Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tại lâm phần có mạy chả (arundinaria sp) ở huyện điện biên đông, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC
----------o0o----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TẠI LÂM PHẦN CÓ MẠY
CHẢ( ARUNDINARIA SP) PHÂN BỐ Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH
ĐIỆN BIÊN”
NGÀNH: LÂM SINH

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Lê Hồng Liên

Sinh viên thực hiện

: Lê Hải Đăng

Mã sinh viên

: 1653010606

Lớp

: K61B – Lâm sinh

Khóa

: 2016 - 2020

Hà Nội, 2020




Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4
1.

Trên thế giới: ........................................................................................................................................ 4
Nghiên cứu về cấu trúc rừng: ........................................................................................................... 4

1.1

● Một số chỉ tiêu cấu trúc khác: ................................................................................................................. 11
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................... 17
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................................................ 17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................................. 17
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 17
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................................... 17
2.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................................... 17
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu .............................................................. 18
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu ........................................................ 18
Cấu trúc tổ thành, mật độ, chất lượng, nguồn gốc và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng. .................................... 18
2.3.3.Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của Mạy chả trên mỗi đối tượng rừng nghiên cứu( mật độ, sinh
trưởng Doo, Hvn, độ dài lóng bình qn, mật độ măng) ............................................................................ 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................... 18
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................................................... 18
2.4.1.3.




Phương pháp nội nghiệp ....................................................................................................... 22
Nghiên cứu đặc điểm tầng cây cao ............................................................................................. 22

Nghiên cứu đặc điểm cây Mạy chả trên 2 đối tượng nghiên cứu........................................................ 24

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......... 25
3.1.Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 25
3.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................................................... 25
3.1.2. Địa hình, địa thế............................................................................................................................... 25
3.2. Tài nguyên rừng ................................................................................................................................. 28
3.2.1. Diện tích các loại rừng .................................................................................................................... 28
3.2.2. Thảm thực vật và phân bố của các loài quý hiếm ......................................................................... 30
3.3. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu................................................................ 30
3.3.1. Dân tộc, dân số và lao động ............................................................................................................. 30


3.3.2. Đánh giá chung về tình hình kinh tế, xã hội .................................................................................. 31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................ 32
4.1.

Nghiên cứu đặc điểm tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu ...................................................... 32

4.1.1.

Cấu trúc tổ thành thực vật rừng(theo phần trăm số cây (N%) ................................................ 32

4.1.2.

Cấu trúc mật độ và độ tàn che ................................................................................................... 33


4.2.2.

Xác định mật độ cây tái sinh...................................................................................................... 39

4.2.3.

Xác định chất lượng cây tái sinh ............................................................................................... 40

5.1.2. Đặc trưng cấu trúc tầng tái sinh ....................................................................................................... 46
5.2. Tồn tại ................................................................................................................................................. 47
5.3. Kiến nghị ............................................................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 49


Danh mục các bảng:
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Điện Biên
Bảng 3.2 Thống kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Bảng 4.1: Tổ thành tầng cây cao của 2 trạng thái rừng
Bảng 4.2: Mật độ và độ tàn che
Bảng 4.3: Các đặc trưng về đường kính và chiều cao
Bảng 4.4: Tổ thành loài cây tái sinh ở 2 trạng thái rừng
Bảng 4.5: Mật độ cây tái sinh của 2 trạng thái rừng
Bảng 4.6: Bảng thống kê phân bố số cây tái sinh theo phẩm chất
Bảng 4.11. Phân bố cây Mạy chả
Bảng 4.12 Sinh trưởng của cây Mạy chả
Bảng 4.13 Mật độ và sinh trưởng của cây măng


Danh mục các biểu và đồ hình:

Biểu 01.Biểu điều tra tầng cây cao
Biểu 02. Biểu điều tra cây tái sinh
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ phẩm chất tầng cây tái sinh của 2 trạng thái rừng IIIA1 và IA
Hình 4.1: Trắc đồ bằng và trắc đồ đứng OTC 1 - Trạng thái IIIA1


LỜI NĨI ĐẦU
Để hồn thành chương trình dào tạo Đại học Khóa học 2016 – 2020 tại Trường
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, được sự nhất trí của Nhà trường, Khoa Lâm học và giảng
viên hướng dẫn.
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tại các lâm
phần có Mạy chả ( Arundinaria sp)phân bố ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên”
Sau thời gian từ hình thành ý tưởng nghiên cứu, lập đề cương, triển khai đề tài, xử
lý nội nghiệp và viết báo cáo đến nay khóa luận đã hồn thành. Nhân dịp này cho phép
tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên ThS.Lê Hồng Liên – người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Lâm học, cùng các
thầy cơ trong tồn trường – những người đã trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức cho
tôi trong suốt 4 năm học vừa qua, giúp đỡ tơi hồn thành tốt chương trình đại học.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo huyện Điện Biên Đông, tỉnh
Điện Biên đã tạo điều kiện để tôi được tiến hành nghiên cứu tại khu vực.
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè, những người đã cùng hỗ trợ, giúp đỡ,
động viên tơi trong suốt q trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Trong q trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp mặc dù bản thân đã có cố gắng hết
sức, nhưng vẫn khơng thể tránh khỏi những khuyết điểm, do năng lực của bản thân cịn
hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cơ và những đóng góp, ý kiến phê
bình của thầy cơ và bạn bè để giúp tơi hồn thiện khóa luận tốt hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

