Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố và kỹ thuật gây trồng của trà hoa vàng (camellia cucphuongensis) tại vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, PHÂN BỐ VÀ KỸ THUẬT GÂY
TRỒNG CỦA TRÀ HOA VÀNG (Camellia cucphuongensis) TẠI VƯỜN
QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG, TỈNH NINH BÌNH
NGÀNH

: LÂM SINH

MÃ SỐ

: 76202

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Trần Thị Mai Sen

Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Hải

Mã sinh viên

: 1653010291

Lớp


: 61B - Lâm sinh

Khóa học

: 2016 - 2020

Hà Nội, 2020

Hà Nội, 2020


LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lâm Nghiệp, được sự
đồng ý của nhà trường, khoa Lâm học và bộ môn Lâm sinh, tơi tiến hành thực
hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố và tìm hiểu kỹ thuật gây
trồng loài Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis) tại vườn quốc gia Cúc
Phương – Ninh Bình”.
Để hồn thành khóa luận này tơi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cơ
giáo hướng dẫn trong suốt q trình thực hiện. Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng
biết ơn đến tồn thể các thầy, cơ giáo đã dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường. Đặc biệt tơi xin gửi lời bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với giáo viên
hướng dẫn ThS. Trần Thị Mai Sen - Bộ môn Lâm sinh - Khoa Lâm Học Trường Đại học Lâm Nghiệp, người đã nhiệt tình hướng dẫn ủng hộ tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ tại
Vườn Quốc gia Cúc phương, tỉnh Ninh Bình đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập trên địa bàn.
Trong quá trình thực hiện mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức, song do
trình độ bản thân cũng như thời gian có hạn nên khóa luận khơng tránh khỏi
nhiều thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của

các thầy cơ giáo và bạn bè để đề tài được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
ĐHLN, ngày 10 tháng 07 năm 2020
Sinh viên thực hiện

LÊ THỊ HẢI

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 3
1.1.

Một số nghiên cứu giá trị sử dụng của Trà hoa vàng (Camellia

cucphuongensis) ........................................................................................... 3
1.2. Tổng quan nghiên cứu về cây Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis)...... 6
1.2.1. Những nghiên cứu về Trà hoa vàng trên thế giới ................................... 6
1.2.2. Những nghiên cứu về Trà hoa vàng ở Việt Nam .................................... 8
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 13
2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 13
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 13
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu .......................................................... 13

2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ............................................... 14
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 19
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 23
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 23
3.1.1.Vị trí địa lý ....................................................................................... 23
3.1.2. Lịch sử địa chất và địa hình............................................................ 23
3.1.3. Thổ nhưỡng ..................................................................................... 25
3.1.4. Khí hậu thủy văn ............................................................................. 25
3.2. Điều kiện xã hội. ................................................................................... 27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 30
ii


4.1. Đặc điểm hình thái của Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis) tại
khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 30
4.1.1 . Đặc điểm thân, cành ...................................................................... 30
4.1.2.Đặ.1.2.Đ hoa, qua ............................................................................ 31
4.2. Thực trạng phân bố tự nhiên của Trà hoa vàng (Camellia
cucphuongensis) tại khu vực nghiên cứu.................................................................... 32
4.2.1.

Phân bố theo vị trí địa lí ........................................................... 33

4.2.2. Phân bố theo đai cao ............................................................................ 33
4.2.3. Phân bố theo mật độ ............................................................................. 34
4.2.4.Cấu trúc rừng nơi có Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis) phân
bố ............................................................................................................... 35
4.4. Kỹ thuật gây trồng Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis) ............. 40
4.4.1.


Vùng trồng và thời vụ trồng ....................................................... 40

4.4.2.

Hố trồng và mật độ .................................................................... 41

4.4.3.

Phân bón .................................................................................... 41

4.4.4.

Kỹ thuật trồng ............................................................................ 42

4.4.5.

Chăm sóc: .................................................................................. 43

4.5. Một số đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển cây Trà hoa vàng
tại địa phương ............................................................................................. 45
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ .................................. 47

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản của khu vực Vườn quốc gia Cúc
Phương ............................................................................................................ 26
Bảng 4.1:Phân bố số cây theo các tuyến điều tra ............................................ 33

Bảng 4.2:Phân bố số cây Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis) theo đai
cao ................................................................................................................... 33
Bảng 4.3:Phân bố số cây Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis) theo
mật độ ............................................................................................................. 34
Bảng 4.4:Công thức tổ thành tầng cây cao ..................................................... 36
Bảng 4.5:Bảng tổng hợp tình hình cây bụi thảm tươi ..................................... 37
Bảng 4.6:Bảng mật độ tái sinh tự nhiên của Trà hoa vàng ............................. 38
Bảng 4.7:Công thức tổ thành tầng cây tái sinh ............................................... 39
Bảng 4.8:Bảng chất lượng cây tái sinh của cả lâm phần ................................ 40
Bảng 4.9:Liều lượng bón phân ........................................................................ 42

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1:Sơ đồ các tuyến điều tra Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis) tại
VQG Cúc Phương ..................................................................................................................... 15
Hình3.1:Bản đồ vị trí VQG Cúc Phương trong hệ thống khu bảo tồn thiên
nhiên Việt Nam ......................................................................................................................... 24
Hình 3.1. Biểu đồ khí hậu Gaussen – Walter khu vực Cúc Phương ....................27
Hình 4.1: Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis) ..................................................30
Hình 4.2: Đặc điểm hình thái lá của Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis)
..........................................................................................................................................................31

