải rắn, từ đó góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý mơi trường nói chung, quản lý chất thải rắn nói riêng tại khu
vực nghiên cứu.

56


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

Tổng quan về Quy hoạch môi trường

1.1.1. Khái niệm
Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ, xác định để sử dụng hiệu quả các
nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác
định [16].
Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chun ngành là quy hoạch cụ thể hóa
quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh [16].
Quy hoạch môi trường là việc xác lập các mục tiêu môi trường mong
muốn; đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ, cải thiện và phát
triển một/những môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường nhằm
tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mục tiêu đã
đề ra [23].
Quy hoạch bảo vệ môi trường là quy hoạch ngành quốc gia, sắp xếp,
phân bố không gian, phân vùng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ
xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất
nước cho thời kỳ xác định [15].
1.1.2. Nội dung quy hoạch môi trường
Theo Luật Quy hoạch năm 2017 sửa đổi năm 2019 quy hoạch bảo vệ
môi trường quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, cảnh quan thiên
nhiên và đa dạng sinh học; tình hình và sự báo phát sinh chất thải; tác động
của biến đổi khí hậu; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường:
2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường:

57



3. Định hướng phân vùng môi trường: bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
quản lý chất thải; quan trắc và cảnh báo môi trường trong kỳ quy hoạch:
4. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư bảo vệ môi
trường và thứ tự ưu tiên thực hiện:
5. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
6.

Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt,

hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch bảo vệ môi trường quốc
gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia quy
định tại mục VI Phụ lục I của Nghị định này
1.1.3. Mục tiêu của quy hoạch môi trường
 Mục tiêu chung: Điều hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và
tài nguyên môi trường.
 Mục tiêu cụ thể:
⁻ Điều chỉnh các hoạt động phát triển khai thác tài nguyên phù hợp hơn
là khai thác quản lý chất thải nhằm đảm bảo môi trường sống trong sạch cho
con người để nâng cao hiệu quả sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng
quy hoạch.
⁻ Điều chỉnh các hoạt động phù hợp với khả năng chịu đựng của môi
trường.
1.1.4. Phân loại quy hoạch môi trường
Quy hoạch môi trường được phân chia thành hai loại như sau:
⁻ Quy hoạch môi trường tổng thể: Quan tâm tới các yếu tố về tài nguyên
thiên nhiên, chất lượng và các thành phần môi trường, hệ sinh thái nhạy cảm,
sinh vật quý hiếm, đa dạng sinh học,…trong hoạt động phát triển kinh tế xã
hội mang tính chiến lược trong khu vực.

⁻ Quy hoạch mơi trường chuyên ngành: Là bản thiết kế được thiết kế cho
một khu vực bảo vệ thành phần môi trường (đất, nước ngầm, nước mặt, tài
nguyên sinh vật, quy hoạch quản lý chất thải rắn,…).

58


1.2.

Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

1.2.1. Một số khái niệm
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [15].
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, lây nhiễm, dễ cháy,
dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác [15].
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại [5].
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi cơng cộng [5].
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất
công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác [5].
Chất thải rắn nguy hại là CTR chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây
ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác [5].
Quản lý chất thải là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải [15].
Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu

giữ, vận chuyểnm tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR ngằm ngăn ngừa, giảm
thiểu những tác động có hại đối với mơi trường và sức khỏe con người [5].
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận [5].
Lưu giữ CTR là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở
nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở
xử lý [5].

59


Vận chuyển CTR là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu
gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn
lấp cuối cùng [5].
Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong CTR;
thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR [5].
Chơn lấp CTR hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu
cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh [5].
Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu
có quãng đời kéo dài, người ta có thể dử dụng được nhiều lần mà khơng bị
thay đổi hình dạng, tính chất vật lý và hóa học [9].
1.2.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
1.2.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là:
⁻ Từ các khu dân cư (thực phẩm dư thừa, nilon, chai lọ,…);
⁻ Từ các trung tâm thương mại (thức ăn thừa, nhựa, vỏ lon nước ngọt, túi
nilon,…);
⁻ Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các cơng trình cơng cộng