1



ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng theo khái niệm của luật pháp Việt Nam là để chỉ một hệ sinh thái bao gồm
quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, cũng như các yếu tố mơi trường
khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che
phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Hoặc nói cách khác rừng là một hệ sinh thái, là nơi sinh
sống của các loài thực vật, động vật, nấm và vi sinh vật, những thành phần này của rừng
có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo cơng bố về hiện trạng rừng tồn quốc năm 2017
thì tổng diện tích rừng tồn quốc hiện đang là 14.415.381 ha, độ che phủ tương ứng là
41,45%. Rừng có cấu trúc 3 - 5 tầng (Tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dưới tán, tầng
cây bụi, tầng cỏ và quyết).
Tre trúc là một nhóm thực vật thân xanh đa niên thân gỗ, rễ chùm, bên trong rỗng,
phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt. Tre thuộc Bộ Hịa thảo, Phân họ
Tre, Tơng Tre (Bambuseae), một số lồi của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất
trong Bộ Hòa thảo. Mạy chả là một loài thuộc họ tre trúc, mọc rải rác trong vùng rừng tự
nhiên bị thoái hoá và dọc đường đi ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
Hiện nay trên địa bàn một số tỉnh Tây Bắc, đặc biệt là Điện Biên có rừng tự nhiên
và rừng trờng, với nhiều các loài cây khác nhau, rừng hỗn giao tre trúc, trong đó có lồi
cây Mạy chả. Lồi Mạy chả là ng̀n ngun liệu chính trong việc sản xuất đờ gỗ mỹ
nghệ, nhạc cụ, vật liệu xây dựng, các nhu cầu thiết yếu khác của con người, có thể nói
lồi cây lâm sản ngồi gỗ có giá trị, có khả năng cải thiện đời sống kinh tế của người dân
địa phương dựa vào nhu cầu xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Đài Loan,… Tuy
nhiên, hiện tại ở khu vực Tây Bắc kinh doanh cây Mạy chả vẫn theo hướng tự phát. Mạy
chả mọc tự nhiên trong rừng phục hồi sau nương rẫy, xen trong rừng thứ sinh phục hồi
được người dân khai thác rồi bán cho các đầu mối thu mua mà chưa có kỹ thuật xác định
tuổi cây, chưa nắm rõ tiêu chuẩn cây khai thác, kỹ thuật khai thác. Việc trồng rừng
nguyên liệu, đặc biệt là thâm canh rừng trờng cịn chưa được chú ý. Đặc biệt việc phát
triển mở rộng diện tích trờng lồi cây này gặp khó khăn do nhân giống bằng gốc rất hạn
chế về số lượng, đến nay chưa có một nghiên cứu bài bản nào về nhân giống bằng

phương pháp khác như chiết giâm hom hoặc nuôi cấy mô, nên số lượng giống cung cấp

2


cho việc mở rộng trờng rừng ngun liệu lồi cây này chưa đáp ứng được. Như vậy, việc
kinh doanh cây Mạy chả cịn thiếu các thơng tin về đặc tính của loài cây cũng như các
biện pháp kỹ thuật về nhân giống, gây trồng và phục hồi rừng tự nhiên.
Để góp phần cung cấp thêm những thơng tin cần thiết phục vụ cho các hoạt động
bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao hiệu quả quản lý rừng bền vững cũng như phát triển
và mở rộng việc kinh doanh cây mạy chả ở khu vực, đặc biệt là huyện Điện Biên Đơng,
tỉnh Điện Biên một cách hiệu quả thì việc hiểu về cấu trúc rừng hiên tại, khả năng táisinh
tự nhiên của cây mạy chả là rất quan trọng. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc thực
hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tại các lâm phần có Mạy chả (
Arundinaria sp)phân bố ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên” là rất cần thiết.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Trên thế giới:
1.1 Nghiên cứu về cấu trúc rừng:
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải
có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã
sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các
hồn cảnh khác. Rừng đóng vai trị quan trọng trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu
thơng qua những chức năng mơi trường như chống xói mịn, và đảm bảo tuần hoàn nước.
Rừng trên thế giới được chia thành nhiều loại bao gồm: Rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim
(rừng Taiga) vùng ôn đới, rừng rụng lá ôn đới, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản
xuất.

Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo tạo nên quần thể thực
vật rừng theo không gian và thời gian.
Theo Baur G.N (1976) [1] nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã
đưa ra quan điểm, khái niệm và mơ tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của
rừng; nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung, cơ sở sinh thái học trong
kinh doanh rừng mưa nói riêng, tác giả đã đưa ra tổng kết hết sức phong phú về các
nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều
tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa
Cấu trúc rừng trên thế giới được chia thành 4 loại:
● Cấu trúc tổ thành:
Tổ thành là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể của từng loài trong thành
phần phần cây gỗ của rừng. Hiểu một cách khác, tổ thành cho biết sự tôt hợp và mức độ
tham gia các loài cây khác nhau trên cùng đơn vị thể tích.
Trong một khu rừng nếu một lồi cây nào đó chiếm 95% thì rừng đó được coi là
rừng thuần lồi , cịn rừng có từ 2 lồi cây trở lên với tỷ lệ sấp xỉ nhau thì là rừng hỗn
loài. Tổ thành của các khu rừng nhiệt đới thường phong phú về các loài hơn là tổ thành
các lồi cây của rừng ơn đới.

4


● Cấu trúc tầng thứ:
Sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng, phụ thuộc vào
đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Cấu trúc tầng thứ
của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới thức nhiều tầng thứ hơn các hệ sinh thái rừng ôn đới.
Một số cách phân chia tầng tán:
* Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, khơng có tính lien tục.
* Tầng tán chính (tầng ư thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính, có tính lien
tục.
* Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bong.

* Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi.
* Thực vật ngoài tầng: Chủ yếu là các lồi thân leo.
Phương pháp vẽ biểu đờ mặt cắt đứng của rừng do Richards P.W, P92- 97 đề
xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan cho đến nay vẫn được áp dụng để nghiên cứu cấu
trúc tầng của rừng.
● Cấu trúc tuổi:
Cấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các loài cây tham gia hệ sinh thái
rừng, sự phân bố này có mối lien quan chặt chẽ với cấu trúc về mặt không gian.
Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng người ta thường phân tuổi lâm phần thành
các cấp tuổi. thường thì mỗi cấp tuổi có thời gian là 5 năm, nhiều khi là các mức 10.15
ha/20 năm tùy theo đối tượng và mục đích.
● Cấu trúc mật độ:
Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích. Phản ánh mức độ tác
động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu hoàn cảnh rừng, khả
năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của rừng thì mật độ luôn thay đổi. Đây
chính là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng.
1.2 Nghiên cứu về tre trúc:
Tre trúc(Bambusa) là một ng̀n lâm sản ngồi gỗ chiếm vị trí quan trọng trong tài
nguyên rừng ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều lồi tre trúc là ng̀n ngun liệu quan

5


trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp giấy
sợi, công nghiệp chế biến ván nhân tạo, vật liệu trong xây dựng, kiến trúc, giao thơng vận
tải,... Một số lồi tre trúc cho măng ăn ngon, đã trở thành nguồn cung cấp thực phẩm có
giá trị. Các sản phẩm từ tre trúc khơng cịn bó hẹp trong biên giới của một số quốc gia mà
đã có mặt ngày càng nhiều trên thị trường quốc tế và được nhiều nước châu Âu, châu Mỹ
ưa chuộng. Chính vì vị trí quan trọng của tài ngun tre trúc, nhiều nước trên thế giới có
tre trúc và kể cả những nước sử dụng tre trúc, đã tiến hành nhiều nghiên cứu về tre trúc.

