Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

GA lop 3 tuan 45 nam hoc 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.8 KB, 67 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 4</b>


Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
<i>Sáng</i>


CHÀO CỜ
<i><b>Nhà trường tổ chức</b></i>
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN


<i><b>Người mẹ</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


<b>1. Tập đọc</b>
- Giúp HS:


+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã
chã,...và các từ ngữ khác do GV tự chọn.


+ Hiểu đượcý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi tình u thương vơ bờ
bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.


- Rèn cho HS kĩ năng:


+ Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :hớt hải, áo
choàng, khẩn khoản, ủ ấm, sưởi ấm, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo,...


+ Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


+ Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với
diễn biến của truyện.



<b>2. Kể chuyện</b>
- Giúp HS :


+ Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.


+ Biết phối hợp cùng bạn để thể hiện câu chuyện theo từng vai : người dẫn chuyện,
bà mẹ, thần đêm tối, bụi gai, hồ nước, thần chết.


+ Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
- Rèn cho HS kĩ năng kể chuyện, làm việc theo nhóm


- Giáo dục HS biết yêu thương, kính trọng mẹ.


GDKNS: Rèn kĩ năng ra quyết định giẩi quyết vẫn đề, tự nhận thức, xác định giá trị
bản thân


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện (GTB)
- Bảng phụ (HĐ1)


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>


<b>Tập đọc</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- GV gọi HS đọc bài: “Quạt cho bà ngủ”
và hỏi về nội dung bài


- Nhận xét, ghi điểm


<b>2. Bài mới</b>


a. Giới thiệu bài


- Yêu cầu 1, 2 HS kể về tình cảm hoặc sự
chăm sóc mà mẹ dành cho em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Giới thiệu (dựa vào tranh minh hoạ):
chúng ta đều biết mẹ là người sinh ra và
ni dưỡng, chăm sóc chúng ta khơn lớn.
Người mẹ nào cũng yêu con và sẵn sàng
hy sinh cho con. Trong bài tập đọc này,
các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu về một câu
chuyện cổ rất xúc động của An-đéc-xen.
Đó là chuyện người mẹ.


- Ghi tên bài lên bảng.
b. Nội dung


<b>HĐ1 : Luyện đọc </b>
<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý :
+ Đoạn 1 : giọng đọc cần thể hiện sự hốt
hoảng khi mất con.


+ Đoạn 2, 3 :đọc với giọng tha thiết khẩn
khoản thể hiện quyết tâm tìm con của
người mẹ cho dù phải hi sinh.



+ Đoạn 4 :lời của thần chết đọc với giọng
ngạc nhiên. Lời của mẹ khi trả lời vì tơi là
mẹđọc với giọng khảng khái. Khi đòi con
hãy trả con cho tôi! Đọc với giọng rõ
ràng, dứt khoát.


<i>b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải</i>
<i>nghĩa từ</i>


- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát
âm từ khó, dễ lẫn


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa
từ khó: Gv treo bảng phụ ghi các câu cần
luyện đọc


- Giải nghĩa các từ khó :


+ Em hiểu từ hớt hải trong câu: bà mẹ hớt


- Theo dõi GV đọc mẫu.


- Nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy
bàn ngồi học. Đọc lại những tiếng đọc
sai theo hướng dẫn của GV.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng
dẫn của GV :


- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt


giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và
khi đọc lời của các nhân vật :


<i>Thần chết chạy nhanh hơn gió/ và</i>
<i>chẳng bao giờ trả lại những người lão</i>
<i>đã cướp đi đâu.//</i>


<i>Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấp</i>
<i>tôi.//</i>


<i>Tôi sẽ giúp bà,/ nhưng bà phải cho tơi</i>
<i>đơi mắt.// Hãy khóc đi,/ cho đến khi</i>
<i>đơi mắt rơi xuống!//</i>


<i>Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi</i>
<i>đây.//</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>gọi con như thế nào ?</i>
+ Thế nào là thiếp đi ?


+ Khẩn khoản có nghĩa là gì ? Đặt câu với
từ khẩn khoản.


+ Em hình dung cảnh bà mẹ nước mắt
tuôn rơi lã chã như thế nào ?


- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước
lớp, mỗi HS dọc một đoạn.


- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.


- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
<b>HĐ2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài </b>
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.


- Hãy kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn1.
- GV: Khi biết thần chết đã cướp đi đứa
con của mình, bà mẹ quyết tâm đi tìm con.
Thần đêm tối đã chỉ đường cho bà. Trên
đường đi, bà đã gặp những khó khăn gì ?
Bà có vượt qua những khó khăn đó
khơng? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2,
đoạn 3.


- Bà mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường
cho mình?


- Bà mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường
cho mình ?


- Sau những hi sinh lớn lao đó, bà mẹ
được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của thần chết.
Thần chết có thái độ như thế nào khi thấy
bà mẹ ?


- Bà mẹ trả lời thần chết như thế nào ?
- Theo em, câu trả lời của bà mẹ “vì tơi là
mẹ” có nghĩa là gì ?


- Yêu cầu học sinh đọc thầm tồn bài suy


nghĩ để chọn ý đúng nhất nói lên nội dung


+ Là ngủ hoặc lả đi do quá mệt.


+ Khẩn khoản có nghĩa là cố nói để
người khác đồng ý với yêu cầu của
mình.


*HS đặt câu


+ Nước mắt bà mẹ rơi nhiều liên tục
không dứt.


- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp
theo dõi bài trong SGK.


- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em
đọc một đoạn trong nhóm.


- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.


*1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong
SGK.


- Đọc thầm.


- 2 đến 3 HS kể, các HS khác theo dõi
và nhận xét.


- Bà mẹ chấp nhận u cầu của bụi


gai. Bà ơm ghì bụi gai vào lịng để
sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà,
máu nhỏ xuống từng giọt, bụi gai đâm
chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa
đông buốt giá.


- Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của hồ
nước. Bà đã khóc, nước mắt tn rơi
lã chã cho đến khi nước mắt rơi xuống
và biến thành 2 hòn ngọc.


- Thần chết ngạc nhiên và hỏi bà mẹ :
“Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi
đây ?”


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

câu chuyện .


- GV kết luận : cả 3 ý đều đúng. Bà mẹ là
người rất dũng cảm, vì dũng cảm nên bà
đã thực hiện được những yêu cầu khó
khăn của bụi gai, của hồ nước. Bà mẹ
cũng không hề sợ thần chết và sẵn sàng đi
đòi thần chết để đòi lại con. Tuy nhiên, ý 3
là ý đúng nhất vì chính sự hi sinh cao cả
đã cho bà mẹ lòng dũng cảm vượt qua mọi
thử thách và đến được nơi ở lạnh lẽo của
thần chết để địi con. Vì con, người mẹ có
thể hi sinh tất cả.


- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của chuyện



<b>HĐ3 : Luyện đọc lại</b>


- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi
nhóm có 6 HS và yêu cầu đọc lại bài theo
vai trong nhóm của mình.


- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc trước
lớp.


- Tuyên dương nhóm đọc tốt, có thể cho
điểm HS.


*HS nêu: Câu chuyện ca ngợi tình
<i>u thương vơ bờ bến của người mẹ</i>
<i>dành cho con. Vì con, người mẹ có thể</i>
<i>làm tất cả.</i>


- Mỗi HS trong nhóm nhận 1 trong
các vai: người dẫn chuyện, bà mẹ,
Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần
chết.


- Các nhóm thi đọc cả lớp theo dõi để
tìm nhóm đọc hay nhất.


<b>Kể chuyện</b>
<b>HĐ4 : Hướng dẫn HS kể chuyện </b>


- Gọi HS đọc yêu cầu



- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6
HS (có thể giữ nguyên nhóm như phần
luyện đọc lại bài) và yêu cầu HS thực
hành kể theo nhóm. GV theo dõi và giúp
đỡ từng nhóm.


- Tổ chức thi kể chuyện theo vai.
- Nhận xét và cho điểm HS.
<b>3. Củng cố, dặn dò</b>


- GV hỏi : Theo em, chi tiết bụi gai đâm
chồi, nảy lộc, nở hoa ngay giữa mùa
đông buốt giá và chi tiết đôi mắt của bà
mẹ biến thành 2 viên ngọc có ý nghĩa gì?
- GV : Những chi tiết này cho ta thấy sự
cao quý của đức hi sinh của người mẹ.
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể


- HS đọc


- Thực hành dựng lại câu chuyện theo 6
vai trong nhóm.


- 2 đến 3 nhóm thi kể trước lớp, cả lớp
theo dõi và bình chọn nhóm kể hay nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

lại câu chuyện cho người thân nghe và
chuẩn bị bài: “ Ơng ngoại”



TỐN
<i><b>Luyện tập chung</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Giúp HS:


+ Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã
học


+ Củng cố cách giải tốn có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn
vị)


- Rèn cho HS kĩ năng tính tốn, giải tốn có lời văn
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>
- Bảng phụ (BT4)


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- GV yêu cầu một HS nêu một phép trừ hai
số có ba chữ số, yêu cầu một HS khác lên
bảng đặt tính và thực hiện


- Trình bày cách đặt tính và thực hiện phép
tính của mình.


- GV và HS nhận xét, cho điểm.
<b>2. Bài mới</b>



a. Giới thiệu bài
b. Nội dung


Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS đọc đề
- Yêu cầu HS tự làm


- Yêu cầu HS vừa lên bảng trình bày bài
làm của mình


- GV nhận xét


- Củng cố cách đặt và thực hiện phép cộng
trừ các số có ba chữ số có nhớ một lần.
Bài 2: Tìm x


- u cầu HS đọc đề bài
- Nêu cách tìm thừa số?
- Nêu cách tìm số bị chia?
- Yêu cầu HS làm bài.


- GV và HS chữa bài trên bảng lớp.


- Củng cố cách tìm thừa số và số bị chia


- HS lên thực hiện theo yêu cầu


- HS đọc đề



- 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
- HS trình bày


*HS làm nhanh và đúng


- HS đọc đề


- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
- Ta lấy thương nhân với số chia
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Đáp án:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

chưa biết liên quan đến nhân chia trong
bảng.


Bài 3: Tính


- Yêu cầu HS đọc đề


- GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các
phép tính trong một dãy tính?


- GV yêu cầu HS làm bài


- GV nhận xét.


- Củng cố thứ tự thực hiện các phép tính
trong một dãy tính


Bài 4: (bảng phụ)


- Yêu cầu HS đọc đề bài


- Bài tốn này thuộc dạng tốn nào?
- Gọi HS làm tóm tắt


- Yêu cầu HS nêu cách làm
- GV yêu cầu làm bài


- Gv chấm, chữa bài trên bảng lớp.


- Chốt cách giải dạng tốn có lời văn liên
quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một
số đơn vị.


<b>3. Củng cố dặn dò:</b>
- Nhận xét tiết học


- Chuẩn bị bài “ Bảng nhân 6”


- HS đọc


- HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính
trong một dãy tính.


- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Đáp án


a. 5 x 9 + 27 = 45 + 27
= 72
b. 80 : 2 - 13 = 40 - 13


= 27


- HS đọc đề


- Thuộc dạng tìm phần nhiều hơn
- HS tóm tắt


Thùng thứ nhất: 125l dầu
Thùng thứ hai : 160 l dầu


Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất: ...lít
dầu?


*HS nêu cách làm


- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Bài giải


Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất số lít
dầu là:


160 - 125 = 35 (l)


Đáp số: 35 l dầu


<i>Chiều</i>


ĐẠO ĐỨC
<i><b>Giữ lời hứa (tiết 2)</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>



- HS hiểu thế nào là giữ lời hứa, vì sao phải giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

GDKNS:


+ Kĩ năng tự tim mình có khả năng thực hiện lời hứa


+ Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện lời hứa của mình
+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>
- Phiếu học tập (HĐ1)


- Các phiếu màu đỏ, màu xanh (HĐ3)
<b>III. Các hoạt động dạy học</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ : Giữ lời hứa ( tiết 1 )</b>
- Thế nào là giữ lời hứa ?


- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi
người đánh giá như thế nào ?


- Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần
phải làm gì ?


- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới


a. Giới thiệu bài


b. Nội dung


<b>HĐ1 : Thảo luận theo nhóm 2 người </b>
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học
sinh làm bài tập trong phiếu.


<i>Hãy ghi vào ô chữ Đ trước những hành vi</i>
<i>đúng, chữ S trước những hành vi sai :</i>


a) Vân xin phép mẹ sang nhà bạn chơi đến
9 giờ sẽ về. Đến giờ hẹn, Vân vội tạm biệt
bạn ra về, mặc dù đang chơi vui.


b) Giờ sinh hoạt lớp tuần trước, Cường bị
phê bình vì hay làm mất trật tự trong giờ
học. Cường tỏ ra rất hối hận, hứa với cô
giáo và cả lớp sẽ sửa chữa. Nhưng chỉ được
vài hơm, cậu ta lại nói chuyện riêng và đùa
nghịch trong lớp học.


c) Quy hứa với em bé sau khi học xong sẽ
cùng chơi đồ hàng với em. Nhưng khi Quy
học xong thì trên ti vi có phim hoạt hình.
Thế là Quy ngồi xem phim, bỏ mặc em bé
chơi một mình.


d) Tú hứa sẽ làm một chiếc diều cho bé
Dung, con chú hàng xóm. Và em đã dành
cả buổi sáng chủ nhật để hoàn thành chiếc
diều. Đến chiều, Tú mang chiếc diều sang


cho bé Dung. Bé mừng rỡ cám ơn anh Tú.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của các
nhóm


- Giáo viên kết luận lại


- Học sinh trả lời


- HS thảo luận nhóm đơi


- Học sinh trình bày ý kiến của
mình.


- Học sinh khác lắng nghe, bổ
sung


- Lớp nhận xét
- Đáp án:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>HĐ2 : Đóng vai. </b>


- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các
nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong
tình huống : Em đã hứa cùng bạn làm một
việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc
làm đó là sai ( VD: hứa cho bạn chép bài
khi làm bài kiểm tra, hứa làm bài hộ bạn…)
Khi đó em sẽ làm gì ?


- Giáo viên cho các nhóm lên đóng vai.


- Giáo viên cho cả lớp trao đổi, thảo luận
+ Em có đồng tình với cách ứng xử của
nhóm bạn khơng ? Vì sao ?


+ Theo em, có cách giải quyết nào khác tốt
hơn không ?


- Giáo viên kết luận : Em cần xin lỗi bạn,
giải thích lí do và khuyên bạn không nên
làm điều sai trái.


<b>HĐ3 : Bày tỏ ý kiến. </b>


- GV nêu từng ý kiến, quan điểm có liên
quan đến việc giữ lời hứa, yêu cầu học sinh
bày tỏ thái độ đồng tình, khơng đồng tình
hoặc lưỡng lự bằng cách giơ phiếu màu.
- Màu đỏ : đồng tình.


- Màu xanh : khơng đồng tình


a) Khơng nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì.
b) Chỉ nên hứa những điều mình có thể
thực hiện được.


c) Có thể hứa mọi điều, còn thực hiện
được hay khơng thì khơng quan trọng.
d) Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi
người tin cậy, tôn trọng.



e) Cần xin lỗi và giải thích lí do khi khơng
thể thực hiện được lời hứa.


f) Chỉ cần thực hiện lời hứa với người lớn
tuổi.


- Giáo viên cho học sinh bày tỏ thái độ về
từng ý kiến và giải thích lí do


- Giáo viên kết luận lại


- Yêu cầu HS tìm một số câu tục ngữ, ca
dao về giữ lời hứa.


- HS tiến hành thảo luận nhóm,
phân cơng chuẩn bị đóng vai.


- Các nhóm lên đóng vai
- Cả lớp trao đổi, thảo luận


*Đại diện các nhóm trình bày, giải
thích lí do


- HS lắng nghe và thực hiện theo
yêu cầu của GV


*Đại diện nhóm trình bày nội dung
thảo luận của mình.


- Học sinh khác lắng nghe, bổ


sung


- Lớp nhận xét
Đáp án:


- đồng tình với các ý kiến b, d, e;
khơng đồng tình với ý kiến a, c, f.


- HS tìm


*HS tìm được nhiều, giải thích
được nội dung của cácc âu tục ngữ
đó


Ví dụ:


- Nói lời phải giữ lấy lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Kết luận chung : giữ lời hứa là thực hiện</i>
<i>đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người</i>
<i>biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy</i>
<i>và tôn trọng</i>


<b>3. Củng cố, dặn dò</b>
- Nhận xét tiết học.


- Dặn HS thực hiện giữ lời hứa với bạn bè
và mọi người.


- Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của


bạn bè trong lớp, trong trường.