(giấy, vỏ chai nước, vỏ hộp thức ăn,…);
⁻ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay (chai nhựa, lon nước ngọt, thức ăn
thừa,…);
⁻ Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của khu vực (vỏ
bao bì hóa chất,…)
⁻ Từ các khu cơng nghiệp (giấy, thức ăn thừa của công nhân,kim
loại,…)[8].
1.2.2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ra từ các hoạt động của con người nên
rất đa dạng. Vì vậy, có thể phân loại CTRSH như sau:
 Theo nguồn thải
60


⁻ Chất thải thực phẩm: Bao gồm các loại chất thải như thức ăn dưa thừa,
vỏ hoa quả, rau,… Loại chất thải này có tính chất dễ phân hủy dưới điều kiện
tự nhiên, tạo ra mùi hơi khó chịu và phân hủy nhanh vào thời tiết nóng ẩm.
Ngồi các loại thức ăn dư thừa từ hộ gia đình, loại chất thải này còn bao gồm
cả thức ăn thừa, rau thừa từ các bếp ăn, cửa hàng ăn uống, khu tập thể,….
⁻ Chất thải vệ sinh của người và động vật, chủ yếu là phân.
⁻ Tro và một số các chất thải khác: bao gồm các loại vật liệu sau đốt cháy
(tro bếp do đun bằng lá và củi, sỉ than và một số chất khác trong hoạt động của
hộ gia đình cũng như trong các cơ quan sản xuất, xí nghiệp có thải ra tro, xỉ.
⁻ Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động công nghiệp bao gồm các chất thải
do cán bộ, công nhân viên thải ra (giấy, nhựa, lon nước,…)
⁻ Chất thải rắn sinh hoạt trong nông nghiệp: Gồm các phế phẩm nông
nghiệp như rơm, rạ sau khi đốt.
⁻ CTRSH xây dựng: chất thải thải ra từ hoạt động sinh hoạt của cơng
nhân, cán bộ cơng trình (vỏ xốp đựng cơm, chai nhựa, thức ăn thừa,…)
⁻ CTRSH thải y tế: Bao gồm các chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của

bệnh nhân, các y bác sĩ trong bệnh viện, phịng khám, trạm y tế (giấy, bao bì
dụng cụ, thức ăn thừa, vỏ hoa quả,…).Chất thải từ các nguồn khác như
thương mại, dịch vụ
1.2.2.3. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Khác với chất thải, phế thải công nghiệp, CTRSH là tập hợp khơng
đồng nhất. Tính khơng đồng nhất ở đây biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát
được các nguyên liệu ban đầu dùng cho thương mại và sinh hoạt. Sự không
đồng nhất này tạo nên một số đặc trưng rất khác biệt trong các thành phần của
CTRSH (Bảng 1.1).

61


Bảng 1.1. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Định nghĩa

Thành phần

Ví dụ

1. Các chất cháy được
Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và Các túi giấy, mảnh bìa,
giấy

giấy vệ sinh

Hàng dệt


Nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon,…

Thực phẩm

Các chất thải từ thực phẩm

Cuống rau, vỏ quả, thân
cây, lõi ngô,…

Cỏ, gỗ, củi, rơm Các sản phẩm và vật liệu được Đồ dùng bằng gỗ, mây
chế tạo từ tre, gỗ, rơm,…

rạ
Chất dẻo
Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ chất dẻo

tre, đồ chơi, vỏ dừa
Dây điện, chai, lọ,…

Các vật liệu và sản phẩm được Bóng, giày, ví da, bánh
chế tạo từ da và cao su

xe,…

2. Các chất không cháy được

Các vật liệu và sản phẩm được
Các kim loại sắt

chế tạo từ sắt mà dễ bị nam
châm hút

Các kim loại phi Các vật liệu không bị nam
sắt
Thủy tinh
Đá và sành sứ

châm hút

Vỏ hộp, dây điện, hàng
rào, nắp chai lọ,…
Vỏ nhơm,…

Các vật liệu và sản phẩm được Bóng đèn, chai lọ bằng
chế tạo từ thủy tinh
Bất cứ các vật liệu không cháy
trừ kim loại và thủy tinh

thủy tinh,…
Gạch men, đá, gốm,…

Tất cả các loại vật liệu khác
3. Các chất hỗn
hợp

chưa phân loại trong bảng này.

