Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY THAN QUANG HANH, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN VĂN NINH

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI
CÔNG TY THAN QUANG HANH, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Văn Giới

Chữ ký của GVHD

Thái Nguyên – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Ngô Văn Giới, khơng sao
chép các cơng trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn
chưa từng được cơng bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui định của đơn vị đào tạo.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Nguyễn Văn Ninh



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cơ giáo, cá nhân, các cơ quan
và các tổ chức. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
tất cả các thầy cô giáo, cá nhân, các cơ quan và tổ chức đã quan tâm giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Văn Giới –Trưởng
Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã
trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học –
Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, các
thầy cô giáo khoa Tài Nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
tơi về nhiều mặt trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Công ty TNHH MTV
than Quang Hanh; xin trân trọng cảm ơn Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng
Ninh, UBND TP Cẩm Phả, Tập đồn Cơng nghiệp than - khống sản Việt Nam
đã cung cấp số liệu, tư liệu để tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè và gia đình đã chia
sẻ cùng tơi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi học
tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Văn Ninh


ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

CTPHMT

Cải tạo, phục hồi môi trường

CTR

Chất thải rắn

ĐTM

Đánh giá Tác động Mơi trường

ĐVT

Đơn vị tính

HĐQT


Hội đồng quản trị

HTKT

Hệ thống khai thác

KTCN

Kỹ thuật cơng nghệ

MBCL

Mặt bằng cửa lị

MTV

Một thành viên

pH

Nồng độ [H+]

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý Môi trường


TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

Tài ngun Mơi trường

TKV

Tập đồn Than – Khoáng sản Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải

iii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ....................................................................................... 3
4. Cấu trúc luận văn............................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường khai thác than ..................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................... 4
1.1.2. Tác động của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường .......................... 6
1.1.3. Vai trị của cơng tác quản lý mơi trường ................................................ 8
1.1.4. Công cụ quản lý môi trường trong khai thác khoáng sản .................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường khai thác than ................................. 15
1.2.1. Hiện trạng quản lý môi trường khai thác than trên thế giới................. 15
1.2.2. Hiện trạng quản lý môi trường khai thác than tại Việt Nam ................ 18
1.2.3. Hiện trạng khai thác và quản lý môi trường khai thác than tại Quảng
Ninh ..................................................................................................................... 21
1.3. Tổng quan về công ty than Quang Hanh...................................................... 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 26
2.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 26

2.3.1. Quan điểm tiếp cận ............................................................................... 26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 31
iv


3.1. Hiện trạng môi trường tại công ty than Quang Hanh .................................. 31
3.1.1. Hiện trạng mơi trường khơng khí.......................................................... 31
3.1.2. Hiện trạng môi trường đất .................................................................... 37
3.1.3. Hiện trạng môi trường nước ................................................................. 39
3.1.4. Hiện trạng quản lý chất thải ................................................................. 42
3.1.5. Hiện trạng rủi ro, sự cố môi trường ..................................................... 43
3.2. Đánh giá tác động môi trường từ hoạt động sản xuất và khai thác than tại
công ty than Quang Hanh .................................................................................... 44
3.2.1. Tác động đến môi trường không khí ..................................................... 44
3.2.2. Tác động đến mơi trường nước ............................................................. 45
3.2.3. Tác động đến rừng ................................................................................ 47
3.2.4. Tác động đến địa hình và quá trình ngoại sinh .................................... 47
2.3.5. Tác động đến cảnh quan ....................................................................... 47
3.3. Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công ty than Quang Hanh ......... 48
3.3.1. Mơ hình quản lý mơi trường và các vấn đề môi trường phát sinh tại công
ty than Quang Hanh.................................................................................................48
3.3.2. Đánh giá các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường tại công ty than
Quang Hanh .............................................................................................................51
3.3.3. Đánh giá các giải pháp xử lý môi trường tại công ty than quang Hanh.55
3.3.3. Đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý và xử lý môi
trường tại công ty than quang Hanh .......................................................................61
3.4. Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý môi trường tại công ty than
Quang Hanh......................................................................................................... 62
3.4.1. Giải pháp nâng cấp mơ hình quản lý mơi trường ................................. 62

3.4.2. Giải pháp cải tiến công nghệ khai thác và sàng tuyển ......................... 64
3.4.3. Các giải pháp tăng cường giảm thiểu ô nhiễm môi trường .................. 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 73
1. Kết luận ........................................................................................................... 73
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 75

