Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đối với đoàn viên, thanh niên trường THPT lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.42 KB, 10 trang )

I.Tên đề tài:“Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đối với
đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi”
II. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Đồn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt
Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và
rèn luyện, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Giáo dục pháp luật cho đồn viên thanh niên có ý nghĩa quan trọng, góp
phần tạo nguồn nhân lực có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt phục vụ cho sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những Nghị Quyết, chỉ thị
trong đó khẳng định để nâng cao ý thức pháp luật cho đồn viên, thanh niên địi
hỏi phải thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật. Để xay dựng nhà
nước pháp quyền XHCN, đoàn viên, thanh niên phải có sức khỏe, tri thức chủ
động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, kiên định lập trường chính trị, tư
tưởng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, cơng tác giáo dục pháp luật cho đồn viên, thanh
niên ở trường THPT Lê Lợi luôn được thực hiện tốt và đã đạt được những thành
tích nổi bật, được ngành và đoàn cấp trên ghi nhận, đánh giá cao.Tuy nhiên,
nghiêm túc nhìn nhận những mặt hạn chế, có thể thấy chất lượng một số mặt chưa
cao, hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhiều khi chưa đạt được kết
quả cao:
Nhận thức về pháp luật của một bộ phận khơng nhỏ đồn viên trong học tập
và rèn luyện chưa đúng mức, chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động
giáo dục pháp luật; thiếu sự quan tâm định hướng của gia đình, vẫn cịn hiện tượng
đồn viên thanh niên vi phạm nội qui nhà trường, hiện tượng bỏ học cịn diễn ra, bị
lơi kéo tham gia các trào lưu xấu, thậm chí là vi phạm pháp luật.
Nội dung, phương thức truyền đạt phổ biến giáo dục pháp luật được chú


trọng đổi mới song vẫn còn thụ động, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, thiếu
hấp dẫn, ít sáng tạo, nhiều khi chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình, một số
học sinh chưa ý thức được việc chấp hành và tuân thủ pháp luật.
Công tác phối hợp và thông tin hai chiều giữa nhà trường và cơng an nơi học
sinh cư trú cịn hạn chế.
Một số hoạt động cịn mang nặng hình thức, chưa đi vào chiều sâu, một số
khác mang tính dàn trải, chưa phân hóa nhóm đối tượng phù hợp, dẫn đến hiệu quả
công tác giáo dục pháp luật chưa đạt kết quả như mong muốn.
Có thể nhận thấy, ngồi những nhân tố như: hồn cảnh, mơi trường sống,
phương pháp giáo dục của gia đình, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn
tới tình trạng vi phạm pháp luật trong độ tuổi thanh niên ngày càng cao, là những
khoảng trống chưa được khỏa lấp trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.
1


Là một Bí thư Đồn trường và Cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật ở trường học tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ lâu dài, địi hỏi sự
tham gia tích cực và phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và tồn xã hội. Để
nâng chất lượng công tác giáo dục pháp luật, một trong những giải pháp then chốt
là tập trung nâng cao các giải pháp, xây dựng, thiết kế, triển khai, tổ chức thực hiện
các nội dung giáo dục pháp luật khoa học, logic nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Với những lí do đó, tơi đã lựa chọn nghiên cứu và triển khai đề tài:“Giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đối với đoàn viên thanh niên
trường THPT Lê Lợi”
2. Mục đích của đề tài
Phân tích rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao ý
thức pháp luật cho đồn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi.
3. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát và thực nghiệm
Đoàn viên thanh niên trường THPT Lê Lợi.
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu, tổng kết thực nghiệm.
III. Nội dung
1.Những nội dung lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu
* Đạo đức của trẻ ở giai đoạn vị thành niên:
Đoàn viên, thanh niên Độ tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong
việc phát triển luân lý đạo đức, nhất là với cá nhân chuyển tiếp từ môi trường cấp
II quen thuộc lên môi trường cấp III và đại học, nơi họ phải chấp nhận và trải
nghiệm những khái niệm luân lý đạo đức mâu thuẫn nhau bên ngoài phạm vi gia
đình và chịm xóm. Họ bắt đầu nhận thấy rằng hệ thống niềm tin của mình chỉ là
một trong nhiều hệ thống khác, rằng sẽ có những tranh luận gay gắt về điều đúngđiều sai. Nhiều trẻ bắt đầu tự vấn những nhiềm tin trước đây của mình, và khi làm
như vậy, họ đã phát triển hệ thống luân lý đạo đức của bản thân.
* Pháp luật:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm
thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
Theo Hiến pháp 2013 xác định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Vai trị của pháp luật Nhà nước ta hiện nay
Với mục tỉêu xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật
ở nước ta hiện nay có vai trị đặc biệt quan trọng.
- Pháp luật là cơng cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng.
- Pháp luật là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động
- Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước
2