- Chuẩn bị bài : Tự làm lấy việc của mình
(tiết 1)


- Lời nói đi đơi với việc làm.
- Lời nói gió bay


- Lắng nghe


TỐN (TĂNG)


<i><b>Ơn tập về hình học và giải tốn</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Củng cố cho HS cách tính chu vi một hình, giải tốn về nhiều hơn, ít hơn.
- Rèn cho HS kĩ năng tính tốn và trình bày khoa học


- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Bảng phụ (BT 2)


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
<b>HĐ1: Ơn tập kiến thức</b>


- Muốn tính chu vi một hình ta làm thế
nào?


- Muốn giải bài toán về nhiều hơn ta làm


phép tính gì?


- Mốn giải bài tốn về ít hơn ta làm phép
tính gì?


- Muốn giải bài tốn về tìm phần ít hơn,
phần nhiều hơn ta làm thế nào?


- GV củng cố lại cách giải dạng toán về
nhiều hơn, ít hơn, tìm phần ít hơn (nhiều
hơn)


<b>HĐ2: Luyện tập, thực hành</b>
Bài 1:


Tính chu vi hình tam giác có độ dài các
cạnh là 324cm, 4m, 20dm.


- Yêu cầu HS đọc đề


- Khi giải bài này ta cần lưu ý điều gì?
- u cầu HS làm bài


- ...ta tính tổng độ dài các cạnh của hình
đó


- …ta thực hiện phép tính cộng
- …ta thực hiện phép tính trừ
- ….ta thực hiện phép tính trừ.



- HS đọc đề


*Ta cần đổi các cạnh về cùng một đơn vị
đo


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Nhận xét


- Củng cố cách tính chu vi tam giác
Bài 2: (bảng phụ)


Trường A có 254 bạn nữ và nhiều hơn số
bạn nam 37 bạn.


a. Hỏi trường A có bao nhiêu bạn nam?
b. Hỏi trường A có tất cả bao nhiêu học
sinh?


- Yêu cầu HS đọc đề
- Gọi HS nêu hướng làm
- Yêu cầu HS tự làm bài


- Nhận xét


- Củng cố giải tốn về tìm phần nhiều
hơn, tìm tổng.


Bài 3: Dựa vào sơ đồ đặt đề toán và giải
bài toán đó:


Ngày đầu :


Ngày thứ hai:


- Yêu cầu HS đọc đề


- HS tự đặt đề toán và giải theo đề mình
đã đặt


Bài giải


Đổi: 4m = 400cm, 20dm = 200cm
Chu vi hình tam giác là:
324 + 400 + 200 = 924 (cm)


Đáp số: 924 cm


- HS đọc đề


*HS nêu hướng làm


- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Bài giải


a. Trường A có số bạn nam là:
254 + 37 = 291 (bạn)
b. Trường A có tất cả số bạn là:


254 + 291 = 545 (bạn)


Đáp số: a. 15 bạn
b. 593 bạn



- HS đọc đề
- HS đặt đề toán


*HS đặt được nhiều đề toán hay
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm v


Ví dụ: Một cửa hàng ngày đầu bán đưcợ
623 l dầu, ngày thứ hai bán được 549l
dầu. Hỏi ngày đầu bán đựơc nhiều hơn
ngày thứ hai bao nhiêu lít dầu?


Bài giải


Ngày đầu bán đựơc nhiều hơn ngày thứ
hai số lít dầu là:


623 - 549 = 74 (l)


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Nhận xét


- Củng cố cách đặt đề táon theo sơ đồ
<b>3. Củng cố, dặn dò</b>


- Nhận xét tiết học


- Dặn HS về nhà ôn lại bài và hoàn thành
bài tập


THỂ DỤC


GVC


Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012
<i>Sáng</i>


CHÍNH TẢ
<i><b>Nghe - viết: Người mẹ</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Giúp HS:


+ Nghe và viết lại chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Người mẹ.
+ Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt d/r/g; ân/ âng.


- Rèn cho HS kĩ năng nghe viết


- Giáo dục HS tính cẩn thận, thói quen viết chữ đẹp
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Bảng phụ (Bt2a)


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Yêu cầu HS viết các từ: ngắc ngứ, ngoặc
<i>kép, mở cửa, đổ vỡ.</i>


- Nhận xét, ghi điểm
<b>2. Bài mới</b>



a. Giới thiệu bài


- Trong giờ chính tả này các em viết đoạn
tóm tắt nội dung truyện Người mẹ và làm
các bài tập chính tả phân biệt d/r/g; ân/
<i>âng.</i>


b. Nội dung


<b>HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả </b>
<i>a) Tìm hiểu nội dung đoạn viết</i>


- GV đọc đoạn văn 1 lượt sau đó yêu cầu
HS đọc lại.


- Hỏi : Bà mẹ đã làm gì để giành lại đứa
con ?


- Thần Chết ngạc nhiên vì điều gì ?
<i>b) Hướng dẫn cách trình bày</i>


- Đoạn văn có mấy câu ?


- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết


- 3HS lên bảng, cả lớp viết vào giấy
nháp


- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo
dõi và đọc thầm theo.



- Bà vượt qua bao nhiêu khó khăn
và hi sinh cả đơi mắt của mình để
giành lại đứa con đã mất.


* Thần Chết ngạc nhiên vì bà mẹ có
thể làm tất cả vì con.


- Đoạn văn có 4 câu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

hoa ? Vì sao ?


- Trong đoạn văn có những dấu câu nào
được sử dụng ?


<i>c) Hướng dẫn viết từ khó</i>


- GV đọc các từ :khó khăn, giành lại, hiểu,
<i>ngạc nhiên và yêu cầu HS viết</i>


- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên.
- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
<i>d) Viết chính tả</i>


- GV đọc bài cho HS viết


- Chú ý nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế,
cầm bút đúng cách


<i>e) Soát lỗi</i>



- Yêu cầu HS trao đổi chéo vở cho nhau và
GV đọc để HS soát lỗi


<i>g) Chấm bài</i>


- Thu chấm 7-10 bài
- Nhận xét


<b>HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập </b>
Bài 2a (bảng phụ)


- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.


- Yêu cầu HS giải câu đố


- Củng cố cách phân biệt r/d/gi (dựa vào
nghĩa)


Bài 3a


- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.


- u cầu HS thảo luận nhóm đơi


- Gọi 1 đến 2 nhóm đọc bài làm của mình.
Các nhóm bổ sung nếu có ý kiến khác.
- Nhận xét



<b>3. Củng cố, dặn dò </b>
- GV nhận xét tiết học.


- Dặn HS về nhà học thuộc các câu đố, ghi
nhớ các từ vừa tìm được, HS nào viết xấu,
sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đẹp,


<i>Một, Nhớ, Thấy, Thần phải viết hoa</i>
vì là chữ đầu câu.


- Trong đoạn văn có dấu chấm, dấu
phẩy, dấu hai chấm được sử dụng.
- 3HS lên bảng, cả lớp viết vào giấy
nháp


<i>- Đọc các từ trên bảng.</i>
- HS viết bài


- HS kiểm tra chéo vở lẫn nhau


- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp
làm vào vở bài tập


- Lời giải :


Hịn gì bằng đất nặn ra
Xếp vào lị lửa lung ba bốn ngày
Khi ra, da đỏ hây hây



Thân hình vng vắn đem xây cửa
nhà


*HS giải câu đố và giải thích (viên
gạch)


- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS thảo luận và làm bài
*Đại diện các nhóm trình bày


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

đúng.


<b>- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài: Nghe - viết:</b>
Ông ngoại


THỦ CÔNG
<i><b>Gấp con ếch (tiết 2)</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- HS biết cách gấp con ếch, nếp gấp tương đối phẳng.


- HS gấp được con ếch bằng giấy, các nếp gấp phẳng, thẳng. Con ếch cân đối, làm cho
ếch nhảy được.


- Giúp HS u thích gấp hình.
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Giấy thủ công (HĐ1)
<b>III. Các hoạt động dạy học</b>



<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Nhắc lại qui trình gấp con ếch?
- Giáo viên nhận xét


<b>2.Bài mới </b>
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung


<b>HĐ3: Ôn tập các gấp con ếch</b>


- Yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại và
thực hiện thao tác gấp con ếch đã học ở
tiết 1 và nhận xét .


- GV nhắc lại các bước gấp con ếch:
+ Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vng.
+ Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước con
ếch.


+ Bước 3: Gấp tạo 2 chân sau và thân
con ếch.


<b>HĐ4: Thực hành gấp con ếch </b>


- Tổ chức cho thực hành gấp con ếch
bằng giấy thủ công theo nhóm .


- Theo dõi, giúp đỡ những em cịn lúng


túng.


- Yêu cầu các nhóm thi đua xem ếch
của ai nhảy cao và xa hơn .


- Chọn một số sản phẩm đẹp cho lớp
quan sát và nhận xét.


- Đánh giá sản phẩm của HS, tuyên
dương.


<i><b> 3. Củng cố, dặn dò:</b></i>


- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp
con ếch


- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học


- HS nêu lại


*HS nhắc lại và thực hiện các thao tác
gấp con ếch


- Lắng nghe và quan sát tranh trong SGK


- Thực hành gấp con ếch theo nhóm.


- Đại diện các nhóm lên trình diễn sản
phẩm để chọn ra con ếch nhảy xa nhất.


- Lớp quan sát và bình chọn sản phẩm
đẹp nhất, tuyên dương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Dặn về nhà chuẩn bị bài: Gấp, cắt,
dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao
vàng,


MĨ THUẬT
GVC
TOÁN
<i><b>Kiểm tra</b></i>
(Đề lưu ở tổ)
<i>Chiều</i>


NGHỈ


Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012
TẬP ĐỌC


<i><b>Ông ngoại</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Giúp HS:


+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài :loang lổ


+ Hiểu được nơi dung bài: Câu chuyện kể vê tình cảm gắn bó,sâu nặng giữa
ơng và cháu. Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu suốt đời biết ơn ông,
người thầy đầu tiên của cháu.



<b>- Rèn cho HS kĩ năng:</b>


<b>+ Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương</b>
ngữ :nhường chỗ, xanh ngắt. Hướng dẫn, trong trẻo,...


+ Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


+ Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ
nhàng,dịu dàng tình cảm.


<b>- Giáo dục HS biết u thương, kính trọng người thân trong gia đình</b>
GDKNS: Rèn kĩ năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ, kĩ năng xác định giá trị
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Tranh minh hoạ bài tập đọc.(GTB)


- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.(HĐ1)
<b>III. Các hoạt động dạy học</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Gọi HS đọc bài “Người mẹ” và trả
lời một vài câu hỏi về nội dung bài
- Nhận xét, ghi điểm


<b>2. Bài mới</b>
a. Giới thiệu bài


- Trong giờ tập đọc hôm nay, các em
sẽ được đọc và tìm hiểu câu chuyện


Ông ngoại của Nguyễn Việt Bắc.Câu
chuyện cho chúng ta thấy được tình


- HS đọc và trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

cảm gắn bó, sâu năng giữa ông và
cháu..


- Ghi tên bài lên bảng.
b. Nội dung


<b>HĐ1: Luyện đọc </b>
<i>a) Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu tồn bài một lượt với
giọng nhẹ nhàng, tình cảm..


b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải
<i>nghĩa từ</i>


<b>- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện</b>
phát âm từ khó, dễ lẫn


<b>- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải</b>
nghĩa từ khó.


- Hướng dẫn HS chia bài thành 4
đoạn như sau :


+ Đoạn 1 : Thành phố…hè phố.


+ Đoạn 2 : Năm nay … Ông cháu
<i>+Đoạn 3 :Ông chậm rãi … thế nào.</i>
+ Đoạn 4 : Phần còn lại.


- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, mỗi
HS đọc một đoạn của bài, theo dõi
HS đọc và yêu cầu HS đọc lại các câu
mắc lỗi ngắt giọng trên bảng phụ


- Giải nghĩa các từ khó.


- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc
trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.


<b>-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.</b>
<b>-Yêu cầu 1 tổ đọc đồng thanh đoạn 3.</b>
<b>HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài</b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước
lớp.


- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.


- Theo dõi GV đọc mẫu.


<b>- </b>Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau
đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
<b>- Đọc từng đoạn trong bài theo</b>
hướng dẫn của GV.



- Dùng bút chì gạch đánh dấu phân
cách giũa các đoạn của bài, nếu
cần.


- 4 HS tiép nối nhau đọc từng đoạn
trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở
các dấu chấm, phẩy và khi đọc các
câu :


<i>- Trời xanh ngắt trên cao,/ xanh</i>
<i>như dịng sơng trong,/ trơi lặng lẽ/</i>
<i>giữa những ngọn cây hè phố.//</i>
<i>- Tiếng trông trường buổi sáng</i>
<i>trong trẻo ấy/ là tiếng trống</i>
<i>trường đầu tiên,/ âm vang mãi</i>
<i>trong đời đi học của tôi sau này.//</i>
<i>- Trước ngưỡng cửa của trường</i>
<i>tiểu học,/ tôi đã may mắn có ơng</i>
<i>ngoại// thầy giáo đấu tiên của tôi.//</i>
- HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các
từ khó.


- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp
theo dõi bài trong SGK.


<b>- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS</b>
đọc một đoạn trong nhóm.


- Đọc đồng thanh



*1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi
trong SGK.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Hỏi:Thành phố sắp vào thu có gì
đẹp?


-Gọi 2 Hs đọc đoạn 2, trả lời :Ông
ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học
như thế nào?


-1 HS đọc đoạn 3 và trả lời :Tìm 1
hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn
ơng dẫn cháu đến thăm trường ?


-1HS đọc câu cuối, trả lời: Vì sao bạn
nhỏ gọi ơng là người thầy đầu tiên ?


- Kết luận: Câu chuyện kể vê tình
<i>cảm gắn bó,sâu nặng giữa ông và</i>
<i>cháu. Ơng hết lịng chăm lo cho</i>
<i>cháu, cháu suốt đời biết ơn ông,</i>
<i>người thầy đầu tiên của cháu.</i>


<b>HĐ3: Luyện đọc lại bài </b>
- Gọi 1 HS đọc cả bài.


- GV chia HS thành các nhóm nhỏ,
mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc lại
trong nhóm của mình.



- Tổ chức cho các nhóm đọc thi trước
lớp.


- Tuyên dương nhóm đọc tốt
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò


- Hỏi : Hãy kể lại 1 kỷ niệm đẹp với
ông, bà của con.


- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về
nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài:
“Người lính dũng cảm”


- Khơng khí mát dịu mỗi sáng ;trời
xanh ngắt trên cao , xanh như dịng
sơng trong, trơi lặng lẽ giữa những
ngọn cây hề phố.


- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu
hỏi: Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đi mua
vở, chọn bút, hướng dẫn bạn nhỏ
cách bọc vở, dán nhãn, pha mực, và
dạy bạn những cái đầu tiên.


- HS tự do phát biểu.


*HS giải thích lí do em thích hình
ảnh đó



*HS trả lời: Vì ơng dạy bạn những
chữ cái đầu tiên , ông là người đầu
tiên dẫn bạn đến trường học, nhấc
bổng bạn trên tay, cho bạn gõ thử
vào chiếc trống trường, nghe tiếng
trống trường đầu tiên


- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi


- Mỗi HS đọc 1 đoạn cho các bạn
cùng nhóm nghe.


- Mỗi HS đọc một đoạn cho các
bạn cùng nhóm nghe. Cả nhóm
cùng rút kinh nghiệm để đọc tốt
hơn.


-1 đến 2 hs trả lời


TẬP VIẾT
<i><b>Ôn chữ hoa </b></i>

<i>C</i>


<b>I. Mục tiêu</b>


- Củng cố cách viết chữ viết hoa C.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

+ Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Cửu Long và câu ứng dụng.
+ Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.


- Giáo dục HS ý thức viết nhanh, viết đẹp
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>



- Mẫu chữ viết hoa

<i>C, S, L, T, N</i>

<i>.(HĐ1)</i>


- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.(HĐ1)
<b>III. Các hoạt động dạy học</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Yêu cầu HS viết các từ: Bố Hạ, Bình
Giang.


- Nhận xét, ghi điểm
<b>2. Bài mới</b>


a. Giới thiệu bài


- Tiết tập viết này sẽ ôn lại cách viết chữ
viết hoa C và một số chữ viết hoa khác có
trong từ và câu ứng dụng.


b. Nội dung


<b>HĐ: Hướng dẫn HS viết vào giấy nháp</b>
<i>a) Hướng dẫn viết chữ hoa</i>


- Trong tên riêng và câu ứng dụng có
những chữ hoa nào ?


- Treo bảng các chữ hoa và gọi HS nhắc
lại quy trình viết đã học ở lớp 2.



- Viết lại mẫu chữ cho HS quan sát, vừa
viết vừa nhắc lại quy trình viết:


<i>+ Chữ </i>

<i>C</i>

hoa gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét
cơ bản: nét cong dưới và nét cong trái nối
liền nhau, tạo một vòng xoắn to ở đầu chữ;
phần cuối nét cong trái lượn vào trong.