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Tiêu chuẩn ISO 1400 về quản lý mơi trường [12]........................................10
Hình 3.1 Sơ đồ các hoạt động khai thác hầm lị kèm dịng thải ...................................31
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên lộ vỉa khu mỏ Ngã Hai (Nguồn: Cơng ty
than Quang Hanh).............................................................................................................34
Hình 3.3 Mơ hình quản lý mơi trường của Cơng ty than Quang Hanh .......................49
Hình 3.4 Mơ hình đề xuất để QLMT của Công ty than Quang Hanh .........................63

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Trữ lượng các mỏ than Quảng Ninh..............................................................19
Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng khơng khí khu vực khai thác hầm lị tại cơng
ty than Quang Hanh..........................................................................................................32
Bảng 3.2 Quy mô của các bãi thải của Công ty than Quang Hanh..............................35
Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lượng khơng khí khu vực khai thác lộ thiên tại công
ty than Quang Hanh..........................................................................................................35
Bảng 3.4: Kết quả phân tích một số chỉ số môi trường nước mặt khu vực khai thác
than Ngã Hai, công ty than Quang Hanh........................................................................40

vi



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động khai thác than ở nước ta đã và đang gây ra nhiều tác động đến
môi trường. Hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình
thành từ hàng triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn
đề cấp bách tại các khu mỏ. Trong q trình khai thác than, có nhiều yếu tố tác
động, gây ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo về mơi trường năm 2019 của Tập
đồn Than và Khống sản Việt Nam (TKV), hàm lượng bụi tại các khu vực khai
thác, chế biến than ở nước ta đều vượt QCVN 02: 2019/BYT cho phép từ 1,2 –
5,2 lần. Độ pH của nước thải mỏ luôn dao động từ 3,1 – 6,5. Hàm lượng cặn lơ
lửng thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 – 2,4 lần. Lượng chất thải rắn trong
q trình khai thác than cũng rất lớn [5].
Cơng ty TNHH MTV than Quang Hanh – TKV (gọi tắt là Cơng ty than
Quang Hanh) đóng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Công ty
than Quang Hanh là đơn vị thành viên thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Than –
Khống Sản Việt Nam. Cơng ty được thành lập theo Quyết định số 617/QĐHĐQT ngày 26/04/2003 trên cơ sở tách ra từ Cơng ty Địa chất và Khai thác
khống sản. Từ khi thành lập đến nay, Công ty than Quang Hanh đã không
ngừng tăng sản lượng từ 200.000 – 250.000 tấn/năm đến 1 – 2 triệu tấn/năm và
khai thác bằng hai hình thức là lộ thiên và hầm lị. Quy mô khai thác cũng không
ngừng mở rộng và xuống sâu mức âm 100 m, đầu tư lắp đặt nhiều hệ thống như
chống giữ lò chợ bằng cột thủy lực, giá thủy lực di động, băng tải vận chuyển
than liên tục từ mức âm 110 lên mặt bằng, hệ thống sàng tuyển than công suất 1
triệu tấn/năm; số lượng công nhân từ 1.800 (năm 2003) đến 4.200 (năm 2019)
[3]. Tuy nhiên sự phát triển đó cũng gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, theo các
báo cáo môi trường của Công ty và của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng
Ninh thì trải qua gần 20 năm hoạt động, Cơng ty than Quang Hanh đã phát sinh
một lượng chất thải rất lớn. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường bao gồm: Đất đá
thải hàng năm khoảng hơn 2 triệu m3/năm; nước thải 1,6 triệu m3/năm; rác thải
1



sinh hoạt trung bình 1,8 tấn/ngày; chất thải nguy hại 0,5 tấn/tháng. Ngoài ra,
hoạt động khai thác than làm thay đổi địa hình cảnh quan, các sự cố mơi trường.
Để giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường đó, Cơng ty than
Quang Hanh đã thực hiện nhiều giải pháp: Xây dựng mơ hình quản lý mơi
trường và các hoạt động bảo vệ môi trường như xây dựng trạm xử lý nước thải
hầm lò; quy hoạch bãi đổ thải; cải tạo phục hồi môi trường bãi thải và khu khai
thác; kho lưu giữ CTNH; thu gom và hợp đồng xử lý rác thải sinh hoạt; tập huấn
và đào tạo kiến thức môi trường cho công nhân....Tuy nhiên những giải pháp
này vẫn cịn nhiều hạn chế.
Một số vấn đề mơi trường nổi bật như: Mơ hình quản lý mơi trường chưa
đồng bộ và thống nhất, cán bộ phụ trách môi trường thường là kiêm nhiệm hoặc
khơng có dẫn đến tình trạng các thủ tục pháp lý về môi trường như luật bảo vệ
môi trường, nghị định, thông tư... chưa được cập nhật và thực hiện. Việc khai
thác bằng phương pháp thủ cơng, bán cơ giới, cơng nghệ cịn lạc hậu, ý thức
chấp hành luật pháp chưa cao để lại nhiều hậu quả xấu đến môi trường. Hệ
thống xử lý nước thải tương đối sơ sài (hố lắng), mương thoát nước chưa được
đầu tư cải tạo nên thường xuyên gây ra úng lụt, tắc nghẽn. Lượng đất đá thải
phát sinh rất lớn, tuy nhiên chưa có quy hoạch rõ ràng, việc đổ thải thường bị
chồng lấn giữa các đơn vị và quy mô bãi thải chưa đáp ứng được nhu cầu. Chất
thải nguy hại, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều khai
trường vẫn còn tình trạng xả thải bừa bãi. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
chưa được thực hiện đầy đủ, nhiều thơng số ơ nhiễm chưa được xác định do đó
khó theo dõi diễn biến và có biện pháp xử lý phù hợp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hiện
trạng quản lý môi trường tại công ty than Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh” nhằm đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các
giải pháp nhằm cải thiện các vấn đề môi trường và định hướng phát triển bền
vững cho Công ty.


