Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Di tích chùa thánh chúa, phường dịch vọng hậu, quận cầu giấy, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 116 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG

********

NGUYỄN THỊ KIM THANH

DI TÍCH CHÙA THÁNH CHÚA, PHƯỜNG DỊCH
VỌNG HẬU, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN VĂN TIẾN

HÀ NỘI - 2011

Nguyễn Thị Kim Thanh

1

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU



1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu.. ................................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.. ................................................................. .3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
5. Bố cục khóa luận. .......................................................................................... 3
Chương 1: Chùa Thánh Chúa trong diễn trình lịch sử.................................4
1.1. Tổng quan về phường Dịch Vọng Hậu- quận Cầu Giấy- Hà Nội...... ..... ..4
1.1.1. Vị trí địa lý – tên gọi.. .................................................................. .4
1.1.2. Lịch sử dân cư.... .......................................................................... 6
1.1.3. Đời sống kinh tế. .......................................................................... 6
1.1.4. Truyền thống lịch sử. ................................................................... 9
1.1.5. Văn hóa- xã hội. ......................................................................... 12
1.2. Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của chùa Thánh Chúa. ................. 15
1.2.1. Khái quát quá trình truyền bá Phật Giáo vào Việt Nam ............. 15
1.2.2. Quá trình hình thành và tồn tại... ................................................ 18
Chương 2: Giá trị kiến trúc – nghệ thuật chùa Thánh Chúa. ................. 20
2.1. Giá trị kiến trúc.. ..................................................................................... 20
2.1.1. Không gian cảnh quan... ............................................................. 20
2.1.2. Bố cục mặt bằng ......................................................................... 23
2.1.3. Các đơn nguyên kiến trúc. ......................................................... .25
2.1.3.1. Tam quan......................................................................... 25
2.1.3.2. Tiền đường. ..................................................................... 27
2.1.3.3. Thượng điện... ................................................................. 30
2.1.3.4. Nhà tổ của dân làng Dịch Vọng Hậu ............................. .31
2.1.3.5. Điện thờ bà Nguyên Phi Ỷ Lan....................................... 31
Nguyễn Thị Kim Thanh

2


Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

2.1.3.6. Nhà thờ Địa Tạng Vương................................................ 32
2.1.3.7. Nhà tổ của dân làng Mai Dịch.. ..................................... .32
2.1.3.8. Nhà khách ..................................................................... ..33
2.1.3.9. Vườn tháp ...................................................................... ..33
2.2. Giá trị nghệ thuật... .................................................................................. 35
2.2.1. Nghệ thuật trang trí kiến trúc ..................................................... 35
2.2.2. Nghệ thuật điêu khắc.................................................................... 37
2.2.2.1. Hệ thống tượng thờ... ...................................................... 37
2.2.2.2. Các di vật tiêu biểu.......................................................... 70
Chương 3: Vấn đề bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị chùa Thánh Chúa.75
3.1. Thực trạng di tích chùa Thánh Chúa.. ...................................................... 75
3.1.1. Thực trạng kiến trúc..... .................................................................. 75
3.1.2. Thực trạng di vật.. .......................................................................... 76
3.1.3. Thực trạng về quản lý di tích... ...................................................... 77
3.2. Một số biện pháp bảo tồn chùa Thánh Chúa............................................ 79
3.2.1. Các giải pháp bảo tồn kiến trúc...................................................... 80
3.2.2. Các giải pháp bảo tồn di vật ........................................................... 82
3.2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí di tích.................... 84
3.3. Vấn đề tơn tạo .......................................................................................... 84
3.4. Khai thác và phát huy giá trị di tích chùa Thánh Chúa............................ 86
3.4.1.Vai trò của chùa Thánh Chúa trong đời sống của người dân địa
phương. ............................................................................................................ 86
3.4.2. Khai thác, phát huy tác dụng của chùa Thánh Chúa........ ............... 88
Kết luận .......................................................................................................... 93
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 96

Phụ lục

Nguyễn Thị Kim Thanh

3

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt q trình sống, lao động ơng cha ta đã sáng tạo ra biết bao
điều kỳ diệu. Theo dòng chảy của thời gian, những điều kỳ diệu ấy như những
hạt phù sa văn hóa lắng đọng, tích tụ hình thành nên một nền văn hóa Đại
Việt ngàn đời. Di tích lịch sử văn hóa là nơi bảo lưu những giá trị văn hóa
truyền thống của quá khứ, là tấm gương phản chiếu lịch sử dân tộc. Nhưng
cùng với thời gian dưới sự tác động của thiên nhiên, của xã hội và sự phá hoại
của chính con người những giá trị vốn có của di tích ngày càng bị suy giảm,
mất mát, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa của nhân dân và nền văn
hóa dân tộc.
Kiến trúc tôn giáo là một bộ phận quan trọng của di tích lịch sử văn hóa.
Hơn các loại hình di tích khác, những cơng trình kiến trúc tơn giáo có khả năng
biểu đạt cái chung nhất về các mặt kỹ thuật và mỹ thuật của từng thời đại. Khi
xây dựng các cơng trình kiến trúc, con người ln có khát vọng biểu hiện một
cách cụ thể và trong sáng những tư tưởng thời đại trong cơng trình bằng những
hình tượng nghệ thuật và tri thức dân gian. Vì thế, mỗi cơng trình kiến trúc xưa
khơng chỉ chứa đựng những giá trị về mặt kiến trúc và mỹ thuật mà thông qua đó
nó góp phần truyền tải những thơng điệp mà cha ông ta để lại.