Hình 4.3: Hoa và quả của Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis)..................32
Hình 4.4: Sinh cảnh phân bố Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis) ...........35
Hình 4.5: Vườn trồng Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis)..........................43

v



ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một hệ sinh thái có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế và là nguồn
tài nguyên quan trọng đối với con người. Hiện nay kinh doanh rừng khơng chỉ
dừng lại ở việc trồng, chăm sóc và khai thác đối với các loại cây gỗ mà với điều
kiện kinh tế phát triển, cuộc sống vật chất nâng cao thì chúng ta đã chú trọng
và tìm hiểu sâu hơn về các giá trị lâm sản ngoài gỗ từ rừng.
Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của con người về các giá trị khác nhau từ
rừng và góp phần khai thác bền vững thì ta cần phải nghiên cứu và bảo tồn các
lồi có tiềm năng giá trị về mặt lâm sản. Để từ đó thực hiện tốt cơng tác bảo tồn
lồi. Đặc biệt là việc nghiên cứu sử dụng và bảo tồn bền vững các loài cây đặc
hữu, quý hiếm.
Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis) là loài cây quý hiếm, có nhiều
giá trị như làm thuốc, làm cảnh, làm đồ uống, có thể trồng dưới các tán cây
khác chống xói mịn, ni dưỡng nguồn nước,…có thể nói Trà có mặt ở khắp
mọi nơi gia đình, qn ăn, cưới hỏi. Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis)
được tìm thấy tại Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương và là một trong những
loài đặc hữu của Việt Nam, thuộc họ Theaceae, Chi Camellia. Lồi cây dược
liệu q hiếm có nhiều cơng dụng như: làm thuốc giúp cầm máu, tiêu độc, điều
hòa huyết áp, hạ đường huyết, chứng táo bón, tiểu đường, u bướu...Vườn quốc
gia Cúc Phương - tỉnh Ninh Bình có hệ thực vật phong phú và đa dạng có 19
quần xã thực vật, trên 2234 loài thực vật bậc cao và rêu được phân bố trong 231
họ, 917 chi, và đã phát hiện được 118 loài quý hiếm, 11 loài cây ăn được, 240
lồi có thể dùng làm thuốc nhuộm, 137 lồi cho tanin,…Tài nguyên nơi đây
cũng rất đa dạng về công dụng. Đặc biệt là loài Trà hoa vàng (Camellia
cucphuongensis) là lồi vừa cho hoa đẹp vừa có giá trị về nhiều mặt, nhiều lĩnh
vực. Cũng vì vậy mà Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis) đang bị de dọa
bởi nhiều nguyên nhân: nhu cầu chơi cây cảnh của người dân ngày càng nhiều,
nhu cầu làm dược liệu, mỹ phẩm, đặc biệt là thị trường của Trung Quốc thu
mua với giá cao nên người dân đã đi thu hái trái phép.

1


Từ những lý do trên, và được sự đồng ý của trường Đại học Lâm Nghiệp
với sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Trần Thị Mai Sen, tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân bố và tìm hiểu kỹ thuật gây
trồng lồi Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis)” tại Vườn Quốc gia Cúc
Phương, tỉnh Ninh Bình nhằm phục vụ cơng tác bảo tồn và phát triển cây dược
liệu quý này.

2


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số nghiên cứu giá trị sử dụng của Trà hoa vàng (Camellia
cucphuongensis)
Trà hoa vàng có tên khoa học là Camellia, là lồi thực vật hạt kín trong
họ Chè Theaceae, có giá trị dược liệu rất quý. Ở Trung Quốc, Trà hoa vàng
(hay còn gọi là kim hoa trà) được nhiều nhà nghiên cứu hợp chất tự nhiên của
Trung Quốc phát hiện có chứa hơn 400 loại nguyên tố hóa học khác nhau, rất
có lợi cho sức khỏe con người.
Tạp chí “Camellia International Journal” một ấn phẩm chuyên nghiên
cứu về Trà hoa vàng của thế giới xuất bản tại Newzealand cho biết: Trà hoa
vàng có thể chiết xuất 9 vi chất khác nhau. Sản phẩm từ các hợp chất của Trà
hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% (trong
khi y học cho rằng chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công
trong điều trị ung thư), giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu
(trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%). Chất chiết
xuất từ Trà hoa vàng cịn có tác dụng làm giảm tới 36,1% lượng lipoprotein

trong cơ thể, cao hơn 10% so với các liệu pháp sử dụng tân dược hiện nay (trích
dẫn theo: Nguyễn Phùng Hồng, 2018) [7].
Theo Lipuren (1946) (trích dẫn theo: Ma Văn Đức, 2019) [5] chuyên gia
y học dân tộc nổi tiếng của Trung Quốc, trong một công trình nghiên cứu khoa
học đã khẳng định Trà hoa vàng “có những cơng dụng y học vơ giá”. Theo
chun gia này, sử dụng sản phẩm từ Trà hoa vàng có thể làm giảm triệu chứng
xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ sau khoảng 20 ngày. Trà hoa vàng còn
rất tốt cho bệnh cao huyết áp vì khả năng làm giảm và điều hòa huyết áp. Sử
dụng Trà hoa vàng có thể chữa được rất nhiều bệnh như táo bón, hạ đường
huyết đối với người bị tiểu đường, bệnh về đường hơ hấp, bài tiết (chứng tiểu
khó và vàng), khí thũng hay co thắt dạ con ở phụ nữ đều có thể sử dụng thức
uống này như một phương pháp chữa trị đơn giản lại sớm mang lại kết quả
3