Các loại vi phạm pháp luật

- Vi phạm hình sự (tội phạm) là những hành vi nguy hiểm cho xã hội và được
quy định trong bộ luật hình sự. Những hành vi vi phạm pháp luật không được quy
định trong bộ luật hình sự thì khơng phải là tội phạm.
- Vi phạm hành chính là những hành vi trái pháp luật, có lỗi mức độ nguy
hiểm cho xã hội ít hơn so với vi phạm hình sự. Xâm phạm các quan hệ xã hội do
các văn bản pháp luật về hành chính bảo vệ.
- Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm hại tới các quan hệ tài
sản, quan hệ nhân thân phi tài sản.
- Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật lao động, học
tập, công vụ nhà nước… trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học trong các ngành
và lĩnh vực quản lý nhà nước.
2. Thực trạng cơng tác giáo dục pháp luật cho đồn viên, thanh niên trường
THPT Lê Lợi
Trường THPT Lê Lợi là trường có qui mơ lớn của tỉnh Quảng Trị. Năm học
2018-2019 có 36 Chi đồn (1 CĐGV và 35 CĐHS) với hơn 1390 đoàn viên thanh
niên.
a. Thuận lợi
Với bề dày truyền thống hơn 18 năm của nhà trường, tuổi trẻ trường THPT
Lê Lợi ln trân trọng những thành tích đã đạt được, quyết tâm thi đua, rèn luyện,
đoàn kết tốt cùng nhau xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh.
Sự quan tâm, chỉ đạo của Đoàn cấp trên, Chi bộ Đảng - BGH, sự ủng hộ của
Hội cha mẹ học sinh, của quý Thầy cô giáo, của các tổ chức đoàn thể trong và
ngoài nhà trường cũng là những điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác giáo dục
pháp luật của nhà trường ngày càng được nâng cao.
b. Khó khăn, hạn chế
Chất lượng đầu của trường còn hạn chế, gần ½ ĐVTN nhà trường thuộc diện
hộ nghèo, cận nghèo, thường trú tại các xã thuộc diện vùng khó, địa bàn cư trú
rộng, công tác tập hợp thanh niên trong việc giáo dục pháp luật gặp nhiều khó
khăn.
Tình trạng thanh thiếu niên phạm tội có chiều hướng gia tăng, trong đó có

nhiều đối tượng phạm tội khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Đáng phải cảnh báo
là cùng với việc tăng về số vụ, thì tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng của
loại tội phạm này cũng gia tăng. Thực tế này đã và đang đặt ra vấn đề cần tăng
cường hơn nữa những biện pháp mạnh để hạn chế, ngăn chặn tình trạng tội phạm
và tệ nạn xã hội có nguy cơ vấy bẩn mơi trường học đường. Bên cạnh phần lớn học
sinh mê say học tập, phấn đấu trở thành con ngoan, trị giỏi, cơng dân có ích cho xã
hội thì vẫn cịn một bộ phận thanh thiếu niên hiếu thắng, ngông cuồng nên lạc
bước, trở thành tội phạm. Đáng buồn là ngày càng nhiều học sinh - sinh viên phạm
tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như “giết người”, “cướp tài sản”, “hiếp
dâm”... Tình trạng học sinh phạm tội ở nhiều địa phương có chiều hướng gia tăng
3


