Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Sinh kế của người dân tại xã kim phượng, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LỊ ĐỨC THẮNG
Tên đề tài:
SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂNTẠI XÃ KIM PHƯỢNG
HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên - 2020




ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LỊ ĐỨC THẮNG
Tên đề tài:
SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ KIM PHƯỢNG
HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K47 - KTNN - N02

Khoa


: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương

Thái Nguyên - 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện, mỗi sinh viên đang ngồi trên ghế
nhà trường ngoài những kiến thức lý thuyết đã được học thì thực hành thực tập là
khâu vô cùng quan trọng. Việc trang bị kiến thức thực tế cho sinh viên là rất cần
thiết, qua đó giúp sinh viên có điều kiện kiểm tra, kiểm nghiệm, áp dụng những kiến
thức đó một cách có khoa học, linh hoạt vào thực tế sản xuất, giúp sinh viên có
được thời gian nhất định để học hỏi, bổ sung hoàn chỉnh những kiến thức đã tiếp thu
ở trường. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành - lý luận gắn với thực tiễn”,
được sự nhất trí của ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, dưới sự
hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương, em thực hiện đề tài: “Sinh kế của
người dân tại Xã Kim Phượng huyện Định Hóa tỉnh Thái Ngun”.
Để hồn thành đề tài này tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy ThS.
Nguyễn Thị Hiền Thương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tơi
trong suốt q trình đi thực tế.

Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế &PTNT đã dạy dỗ
tôi trong những năm học tập tại trường. Tơi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình
của các cán bộ UBND Xã Kim Phượng đã giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số
liệu để hồn thành đề tài.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình hồn thành khóa luận nhưng khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, nên tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và PTNT để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày ....tháng.... năm 2020
Tác giả đề tài
Lò Đức Thắng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Kim Phượng năm 2019 .......................20
Bảng 4.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Kim Phượng giai đoạn 2017 - 2019 .................25
Bảng 4.3. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của xã Kim Phượng năm 2019 ................. 27
Bảng 4.4. Thống kê vật nuôi của xã Kim Phượng giai đoạn 2017 - 2019 ................28
Bảng 4.5. Tình hình số hộ nhân khẩu và lao động của xã Kim Phượng giai đoạn
2017 - 2019 ..............................................................................................30
Bảng 4.6. Các thông tin cơ bản về các chủ hộ được điều tra năm 2019 ...................69
Bảng 4.7. Diện tích đất canh tác và đất rừng theo xóm và nhóm hộ ........................72
Bảng 4.8. Tài sản chủ yếu của nông hộ ....................................................................74
Bảng 4.9. Hiện trạng nhà ở của các hộ nghiên cứu...................................................75
Bảng 4.10. Diện tích cây trồng chính của hộ điều tra xã Kim Phượng ....................77
Bảng 4.11. Tình hình chăn ni gia súc, gia cầm của các hộ điều tra ......................78
Bảng 4.12. Chi phí trung bình cho sản xuất nơng nghiệp, phi nơng nghiệp của các
hộ điều tra tại 3 xóm ................................................................................80

Bảng 4.13. Thu nhập trung bình từ nơng nghiệp, phi nơng nghiệp của các hộ điều
tra tại 3 xóm .............................................................................................81


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững .............................................................................6
Hình 2.2. Tài sản của người dân .................................................................................7


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BHYT

Bảo hiểm y tế

2


CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

3

DTTS

Dân tộc thiểu số

4

HĐND

Hội đồng nhân dân

5

KT&PTNT

Kinh tế và Phát triển Nông thôn

6

PNN

Phi nông nghiệp

7


UBNN

Uỷ ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................3
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .........................................4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm về sinh kế và hoạt động sinh kế.......................................................4
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................10
2.2.1. Tình hình phát triển sinh kế hộ nông dân ở các nước trên thế giới ................10
2.2.2. Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế của Việt Nam..................................11
2.2.3. Những vấn đề liên quan tới hoạt động sinh kế của người dân xã Kim Phượng,
huyện Định Hóa ........................................................................................................13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 14