Các loài tre trúc phân bố tự nhiên ở các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, từ vùng
thấp tới độ cao 4000 m (so với mực nước biển), song tập trung chủ yếu ở vùng thấp tới
đai cao trung bình . Các lồi tre trúc có thể mọc hoang dại hoặc được gây trờng và có một
đặc điểm nổi bật là có mặt ở rất nhiều các mơi trường sống khác nhau (Dransfield and
Widjaja, 1995) [14].
Theo Rao AN and Rao VR (1995, 1999) [18, 19], cả thế giới có khoảng 1250 loài tre trúc
của 75 chi, phân bố ở khắp các châu lục, trừ châu Âu. Châu Á đặc biệt phong phú về số
lượng và chủng loại tre trúc với khoảng 900 loài của khoảng 65 chi. Tre trên thế giới có
phân bố ở 3 khu vực lớn: Châu Á Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mỹ. Các lồi tre
lớn thuộc chi Bambusa và Dendrocalamus phân bố ở khu vực Châu á Thái Bình dương.
Trên thế giới có 36.77 triệu ha rừng tre. Diện tích tre của châu Á là 23.6 triệu ha, trong đó
Ấn độ 11.36 triệu ha, Trung Quốc 5.44 triệu ha, Indonesia 2.08 triệu ha, Lào 1.61 triệu
ha, Myanmar 0.85 triệu ha, Việt Nam 0.81 triệu ha (FAO, 2005). [12]
Năm 2002, Bystriakova và cộng sự [....] khi nghiên cứu về bảo tổn và đa dạng sinh học
của tre trúc khu vực châu Á đã cho rằng có hơn 6,3 triệu km rừng châu Á chứa tre, với
mật độ cao nhất được xác định từ phía đông bắc Ấn Độ qua Miến Điện đến miền nam
Trung Quốc, và thông qua Sumatra đến Borneo. Những con số cao nhất về sự phong phú
của các loài tiềm năng (144 spp mỗi km vuông) đã được ghi nhận trong các khu rừng ở
phía nam Trung Quốc, bao gờm đảo Hải Nam.
Theo FAO (2007)[13] mười sáu quốc gia ở châu Á có khoảng 24 triệu ha tài nguyên tre
trúc, năm quốc gia châu Phi có 2,8 triệu ha. Ước tính rằng mười quốc gia Mỹ Latinh có

6


thể có hơn 10 triệu ha tài nguyên tre, chiếm tổng số thế giới khoảng 37 triệu ha hoặc
khoảng 1% diện tích rừng tồn cầu. Tuy nhiên, các số liệu chỉ đại diện cho ước tính sơ bộ
và bao gờm rừng tre thuần loài, tre hỗn loài với các loài khác (trong đó tre khơng nhất
thiết phải chiếm ưu thế) và tre trên đất khác.
Nhìn chung, Tre trúc được gây trồng với 3 mục đích kinh doanh: chuyên măng, chuyên

thân khí sinh hoặc cả 2. Các loài tre trúc được kinh doanh chỉ cho năng suất, chất lượng
cao khi có tác động bởi một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Các biện pháp thâm
canh tăng năng suất chất lượng được nghiên cứu và thực nghiệm chủ yếu là: Bón phân,
điều chỉnh mật độ khóm trên hecta, điều chỉnh số lượng thân khí sinh để lại cho mỗi bụi,
mỗi thế hệ, khai thác măng, khai thác thân khí sinh, phịng trừ sâu bệnh cho từng lồi cụ
thể. Ngồi ra, điều kiện khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ, điều kiện thổ nhưỡng cũng là
những nhân tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình sinh trưởng, phát triển của rừng tre
trúc và được chọn làm những tiêu chí khi lựa chọn biện pháp thâm canh. Kết quả nghiên
cứu của nước ngồi là ng̀n tài liệu tham khảo rất có giá trị, đặc biệt đối với những lồi
có quan hệ thân thuộc với những loài ở Việt Nam.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước gây trồng chế biến tre lớn nhất thế giới. Năm 2006
tổng giá trị sản phẩm tre của Trung Quốc hơn 6 tỷ USD và giá trị xuất khẩu đạt 600 triệu
USD. Tỉnh Chiết Giang có 0.78 triệu ha rừng tre, trong đó 0.6 triệu ha là rừng Mao trúc
(Phyllostachys pubescens) chiếm 1/6 diện tích tre của Trung quốc, giá trị đạt 2.3 tỷ USD
(chiếm 1/3 giá trị của cả Trung quốc) (Ding X., 2008)[22]
Sản phẩm ván dăm của Ấn Độ đạt 62.52 tấn năm 1991, 14.61 tấn năm 2001, ván sợi
77.38 ngàn tấn năm 1997, 145.18 ngàn tấn năm 2001 (Pandey, 2008)[21]. đánh giá yêu
cầu về nguyên liệu thô cho sản xuất ván ép, ván sợi, ván dăm tre của Ấn độ năm 2010 là
3.93 triệu m3 để sản xuất 0.96 triệu m3 ván ép, 0.25 triệu m3 ván dăm, 0.64 triệu m3 ván
sợi.
N. Smith và các tác giả (2006)[16] nghiên cứu thị trường tre thế giới chỉ ra rằng: thị
trường ván sàn tre khoảng 100 triệu USD, ván tre (Wood panels) khoảng 200 triệu USD.