Loại này có thể chia làm 2 loại Đá cuội, cát, đất, tóc,…
theo kích thước (nhỏ hơn 5mm
và lớn hơn 5mm)
(Nguồn: Nguyễn Xuân Nguyên và cộng sự, 2004 )
62


Trong thành phần CTRSH thì chất thải rắn hữu cơ chiếm tỷ trọng cao
trong tổng lượng CTRSH.
Sự thay đổi khối lượng, thành phần CTRSH cũng phụ thuộc vào sự
thay đổi của các mùa trong năm (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Sự thay đổi theo mùa đặc trưng của CTRSH tại khu vực Bắc Mỹ
Chất thải

% Khối lượng

% Thay đổi

Mùa mưa

Mùa khô

Giảm

Tăng

Chất thải thực phẩm

11,1


13,5



21,6

Giấy

45,2

40,0

11,5



Nhựa dẻo

9,1

8,2

9,9

15,0

Chất hữu cơ khác

4,0


4,6



28,3

Chất thải vườn

18,7

24,0





Thủy tinh

3,5

2,5

28,6



Kim lại

4,1


3,1

24,4



Chất trơ và chất thải khác

4,3

4,1

4,7



Tổng cộng

100

100





(Nguồn: Geogre Tchobanoglous, et al, Mcgraw – Hill Inc, 1993) )
Khối lượng CTRSH tại Bắc Mỹ biến động không đều giữa mùa mưa và
mùa khô, điều đó cho thấy mức phát sinh CTRSH vào các mùa trong năm là
tương đương nhau.

1.2.3. Tốc độ phát sinh của chất thải rắn sinh hoạt
 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh CTRSH:
⁻ Sự phát triển và nếp sống: Sự phát sinh chất thải liên hệ trực tiếp với
phát triển kinh tế của một cộng đồng. Lượng CTRSH đã được ghi nhận là có
giảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế. Phần trăm vật liệu đóng gói (túi nilon)
đã tăng lên trong ba thập kỷ và tương ứng là tỷ trọng khối lượng (khi thu
gom) của chất thải cũng giảm đi.
⁻ Mật độ dân số: Mật độ dân số sẽ tăng cao sẽ phải thải ra nhiều rác hơn.
Nhưng khơng có nghĩa răng dân số ở cộng đồng có mật độ cao hơn sẽ sản
63


sinh ra nhiều rác thải hơn mà dân số cộng đồng có mật độ dân số thấp có các
phương pháp xử lý rác khác ví dụ như làm phân compost hoặc đốt rác tại nguồn.
⁻ Sự thay đổi theo mùa: Lượng rác sẽ tăng cao nhất vào các dịp lễ, tết.
Bảng 1.3. Lượng CTRSH đô thị phát sinh qua các năm tại một số địa phương
Địa phương

TT

Lượng CTRSH đô thị phát sinh (tấn/năm)
2011

2012

2013

2014

1


Hà Nội

2

Phú Thọ

241.971 244.322 250.352

252.806

3

Quảng Bình

78.694

157.571

4

Bắc Kạn

8.8334

8.941

9.064

5


Hịa Bình

21.415

26.605

39.551

2015

1.652.720
254.000

8.999

(Nguồn: Bộ TN&MT, 2016)
Lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị tăng nhanh và liên tục tử năm
2011 đến năm 2015. Đặc biệt là Hịa Bình – nơi có lượng CTRSH phát sinh
tăng mạnh từ năm 2011 đến năm 2013 (tăng 18.136 tấn/năm – 1,8 lần) là
nhân tố ảnh thể hiện lượng CTRSH phát sinh nhanh tại các khu vực trên địa
bàn tỉnh.
1.2.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người.
1.2.4.1. Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường nước
CTRSH không được thu gom, thải vào mương, máng, sông, hồ,… làm
ô nhiễm môi trường nước (thay đổi màu sắc của nước, mùi hôi thối, đi vào
mạch nước ngầm,…), làm giảm DO trong nước gây chết các sinh vật thủy
sinh. Bên cạnh đó, nguồn nước thải sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ (từ thức
ăn, xác động vật,…) cung cấp thức ăn cho tảo phát triển nhanh chóng và dẫn
đến hiện tượng phú dưỡng trong nước, gây suy thối tài ngun sinh vật trong