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................14
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................14
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14
3.3.1. Phương pháp luận............................................................................................14
3.3.2. Phương chọn mẫu điều tra ..............................................................................15


vi

3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu. .........................................................................15
3.3.4. Phương pháp sử lý thông tin số liệu ................................................................16
3.4. Hệ thống các chỉ số ............................................................................................16
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................19
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên ..............................................................................................................19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .....................................................19
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ..............................................................25
4.1.3. Thực trạng kết cấu hạ tầng ..............................................................................66
4.2. Thông tin chung về các hộ được điều tra tại xã Kim Phượng ...........................69
4.2.1. Nguồn lực xã hội .............................................................................................71
4.2.2. Nguồn lực tự nhiên ..........................................................................................72
4.2.3. Nguồn lực vật chất ..........................................................................................74
4.2.4. Nguồn lực tài chính .........................................................................................75
4.3. Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân xã Kim Phượng..............................77
4.3.1. Hoạt động sản xuất của hộ điều tra .................................................................77
4.3.2. Kết quả của các hoạt động sinh kế của các hộ điều tra ...................................79
4.4. Các hoạt động sinh kế của xã Kim Phượng, huyện Định Hóa qua phân tích
SWOT........................................................................................................................82

4.4.1. Hoạt động trồng trọt ........................................................................................82
4.4.2. Hoạt động chăn nuôi .......................................................................................84
4.4.3. Hoạt động lâm nghiệp .....................................................................................86
4.5. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sinh kế bền vững ..........86
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................90
5.1. Kết luận ..............................................................................................................90
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, là hoạt động có từ xa xưa của
lồi người và hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế phát
triển từ nông nghiệp. Dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, để phát triển các
ngành khác. Vì vậy sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lí có hiệu quả kinh tế cao
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền
vững. Trong bối cảnh hiện nay, với khoảng 70% dân số Việt Nam sống chủ yếu ở
nông thôn, để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người dân
sẽ rất khó nếu thiếu các yếu tố tác động hỗ trợ từ bên ngoài. Các yếu tố đó tạo ra sự
thay đổi rất lớn trong nhận thức cũng như cải thiện cuộc sống cho người dân ở các
vùng nơng thơn. Đối với nơng thơn nói chung và nơng nghiệp nói riêng thì các can
thiệp, hỗ trợ cần tác động vào trồng trọt và chăn nuôi của người nông dân là chủ
yếu.
Nâng cao thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân đặc biệt là
người dân nông thôn từ lâu vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà

nước ta. Vì vậy đã có rất nhiều chính sách, chương trình tháo gỡ khó khăn giúp
người dân thốt nghèo. Và để thực hiện tốt các chương trình, chính sách có hiệu quả
thì việc quan trọng cần làm là nghiên cứu các hoạt động sinh kế, các phương thức
sống của người dân, có được cái nhìn tồn diện từ đó giúp cho các nhà hoạch định
chính sách có cái nhìn tổng qt để có được những biện pháp tác động hợp lí và có
hiệu quả. Để có thể phát triển sản xuất, phát triển sinh kế, thì cần phải có đầy đủ các
thơng tin về hiện trạng các hoạt động sinh kế của người dân, phân tích cơ cấu, tỷ lệ
thu nhập trong các hoạt động sinh kế của người dân cũng như thời gian mà họ giành
cho các hoạt động sinh kế của mình để có thể tạo ra một thu nhập ổn định trong quá
trình sản xuất.


2

Xã Kim Phượng là một xã nghèo của huyện Định Hóa. Xã có 10 xóm gồm:
Bản Lanh, Bản Ngói, Nam Cơ, Bản Đa, Bản Mới, Bản Kết, Nà Pẻn, Đông Ghè, Nà
Pó, Cạm Phước. Trong đó xóm Bản Lanh có 171 hộ với 684 nhân khẩu được hợp
thành từ Bản Lác 1, 2 và Bản Lanh, xóm Bản Ngói có 93 hộ với 344 nhân khẩu,
xóm Nam Cơ có 88 hộ với 349 nhân khẩu và một số xóm khác, có nhiều dân tộc
thiểu số sinh sống, trình độ dân trí khơng cao, canh tác cịn lạc hậu và truyền
thống,…
Đa số người dân xã đều làm nông nghiệp trồng lúa, ngơ, rau màu và chè để
giúp họ có cái nhìn tổng thể về các hoạt động sinh kế do vậy em tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Sinh kế của người dân tại Xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích đánh giá các hoạt động sinh kế của người dân xã Kim
Phượng. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản
xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền

vững phù hợp với điều kiện của cư dân tại địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích các nguồn lực: tự nhiên, xã hội, con người, tài chính, cơ sở hạ
tầng,… tác động đến hoạt động sinh kế của người dân.
- Tìm hiểu các nguồn lực mà người dân ở đây có thể tận dụng được để tiếp
cận và sử dụng nó vào hoạt động sinh kế của mình.
- Tìm hiểu đánh giá hiệu quả của các hoạt động sinh kế đó mang lại lợi ích gì
cho người dân.
- Tìm hiểu khó khăn trở ngại trong hoạt động sinh kế của người dân.
- Phân tích thực trạng sinh kế của người dân trên địa bàn xã Kim Phượng.
- Đề xuất giải pháp đa dạng hóa sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân
địa phương.
- Đề xuất giải pháp, khuyến nghị để duy trì phát triển hoạt động kinh tế của địa phương.


3

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động sinh
kế của người dân trên địa bàn xã Kim Phượng.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố thêm kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình đi thực tập tại
cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thơng tin của sinh viên trong
q trình nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Xác định được hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân, đóng góp về cơ cấu
thu nhập của các hoạt động sinh kế nông nghiệp và sinh kế phi nơng nghiệp, đóng góp về
thu nhập của các hoạt động sinh kế nông nghiệp: trồng trọt, chăn ni… để từ đó có các
giải pháp phù hợp cho từng hoạt động sinh kế.

- Đề tài có thể là cơ sở để có những định hướng, giải pháp nhằm góp phần
xóa đói giảm nghèo cho địa phương.


4

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về sinh kế và hoạt động sinh kế
2.1.1.1. Khái niệm về sinh kế
Sinh kế (livelihood) là hoạt động kiếm sống của con người thông qua việc sử
dụng các nguồn lực (con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội…) trong một
mơi trường dễ bị tổn thương có sự quản lý của các tổ chức, định chế, chính sách.
Khi hoạt động sinh kế thích ứng, hoặc tránh được các tác động tiêu cực từ môi
trường dễ bị tổn thương, đồng thời bảo đảm duy trì, phát triển được các nguồn lực
trong cả hiện tại và tương lai thì được coi là sinh kế bền vững.
Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện
qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp
bao gồm: (1) trồng trọt: Lúa, khoai, sẵn,… (2) chăn ni: bị, lợn, gà,… (3) lâm
nghiệp keo, bạch đàn, mỡ,…
Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai
hay phương kế kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó.
Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu là các dịch vụ, buôn bán và
một số ngành nghề khác.
Như vậy, trong phạm vi báo cáo này, sinh kế của người dân được hiểu là các
hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nơng nghiệp để ni sống cho chính gia đình
của họ. Vì vậy, xây dựng kế hoạch chiến lược cải thiện sinh kế chính là việc xây dựng
các thí nghiệm trình diễn hiện trường để góp phần cải thiện sinh kế địa phương. Qua
đó, góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

Tiếp cận sinh kế: Đây là khái niệm tương đối mới, nó phản ánh bức tranh
tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng chứ không chỉ theo phương thức
truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế. Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho
cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngồi có cơ hội thốt nghèo thích


5

nghi với điều kiện tự nhiên, xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và
cho những thế hệ tiếp theo
Sinh kế là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các
Khung sinh kế: Nguồn lực để duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao
gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai, tiền tích luỹ
và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp
chính thức hay các hệ thống trợ giúp khơng chính thức tạo điều kiện cho các hoạt
động được diễn ra (nguồn lực xã hội).
Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài
nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống.
Sinh kế của con người phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng của những
nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Sự thành công của các chiến lược và hoạt
động sinh kế tùy thuộc và mức độ hiểu biết mà con người có kết hợp cũng như quản
lý những nguồn lực mà họ có. Vì thế, bàn về sinh kế và sinh kế bền vững có rất
nhiều ý kiến, cách tiếp cận khác nhau.
Có ý kiến cho rằng sinh kế là phương tiện, cách thức để kiếm sống.
Có ý kiến cho rằng sinh kế của một hộ gia đình hay của một cộng đồng còn
được gọi là kế sinh nhai, là cách thức kiếm sống. Hoặc sinh kế là thu nhập ổn định
có được nhờ áp dụng các phương thức, biện pháp khác nhau. Và có ý kiến cho rằng
sinh kế có thể được miêu tả như những quyết định, những hàng động mà họ sẽ được
thực hiện không những để kiếm sống mà còn để đạt được những ước vọng của họ.
Ta có thể miêu tả một sinh kế như là sự kết hợp các hoạt động được thực