7


Các tác giả cũng dự đoán thị trường của chúng trong tương lai ở các mức thấp, trung bình
cao tương ứng nằm trong khoảng 500-2400 triệu USD, 900-4300 triệu USD.
2. Trong nước:
2.1: Nghiên cưú về rừng, cấu trúc rừng

Rừng là một hệ sinh thái, là nơi sinh sống của các loài thực vật, động vật, nấm và vi sinh
vật, những thành phần này của rừng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo cơng bố về
hiện trạng rừng tồn quốc năm 2017 thì tổng diện tích rừng tồn quốc hiện đang là
14.415.381 ha, độ che phủ tương ứng là 41,45%. Rừng ở nước ta phân bổ không đồng
đều, tập trung chủ yếu ở khu vực tây nguyên, trung du phía bắc. Trong đó chủ yếu rừng
tự nhiên là rừng nghèo, cịn rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm 4,6 % tổng diện tích
rừng cả nước. Rừng ở Việt Nam được chia thành:
* Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới:
Đây là kiểu rừng có diện tích lớn, phân bố rộng khắp đất nước, nằm trong vành đai
nhiệt đới gió mùa, thường phân bố ở độ cao dưới 700 m ở miền Bắc và dưới 1000 m ở
miền Nam. Rừng có cấu trúc 3 - 5 tầng (Tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dưới tán, tầng
cây bụi, tầng cỏ và quyết). Thực vật rừng ở đây gồm phần lớn là các lồi cây nhiệt đới,
khơng có chời ngủ qua đơng, một số lồi trên thân mang hoa quả, một số lồi gốc có bạnh
vè cao. Các lồi cây điển hình như Gội, Sấu, Re, Cà lờ, Vàng anh, Sến mật, Lim xanh,
Mỡ, một số loài trong họ dầu như Sao đen, Chò chỉ, Táu, họ Trám như Trám trắng, Trám
đen,…
* Kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới:
Kiểu rừng này có cùng đai độ cao và nhiệt độ vói kiểu rừng trên, nhưng xuất hiện 1-3
tháng khô hạn trong năm với lượng mưa chỉ đạt 25-50 mm/tháng. Ở thời điểm này độ ẩm
trung bình thấp. Một số khu vực thuộc các tỉnh như Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang,
Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk gặp kiểu rừng này. Thể hiện rõ nhất là sự rụng
lá của 25-75% cá thể cây rừng, các loài ưu hợp thuộc họ Dầu, họ Bàng, họ Tử vi, họ Dâu
tằm, họ Xoan, họ bờ hịn, họ Đậu, họ Trơm. điển hình như: Dầu song nàng, Dầu con

8


quay, Gõ đỏ, Săng lẻ, Chò nhai, Chiêu liêu, Trương vân, Lát khét, Lim xẹt, Xoay, Giáng
hương, Lịng mang, Trơm, Sau sau,…
* Kiểu rừng kín lá rộng rụng lá nhiệt đới:

Kiểu rừng này hình thành trong điều kiện giống như kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá,
nhưng độ ẩm thấp hơn lượng mưa có thể xuống tới 1200 mm, mùa khơ kéo dài 4- 6
tháng, trong đó có 1-2 tháng chỉ đạt < 25 mm, có 1 tháng khơng có mưa. Có thể gặp kiểu
rừng này ở Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Nam bộ. Kiểu rừng này
thường có 2 tầng, tầng cây cao chủ yếu là các loài rụng lá, chiếm tới 75% số lồi. Các
lồi điển hình trong họ Dầu, họ Thung, họ Tử vi, họ Đậu như: Dầu trai, Dầu con quay,
Săng lẻ, Dáng hương, Cà te, Gõ đỏ, Trắc, Xoay, Thung, Gạo, Ban, Dẻ tằm, Dẻ răng cưa,
Sau sau.
* Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới (rừng khộp):
Kiểu rừng này hình thành trong vùng khí hậu khơ nóng, thường xảy ra lửa rừng, lượng
mưa trung bình hàng năm 600-800 mm, nhiệt độ trung bình 20-250C, mùa khơ kéo dài 56 tháng, đất có tầng kết von gây úng về mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khơ.
Rừng khộp có mật độ thấp, tán thưa, nhiều tầng, kích cỡ, tổ thành đơn giản, chủ yếu là
cây họ Dầu như Dầu trà beng, Dầu đờng, Dầu trai, ngồi ra cịn gặp một số loài cây khác
như Cẩm liên, Cà chiếc, Chiêu liêu, Kơ nia, Thành ngạnh, Găng, Le.
* Kiểu rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới:
Kiểu rừng này phân bố ở độ cao trên 700 m ở miền Bắc, trên 1000 m ở miền Nam,
lượng mưa trung bình năm 1200-2500 mm, nhiệt độ trung bình năm 15-200C, tháng lạnh
nhất dưới 150C, độ ẩm trên 85%. Có thể gặp kiểu rừng này ở các tỉnh như Lào Cai, Lai
Châu, Bắc Kạn, Hà Giang, Sơn La, Hồ Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đắk Lắk.
Rừng thường có 2 tầng cây gỗ và tầng cỏ quyết. Các loài cây ưu thế thuộc khu hệ bản địa
Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, trên thân và cành có nhiều rêu và địa y phụ sinh. Đặc
trưng của loại rừng này là nhiều loài cây có chời ngủ, thuộc họ Re, họ Chè, họ Ngọc lan,
họ Sau sau, họ Nhân sâm, họ Đỗ quyên và nhiều loài địa lan quý.