mơi trường nước và ảnh huơgr trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
Theo quy định, các bãi xử lý chất thải rắn sinh hoạt đúng kỹ thuật phải
có các đường ống dẫn và thu gom nước thải về các bể xử lý nước rác trường
64


khi thải ra ngồi mơi trường tự nhiên dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên
quan. Thế nhưng thực tế thì phần lớn các bãi chơn lấp hiện nay đều không
được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng q tải, nước rị
rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao hồ gây ô nhiễm mơi trường nước nghiêm
trọng. Trong tình hình lượng rác thải tăng nhanh thì sự xuất hiện của hàng loạt
các bãi rác lộ thiên lại làm cho vấn đề ô nhiễm nước càng trở nên nghiêm trọng.
1.2.4.2. Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường đất
Chất thải rắn hữu cơ – thành phần chính trong chất thải rắn sinh hoạt dễ
xảy ra q trình phân hủy yếm khí trong đất tạo ra các chất khí chứ CO2, H2O,
CH4,… gây độc với mơi trường đất. Mơi trường ln có khả năng tự làm sạch
nhưng chỉ trong một giới hạn nào đó. Với khối lượng chất thải rắn ngày càng
tăng dẫn đến vượt quá sức chịu tải của đất tạo ra các vấn đề nghiêm trọng.
Các chất thải rắn vơ cơ rất khó phân hủy trong đất lại đa dạng về thành
phần nên thời gian phân hủy là khác nhau. Chúng tồn tại trong đất làm đất
mất kết cấu, chai cứng, mất khả năng canh tác, giảm sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng.
Các chất thải rắn có chứa kim loại nặng khi đi vào trong đất, nếu trong
quá trình phân hủy chúng sẽ đi vào chuỗi thức ăn và gây bệnh cho người,
động vật.
1.2.4.3. Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường không khí
Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong điều kiện tự nhiên dưới tác động của các
nhân tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật phân giảm sẽ sản sinh
ra các khí có mùi khó chịu và gây độc như CH4, H2S, CO2 và một số khí khác
khơng chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh mà

còn làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, trở thành nhân tố gây nên biến đổi khí
hậu tồn cầu.
Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của
nhiệt độ khơng khí và thay đổi theo mùa. Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ
phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường
65


khơng khí. Mùi đặc trưng là mùi khai (Amoni), mùi hơi nồng, mùi trứng
thối,…
Ngồi phương pháp bãi chơn lấp, phương pháp đốt cũng là phương
pháp được lựa chọn hàng đầu trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt chi phí thấp
gây nęn ơ nhiễm khơng khí nghięm trọng. Việc đốt rác làm phát sinh khói, tro
bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu
huỳnh và Nito, khi đốt lên làm phát tán một lượng khơng nhỏ các chất khí độc
hại hoặc có tác dụng ăn mịn gây nên hiện tượng mưa axit (phá hỏng hoa màu
và các cơng trình xây dựng,…). các hệ thống xử lý bằng phương pháp đốt
khơng có thu hồi khí thải sẽ gây độc là tạo ra các bệnh ở người.
1.2.4.4. Ảnh hưởng của CTRSH đến sức khỏe con người
Mơi trường và con người ln ln có sự tác động qua lại với sau. Hiện
trạng môi trường cũng phần nảo phản ánh được các vấn đề mà con người phải
đối mặt.
Khí thải từ các bãi rác theo con đường hô hấp đi vào cơ thể, một phần
khác như chất hữu cơ, kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước vào cơ thể
thông qua đồ ăn, nước uống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người. Đó chính là nguyên nhân của khoảng 22 loại bệnh của con người trong
đó có bệnh ung thư và các loại bệnh về tai, mũi, họng, viêm phổi, đường
ruột,… [6]
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc
bệnh ung thư ở khu vực gần bãi chơn lấp rác thải chiếm tới 12,25% dân số.