2


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi
trường tại công ty than Quang Hanh.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng quản lý mơi trường đất, nước, khơng khí; quản lý
chất thải rắn từ hoạt động khai thác than tại công ty than Quang Hanh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi
trường tại công ty than Quang Hanh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở các mục tiêu đề ta, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Thu thập và tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên quan đến mơi trường
đất, nước, khơng khí; quản lý chất thải rắn từ hoạt động khai thác than tại công
ty than Quang Hanh;
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến đánh giá quản lý
hiện trạng môi trường tại khu vực khai thác than;
- Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường tại công ty than
Quang Hanh;
- Xây dựng các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý môi
trường tại công ty than Quang Hanh.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phần nội
dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường khai thác than
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
* Khái niệm về môi trường và các thuật ngữ liên quan:
Môi trường là một khái niệm rất rộng, nói một cách đơn giản và dễ hiểu
thì đó chính là một tập hợp bao gồm những yếu tố tự nhiên và xã hội có liên
quan mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng và tác động lên mọi
hoạt động sống của con người như ánh sáng, cảnh quan, tài ngun thiên nhiên,
nước, độ ẩm, khơng khí, quan hệ xã hội [8].
Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 nêu rõ khái niệm môi trường
và các thuật ngữ liên quan đến mơi trường, theo đó:
Mơi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [11].
Hoạt động bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế
các tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ
nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành [11].
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lưi phát ra (biện pháp nổ mìn vi sai,...) và hạn
chế nổ mìn vào lúc gió to; Đổi mới cơng nghệ, máy móc, trang thiết bị và nhiên
liệu thích hợp ít gây ơ nhiễm khơng khí.
66


Trong hoạt động vận chuyển cần cải tạo nâng cấp đường và tưới ẩm
thường xuyên; Giảm sự rơi vãi, mất mát do tràn và bay tạt trong quá trình vận
tải, khơng chất q tải, che kín than khi vận chuyển (ôtô, băng tải, tàu); Sử dụng
hệ thống phun sương dập bụi; Tăng cường trồng cây xanh tạo vành đai chắn bụi;

Sử dụng hệ thống tưới nước làm tăng độ ẩm của đất đá hoặc tăng độ ẩm sơ bộ
của tầng trước khi xúc bốc và vận tải. Cung đường vận chuyển từ khu khai thác
đến mặt bằng sàng tuyển +50 là 10km và quãng đường 15 km vận chuyển ra
cảng, Công ty cần tăng cường một số giải pháp sau:
- Tăng cường tần suất phun nước (6 lần/ngày) đặc biệt tại những điểm
đông dân cư, các điểm giao cắt quốc lộ.
- Tiến hành trồng cây xanh dọc theo tuyến đường vận chuyển, phải
thường xuyên kiểm tra chăm sóc, trồng lại cây đã chết nhằm làm giảm tiếng ồn
và bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển.
- Các xe vận tải than và đất đá thải phải được đăng kiểm, du dưỡng, bảo
trì hàng tháng. Các xe khi vận chuyển phải có bạt che chắn, chạy đúng tốc độ
quy định, đúng cung đường và đúng giờ quy định.
Tại khu vực sàng tuyển kho than cần sử dụng công nghệ sàng tuyển ướt;
Bổ sung thiết bị thu dọn bụi lắng tại các nơi sinh bụi như nghiền, sàng bằng cách
sử dụng các thiết bị lọc bụi (lọc tĩnh điện, trọng lượng); Bê tơng hố mặt bằng,
kho than, sân cơng nghiệp và tạo rào cản gió xung quanh kho than.
Ngồi ra cần sử dụng thiết bị cỡ lớn làm giảm mật độ các nguồn gây bụi
và phát thải khí độc hại trên mỏ, dẫn đến làm hạn chế sự phát thải bụi và khí độc
hại vào mơi trường. Chủ trương đầu tư bổ sung và thay thế thiết bị xúc bốc và
vận tải cỡ lớn của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam thời
gian gần đây là một chủ trương đúng đắn không chỉ về mặt kinh tế kỹ thuật mà
cả về bảo vệ môi trường. Một biện pháp hiệu quả và đơn giản để làm giảm
lượng bụi trong quá trình xúc bốc đó là thường xun tưới nước lên đống đá.