hiện để sử dụng các nguồn lực để duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao gồm
các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai, tiền tích luỹ và các
thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức
hay các hệ thống trợ giúp khơng chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động được
diễn ra (nguồn lực xã hội).
Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng lần đầu tiên như một khái niệm
phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chamber và Conway (1992) định


6

nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực
và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản
là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vơ hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi
nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào
lợi ích rịng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có
thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ
tương lai.

Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững
(Nguồn: DFID, 2002)
Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh
kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể được sử
dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp
vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Cụ thể là:
- Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác họa mối liên
hệ giữa những thành phần này
- Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng
- Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh
hưởng đến sinh kế

Các thành phần của khung sinh kế bền vững bao gồm:


7

a) Hoàn cảnh dễ bị tổn thương
Hoàn cảnh dễ bị tổn thương là mơi trường sống bên ngồi của con người.
Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi xu hướng chủ yếu,
cũng như bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính những điều này khiến sinh kế và
tài sản trở nên bị giới hạn và khơng kiểm sốt được.
Các xu hướng: Xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kể cả xung đột, xu
hướng sinh kế quốc gia, quốc tế, những xu hướng cai trị (bao gồm chính sách,
những xu hướng kỹ thuật).
Cú sốc: Cú sốc về sức khỏe con người, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh cây
trồng vật ni.
Tính thời vụ: Biến động giá cả, sản xuất, sức khỏe, những cơ hội làm việc.
Những nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có tác
động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ
mở ra cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi.
b) Những tài sản sinh kế
Tiếp cận sinh kế thì cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người. Nó cố
gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tài sản
hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kế hữu ích.

Hình 2.2. Tài sản của người dân
(Nguồn DFID, 2002)


8


Khung sinh kế xác định năm loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra
những sinh kế:
- Nguồn vốn con người (Human capital)
- Nguồn vốn xã hội (Social capital)
- Nguồn vốn tự nhiên (Natural capital)
- Nguồn vốn vật chất/vốn vật thể (Physical capital)
- Nguồn vốn tài chính (Financial capital)
Đặc điểm của mơ hình năm loại tài sản:
(1) Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các
loại tài sản. Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào. Các điểm
nằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại tài sản.
(2) Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng
đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó.
(3) Một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể tiếp
cận chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có được nguồn tài chính
vì họ có thể sử dụng đất đai khơng chỉ cho những hoạt động sản xuất trực tiếp mà
còn cho thuê. Tương tự như vậy, vật ni (tài sản hữu hình) có thể tạo ra nguồn vốn
xã hội (uy tín và sự liên hệ với cộng đồng) cho người sở hữu chúng…
(4) Phẩm chất của tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng thay
đổi liên tục theo thời gian.
Mối quan hệ giữa các loại tài sản trong khung sinh kế, quan hệ giữa các
tài sản
Những tài sản sinh kế nối kết với nhau theo vô số cách để tạo ra kết quả sinh
kế có lợi. Hai loại quan hệ quan trọng là:
- Sự ảnh hưởng: Việc sở hữu một loại tài sản giúp người dân từ đó tạo thêm
các loại tài sản khác. Ví dụ: người dân dùng tiền (nguồn vốn tài chính) để mua sắm
vật dụng sản xuất và tiêu dùng (nguồn vốn vật chất).