Ngồi ra, tỷ lệ mắc ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô
nhiếm lên tới 25% [4].
1.2.4.5. Ảnh hưởng của CTRSH đến kinh tế - xã hội
Hàng năm, ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản khá
lớn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Chi phí xử lý
CTRSH tùy thuộc vào cơng nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho công nghệ hợp
vệ sinh là 115.000đ/tấn đên 142.000đ/tấn và chi phí chơn lấp hợp vệ sinh có
66


tính đến thu hồi vốn đầu tư là 219.000 đến 286.000đ/tấn. Chi phí đối với cơng
nghệ chế biến rác thành viên đốt được ước tính khoảng 230.000 đến
270.000đ/tấn (Bộ TN&MT, 2010). Chính vì thế, CTRSH phát sinh càng nhiều
càng gây hao tổn tài chính của xã hội cho việc quản lý nó.
1.2.5. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
Quản lý rác thải bao gồm các công đoạn: Phân loại chất thải rắn, lưu
giữ và thu gom chất thải rắn, vận chuyển chất thải rắn, xử lý chất thải rắn, tái
chế và tái sử dụng chất thải rắn.
1.2.5.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Tại Thái Lan, hàng năm có hơn 15 triệu tấn chất thải phát sinh, dự báo
con số này sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới. Ở nước này, việc phân loại rác
đã được thực hiện từ nguồn. Người ta chia ra ba loại rác bỏ vào 3 thùng riêng:
các chất có thể tái chế, thực phẩm và chất thải nguy hại. Các loại rác này được
thu gom và chở bằng ccác xe ép rác có màu sơn khác nhau [12].
Tại Malayxia, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường nước này, tổng lượng
CTR phát sinh năm 2011 của nước này là khoảng 3,28 triệu tấn. Trong đó có
khoảng 76% CTR đơ thị phát sinh ở nước này đã được thu gom, song chỉ có
1,2% được tái chế, số còn lại được chuyển đến 144 bãi chôn lấp [12].
Tại Singapore, rác thải được thu gom và phân loại bằng túi nilong. Các
chất thải tái chế được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác

được đưa về nhà máy thiêu hủy. Các hộ dân và các công ty tại nước này được
khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải của mình đến điểm tập kết và
được giảm chi phí thu gom, xử lý rác. Singapore sử dụng phương pháp xử lý
CTR là đốt kết hợp với chôn lấp và được thực hiện theo quy trình nghiêm
ngặt để nâng cao hiệu quả.
Tại Nhật Bản, lượng CTR phát sinh tại đây năm 2012 là khoảng 65
triệu tấn, trong đó có 37,8 triệu tấn (84%) được xử lý bằng công nghệ thiêu
đốt, phàn còn lại được tái chế. CTR được phân loại tại các hộ gia đình thành 3
loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: chất thải
67


thực phẩm, rác vô cơ, giấy, vải, thủy rinh, rác kim loại. Chất thải thực phẩm
được đưa đến nhà máy xử lý rác để sản xuất phân vi sinh. Các loại CTR còn
lại đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, CTR được đưa đến hầm
ủ có nắm đậy và được chảy trong dịng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất
hữu cơ và phân hủy chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, chất thải
như một hạt cát mịn và nước thải giảm ơ nhiếm. Các chất trơ khơng cịn mùi
sẽ được đem nén thành gạch xốp lát vỉa hè, có tác dụng thấm nước khi trời
mưa [12].
Ở Thụy Điển, quản lý CTR xem xét các nguyên tắc giảm thiểu chất thải
như một ưu tiên hàng đầu. Các phương pháp được ưu tiên để xử lý rác thải tại
Thụy Điển là thiêu đốt và tái chế. Trong năm 2010, CTR được tái chế đã đạt
đến mức 49,2% [12].
Nhìn chung, tình hình quy hoạch quản lý chất thải rắn ở các nước đang
phát triển còn nhiều hạn chế do sự giới hạn về điều kiện tài chính, thiếu sự
quy hoạch lâu dài. Ngược lại, ở các quốc gia phát triển, các vấn đề môi trường
được quan tâm và áp dung công nghệ hiện đại, tiên tiến vào công tác quản lý
và đẩy mạnh hiệu quả của công tác này.
1.2.5.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

Các văn bản ban hành trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn
⁻ TCXDVN 261 – 2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn. Tiêu chuẩn thiết kế.
⁻ TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại, tiêu chuẩn thiết kế.
⁻ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ ban
hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm
của các cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn.
⁻ Quyết định số 1440/2008.QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng
chính phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải rại ba vùng kinh tế
trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam năm 2020.