do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải kể đến sự bng lỏng trong quản lý
giáo dục của gia đình và nhà trường. Khi những bậc làm cha, làm mẹ nhận ra mình
q thờ ơ trong việc chăm sóc, giáo dục con em mình thì hậu quả đau lịng cũng đã
xảy ra, trong khi con em họ còn quá nhỏ để gánh chịu những bi kịch ấy.
Ở các trường THPT trên tồn quốc nói chung và trường THPT Lê Lợi nói
riêng có một tỷ lệ khơng nhỏ học sinh cịn hiểu biết pháp luật một cách rất sơ sài,
hời hợt. Đa phần các bạn cịn ít hiểu biết thậm chí là không hiểu biết về quyền và
nghĩa vụ của bản thân, không biết đánh giá một hành vi là hợp pháp hay vi phạm
pháp luật. Các bạn có hành vi xử sự không đúng với quy định của pháp luật hay có
tâm lý thiếu tự tin trước các vấn đề pháp lý, khơng có khả năng tự bảo vệ quyền lợi
của mình khi bị xâm hại.Tình trạng này đã và đang là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới
bất ổn định xã hội.
Bên cạnh bộ phận ĐVTV thiếu hiểu biết pháp luật thì cịn một bộ phận dù có
hiểu biết pháp luật nhưng lại mang thái độ thờ ơ hay bất tuân pháp luật. Ở bộ phận
học sinh này không tồn tại niềm tin vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật,
thay vào đó là thái độ thờ ơ, lãnh đạm trước sự thay đổi của hệ thống văn bản pháp
luật hiện hành hay các vấn đề pháp lý đang diễn ra hàng ngày. Đặc biệt, có học

sinh coi pháp luật như là sự trói buộc, thường tìm ra những khiếm khuyết của pháp
luật, những kẽ hở trong công tác quản lý, để “lách luật” hay trốn tránh pháp luật.
Cũng phải kể đến những trường hợp ngang nhiên vi phạm pháp luật để thoả mãn
trạng thái tâm lý “thích thể hiện mình”, “khơng ai làm gì được mình” như hiện
tượng học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Đông
Hà.
Trong nhiều năm qua, công tác GDPL cho HS THPT đã được ngành giáo dục
rất coi trọng, nhà trường chú tâm; các hình thức giáo dục, truyên truyền, phổ biến
được thực hiện đa dạng, phong phú bằng nhiều hình thức như đưa vào chương
trình dạy học chính khóa, ngoại khóa, giáo dục lồng ghép, tổ chức tọa đàm, sân
khấu hóa… đem lại những hiệu quả nhất định góp phần nâng cao nhận thức của đa
số HS về các quy định của pháp luật , về quyền và nghĩa vụ của mỗi học sinh trong
đời sống xã hội.
Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến và GDPL cần có những thay đổi
về quan điểm, cách làm; đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp giáo dục cho
phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội và tâm sinh lý học sinh. Đó là:
chuyển mạnh quá trình trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất
cho học sinh, đặc biệt chú trọng khâu giám sát diễn biến tâm lý, biểu hiện thái độ,
hành vi trong và ngoài nhà trường của học sinh; lấy sự tiến bộ về đạo đức, lối sống
làm tiêu chí hàng đầu trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Trong chương trình GDCD ở bậc học phổ thông, những kiến thức cơ bản về
pháp luật đã được đưa vào giảng dạy hoặc được lồng ghép tích hợp. Mặc dù vậy,
do hạn chế về thời lượng, cùng với đó là phương pháp truyền thụ của giáo viên
4


chưa thực sự sinh động, hấp dẫn, những kiến thức pháp luật cần thiết thì cịn phổ
biến chung chung nên học sinh thường có suy nghĩ rằng lứa tuổi của họ chưa phải
chịu trách nhiệm pháp lý hoặc có chăng thì chỉ là cảnh cáo. Chính những nhận
thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, mơ hồ đã dẫn đến ý thức chấp hành pháp