9


Mối quan hệ trong khung
Tài sản và hoàn cảnh dễ bị tổn thương: Tài sản có thể vừa bị phá hủy vừa
được tạo ra thông qua các biến động của hoàn cảnh.
Tài sản và sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế: Thể chế, chính sách
và sự chuyển dịch cơ cấu, quy trình sản xuất có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng
tiếp cận tài sản.
Tạo ra tài sản: Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản (nguồn vốn
hữu hình) hoặc phát minh kỹ thuật (nguồn vốn con người) hoặc sự tồn tại của
những thể chế địa phương làm mạnh lên nguồn vốn xã hội.
Xác định cách tiếp cận tài sản: Quyền sở hữu, những thể chế điều chỉnh các
tiếp cận với những nguồn tài nguyên phổ biến.
Ảnh hưởng tỉ lệ tích lũy tài sản: Ví dụ, chính sách thuế ảnh hưởng doanh thu
của những chiến lược sinh tế,….
Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ đơn giản, những cá nhân và những
nhóm cũng ảnh hưởng lên sự tái cấu trúc và thay đổi quy trình thể chế. Nói chung,
tài sản càng được cung ứng cho người dân thì họ sẽ sử dụng càng nhiều. Vì vậy một
cách để đạt được sự trao quyền có thể là hỗ trợ cho người dân xây dựng những tài
sản của họ.
Tài sản và những chiến lược sinh kế: Những ai có nhiều tài sản có khuynh
hướng sử dụng nhiều lựa chọn lớn hơn và khả năng chuyển đổi giữa nhiều chiến
lược để đảm bảo sinh kế của họ.
Tài sản và những kết quả sinh kế: Khả năng người dân thoát nghèo phụ thuộc
chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những tài sản. Những tài sản khác nhau cần
để đạt những kết quả sinh kế khác nhau.
Ví dụ:
Thu nhập nơng hộ phụ thuộc vào đầu tư các yếu tố sản xuất chính như: diện
tích đất đang sử dụng, số lao động trong gia đình, giá trị của tài sản cố định ngồi
đất đai, có điều kiện tiếp cận thủy lợi dễ dàng và áp dụng giống lúa mới. Tất cả các
yếu tố trên đóng góp vào gia tăng năng suất đất đai và thu nhập của nông hộ. Sự gia



10

tăng năng suất nơng nghiệp có thể gián tiếp ảnh hưởng lên lĩnh vực phi nông nghiệp
bằng sự gia tăng thặng dư tương từ gạo và như vậy tạo ra cơ hội việc làm trong lĩnh
vực chế biến ở nông thôn, thương mại và các hoạt động vận chuyển. Từ đó, có thể
đóng góp trực tiếp làm thu nhập nơng nghiệp lớn hơn. Sự phát triển tài nguyên nhân
lực tùy thuộc trình độ của chủ hộ, có thể góp phần làm tăng năng suất lao động các
hoạt động phi nông nghiệp, từ đó thu nhập nơng hộ gia tăng. Giáo dục cũng tạo cơ
hội nghề nghiệp cho thành phần lao động gia đình thủ cơng, năng suất thấp (chủ yếu
trong lĩnh vực nông nghiệp và các hoạt động xây dựng) chuyển sang các hoạt động
ngồi nơng nghiệp như: thương mại và dịch vụ.
Cơ cấu hay cấu trúc thu nhập sinh kế (tỷ lệ phần trăm của thu nhập sinh kế)
của nơng hộ là sự đóng góp được lượng hóa theo phần trăm thu nhập của sinh kế đó
đối với tổng thu nhập nơng hộ. Cụ thể đóng góp về thu nhập của một nông hộ chủ
yếu là thu nhập từ nơng nghiệp và một phần đóng góp của phi nơng nghiệp. Trong
thu nhập về nơng nghiệp thì đóng góp chính là thu nhập từ trồng trọt và thu nhập từ
chăn ni, ngồi ra cịn đóng góp của thu nhập từ lâm nghiệp, thu nhập từ thủy
sản,… Nền nông nghiệp của nước ta hiện nay đóng góp chính vẫn là thu nhập từ
trồng trọt, tăng tỷ trọng thu nhập về chăn nuôi để thay đổi và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong nơng nghiệp.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển sinh kế hộ nông dân ở các nước trên thế giới
Thực tiễn cho thấy, quá trình xây dựng và phát triển sinh kế nơng hộ của các
nước đã có nhiều kinh nghiệm để chúng ta học tập.
* Thái Lan: Là một nước trong khu vực Đông Nam Á của Châu Á, chính phủ
Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách để đưa đất nước từ lạc hậu trở thành nước
có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Một số chính sách có liên quan đến việc phát
triển sinh kế vùng núi ban hành (Từ 1950 đến năm 1980).