9


* Kiểu rừng ngập mặn:
Đây thực chất là một kiểu phụ thuộc kiểu rừng kín lá rộng thường xanh hình thành
trên điều kiện đặc biệt: đất phù sa mặn, bùn lầy, ngập nước biển theo thuỷ triều lên

xuống. Phân bố dọc theo các tỉnh ven biển Việt Nam, điển hình như Quảng Ninh, Thái
Bình, Nam Định, Kiên Giang, Đờng Tháp, Cà Mau,… Rừng thường có một tầng, đơi khi
tầng dưới có cỏ quyết. Các lồi điển hình thuộc họ Đước, họ Bần, họ Cói, họ Ơ rơ,… như
Đước bộp, Đước xanh, Vẹt dù, Bần chua, Bần trắng, Mấm, Dà vôi, Cóc, Dừa nước,
Cói,… Vùng đất chua phèn đã nâng cao thường gặp lồi Tràm.
* Kiểu rừng núi đá vơi:
Kiểu rừng này bao gồm các kiểu phụ thuộc kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá
phân bố ở đai nhiệt đới và á nhiệt đới trong điều kiện đặc biệt là đất đá vôi. Với diện tích
khoảng 800.000 ha phân bố ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang,
Tun Quang, Sơn La, Hồ Bình, Ninh Bình, Quần đảo Cát Bà, Hạ Long,… Địa hình
dốc, vách đá tai mèo, tầng đất mỏng nên các loài cây sinh trưởng chậm, rễ nổi và ôm lấy
các tảng đá ăn sâu vào các khe nứt. Các lồi điển hình như Nghiến, Trai lý, Ơ rơ, Mạy
tèo, Chị nhai, Lịng mang, Kim giao, Sâng, Đinh, Sấu, Chị chỉ, Hồng đàn.
* Kiểu rừng lá kim:
Kiểu rừng này có 2 kiểu phụ là rừng thưa lá kim hơi khô nhiệt đới và rừng thưa lá kim
hơi khô á nhiệt đới. Với diện tích khoảng 200.000 ha phân bố tập trung ở Tây Nguyên và
một số tỉnh phía Bắc. Đất rừng ở đây thường có tầng nơng, khơ, chua và xấu. Rừng có kết
cấu 2 tầng rõ, tầng trên chủ yếu là các loài thơng, tầng dưới có một số lồi cây họ dẻ. Các
lồi thường gặp: Thơng Nhựa, Thơng Ba lá, Thơng Mã vĩ.
* Rừng tre nứa:
Là kiểu rừng có cấu trúc hình thái độc đáo dễ nhận biết từ xa, là kiểu phụ thứ sinh
hình thành trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc nương rẫy. Rừng tre nứa ở Việt Nam
phân bố rộng từ độ cao gần ngang mực nước biển tới 2000 m. Việt Nam có khoảng 1,5

10


triệu ha rừng tre nứa tập trung ở các vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Nam
Trung bộ, Tây Ngun. Với gần 200 lồi tập trung trong nhóm tre mọc cụm như Tre gai,
L̀ng, Bương, Mai, Hóp, Lờ ơ, Le, Mạnh tơng,... và nhóm mọc tản chủ yếu ở vùng núi

phía Bắc như Vầu đắng, Vầu ngọt, Trúc sào, Trúc cần câu, Sặt,...
Theo Husch. B (1992) (dẫn theo Vũ Tiến Hinh (2003)[11] cấu trúc rừng là sự sắp
xếp tổ chắc nội bộ của các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các lồi
có đặc điểm sinh thái khác nhau có thể cùng sinh sống trong một khoảng thời gian nhất
định trong một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể
hiện của các mối quan hệ đấu tranh sinh tờn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành phần
trong hệ sinh thái với nhau và với mơi trường.
Nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thơng qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng,
nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng,
nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái
niệm dạng sống, tầng phiến,...
Một số nghiên cứu về mơ tả hình thái cấu trúc rừngđã phân biệt tổ thành thực vật rừng
mưa thành 2 loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ
thành cây đơn giản. Việt Nam thuộc kiểu rừng nhiệt đới.
● Một số chỉ tiêu cấu trúc khác:


Độ che phủ: Là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay lãnh thổ. Ví dụ: độ
che phủ của rừng ở Việt Nam năm 2005 là 35,5%.



Độ tàn che: Là mức độ che phủ của tán cây rừng. Người ta thường phân chia theo các
mức từ: 0,1; 0,2;...0.9;1.



Mức độ khép tán: Mức độ này thể hiện sự giao tán giãu các cá thể. Cũng là chỉ tiêu để
xác định giai đoạn rừng.




Phân bố mật độ theo đường kính: Biểu đờ và hàm tốn học phân bố mật độ cây rừng
theo chỉ tiêu đường kính.

11




Phân bố mật độ theo chiều cao: Tương tự như với đường kính chỉ khác là căn cứ
theo chiều cao

2.2:Nghiên cứu về tre trúc
Tài nguyên tre của Việt Nam được ghi nhận 14 chi, 73 lồi. Ban thực vật chí thuộc tổng
cục lâm nghiệp đã tiến hành điều tra các lồi tre ở lưu vực sơng Lơ, Gâm, Chảy (1973) và
sau đó KS Vũ Dũng đã đưa ra kết quả điều tra thành phần và phân bố các loại Tre trúc ở
miền Bắc Việt nam (1973 – 1975) là 10 chi, 48 lồi, 4 dạng, 2 thứ trong đó vùng Đơng
bắc có tới 36 lồi thuộc 9 chi. Phạm Hồng Hộ (1999)[10] đã giới thiệu 23 chi, 121 lồi
nhưng có lồi khơng có mơ tả, các lồi khác mơ tả rất ngắn không đủ các thông tin cần
thiết để nhận biết chúng ngoài thực địa. Lê Viết Lâm và các tác giả (2005)[6] đã thống kê
được 22 chi và 122 loài. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005)[7] đã giới thiệu 25 chi, 216 lồi,
cơng trình của Nguyễn Hồng Nghĩa có thể coi là một tài liệu duy nhất từ trước đến nay
đã liệt kê đầy đủ nhất về số lượng chi, loài tre với nhiều thơng tin có ý nghĩa về phân bố,
đặc tính hình thái, sinh thái, cơng dụng và có giá trị như một cẩm nang tra cứu, đặc biệt là
nhận dạng loài tre.
Theo Nguyễn Tử Ưởng (2000)[8], Việt nam có 1.489.068 ha bằng 4,53% diện tích tồn
quốc với tổng trữ lượng là 8.400.767.000 cây. Trong đó: Rừng tre trúc tự nhiên có
1.415.552 ha bằng 14,99% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng là 8.304.693.000 cây bao
gồm: Rừng thuần loại tre trúc có 789.221 ha bằng 8,36% diện tích rừng tự nhiên với trữ

lượng là 5.863.091.000 cây; Rừng hỗn giao gỗ tre trúc có 626.331 ha bằng 6,63% diện
tích rừng tự nhiên với trữ lượng là 2.441.602.000 cây. Rừng tre trúc trờng có 73.516ha
bằng 4,99%diện tích rừng trờng với trữ lượng là 96.074.000 cây.
Theo Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn (2007)[2], tính tới năm 2001, tổng diện tích
rừng tre trúc của Việt Nam có khoảng 1.489.000 ha, trong đó 1.415.500 ha là rừng tự
nhiên (thuần lồi hoặc hỗn lồi), và khoảng 73.500 ha là rừng trờng tre trúc. Tính tới
tháng 12/2004, thì tổng diện tích rừng tre trúc của Việt Nam là 1.563.253 ha