luật chưa tốt, thậm chí là có những hành vi coi thường pháp luật. Chỉ đến khi bị
các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì mọi sự đã muộn, những hậu quả đáng
tiếc đã xảy ra. Đã có khơng ít học sinh phải bỏ dở chuyện học hành, thậm chí bị xử
lý trước pháp luật bởi những hành vi bột phát, nông nổi bắt nguồn từ sự thiếu hiểu
biết về kiến thức pháp luật, thiếu sự quan tâm giáo dục từ gia đình và những tác
động xấu từ xã hội.
Từ những lý luận và thực tiễn trên, với kinh nghiệm và kiến thức về công tác
giáo dục pháp luật trong những năm qua của bản thân, tôi xin đưa ra những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho đồn viên thanh
niên nói chung và ĐVTN trường THPT Lê Lợi, góp phần làm bớt tình trạng vi
phạm pháp luật của học sinh THPT.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đối với ĐVTN
a. Ứng dụng hiệu quả các công cụ CNTT vào việc tìm hiểu và tun
truyền pháp luật
Với vai trị là BTĐT, Cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền và phổ biến pháp
luật của nhà trường và là một Giáo viên GDCD tơi đã chỉ đạo và phát động cuộc
thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật dành cho học sinh THPT Lê Lợi” thông
qua một số công cụ như mạng Facebook, Survey Monkey, Socrative và phần mền
Excel.
“Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật dành cho học sinh THPT Lê Lợi” là
trang facebook bổ ích,vừa là sân chơi, vừa là nơi để ta học tập. Thay vì dành thời
gian để chơi game hay làm những việc vô nghĩa trên mạng xã hội,thì khi truy cập
trang này và làm bài thi về luật sẽ đem nhiều kiến thức bổ ích,tạo hướng đi tốt cho
ta trong tương lai.
Hình thức triển khai: Cuộc thi chia làm 2 đợt: Gồm có 2 phần: phần trả lời câu
hỏi trắc nghiệm và phần xử lý tình huống thực tế:
Câu hỏi trắc nghiệm: Hình thành bộ câu hỏi trắc nghiệm cho người chưa
thành niên dựa theo Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự; Đưa câu hỏi vào phần mền
Socrative và mở thời gian thi tại trang facebook; Học sinh trả lời câu hỏi; Sử dụng
phần mền Excel để thống kê kết quả.

Câu hỏi tình huống trên Facebook: Tùy theo số lượng học sinh tham gia thi
và tổng số điểm bình quân tất cả học sinh trong từng lớp Đồn trường có tiêu chí
đánh giá chất lượng, từ đó có cách thức cộng điểm thi đua cho những lớp đạt kết
quả cao để khuyến khích, động viên cho học sinh tinh thần tham gia phong trào
ngày càng nâng cao hơn.

5


Với phát động cuộc thi trên, Đoàn trường lấy giáo dục làm chính- đây là yếu
tố tác động mạnh mẽ nhất đến lứa tuổi chuyển giao từ giai đoạn mới phát triển
sang giai đoạn trưởng thành. Và đây cũng là điều mà các trường khác vẫn chưa
làm được.
b. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyền truyền, giáo dục, phổ
biến pháp luật
Ngay từ đầu lựa chọn và phổ biến các văn bản pháp luật thiết thực trước
toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường và học sinh như: Luật Thanh niên; Luật
Giáo dục; Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Giao
thơng đường bộ; Luật Xử lý vi phạm hành chính;...
Tổ chức cho Bí thư, Lớp trưởng, cùng đại diện hội cha mẹ học sinh ký các
cam kết học sinh không vi phạm An ninh trật tự, nội quy nhà trường, không vi
phạm Luật Giao thơng, khơng sử dụng các chất kích kích, ma túy, thuốc lá…
dưới sự chứng kiến của Công an Phườn Đông Lễ và Công an Tp. Đông Hà.
Tổ chức các diễn đàn về pháp luật: Phối hợp với Công an Tp. Đơng Hà tổ
chức diễn đàn “Tun truyền, phịng, chống tội phạm về ma túy xâm nhập vào học
đường” nhân ngày Pháp luật Việt Nam; Phối hợp với Thành đồn Đơng Hà tổ
chức diễn đàn “ Nhớ Bác lòng ta trong sáng hơn” qua đó giáo dục lịng u q
hương đất nước, tuyên truyền Luật nghĩa vụ quân sự với sự tham gia của hơn 1300
ĐVTN nhà trường; gắn với cuộc vận động " Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức
phong cách đức Hồ Chí minh".