+ Thứ nhất: Xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Mạng lưới đường bộ
bổ sung cho mạng lưới đường sắt, phá thế cô lập.
Các vùng ở xa (Bắc, Đông bắc, Nam…), đầu tư xây dựng đập nước ở các vùng.


11

+ Thứ hai: Chính sách mở rộng diện tích cánh tác và đa dạng hóa sản phẩm
như cao su ở vùng đồi phía Nam, ngơ, mía, bơng, sắn, cây lấy sợi ở vùng núi phía
Đơng Bắc.
+ Thứ ba: Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa chế biến nơng sản để xuất khẩu như:
Ngô, sắn… sang các thị trường Châu Âu và Nhật Bản.
+ Thứ tư: Thực hiện chính sách đầu tư nước ngồi và chính sách thay thế
nhập khẩu trong lĩnh vực cơng nghiệp nhẹ. Nhà nước cũng thực hiện chính sách trợ
giúp tài chính cho nơng dân như: cho nơng dân vay tiền với lãi suất thấp, ứng trước
tiền cho nông dân và cam kết mua sản phẩm với giá trị định trước… cùng với nhiều
chính sách khác đã thúc đẩy vùng núi Thái Lan phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa. Hàng năm có khoảng 95% sản lượng cao su, hơn 4 triệu tấn dầu cọ do nông
dân sản xuất ra. Song trong q trình thực hiện có bộc lộ một số vấn đề cịn tồn tại:
đó là việc mất cân bằng sinh thái, là hậu quả của một nền nông nghiệp làm nghèo
kiệt đất đai. Kinh tế vẫn mất cân đối giữa các vùng, xu hướng nông dân rời bỏ nông
thôn ra thành thị lâu dài hoặc rời bỏ nông thôn theo thời vụ ngày càng gia tăng.
* Trung Quốc: Trong những năm qua phát triển rất mạnh trong lĩnh vực đầu
tư cho nông nghiệp nông thôn. Một trong những thành tựu của Trung Quốc trong
cải cách mở cửa là phát triển nông nghiệp hương trấn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nơng thơn, từ đó tăng trưởng với tốc độ cao
* Malaysia: Mục tiêu của Malaysia là xây dựng một nền nơng nghiệp hiện
đại, sản xuất hàng hóa có giá trị cao. Vì thế chính sách nơng nghiệp của Malaysia
tập chung chủ yếu vào khuyến nơng và tín dụng. Bên cạnh đó chính phủ nước này
cũng chú trọng tìm kiếm thị trường xuất khẩu nơng sản. Nhờ đó một vài năm gần

đây kinh tế nông hộ của người dân nước này có thu nhập cao và ổn định hơn.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế của Việt Nam
Sinh kế là một đề tài được nhiều nơi trên thế giới quan tâm, đặc biệt trong
bối cảnh hiện nay người nông dân chịu sự tác động lớn từ CNH - HĐH, sự tác động
của các khu công nghiệp, sự chênh lệch giàu nghèo, hội nhập kinh tế, sự biến đổi
khí hậu và nhiều yếu tố khác.


12

Từ trước đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, bài viết đi
sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đời sống của
cư dân nghèo. Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều trong các cơng trình
nghiên cứu của các tác giả như: Doward, F.Eliss, Morison… Các tác giả đều cho
rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân
cũng như từng hộ gia đình.
Trong giới hạn đề tài cho phép, tơi xin tổng quan một số cơng trình nghiên
cứu thu thập được liên quan đến đề tài:
- Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La (nguồn internet).
Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ dân tái định cư
vùng bán ngập của công trình thủy điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề
xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân
di chuyển đến nơi ở mới.
Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu chăn nuôi được phát triển tốt hơn do lợi
thế đồng cỏ tự nhiên hiện có khoảng 300 con trâu 800 con bò 1000 con dê và 1200
con lợn.
Số hộ hộ khá tăng lên 38, hộ trung bình giảm 39, hầu như khơng cịn.
Xã Chiềng ngàm có 4 bản với 180 hộ, 868 khẩu, xã Liệp tè phải di chuyển
555 hộ với 2.567 khẩu, xã Mường khiêng 271 hộ với 1.035 khẩu được di chuyển tái