68


⁻ Thông tư số 131/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của bộ tài chính
hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với các hoạt động đầu tư cho
quản lý chất thải rắn.
⁻ QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại.
⁻ TCVN 6696:2009: Về chất thải rắn – bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
⁻ Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của chính phủ phê
duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015,
tầm nhìn năm 2050.
⁻ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
⁻ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
⁻ Luật quy hoạch năm 2017.
⁻ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều
của luật quy hoạch.
⁻ QCVN 61-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt
chất thải rắn sinh hoạt.

a. Hiện trạng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở Việt Nam
Theo thống kê, CTRSH phát sinh ở các đô thị chiếm đến hơn 50% tổng
lượng CTRSH của cả nước môi năm. Đến năm 2015, tổng khối lượng
CTRSH phát sinh tại các đô thị khoảng 38.000tấn/ngày (Bộ Xây dựng, 2016).
Trong khi năm 2014, khối lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị khoảng
32.000 tấn/ngày. Riêng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khối lượng
CTRSH phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày [3]. Theo tính tốn
mức gia tăng của giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 đạt trung bình 12%
mỗi năm về xu hướng, mức độ phát sinh CTRSH đô thị liên tục tăng trong
thời gian tới [1].
Các đô thị thuộc cùng đồng bằng và vùng biển có tỷ trọng phát sinh
CTRSH cao hơn nhiều so với khu vực miền núi [1].
69


CTRSH đơ thị có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54 đến 77%, chất thải có thể
tái chế (thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 đến 10% (Bộ TN&MT,
2016) và chúng ta có thể thấy qua tỷ lệ trong thành phần CTRSH của thành
phố Hà Nội (Bảng 1.4).
Bảng 1.4. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị Hà Nội
STT

Thành phần CTRSH

Tỷ lệ (%)

1

Chất thải rắn hữu cơ


51,9

2

Chất thải rắn vô cơ

16,1

2.1

Giấy

2,7

2.2

Nhựa

3,0

2.3

Da, cao su, gỗ

1,3

2.4

Vải sợi


1,6

2.5

Thủy tinh

0,5

2.6

Đá, đất sét, sành sứ

6,1

2.7

Kim loại

0,9

Các hạt < 10mm

32

3

Cộng

100
(Nguồn: Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội, 2015)


Hiện nay, túi nilong đang nổi lên như một vấn đề đáng lo ngại trong
quản lý chất thải rắn do thói quen sử dụng của người dân bởi sự thuận tiện của
chúng cũng như các loại túi chất liệu khác có giá thành cao hơn nhưng độ bền
lại kém hơn.
b. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Việc phân loại CTRSH tại nguồn cho đến năm 2015 chưa có chế tài áp
dụng và không đồng bộ cho các công đoạn thu gom, xử lý. Phần lớn chất thải
rắn sinh hoạt đô thị chưa được phân loại tại nguồn. Hoạt động thu gom, vận
chuyển CTR sinh hoạt ở các đô thị được cung cấp chủ yếu bởi các công ty
dịch vụ cơng ích, cơng ty mơi trường đơ thị và cơng ty cơng trình đơ thị và
một phần do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện với tỷ lệ ngày càng cao. Ví
70