12


Năm 2004 nhóm định loại tre nứa của đề tài “Điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố
và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam” giai đoạn 2001-2003 và dự
án “Đa dạng lồi và bảo tờn ex situ một số lồi tre ở Việt Nam” gờm Nguyễn Hồng
Nghĩa, Xia Nianhe, Li Dezhu và Lê Viết Lâm đã thống nhất một danh sách mới bao gờm
133 lồi thuộc 24 chi tre trúc ở Việt Nam trong đó có rất nhiều lồi cho giá trị sử dụng có
giá trị kinh tế cao cần được nghiên cứu phát triển. Như vậy, rõ ràng nước ta có ng̀n tài
ngun tre trúc vừa rất phong phú lại vừa có giá trị xong đây chưa phải là danh sách hoàn
chỉnh.
Năm 2007, Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt nam - Pha II do chính
phủ Hà Lan tài trợ đã xuất bản ấn phẩm ”Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” với trên 1000
trang giới thiệu về các loại lâm sản ngồi gỗ có giá trị, trong đó đã giới thiệu 58 lồi tre
với những thơng tin từ hình thái đến sinh thái, cơng dụng và gây trồng. Những thông tin
này đã được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu từ trước đến nay và đặc biệt có giá trị để
tham khảo các kỹ thuật gây trồng, khai thác, bảo quản thân tre và măng.
Do kích thước thân khí sinh lớn có vách dày, cứng và bền nên tre, luồng đã được sử dụng
làm vật liệu xây dựng nhà cửa của người dân. Thân các cây lớn dùng làm cột nhà, xà nhà,
đòn tay, rui mè. Các lồi có thân to hay vừa có thân mỏng hơn được dùng làm sàn nhà
như trong nhà sàn của đồng bào dân tộc, đôi khi làm vách và làm mái nhà.
Một số lồi tre trúc cịn cho măng ăn ngon như mang mai, măng luồng, măng tre, măng

mạy lay, măng nứa, có khi là măng đắng như măng vầu. Đây là nguồn thực phẩm tốt, và
cũng là nguồn thu nhập quan trọng của người dân miền núi. Hiện nay, việc trồng tre lấy
măng dưới sự khuyến khích của nhà nước và chính quyền địa phương đang phát triển
mạnh mẽ, góp phần xố đói giảm nghèo và tăng đáng kể giá trị lợi ích của đất trồng rừng
và tăng cơ hội việc làm cho người dân bản địa (Nguyễn Hoàng Nghĩa [2005])[7].
Tre trúc đã được sử dụng rất nhiều vào mục tiêu văn hoá. Ngày nay, rất nhiều các loại tre
trúc vẫn được sử dụng làm giấy viết. Ngoài ra, nhiều loài tre trúc được sử dụng làm cây
cảnh, cây trang trí cho các công viên, công sở, gia đình như Tre bụng phật, Tre vàng sọc,
Tre đùi gà, Trúc hoá long, Trúc đen, và Trúc quân tử. Một số nhạc cụ nổi tiếng của đồng

13


bào các dân tộc thiểu số như đàn Tơ rưng, khèn, và các nhạc cụ đơn giản khác như sáo
đều được làm bằng một số loài nứa và trúc. Cần dùng để uống rượu cần cũng được làm
bằng thân cây trúc. Cơm lam nổi tiếng của người Thái vùng Tây Bắc cũng được nấu bằng
thân cây tre (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005)[7].
Tre trúc cũng là một nguồn nguyên liệu cần thiết cho người dân sản xuất đồ thủ công mỹ
nghệ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tính đến hiện nay, nước ta có khoảng hơn
320 cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ riêng cho mây tre với tổng số lao động lên tới
32.500 người (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn, 2007)[2]. Giá trị xuất khẩu hàng
mây tre đan của Việt nam sáng thị trường Nhật Bản năm 2002 đạt 225 triệu đô la Mỹ và
vẫn tiếp tục tăng trung bình hàng năm từ 30-35% từ năm 1996 tới nay. Thị trường châu
Âu và Bắc Mỹ cũng có nhu cầu lớn về nhập khẩu các hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan
của Việt Nam.
2.3 Nghiên cứu về Mạy chả:
Theo PGS.TS.Lê Xuân Trường và cộng sự (2018)[9] Mạy chả thuộc lớp một lá mầm
(Monotyledoneae), bộ Hòa thảo (Poales), họ Hoà thảo (Poaceae), họ phụ Tre trúc
(Bambusoideae).
Khi nghiên cứu về đặc điểm lâm học và kỹ thuật nhân giống của loài này tại bản Pá

Khoang, Điện Biên, tác giả Lê Xuân Trường cho rằng rừng Mạy chả trong khu vực
nghiên cứu đã bị thối hóa mạnh, sinh trưởng phát triển trong rừng phục hồi thứ sinh
IIIA1 và rừng trồng Keo với độ tàn che từ 0,3 đến 0,8. Độ dày tầng đất là từ 70 đến
92cm, tầng đất mặt 26 đến 55cm. Đất tại khu vực có Mạy chả phân bố có màu đen nâu
vàng, đen nâu đỏ vàng và đen nâu đỏ nâu. Đất có độ ẩm tương đối với kết cấu hạt và xốp.
Cây Mạy chả là một trong những loài mọc tản, thân thẳng, đường kính trung bình đạt
từ 2 – 2,5 cm, thân ngầm phân đốt. Thân khí sinh có màu xanh thẫm, trong thân có các
vách trắng xếp sát nhau. Chiều dài lóng trung bình của thân khí sinh đạt từ 9,63 – 37,64
cm, đường kính lóng trung bình đạt từ 0,43 – 1,83 cm. Mặt dưới của lá có lơng mịn,
mềm, chiều dài trung bình của lá từ 10,22 – 14,92 cm, chiều rộng trung bình của lá 1,42 –
2,12 cm. Bề mặt ngồi phủ lơng mịn