John Welsburger (2015), là thành viên cao cấp của tổ chức sức khỏe Hoa
Kỳ cho biết các thành phần chứa trong cây Trà hoa vàng có khả năng làm giảm
nguy cơ một số bệnh mãn tính như đột quỵ, trụy tim và ung thư. Các nghiên
cứu ở Hà Lan, những người uống 4 – 5 tách trà từ lá, hoa của cây Trà hoa vàng
hàng ngày giúp giảm 70% nguy cơ đột quy so với những người khác uống 2
tách hoặc ít hơn (trích dẫn theo: Vũ Thị Minh Hường, 2017) [8].
Nguyễn Thị Thu Hường và Nguyễn Văn Việt (2017) [9] đã tổng kết tác
dụng chính của lá Trà hoa vàng: Trong lá Trà hoa vàng có những hoạt chất làm
giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật
độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độc cao (cholesterol
tốt). Nước sắc lá trà có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và được duy trì trong thời
gian tương đối dài, ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết
khối gây tắc nghẽn mạch máu. Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của
các khối u khác, hưng phấn thần kinh, lợi tiểu mạnh. Giải độc gan và thận,
ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. Lá trà có tác

dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến
giáp. Lá trà là một loại sản phẩm dưỡng sinh được nhiều người ưa chuộng nhờ
tác dụng chống mệt mỏi, giúp tinh thần tỉnh táo, tăng cường chức năng tiêu hóa,
lợi tiểu, giải độc của nó. Ngồi ra khi dùng trà mang lại hiệu quả gần 90% trong
việc ngăn ngừa chứng sạm da – một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư
da. Sử dụng Trà hoa vàng có thể chữa được chứng táo bón , một số bệnh về
đường hơ hấp, bài tiết (chứng tiểu khó và vàng), chứng khí thụng hay co thắt
dạ con ở phụ nữ đều có thể sử dụng thức uống này nư một phương pháp chữa
trị đơn giản lại sớm mang lại kết quả.
PGS.TS Trần Văn Ơn, Trường Đại học Dược Hà Nội, nghiên cứu về lồi
thảo dược này đến nay đã có kết luận, hoa và lá cây Trà hoa vàng bao hàm hơn
400 thành phần hóa học, khơng có độc và tác dụng phụ, trong đó phải kể tới
Saponin, các hợp chất phenolic, amic acid, axit folic, protein, vitaminB1, B2,
C, E,…có tác dụng bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh
4


tật. Trà hoa vàng là cây loài cây quý hiếm, có nhiều giá trị để sử dụng như lấy
gỗ, có thể làm cây trồng tầng dưới các đai rừng phòng hộ, trồng làm cây cảnh,
làm đồ uống cao cấp và chế biến dược liệu, có tác dụng phịng và chống ác
bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u bướu (trích dẫn theo: Nguyễn Văn Việt
và cộng sự , 2016) [17].
Ngoài các giá trị về mặt y dược, thì các lồi thuộc chi Camellia cịn có
giá trị làm cây cảnh. Màu vàng của Trà hoa vàng rất đặc trưng, càng thu hút
được nhiều sự quan tâm của các nhà lai tạo giống chè trên thế giới. Trà hoa
vàng có thời gian ra hoa khá dài, hoa có màu vàng sặc sỡ, hoa từ trung bình đến
to, có đường kính 4-8cm, đẹp, tươi lâu, nhiều loài nở hoa vào dịp Tết âm lịch
nên người chơi cây cảnh đã sưu tầm các cây Trà hoa vàng dã sinh về trồng làm
cảnh ở sân vườn. Trà hoa vàng đang được người dân các nước như Trung Quốc,
Nhật Bản, Mỹ sử dụng như một loại cây cảnh quý. Có khoảng 3.000 giống lai

ghép đã được chọn lọc từ Trà hoa vàng, nhiều giống có hoa kép. Một số loài
hoa trà được coi là biểu tượng của một bang hay một tỉnh như: loài chè Camellia
japonica là loài hoa biểu tượng của bang Alabama, Hoa Kỳ và thành phố Trùng
Khánh, Trung Quốc (trích dẫn theo: Nguyễn Phùng Hoàng, năm 2018) [7].
Lin JN1, Yang NS và cộng sự (2013) [22], đã chứng minh hoạt chất của
hoa Trà hoa vàng chống lại MDA-MB-231 - tế bào ung thư biểu mơ tuyến vú
ở người. Camellia murauchii có hàm lượng catechins và polyphennol cao hơn
đáng kể so với các loại khác, Camellia euphlebia có tổng số axit amin và axit
y - aminobutyric cao nhất, Camellia tunghinensis có khả năng thu nhặt các gốc
tự do và hoạt động chống ung thư mạnh, Camellia nitidissima có hiệu quả ức
chế mạnh hơn các loài khác trong tổng hợp axit béo.
Li Cuiyun và các cộng sự (2007) [20], đã ngiên cứu lá và hoa của Trà
hoa vàng với các nồng độ khác nhau có tác dụng ức chế diethylnitrosaminalyếu tố ảnh hưởng đến các tế bào ung thư tế bào gan ở người BEL-7404 trong
môi trường nuôi cấy in votro. Sự khác biệt với nhóm đối chứng có ý nghĩa
thống kê (p<0.05).
5


1.2.