Trong các công trình kiến trúc tôn giáo thì ngơi chùa là một sản phẩm
của văn hóa Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu
công nguyên. Đến thời Lý- Trần ( thế kỉ 11-14) Phật giáo phát triển mạnh mẽ
và biểu hiện một sức sống lâu bền trong đời sống tâm linh của người dân.
Trong suốt quá trình tồn tại, Phật giáo đã để lại những dấu ấn vật chất của
mình đó là hệ thống chùa tháp, phân bố hầu hết ở khắp nơi.
Quận Cầu Giấy là một quận mới được thành lập trên cơ sở là đất của
huyện Từ Liêm nằm ở ven đơ, cửa ngõ phía Tây thủ đơ Hà Nội, vốn là vùng

Nguyễn Thị Kim Thanh

4

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, có nhiều thơn, làng
cổ như làng Cót, làng Vịng…Cầu giấy cịn là địa bàn bảo lưu được khá nhiều
di tích lịch sử văn hóa với đầy đủ về loại hình, phân bố đều khắp các phường.
Chùa Thánh Chúa thuộc phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đây
là một ngôi chùa chung của hai phường. Tuy khơng có dáng vẻ đồ sộ song lại
chứa đựng trong mình nhiều giá trị đáng được quan tâm, là niềm tự hào, vinh
dự của nhân dân trong phường.
Hiện nay, việc nghiên cứu tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi hàng ngày, hàng giờ, truyền thống và bản
sắc văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đang liên tục bị tác động, bị ảnh
hưởng từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính
là biểu hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lịng biết ơn tới thế hệ cha ơng.

Đồng thời, góp phần khơng nhỏ vào việc giữ gìn kho tàng di sản văn hóa
nước nhà. Đây là nguồn sử liệu quý giá cho người đương đại nhận thức về xã
hội và văn hóa của thời kỳ lịch sử đã qua. Do vậy, việc bảo tồn các di tích lịch
sử văn hóa là vơ cùng cần thiết.
Từ những lý do trên, là một sinh viên năm cuối chuyên ngành Bảo tồnbảo tàng được sự đồng ý của Khoa Bảo Tàng, PGS.TS Nguyễn Văn Tiến em
đã chọn đề tài “ Di tích chùa Thánh Chúa, phường Dịch Vọng hậu, quận Cầu
Giấy, Hà Nội” làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Em hy vọng với những
kiến thức đã được tiếp thu trong q trình học tập, áp dụng vào một di tích cụ
thể sẽ góp phần nhỏ cùng nhà chùa và địa phương bảo tồn được một di sản
văn hóa trong hệ thống di sản văn hóa nước nhà.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận có mục đích nghiên cứu sự ra đời và quá trình tồn tại của chùa
Thánh Chúa trong bối cảnh chung của địa phương. Đồng thời, nghiên cứu, khảo
tả giá trị thông qua đặc điểm kiến trúc, điêu khắc, tìm hiểu để đánh giá thực trạng
ngơi chùa, từ đó nêu một số giải pháp nhằm khai thác, phát huy giá trị di tích.

Nguyễn Thị Kim Thanh

5

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là Chùa Thánh Chúa.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chùa Thánh Chúa trong khơng gian
văn hóa phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mang tính chất chủ đạo là phương pháp luận Bảo Tồn.
Ngồi ra, cịn sử dụng các phương pháp liên ngành như bảo tàng học, mỹ
thuật học, sử học, xã hội học…trong đó phương pháp khảo sát tại thực địa:
quan sát, đo vẽ, miêu tả chụp ảnh để thu thập tài liệu của di tích.
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Chùa Thánh chúa trong diễn trình lịch sử
Chương 2: Giá trị kiến trúc- nghệ thuật chùa Thánh Chúa
Chương 3: Vấn đề bảo Tồn, khai thác, phát huy giá trị di tích chùa
Thánh Chúa
Bài khóa luận được hoàn thành với sự cố gắng của bản thân cùng với
sự hướng dẫn trực tiếp, tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến. Em xin gửi
lời cám ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn Tiến- người đã hướng dẫn em
trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành
tới các thầy cô giáo trong khoa Bảo tồn- Bảo tàng, UBND phường Dịch Vọng
Hậu, các vị sư trụ trì trong chùa, và các bạn trong lớp đã giúp em hoàn thành
bài kháo luận này.
Là một sinh viên năm thứ tư, chưa được tiếp xúc với thực tế nhiều, trình
độ cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cám ơn!