<i>+ Chữ </i>

<i>L</i>

gồm 1 nét là kết hợp của 3 nét cơ
bản: nét cong lượn dưới, nét lượn dọc (lượn2
đầu); nét lượn ngang, tạo một vòng xoắn nhỏ
ở chân chữ.


<i>+ Chữ </i>

<i>N</i>

gồm 3 nét cơ bản: nét móc ngựơc
trái,nét thẳng xiên, nét móc xi phải.


<i>+ Chữ </i>

<i>S</i>

gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ
bản: nét cong dưới và nét móc ngựơc trái nối
liền nhau, tạo một vòng xoắn to ở đầu chữ;
phần cuối nét móc lượn vào trong.


<i>+ Chữ </i>

<i>T</i>

gồm 1 nét là kết hợp của 3 nét cơ
bản: nét cong trái nhỏ, nét lượn ngang, nét
cong trái to cắt nét lượn ngang, tạo một vòng
xoắn nhỏ ở đầu chữ; phần cuối nét uốn cong
vào trong.


- Yêu cầu HS viết các chữ hoa trên. GV



- 3HS lên bảng, cả lớp viết vào giấy
nháp


- Có các chữ hoa C, L, T, S, N.
* 5 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi.
- Quan sát


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
<i>b) Hướng dẫn viết từ ứng dụng</i>


- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.


- Em có biết Cửu Long là chỉ cái gì ?


-GV: Cửu Long là tên con sông dài nhất
nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ.
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao
như thế nào ?


- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng
nào ?


- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Cửu Long
lên bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho
HS.


<i>c) Hướng dẫn viết câu ứng dụng</i>
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.


- Giải thích : Câu ca dao ý nói cơng của


cha mẹ rất lớn lao.


- Câu ứng dụng có các từ nào phải viết
hoa?


- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều
cao như thế nào ?


- Yêu cầu HS viết chữ Công, Thái Sơn,
<i>nghĩa vào bảng. GV đi chỉnh sửa lõi cho</i>
HS.


<b>HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở Tập viết </b>
- Yêu cầu HS viết vào vở Tập viết


- GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
Lưu ý cách trình bày câu ca dao lục bát.


- Thu chấm 5 đến 7 bài.
<b>3. Củng cố, dặn dò </b>


- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà luyện viết và hoàn thành
bài viết trong vở Tập viết 3, tập một và
học thuộc lòng câu ứng dụng.


<b>- Chuẩn bị bài : Ôn chữ hoa </b>

<i>D</i>



giấy nháp



- 1 HS đọc : Cửu Long


- Là một con sông, tên một loại mực
viết.


- Chữ

<i>C, L</i>

<i> cao 2 li rưỡi, các chữ còn</i>
lại cao 1 li.


- Bằng 1 con chữ 0.


- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết
vào giấy nháp


- 2 HS đọc.


- Chữ Công, Thái Sơn, Nghĩa phải viết
hoa.


- Các chữ

<i>C</i>

<i>, g, h, </i>

<i>T, S</i>

<i>, y cao 2 li rưỡi,</i>
chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao
1 li.


- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết
vào giấy nháp


- HS viết :


+ 1 dòng chữ

<i>C</i>

<i>, cỡ nhỏ.</i>
+ 1 dòng chữ

<i>L, N</i>

<i>, cỡ nhỏ.</i>
+ 2 dòng Cửu Long, cỡ nhỏ.

+ 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
*HS viết nhanh và đẹp


TOÁN
<i><b>Bảng nhân 6</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Học sinh biết:


+ Tự lập và học thuộc bảng nhân 6.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Rèn HS kĩ năng sử dụng phép nhân để giải tốn
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm trịn (HĐ1)
- Bảng phụ (BT3)


III. Các hoạt động dạy học
<i><b> 1. Bài cũ :</b></i>


- Yêu cầu HS lên bảng viết bảng nhân 5
- Nhận xét đánh giá.


<i><b> 2. Bài mới: </b></i>
<i><b> a) Giới thiệu bài: </b></i>
b. Bài mới


<b>HĐ1:Hướng dẫn thành lập bảng nhân 6</b>


- Gắn 1 tấm bìa có 6 hình trịn lên bảng và
hỏi:


+ Có mấy hình trịn?


+ 6 hình trịn được lấy mấy lần?


+ 6 được lấy 1 lần, nên ta lập được phép
nhân: 6 x 1 = 6 đọc là 6 nhân 1 bằng 6.
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi:
+ Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 6 hình trịn,
vậy 6 hình trịn được lấy mấy lần?


- Yêu cầu HS lập phép tính tương ứng
- Nêu kết quả của phép tính?


- Giải thích tại sao em biết 6 x 2 = 12
- Yêu cầu HS đọc phép nhân


- Tương tự HD HS thành lập phép nhân:
6 x 3


...
6 x 10


- Yêu cầu HS đọc bảng nhân vừa lập được,
dầnh thời gian cho HS học thuộc


- Xoá dần bảng cho HS học thuộc
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6


<b>HĐ2: Luyện tập thực hành</b>


Bài 1:


- Nêu bài tập trong sách giáo khoa .
- Yêu cầu HS tự làm bài.


- Gọi HS nêu miệng kết quả.


- 2 HS lên bảng viết
- Lớp theo dõi, nhận xét.


- Học sinh quan sát tấm bìa để nhận
xét .


- Có 6 hình trịn


- 6 hình trịn được lấy 1 lần.
- Nêu 6 x 1 = 6


- 6 hình trịn được lấy 2 lần,
- 6 x 2


- 6 x 2 = 12


*Vì: 6 x 2 = 6+ 6 = 12 6 x 2 = 12
- Đọc: 6 x 2 = 12


( sáu nhân hai bằng mười hai).



- HS đọc


*Đọc thuộc bảng nhân 6


- HS nêu
- HS tự làm


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá


- Củng cố bảng nhân 6
Bài 2


- Yêu cầu học sinh nêu bài toán.
- Gọi HS nêu hướng giải


- Yêu cầu cả lớp tự giải vào VBT


- Nhận xét, chữa bài
Bài 3


- Gọi HS nêu yêu cầu BT ở SGK.


- Yêu cầu học sinh quan sát và điền số
thích hợp vào chỗ chấm để có dãy số .
- Gọi 1 số em đọc kết quả, cả lớp nhận xét,
bổ sung.


- Giáo viên nhận xét đánh giá
<b> 3. Củng cố, dặn dò:</b>



- Nhận xét đánh giá tiết học


- Dặn về nhà học và xem lại các BT đã
làm và chuẩn bị bài: Luyện tập


nhận xét bổ sung .


6 x 1 = 6 ; 6 x 2 = 12 ; 6 x 3 = 18
6 x 4 = 24 ; 6 x 5 = 30 ;...


- 2em đọc bài toán SGK.
*HS nêu


- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp
làm vào vở


Bài giải


Số lít dầu của 5 thùng là :
6 x 5 = 30 (l)


Đ/S : 30 l dầu


- 1HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
*HS làm nhanh và đúng
- Một học sinh lên sửa bài .


- Sau khi điền ta có dãy số: 6;12 ; 18 ;


<i><b>24; 30; 36 ; 42 ; 48 ; 54 ; 60 .</b></i>


TỰ NHIÊN XÃ HỘI
<i><b>Hoạt động tuần hoàn</b></i>
<b>I. Mục tiêu :</b>


- Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu
thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.


- Chỉ và nói được đường đi của máu trong sơ đồ vịng tuần lớn, vịng tuần hồn
nhỏ.


- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cơ thể
<b>II. Đồ dùng dạy học: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Sơ đồ hai vòng tuần hoàn (HĐ2)


- Các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu hai vịng tuần hồn. (HĐ3)
<i><b> III. Hoạt động dạy học:</b></i>


<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Nêu các thành phần trong máu ?


- Theo em cơ quan tuần hoàn gồm có
những bộ phận nào?


- Giáo viên nhận xét đánh giá.
<b>2. Bài mới:</b>



a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung


<b>HĐ1: Thực hành</b>


<i>- Bước 1: Làm việc cả lớp </i>


- Hướng dẫn áp tai vào ngực của bạn để
nghe tim đập và đếm nhịp tim đập trong
một phút


- Đặt ngón tay trỏ và ngón tay phải lên
cổ tay trái của mình đếm số nhịp đập
trong một phút ?


- Gọi học sinh lên làm mẫu cho cả lớp
quan sát


- Cả lớp nhận xét bổ sung .
- Bước 2: Làm việc theo cặp .
- Từng cặp học sinh lên thực hành .
- Bước 3: Làm việc cả lớp


- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :


- Các em đã nghe thấy gì khi áp tay vào
ngực bạn ?


- Khi đặt ngón tay lên cổ tay mình em
thấy gì?



- Kết luận như sách giáo viên
<b>HĐ2: Làm việc với SGK.</b>
<i>Bước 1: Làm việc theo nhóm </i>


- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ


- Cả lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu
bài


- Lớp tiến hành làm việc áp tai vào
ngực bạn để nghe nhịp đập của tim và
đếm nhịp đập trong một phút thảo luận
trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo
viên .


- Đặt ngón tay trỏ lên cổ tay trái để
theo dõi nhịp mạch đập trong một phút
*2HS lên làm mẫu cho cả lớp quan sát


- Từng cặp học sinh lên thực hành như
hướng dẫn của giáo viên.


* Đại diện các nhóm lên trình bày kết
quả thảo luận


- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung


+ Khi áp tai vào ngực bạn ta nghe tim
đập…



+ Khi đặt ngón tay lên cổ tay ta thấy
mạch máu đập .


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 trang
17 sách giáo khoa thảo luận


- Chỉ trên hình vẽ động mạch, tĩnh
mạch, mao mạch? Nêu chức năng của
từng loại mạch máu?


- Chỉ và nói đường đi của mạch máu
trong vịng tuần hồn nhỏ ? Vịng tuần
hồn nhỏ có chức năng gì?


- Chỉ đường đi của mạch máu trong
vòng tuần hồn lớn? Vịng tuần hồn lớn
có chức năng gì


<i>Bước 2 : Làm việc cả lớp </i>


- Gọi học sinh lên trình bày kết quả thảo
luận và chỉ vào sơ đồ .


Giáo viên rút ra nội dung bài học (SGK)
<b>HĐ3: Trị chơi ghép chữ vào hình</b>
- Hướng dẫn học sinh cách chơi


- Yêu cầu học sinh cầm phiếu rời dựa
vào sơ đồ hai vịng tuần hồn ghi tên các


loại mạch máu của hai vịng tuần hồn .
- u cầu các nhóm thi đua ghép chữ
vào hình


- Theo dõi phân định nhóm thắng cuộc .
- Quan sát sản phẩm và đánh giá .
3. Củng cố, dặn dò:


- Dặn học sinh về nhà xem lại 2 vịng
tuần hồn và nêu được chức năng của
nó.


- Chuẩn bị bài: Vệ sinh cơ quan tuần
hồn


- Từng nhóm quan sát tranh và trả lời
câu hỏi theo tranh .


* Học sinh lên chỉ vị trí của động
mạch, tĩnh mạch và mao mạch


* Chỉ về đường đi của máu trong vòng
tuần hoàn nhỏ và tuần hồn lớn trên
hình vẽ. Nêu lên chức năng của từng
vịng tuần hồn đối với cơ thể .


- Lần lượt từng cặp lên trình bày kết
hợp chỉ vào sơ đồ .


- Đọc bài học SGK



- Lớp tiến hành chơi trò chơi .


- Lớp chia thành các đội có số người
bằng nhau thực hiện trị chơi ghép chữ
vào hình .


- Các nhóm thi đua nhóm nào gắn và
điền xong trước thì gắn sản phẩm của
mình lên bảng lớp.


- Lớp theo dõi nhận xét và phân định
nhóm thắng cuộc .


- Về nhà học bài và xem trước bài mới.


<i>Chiều</i>


TOÁN (TĂNG)
<i><b>Luyện tập về bảng nhân 6</b></i>
<b> I. Mục tiêu</b>


- Củng cố cho HS về bảng nhân 6


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Bảng phụ (BT2)


<b>III. Các hoạt động dạy</b>


<b>HĐ1: Củng cố kiến thức</b>
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 6


- Nêu tên các thành phần trong phép
nhân


- Nhận xét, ghi điểm


<b>HĐ2: Luyện tập, thực hành</b>
Bài 1: Tính:


a. 45 + 6 x 5 b. 71 - 6 x 6
c. 39 + 6 x 4 d. 80 - 6 x 7
- Yêu cầu HS đọc đề


- Gọi HS nêu thứ tự thực hiện các phép
tính trong một dãy tính


- Yêu cầu HS làm bài


- Nhận xét, chữ bài


- Củng cố thứ tự thực hiện phép tính
trong một dãy tính


Bài 2: (bảng phụ)


Giải bài tốn theo tóm tắt sau:
1 bình : 6 bơng hoa



7 bình : ...bơng hoa?
- u cầu HS đọc tóm tắt
- Yêu cầu HS tự làm bài


- Nhận xét, ghi điểm


Bài 3: Dựa vào một phép nhân trong
bảng nhân 6, hãy đặt một đề tốn thích
hợp và giải đề tốn đó


- HS đọc
- HS nêu


- HS đọc đề


- ....thực hiện nhân, chia trước cộng trừ
sau


- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
*HS làm nhanh


Đáp án


a. 45 + 6 x 5 = 45 + 30
= 75
b. 71 - 6 x 6 = 71 - 36
= 35
c. 39 + 6 x 4 = 39 + 24
= 63
d. 80 - 6 x 7 = 80 - 42


= 38


- HS đọc


*HS đặt đề tốn theo tóm tắt


- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Bài giải


7 bình có số bơng hoa là:
6 x 7 = 42 (bông)


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Yêu cầu HS đọc đề
- HS đặt đề toán


- Yêu cầu HS giải bài toán đó


- Nhận xét


<b>3. Củng cố, dặn dị</b>


- u cầu HS đọc lại bảng nhân 6
- Nhận xét tiết học


- Dặn HS về nhà hoàn thành bài


- HS đọc


- HS đặt đề toán



*HS đặt được nhiều đề toán đúng
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Ví dụ: 1 đội có 6 người, hỏi 5 đội như
thế có bao nhiêu người?


Bài giải


5 đội như thế có số người là:
6 x 5 = 30 (người)


Đáp số: 30 người


LUYỆN CHỮ
<i><b>Bài 4 (kiểu chữ đứng)</b></i>
<b>I. Mục tiêu:</b>


- Củng cố cách viết chữ hoa D theo kiểu chữ nghiêng.


- Viết đúng chữ hoa D và câu ứng dụng theo mẫu chữ nghiêng.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho HS.


- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


- Vở luyện viết quyển 1
<b>III. Hoạt động dạy học:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Yêu cầu HS viết chữ hoa C theo kiểu chữ
đứng và chữ nghiêng



- Nhận xét
<b>2 Bài mới</b>
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung


<b>HĐ1: Hướng dẫn HS viết theo kiểu chữ</b>
<b>đứng</b>


- GV yêu cầu HS tìm những chữ được viết
hoa trong bài?


- GV yêu cầu HS nêu quy trình viết chữ
hoa

<i><sub>D</sub></i>

?


- GV nhắc lại quy trình viết chữ hoa C kết
hợp hướng dẫn HS viết chữ hoa D theo
kiểu chữ đứng.


-Yêu cầu HS viết vào giấy nháp


- GV yêu cầu HS nêu nội dung câu ứng


- 3HS lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy
nháp


-

<i>D, §, A, M, C</i>


- HS nêu cá nhân


- HS viết giấy nháp



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

dụng:


<i>Đất có lề, quê có thói.</i>
<i> Đói cho sạch, rách cho thơm.</i>


- GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả
lời cho HS.


- GV hướng dẫn HS viết hoa chữ: Đất,
Đói, Mẹ, Con,

...(

Lưu ý từ chữ hoa Đ sang
các con chữ khác khơng có nét nối)


- GV lưu ý với HS về kĩ thuật viết chữ
đứng theo kiểu nét thanh, nét đậm.


- GV theo dõi sửa sai
<b>HĐ2: HS viết vở</b>


- GV nêu yêu cầu của bài viết, hướng dẫn
viết.


- GV bao quát, sửa sai.
<b>HĐ3: Chấm, chữa bài</b>


- Thu chấm một số bài, nhận xét; Sửa
những lỗi sai mà HS mắc nhiều.


<b>3. Củng cố, dặn dò:</b>
- Nhận xét giờ học.



- Dặn về tập viết nhiều cho đẹp hơn và
chuẩn bị bài sau


- HS viết vào giấy nháp


- HS tự sửa tư thế ngồi, cách cầm bút.
- HS viết vở.


*HS viết nhanh và đẹp
-Tự soát lỗi.


TIẾNG ANH
GVC


Thứ năm ngày 20 tháng 8 năm 2012
<i>Sáng</i>


NGHỈ
<i>Chiều</i>


GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
<i><b>Bài 2: Qua đường an toàn</b></i>
<b>I.Mục tiêu:</b>


<b>- Giúp các em HS nhận biết cách qua đường an toàn tại cầu vượt, vạch kẻ đường</b>
dành cho người đi bộ và những nơi khơng có vạch kẻ dành cho người đi bộ.