67


c) Đổi mới công nghệ xử lý nước thải:
Hiện tại, tại khu vực mỏ than Ngã Hai của Công ty than Quang Hanh có
hai con suối chảy qua là suối Ngã Hai và suối Lép Mỹ. Các con suối này ngồi

vai trị thốt nước cho khu vực cịn tiếp nhận nguồn nước thải từ các mỏ than
Ngã Hai. Vì vậy việc phịng chống ơ nhiễm nước thải từ mỏ than Ngã Hai xuống
suối là rất cần thiết.
Trước hết, nước thải cần được trung hồ đến độ pH trung tính (6÷8) trước
khi xử lý các bước tiếp theo. Hiện nay, với quy mơ xử lý lưu lượng lớn, để trung
hồ nước thải chủ yếu sử dụng vôi, vừa hiệu quả và kinh tế nhất.
Để xử lý Fe, Mn, quy trình cơng nghệ chính được áp dụng bao gồm các
khâu: làm thống, lắng và lọc hoặc sử dụng chất ơxy hố mạnh kết hợp với lắng.
Với quy trình xử lý Mn bằng phương pháp làm thống, lắng và lọc thơng
thường, u cầu môi trường pH của nước ≥ 9, tuy nhiên, phương pháp này yêu
cầu thời gian làm thoáng dài và tiêu hao hoá chất rất lớn để nâng pH đến lớn hơn
9, ngồi ra phải sử dụng thêm axít để trung hồ nước về pH ≈ 7÷8 gây mất an
tồn cho người vận hành và thiết bị. Do đó, để xử lý Mn trong nước tại mơi
trường pH trung tính (pH ≈ 7), ngoài các khâu nêu trên, cần sử dụng thêm chất
xúc tác để xử lý mangan bằng vật liệu lọc (cát lọc mangan).
Đặc điểm các khâu trong công nghệ xử lý nước thải như sau:
-Làm thống: có thể làm thống bằng cấp gió cưỡng bức hoặc làm thống
tự nhiên. Làm thống cưỡng bức sử dụng thiết bị thổi khí để cấp khí trực tiếp
vào trong nước để nước và khơng khí được hồ trộn đều liên tục với nhau. Làm
thoáng tự nhiên là sử dụng hệ thống giàn phun mưa để phân tán nước đều trên
mặt thoáng hoặc cho nước chảy qua các lớp vật liệu tiếp xúc có diện tích bề mặt
lớn để tăng khả năng tiếp xúc của nước với khơng khí.
- Lắng cặn: là q trình tách cặn và kết tủa kim loại ra khỏi nước theo
nguyên lý trọng lực, bùn cặn sẽ lắng xuống dưới, nước trong trên bề mặt sẽ được
thu gom. Có thể kết hợp thêm các chất trợ lắng để tăng hiệu quả lắng và thời
gian lắng cặn.
68