Tổng quan nghiên cứu về cây Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis)

1.2.1. Những nghiên cứu về Trà hoa vàng trên thế giới
Chi Camellia bắt đầu được nghiên cứu từ đầu thế kỷ 17, tên Camellia do
nhà thực vật học nổi tiếng của Thuỵ Điển tên là Line đặt. Trong cuốn "Genera
plantarum" để tưởng nhớ vị cha cố kính yêu là "Camellus Job" và gần 20 năm
sau mới có một số lồi được nghiên cứu và mơ tả. Lồi đầu tiên được nghiên
cứu và mơ tả là Camellia japonica, sau đó là loài Camellia sinensis. Đồng thời
lịch sử nghiên cứu về các lồi trong chi Camellia có rất nhiều thay đổi và chi
Camellia mới thực sự được các nhà thực vật học chú ý nghiên cứu kỹ từ khoảng

cuối thế kỷ 17 nhưng nó đã đánh dấu một bước khởi đầu và là tiền đề cho các
nghiên cứu về chi Camellia (trích dẫn theo: Hoàng Văn Tú, 2017) [12].
Những nghiên cứu từ châu Âu: Từ những năm đầu của thế kỷ XX (1904
- 1931) nhà sưu tập thực vật học G. Forest (người Anh) đã đến Vân Nam Trung Quốc và thu thập các loài Camellia reticulata, Camellia saluenensis...về
trồng tại vườn thực vật hoàng gia Anh. Và nhà thực vật học Robert Sealy cũng
đã đi sâu và nghiên cứu kỹ chi Camellia, trong cuốn "Revesion of the genus
Camellia" năm 1958 ông đã giới thiệu và mơ tả 82 lồi, trong đó có 62 lồi ơng
đã căn cứ vào những đặc điểm cần thiết để phân loại chúng thành 12 nhánh,
còn lại 20 lồi do thiếu đặc điểm cần thiết nên khơng được xếp vào nhánh nào
(trích dẫn theo: Nguyễn Thị Trang, 2017) [16].
Một số nghiên cứu ở Trung Quốc:
Nghiên cứu của Cheng Jin Shui, ông đã phân loại và tiến hành lai chéo
để tạo ra giống mới, kết quả thu được là sau 20 năm đã lai tạo và cho ra được
hơn 100 loài Trà cho hoa khác nhau. Nhà nghiên cứu Trương Hồng Đạt đã phân
loại chi Camellia thành 4 chi phụ: Proto camellia, Camellia, Thea, Meta
camellia, chia 20 nhánh và ông đã công bố trong công trình nghiên cứu về phân
bố của cây Trà hoa vàng và chi Camellia tập trung phân bố ở các tỉnh phía Nam
Trung Quốc như tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và kéo dài xuống
phía Bắc Việt Nam (trích dẫn theo: Ma Văn Đức, 2019) [5].
6


Pitard (1910) đã nghiên cứu và giới thiệu 3 loài mới là Camellia
tonkinensis, Camellia jlava, Camellia amplexicaulis, được giới thiệu trong
cuốn sách “Flora Gene’rale De L’lndochine”. Các nghiên cứu khác được tiến
hành ở Biên Hịa, Hà Tây, Hịa Bình... và cho xuất bản cuốn sách về cơng trình
nghiên cứu về chi Camellia ở Việt Nam (trích dẫn theo: Hồng Văn Tú, 2015)
[12].
Các nghiên cứu về các hoạt chất trong cây Trà hoa vàng cho thấy, trong
lá của Trà hoa vàng có chứa rất nhiều nguyên tố vi lương như Germanium (Ge),

Selenium (Se), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Kẽm (Zn)... Chuyên gia y học
dân tộc nổi tiếng của Trung Quốc, ông Lipuren đã có cơng trình nghiên cứu
khẳng định Trà hoa vàng có những cơng dụng y học vơ giá. Trung Quốc đã
xây dựng được khu bảo tồn gen các loại Trà hoa vàng bao gồm trên 20 loài và
biên chủng, đã đi sâu vào nghiên cứu các mặt cấu tạo gỗ, nhiễm sắc thể, đặc
trưng hình thành phân hoa, lai giống và nhân giống Trà hoa vàng (trích dẫn
theo: Nguyễn Thị Trang, 2017) [16].
Pháp và Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống, bài
bản. Việc phân loại và mơ tả các lồi thuộc chi Camellia được tiến hành một
cách nghiêm túc, tỉ mỉ. Các nghiên cứu đã đem lại những ý nghĩa quan trọng
trong khoa học cũng như ứng dụng trong việc khai thác sử dụng loài Trà hoa
vàng quý hiếm có giá trị cao, đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn (trích dẫn theo:
Chìu Thị Dung, 2018) [2].
Hai nhà khoa học Chen Jihui và Wu Shurong đã đưa ra các kết luận và
bằng chứng, chứng minh tác dụng chữa bệnh của Trà hoa vàng Tam Đảo dựa
trên các kiểm nghiệm lâm sàng được tiến hành trong một thời gian dài, cơng
trình của hai nhà nghiên cứu đã được báo cáo tại hội nghị UNESCO thế giới về
hóa sinh học vơ cơ ứng dụng. Năm 1994, hơn 120 học giả chuyên ngành của
thế giới đã công nhận cơng trình này tại hội nghị tồn cầu về trà được tổ chức
tại Nam Ninh – Trung Quốc (trích dẫn theo: Ma Văn Đức, 2019) [5].

