Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thu cong b2 VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.7 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tuần 2+3</b>


<i> Ngày soạn: 14/9 Ngày dạy: Thứ hai </i>
<i>17/09/2012</i>


<b>BI 2: TIT 2+3: GẤP TÀU THỦY 2 ỐNG KHÓI</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


<b>1. Kiến thức: </b>Học sinh biết cách gấp tàu thủy 2 ống khói.


<b>2. Kĩ năng:</b> Gấp được tàu thuỷ hai ống khói, các nếp gấp tương đối
thẳng, phẳng, tàu thủy cân đối.


<b>3. Thái độ: </b>u thích gấp hình.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


<b>1. Giáo viên:</b> Mẫu tàu thủy 2 ống khói được gấp bằng giấy có kích
thước đủ lớn để học sinh cả lớp quan sát được. Tranh quy trình gấp tàu thủy 2
ống khói.


<b>2. Học sinh:</b> Giấy nháp, giấy thủ cơng, bút màu, kéo thủ công.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>
<b>A. Hoạt động cơ bản:</b>


<i><b>1. Học sinh quan sát và tìm hiểu hình dáng, đặc điểm của hình mẫu:</b></i>


Giáo viên giới thiệu mẫu tàu thủy 2 ống khói được gấp bằng giấy và đặt
câu hỏi định hướng để học sinh tự quan sát, tìm hiểu, rút ra đặc điểm, hình
dáng của tàu thủy mẫu.



- Tàu thủy có 2 ống khói có hình dáng như thế nào?
- Tàu thủy có những bộ phận nào giống nhau?
- Tàu thủy được gấp bằng chất liệu gì?


- Tàu thủy thả xuống nước có nổi được khơng?
GV gợi ý để học sinh tìm hiểu thêm.


- Hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp gần giống như tàu thủy. Trong thực
tế tàu thủy được làm bằng sắt, thép và có cấu tạo phức tạp hơn nhiều, tàu thủy
dùng để chở hành khách, vận chuyển hàng hóa trên sông, biển.


- Gọi một học sinh lên bảng mở dần tàu thủy mẫu cho đến khi trở lại tờ
giấy hình vng ban đầu, học sinh cả lớp quan sát.


(Xem hình trong SGV)


<i><b>2. Giáo viên hướng dẫn mẫu:</b></i>


Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy thành hình vng.


Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vng.
Gấp tờ giấy hình vng làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm O và hai
đường dấu gấp giữa hình vng. Mở tờ giấy ra (H.2)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Chú ý: Trong bước 1, cần gấp và cắt sao cho 4 cạnh hình vng thẳng
và bằng nhau thì hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kĩ các đường
gấp cho phẳng.


Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu


thủy 2 ống khói. Trong q trình học sinh thao tác, giáo viên và học sinh cả
lớp quan sát. Giáo viên sửa chữa, uốn nắn lại những thao tác học sinh chưa
thực hiện đúng và nhận xét.


Trong các thao tác gấp, thao tác cuối cùng (kéo hình vng nhỏ để tạo
ống khói, thân và mũi tàu) là khó hơn cả, giáo viên cần hướng dẫn kĩ hoặc có
thể hướng dẫn lại để học sinh cả lớp nắm chắc cách thực hiện.


<b>B. Hoạt động thực hành:</b>


Giáo viên gọi một học sinh lên bảng thao tác lại cách gấp tàu thủy 2
ống khói theo các bước đã hướng dẫn. Sau khi nhận xét, học sinh quan sát và
ghi nhớ quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói. Sau đó giáo viên yêu cầu một học
sinh khác nhắc lại các bước.


Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. Trong quá trình học sinh
thực hành, giáo viên đến các bàn quan sát, uốn nắn cho những em gấp chưa
đúng, giúp đỡ những em cịn lúng túng để các em hồn thành sản phẩm.


Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm, học sinh nhận xét các sản
phẩm được trưng bày trên bảng. Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực
hành của học sinh.


Dặn dò học sinh giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu,
kéo thủ công để học bài “Gấp con ếch”.


<b>C. Hoạt động ứng dụng:</b>


Về nhà, em giới thiệu sản phẩm tàu thủy 2 ống khói của em gấp cho cả
nhà xem.



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×