- Nhận biết những hành vi khơng an tồn khi qua đường,có thể dẫn tới tai nạn giao
thơng.



- Gd hs có ý thức tham gia giao thơng an tồn.
<b>II.Đồ dùng </b>


-Trang to tình huống. (HĐ2)


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b> HĐ1: KTbài cũ và giới thiệu bài.</b>


B1: Cho HS quan sát tranh và trả lời câu
hỏi


- Các em có biết hình ảnh này thể hiện gì
khơng?


- Đã bao giờ các em qua đường bằng cầu,
vạch kẻ,...?


B2: GV nhấn mạnh và bổ sung


<b>HĐ2: Xem tranh minh hoạ và tìm ra ai</b>
<b>qua đường khơng an tồn.</b>


B1: Xem tranh


B2: Thảo luận nhóm:


- Trong bức tranh ai là người qua đường
khơng an tồn?


B3: GV nhấn mạnh và bổ sung



<b>HĐ3: Tìm hiểu những nơi qua đương</b>
<b>an toàn và những hành vi khơng an</b>
<b>tồn khi qua đường.</b>


<b> B1: Trả lời câu hỏi</b>


- Theo các em qua đường ở đâu là an toàn
nhất?


- Những hành vi nào gây mất an toàn khi
qua đường?


<b> B2: GV nhấn mạnh và bổ sung </b>
HĐ4: Làm phần Góc vui học tập
B1: Xem tranh để tìm hiểu


- Các em có câu thành ngữ khun chúng
ta điều gì?


B2: HS xem tranh, liên tưởng đến câu
thành ngữ ...


B3: Kiểm tra, giải đáp câu hỏi
Hoạt động5: Tóm lược


Hãy sắp xếp theo trình tự các động tác khi
qua đường: suy nghĩ, đi thẳng, lắng nghe,
quan sát, dừng lại.



- Nhận xét, kết luận lại
<b>C. củng cố- dặn dò.</b>


<b> - Khi qua đường để đảm bảo an toàn cần:</b>
+ Dừng lại và quan sát an toàn trước khi
qua đường


+ Không đột ngột chạy ra đường hoặc
mất tập trung khi qua đường...


<b>- Nhận xét tiết học</b>


- HS trả lời theo ý hiểu.
- HS trả lời


- HS thảo luận


* 2 bạn nhỏ chạy qua bên ngoài vạch
kẻ đường dành cho người đi bộ là
khơng an tồn.


- Qua đường ở những nơi có vạch kẻ
dành cho người đi bộ là an tồn nhất
*HS trả lời. Ví dụ: đùa nghịch khi đi
qua đường, không chú ý quan sát….


- HĐ cá nhân


* HS trả lời: Các bước cần thực hiện
khi qua đường an toàn: Dừng lại, quan


sát, lắng nghe, suy nghĩ, đi thẳng.


- HS lắng nghe


TIẾNG VIỆT (TĂNG)


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Củng cố cho HS vốn từ về gia đình và kiểu câu Ai lầ gì?
- Rèn cho HS kĩ năng dùng từ


- Giáo dục HS lịng u thích tiếng việt, biết u q mọi người trong gia đình
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Bảng phụ (BT2)


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
<b>HĐ1: Củng cố kiến thức</b>


- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp tìm
những từ ngữ chỉ gộp những nguời trong
gia đình và một số thành ngữ, tục ngữ
nói về tình cảm của những người trong
gia đình.


- Nhạn xét, tuyên dương


- Gọi một số hs đặt câu theo mẫu Ai là
gì?


- Củng cố từ ngữ về gia đình, đặt câu
theo mẫu Ai là gì?



<b>HĐ2: Luyện tập, thực hành</b>


Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ:
<i>ơng bà, anh em, cha anh, cha chú điền</i>
vào chỗ trống:


a. Ông ấy là bậc....của tôi
b. ...như chân với tay


Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
c. Chủ nhật tới, cả nhà về quê thăm ...
d. Thế hệ trẻ kế tục sự nghiệp của....
- Yêu cầu HS đọc đề


- Yêu cầu HS tự làm


- Nhận xét, chữa bài


- Củng cố từ ngữ về gia đình
Bài 2: (bảng phụ)


Gạch dưới câu thuộc kiểu câu Ai là gì
trong các câu sau:


a. Đêm nay con ngủ giấc trịn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
b. Q hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
c. Em là con gái Bắc Ninh


Rét thì mặc rét, nước làng em lo
d. Bác là non nước trời mây


Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn
- Yêu cầu HS đọc đề


- HS thảo luận theo cặp


- Đại diện một số cặp trình bày trước
lớp.


- Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung


- HS nối tiếp đặt câu


- HS đọc đề


- 4HS trả lời miệng, cả lớp làm vào vở
Đáp án:


a. cha chú b. Anh em
c. ông bà d. cha anh


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Yêu cầu HS tự làm


- Nhận xét


- Củng cố về kiểu câu Ai là gì?


Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về gia


đình em với một người bạn mới quen
trong đó cso sử dụng kiểu câu Ai là gì?
và gạch chân dưới các câu đó


- Yêu cầu HS đọc đề
- Yêu cầu HS tự làm bài


- Yêu cầu HS đọc bài của mình


- Nhận xét


- Củng cố cách sử dụng câu theo kiểu Ai
là gì? để viết văn


<b>3. Củng cố, dặn dị</b>
- Nhận xét tiết học


- Dặn HS về nhà hồn thành bài tập


- HS tự làm vào vở


*HS hiểu nội dung của các câu thơ
Đáp án:


a. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
b. Quê hương là con diều biếc
c. Em là con gái Bắc Ninh
d. Bác là non nước trời mây


- HS đọc đề



- HS tự viết vào vở


*HS viết đoạn văn hay, sử dụng từ ngữ
sinh động, sử dụng nhiều câu thuộc kiểu
Ai là gì?


Ví dụ: Gia đình mình gồm có 5 người:
<i>ơng, bố, mẹ, anh Hiếu và mình. Ơng</i>
<i>mình là giáo viên, nay đã về hưu. Hằng</i>
<i>ngày ơng mình thường dạy mình học.</i>
<i>Ơng mình rất nghiêm khắc khi dạy mình,</i>
<i>nhưng ơng yêu thương mình giống như</i>
<i>bố mình vậy. Bố mình là cơng nhân, bố</i>
<i>là người vui tính.Mỗi ngày đi làm về bố</i>
<i>lại giúp đỡ mẹ những việc trong gia</i>
<i>đình. Mẹ mình là nội chợ. Thường ngày</i>
<i>mẹ nấu cơm và chăm sóc chúng mình.</i>
<i>Mẹ mình rất hiền và dịu dàng đối với</i>
<i>mình và anh Hiếu. Anh Hiếu là sinh viên</i>
<i>đại học năm thứ tư. Anh mình rất thương</i>
<i>yêu và nhường nhịn mình. Hàng ngày</i>
<i>anh giúp đỡ bố mẹ. Mình là con gái út</i>
<i>trong gia đình. Mình học lớp 3. Mình</i>
<i>chăm học nên bố mẹ hài lịng. Gia đình</i>
<i>mình sống rất hòa thuận hạnh phúc.</i>
<i>Mình rất yêu gia đình của mình</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012
TỐN



<i><b>Nhân số có hai chữ số với số có một chữ s(không nhớ)</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Giúp HS:


+ Biết đặt tính rồi tính nhanh số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (khơng nhớ).
+ Củng cố về ý nghĩa của phép nhân.


- Rèn cho HS kĩ năng tính tốn
- Giáo dục HS tínhcẩn thận, tỉ mỉ
<b>II. Đồ đùng dạy học</b>


- Bảng phụ (Bt1)


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ: </b>


- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng
bảng nhân 6.


- Hỏi HS về kết quả của 1 phép nhân
bất kỳ trong bảng.


- Nhận xét, ghi điểm.
<b>2. Bài mới.</b>


a. Giới thiệu bài.


- Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.


b. Nội dung


<b>HĐ1: Hướng dẫn HS thực hiện phép</b>
<b>nhân.</b>


- GV viết bảng: 12 x 3 =?


- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân.
- GV hướng dẫn HS đặt tính và tính: (vừa
nói vừa thực hiện).


+ Đặt tính: Viết thừa số 12 ở 1 dòng, thừa
số 3 ở dòng dưới, sao cho 3 thẳng hàng cột
với 2, viết dấu nhân ở giữa 2 dòng trên, rồi
kẻ vạch ngang:


12
3


+ Thực hiện phép tính.


12 3 nhân 2 bằng 6, viết 6
3 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
36


- Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện phép
tính?


- 2 HS thực hiện trên bảng lớp.



- Cả lớp theo dõi, nhận xét 2 bạn trên bảng
đã đọc thuộc chưa.


- Nhắc lại đề bài.


*Chuyển phép nhân thành phép cộng:
12+12+12=36. Vậy 12x3=36


- Lắng nghe


- 3 HS nhắc lại cách thực hiện: Phải lấy 3
nhân lần lượt với từng chữ số của thừa số


x


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- GV: chúng ta đã thực hiện nhân số có 2
chữ số với số có 1 chữ số (khơng nhớ).
- u cầu HS tự lấy ví dụ và thực hiện ví
dụ đó


<b>HĐ2: Thực hành.</b>
Bài 1: (bảng phụ)
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV theo dõi, nhắc nhở.


- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:


- Gọi HS đọc đề bài.
- Nêu cách thực hiện?


- Yêu cầu HS làm bài.


- Nhận xét, chữa bài.


- Củng cố cách nhân số có hai chữ số với
số có một chữ số


Bài 3:


- Gọi HS đọc đề bài.


- Yêu cầu HS tự phân tích bài tốn, tóm tắt
và tìm cách giải.


- Muốn biết 4 hộp có bao nhiêu bút chì, ta
làm như thế nào?


- Yêu cầu HS giải bài toán.
- Nhận xét, chữa bài.


<b>3. Củng cố, dặn dò.</b>


- Dặn HS về luyện tập nhân số có hai chữ
số với số có một chữ số.


- Nhận xét tiết học


- Chuẩn bị bài: “Nhân số có hai chữ số với


12, kể từ phải sang trái. Các chữ số ở tích


nên viết sao cho: 6 thẳng cột với 3 và 2; 3
thẳng cột với 1.


- HS lấy ví dụ


- 5 HS lên bảng - Cả lớp làm vào vở
24 22 11 33 20
2 4 5 3 4
48 88 55 99 80


- 1 HS đọc yêu cầu.


*… đặt tính, tính từ phải sang trái.


- 4 HS thực hiện trên bảng lớp - Cả lớp làm
bảng con:


32 11 42 13
3 6 2 3
96 66 84 39


- 2 HS đọc bài tốn.


*HS tóm tắt và tìm cách giải
- Tóm tắt.


Mỗi hộp: 12 bút.
4 hộp: .... bút?


- Lấy số bút trong 1 hộp nhân với số hộp.


- 1 HS lên bảng giải. Cả lớp làm vào vở.


Bài giải


Số bút chì màu có trong 4 hộp là:
12 x 4 = 48 (bút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

số có một chữ số (có nhớ)


TẬP LÀM VĂN
<i><b>Nghe kể: Dại gì mà đổi. </b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Giúp HS:


+ Nghe kể lại được câu chuyện : “Dại gì mà đổi”, kể đúng, tự nhiên, có cử chỉ, điệu bộ
thoải mái khi kể


+ Điền đúng những nội dung cần thiết vào mẫu điện báo
- Rèn cho HS kĩ năng kể chuyện và điền vào giấy tờ in sẵn
- Giáo dục HS biết vận dụng cào thực tiễn


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Tranh minh hoạ truyện “Dại gì mà đổi” (HĐ1)
<b>III. Các hoạt động dạy học</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ.</b>


- GV gọi HS lên kể về gia đình em với một


người bạn mới quen


- GV nhận xét, ghi điểm.
<b>2. Bài mới.</b>


a. Giới thiệu bài :


- Nêu mục đích, yêu cầu bài học-ghi đề
bài.


b. Nội dung


- Yêu cầu đọc bài và câu hỏi.
- Yêu cầu quan sát tranh.
- GV kể chuyện lần 1 và hỏi:
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- GV kể lần 2.


- Yêu cầu HS nhìn gợi ý trên bảng để kể
chuyện.


- Truyện này buồn cười ở điểm nào?


- Nhận xét,tuyên dương.
<b>3-.Củng cố, dặn dò.</b>
- Nhận xét tiết học.


- Về nhà các em kể lại câu chuyện “Dại gì


mà đổi” cho người thân


- 2 HS lên kể .


- Nhắc lại đề bài.


- 1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi
ý.


- Cả lớp quán sát tranh đọc thầm câu gợi ý.
- Vì cậu rất nghịch


- Mẹ sẽ chẳng đổi được cậu.


- Cậu cho rằng không ai muốn đổi 1 đứa con
ngoan lấy 1 đứa con nghịch ngợm.


- HS lắng nghe.
*HS kể lại


- HS kể lại nhiều lần
- Cả lớp nhận xét.


*.. cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết
rằng không ai muốn đổi 1 đứa con ngoan lấy
1 đứa con nghịch ngợm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Chuẩn bị bài “Tập tổ chức cuộc họp”


ÂM NHẠC


GVC
LUYỆN CHỮ
<i><b>Đ/c Lý soạn giảng</b></i>
<i>Chiều</i>


TIẾNG VIỆT (TĂNG)
<i><b>Làm bài kiểm tra số 1</b></i>


(Đề lưu ở tổ)


SINH HOẠT


<i><b>Kiểm điểm nề nếp học tập trong tuần</b></i>
<b>I. Mục tiêu:</b>


- Hs thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và các bạn về học tập, ý thức trong tuần.
- Đề ra được phương hướng phấn đấu cho tuần 5.


<b>II. Định hướng nội dung sinh hoạt:</b>
<i>1. Nhận xét tình hình nề nếp trong tuần:</i>


- Các tổ trưởng nhận xét từng thành viên tong tổ.


- Lớp trưởng nhận xét chung: + ý thức trong giờ truy bài.
+ ý thức trong lớp.


+ Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học.
- Giáo viên tổng kết:


+ Ưu điểm: + Đi học đầy đủ, đúng giờ, thực hiện tốt 15 phút truy bài đầu giờ.


+ ý thức học tập của một số em rất tốt:..


+ Vệ sinh tốt


+ Nhược: + Một số em cịn nói chuyện riêng.
+ Hay quên sách vở:


<i>2. Phương hướng tuần 5:</i>
- Thực hiện tốt nền nếp lớp.
- Khắc phục những nhược điểm


- HSG tích cực giúp đỡ các bạn HS trong lớp ôn tập thuộc các bảng nhân, chia.
- Tham gia tháng “an toàn giao thơng”


<i>3. Vui văn nghệ cuối tuần.</i>


- Cá nhân, các nhóm tham gia văn nghệ cuối tuần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i><b>Nhận xét giáo án</b></i>


Phượng Hoàng, ngày 17 tháng 9 năm 2012


<b>TUẦN 5</b>


Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
CHÀO CỜ


<i><b>Nhà trường tổ chức</b></i>
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN



<i><b>Người lính dũng cảm</b></i>
<b>I. Mục tiêu: </b>


<i><b>1. Tập đọc</b></i>
- Giúp HS:


+ Hiểu các từ khó trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh….


+ Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và
sửa lỗi là người dũng cảm.


- Rèn cho HS kĩ năng:


+Đọc đúng các từ : loạt đạn, lỗ hổng, buồn bã …


+ Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
<i><b>2. Kể chuyện</b></i>


- Giúp HS :


+ Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.


+ Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa


+ Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
- Rèn cho HS kĩ năng kể chuyện, làm việc theo nhóm


- Giáo dục HS ý thức tự nhận lỗi khi làm sai.
GDKNS:



+ Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
+ Ra quyết định


+ Đảm nhận trách nhiệm
<b> II. Đồ dùng dạy học: </b>


- Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa. (HĐ1)
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn 4 (HĐ3)


<b>III. Các hoạt động dạy học :</b>


<b>Tập đọc</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Gọi 3 em lên bảng đọc bài "Ông ngoại"
- Nêu nội dung bài đọc ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Giáo viên nhận xét ghi điểm
<i><b> 2.Bài mới:</b></i>


<i><b> a. Phần giới thiệu :</b></i>


- Giới thiệu chủ điểm và bài đọc, ghi tựa
bài lên bảng.


b. Nội dung


<i><b> HĐ1: Luyện đọc </b></i>
<b>- GV đọc mẫu toàn bài.</b>



- Giới thiệu về nội dung bức tranh.


Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa
từ.


- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng câu, GV
sửa sai cho các em.


- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp,
nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn
văn với giọng thích hợp.