7


Nghiên cứu của Qin Xiao-min và cộng sự (2008) [23] đã thử nghiệm các
đặc tính chống oxy hóa của lá Trà hoa vàng bằng cách chiết xuất tới gốc tự do
hydroxyl và nguyên tố oxygen từ tia cực tím, hai hợp chất được sinh ra bởi
phản ứng Fenton. Kết quả các triết xuất từ Trà hoa vàng có đặc tính chống oxy
hóa cao đối với gốc tự do, ở cùng nồng độ, tỷ lệ thanh lọc của nó đối với OH
và O2 là 15.70% , cao hơn 36.71% so với các polyphenol. Nồng độ lên đến

1.25 mg/ml, chất chiết xuất từ Trà hoa vàng có thể kiềm chế cực mạnh sự hình
thành của phản ứng oxy hóa, và là chất chống oxy hóa cực hiệu quả.
Chen Yue- yuan và cộng sự (2009) [24], nghiên cứu chuyên sâu về các
thành phần hóa học và hoạt động dược lý của Trà hoa vàng đã chỉ ra trong Trà
hoa vàng có các hoạt chất y học rất rõ ràng với tác dụng chống viêm, ức chế
ung thư gan, chống oxy hóa , điều hịa lipit máu (mỡ máu), chữa viêm họng,
giảm và kích thích sự thèm ăn.
Ning En-chuang và cộng sự (2009) [21], đã nghiên cứu thí nghiệm về
điều hịa mỡ máu trong nước hòa tan được chiết xuất từ lá Trà hoa vàng. Kết
quả cho thấy nước hòa tan chiết xuất từ lá Trà hoa vàng có tác động rõ ràng
điều chỉnh mỡ máu trong cơ thể, ngang với các loại thuốc chống tăng mỡ máu
hiện nay.
1.2.2. Những nghiên cứu về Trà hoa vàng ở Việt Nam
Nửa đầu thế kỷ 20 nhiều nhà thực vật đã tiến hành nhiều đợt khảo sát và
thu thập các mẫu vật trong đó có các lồi thuộc chi Camellia. Trong số đó phải
kể đến các nhà thực vật học người pháp như Eberhardt và Petelot đã thu thập
được các mẫu Camellia amplexicaulis và Camellia caudata. Các lồi này đã
được Gagnepain cơng bố trong “Thực vật chí Đông Dương” bổ sung xuất bản
1943. Từ năm 1990 đến 1998 nhiều cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu thuộc
Viện điều tra và quy hoach rừng, Trường Đại học Lâm Nghiệp. Các kết nghiên
cứu thực vật được thông báo hay đăng tải trên các kỷ yếu của các hội thảo.
Trong các bảng danh lục có đề cập đến một số loài thuộc chi Camellia mà các

8


nhà thực vật người Pháp đã thu được ở các vùng khác nhau trên lãnh thổ Việt
Nam (trích dẫn theo: Ngơ Quang Đê và cộng sự, 2011) [3].
Tính từ năm 1910, khi người Pháp phát hiện các cá thể Trà hoa vàng đầu
tiên ở miền Bắc nước ta đến nay, công tác nghiên cứu về cây Trà hoa vàng ở

Việt Nam chưa nhiều. Ngồi việc tìm thêm được số lồi và xác định khu vực
phân bố của loài cây quý như đã nói, các nhà khoa học Việt Nam vẫn chưa quan
tâm đến loài cây cảnh và dược liệu quý hiếm này một cách đúng mức. Vào năm
2007, sau gần một thế kỷ loài Trà hoa vàng được phát hiện, Viện Dược liệu (Bộ
Y tế) có cơng trình: "Bước đầu khảo sát thành phần hóa học của một số lồi
trà hoa vàng camellia spp ở Việt Nam". Kết quả của đề tài khoa học cấp Viện
này cũng mới chỉ dừng lại ở mức "khiêm tốn" là xác định được một số
nhóm chất của 5/20 loại Trà hoa vàng bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (trích
dẫn theo: Nguyễn Thị Trang, 2017) [16].
GS.TS Ngô Quang Đê và cộng sự trường đại học Lâm Nghiệp (2015) [4]
thực hiện nghiên cứu “Nhân giống Trà hoa vàng Ba Vì và Trà hoa vàng Sơn
Động bằng phương pháp giâm hom” thu được kết quả: các chất điều hòa sinh
trưởng được sử dụng là: IAA, NAA, IBA và ABT1 với nồng độ sử dụng là
50,100, 200ppm, thời gian sử lý là 60 phút. Kết quả cho thấy tất cả các loại hóa
chết đều giúp hom ra rễ thuận lợi. Trà hoa vàng Ba Vì có tỷ lệ ra rễ 30 – 77,8%,
tỷ lệ sống (bao gồm cả cây ra rễ ra cây ra mô sẹo) đạt 94 – 100%. Có thể sử
dụng cả ba đoạn hom để nhân giống nâng cao hệ số, nhân và giâm hom vụ Xuân
tốt hơn vụ Thu.
Đặng Quang Bích và cộng sự (2017) [1] của Học viện Nông nghiệp Việt
Nam cùng thực hiện đề tài “Đánh giá đa dạng nguồn gen của 25 mẫu Trà hoa
vàng (Camellia spp) thu thập tại Quảng Ninh bằng chỉ thị RADP và ISSR”. Kết
quả cho thấy các mẫu Trà hoa vàng mặc dù có kiểu hình giống nhau nhưng lại
rất đa dạng về kiểu gen cũng như đa dạng về khả năng tích lũy các hợp chất
dược lý. Các mẫu giống thu thập được sẽ là nguồn gen quý cho các chương
trình chọn tạo giống Trà hoa vàng ở Quảng Ninh.
9