Nguyễn Thị Kim Thanh

6

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp


CHƯƠNG 1
CHÙA THÁNH CHÚA TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1 . Tổng quan về phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Mỗi một di tích lịch sử khi ra đời và tồn tại đều gắn với một địa danh
hay một vùng đất nhất định. Mảnh đất ấy, con người ấy chính là nơi sinh
thành và tạo dựng nên mỗi di tích. Vì vậy, di tích đó ít nhiều sẽ bị chi phối bởi
không gian và ảnh hưởng về mặt tư tưởng, nếp sống của những con người
sống trên mảnh đất đó. Bởi vậy, để tìm hiểu một cách tồn diện về di tích
cùng với q trình hưng thịnh, thăng trầm của nó trong lịch sử, chúng ta
khơng thể không đề cập đến mảnh đất, con người nơi di tích hình thành, tồn
tại và phát triển.
1.1.1. Vị trí địa lý- tên gọi
Từ trung tâm Thành phố Hà Nội, ta có thể đi đến di tích bằng nhiều
phương tiện khác nhau như ô tô, xe đạp, xe máy, với nhiều ngả đường khác
nhau nhưng tuyến đường thuận tiện và dễ đi hơn cả là: Từ hồ Hoàn Kiếm theo
đường Tràng Thi, Trần Phú, Kim Mã đến Cầu Giấy, chúng ta đi tiếp khoảng 4
cây số nữa là đến địa bàn phường Dịch Vọng Hậu.
Xa xưa, Dịch Vọng Hậu nguyên là một vùng đất cổ, là một trong bốn
làng thuộc xã Dịch Vọng gồm Dịch Vọng Tiền, Dịch Vọng Hậu, Dịch Vọng
Sở và Dịch Vọng Trung. Vịng là tên Nơm, tên chữ là Dịch Vọng. Theo các
bậc cao niên trong các làng thì cách đây chừng trên 1600 năm, các làng Vòng
được gọi là trang (Tiền trang, Trung trang và Hậu Trang). Đến thời Lê mới
lập xã Dịch Vọng gồm ba làng này. Năm 1491 lập sở đồn điền của nhà nước
tại đây, gọi là Dịch Vọng Sở. Đến đầu thế kỷ XVII, một bộ phận cư dân làng
Dịch Vọng Hậu tách ra lập một làng mới lấy tên là Mai Dịch. Sở dĩ gọi là
Dịch Vọng vì từ xưa, tại địa phận của xã có đặt một trạm trên đường Thiên lý
từ phía Tây về Thăng Long (nay là Quốc lộ 32).

Nguyễn Thị Kim Thanh


7

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

Đầu thế kỷ XIX, cả năm làng này thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ
Liêm, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Đến năm 1831, thực dân Pháp lấy thành
phố Hà Nội làm nhượng địa, thành phố bị thu nhỏ lại, toàn bộ đất đai tỉnh Hà
Nội được lập nên các tỉnh Hà Đông, Hà Nam, thành phố Hà Nội trong thời
gian này khơng có khu vực ngoại thành. Từ Liêm lúc này thuộc phủ Hoài
Đức, tỉnh Hà Nội.
Đến năm 1899, thực dân Pháp lấy ít đất đai của các huyện Thọ Xuân,
Vĩnh Thuận và Từ Liêm cũ gần sát thành phố lập thành “ khu vực ngoại thành
Hà Nội”. Năm 1915, chúng đưa khu vực ngoại thành Hà Nội này về tỉnh Hà
Đông dưới tên gọi là huyện Hoàn Long. Các làng này thuộc Đại lý Hoàn
Long, năm 1942 thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội. Trong kháng chiến chống
Pháp, thuộc liên xã Dịch Vọng. Hồ bình lập lại tách ra thành hai xã Dịch
Vọng và Mai Dịch thuộc quận VI. Từ năm 1961 thuộc huyện Từ Liêm, thành
phố Hà Nội.
Ngày 22/11/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 74-CP thành lập
quận Cầu Giấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các thị
trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và các xã Dịch Vọng, Yên
Hòa, Trung Hòa của huyện Từ Liêm. Quận Cầu Giấy khi mới thành lập gồm
7 phường: Quan Hoa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng, n Hịa
và Trung Hịa.
Ngày 5/1/2005 Thủ tướng chính phủ ban hành nghi định 02- CP về việc
thành lập phường Dịch Vọng Hậu trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của

phường Quan Hoa và phường Dịch Vọng. Ngày 1/4/2005, phường Dịch Vọng
Hậu chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Nằm ở cửa ngõ phía Tây của quận,
với diện tích tự nhiên là 147,72 ha và trên 19.000 nhân khẩu. Phía Đơng giáp
phường Dịch Vọng, phía tây giáp phường Mai Dịch, phía Nam giáp xã Mỹ
Đình, huyện Từ Liêm, phía Bắc giáp xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm.
Nguyễn Thị Kim Thanh

8

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

1.1.2. Lịch sử dân cư
Địa bàn Dịch Vọng Hậu nguyên là vùng đất cổ. Từ xa xưa, vùng đất
này đã hình thành một cộng đồng cư dân rất đông đúc, là cửa ngõ ra vào Kinh
thành Thăng Long. Bên cạnh cư dân bản địa từ xa xưa, cịn có nhiều cư dân tứ
xứ qua nhiều thời đại đến làm ăn sinh sống, đùm bọc lẫn nhau lấy sản xuất
nông nghiệp và thủ công nghiệp làm nghề sản xuất chính. Q trình phát triển
của làng gắn liền với q trình các dịng họ đến định cư và sinh sống ở nơi
đây, chủ yếu là họ Nguyễn, họ Trần. Theo điều tra họ Nguyễn là tên họ phổ
biến nhất của người Việt, khoảng 40% dân số Việt Nam mang họ này. Họ
Trần là họ phổ biến thứ hai, chiếm khoảng 11% trong lịch sử Việt Nam. Hai
dòng họ này đến nơi đây định cư sinh sống và có nhiều đóng góp vào sự phát
triển của vùng.
Hiện nay, phường Dịch Vọng Hậu với trên 19.956 nhân khẩu, với nhiều
dòng họ, nhiều cư dân từ khắp nơi trên cả nước như Thanh Hóa, Hà Tây,
Hưng Yên, Phú Thọ… về làm ăn sinh sống đã làm nên đã làm nên một cảnh
sắc nhộn nhịp, tưng bừng sầm uất ở phía tây kinh thành.