- Giúp HS hiểu nghĩa các từ: thủ lĩnh, nứa
tép...


-Yêu cầu học sinh đặt câu với từ thủ lĩnh,
quả quyết.


-Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm
- Yêu cầu các nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn
của truyện.


- Gọi một học sinh đọc lại cả câu truyện.
<b>HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài : </b>


<i><b> - Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1 của </b></i>
<i><b> - Yêu cầu đọc thầm và trả lời nội dung bài</b></i>
+ Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trị chơi
gì? Ở đâu ?



- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi:
<i> - Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua</i>
lỗ hỏng dưới chân hàng rào?


+ Việc leo rào của các bạn khác gây hậu
quả gì ?


- Yêu cầu học sinh đọc to đoạn 3


+ Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh
trong lớp?


+ Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe
thầy giáo hỏi?


- Yêu cầu đọc thầm đoạn 4 và trả lời :
+ Phản ứng của chú lính như thế nào khi
nghe lệnh " Về thôi" của viên tướng ?
+ Thái độ của các bạn ra sao trước hành
động của chú lính nhỏ ?


- Một học sinh đọc cả bài và nêu nội
dung bài đọc.


- Lắng nghe GV giới thiệu bài.


- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu
- Lớp quan sát và khai thác tranh.


- Đọc nối tiếp từng câu, luyện phát âm


đúng các từ: loạt đạn, buốn bã...


- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước
lớp


- Giải nghĩa từ: Thủ lĩnh, quả quyết
(SGK).


* HS đặt câu với mỗi từ.
- Luyện đọc theo nhóm.


- Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
*1HS đọc lại cả câu truyện.


- Một em đọc đoạn 1 của câu chuyện
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 của bài một
lượt


+ Chơi trò đánh trận giả trong vườn
trường


- Đọc thầm đoạn đoạn 2 của bài
+ Chú lính sợ làm đổ hàng rào của
vườn trường


+ Hàng rào đổ tướng sĩ đè lên hoa
mười giờ.


- Một học sinh đọc to đoạn 3.



+ Thầy mong học sinh dũng cảm nhận
khuyết điểm.


- HS trả lời theo ý hiểu


- Lớp đọc thầm đoạn 4 và trả lời :


+ Chú nói: Như vậy là hèn, rồi quả
quyết bước về phía vườn trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

+ Ai là người lính dũng cảm trong chuyện
này ? Vì sao ?


+ Các em có khi nào dũng cảm nhận và
sửa lỗi như bạn nhỏ trong chuyện không?
- GVKL: Câu chuyện khuyên chúng ta khi
mắc lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
<i><b> HĐ3: Luyện đọc lại </b></i>


- Đọc mẫu đoạn 4 trong bài. Treo bảng
phụ đã viết sẵn hướng dẫn HS đọc đúng
câu khó trong đoạn.


- Cho HS thi đọc đoạn văn.


- Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 em
tự phân vai để đọc lại truyện.


- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn
đọc hay nhất.



* Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới
hàng rào lại là người dũng cảm.Vì đã
dám nhận và sửa lỗi.


- Trả lời theo suy nghĩ của bản thân.
- Lắng nghe


- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu và
hướng dẫn.


- Lần lượt 4 - 5 em thi đọc đoạn 4


- Các nhóm tự phân vai (Người dẫn
chuyện, người lính nhỏ, thủ lĩnh và
thầy giáo)


- 2 nhóm thi đọc lại truyện theo vai.
- Bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay.
<b>Kể chuyện</b>


<b>HĐ4 : Hướng dẫn HS kể chuyện </b>


- Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa
trong SGK để kể lại câu chuyện bằng lời
kể của em.


- Hướng dẫn học sinh kể theo tranh


- Cứ mỗi lượt kể là 4 em tiếp nối kể lại 4


đoạn trong chuyện


- Gọi HS kể lại 4 đoạn của câu chuyện.
- Theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể cịn
lúng túng :


+ Tranh 1 : Viên tướng ra lệnh như thế
nào ? Chú lính định làm gì ?


+ Tranh 2 : Cả nhóm đã vượt rào bằng
cách nào ? Chú lính vượt rào bằng cách
nào ? Chuyện gì đã xảy ra sau đó ?


+ Tranh 3 : Thầy giáo đã nói gì với các
bạn ? Khi nghe thầy giáo nói chú lính
cảm thấy thế nào ? Thầy mong muốn
điều gì ở các bạn HS ?


+ Tranh 4 : Viên tướng ra lệnh thế nào ?
Chú lính nhỏ đã nói và làm gì khi đó ?
Mọi người có thái độ như thế nào trước
lời nói và việc làm của chú lính nhỏ ?
- Cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất,


- Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của
tiết học.


- Quan sát lần lượt 4 tranh, dựa vào gợi ý
của 4 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện
khơng nhìn sách.



- 4 em kể nối tiếp theo 4 đoạn của câu
chuyện.


* 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

ghi điểm.


3. Củng cố, dặn dò :


- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì
qua hành động của người lính trẻ ?


- Nhận xét đánh giá tiết học.


- Dặn về nhà học bài xem trước "Cuộc
<i>họp của chữ viết"</i>


- Người dũng cảm là người dám nhận lỗi
và sửa lỗi.


- Về nhà tập kể lại nhiều lần.
- Học bài và xem trước bài mới.


TỐN


<i><b>Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Giúp HS:



+ Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)


+ Biết áp dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số để giải các bài tốn
có liên quan


- Rèn cho HS kĩ năng tính tốn
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Bảng phụ (BT3)


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Gọi HS đọc bảng nhân 6.
- 6 x 2 = ?, 6 x 8 = ?.
- GV cho bài.


- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
<b>2. Bài mới:</b>


a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung


<b>HĐ1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân</b>
<b>số có hai số với số có một chữ số (có</b>
<b>nhớ):</b>


Phép nhân: 26 x 3



- Viết lên bảng: 26 x 3 = ?


- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.


+ Khi thực hiện phép nhân này ta phải
thực hiện tính từ đầu?


- Yêu cầu lớp suy nghĩ để thực hiện phép
tính.


- GV lại cách thực hiện.


- 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6.
- 6 x 2 = 12, 6 x 8 = 48.


- 2 HS làm bài trên bảng.
X x 4 = 32


X = 32 : 4
X = 8


X : 8 = 4
X = 4 x 8
X = 32


- Đọc phép tính nhân.


- 1 HS lên bảng đặt tính, lớp đặt ra giấy
nháp.



+ Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị sau đó
mới tính đến hàng chục.


* 1HS đứng tại chỗ nêu cách tính của
mình


26


<sub>3</sub>


+ 6 x 3 = 18 viết 8 nhớ 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>Phép nhân: 54 x 6.</i>


- HS tiến hành tương tự như phần a.


+ Em có nhận xét gì về 2 tích của 2 phép
nhân vừa thực hiện.


- Đây là 2 phép nhân có nhớ từ hàng đơn
vị sang chục.


<b>HĐ2: Luyện tập – thực hành:</b>
Bài 1: (cột 1,2,4)


- Yêu cầu HS tự làm bài.


- Yêu cầu từng HS lên bảng trình bày lại
cách tính của mình.



- Nhận xét
Bài 2:


- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Có tất cả mấy tấm vải?
+ Mỗi tấm dài bao nhiêu mét?


+ Muốn biết cả hai tấm dài bao nhiêu
mét ta làm như thế nào?


- Yêu cầu HS làm bài.


- Nhận xét – cho điểm.
Bài 3: (bảng phụ)


- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.


78 + Vậy 26 nhân 3 bằng 78.


- HS nghe.
54


X <sub>6</sub>


324


+ 6 x 4 = 24, viết 4 nhớ 2.


+ 6 x 5 = 30, thêm 2 bằng 32


viết 32.


*HS trả lời:


+ Kết quả của phép nhân 26 x 3 = 78 là
số có hai chữ số (vì kết quả của số chục
nhỏ hơn 10 nên tích có 2 chữ số).


+ Kết quả của phép nhân 54 x 6 = 324 là
số có ba chữ số (Khi nhân với số chục có
kết quả lớn hơn 10 nên tích có 3 chữ số).


- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào
vở


- HS trình bày cách làm của mình
*HS làm nhanh, chính xác


47


X <sub>2</sub>


94


25


X <sub>3</sub>


75



18


X <sub>4</sub>


72


28


X <sub>6</sub>


168


36


X <sub>4</sub>


144


99


X <sub>3</sub>


297


- 1 HS đọc đề
+ Có 2 tấm vải.
+ Mỗi tấm dài 35m.
+ Ta tính tích 35 x 2.


- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải.


Tóm tắt.


1 tấm: 35 m.
2 tấm: …m?


Bài giải.


Cả hai tấm vải dài số mét là:
35 x 2 = 70 (m)


Đáp số: 70 m.
- 2 HS lên bảng làm bài.


<i>x : 6 = 12</i>
x = 12 x 6
x = 72


<i>x : 4 = 23</i>
x = 23 x 4
x = 92


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Nhận xét, cho điểm.


- Vì sao tìm X trong phép tính này em lại
làm tính nhân?


- Nhận xét.


<b>3. Củng cố, dặn dò:</b>



- Dặn dò: HS về nhà xem lại bài, luyện
tập thêm; chuẩn bị bài “Luyện tập”
- Nhận xét tiết học


thương nhân với số chia.


<i>Chiều</i>


ĐẠO ĐỨC


<i><b>Tự làm lấy việc của mình</b></i>
<b>I.Mục tiêu</b>


- Giúp HS:


+ Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
+ Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.


+ Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.


-Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
- Giáo dục HS tính tự giác trong mọi cơng việc


GDKNS:


+Kĩ năng tư duy phê phán


+ Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy
việc của mình.



+ Kĩ năng lập kế hoạch tự lầm lấy công việc của bản thân
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Phiếu ghi tình huống (HĐ1)
<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Gọi HS lên bảng và hỏi: Thế nào là
giữa lời hứa?


- Nhận xét, biểu dương.
<b>2. Bài mới:</b>


a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung


<b>HĐ1: Xử lí tình huống</b>


- Phát cho 4 nhóm các tình huống và u
cầu các nhóm thảo luận


- u cầu các nhóm trình bày


+ Đến phiên Hoàng trực nhật lớp. Hoàng
biết em rất thích quyển truyện mới nên
nói sẽ hứa cho em mượn nếu em chịu
trực nhật thay Hoàng. Em sẽ làm gì
trong hồn cảnh đó?


- HS lên trả bài.



- 4 nhóm tiến hành thảo luận.


*Đại diện các nhóm trình bày và giải
thích lí do


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

+ Bố giao cho Nam rửa chén, giao cho
chị Nga quét dọn. Nam rủ chị Nga làm
cùng để đỡ cơng việc bớt cho mình. Nếu
là chị Nga, bạn có giúp Nam khơng?
+ Bố đang bận việc nhưng Tuấn cứ nằn
nì bố giúp mình giải toán. Nếu là bố
Tuấn, bạn sẽ làm gì?


+ Hùng và Mạnh là đôi bạn thân với
nhau. Trong giờ kiểm tra, thấy Hùng
không làm được bài, sợ Hùng về bị bố
mẹ đánh, Mạnh cho Hùng xem chung
bài kiểm tra. Việc làm của Mạnh như thế
đúng hay sai?


+ Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
+ Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em
điều gì?


Kết luận:


+ Tự làm lấy việc của mình là ln cố
gắng để làm lấy các công việc của bản
thân mà không phải nhờ và hay trông


chờ, dựa dẫm vào người khác.


+ Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp bản
thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm
phiền người khác.


<b>HĐ 2: Tự liên hệ bản thân.</b>


- Yêu cầu HS viết ra giấy những công
việc mà bản thân các em đã tự làm ở
nhà, ở trường,…(2 phút)


- Yêu cầu HS trình bày
- Khen ngợi – nhắc nhở.
<b>3. Củng cố, dặn dò:</b>


- Dặn dò: HS ln phải biết tự làm việc
của mình để giúp đỡ những người xung
quanh và chính bản thân mình


- Nhận xét tiết học


- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài: “Tự làm
lấy việc của mình (tiết 2)


+ Nếu là chị Nga, em sẽ không giúp
Nam. Làm như thế, em sẽ làm cho Nam
lười thêm, có tính ỷ lại, quen dựa dẫm
vào người khác.



+ Nếu là bài tốn dễ, u cầu Tuấn tự
làm một mình để củng cố kiến thức. Nếu
là bài tốn khó thì u cầu Tuấn suy nghĩ
trước, sau đó mới đồng ý hướng dẫn,
giảng giải cho Tuấn.


+ Mạnh làm như thế là sai, là hại bạn.
Dù Hùng có đạt điểm cao thì điểm đó
khơng phải thực chất là của Hùng. Hùng
sẽ khơng cố gắng học và làm bài nữa.
- Đại diện các nhóm đưa ra cách giải
quyết tình huống của nhóm mình.


* HS trả lời.
+ HS trả lời.


- Lắng nghe


- Mỗi HS chuẩn bị trước 1 mẫu giấy nhỏ
để ghi.


- 4, 5 HS phát biểu, đọc những cơng việc
mà mình đã tự làm trước lớp.


THỂ DỤC
GVC
TỐN (TĂNG)


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>I. Mục tiêu</b>



- Củng cố cho HS cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (khơng nhớ và
có nhớ)


- Rèn cho HS kĩ năng tính tốn
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Bảng phụ (BT2)


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
<b>HĐ1: Ôn tập kiến thức</b>


- Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép nhân số
có hai chữ số với số có một chữ số
(khơng nhớ và có nhớ)


- Yêu cầu HS làm và nêu cách làm
- Nhận xét


<b>HĐ2: Luyện tập, thực hành</b>
Bài 1: Đặt tính rồi tính


a. 24 x 2
b. 46 x 5
c. 14 x 3


d. 32 x 3
e. 65 x 4
g. 53 x 5
- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài



- Nhận xét


- Củng cố cách nhân số có hai chữ số với
số có một chữ số (khơng nhớ và có nhớ)
Bài 2: Tìm x (bảng phụ)


a. x : 5 = 45 b. x : 3 = 24 + 17
c. x - 123 = 26 x 6 d. 250 - x = 87 x 2
- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài


- HS lấy ví dụ


- HS làm và nêu cách làm


- HS đọc đề và làm vào vở
*HS làm nhanh và chính xác
- HS nêu cách làm


Đáp án:
24


x


2
48
32


x



3
96


46


x

<sub> </sub>



5
230
65


x


4
260


14


x


3
42
53


x


5
265



- HS đọc đề và làm bài
*HS làm nhanh và chính xác
Đáp án:


a. x : 5 = 45
x = 45 x 5
= 225


b. x : 3 = 24 + 17
x = 41
<i> x = 41 x 3</i>
x = 123
c. x - 167 = 26 x 6


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Nhận xét


- Củng cố dạng bài tìm x
Bài 3: Tính


a. 497 + 67 x 2 b. 783 - 57 x 4
- Yêu cầu HS đọc đề


- HS nêu cách làm
- Yêu cầu HS làm bài


- Nhận xét


- Củng cố thứ tự thực hiện các phép tính
trong một dãy tính



Bài 4: Dựa vào một biểu thức ở bài tập
2 hãy đặt một đề tốn thích hợp và giải
đề tốn đó


- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài


- Nhận xét


- Củng cố dạng tốn có lời văn
<b>3. Củng cố, dặn dò</b>


- Nhận xét tiết học


- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập


x = 156 + 167
x = 323


d. 250 - x = 87 x 2
250 - x = 174
x = 250 - 174
x = 76


- HS đọc đề


*HS nêu cách làm


- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
Đáp án



a. 497 + 67 x 2 = 497 + 134
= 631
b. 783 - 57 x 4 = 783 - 228
= 555


- HS đọc đề và tự làm bài


*HS đặt được nhiều đề toán hay


Ví dụ: Một lớp có 24 học sinh. Hỏi 2 lớp
như vậy có bao nhiêu học sinh?


Bài giải


2 lớp như vậy có số học sinh là:
24 x 2 = 48 (học sinh)


Đáp số: 48 học sinh


Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012
CHÍNH TẢ


<i><b>Nghe - viết: Người lính dũng cảm</b></i>
<b>I. Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

+ Nghe và viết lại chính xác đoạn : Viên tướng khoát tay …như là bước theo một
<i>người chỉ huy dũng cảm trong bài Người lính dũng cảm</i>


+ Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l / n



+ Điền đúng và thuộc tên 9 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái .
- Rèn cho HS kĩ năng nghe đúng, viết đúng


- Giáo dục HS ý thức viết đúng, viết đẹp
<b>II. Đồ dùng dạy- học:</b>


<b>- Bảng phụ ghi BT 2 viết 3 lần trên bảng .</b>
<b>-Viết BT3 vào giấy to 8 bản ,bút dạ.</b>


<b>III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Gọi 3 HS lên bảng,nghe GV đọc HS viết
<i>loay hoay ,gió xốy ,nhẫn nại,nâng niu .</i>
- GV chữa bài và cho điểm HS


- Gọi 3 HS đọc bảng chữ cái đã học .
- GV nhận xét cho điểm HS


<b>2. Bài mới.</b>
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung


<b>HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả</b>


- GV đọc mẫu đoạn văn Người lính dũng
<i>cảm</i>


- Yêu cầu 1 HS đọc lại.



- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn
viết .


+ Đoạn văn kể chuyện gì ?







- Hướng dẫn HS trình bày
+ Đoạn văn có mấy câu ?


+ Trong đoạn văn có những chữ nào phải
viết hoa ? Vì sao?


+ Lời của các nhân vật được viết như thế
nào ?


-Trong đoạn văn có những dấu câu nào ?


- Hướng dẫn HS viết từ khó


+ GV đọc các từ khó cho HS viết vào giấy


- HS lên bảng viết


- HS đọc



- HS lắng nghe


- 1HS đọc lại cả lớp theo dõi


* Lớp tan học, chú lính nhỏ rủ viên
tướng ra sửa lại hàng rào, viên
tướng không nghe và chú quả quyết
bước về phía vườn trường, mọi
người ngạc nhiên và bước nhanh
theo chú .


- Đoạn văn có 5 câu


- Các chữ đầu câu : Khi, Ra, Viên,
<i>Về, Nhưng, Nói, Những, Rồi phải</i>
viết hoa


- Lời của nhân vật viết sau dấu hai
chấm ,xuống dòng và dấu gạch
ngang .


- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai
chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm
than


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

nháp: quả quyết, viên tướng, sững lại, vườn
<i>trường, dũng cảm.</i>


-Yêu cầu HS đọc các từ trên
- HS viết chính tả



+ GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu
+ GV đọc HS soát lỗi


- GV thu 7-10 bài chấm và nhận xét


<b>HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả</b>
Bài 2a


- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS tự làm bài


- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- GV kết luận và cho điểm HS.


- Yêu cầu HS đọc lời giải.
Bài 3 (bảng phụ)


- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS tự làm bài


- GV chữa bài sau đó HS đọc lại.


- Xóa cột chữ, yêu cầu 1 HS đọc lại, 1 HS
lên bảng viết lại


- Xóa cột tên chữ, yêu cầu 1 HS đọc lại, 1
HS lên bảng viết lại


- Xóa hết bảng, yêu cầu 1 HS đọc lại, 1 HS


lên bảng viết lại


- Cả lớp viết vào vở 9 chữ và tên chữ theo
đúng thứ tự .


<b>3. Củng cố dặn dò</b>
- Nhận xét tiết học


- Dặn HS về nhà viết lại, chuẩn bị tiết sau
viết bài: Mùa thu của em


giấy nháp


- HS đọc các từ trên bảng .
- HS nghe đọc viết vào vở


- HS đổi vở cho nhau và dùng viết
chì để sốt lỗi cho nhau.


- 1HS đọc.


- 2 HS lên bảng làm bài, HS làm vào
VBT


Đáp án:


<i>Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng</i>
<i><b>Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua</b></i>
- Nhận xét



-3 HS đọc lại
- 1HS đọc


- HS làm vào vở.
- 3-5 HS đọc


- 1HS đọc, 1 HS lên bảng viết
- 1HS đọc, 1 HS lên bảng viết
*1HS đọc, 1 HS lên bảng viết
- HS viết vào vở


THỦ CƠNG


<i><b>Gấp, cắt, dán ngơi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.


-Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao


tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- Giáo dục HS u thích mơn học


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

- Giấy thủ cơng, kéo, bút chì, thước…
<b>III. Các hoạt động dạy học</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>



- Tổ chức thi đua gấp con ếch.
- Nhận xét, tuyên dương.
<b>2. Bài mới:</b>


a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung


<b>HĐ1: Quan sát và nhận xét</b>


- Giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng.
+ Hình dạng, màu sắc lá cờ?


+ Ngôi sao được dán như thế nào? Cánh
ra sao?


- Ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng?


- Kết luận: Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kì
của nước Việt Nam. Mọi người dân Việt
Nam đều tự hào, trân trọng lá cờ đỏ sao
vàng.


<b>HĐ2: Hướng dẫn mẫu.</b>


- Yêu cầu HS quan sát quy trình trong
sách giáo khoa


Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng
5 cánh



- Cắt một hình vng có cánh 8 ô (màu
vàng). Gấp làm 4 phần bằng nhau lấy
điểm giữa O. Mở một đường gấp đôi ra,
để lại đường gấp AOB. Đánh dấu điểm
D cách điểm C một ơ (H.2). Gấp ra phía
sau theo đường dấu gấp OD (H.3).


- Gấp cạnh OA vào theo đường dấu gấp
sao cho mép gấp OA trùng với mép OD
(H.4).


- Gấp đơi H.4 sao cho các góc được gấp
vào bằng nhau (H.5).


Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh


- Đánh dấu 2 điểm trên 2 cạnh dài của
hình tam giác ngoài cùng: điểm 1 cách
điểm O 1 ô rưỡi, điểm K nằm bên cạnh
đối diện cách điểm O 4 ô.


- Kẻ nối 2 điểm thành đường chéo (H.6).
- Dùng kéo cắt theo đường kẻ đó, mở ra
được ngôi sao 5 cánh.


Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào
tờ giấy màu đó để được lá cờ đỏ sao


- HS thi đua gấp ếch



- Có hình chữ nhật, cờ màu đỏ


- Ngôi sao dán ở giữa, có năm cánh đều
nhau


*HS trả lời theo ý hiểu. Ví dụ: cờ đỏ sao
vàng tượng trưng cho đất nước Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

vàng.


- Làm lá cờ: Vẽ rồi cắt một hình chữ
nhật dài 12 ô, rộng 14 ô (màu đỏ).
- Gấp hình chữ nhật làm 4, đánh dấu
giữa hình.


- Dán ngơi sao vàng vào điểm giữa trên
tờ màu đỏ cho phẳng. (H.8).


<b>HĐ3: Thực hành.</b>


- Gọi 1 HS thao tác gấp, cắt ngôi sao 5
cánh.


- Quan sát, sửa chữa.


- Yêu cầu HS gấp, cắt ngôi sao 5 cánh
bằng giấy.


- Sửa sai.



<b>3. Củng cố, dặn dò:</b>


- Dặn dị: HS về nhà tập gấp, cắt ngơi
sao 5 cánh;


- Nhận xét tiết học.


- Chuẩn bị thực hành cho giờ sau


*HS thực hành, cả lớp theo dõi


MĨ THUẬT
GVC
TOÁN
<i><b>Luyện tập</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Giúp HS:


+ Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số ( Có nhớ)- BT
1,2(a,b).


+ Ơn tập về thời gian ( Xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày)
- Rèn cho HS kĩ năng tính tốn, xem đồng hồ


- Giáo dục HS ý thức chăm chỉ học tập.
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Mơ hình đồng hồ (BT3)
<b>III. Các hoạt động dạy học</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- GV đưa phép nhân 25 x 4, yêu cầu một
HS làm bảng, cả lớp làm nháp.


- Nêu các bước thực hiện phép nhân
25 x 4 ?


- Phép nhân này có nhớ ở hàng nào?


- Khi thực hiện phép nhân có nhớ ta cần


- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Thực hiện theo hai bước:


+ B1: Đặt tính


+ B2: Thực hiện phép tính theo thứ tự từ
trái sang phải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

lưu ý điều gì?


- Nhận xét, cho điểm
<b>2. Bài mới</b>


a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
Bài 1 :Tính


- Gv yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài



- GV và HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 2: (a,b)


- Yêu cầu HS đọc đề


- Khi đặt tính cần chú ý điều gì?
- Thực hiện tính từ đâu?


- Yêu cầu HS làm bài


- GV chấm, chữa bài.


- Củng cố cách đặt và thực hiện phép nhân
số có hai chữ số với số có một chữ số.
Bài 3:


- Yêu cầu HS đọc đề
- Gọi HS nêu cách làm
- Yêu cầu HS làm bài


- GV chấm, chữa bài.


- Củng cố cách giải tốn văn có liên quan
đến số đo thời gian.


Bài 4: HS thực hành xem được giờ trên
mơ hình đồng hồ.


- GV lần lượt đưa ra số giờ, phút theo từng



- 5 HS lên bảng, cả lớp làm vào giấy nháp
Đáp án:


49


<sub>2</sub>


98


27


<sub>4</sub>


108


57


<sub>6</sub>


342


18


<sub>5</sub>


90


64
3



192


- HS đọc đề


- Cần chú ý đặt tính sao cho đơn vị thẳng
hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục


- Thực hiện tính từ hàng đơn vị, sau đó
đến hàng chục.


- 4HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
*HS làm nhanh và đúng


Đáp án:
38


<sub>2</sub>


76


27


<sub>6</sub>


162


53


<sub>4</sub>



212


45


<sub>5</sub>


225


- Đọc đề.


*HS nêu cách làm


- 1HS lên bảng tóm tắt, 1 HS lên bảng giải,
cả lớp giải vào vở


<i>Tóm tắt:</i>
1 ngày: 24 giờ.
6 ngày:..giờ ?


<i>Bài giải.</i>


Cả 6 ngày có số giờ là.
24 x 6 = 144 (giờ)


Đáp số: 144 giờ


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

thời điểm ở phần a, b, c, d, u cầu HS
thực hành trên mơ hình đồng hồ.



- GVnhận xét, sửa sai cho HS.


- Củng cố cách xem giờ cho HS chính xác
đến 5 phút.


<b>3. Củng cố dặn dò:</b>
- Nhận xét tiết học


- Chuẩn bị bài “ Bảng chia 6”


<i>Chiều</i>


NGHỈ


Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012
TẬP ĐỌC


<i><b>Cuộc họp của chữ viết</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Giúp HS:


+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.


+ Nắm được trình tự của một cuộc họp thơng thường


+ Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Thấy được tầm quan trọng
của dấu chấm và của câu. Nếu đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc
hiểu lầm ý của câu.



+ Hiểu cách điều khiển một cuộc họp nhóm (lớp).
- Rèn cho HS kĩ năng:


+ Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : tan
học, dõng dạc, hoàn toàn, mũ sắt, để ý, ẩu thế,...


+ Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.


+ Đọc trơi chảy tồn bài và bước đầu biết phân biệt lời các nhân vật khi đọc
bài.


- Giáo dục HS có ý thức viết cẩn thận, đúng, đẹp
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Phiếu học tập như câu hỏi 3 SGK(HĐ2)
<b>III. Các hoạt động dạy học</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Gọi HS đọc bài Người lính dũng cảm và trả
lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài


- Nhận xét, ghi điểm


<b>2. Bài mới </b>


a. Giới thiệu bài


- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
Tranh vẽ cảnh gì ?



- Theo em, các chữ viết có biết tổ chức cuộc
họp khơng? Nếu có thì khi họp chúng ta sẽ


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

bàn về nội dung gì ?


- Giới thiệu : bài tập đọc hôm nay sẽ giúp
các em được tham gia vào cuộc họp chữ viết.
Nội dung của cuộc họp là gì ? Chúng ta cùng
tìm hiểu bài Cuộc họp của chữ viết.


b. Nội dung


<b>HĐ1 : Luyện đọc </b>


<i>Đọc mẫu</i>


- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng
hơi nhanh. Chú ý lời các nhân vật :


+ Giọng người dẫn chuyện: vui vẻ, hóm
hỉnh.


+ Giọng chữ A : rõ ràng, dõng dạc.


+ Giọng dấu chấm : lúc ngạc nhiên (Thế
nghĩa là gì nhỉ?); khi phàn nàn (Ai thế nhỉ !).


<i>Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ</i>



- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm
từ khó, dễ lẫn.


+ Yêu cầu HS đọc từng câu


- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ
khó.


- Hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn :
+ Đoạn 1 : Vừa tan học ... Đi đôi giày da trên
trán lấm tấm mồ hôi.


+ Đoạn 2 : Có tiếng xì xào ... Trên trán lấm
tấm mồ hơi.


+ Đoạn 3 : Tiếng cười rộ lên ... ẩu thế nhỉ.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại.


- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Cho cả lớp luyện đọc lời của chữ A


- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước
lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.


-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


<b>HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài </b>


- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.



- Theo dõi GV đọc mẫu.


- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc
từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.


- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng
dẫn của GV.


- Dùng bút chì đánh dấu phân chia các
đoạn văn theo hướng dẫn của GV.


- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài lượt 1. Chú
ý ngắt giọng dúng ở các dấu chấm,
phẩy và khi đọc lời của các nhân vật :
- <i>Thưa các bạn !//Hôm nay,/ chúng ta</i>
<i>họp để tìm cách giúp đỡ em Hồng.//</i>
<i>Hồng hồn tồn khơng biết chấm</i>
<i>câu.// Có đoạn văn/ em viết thế này :</i>
<i>"Chú lính bước vào đầu chú.// Đội chiếc</i>
<i>mũ sắt dưới chân.// Đi đôi giày da trên</i>
<i>trán lấm tấm mồ hôi."//</i>


- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài (đọc lượt
2), cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc
1 đoạn trong nhóm.


* 2 HS thi đọc tiếp nối.



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và hỏi : Các chữ
cái và dấu câu họp bàn về việc gì ?


- Yêu cầu HS đọc tiếp các đoạn còn lại và
hỏi : Cuộc họp đã đề ra cách gì để giúp bạn
Hoàng ?


- GV : Đây là một chuyện vui nhưng được
viết theo đúng trình tự của một cuộc họp
thơng thường trong cuộc sống hằng ngày.
Chúng ta cùng tìm hiểu trình tự của một
cuộc họp.


- Chia lớp thành 4 nhóm.


- Phát cho mỗi nhóm HS 1 tờ giấy khổ lớn,
có ghi sẵn trình tự cuộc họp như câu hỏi 3
- Yêu cầu thảo luận để trả lời câu hỏi 3.


- Các chữ cái và dấu câu họp để bàn
cách giúp đỡ bạn Hồng, Hồng hồn
tồn khơng biết chấm câu nên đã viết
những câu rất buồn cười.


- Cuộc họp đề nghị anh Dấu Chấm mỗi
khi Hoàng định chấm câu thì nhắc
Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa.


- Chia nhóm theo yêu cầu.
- Nhận đồ dùng học tập.



- Thảo luận, sau đó 4 nhóm dán bài của
nhóm mình lên bảng. Cả lớp đọc bài
của từng nhóm và nhận xét.


Đáp án :
Diễn biến cuộc họp


Nêu mục đích cuộc họp Hơm nay, chúng ta họp để tìm cách<sub>giúp đỡ em Hồng.</sub>


Nêu tình hình của lớp


Em Hồng hồn tồn khơng biết chấm
câu. Có đoạn văn em viết thế này :
"Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc
mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên
trán lấm tấm mồ hôi."


Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó


Tất cả là do Hồng chẳng bao giờ để ý
đến dấu chấm câu. Mỏi tay chỗ nào,
cậu ta chấm chỗ ấy.


Nêu cách giải quyết


Từ nay, mỗi khi Hoàng định đặt dấu
châm câu, Hoàng phải đọc lại câu văn
một lần nữa.



Giao việc cho mọi người


Anh dấu chấm cần yêu cầu Hoàng đọc
lại câu văn một lần nữa trước khi
Hoàng đặt dấu chấm câu.


- Nhận xét, đưa ra đáp án đúng, sau đó cho
cả lớp đọc lại đáp án.


<i>Kết luận</i> : Bài học cho ta thấy được tầm quan
trọng của dấu chấm và của câu. Nếu đánh
dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu
lầm ý của câu. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các
dấu câu và giữa các cụm từ.


<b>HĐ3 : Luyện đọc lại bài</b>


- Yêu cầu HS đọc lại bài theo hình thức phân


- HS đọc lại


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

vai.


- Tổ chức cho các nhóm thi đọc bài theo vai.


<b>3. Củng cố, dặn dò </b>


- Nhận xét tiết học.


- Dặn dị HS ghi nhớ trình tự của một cuộc


họp thông thường và chuẩn bị bài “Bài tập
làm văn”


thức phân vai: người dẫn chuyện, bác
chữ A, đám đông, Dấu Chấm.


- 2 đến 3 nhóm thi đọc. Cả lớp bình
chọn nhóm đọc tốt nhất.


TẬP VIẾT


<i><b>Ôn chữ hoa </b></i>

<i><sub>C</sub></i>

<i><b> (tiếp theo)</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Củng cố cho HS cách viết chữ hoa

<i>C</i>

<i>.</i>
<i>- Rèn cho HS kĩ năng:</i>


+ Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa C, V, A, N.


+ Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Chu Văn An và câu ứng dụng.
+ Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.