định cư di chuyển sang một nơi ở mới khang trang hơn do hiện tượng ngập bởi cơng
trình thủy điện Sơn La.
Một số tuyến đường giao thông, trạm xá, trường học bị ngập đã được xây
mới cải thiện.
Người dân được thông báo mới khi thủy điện Sơn La ngăn đạp hay tháo nước.
Đề tài này nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến
lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhận xét về các cơng trình nghiên cứu về sinh kế trên đây: Đây là những
cơng trình nghiên cứu mới tại Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực, thay đổi nhận


13

thức của người dân trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình. Trên cơ sở đó giúp
người dân thay đổi được nhận thức, tư duy, phương thức, tập quán sản xuất. Tất cả
các nghiên cứu trên đây đều đi từ việc phân tích hiện trạng sinh kế để từ đó đề xuất
các can thiệp và giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững, cải thiện và nâng cao
giá trị sản xuất tại địa phương, giúp người dân ổn định cuộc sống.
2.2.3. Những vấn đề liên quan tới hoạt động sinh kế của người dân xã Kim
Phượng, huyện Định Hóa
Trong những năm qua cùng với sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp,
các ngành, Đảng bộ xã Kim Phượng đã tập trung lãnh đạo, phát huy truyền thống
cách mạng xã, huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xã
phát huy nội lực phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu kinh tế xã hộ, kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội có những bước phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh đó cịn nhiều mặt hạn chế tồn tại đó là: Chưa khai thác
và phát huy hết tiềm năng lợi thế của xã; đời sống vật chất tình thần của nhân dân
cịn gặp nhiều khó khăn; sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn manh mún nhỏ lẻ chưa hình
thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn
chậm; cơng tác quy hoạch chưa được quan tâm.

Kim Phượng là xã phân chia hộ dân cịn dời dạc khơng tập trung xóm cách
xóm hàng nghìn hộ cách hộ có thể đến vài chục mét ruộng đồng khơng tập trung, vì
vậy việc trao đổi thơng tin và giúp đỡ nhau trong sản xuất còn hạn chế các hộ dân tự
sản xuất với tư liệu riêng chưa có sự kết hợp. Hoạt động sản xuất của xã quanh năm
là nơng nghiệp, trồng trọt chưa có xu hướng phát triển phi nông nghiệp. Qua đề tài
sẽ giúp xã Kim Phượng chỉ ra những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp và chỉ ra
những điểm mạnh tiền năng để phát triển phi nông nghiệp.


14

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình nơng dân xã Kim Phượng, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cùng với các hoạt động sinh kế của họ.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung vào phân tích các hoạt động sinh kế nông nghiệp (cây
trồng, vật nuôi), thuộc vốn tự nhiên trong khung sinh kế.
Hoạt động sinh kế bao gồm: Nông nghiệp, phi nông nghiệp, cơ cấu thu nhập
từ các hoạt động sinh kế của người dân địa phương.
3.1.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài được thực hiện từ ngày 10/01/2020 đến
hết ngày 10/05/2020
3.2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động sinh
kế của người dân trên địa bàn xã Kim Phượng.
Phân tích thực trạng sinh kế của người dân trên địa bàn xã Kim Phượng.

Đánh giá hiệu quả của hoạt động sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân
địa phương.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu là việc vận dụng các lý thuyết
xã hội học vào giải thích các vấn đề gặp phải trong q trình nghiên cứu. Từ đó
phân tích mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu và nội
dung nghiên cứu đã đề ra.