Tổ chức cuộc thi Tìm hiểu Luật giao thơng đường bộ nhân dịp kỷ niệm ngày
thành lập Đồn TNCS Hồ Chí Minh.Tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục
pháp luật trong các hoạt động chuyên đề dưới cờ như: Chuyên đề Giáo dục sức
khỏe sinh sản vị thành niên thơng qua đó phổ biến Luật Hơn nhân và gia đình.
Xây dựng tủ sách pháp luật với ĐVTN, nâng cao chất lượng quản lý và khai
thác tủ sách pháp luật, thường xuyên tuyên truyền vận động học sinh tìm hiểu,
bổ sung các tài liệu, sách, báo pháp lý của tủ sách pháp luật.
Bước đầu đã chỉ đạo Đồn thanh niên nhà trường hình thành được CLB
“Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm và bạo lực học đường” thu hút được nhiều học
sinh tham gia và tạo bước chuyển biến tích cực với nhiều hoạt động bổ ích, lơi kéo
ĐVTN tham gia vào các hoạt động xã hội ý nghĩa như: Quyên góp từ thiện; quyên
góp áo quần, sách vở cho học sinh ở vùng có hồn cảnh khó khăn; Chương trình
“Nồi cháo tình thương” tại Bệnh viện tỉnh…những hoạt động trên góp phần khơng
nhỏ trong việc hình thức ý thức, hành vi và đạo đức cho một công dân tốt trong
việc chấp hành pháp luật của nhà nước.
Tiếp tục phối hợp với Công an Tp. Đơng Hà duy trì mơ hình “Cổng trường
an tồn giao thơng” đã hoạt động có hiệu quả đến năm thứ 5 được Đồn cấp trên
đánh giá cao, mơ hình đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thơng
đường bộ cho học sinh nhà trường. Hằng năm Đồn trường mở lớp kỹ năng điều
hành giao thông đường bộ cho đội ngũ Bí thư chi đồn mời cán bộ công an Tp.
Đông Hà tập huấn.
6


Tiếp tục phối hợp với Chi đồn kết nghĩa Phịng PC45 Cơng an tỉnh Quảng
Trị phát triển có hiệu quả mơ hình “Giáo dục học sinh chậm tiến” đây là một trong
những mơ hình đầu tiên của tỉnh trong việc phối hợp giữa lực lượng công an và cơ
sở giáo dục; mơ hình có ý nghĩa trong việc tun truyền pháp luật cho toàn thể học
sinh vào các buổi chào cờ, đồng thời kịp thời ngăn chặn những học sinh có nguy
cơ vi phạm pháp luật cao như: gia đình có bố mẹ ly hơn, bố mẹ phạm tội, hoặc bố

mẹ chủ lô đề, cờ bạc...đây là những đối tượng rất dễ vi phạm pháp luật do bị tác
động bởi hồn cảnh.
3. Kết quả thực hiện
Về cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh THPT Lê Lợi” đây là
một cuộc thi có ý nghĩa thiết thực, được lãnh đạo nhà trường đánh giá cao và thu
hút được hàng nghìn lượt học sinh tham gia, đã tạo được sân chơi bổ ích và lành
mạnh cho ĐVTN THPT Lê Lợi. Học sinh hào hứng với cách tìm hiểu và tuyên
truyền pháp luật thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm và xử lý tình huống hàng
tuần.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh THPT Lê Lợi.
Nhiều năm liền nhà trường đạt lãnh đạo ngành đánh giá cao về công tác giáo
dục pháp luật cho học sinh.
Trường là đơn vị được Ban an tồn giao thơng tỉnh tặng Giấy khen.
Hằng năm trường THPT Lê Lợi đều được Công an Tp. Đông Hà công nhận
trường học đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự.
7