- Giáo dục HS ý thức rèn viết chữ đẹp
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Mẫu chữ viết hoa

<i>C, V, N. </i>

(HĐ1)


- Tên riêng và cụm từ ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.(HĐ1)
<b>III. Các hoạt động dạy học</b>



<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Yêu cầu HS viết: Cửu Long, công cha.
- Nhận xét, ghi điểm


2. Bài mới


a. Giới thiệu bài


- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại
cách viết chữ viết hoa

<i>C, V, A, N</i>

<i> có trong</i>
từ và câu ứng dụng.


b. Nội dung


<b>HĐ1: Hướng dẫn HS viết vào giấy</b>
<b>nháp</b>


<i>Hướng dẫn viết chữ hoa</i>


- Trong tên riêng và câu ứng dụng có
những chữ hoa nào ?


- Treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi
HS nhắc lại quy trình viết.


- Viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết
vừa nhắc lại quy trình viết.


- Yêu cầu HS viết các chữ hoa trên. GV


theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
<i>Hướng dẫn viết từ ứng dụng</i>


- Có các chữ viết hoa

<i>C, V, A, N.</i>


*4 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi.
- Quan sát


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.


- Giới thiệu : Chu Văn An là một nhà
giáo nổi tiếng đời Trần, ông được coi là
ông tổ của nghề dạy học. Ông có nhiều
trị giỏi, sau này đã trở thành nhân tài của
đất nước.


- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao
như thế nào ?


- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng
nào ?


- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Chu Văn
<i>An. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho</i>
từng HS.


<i>Hướng dẫn viết câu ứng dụng</i>
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.


- Giải thích : Câu tục ngữ khuyên chúng
ta phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.


- Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều
cao như thế nào ?


- Yêu cầu HS viết các chữ Chim, Người
vào giấy nháp. GV theo dõi và chỉnh sửa
lỗi cho từng HS.


<b>HĐ2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết </b>
- GV cho HS quan sát bài mẫu trong vở
<i>Tập viết 3, tập một và yêu cầu HS viết</i>
bài


- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.


<b>3. Củng cố, dặn dò </b>


- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết
trong vở Tập viết 3, tập một, học thuộc
câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau “Ôn
chữ hoa

<i>D</i>



- 1 HS đọc : Chu Văn An.


- Chữ

<i>C</i>

<i>, h, </i>

<i>V, A</i>

có chiều cao 2 li rưỡi,
các chữ còn lại cao 1 li.


- Bằng 1 con chữ 0.



- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết
vào giấy nháp


- 3 HS đọc.


- Các chữ

<i>C</i>

<i>, h, k, g, d, </i>

<i>N</i>

<i> cao 2 li rưỡi,</i>
chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao
1 li.


- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết
vào giấy nháp.


- HS viết :


*HS viết đúng, nhanh và đẹp
+ 1 dòng chữ

<i>Ch</i>

<i>, cỡ nhỏ.</i>
+ 1 dòng chữ

<i>V, A</i>

<i>, cỡ nhỏ.</i>
+ 2 dòng Chu Văn An, cỡ nhỏ.
+ 2 dịng câu ứng dụng cỡ nhỏ.


TỐN
<i><b>Bảng chia 6</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


<b>- Giúp HS b</b>ước đầu thuộc bảng chia 6.


<b>- </b>Rèn kxi năng vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6).


<b>- </b>Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ



</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

- Các tấm bìa, mỗi tấm có gắn 6 chấm trịn.(HĐ1)
<b>III. Các hoạt động dạy học:</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>


- 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6.
- GV bảng phép tính 49 x 2, 27 x 5


- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
<b>2. Bài mới:</b>


a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung


<b>HĐ1: Lập bảng chia 6</b>


- Gắn 1 tấm bìa có 6 chấm tròn lên
bảng và hỏi:


+ Lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 6
lấy 1 lần được mấy?


+ Hãy viết phép tính tương ứng với 6
được lấy 1 lần bằng 6.


+ Trên tất cả các tấm bìa có 6 chấm
trịn, biết mỗi tấm có 6 chấm trịn. Hỏi
có bao nhiêu tấm bìa?


+ Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa?


+ Vậy 6 chia 6 được mấy?


- Viết lên bảng 6 : 6 = 1 và yêu cầu HS
đọc phép nhân, phép chia vừa lập được.
- Gắn lên bảng 2 tấm bìa và nêu bài
tập:


+ Mỗi tấm bìa có 6 chấm trịn. Hỏi 2
tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu
chấm tròn?


+ Hãy lập phép tính để tìm số chấm
trịn có trong cả hai bìa.


+ Tại sao em lại lập được phép tính
này?


+ Trên tất cả các tấm bìa có 12 chấm
trịn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm trịn.
Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?


+ Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa
mà bài tốn u cầu.


+ Vậy 12 chia 6 bằng mấy?


- Viết lên bảng phép tính 12 : 6 = 2, sau
đó cho cả lớp đọc 2 phép tính nhân,
chia vừa lập được.



- 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6.
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.


49


X <sub>2</sub>


98


27


X <sub>5</sub>


135


+ 6 lấy 1 lần bằng 6.


+ Viết phép tính: 6 x 1 = 6
+ Có 1 tấm bìa.


+ Phép tính 6 : 6 = 1 (tấm bìa)
+ 6 chia 6 bằng 1.


- Đọc: 6 nhân 1 bằng 6.
6 chia 6 bằng 1.


+ Mỗi tấm bìa có 6 chấm trịn. Vậy 2
tấm bìa như thế có 12 chấm trịn.


+ Phép tính 6 x 2 = 12



+ Vì mỗi tấm bìa có 6 chấm trịn lấy 2
tấm bìa tất cả. Vậy 6 được lấy 2 lần,
nghĩa là 6 x 2.


+ Có tất cả 2 tấm bìa.


+ Phép tính 12 : 6 = 2 (tấm bìa)
+ 12 chia 6 bằng 2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

+ Em có nhận xét gì về phép tính nhân
và phép tính chia vừa lập?


- Tương tự như vậy dựa vào bảng nhân
6 các em lập tiếp bảng chia 6.


- Yêu cầu cả lớp đọc bảng chia 6
<b>HĐ2: Học thuộc bảng chia 6</b>


+ Yêu cầu HS tìm điểm chung của các
phép tính chia trong bảng chia 6.


+ Có nhận xét gì về các số bị chia trong
bảng chia 6.


+ Có nhận xét gì về kết quả của các
phép chia trong bảng chia 6?


- GV xoá dần bảng để cho HS đọc
thuộc.



<b>HĐ3: Luyện tập, thực hành</b>
Bài 1:


+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.


- Nhận xét, ghi điểm
Bài 2:


- Gọi 1 HS đọc đề bài.


+ Khi đã biết 6 x 4 = 24 có thể ghi kết
quả của 24 : 6 và 24 : 4 được khơng?
Vì sao?


- Các trường hợp khác tương tự.
- u cầu HS làm bài


- Nhận xét, ghi điểm
Bài 3:


- Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài tốn cho biết gì?
+ Bài tốn hỏi gì?


+ u cầu HS suy nghĩ để giải bài tốn.


- Nhận xét, ghi điểm
<b>3. Củng cố, dặn dị:</b>



- Yêu cầu HS đọc lại bảng chia 6


* Phép nhân và phép chia có mối quan
hệ ngược nhau: Ta lấy tích chia cho thừa
số 6 thì được thừa số kia.


- HS làm vào vở, vài HS nêu tiếp các
phép tính trong bảng chia 6.


- Cả lớp đọc đồng thanh bảng chia 6.
* Các phép chia trong bảng chia 6 đều có
dạng một trong số chia cho 6.


+ Đọc dãy các số bị chia 6, 12, 18,…và
rút ra kết luận đây là dãy số đếm thêm 6,
bắt đầu từ 6.


+ Các kết qủa lần lượt là: 1, 2, 3, …, 10.
- HS đọc.


- Thi đọc cá nhân, thi đọc theo tổ, bàn.


+ Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- HS tự làm bài.


- 1 HS đọc đề bài.


* Khi đã biết 6 x 4 = 24 có thể ghi ngay
24 : 6 = 4 và 24 : 4 = 6, vì nếu lấy tích


chia thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- 4 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào
vở.


Đáp án:
6 x 4 = 24
24 : 6 = 4
24 : 4 = 6


6 x 2 = 12
12 : 6 = 2
12 : 2 = 6


6 x 5 = 30
30 : 6 = 5
30 : 5 = 6


- 2 HS đọc đề bài.


+ Có 48 cm dây đồng, cắt làm 6 đoạn
bằng nhau.


+ Hỏi mỗi đoạn dây dài bao nhiêu cm.
- 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.


Bài giải.


Mỗi đoạn dây đồng dài là.
48 : 6 = 8 (cm)



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

- Nhận xét tiết học


- Dặn dò: HS về nhà học thuộc lòng
bảng chia 6 vừa học; chuẩn bị bài
“Luyện tập”


- Vài HS đọc thuộc bảng chia 6.


TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
<i><b>Phòng bệnh tim mạch</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Giúp HS :


+ Biết được tác hại và cách đề phòng thấp tim ở trẻ em.
+ Biết nguyên nhân của bệnh thấp tim.


- Rèn cho HS kĩ năng phòng trành bệnh


- Giáo dục HS ý tưhcs bỏ vệ sức khỏe của bản thân
GDKNS:


+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin: Phân tích, xử lí thơng tin về bệnh tim mạch ở
trẻ em


+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận tráh nhiệm của bản thân trong việc đề
phòng bệnh thấp tim.


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>
- Phiếu học tập (HĐ3).



<b>Phiếu học tập</b>


<i>Đánh dấu (x) vào ô trước những câu đúng dưới đây:</i>
1. Bệnh tim rất nguy hiểm, khơng có thuốc chữa.
2. Trẻ em rất dễ mắc bệnh thấp tim. (x)


3. Bệnh thấp tim là do chạy nhảy nhiều.


4. Để chữa bệnh thấp tim, chỉ cần giữ ấm khi trời lạnh.


5. Mọi người ai cũng đều mắc bệnh về tim mạch, khơng phải chỉ có trẻ con. (x)
<b>III. Các hoạt động dạy học</b>


<b>1. Kiểm tra bài cũ:</b>


+ Nên và khơng nên làm gì để bảo vệ tim
mạch?


- Nhận xét, đánh giá câu trả lời.
<b>2. Bài mới:</b>


a) Giới thiệu bài:


- Bệnh tim là bệnh rất nguy hiểm và khó
chữa. Phòng bệnh tim mạch là điều rất
quan trọng, hôm nay chúng ta cùng tìm
hiểu về điều đó.


b) Nội dung



<b>HĐ1: Kể tên một số bệnh về tim mạch.</b>
- Yêu cầu mỗi HS kể tên một bệnh về tim
mạch mà em biết.


- 2, 3 HS trả lời.


- Lắng nghe


- HS kể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

- GV ghi tên các bệnh về tim của HS và
yêu cầu HS đọc


- GV giảng thêm:


+ Nhồi máu cơ tim: Đây là bệnh thường
gặp ở người lớn tuổi, nhất là người già.
Nếu không được chữa kịp thời, con người
sẽ bị chết.


+ Hở van tim: mắc bệnh này sẽ khơng điều
hồ lượng máu để nuôi cơ thể được.


+ Tim to, tim nhỏ: đều ảnh hưởng đến
lượng máu đi nuôi cơ thể con người.


- Giới thiệu bệnh thấp tim: là bệnh thường
gặp ở trẻ em, rất nguy hiểm.



- Yêu cầu HS đọc đoạn đối thoại trong
SGK.


<b>HĐ2: Tìm hiểu về bệnh thấp tim.</b>


-Yêu cầu tham khảo SGK, sau đó thảo
luận nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK:
+ Bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em là
bệnh nào?


+ Tác hại của bệnh thấp tim?


+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim lầ gì?


- Nhận xét câu trả lời của HS.


-Yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6 SGK
trang 21 và nêu các cách phòng chống
bệnh tim mạch.


- Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.
- Kết luận: Để đề phòng bệnh tim mạch,
chúng ta cần: giữ ấm cơ thể khi trời lạnh,
ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân và
rèn luyện thân thể hằng ngày.


<b>HĐ3: Bày tỏ ý kiến và liên hệ thực tế.</b>
- Yêu cầu thảo luận nhóm đơi và làm vào
phiếu học tập



- GV hỏi:


+ Với người bị bệnh tim, nên và không
nên làm gì?


- Gv kết luận lại


- 1 HS đọc lại tên các bệnh.
- Lắng nghe


- 1, 2 cặp HS đọc.


- Đại diện các nhóm thảo luận nhanh
nhất sẽ trình bày.


+ Bệnh về tim mạch thường gặp ở trẻ
em là bệnh thấp tim.


+ Bệnh thấp tim rất nguy hiểm. Nó để
lại những di chứng nặng nề cho van
tim, cuối cùng gây suy tim.


+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là
do bị viên họng, viêm a-mi-đam kéo
dài, hoặc do thấp khớp cấp không được
chữa trị kịp thời, dứt điểm.


*HS trả lời:


+ Ăn uống đủ chất.


+ Súc miệng nước muối.
+ Mặc áo ấm khi trời lạnh.


- Đại diện nhóm trả lời nhanh nhất lên
trình bày.


- HS trả lời:


+ Nên: Ăn uống đủ chất, tập thể dục
nhẹ nhàng…


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>3. Củng cố, dặn dò:</b>
- Nhận xét tiết học


- Dặn dò: HS về nhà học thuộc nội dung
bạn cần biết; Chuẩn bị bài “Hoạt động bài
tiết nước tiểu”


<i>Chiều</i>


TOÁN (TĂNG)
<i><b>Luyện tập về bảng chia 6</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Củng cố cho HS bảng chia 6


- Rèn cho HS kĩ năng tính tốn và giải tốn
- Giáo dục HS u thích mơn học


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Bảng phụ (BT1)


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
<b>HĐ1: Ôn tập kiến thức</b>


- Yêu cầu HS đọc lại bảng chia 6
- Nêu tên các thành phần trong phép
chia


- Nhận xét, ghi điểm


<b>HĐ2: Luyện tập, thực hành</b>
Bài 1 : (bảng phụ) Tính


a. 42 : 6 + 257 b. 28 x (36 : 6)
c. 236 - 48 : 6


- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài


- Nhận xét, ghi điểm


- Củng cố thứ tự thực hiện phép tính
trong một dãy tính


Bài 2 :


Dựa vào các phép tính trong bảng
chia 6, hãy đặt một đề tốn thích hợp
và giải đề tốn đó



- u cầu HS đọc đề và tự làm bài


- HS đọc


- HS tự làm bài vào vở


*HS làm nhanh và chính xác
Đáp án


a. 42 : 6 + 257 = 7 + 257
= 264
b. 28 x (36 : 6) = 28 x 6
= 148
c. 236 - 48 : 6 = 236 - 8
= 228


- HS tự làm bài


*HS đặt được nhiều đề toán hay


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

- Nhận xét, ghi điểm


- Củng cố cách đặt đề tốn


Bài 3 : Tìm một số biết rằng lấy số đó
nhân với 6 thì bằng 21 nhân với 2
- Yêu cầu HS đọc đề


- Gọi HS nêu hướng giải



- Yêu cầu HS làm bài


- Nhận xét, ghi điểm
- Củng cố dạng bài tìm số


Bài 4 : Tính bằng cách nhanh nhất
a. 36 : 6 + 24 : 6


b. 47 x 6 + 53 x 6
c. 57 x 6 - 37 x 6
- Yêu cầu HS đọc đề
- Gọi HS nêu cách làm
- Yêu cầu HS làm bài


hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu viên
bi?


Bài giải


Mỗi hộp có số viên bi là:
48 : 6 = 8 (viên)


Đáp số: 8 viên bi


- HS đọc đề


*HS nêu hướng giải: lấy 21 x 2 = 42
rồi lấy 42 : 6 = 8. Vậy số cần tìm là 8
- 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
*HS làm bằng 2 cách



Bài giải


C1: Tích của số cần tìm nhân với 6
là: 21 x 2 = 42


Số cần tìm là:
42 : 6 = 8


Đáp số: 8
C2: Gọi số cần tìm là x. Ta có


<i>x x 6 = 21 x 2</i>
<i>x x 6 = 42</i>
<i> x = 42 : 6</i>
<i> x = 8</i>
Vậy số cần tìm là 8


- HS đọc đề


*HS nêu cách làm


- 3 HS lên bảng,cả lớp làm vào vở
Đáp án:


a. 36 : 6 + 24 : 6 = (36 + 24) : 6
= 60 : 6
= 10


b. 47 x 6 + 53 x 6 = (47 + 53) x 6


= 100 x 6
= 600


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

- Nhận xét, cho điểm


- Củng cố dạng bài tính nhanh
<b>3. Củng cố, dặn dò</b>


- Yêu cầu HS đọc lại bảng chia 6
- Nhận xét tiết học


- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập


LUYỆN CHỮ
<i><b>Bài 5 (Kiểu chữ đứng)</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- HS nắm được kĩ thuật viết chữ hoa E, G kiểu nghiêng nét thanh đậm. Hiểu ý


nghĩa các câu ứng dụng <i>"ếch ngồi đáy giếng/ én bay thấp mưa ngập bờ ao/ én bay</i>


<i>cao , mưa rào tạnh/ Em về quê ngoại nghỉ hè/ Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.”</i>


- Viết đúng, đẹp các chữ hoa E, G theo cỡ nhỏ kiểu nghiêng thanh đậm. Viết ứng
dụng các cụm từ trên theo cỡ nhỏ kiểu nghiêng thanh đậm, chữ viết đúng mẫu, đều
nét, nối chữ đúng quy định.