14


Mạy chả tái sinh rất tốt sau nương rãy, phân bố dưới tầng cây cao với độ tàn che từ
0,3 – 0,8 và mọc ở trạng thái rừng IIIA1, IIIA3. Cây sinh trưởng và phát triển trên môi
trường đất chua có độ pH =5,5 – 6,5.
Lồi cây được sử dụng với mục đích lấy măng và khái thác thân khí sinh để bán và
làm hàng rào, làm dàn leo, nhưng diện tích gây trờng hầu như là chưa có. Do vậy, cần có
những nghiên cứu đầy đủ hơn kết hợp với những kiến thức, kinh nghiệm của người dân
nhằm bảo tờn lồi và phát triển rộng lào cây Mạy chả thành vùng nguyên liệu.
Giống cây được trồng chủ yếu bằng thân ngầm, thân ngầm chọn những cây từ tuổi 1
đến tuổi 2. Mạy Chả được trờng ở các vị trí: chân dốc, sườn và đỉnh dốc. Thời vụ nên
trồng vào mùa xuân từ tháng 1 – 3, cũng có thể trồng vào tháng 4 -5 trồng vào những
ngày râm mát. Xử lý thực bì chủ yếu tồn diện. Cách đào hố thủ công, kích thước hố chủ
yếu 50 x 50 x 50 cm hoặc 60 x 60 x 60 cm. Số lần chăm sóc 1 - 2 lần/năm sau ki trờng,
biện pháp chăm sóc là dọn cỏ, vun đất quanh gốc trong 3 năm đầu.
Đối với quá trình giâm hom cây Mạy Chả thì các yếu tố từ mơi trường có ảnh
hưởng một phần tới tỷ lệ sống và ra rễ của hom, vì cây khi đem giâm có thể chất yếu,

muốn đạt kết quả cao cần sử dụng các biện pháp điều chỉnh, khắc phục cho hợp lý.
Kết quả nghiên cứu cho thấy giâm hom thân ngầm là tốt nhất, có tỷ lệ sống cao, khả
năng chịu đựng tốt và có tỷ lệ ra rễ là khá cao vì vậy cần vận dụng và tiến hành giâm hom
để phục vụ cho công tác trồng rừng sau này được đảm bảo.
Tre trúc và đặc biệt là mạy chả thường phân bố ở những nơi ẩm ướt vùng Đông Nam
Á và ở Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố của mạy chả là nhiệt độ,
độ ẩm không khí và đất đai. Nhiệt độ là nhân tố chủ yếu quyết định đến phân bố của cây
trồng. Nhiệt độ bình quân năm quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây mạy chả.
Còn nhiệt độ tối cao hay tối thấp sẽ quyết định đến sự tồn tại hay diệt vong của cây trồng.
Mạy chả mọc cụm phần lớn yêu cầu nhiệt độ cao, thích hợp với vùng nhiệt đới. Hầu hết
chúng thích nghi ở nhiệt độ cao. Địa hình có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khí hậu,

15


địa hình chi phối chế độ nhiệt, ẩm độ khơng khí, chế độ chiếu sáng. Hầu hết các loài Tre
đều thích hợp ở nơi có độ cao so với mặt nước biển< 500 m và nơi có độ dốc < 25º. Đất
đai là cơ sở sinh trưởng của cây tre. Tre muốn sinh trưởng được phải có dinh dưỡng
khống và nước. Nếu chọn được nơi có đất phù hợp với đặc tính sinh thái của lồi thì
khóm tre, rừng tre sẽ sinh trưởng phát tốt thu được sản lượng măng cao và chất lượng
măng tốt và ngược lại. Nhìn chung các loài tre đều yêu cầu dinh dưỡng cao, điều kiện
đất cho tre sinh trưởng là tầng đất phải dầy, có nhiều mùn và dinh dưỡng khống. Độ dầy
tầng đất > 50 cm, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, thốt nước tốt. Có độ
PH thích hợp từ 4, 5 – 7. Dựa vào những phân tích trên ta có thể thấy vùng Tây Bắc Việt
Nam điển hình là huyện Điện Biên Đơng tỉnh Điện Biên là nơi phù hợp nhất để phát triển
tre trúc đặc biệt là cây mạy chả.Tại khu vực nghiên cứu Mạy chả hiện nay chủ yếu sinh
trưởng phát triển tự nhiên, thực trạng diện tích gây trờng cây cịn ít, hộ trồng ít nhất là 0,1
ha và hộ trồng nhiều nhất là 0,5 ha. Mục đích sử dụng đối với Mạy Chả chủ yếu là khai
thác thân cây để bán hoặc để phục vụ sinh hoạt hộ gia đình như làm hàng rào, làm dàn
leo cho các loài cây, lá dùng làm thức ăn cho trâu bò và lấy măng để làm thực phẩm. Tuy

nhiên việc khai thác Mạy chả để sử dụng vào các mục đích này là chưa hợp lý, chưa thể
hiện được vai trò và tầm quan trọng của loài cây này tại địa phương.