1.1.3. Đời sống kinh tế
Cũng giống như hầu hết những làng ở đồng bằng Bắc Bộ kinh tế
phường Dịch Vọng Hậu dựa trên sự kết hợp công nông thương nghiệp năng
động và sáng tạo.
Trước đây, nguồn thu của người dân Dịch Vọng Hậu chủ yếu là từ sản
phẩm nông nghiệp với các giống lúa nếp rất trắng và thơm, dẻo. Từ các giống
nếp này, người dân làng Vòng làm ra loại cốm nổi tiếng để cung cấp cho dân
Kinh đô, nổi tiếng cả vùng châu thổ Bắc Bộ, sánh vai cùng với nhiều sản
phẩm khác. Dịch Vọng Hậu nổi tiếng với cốm Vòng đã đi vào ca dao sử sách:
Cốm Vịng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng cịn gì ngon hơn.

Nguyễn Thị Kim Thanh

9

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

Sử sách cịn ghi lại tháng 7 năm Giáp Tý ( 1444) nước lũ ngập vào
trong thành, sâu đến ba thước, lúa mạ bị ngập cả. Nghề làm Cốm đã có từ lâu
đời. Bà con làng Vịng thường kể lại, một năm lụt lớn, ruộng đồng ngập hết,
đói to. Một gia đình gặt lúa chạy lụt “ xanh nhà hơn già đồng”, đem lúa non
rang chin, giã bẹt cho trầy vỏ, được hạt cốm bẹt, dẻo, xanh lá mạ, ăn rất thơm
ngon và gọi là Cốm Vòng. Từ đó, Cốm Vịng ngày càng được sản xuất nhiều
phát triển thành một nghề thủ công truyền thống, đồng thời góp phần tăng thu
nhập cho người dân trong vùng. Và “nghề” đã trở thành nguồn gốc của giá trị
văn hóa tinh thần, là một dạng thức văn hóa mang sắc thái riêng của văn hóa

làng nghề. Với nghề “Cốm Vịng”, đã tạo công ăn việc làm cho đông đảo
người dân. Hồi đó, từ đầu làng đến cuối làng nhộn nhịp tiếng máy suốt lúa,
tiếng chày giã cốm, tiếng xay sảy…80 % số hộ dân làng Vòng trực tiếp mua
lúa non về làm cốm, còn lại 20% số hộ do thiếu người khơng làm được thì cất
cốm của hàng xóm đem đi tiêu thụ. Từ cốm có thể chế biến thành nhiều món
ăn đặc sản hấp dẫn như chè cốm, bánh cốm… mức thu nhập của người dân
cũng tăng lên.
Tuy nhiên, do quy hoạch đất đai khi ba thôn Tiền, Hậu, Trung được
“nâng cấp” thành phường Dịch Vọng (năm 1997), toàn bộ 80 ha đất canh tác
của làng Vòng phải nhường cho việc xây dựng khu đô thị mới Cầu Giấy. Mặt
khác, trước cơn lốc xoáy của thị trường, sản phẩm Cốm Vòng ngày càng bị
cạnh tranh quyết liệt với những loại cốm “nhái”. Hiện nay, chỉ còn 15 hộ làm
cốm, thu nhập từ cốm mang lại thấp, trung bình 1 hộ 5 người làm từ sáng sớm
tới tối mịt khoảng 30- 40 kg cốm ngon, mỗi người thu được 40.000đ/ ngày.
Với sự nhạy bén trước tình thế, khơng lấy một nghề làm kế sinh nhai lâu dài
người dân ln tìm ra những giải pháp thích hợp để khơng ngừng phát triển
thích ứng với hồn cảnh hiện tại. Hầu hết bà con chuyển kế sinh nhai, gia
đình nào có đất thì cho sinh viên các trường Đại học sư phạm, Đại học Quốc

Nguyễn Thị Kim Thanh

10

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

gia, Học viện báo chí tun truyền th. Số nhà có diện tích chật chội thì
chuyển sang kinh doanh ăn uống, bán hàng phục vụ sinh viên…

Nằm đối diện Đại học Sư Phạm và Đại học Quốc Gia Hà Nội, tấm biển
chợ đêm sinh viên nhỏ bé và khuất lấp nhưng khu chợ lúc nào cũng kẹt cứng
người từ 20- 22h. Đây vừa là một hướng kinh doanh mới nhằm tăng thêm thu
nhập, vừa là một nét văn hóa khác biệt so với các phường khác. Đúng với tên
gọi của mình, chợ đêm sinh viên do các bạn sinh viên mở ra, sinh viên bán
cho sinh viên chính điều này đã tạo ra một bầu khơng khí mua bán vơ cùng
cởi mở. Chợ đồng thời cịn là nơi để chính các bạn sinh viên thử nghiệm khả
năng kinh doanh của mình, cũng như mưu sinh kiếm sống. Chợ chỉ có khoảng
200 gian hàng nhưng phải đến hơn một nửa là sinh viên. Những mặt hàng
được bày bán đa dạng, phần lớn đều là những sản phẩm thiết yếu cho cuộc
sống sinh viên, giá cả lại phù hợp với túi tiền. Từ quần áo, dày dép, chăn
gối… những mặt hàng này chỉ 40- 100.000đ/ chiếc quần, áo; có những mặt
hàng như tất, khăn mặt, bàn chải thì ln được giao với giá 10.000đ/ 3 đơi.
Đó là mức tiền làm hài lòng bất cứ bạn sinh viên nào. Với các bạn sinh viên
các trường cao đẳng, đại học khu vực Xuân Thủy, Cầu Giấy như: Học Viện
Báo Chí, Đại học Thương Mại…chợ đêm sinh viên còn là nơi giải trí lý tưởng
cho những ai ngại hoặc khơng có điều kiện đi chơi xa. Đôi khi đi chợ cũng là
cách để xả hơi, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày học hành vất vả. Vì
đặc trưng đó chợ đêm sinh viên ngày càng thu hút đơng sinh viên, nó trở
thành một nét đẹp văn hóa của phường. Khơng chỉ làm giàu cho người dân,
nó cịn đóng góp tiền thuế vào ngân sách của phường.
Ngày nay, đời sống người dân trong phường ngày càng cao, nhiều trung
tâm khoa học, một số doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, nhà máy mọc lên.
Diện mạo phường đã phản ánh cơ cấu kinh tế, dân cư khá đa dạng của một địa
bàn văn hóa, dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Đồng thời, đây cũng là nơi