- HS rèn tính cận thận, kiên trì, óc thẩm mĩ.


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>



- Vở luyện viết quyển 1


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Gọi HS lên bảng viết chữ hoa E và nêu
quy trình


- Nhận xét, ghi điểm
<b>2. Bài mới</b>


a. Giới thiệu bài
b. Nội dung


<b>HĐ1: Luyện viết trên vở nháp</b>
- Luyện viết chữ hoa:

<i>E ,£, G, Gh</i>


+ Tìm chữ hoa có trong bài?


+ GV viết mẫu, nhắc lại cách viết từng
chữ hoa.


+ Lưu ý nối chữ từ chữ G sang chữ h
- Luyện viết từ , câu ứng dụng:


Ếch ngồi đáy giếng


Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay cao, mưa rào tạnh.
Em về quê ngoại nghỉ hè



Gặp đầm sen nở mà mê hương trời.


HD viết chữ <b>ếch.</b>


- Nhận xét độ cao các con chữ?


+ <i>GV: chú ý quan sát, ước lượng chính</i>
<i>sác, rèn đôi tay khéo léo để viết độ</i>


- HS tìm , nhắc lại quy trình viết hoa
chữ :

<i>E ,£, G, Gh</i>



- Viết vở nháp :

<i>E ,£, G, Gh</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<i>nghiêng, độ đậm các chữ cái trong 1</i>
<i>chữ luôn đều nhau.</i>


+ Tương tự với chữ ngồi, đáy, giếng


- GV giúp HS hiểu nghĩa các thành ngữ,
tục ngữ và câu thơ trên.


+ GV lưu ý cách nối các con chữ và độ
cao , khoảng cách, giữa các chữ. Và dựa
vào các đường kẻ phân ô để viết nét đừng
- Yêu cầu HS viết nháp


<b>HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở luyện viết</b>
- Giáo viên nêu yêu cầu



- Lưu ý HS tư thế ngồi, cách cầm bút ....
- GV theo dõi , giúp đỡ HS


- Chấm chữa bài
<b>3. Củng cố, dặn dò</b>


- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết chữ
hoa

<i>E </i>



- Nhận xét tiết học


- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài 5 (kiểu chữ
nghiêng)


* HS nêu nghĩa của các thành ngữ, tục
ngữ ... trên .


- Nhận xét cách trình bày


- Học sinh viết nháp:
Ếch, Én, Em, Gặp
- Học sinh viết vở


*HS viết nhanh, đẹp, đúng toàn bài


- HS nhắc lại


TIẾNG ANH
GVC



Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2012


<i>Sáng</i>


NGHỈ


<i>Chiều</i>


GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP


<i><b>GDATGT: Bài 4: Nguy hiểm khi chơi đùa ở những nơi khơng an tồn</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


-Giúp HS thấy được những nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đũa ở những nơi
khơng an tồn như đường phố,hè phố,cổng trường hay đường sắt.


-Nhận biết những hành vi khơng an tồn khi chơi đùa
-GD HS có ý thức chơi chơi ở những nơi an toàn.
<b>II.Đồ dùng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>1.Kiểm tra bài cũ:</b>


- Gọi 2 HS chia sẻ cách đi qua đường
an toàn ở những nơi đường giao nhau


-GV nhận xét,củng cố


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

TIẾNG VIỆT (TĂNG)
<i><b>Luyện tập về so sánh</b></i>


<b>I. Mục tiêu</b>


- HS nắm chắc được một kiểu so sánh mới là kiểu so sánh hơn, kém và các từ có ý
nghĩa so sánh hơn, kém; biết cách thêm từ so sánh mang ý nghĩa ngang bằng vào
những câu chưa có từ so sánh.


- Rèn cho HS kĩ năng sử dụng câu so sánh khi viết văn
- Có ý thức vận dụng trong thực tế.


<b>II. Đồ dùng dạy học </b>
Bảng phụ


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
<b> HĐ1: Củng cố kiến thức </b>


- Nêu các kiểu so sánh đã học. Lấy ví dụ.


- Muốn nhận biết hai kiểu so sánh này ta
cần dựa vào đâu?


- Nhận xét, ghi điểm


- KL: Hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng
và so sánh hơn kém.


+ Muốn nhận biết hai kiểu so sánh này cần
nhận ra từ chỉ sự so sánh.


<b>HĐ2: Luyện tập, thực hành</b>



Bài 1: Gạch chân dưới các hình ảnh so sánh
trong các câu thơ sau:


a. Tấc đất quý như tấc vàng.
b. Công cha như núi Thái Sơn


Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
c. Thần Chết chạy nhanh hơn gió


d. Ơng ấy khoẻ hơn voi


- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài


- Củng cố về các hình ảnh so sánh


Bài 2: Điền vầo chỗ trống để hoàn thành
các câu so sánh sau:


a. Trắng như….


- Hai kiểu so sánh: so sánh ngang
bằng và so sánh hơn kém.


*HS lấy được nhiều ví dụ hay
- Dựa vào từ so sánh


-HS tự hoàn thành VBT và kiểm tra
chộo nhau


- HS đọc đề và làm bài



*HS nêu được câu đó thuộc kiểu so
sánh nào


Đáp án:


a. Tấc đất quý như tấc vàng.
b. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn
chảy ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

b. Cơ ấy có nụ cười tươi như….
c. …. hơn đèn


d. Tình yêu của cha mẹ dành cho em lớn
hơn….


- Yêu cầu HS đọc đề và làm bài


- Nhận xét


- Củng cố về các dạng so sánh


Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về một
người hàng xóm mà em u q trong đó
có sử dụng các hình ảnh so sánh


- Yêu cầu HS đọc đề và làm bài


- Nhận xét



- Củng cố cách sử dụng hình ảnh so sánh
khi viết văn


<b>3. Củng cố, dặn dò</b>
- Nhận xét tiết học


- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập


- HS tự làm bài


*HS điền được nhiều đáp án
Đáp án:


a. Trắng như bơng


b. Cơ ấy có nụ cười tươi như hoa
c. Ánh trăng sáng hơn đèn


d. Tình yêu của cha mẹ dành cho em
lớn hơn trời biển


- HS tự làm bài


*HS viết đoạn văn hay, sử dụng
hình ảnh so sánh sinh động


Ví dụ: Em yêu quý nhất là bà Cịng,
người hàng xóm của em. Lưng bà
cong gập xuống, lúc nào cũng vậy


dù đi hay đứng nên mọi người trong
xóm thường gọi bà là bà Cịng. Bà
có mái tóc trắng như mây, hàm răng
đen láy như hạt na - nét đẹp của phụ
nữ thời xưa. Bà rất quý em, có cái gì
bà cũng phần em. Bà sống một mình
nên rất cô đơn, vì vậy những khi
rảnh rỗi, em thường sang giúp bà
dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm. Em rất
yêu quý bà.


THỂ DỤC
GVC


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i>Sáng</i>


TẬP LÀM VĂN
<i><b>Luyện tập kể về gia đình</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Củng cố cho HS cách kể về gia đình
- Rèn cho HS kĩ năng viết văn


- Giáo dục HS biết yêu thương gia đình của mình
<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- Bảng phụ (HĐ1)


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
HĐ1: Ôn tập kiến thức



- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn kể
về gia đình và yêu cầu HS đọc:


<i>Gia đình em gồm có 4 người: bố,mẹ,anh</i>
<i>Hiếu và em. Bố em là cơng nhân,bố là</i>
<i>người vui tính. Mỗi ngày đi làm về bố</i>
<i>lại giúp đỡ mẹ những việc trong gia</i>
<i>đình. Mẹ em ở nhà nội chợ. Thường</i>
<i>ngày mẹ nấu cơm và chăm sóc chúng</i>
<i>em. Mẹ em rất hiền và dịu dàng đối với</i>
<i>em và anh Hiếu. Anh Hiếu là sinh viên</i>
<i>trường đại học Thương Mại, anh là sinh</i>
<i>viên đại học năm thứ tư. Anh em rất</i>
<i>thương yêu và nhường nhịn em. Hàng</i>
<i>ngày anh giúp đỡ bố mẹ. Còn em là con</i>
<i>gái út trong gia đình. Em học lớp 3c</i>
<i>trường tiểu học Phượng Hoàng. Em</i>
<i>chăm học nên bố mẹ hài lịng. Gia đình</i>
<i>em sống rất hịa thuận hạnh phúc. Em</i>
<i>rất u gia đình của mình.</i>


- Bài văn trên kể về điều gì?


- Chốt: Khi viết văn kể về gia đình, em
cần chú ý thể hiện được tình cảm của
mình đối với gia đình.


<b>HĐ2: Luyện tập, thực hành</b>



Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn
kể về gia đình em trong đó có sử dụng
những hình ảnh so sánh.


- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự viết


- Gọi HS trình bày bài làm của mình


- HS đọc


- Bài văn trên kể về gia đình một bạn
nhỏ. Bạn kể về bố, mẹ, anh trai


- Bạn nói lên tình cảm của bạn đối với
gia đình


- HS đọc


- HS tự viết vào vở


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

- Chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS.


- Chấm, đọc một số bài hay cho HS
nghe


<b>3. Củng cố, dặn dò</b>
- Nhận xét tiết học


- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn


văn


từ ngữ giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của
mình đối với người thân trong gia đình, sử
dụng các hình ảnh so sánh chính xác


Ví dụ: Mái ấm của em gồm 4 thành viên:
<i>bố, mẹ, em và bé Linh. Bố em là bộ đội</i>
<i>nên thường xuyên vắng nhà. Tuy nhiên bố</i>
<i>vẫn luôn quan tâm, chăm sóc cho gia</i>
<i>đình. Mẹ em là giáo viên. Hằng ngày mẹ</i>
<i>lên lớp, tối về lại dạy em học bài. Mẹ có</i>
<i>mái tóc mượt như tơ, đôi mắt bồ câu ẩn</i>
<i>dưới đôi lông mày lá liễu. Mẹ rất hiền dịu</i>
<i>và đảm đang. Bé Linh vừa trịn một tuổi.</i>
<i>Bé rất đáng u với đơi má phúng phính,</i>
<i>đơi mắt to, trịn đen láy như hai hạt nhãn.</i>
<i>Còn em đang học lớp 3. Mỗi khi đi học về,</i>
<i>em đều dành thời gian chơi với bé và giúp</i>
<i>mẹ những cơng việc nhỏ. Em rất u gia</i>
<i>đình, em mong gia đình em mãi hạnh phúc</i>
<i>như vậy.</i>


TỐN


<i><b>Tìm một trong các phần bằng nahu của một số</b></i>
<b>I. Mục tiêu</b>


- Giúp HS:



+ Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
+ Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.


- Rèn cho HS kĩ năng tính tốn, trình bày bài làm


<b>II. Đồ dùng dạy học</b>


- 12 cái kẹo (HĐ1)


<b>III. Các hoạt động dạy học</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ</b>


- Gọi HS hỏi đáp nhau về bảng chia 6
- Nhận xét, ghi điểm


<b>2. Bài mới:</b>
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung


<b>HĐ1: Hướng dẫn tìm một trong các</b>
<b>phần bằng nhau của một số</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

- Nêu bài tốn: Chị có 12 cái kẹo, chị
cho em 1<sub>3</sub> số kẹo đó. Hỏi chị cho em
mấy cái kẹo?


+ Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
+ Muốn lấy được 1<sub>3</sub> của 12 cái kẹo ta
làm như thế nào?



+ 12 cái kẹo, chia thành 3 phần băng
nhau thì mỗi phần được mấy cái kẹo?
+ Em đã làm như thế nào để tìm được 4
cái kẹo?


- 4 cái kẹo chính là 1<sub>3</sub> của 12 cái
kẹo.


+ Vậy muốn tìm 1<sub>3</sub> của 12 cái kẹo ta
làm như thế nào?


- u cầu hãy trình bày lời giải của bài
tốn này.


+ Nếu chị cho em 1<sub>2</sub> số kẹo thì em
được mấy cái kẹo? Hãy đọc phép tính
tìm số kẹo mà chị cho em trong trường
hợp này.


+ Nếu chị cho em 1<sub>4</sub> số kẹo thì em
được mấy cái kẹo? Giải thích bằng
phép tính.


+ Vậy muốn tìm một phần mấy của
một số ta làm như thế nào?


- Yêu cầu HS nhắc lại


<b>HĐ2: Luyện tập - thực hành</b>
Bài 1:



+ Nêu yêu cầu bài toán?
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài.


- Đọc lại đề tốn.


+ Chị có tất cả 12 cái kẹo.


+ Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng
nhau, sau đó lấy đi 1 phần.


+ Mỗi phần được 4 cái kẹo


+ Thực hiện phép chia 12 : 3 = 4.


*Ta lấy 12 chia cho 3. Thương tìm được
trong phép chia này chính là 1<sub>3</sub> của 12
cái kẹo.


- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
Bài giải.


Chị cho em số kẹo là.
12 : 3 = 4 (cái kẹo)


Đáp số: 4 cái kẹo.
+ Nếu chị cho em 1<sub>2</sub> số kẹo thì em
nhận được số kẹo là 12 : 2 = 6 (cái kẹo).


+ Nếu chị cho em 1<sub>4</sub> số kẹo thì em


nhận được là 12 : 4 = 3 (cái kẹo).


* Muốn tìm một phần mấy của một số ta
lấy số đó chia cho số phần.


- Vài HS nhắc lại kết luận.


+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS nêu yêu cầu


- 4 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào
vở.


* HS giải thích về các số cần điền bằng
phép tính.


Đáp án:


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:


- Gọi HS đọc đề bài.


+ Cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét
vải?


+ Đã bán được bao nhiêu phần số vải
đó?


+ Bài tốn hỏi gì?



+ Muốn biết cửa hàng đã bán được bao
nhiêu mét vải ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.


- Nhận xét, ghi điểm.
<b>3. Củng cố, dặn dò:</b>


- Dặn dị: HS về nhà luyện tập thêm về
tìm một trong các phần bằng nhau của
đơn vị; Chuẩn bị bài “Luyện tập”


- Nhận xét tiết học


+ 1<sub>4</sub> của 24 l là 6 l.


+ <sub>6</sub>1 của 54 phút là 9 phút.


- 2 HS đọc.


+ Cửa hàng có 40 mét vải.
+ Đã bán được 1/5 số vải đó.


+ Số mét vải mà cửa hàng đã bán được.
+ Ta tìm 1<sub>5</sub> của 40 mét vải.


- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải, lớp
làm vào vở.


Bài giải.



Số mét vải xanh cửa hàng đã bán được
là.


40 : 5 = 8 (m)


Đáp số: 8 m.


ÂM NHẠC
GVC
LUYỆN CHỮ
<i><b>Đ/C Lý soạn giảng</b></i>
<i>Chiều</i>


TIẾNG VIỆT (TĂNG)
<i><b>Bài kiểm tra số 2</b></i>


(Đề lưu ở tổ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>I. Mục tiêu:</b>


- Hs thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và các bạn về học tập, ý thức trong tuần.
- Đề ra được phương hướng phấn đấu cho tuần 6.


<b>II. Định hướng nội dung sinh hoạt:</b>
<i>1. Nhận xét tình hình nề nếp trong tuần:</i>


- Các tổ trưởng nhận xét từng thành viên tong tổ.


- Lớp trưởng nhận xét chung: + ý thức trong giờ truy bài.


+ ý thức trong lớp.


+ Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học.
- Giáo viên tổng kết:


+ Ưu điểm: + Đi học đầy đủ, đúng giờ, thực hiện tốt 15 phút truy bài đầu giờ.
+ ý thức học tập của một số em rất tốt:..


+ Vệ sinh tốt


+ Nhược: + Một số em cịn nói chuyện riêng.
+ Hay quên sách vở:


<i>2. Phương hướng tuần 6:</i>
- Thực hiện tốt nền nếp lớp.
- Khắc phục những nhược điểm


- HSG tích cực giúp đỡ các bạn HS trong lớp ôn tập thuộc các bảng nhân, chia.
- Tham gia tháng “an tồn giao thơng”


<i>3. Vui văn nghệ cuối tuần.</i>


- Cá nhân, các nhóm tham gia văn nghệ cuối tuần.


TỰ NHIÊN XÃ HỘI (TĂNG)
<i><b>Đ/c Lý soạn giảng</b></i>


<i><b>Nhận xét giáo án</b></i>


</div>


<!--links-->

×