16


CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
- Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được đặc điểm cấu trúc rừng tại các lâm phần có
Mạy chả ( Arundinaria sp) phân bố ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số đặc điểm cấu trúc về quy luật kết cấu tầng cây cao cho 2
kiểu trạng thái rừng tự nhiên: IIIA1 (Rừng mới qua khai thác chọn kiệt) và IA( rừng non
bắt đầu phục hồi sau nương rẫy) (theo phân loại của Loschaus) tại huyện Điện Biên
Đông, tỉnh Điện Biên Xác định được một số đặc điểm tái sinh rừng của 2 kiểu trạng thái
rừng.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên là 2 kiểu trạng thái rừng: IIIA1 (Rừng mới qua khai thác chọn
kiệt), IA (Rừng non bắt đầu phục hồi sau nương rẫy) tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh
Điện Biên
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tại các lâm phần có mạy chả, bao gờm các chỉ số cấu
trúc tổ thành, mật độ, tàn che, tầng thứ;
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh bao gồm tổ thành, mật độ, sinh trưởng, nguồn gốc, phẩm
chất và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng;
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng Mạy chả trên 2 kiểu trạng thái rừng nghiên cứu bao

gồm các chỉ số: mật độ cây mẹ, sinh trưởng Doo, Hvn, độ dài lóng trung bình, mật độ cây
măng.
Địa điểm: Xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông
- Về thời gian thu thập số liệu: từ tháng 2 đến tháng 3/2020
2.3 Nội dung nghiên cứu

17


Căn cứ vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi và giới hạn của đề tài,
nội dung nghiên cứu được xác định: các đặc điểm và cấu trúc rừng tại lâm phần có mạy
chả.
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu
Cấu trúc tổ thành, mật độ, độ tàn che, đặc điểm sinh trưởng D1.3, Hvn, tầng thứ.
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu
Cấu trúc tổ thành, mật độ, chất lượng, nguồn gốc và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng.
2.3.3.Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của Mạy chả trên mỗi đối tượng rừng nghiên
cứu( mật độ, sinh trưởng Doo, Hvn, độ dài lóng bình quân, mật độ măng)
Mật độ cây Mạy chả, sinh trưởng, chiều cao trung bình Hvn, độ dài lóng trung bình, mật
độ măng.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa những tư liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,...
- Kế thừa tư liệu văn bản có liên quan tới đối tượng nghiên cứu: Bản đồ hiện
trạng của khu vực,...
2.4.1.2. Phương pháp ngoại nghiệp
a) Điều tra sơ thám
Dựa vào bản đồ hiện trạng, xác định vị trí điều tra để lập các OTC điển hình, tạm
thời

b) Điều tra tỉ mỉ
Lập 6 OTC điển hình, 3 ơ trên các lâm phần thứ sinh phục hồi, 3 ô trên các lâm
phần tái sinh sau nương rẫy. OTC có hình dạng chữ nhật diện tích 1000 m2, kích thước
40m x 25m và lập cho 2 trạng thái rừng:
+ Trạng thái IIIA1: Lập 3 OTC
+ Trạng thái IA: Lập 3 OTC

18


+ Trong OTC xác định tên loài, các chỉ tiêu sinh trưởng, đường kính ngang ngực,
chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, chất lượng sinh trưởng của tất cả các cây thân
gỗ, có đường kính ngang ngực >= 6cm
+ Điều tra đặc điểm phân bố, sinh trưởng và tái sinh củamạy chả trên 6 ô dạng bản
(ODB) đã lập trong OTC. Trong ODB điều tra toàn bộ cây mạy chả về các chỉ tiêu như
đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, tuổi thân khí sinh, chất lượng thân cây….Đếm số
lượng măng, đo chiều dài măng, và đường kính gốc măng (nếu có)
 Phương pháp lập ơ tiêu chuẩn
- Xác định vị trí của OTC điển hình trên bản đờ và vị trí của OTC ngồi thực địa
- Sau khi xác định được vị trí cần lập OTC ta tiến hành lập OTC như sau:
Xác định một vị trí góc OTC rời đóng cọc đánh dấu, từ góc của OTC ta tiến hành lập một
tam giác vuông với các cạnh lần lượt là cạnh 3m, 4m và 5m kế tiếp từ hai cạnh của tam
giác vuông vừa lập được ta tiến hành tịnh tiến để tạo thành hai cạnh của OTC với chiều
dài các cạnh lần lượt là 25m và 40m. cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hoàn thành OTC
- Kiểm tra sai số khép góc sao cho sai số khơng vượt q 1/200 chu vi của OTC
thì ta chấp nhận OTC được lập
 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
 Đối với tầng cây cao
- Lập OTC 1000 m2 (40 x 25m). Đánh dấu và đếm tồn bộ số cây có đường kính
ngang ngực từ 6 cm trở lên trong OTC

- Tiến hành xác định thành phần lồi, tên lồi (những lồi khơng biết tên hoặc
khơng rõ thì ký hiệu là sp)
- Đo đạc các chỉ tiêu sinh trưởng: D1.3, Dt, Hvn, Hdc
 Đo đường kính D1.3của tất cả các cây có đường kính ≥ 6cm bằng thước kẹp
kính. đo theo 2 chiều ĐT - NB rời lấy giá trị trung bình. Hoặc Đo bằng thước dây, cách
đo là đo vòng quanh thân cây (chu vi) tại vị trí 1,3m; lấy trị số đo được chia cho π (π =
3,14) ta được kết quả đường kính thân cây.
 Đo chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước đo cao
Blume-leiss với độ chính xác 0,1m

19


 Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây): Đo bằng cách đo hình chiếu của mép
lá theo hai chiều Đông – Tây (Đ-T), Nam – Bắc (N-B)
- Phân cấp sinh trưởng của cây rừng
+ Cây có phẩm chất A: là cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, đoạn thân dưới cành dài,
khơng u bướu khuyết tật.
+ Cây có phẩm chất B: là cây sinh trưởng trung bình, có u trung bình, có u bướu
khuyết tật hoặc sâu bệnh nhưng khơng đáng kể, dụng được từ 50-70% thể tích của thân
cây
+ Cây có phẩm chất C: là cây sinh trưởng, phát triển kém, cong queo sâu bệnh
hoặc cụt ngọn, rỗng ruột, chỉ sử dụng < 50 % thể tích của thân cây.
- Kết quả điều tra ghi vào biểu sau
Biểu 01.Biểu điều tra tầng cây cao
Số hiệu OTC:........

Hướng dốc:....................

Diện tích OTC:.........


Trạng thái rừng: …..

Độ dốc:..........................

Ngày tra:............
Người điều tra:..............

Hvn Hdc

TT Tên loài
(cm)

(m)

Chất

Dt (m)

lượng

sinh Ghi

trưởng

(m)
ĐT

NB


TB

T

chú
TB

X

1

n

- Độ tàn che và cấu trúc tầng thứ: sử dụng phương pháp vẽ trắc đồ của David và Richard
để mô tả ngay tại hiện trường. Cách vẽ trắc đồ bằng và trắc đồ đứng theo David và

20


×