Nguyễn Thị Kim Thanh

11


Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

diễn ra nhanh chóng những thay đổi theo nhịp độ đơ thị hóa và sự vươn rộng
của thành phố Hà Nội về phía Tây. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của
Quận uỷ, HĐND, UBND và các phòng, ban, ngành quận, Đảng bộ và nhân
dân phường đã đồn kết, chung sức, đồng lịng, năng động sáng tạo vận dụng
đường lối chính sách của Đảng và nhà nước vào thực hiện nhiệm vụ của địa
phương theo hướng CNH-HĐH với tinh thần chủ động tích cực và đã tạo ra
những biến đổi rõ rệt, toàn diện. Năm năm qua kinh tế phường phát triển theo
đúng định hướng: thu thuế các loại bình quân đạt 163%/năm, thu ngân sách
đạt 237,6%/năm, phí lệ phí đạt 162,8%/năm, các loại quỹ bình quân hàng năm
đạt 143,5%/năm, được quận khen thưởng là đơn vị hồn thành xuất sắc cơng
tác thuế nhiều năm.
1.1.4. Truyền thống lịch sử
Phường Dịch Vọng Hậu xa xưa là thôn Hậu xã Dịch Vọng huyện Từ
Liêm. Cũng như bao làng quê khác, Dịch Vọng Hậu mang trong mình truyền
thống, bề dày về lịch sử cách mạng, là địa bàn đã chứng kiến nhiều sự kiện
lịch sử trọng đại của dân tộc.
Trong thời kì thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là trong những năm
kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra tại ngôi
chùa làng và xung quanh làng quê thân yêu này. Khi đất nước bị thực dân
Pháp xâm lược, với lòng yêu nước sâu sắc, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại
xâm, nhân dân phường Dịch Vọng đã hăng hái đứng lên cầm vũ khí chiến
đấu. Từ khu nhà, góc phố đến mái đình, ngơi chùa cũng trở thành mặt trận
chống giặc. Trong suốt thời gian lịch sử ấy, chùa Thánh Chúa trở thành nơi
hoạt động bí mật, là nơi đề ra kế hoạch giết tên quan Pháp ngày 19/5/1883.
Cũng trong thời gian thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, địa bàn Cầu

Giấy trở thành căn cứ chống Pháp của phái chủ chiến trong triều đình và
nghĩa qn Bắc Hà do Hồng Kế Viên và Tôn Thất Thuyết chỉ huy. Thành

Nguyễn Thị Kim Thanh

12

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

phủ Hồi Đức nằm trên đất Dịch Vọng Hậu là nơi đóng tổng hành dinh của
Hồng Kế Viên đã chỉ huy quân dân ta chiến đấu ngăn chặn qn Pháp tiến
lên phía Tây. Cùng với các thơn khác trong vùng, nhân dân thôn hậu xã Dịch
Vọng cung cấp lương thực và đoàn kết, anh dũng tham gia chiến đấu để bảo
vệ mảnh đất q hương mình, góp phần làm nên hai trận chiến nổi tiếng đã
ghi trên trang sử cứu nước những dịng hiển hách. Đó là trận Cầu Giấy lần
một năm 1873 giết chết tên tổng chỉ huy Bắc Kì Garniê và trận Cầu Giấy lần
hai vào năm 1883 giết chết H. Rivier.
Năm 1873, đại úy hải quân Pháp Francis Garnier đem quân theo sông
Hồng lên chiếm thành Hà Nội và sửa soạn đánh các tỉnh khác ở đồng bằng
sơng Hồng. Hồng Kế Viên liền được cử làm Tiết chế Bắc Kỳ quân vụ để đôn
đốc các nơi. Trong khi Garnie đánh chiếm thành Nam Định thì ở Sơn Tây
quân cờ đen do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy hoạt động mạnh đánh chiếm lại đồn
phòng thủ của quân Pháp ở phủ Hoài và nhiều tiền đồn ở sát Hà Nội. Ngày
18/12/1873 sau khi y sĩ Harmand giữ chức quản trị quân sự cùng với 25 lính
thủy giữ thành Nam Định, Garnie quay trở về Hà Nội để dự trù một cuộc
hành qn cơng phủ Hồi vào ngày 21/12/1873. Sáng ngày hơm đó, qn
Pháp định tiến ra vùng Hồi Đức nhưng đã bị phục kích tại Cầu Giấy, viên chỉ

huy Garnie bị giết tại trận. Mười năm sau, 1883 thực dân Pháp lại đánh thành
Hà Nội, mở đầu cuộc đánh chiếm Bắc Kỳ lần hai. Để tấn cơng qn Pháp,
Hồng Kế Viên đưa qn áp sát Hà Nội, tổ chức một đội quân giao cho Lưu
Vĩnh Phúc chỉ huy đột nhập vào thành và cho dán yết thị thách thức ra vùng
Hồi Đức, đồng thời bố trí sẵn trận địa ứng chiến ở Cầu Giấy. Ông chia lực
lượng thành ba cánh, lập trận địa vòng cung từ làng Dịch Vọng Tiền sang
Dịch Vọng Trung đến Hạ Yên Quyết. Trong trận này, quân dân ta đã tiêu diệt
được hàng trăm tên, trong đó có tổng chỉ huy Pháp ở Bắc Kì là Rivier ngày
19/5/1883, tên này bỏ xác trên đất Dịch Vọng ( ở xóm Vĩ hậu). Bị thua đau,
Pháp củng cố lực lượng để phục thù, ngày 15/8/1883 tên tướng Bu ê lại kéo