- Kết hợp vật liệu lọc có khả năng khử Mn: nước được xử lý qua bể lọc có

lớp cát lọc dày từ 1,2 ÷ 1,5m. Q trình lọc sẽ hiệu quả khi làm việc trong mơi
trường pH trung tính và xử lý tốt khi hàm lượng Fe trong nước < 30mg/l, Mn
<5mg/l. Tuy nhiên, khi vận hành đòi hỏi phải rửa lớp vật liệu lọc định kỳ, lớp
vật liệu lọc phải được thay thế sau khoảng 2 năm sử dụng.
- Kết hợp xúc tác là chất ơxy hố mạnh: chất ơxy hố mạnh được cấp vào
nước với một lượng nhất định để tạo môi trường chất xúc tác cho phản ứng ơxy
hố của các kim loại trong nước, các kim loại sẽ chuyển từ trạng thái hoà tan
sang dạng khó hồ tan và tạo kết tủa nhanh, từ đó, có thể dễ dàng tách các kim
loại bằng phương pháp lắng cặn. Lượng chất ơxy hố tiêu tốn tuỳ thuộc vào chất
lượng nước, đặc biệt là phụ thuộc vào hàm lượng Mn cần xử lý. Ngồi ra, có thể
dùng các thiết bị tạo ơzơn làm chất ơxy hố mạnh để tạo mơi trường ơxy hố các
kim loại trong nước, tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, phạm vi áp dụng
cơng nghệ trong nước ta cịn hạn chế.
Từ tính chất của nguồn thải và những phân tích về cơng nghệ nêu trên, có
thể nhận thấy, cơng nghệ sử dụng vật liệu lọc tuy có nhiều hạn chế nhưng chi
phí vận hành thấp hơn nhiều so với cơng nghệ sử dụng chất xúc tác để xử lý kim
loại trong nước thải. Ngồi ra, có thể khắc phục được cơng tác rửa lọc bằng thuỷ
lực để rút ngắn thời gian rửa và hiệu quả rửa lọc.
Ngồi ra, các cơng nghệ xử lý nước thải được áp dụng có sự thay đổi lớn
theo hướng ngày càng tiến bộ và hiện đại, từ hố lắng kết hợp sữa vơi đến
phương pháp hố - lý và lọc cơ học có áp lực. Các trạm xử lý nước thải thuộc
thế hệ đầu tiên được áp dụng công nghệ bể lắng ngang, lọc áp lực là Hà Ráng,
Hà Khánh, +260 và +320 Đồng Vông, +41 Lộ Trí, +131 Tràng Khê, Khe
Chàm... Bên cạnh đó, các trạm xử lý thế hệ thứ hai như Cọc Sáu, Vàng Danh,
Mạo Khê đã được áp dụng công nghệ tấm lắng nghiêng nhằm tăng tốc độ lắng,
đồng thời hạn chế diện tích bể lắng sử dụng so với cơng nghệ bể lắng ngang.
Các trạm xử lý được thiết kế ngày càng hợp lý về bố trí mặt bằng, gọn, đồng

69



thời ngày càng mang dáng dấp công nghiệp như các trạm xử lý nước thải Cái
Đá, Hoành Bồ.
d) Giải pháp trong đổ thải:
Hầu hết các mỏ than lộ thiên sử dụng hệ thống bãi thải ngồi với cơng
nghệ đổ thải bãi thải cao nên thường gây ra các hiện tượng không ổn định. Để
ổn định bãi thải, cần thay đổi cơng nghệ đổ thải, trong đó các bãi thải mới sẽ
phải được thiết kế theo dạng bãi thải phân tầng, các bãi thải chưa đảm bảo sẽ
được cải tạo, san cắt tầng. Bên cạnh đó, nhằm ổn định sườn bãi thải, chống sạt
lở đất đá, giải pháp sử dụng cỏ,...
Công ty cần áp dụng công tác đổ bãi thải trong và bãi thải tạm tới mức tối
đa với các giải pháp cơng nghệ hợp lý nhằm giảm diện tích chiếm dụng đất đai,
rút ngắn cung độ vận tải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả
khai thác. Trong đó cần tập trung một giải pháp để phục hồi bãi thải tại công ty
than Quang Hanh, như:
- Tận dụng đổ bãi thải trong để giảm diện tích chiếm đất, giảm ô nhiễm
môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục đất đai sau này.
- Nghiên cứu việc đổ thải một phần đất ra ven biển để tạo quỹ đất xây
dựng tạo điều kiện di chuyển các hộ dân trong các khu vực bị ảnh hưởng của bãi
thải, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp.
- Quản lý chặt chẽ việc đổ thải của các mỏ theo đúng thiết kế, báo cáo
đánh giá tác động môi trường được duyệt.
- Áp dụng biện pháp chống xói lở sườn dốc, chống trôi lấp đất đá thải
một cách hữu hiệu như:
- Gieo trồng cây cỏ phủ kín các sườn dốc khơng cơng tác để chia nhỏ và
ngăn cản dịng chảy tập trung. Theo chiều dài dòng chảy tập trung, xây dựng các
đê đập và trồng các dải cây chắn ngang để chia cắt thành dòng chảy mặt, giảm
tốc độ dòng chảy, làm lắng đọng, chắn giữ bùn cát.
Để chống trôi lấp đất đá thải, bảo vệ và khôi phục môi trường sinh thái
phải thường xuyên sửa chữa, cải tạo các hệ thống đê đập chắn đất đá thải hiện có