Khơng có học sinh vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khơng có học sinh bị
đuổi học vì vi phạm pháp luật. Số lượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo
hiểm giảm.
IV. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đối với
đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi” đã đề cập tới một vấn đề đang được
chú ý của các cấp các ngành, nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục pháp luật cho
ĐVTN chính là yếu tố quyết định để nâng cao sức mạnh của tổ chức Đoàn và nâng
cao chất lượng giáo dục tồn diện cho ĐVTN.
So với tình hình thực tế trước khi tiến hành đề tài, số liệu điều tra sau khi

thực hiện đề tài đều thu được kết quả tốt. Công tác giáo dục pháp luật của trường
THPT Lê Lợi trong năm học thực sự đã gặt hái được nhiều kết quả khá toàn diện
tên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp
luật đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của đoàn viên, thanh
niên trong học tập và rèn luyện. Nhiều mặt tích cực được phát huy, các mặt hạn chế
giảm hẵn, công tác điều hành, tổ chức hoạt động Phổ biến giáo dục pháp luật về cơ
bản đáp ứng được yêu cầu công tác, đặc biệt, chất lượng giáo dục đạo đức nâng lên
rõ rệt. Điều này khẳng định các giải pháp, biện pháp thực hiện trong đề tài đã có
nhiều tác động tích cực.
Việc đổi mới hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật kết hợp với
giáo dục chính trị, tư tưởng đã tác động hiệu quả đến sự tiếp thu, lĩnh hội và giúp
cho đồn viên, thanh niên nâng cao ý thức, có tinh thần tự giác, nhiệt tình tham gia
các hoạt động tập thể, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật.
Biện pháp bồi dưỡng, tập huấn về một số văn bản Luật cho đội ngũ cán bộ
chi đoàn đã trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các thủ lĩnh thanh niên.
Từ đó, tác động tích cực đến việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của tồn thể
ĐVTN.
Với những kết quả đạt được, tơi nghĩ rằng, bước đầu, đề tài đã có tính ứng
dụng thực tiễn cao; các giải pháp trong đề tài đã góp phần tích cực nâng cao kết
quả cơng tác giáo dục pháp luật ở Trường THPT Lê Lợi.
Vì thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế, đề tài chắc chắn sẽ có nhiều hạn
chế, thiếu sót. Tơi mong muốn được tiếp tục thực hiện đề tài trong thời gian tiếp
theo để có thể đánh giá một cách chính xác tác động của những biện pháp thực
hiện trong đề tài đối với kết quả công giáo dục pháp luật ở nhà trường.
2. Kiến nghị và đề xuất
Để công tác giáo dục pháp luật ở trường học nói chung và cơng tác giáo dục
pháp luật cho đồn viên thanh niên nói riêng thực sự có hiệu quả cao, tơi xin có
một số kiến nghị và đề xuất sau:
- Cần nâng cao nhận thức tầm quan trọng về vị trí, vai trị của thanh niên và
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trong thời kỳ mới: Đáp ứng

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa
8


- Nâng cao chất lượng giáo viên dạy môn GDCD ở các trường phổ thông,
đặc biệt cần đề cao hơn nữa tầm quan trọng của môn GDCD.
- Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho ĐVTN cần được triển khai
thường xun, thực chất, có mục đích, có đánh giá, có khen thưởng, có phê bình,
rút kinh nghiệm thường xuyên.
- Đối tượng hướng đến của công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần phải có
sự chọn lựa rõ ràng, đặc biệt cần tập trung nhiều cho những đối tượng có nguy cơ
phạm pháp cao với tình hình xu hướng tội phạm ngày càng trẻ hóa.
- Đầu tư kinh phí, tập huấn, khen thưởng và có chế độ đối với cán bộ làm
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở trường học.
Quảng Trị, ngày 20 tháng 8 năm 2019

Đào Lê Duy Tân

9


MỤC LỤC
I. Tên đề tài………………………………………………………………………
II. Phần Mở đầu………………………………………………………………….
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………...
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………..
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………........
III. Phần Nội dung……………………………………………………………….

1. Những nội dung lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu …………………
a. Đạo đức của trẻ ở giai đoạn vị thành niên…………………………………
b. Pháp luật……………………………………………………………………
2. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho ĐVTV ở trường THPT Lê Lợi
a. Thuận lợi.......................................................................................................
b. Những khó khăn hạn chế .............................................................................
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật …………………
a. Ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin…………………………………
b. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp , tun truyền …………………...
4. Kết quả thực hiện…………………………………………………………….
IV. Kết luận , kiến nghị…………………………………………………………
1. Kết luận…………………………………………………………………….
2. Kiến nghị……………………………………………………………………

1
1
1
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
5
5
6

7
8
8
9



×