Nguyễn Thị Kim Thanh

13

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

qn ra đánh vào thành phủ Hồi Đức. Trận chiến đấu diễn ra ác liệt ở cánh
đồng trước cửa chùa Hà, trong trận này quân Pháp bị thương 100 tên. Tên
công sứ Hà Nội của Pháp là Bon- nan đã ghi lại: “ Ai đã dự cuộc rút lui của
đạo quân tả dực đều không thể quên được cảnh tượng khủng khiếp của những
xác sĩ quan và binh lính chân tay trói vào những cây tre do những cu- li hốt
hoảng vừa khiêng vừa chạy” ( Theo sách Lịch sử thủ đô Hà Nội).
Như vậy trận chiến đấu phản kích của qn triều đình Huế và qn Cờ
Đen ngày 19.5.1883 đã đánh lui cuộc tiến công của Pháp. Dựa vào các làng
nằm ở phía Tây sơng Tơ Lịch, đoạn qua Cầu Giấy, cùng với nhân dân trong
vùng, quân triều đình và quân Cờ Đen đã chặn đứng và đánh bại cuộc tiến

công của năm đại đội quân Pháp do trung tá hải quân Rivier chỉ huy. Cầu
Giấy thực sự đã trở thành trận địa, là chiến trường nơi ghi dấu những chiến
cơng hiển hách trong đó khơng thể không kể đến sự chiến đấu hi sinh anh
dũng của người dân Dịch Vọng Hậu.
Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt
lịch sử trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Thời kì 1936- 1939
nhiều thanh niên u nước ở thơn Hậu tham gia các cuộc đấu tranh đòi dân
sinh, dân chủ.
Từ sau năm 1930, khi ánh sáng cách mạng soi vào xã Dịch Vọng Hậu,
vùng đất này đã cùng nhân dân cả nước đứng lên chống lại ách cai trị của
thực dân Pháp. Ngày 19/8/1945 nhân dân trong vùng tham gia chiếm phủ
khâm sai, cùng với nhân dân Hà Nội tham gia cướp chính quyền tay sai thân
Nhật thành lập Ủy ban hành chính cách mạng lâm thời.
Sau năm 1954, hịa bình được lặp lại, nhân dân thơn Hậu tiến hành thực
hiện cải cách ruộng đất, đánh đổ giai cấp địa chủ, mang lại ruộng đất về tay
dân cày. Năm 1958, nhân dân thôn Hậu thực hiện cuộc vận động hợp tác hóa
nơng nghiệp, đưa nơng dân vào con đường làm ăn tập thể.

Nguyễn Thị Kim Thanh

14

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ bảo vệ Tổ Quốc, nhân dân thôn
Hậu tiễn hàng ngàn con em mình ra trận. Thực hiện khẩu hiệu “ thóc khơng
thiếu một cân, qn khơng thiếu một người”.

Ngày nay, kế thừa truyền thống anh dũng, với ý chí kiên cường đã tôi
luyện trong chiến đấu, nhân dân phường Dịch Vọng Hậu không ngừng phấn
đấu giành được nhiều thành tựu quan trọng. Diện mạo phố phường ngày một
đổi khác nhưng có một cái khơng đổi dời, đó là truyền thống của q hươngtruyền thống cách mạng nó ln sống mãi và là niềm tự hào của người dân
phường Dịch Vọng Hậu.
1.1.5. Văn hóa- xã hội
Đất và người Dịch Vọng Hậu từ xa xưa có bề dày lịch sử, văn hóa với
truyền thống hiếu học, cần cù, tài hoa, sáng tạo mang đậm bản sắc Thăng
Long - Hà Nội. Dịch Vọng Hậu xưa cũng có nhiều nhân tài hiếu học như cụ
Nguyễn Khả Chạc đỗ tiến sĩ khoa năm Đức Long thứ hai ( 1631) đời Lê Thần
Tông, làm quan đến Công bộ thượng thư…
Ngày nay, phường Dịch Vọng Hậu vẫn được coi là một vùng đất địa
linh nhân kiệt, nơi có nhiều cơ quan, trường học lớn đóng trên địa bàn phường
như: Đại học Quốc Gia Hà Nội, trường Đại học sư phạm Hà Nội, Học viện
Báo chí & Tuyên truyền, Đại học Quốc Gia, Trường THPTDL Nguyễn Bỉnh
Khiêm, trường THPT Nguyễn Tất Thành. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được
chú trọng nâng cao toàn diện chất lượng dạy và học, các cấp ủy chi bộ trường
học đã phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo cùng với tập thể ban giám hiệu, lãnh
đạo nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từng năm học, Trường Tiểu học
Dịch Vọng A giữ vững danh hiệu "Trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố",
Trường PTDL Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia
giai đoạn 2005-2010.