70


và xây dựng mới các đê đập chắn đất đá thải đảm bảo hạn chế tối đa sự trôi lấp
đất đá thải làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đồng thời cần tiến hành cải
tạo đất, trồng cây gây rừng tại các khu vực đã kết thúc đổ thải.
e) Xã hội hóa trong vấn đề bảo vệ mơi trường:
Xã hội hóa là một trong các giải pháp để giải quyết vấn đề bảo vệ môi
trường hiện nay. Một số nội dung xã hội hóa trong vấn đề bảo vệ mơi trường mà
Cơng ty than Quang Hanh có thể thực hiện trong thời gian tới:
- Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội
vào bảo vệ môi trường.
- Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với tạo
lập và thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện, bảo vệ mơi trường.
- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Bên cạnh việc củng cố vai trò của nhà nước, cần phát triển rộng rãi các hoạt
động do các tập thể hoặc cá nhân tiến hành.
- Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng và nhân lực, vật lực và
tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân.
f) Các nhóm giải pháp khác:
Ngồi các giải pháp nên trên, để tăng cường công tác quản lý môi trường,
công ty than Quang Hanh có thể thực hiện các giải pháp tăng cường bổ sung, cụ
thể là:
- Tăng cường kiểm soát nước thải mỏ: Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước
thải, thường xuyên và định kỳ nạo vét kênh mương thoát nước, trồng cây xanh
xung quanh khu vực thoát nước thải.
- Cải tạo, phục hồi môi trường khu khai thác, bãi thải: Trồng cây xanh
trên sườn đồi bãi thải sau khi đổ thải và khu vực moong đã san lấp. Đặt biển
cảnh báo nguy hiểm tại khu vực moong chứa nước, khu vực dễ bị sụt lún, sạt lở.
Xây dựng kè chắn đất đá rơi vãi, kè chân bãi thải bằng các rọ đá, mương thoát

nước bãi thải tránh bị úng ngập mỏ.
71


- Lắp đặt hệ thống chống bụi và khí thải: Hiện tại Công ty mới lắp đặt hệ
thống phun sương cao áp cho khu vực sàng tuyển, tiến tới phải tiến hành lắp đặt
hệ thống này tại khu vực ra vào khu khai thác, khu bãi thải để tránh phát tán bụi
ra môi trường xung quanh. Tại các khu khai thác hầm lị, nhất thiết phải có hệ
thống thơng gió đảm bảo mơi trường làm việc an tồn cho cơng nhân.
- Tích cực và chủ động phịng tránh các sự cố mơi trường, khi phát hiện
có sự cố như tai nạn lao động, sập hầm lò, trượt lở bờ moong, sụt lún hầm
lò...cần chủ động, kịp thời khắc phục ngay tức khắc.
- Quan trắc môi trường, hàng năm theo định kỳ: Công ty cần lắp đặt Trạm
quan trắc môi trường tự động để theo dõi một cách liên tục các thông số ô nhiễm
môi trường.

72


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
(1). Đề tài đã làm rõ hiện trạng môi trường Công ty than Quang Hanh:
- Hiện trạng mơi trường khơng khí: Mơi trường khơng khí khu mỏ than
Ngã Hai bị tác động bởi các thơng số ơ nhiễm như Bụi, khí CH4, SO2, CO, tiếng
ồn...từ các nguồn khoan nổ mìn, bốc xúc vận chuyển than, đất đá thải, sàng
tuyển than. Một số thông số đã vượt quy chuẩn cho phép như Bụi, CH4 tại khu
khai thác và sàng tuyển than (MBCL +30) của mỏ than Ngã Hai.
- Hiện trạng môi trường nước: Nguồn nước lân cận khu mỏ than Ngã Hai
là các suối Ngã Hai, Lép Mỹ, Diễn Vọng đang bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải

mỏ. Nước thải mỏ có pH thấp, hàm lượng TSS, BOD, Fe, Mn cao gây áp lực rất
lớn đến nguồn nước tiếp nhận.
- Hiện trạng môi trường đất: Khai thác lộ thiên và hầm lò đang làm thay đổi
cảnh quan, địa hình của các khu mỏ. Tại khu bãi thải thuộc mỏ than Ngã Hai đã
xảy ra tình trạng trượt lở, sụt lún gây ra những hậu quả nhất định. Điều kiện địa
chất cũng bị thay đổi do khai thác than như đứt gẫy, nếp lõm, cấu tạo địa chất...
- Các sự cố môi trường: Các sự cố như trượt lở, sụt lún, sập hầm lò, cháy
nổ...đã từng xảy ra tại mỏ than. Các sự cố này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng
như vụ sập lò năm 2006 khiến 3 người chết, thiệt hại đến hàng trăm triệu đồng.
(2). Đề tài đã đánh giá được công tác quản lý môi trường của Công ty than
Quang Hanh:
- Đánh giá mơ hình quản lý mơi trường: Mơ hình quản lý mơi trường của
Cơng ty là hình thức bán chun trách. Mơ hình này chưa phù hợp với thực
trạng và mục tiêu phát triển bền vững của Công ty.
- Đánh giá các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường tại công ty than
Quang Hanh, bao gồm: Các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường không khí;
Các hoạt động quản lý và bảo vệ mơi trường nước; Các hoạt động quản lý rác
73