Năm 2016, đề tài “Nghiên cứu sản xuất trà hòa tan từ Trà hoa vàng Quế
Phong” được thực hiện bởi 3 dược sỹ Trần Minh Tuệ, Lang Văn Hiệu và

Nguyễn Thị Ánh Tuyết được đăng trên tạp chí khoa học – công nghệ Nghệ An
số 11/2016. Kết quả nghiên cứu khẳng định, nguyên liệu để sản xuất trà hòa tan
là nụ hoa và hoa của Trà hoa vàng, dạng bào chế trà hòa tan giúp đáp ứng nhu
cầu và dễ dàng sử dụng, nước trà sau khi được pha có màu sắc đẹp, mùi thơm,
nước không bị vẩn đục, giữ được chất lượng của trà [14].
Năm 2015, Vườn Quốc gia Tam Đảo và công ty cổ phần đầu tư DIA đã
đưa ra dự án bảo tồn và sản xuất Trà hoa vàng theo hướng hàng hóa. Mục tiêu
của dựa án đưa ra là trong 5 năm từ 2015 – 2019 sẽ điều tra và lên danh sách
được bố sưu tập đầy đủ các giống Trà hoa vàng trên cả nước về trồng bảo tồn.
Ngồi ra cịn trồng Trà hoa vàng theo hướng sản xuất hàng hóa với 15 ha với
30.000 cây Trà hoa vàng thuộc các lứa tuổi khác nhau. Cùng với đó là hồn
thiện các quy trình nhân giống, gây trồng, thu hái và chế biến [19].
Đề tài đánh giá “Một số kết quả bảo tồn 2 loài Trà hoa vàng Tam Đảo và
Trà hoa vàng Petelo thuộc chi chè tại vườn quốc gia Tam Đảo” của tác giả Đỗ
Văn Tuân (2013 – 2016) [13], tại Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật lần thứ 6. Kết quả của đề tài cho thấy cả 2 loại Trà hoa
vàng trên có phạm vi phân bố rộng từ độ cao 100 – 1200m, xuất hiện nhiều và
phát triển tốt ở khu vực ven suối, phân bố chủ yếu ở tầng thứ 2 của tán rừng,
khả năng tái sinh chồi tốt. Vườn quốc gia Tam Đảo đã nhân giống thành công
từ hom của 2 loại Trà trên với tỉ lệ ra rễ sau 60 ngày là 90 – 96% và bước đầu
đã bảo tồn thành công với tỉ lệ sống sau 18 tháng của Trà hoa vàng Tam Đảo
là 92,07%, Trà hoa vàng Petelo là 86,33%.
Năm 2005, Nguyễn Văn Mùi và Lê Thị Hoài Thu trường Đại học Khoa
học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cùng thực hiện đề tài “Nghiên cứu
tính đa dạng di truyền của một số loài Trà hoa vàng (Camellia) Việt Nam bằng
kỹ thuật RAPD-PCR”. Kết quả đã tách được ADN tổng số từ mơ lá của 4 lồi

10



Trà hoa vàng Camellia sp1, Camellia sp2, Camellia tamdaoensis và Camellia
hakodae. Sản phẩm AND thu được đảm bảo cho chạy RAPD-PCR [11].
Ma Văn Đức (2019) [5] khi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh thái và phân bố của loài Trà hoa vàng tuyên quang (Camellia
tuyenquangensis) phục vụ công tác bảo tồn tại xã Thanh Tương - Na Hang Tuyên Quang” đã đưa ra kết luận: Trà hoa vàng là cây gỗ nhỏ, cao từ 3 – 6m,
vỏ thân có những vết loang màu trắng, lá hình trứng, hoặc hình elip hẹp, đầu lá
nhọn, đi lá gần trịn, lá có chiều dài từ 10 – 18cm, chiều rộng từ 3 – 7 cm, lá
đơn mọc cách không có lá kèm, cuống lá ngắn từ 0,5 – 1cm, mặt dưới lá có
lơng màu trắng dày. Gân lá có từ 9 – 11 đôi. Thời gian ra chồi vào tháng 11, ra
lá non vào khoảng tháng 1 và tháng 2. Ra nụ hoa vào khoảng tháng 11 - 12, nở
hoa vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Thời gian ra quả tháng 3 - 4, quả chín từ
tháng 4 đến tháng 6. Phân bố chủ yếu ở độ cao từ 200 – 600m, khu vực có độ
ẩm cao, ven các bờ sông suối.
PGS.TS. Trần Ninh và cộng (1995) [10] được sự giúp đỡ của hội Trà
Pháp đã tiến hành nghiên cứu phân loại chi Camellia ở Vườn Quốc gia Cúc
Phương, kết quả ghi nhận có 5 lồi trà phân bố tại Cúc Phương, trong đó có 2
lồi trà là đối tượng nghiên cứu bảo tồn của nhiệm vụ này: Trà hoa vàng Cúc
Phương (Camellia cucphuongensis) và Trà hoa vàng flava (Camellia flava)
được các nhà nghiên cứu phát hiện, đặt tên khoa học và công bố năm 1998 ở
Vườn quốc gia Cúc Phương.
PGS.TS Trần Ngọc Hải (2002) [6], Đại học Lâm nghiệp Việt Nam cho
biết tại các tỉnh phía Bắc, Trà hoa vàng có phân bố ở vùng rừng tái sinh thuộc
xã Phước Lộc, Lâm Đồng.
Năm 2019, Nguyễn Văn Việt, Đỗ Quang Trung và Trần Việt Hà đã tiến
hành nghiên cứu ảnh hưởng của nội tiết tố thực vật và các yếu tố bên ngoài
trong việc nhân giống Trà hoa vàng bằng cách giâm cành, kết quả là cây bụi
thường xanh và chịu bóng râm, cây có kích thước nhỏ được sử dụng làm thức
uống các loại thuốc truyền thống để cải thiện sức khỏe, trong những năm gần
11