15

Để làm sáng tỏ thực trạng của đa dạng hóa sinh kế và các nguồn vốn mà
người dân xã Kim Phượng, tìm hiểu nguyên nhân mà người dân lựa chọn để đưa ra
các phương án sinh kế. Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng thuyết cấu trúc chức năng
nhằm tiếp cận đối tượng theo lát cắt của cơ cấu xã hội. Kim Phượng là một cụm dân
cư tồn tại với tư cách là một hệ thống xã hội, nằm trong sự quản lý và kiểm soát của
bộ phận quản lý xã hội.
3.3.2. Phương chọn mẫu điều tra
Sinh kế hộ nông dân phụ thuộc rất nhiều về các điều kiện tự nhiên (đất đai, vị trí
địa lý, thời tiết khí hậu …) và các điều kiện kinh tế xã hội (quy mô sản xuất, thị trường,
cơ sở hạ tầng …). Chính sự khác nhau này đã dẫn đến các hoạt động sinh kế giữa các
xóm có sự khác nhau. Và thực tế cho thấy, ngay trong một vùng thì các hoạt động sinh
kế của hộ nông dân cũng khác nhau.
Chọn hộ điều tra
* Phương pháp chọn mẫu điều tra
Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp ngẫu nhiên có điều kiện N=60
hộ trên địa bàn xã, chọn 60 hộ là có đủ cơ sở khoa học để thể hiện khái qt và
chính xác cho tồn xã, mẫu tối thiểu là 60.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin số liệu đã có sẵn
từ tất cả các nguồn có thể tiếp cận được. Đó là các số liệu, tài liệu được thu thập từ
UBND xã Kim Phượng, từ thư viện của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
từ các trang mạng khai thác trên Internet thông qua công cụ tìm kiếm Google…
Đây là những nguồn tài liệu có giá trị để xây dựng tổng quan, cũng như
những thông tin cơ bản liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình
hình sản xuất nơng nghiệp của địa phương.
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được cơng bố ở bất
kì tài liệu nào. Người thu thập có được thơng tin thơng qua tiếp xúc trực tiếp với đối


16

tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau để thu thập thông tin số liệu
cần thiết.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp quan trọng để điều tra phỏng vấn nông hộ được thực
hiện dựa trên một phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước có liên quan đến đề tài. Một
bảng hỏi (xem phụ lục) được hình thành gồm nhiều bộ phận khác nhau, từ những
thông tin cơ bản của chủ hộ, an ninh lương thực, sinh kế và thu nhập nông hộ,
những liên quan đến tác động của cây nơng nghiệp chính trong hộ gia đình, những
tác động liên quan đến chăn ni. Ngồi ra số liệu thu thập được cịn dựa trên tính
chất một cuộc nói chuyện cởi mở, có tính chất trao đổi giữa người phỏng vấn và
người được phỏng vấn. Từ đó người điều tra sẽ khai thác được những thơng tin
chính xác nhất từ các họ dân được điều tra. Khi đã có một bảng hỏi hồn chỉnh đó
sẽ là cơ sở để hồn thiện đề tài bởi những thông tin xác thực đáng tin cậy.
- Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT là phương pháp phân tích các điểm mạnh

(Strengths), điểm yếu(Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats).
Là một công cụ giúp xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những
ảnh hưởng “bên trong” (điểm mạnh, điểm yếu) và những ảnh hưởng bên ngoài (cơ
hội, thách thức) ở cộng đồng.
3.3.4. Phương pháp sử lý thông tin số liệu
- Xử lý số liệu đã công bố: Dựa vào số liệu đã công bố, tổng hợp, đối chiếu
để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
- Xử lý số liệu điều tra: Toàn bộ số liệu được xử lý trên máy tính như :
Microsoft Excel,....
3.4. Hệ thống các chỉ số
- Tình hình đất đai
+ Tổng diện tích đất tự nhiên
+ Diện tích đất canh tác
+ Diện tích đất ở


17

+ Bình qn đất nơng nghiệp/ hộ
Bình qn đất nơng nghiệp trên hộ =

(ha/hộ)

+ Bình qn đất nơng nghiệp/ xóm
Bình qn đất nơng nghiệp trên hộ =

(ha/xóm)

- Tinh hình dân số và lao động
+ Tổng số lao động

+ Lao động nơng nghiệp
+ Lao động phi nơng nghiệp
+ Bình qn lao động/ hộ
Bình quân lao động trên hộ =

(lao động/ hộ)

+ Chi phí bình qn
(VNĐ)

ATC =

Trong đó: Trong đó Q là sản lượng và TC là tổng chi phí của tất cả
các loại đầu vào được sử dụng để sản xuất ra sản lượng
+ Chi phí bình qn/ hộ
=

(VNĐ)

+ Độ tuổi bình quân/ hộ
- Hệ thống cơ sở hạ tầng
+ Tổng số đường tỉnh, quốc lộ, đường liên thôn, xã
+ Số trường học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
+ Cơ sở y tế
- Kết quả phát triển sản xuất - kinh doanh
+ Thu nhập từ nông nghiệp
+ Thu nhập từ phi nơng nghiệp
+ Bình qn thu nhập/ người/ năm



×