thải; Các hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học; Các hoạt động quản lý sự
cố môi trường; Hoạt động ký quỹ môi trường; Hoạt động đào tạo, tập huấn về
quản lý BVMT.
- Đánh giá các giải pháp xử lý mơi trường tại cơng ty. Trong đó, tập trung
vào đánh giá các giải pháp công nghệ trong khai thác, giải pháp xử lý mơi
trường khơng khí, giải pháp xử lý nước thải và bảo vệ nguồn nước, giải pháp xử
lý rác thải, chất thải nguy hại và đổ thải, và các giải pháp nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường
(3). Trên cơ sở kết quả đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác
quản lý môi trường của Công ty than Quang Hanh, đề tài đã đề xuất một số giải

pháp nhằm tăng cường quản lý và BVMT. Trong đó tập trung vào 3 nhóm giải
pháp, bao gồm:
- Cần nâng cấp mơ hình quản lý mơi trường: tăng cường nguồn nhân lực,
kiện tồn bộ máy trong mơ hình quản lý mơi trường, cần thành lập phịng mơi
trường và kiểm sốt ơ nhiễm. Cần tập trung vào các nhiệm vụ quản lý chất thải
rắn và chất thải nguy hại; Quản lý nước thải mỏ; Quản lý công tác cải tạo, phục
hồi môi trường sau khai thác; Tăng cường cơng tác quản lý mơi trường bằng
pháp luật.
- Nhóm giải pháp cải tiến công nghệ khai thác và sàng tuyển: cần cải tiến
cơng nghệ khai thác, trong đó cần phải cơ giới hóa, đồng bộ hóa trong khai thác.
Cơng ty than Quang Hanh cần áp dụng triệt để “công nghệ huyền phù tang quay
và huyền phù tự sinh” trong khâu sàng tuyển. Công nghệ này đem lại giá trị rất
lớn về mặt kinh tế kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ, góp phần
làm tăng sản lượng và hiệu quả làm lợi hàng chục tỉ đồng mỗi năm.
- Nhóm giải pháp tăng cường giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường: Tăng cường
giải pháp sản xuất sạch hơn, ít chất thải; Tăng cường giải pháp giảm thiểu phát
sinh bụi và khí thải; Đổi mới cơng nghệ xử lý nước thải, đổ thải; Xã hội hóa
trong vấn đề bảo vệ mơi trường. Ngồi ra, cần tăng cường kiểm sốt nước thải
mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường khu khai thác, bãi thải; lắp đặt hệ thống chống
74


bụi và khí thải; tích cực và chủ động phịng tránh các sự cố mơi trường, khi phát
hiện có sự cố như tai nạn lao động, sập hầm lò, trượt lở bờ moong, sụt lún hầm
lị; quan trắc mơi trường, hàng năm theo định kỳ.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số kiến nghị:
(1). Kiến nghị về công tác quản lý môi trường đối với Công ty than Quang
Hanh: Trong thời gian tới, Công ty cần triển khai và đưa vào sử dụng nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của nguồn nước thải mỏ đến môi trường lân