Nguyễn Thị Kim Thanh

15

Lớp: Bảo tàng 27A



Khóa luận tốt nghiệp

Trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân Dịch Vọng Hậu
lại tích cực đóng góp vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới, cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa quận Cầu Giấy và Thủ đơ Hà Nội.
Hoạt động văn hóa - thể thao được đẩy mạnh từ phường đến cơ sở, phục
vụ tốt các nhiệm vụ chính trị. Đến nay, 5 khu dân cư đã có nhà văn hóa, di tích
lịch sử - văn hóa chùa Thánh Chúa từng bước được tơn tạo, đình làng Hậu đang
được thành phố xét cơng nhận là di tích lịch sử - văn hóa, góp phần làm phong
phú đời sống tinh thần của nhân dân. Năm 2007, phường được Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng bằng khen vì thành tích xuất sắc trong xây
dựng và tổ chức hoạt động văn hóa - thơng tin ở cơ sở. Đã bốn năm liền,
phường đạt danh hiệu "Đơn vị tiên tiến xuất sắc về TDTT" cấp thành phố.
Sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe của người dân được chú trọng quan
tâm, trạm Y tế phường được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia. Tồn phường đã
huy động quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" được hơn 345 triệu đồng, xây dựng một
nhà đại đoàn kết trị giá 45 triệu đồng, giảm 49 hộ nghèo, khơng cịn hộ nghèo
diện chính sách, hằng năm hỗ trợ giải quyết việc làm cho trên 500 lao động.
Phong trào phòng, chống tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy được triển khai
sâu rộng, đấu tranh triệt phá có hiệu quả nhiều tụ điểm buôn bán ma túy và tệ
nạn xã hội.
Tốc độ đơ thị hóa trên địa bàn Dịch Vọng Hậu diễn ra rất nhanh, diện
mạo đô thị thay đổi từng ngày theo hướng hiện đại - văn minh. Nhiều cơng
trình tầm cỡ quốc gia, khu đô thị mới ra đời, góp phần làm nên bộ mặt quận
Cầu Giấy ngày càng khang trang, hiện đại. Hệ thống đường, ngõ, ngách, điện
chiếu sáng, điện sinh hoạt, nước sạch và thoát nước được quan tâm cải tạo,
nâng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giải quyết đáng
kể các vấn đề dân sinh bức xúc. Năm năm qua, có 35 dự án đầu tư trên địa
bàn, trong đó quận đầu tư 17 dự án, phường đầu tư 18 dự án với tổng số tiền
gần 6 tỉ đồng bằng nguồn ngân sách của phường.


Nguyễn Thị Kim Thanh

16

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

Những thành tựu của nhân dân, cán bộ phường Dịch Vọng Hậu trong 5
năm xây dựng và phát triển đã được Chính phủ, các cấp, các ngành ghi nhận
và đánh giá cao. Bốn năm liền (2006-2009), phường được Chủ tịch UBND
thành phố khen thưởng, năm 2006 nhận Cờ "Đơn vị xuất sắc dẫn đầu" khối
phường, Cờ "Đơn vị thi đua xuất sắc" năm 2007, Bằng khen "Tập thể lao
động xuất sắc" năm 2008 và 2009; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng
khen giai đoạn 2006-2008. Năm 2007, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du
lịch tặng bằng khen... Nhiều tập thể, cá nhân của phường đã được tặng thưởng
các danh hiệu cao quý: 1 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 3 bằng khen
của Bộ Cơng an, Bằng khen của Trung ương MTTQ Việt Nam, 9 bằng khen
của Chủ tịch UBND TP, 47 giấy khen của các sở, ngành thành phố và hơn
150 giấy khen của Quận ủy- UBND quận Cầu Giấy.
Về sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phường Dịch Vọng Hậu có Đình
Hậu thuộc thơn Hậu, xã Dịch Vọng trước đây. Đình Hậu thờ Lý Phật Tử đã
có cơng dẹp giặc ngoại xâm giành độc lập dân tộc, hàng năm dân làng đều
tổ chức lễ hội để tưởng nhớ tới công ơn của Ngài. Lễ hội được mở từ ngày
mồng 10 đến ngày 12/2 âm lịch hàng năm. Ngoài việc tế lễ rước kiệu cầu
cho mưa thuận, gió hịa, quốc thái dân an, gia đình hòa thuận, còn tổ chức
các hoạt động, trò chơi dân gian như cờ người, chọi gà, hát cửa đình, biểu
diễn văn nghệ.

Ngồi tín ngưỡng thờ thành hồng, Phật giáo cũng giữ một vai trò quan
trọng trong đời sống tinh thần của một bộ phận người dân nơi đây. Trên địa
bàn phường, từ thời Lý có chùa Thánh Chúa trong sân trường Đại học sư
phạm I- Hà Nội. Theo sử sách: Chùa Thánh Chúa ( Thánh chủ) là một trung
tâm phật giáo của kẻ Vòng. Tương truyền chùa được Nguyên Phi Ỷ Lan cho
tu sửa. Do chùa gần hoàng thành Thăng Long, nên các bậc vua chúa, hồng tử
trong triều đình Lý, Trần, Lê thường xuyên tới lễ phật. Chùa là chùa chung

Nguyễn Thị Kim Thanh

17

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

của nhân dân hai phường Dịch Vọng Hậu và Mai Dịch, đây là nét đặc sắc độc
đáo của phường.
Điều này cho chúng ta thấy tính đa dạng trong văn hóa xã hội, thể hiện
sự hịa nhập giữa các tơn giáo tín ngưỡng góp phần làm phong phú thêm đời
sống tinh thần của con người nơi đây.
1.2. Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của chùa Thánh Chúa
1.2.1 Khái quát về quá trình truyền bá Phật giáo vào Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu cơng ngun, trong
suốt q trình tồn tại Phật giáo đã để lại những dấu ấn vật chất ấy là kiến trúc
các ngôi chùa. Ở đây diễn ra những sinh hoạt và tín ngưỡng của cộng đồng
làng xã, dần dần nó in sâu trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Bởi
vậy, khi nghiên cứu về những ngơi chùa chúng ta khơng thể tách rời nó trong
mối quan hệ với Phật giáo.