đây, việc nhân giống tự nhiên của Trà hoa vàng là thấp do đó nhiều nghiên cứu
về nhân giống thực vật của Trà hoa vàng đã được tiến hành rộng rãi. IBA ở tốc
độ 150 ppm mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc nhân giống thực vật của
Camellia tamdaoensis, Camellia flava và Camellia chrysantha bằng cách giâm
cành, cắt từ các phần khác nhau của chồi mẹ ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ và chất
lượng có thể được tăng cường bằng cách tối ưu hóa mơi trường ánh sáng trong
quá trình ra rễ [18].

12


CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được một số đặc điểm hình thái và phân bố của lồi Trà hoa
vàng tại khu vực nghiên cứu.
- Tìm hiểu được kỹ thuật gây trồng và đề xuất được giải pháp bảo tồn và
phát triển loài cây này tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đặc điểm hình thái, phân bố và kỹ thuật gây
trồng Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis)
- Phạm vi nghiên cứu: khu vực VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm hình thái của lồi Trà hoa vàng
tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố của loài Trà hoa vàng tại khu vực
nghiên cứu.
- Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng lồi Trà hoa vàng tại khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển trà hoa
vàng tại Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Kế thừa các nguồn tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan đến loài
nghiên cứu về đặc điểm sinh học và đặc điểm sinh thái của loài. Kế thừa về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Phỏng vấn các cán bộ Kiểm lâm, cán bộ
VQG Cúc Phương và người dân địa phương về loài Trà hoa vàng.

13


2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
2.4.2.1. Điều tra sơ bộ
Dựa trên bản đồ của khu vực điều tra, khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu
để xác định các tuyến điều tra.
Được chia làm 3 tuyến:
Tuyến 1: bản Mạc chiều dài tuyến là 4,38 km
Tuyến 2: bản Mẹn chiều dài tuyến là 9,1 km
Tuyến 3: bản Bống chiều dài tuyến là 1,68 km
Xác định được đối tượng công việc để lên kế hoạch, thời gian điều tra
ngoại nghiệp. Xác định được lồi cây nghiên cứu và vị trí đặt OTC.
2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của lồi Trà hoa vàng
cucphuongensis.
Các chỉ tiêu mơ tả: Đặc điểm thân, vỏ cây, lá, hoa, quả…
+ Đo kích thước lá bằng thước có độ chính xác đến mm, chiều dài phiến
lá, chiều rộng theo bề ngang rộng nhất, đo độ dài cuống.
+ Đo đếm số lượng gân lá trái, phải, hình dạng và cách mọc gân.
+ Kích thước hoa, quả
+ Mơ tả cây: hình dáng chung, tán, dạng cây, màu sắc…

+ Chụp ảnh.

14


2.4.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố của Trà hoa vàng
Dụng cụ điều tra thực địa: GPS, la bàn, máy ảnh, bản đồ,…
Quan sát tình trạng tái sinh trên tuyến điều tra, đặc biệt chú ý xung quanh
gốc cây mẹ. Dưới gốc cây mẹ có thể lập các ô tái sinh 25m2 để đánh giá tình
trạng tái sinh. Ghi chép tình trạng cây tái sinh theo cấp chiều cao (đối với các
lồi cây gỗ).
Lập các ơ tiêu chuẩn (OTC) để điều tra cho 3 tuyến, mỗi tuyến 2 OTC,
tổng số OTC cần lập là 6 OTC, vị trí các tuyến và OTC thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.1:Sơ đồ các tuyến điều tra Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis)
tại VQG Cúc Phương
a. Phân bố theo vị trí địa lý
Xác định được số cây Trà hoa vàng (Camellia cucphuongensis) phân bố
theo các tuyến điều tra tại 3 bản: Bản Mạc, bản Mẹn và bản Bống dọc theo tuyến
điều tra.
b. Phân bố theo đai cao
Dùng máy GPS và bản đồ địa hình để xác định đai cao nơi có Trà hoa vàng
phân bố
15


c. Phân bố theo mật độ
Khi các OTC tại 3 tuyến được lập , ta bắt đầu đo đếm số lượng cây Trà hoa
vàng trong từng OTC tại mỗi tuyến từ đó ta có thể xác định được mật độ cây Trà
hoa vàng phân bố tại VQG.