cận. Đề nghị Công ty xem xét, áp dụng công nghệ cải tạo, phục hồi mà một số
đơn vị khác trong tập đoàn TKV đang sử dụng: Trồng cỏ vetiver, đập chắn bằng
rọ đá, hệ thống thốt nước bãi thải, các thơng số kỹ thuật của bãi thải....Cần thiết
xây dựng và vận hành Trạm quan trắc môi trường tự động cho khu mỏ sản xuất,
đề xuất bộ tiêu chuẩn môi trường cho ngành than để theo dõi diễn biến, đánh giá
mức độ ô nhiễm của các nguồn thải từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp. Nâng
cao nhận thức và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường gắn liền với phát
triển kinh tế, đảm bảo hài hòa để tiến tới phát triển bền vững.
(2) Kiến nghị đối với hướng phát triển của đề tài: để đánh giá một cách
toàn diện hiện trạng quản lý môi trường, đồng thời đưa ra các giải pháp đồng bộ,
đề tài cần nghiên cứu theo hướng chuyên sâu. Cần có cơng cụ phân tích đánh giá
các yếu tố tác động đến công tác quản lý môi trường thông qua từng hoạt động,
từng giai đoạn khác nhau; cần có sự phân loại các yếu tố, tìm hiểu sâu ngun
nhân, từ đó đưa ra các giải pháp mang tính triệt để. Các giải pháp quản lý môi
trường tại công ty than Quang Hanh cần gắn với các giải pháp tổng thể của tập
đồn than khống sản Việt Nam, gắn với chiến lược và chính sách quản lý mơi
trường của tỉnh Quảng Ninh. Các vấn đề quản lý môi trường cần tiếp cận hệ
thống, trên quan điểm phát triển bề vững.

75


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty than Quang Hanh (2008), Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng
cơng trình điều chỉnh mở rộng nâng công suất mỏ than Ngã Hai.
2. Công ty than Quang Hanh (2012), Báo cáo ĐTM và Dự án CTPHMT Dự án
Duy trì mở rộng khai thác lộ thiên lộ vỉa mỏ than Ngã Hai.
3. Công ty than Quang Hanh (2019), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường giai
đoạn 2010 -2019.
4. Công ty than Quang Hanh (2018), Dự án Cải tạo phục hồi môi trường của

Dự án khai thác lộ thiên lộ vỉa mỏ than Ngã Hai.
5. Công ty than Quang Hanh (2020). Báo cáo Tổng kết sản xuất kinh doanh
của công ty than Quang Hanh - TKV năm 2015, 2016. 2017, 2018, 2019.
6. Công ty than Quang Hanh (2019), Giải pháp quản lý tài nguyên ranh giới
mỏ.
(11/4/2019)
7. Mai Dương, Minh Hải (2019), Than Quang Hanh tổ chức hội thảo cơ giới
hóa khai thác than hầm lò,
(28/5/2019).
8. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Giáo trình Quản lý mơi trường cho
sự phát triển bền vững, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
9. Năng lượng Việt Nam (2018), Than Quang Hanh – Đổi mới công nghệ,
nâng cao giá trị tài nguyên than,
(10/8/2019)
10. Mạnh Quân (2019), Khai thác than và ô nhiễm môi trường, Bauxite Việt
Nam, />11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014). Luật Bảo vệ Môi trường năm
2014, Hà Nội 23/6/2014
12. Sản xuất sạch hơn tại Việt Nam (2019), Sản xuất sạch hơn trong khai thác
mỏ: Giảm ô nhiễm, tiết kiệm tiền,
(18/9/2019).

76


13. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2019), Báo cáo hiện trạng môi
trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2019.
14. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2015), Đánh giá hiện trạng
ô nhiễm môi trường vùng than. Những kiến nghị với Quốc hội, chính phủ về
việc giải quyết tình trạng ơ nhiễm do khai thác than trong nhiều năm gây ra.
15. Nguyễn Thanh Sơn (2012), Những tác động đến môi trường do hoạt động

khai thác khống sản,
/>(20/12/2019).
16. Nguyễn Tâm (2019), Khoa học cơng nghệ góp phần bảo vệ môi trường trong
khai thác mỏ,
(11/5/2019).
17. Tập đồn cơng nghiệp than khống sản Việt Nam (2019), Cơng nghiệp khai
thác than trên thế giới,
(13/9/2019).
18. Tập đồn Cơng nghiệp than Khoáng sản Việt Nam (2012), Quy hoạch phát
triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.
19. Trang Thu (2019), Bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản,
baoquangninh, (16/9/2019).
20. Hiểu Trân (2019), Bảo vệ môi trường: Nhiệm vụ xuyên suốt của Vinacomin,
(06/09/2019).
21. Lâm Minh Triết (chủ biên), Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân
(2008), Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Viện Khoa học Cơng nghệ Mỏ (2012), Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ xử
lý nước thải tập trung tại các cửa lò mỏ than Ngã Hai của Công ty than
Quang Hanh.

77


PHỤ LỤC ẢNH

Ảnh 1: Khu vực trung tâm mỏ Ngả Hai

Ảnh 2: Khu vực khai thác lộ thiên


Ảnh 3: Kè chắn khu vực đổ thải

Ảnh 4: Quá trình khai thác hầm lị

Ảnh 5: Q trình phun sương giảm bụi

Ảnh 6: Phục hồi môi trường sau khai thác

78



×