dụ như tại Tp. Hồ Chí Minh, 50% lượng CTR sinh hoạt được thu gom bởi các
công ty tư nhân hoặc hợp tác xã; tại Hà Nội tỷ lệ này là khoảng 20% do các
công tu tư nhân, hợp tác xã, tổ vệ sinh môi trường thực hiện [3].
Hiện nay, phí vệ sinh được thu tùy thuộc vào từng đối tượng: Đối với
hộ gia đình tại khu vực đơ thị trung bình là 21.000đ/hộ/tháng tương đương
5.600đ/người/tháng; mức thu tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ từ 120.000 –
200.000đ/cơ sở/tháng tùy theo quy mô và địa phương [1].
Tại khu vực đô thị, tổng khối lượng CTRSH thu gom khoảng 31.600
tấn/ngày năm 2014 và khoảng 32.415 tấn/ngày năm 2015 (tăng 815 tấn/ngày) [1].
Tỷ lệ thu gom và xử lý CTR đô thị đạt khoảng 85,3%(2014). Đơ thị
loại I có tỷ lệ thu gom khu vực nội thành đạt mức tuyệt đối 100% như Hải
Phịng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh; Hà nội đạt khoảng 98%. Đa số các đô thị
loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành khoảng 80% - 85%. Ở
các đô thị loại IV và V công tác thu gom chưa được cải thiện nhiều, hạn chế
về nguồn nhân lực, thiếu vốn đầu tư trang thiết bị thu gom do phần lớn là

được đầu tư quản lý bởi hợp tác xã [1].
Theo Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu quản lý tổng hợp các loại CTR đô thị
được đặt ta là lượng CTRSH đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo
môi trường đạt đến 90% (đến 2020) và đạt 100% (đến 2025) [17].
Tính đến hết năm 2015, cả nước có khoảng 35 cơ sở xử lý CTRSH đô
thị được đưa vào hoạt động. Công suất trung bình của các cơ sở xử lý phổ
biến ở mức từ 100 – 200 tấn/ngày. Một số cơ sở xử lý CTRSH có cơng suất
thiết kế rất lớn như: khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước 3.000 đến
5.000 tấn/ngày; nhà máy xử lý chất thải rắn tại Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh 1.000 tấn/ngày; nhà máy xử lý chất thải Xuân Sơn (Sơn Tây, Hà Nội)
700 tấn/ngày;… [3]
Các công nghệ xử lý CTRSH đang áp dụng ở nước ta ngày càng đa
dạng nhưng hiệu quả thực tế chưa được tổng kết, đánh giá một cách đầy đủ.
71


Một số công nghệ trong nước đang triển khai áp dụng bước đầu đã đem lại
hiệu quả nhất sịnh. Các công nghệ được nghiên cứu trong nước hầu hết do các
doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm nên việc hoàn thiện công nghệ cũng như
triển khai ứng dụng trong thực tế cịn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, các cơng
nghệ mới, vừa triển khai ứng dụng, vừa hoàn thiện nên các dây truyền công
nghệ và thông số kỹ thuật chưa được hồn thiện và chuẩn xác.
Phần lớn các bãi chơn lấp tiếp nhận CTRSH chưa được phân loại tại
nguồn, có thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm nhiều diện tích
đất, phát sinh lượng lớn nước rỉ rác. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần
lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, khơng có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác,
quá tải, không được che phủ bề mặt, khơng được phun hóa chất khử mùi và
diệt côn trùng,… đang là nguồn gây ô nhiễm mơi trường đất, nước, khơng
khí, sinh thái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất

của cộng đồng xung quanh [17].
1.2.3. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, còn hạn chế về mặt kinh tế
xã hội nên phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu được sử dụng
tại các khu xử lý là phương pháp đốt, chôn lấp và sản xuất phân hữu cơ (phân
compost).
1.2.3.1. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt
 Đốt: Là phản ứng có sự tham gia của oxy với những thành phần hữu cơ
có trong chất thải sản sinh ra các hợp chất bị oxy hóa cùng với sự tỏa nhiệt và
phát sáng.
⁻ Đốt tự nhiên: Đổ chất thải vào thung lũng ở giữa hai dãy núi rồi đốt
(thích hợp với những vùng xa khu dân cư)
⁻ Lò thiêu hủy: Rác trước khi đưa vào lò đốt được phân loại ra thành rác
hữu cơ và vô cơ để loại bỏ hoặc tái chế rác vơ cơ rắn, cịn lại đưa vào lị đốt
duy trì ở nhiệt độ 1000 đến 1100oC. Phương pháp này sử dụng thiêu hủy chất
thải rắn hữu cơ như rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, bệnh viện,…
72


×