d. Cấu trúc rừng nơi có Trà hoa vàng phân bố:
 Điều tra tầng cây cao
- Xác định tên loài cho từng cây, tên loài cây được xác định trên rừng và
ghi vào phiếu thu thập.
- Đo đường kính thân cây tại vị trí ngang ngực (D1.3,m) của các cây có
đường kính từ 6 cm trở lên bằng thước kẹp kính.
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước đo cao Blumleiss.
- Đường kính tán lá (Dt) dùng thước dây đo hình chiếu tán cây theo 2
chiều ĐT và NB, sau đó lấy trị số trung bình.
- Xác định phẩm chất cây:
+ Phẩm chất A: cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối, không
sâu bệnh hoặc rỗng ruột.
+ Phẩm chất B: thân cây hơi cong, tán lệch, có thể có u bướu hoặc 1 số
khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển đặt đến độ
trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành, có một số khuyết tật nhỏ nhưng không
ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng hoặc lợi dụng gỗ.
+ Phẩm chất C: là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, tán hẹp,
sinh trưởng phát triển kém.
Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu:

16


Mẫu biểu 01: Điều tra tầng cây cao
OTC số: ………….. Diện tích OTC: ................ Loại rừng:……..…
Ngày điều tra: ...............Độ che phủ: ................Tọa độ:…………….
Người điều tra:…………………. Độ cao:……………….……
STT

Loài cây


D1.3
(cm)

H (m)
Vn
Dc

Dt (cm)
NB
TB

ĐT

1

 Điều tra tầng cây tái sinh theo các chỉ tiêu sau:
- Tên loài cây tái sinh
- Chiều cao cây tái sinh chia theo 3 cấp, chiều cao < 0,5 m, 0,5 – 1,0 m
và > 1,0 m.
- Chất lượng cây tái sinh theo ba cấp:
+ Cây tốt (A): Cây có thân thẳng, không cụt ngọn, không sâu bệnh, sinh
trưởng tốt.
+ Cây trung bình (B): là những cây cịn lại.
+ Cây xấu (C): Cây cong queo, sâu bệnh, sinh trưởng kém.
Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biếu sau :
Mẫu biểu 02: Điều tra tầng cây tái sinh
OTC số: ............ Diện tích:................

Loại rừng: ...............


Ngày điều tra: ................Độ che phủ:………Tọa độ:………….
Người điều tra: ..................Độ cao:……………

TT
ODB

HVN(m)

Phẩm chất

Loài cây
< 0,5
m

0,5 –
1,0m

1


17

>1,0m

A

B

C





Điều tra cây bụi, thảm tươi:

Trong mỗi OTC lập 5 ô dạng bản (ODB) 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa OTC.
Mỗi ODB tiến hành điều tra thành phần lồi, chiều cao trung bình, độ che
phủ. Kết quả được ghi vào biểu:
Mẫu biểu 03: Biểu điều tra tầng cây bụi, thảm tươi
OTC số:......................... Người điều tra:................................
Độ tàn che: ........................... Ngày điều tra: .........................
Trạng thái rừng: ........................... Độ cao:…………….…….
Tọa độ địa lý: .........................................................................
STT

Chiều cao

Độ che phủ

(m)

(%)

Tên loài
(ODB)

Ghi chú

1

...
2.4.2.4. Phương pháp tìm hiểu kỹ thuật gây trồng
+ Vùng trồng và thời vụ trồng
+ Hố trồng và mật độ trồng
+ Bón phân
+ Kỹ thuật trồng
+ Chăm sóc
+ Phỏng vấn:
Thơng tin về người được phỏng vấn được ghi lại và sử dụng một số câu
hỏi các cán bộ Kiểm Lâm và người thu hái sau đó tổng hợp lại và lấy theo đa
số.
Điều tra, phỏng vấn kiến thức người dân về kỹ thuật gây trồng.
18


Điều tra, phỏng vấn tình hình khai thác, sử dụng.
Điều tra, phỏng vấn hướng giải pháp bảo tồn loài dựa trên cơ sở cộng
đồng.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Toàn bộ số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel.
- Tính mật độ lâm phần dựa trên cơng thức:
𝑁

𝑁ℎ𝑎 =

𝑆𝑜𝑡𝑐

𝑥 10000 (cây/ha)

Đường kính D1.3 bình qn:

𝐷𝑡𝑏 =

𝛴𝐷1.3
𝑡ổ𝑛𝑔𝑠ố𝑐â𝑦𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔𝑂𝑇𝐶

Chiều cao vút ngọn bình qn:
𝐻𝑡𝑏 =

𝛴𝐻𝑣𝑛
𝑡ổ𝑛𝑔𝑠ố𝑐â𝑦𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔𝑂𝑇𝐶

Đường kính tán bình qn:
𝐷𝑡𝑡𝑏 =

𝛴𝐷𝑡
𝑡ổ𝑛𝑔𝑠ố𝑐â𝑦𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔𝑂𝑇𝐶

Tiết diện ngang từng cây:
𝐺𝑖 =

3,14
𝑥𝐷1.3 ²
4 𝑥 10000

Trữ lượng của từng cây:
𝑀𝑖 = 𝐺𝑖𝑥𝐻𝑣𝑛𝑥𝑓

(𝑟ừ𝑛𝑔𝑡𝑟ồ𝑛𝑔𝑓 = 0,5)

(𝑟ừ𝑛𝑔𝑡ự𝑛ℎ𝑖ê𝑛𝑓 = 0,45)

Trữ lượng OTC:
𝑀𝑜𝑡𝑐 = 𝛴𝑀𝑖
Trữ lượng lâm phần:
𝑀ℎ𝑎 =

𝑀𝑜𝑡𝑐
𝑥 10000
𝑆𝑜𝑡𝑐

Công thức tổ thành tầng cây cao theo chỉ số IV%:
IV% =

𝑁%+𝐺%

Trong đó:
19

2


×