“ Là một tôn giáo quốc tế, Phật giáo được hình thành ở Ấn Độ và truyền
ra khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhìn lại lịch sử truyền giáo, do những
điều kiện và nguyên nhân khác nhau, Phật giáo về cơ bản được truyền vào
Việt Nam từ rất sớm và bằng những con đường khác nhau. Theo hiểu biết
hiện nay của giới nghiên cứu lịch sử, thì Phật giáo vào Việt Nam từ những
năm đầu cơng ngun. Chính sử Trung Quốc cũng đã ghi nhận rằng vào
những năm đầu công nguyên, trong khi ở miền nam Trung Quốc chưa biết
đến Phật giáo thì ở Luy Lâu ( Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) đã có một
trung tâm Phật giáo và Phật học khá phồn thịnh, tương đương với trung tâm
Lạc Dương – kinh đô của Đông Hán và Bành Thành của nước Sở.
Thời kỳ đầu truyền bá Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu trực tiếp từ Ấn
Độ sang bằng đường biển cùng với các thương nhân. Sự truyền giáo này diễn
ra một cách hịa bình, trật tự, người dân tự nguyện từng bước tin theo. Phật
giáo được truyền vào Việt Nam qua con đường Trung Hoa. Hình thức này

Nguyễn Thị Kim Thanh

18

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

mang nặng tư cách áp đặt, con đường truyền giáo là con đường theo chân của
những kẻ xâm lược trong suốt thời kỳ Bắc Thuộc. Dòng phật giáo này là Phật
giáo Đại Thừa- Phật giáo Bắc Tông mang nặng ảnh hưởng của phật giáo
Trung Quốc. Phật giáo được truyền vào theo con đường qua các nước Nam Á
vào Tây Bắc Việt Nam, tràn xuống theo con đường Ấn Độ- Myanma- LàoThái lan- Việt Nam.
Sự truyền bá Phật giáo đến Việt Nam vào những năm trước hoặc sau

công nguyên đều gắn với tên tuổi của những thiền sư sơ khai của phật giáo
Việt Nam:
- Thiền sư Khâu Đà La, gắn với sự tích Man Nương để sinh ra phật Mẫu
Tứ pháp
- Thiền sư Ma ha kỳ vực cũng truyền đạo phật vào vùng Luy Lâu dưới thời
Sỹ Nhiếp làm Thái Thú ( 187-226 SCN), cùng với thiền sư Khương Tăng Hội
(Trung Quốc).
- Ở thế kỷ VI thiền sư Tỳ ny đa lưu chi người Ấn Độ, học trò của Tăng
Xán, tổ thứ ba của phái thiền Trung Quốc, ông đến vùng Luy Lâu vào 580 để
truyền bá phái “ Thiền tông” vào chùa Dâu, trở thành sư tổ của phái Thiền
Việt Nam.
- Phái của thiền sư “ Vô Ngôn Thông” truyền đạo vào chùa Kiến Xương
(Gia Lâm- Hà Nội) năm 820.”1
Đặc biệt, dưới triều Lý, phật giáo đã phát triển mạnh. Có thể nói, đây là
thời đại cực thịnh của phật giáo và cũng là thời đại đất nước hùng mạnh nhất
trong trang sử nước nhà. Nhà Lý (1010-1225), mở đầu là Lý Công Uẩn, kết
thúc ở đời thứ chín là Lý Chiêu Hồng. Triều đại Lý tồn tại khoảng 215 năm,
với khoảng thời gian ấy đã tạo ra được bề dày lịch sử của một quốc gia phong

Nguyễn Thanh Xn. Ban tơn giáo Chính Phủ. Một số tôn giáo ở Việt Nam. NXB Tôn
giáo Hà Nội. 2005.

1

Nguyễn Thị Kim Thanh

19

Lớp: Bảo tàng 27A



Khóa luận tốt nghiệp

kiến độc lập có chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ. Các vua nhà Lý đều đề cao Phật
giáo, trọng dụng các nhà sư, hỏi ý kiến trong việc kiến thiết, xây dựng, củng
cố, phát triển đất nước. Từ thế kỷ XI cho đến hết thời nhà Lý, phật giáo ảnh
hưởng khá sâu sắc trong đời sống- xã hội nước ta, mà trước hết là người sáng
lập nên nhà Lý là vua Lý Cơng Uẩn, có lí lịch xuất thân từ nhà chùa và các
nhà sư là những người hậu thuẫn cho sự lên ngơi của Hồng đế Lý Cơng Uẩn.
Sau đó là hàng loạt các nhà vua đi tu như Lý Thánh Tông đời thứ nhất của
phái Thảo Đường, Lý Anh Tông đời thứ ba của phái Thảo Đường, Lý Cao
Tông là đời thứ năm của phái Thảo Đường. Nhìn chung, tư tưởng Phật giáo
vào Việt Nam mang xu hướng nhập thế, gắn đạo với đời, các nhà vua đi tu
nhưng vẫn hướng về những vấn đề hưng vong, suy thịnh của dân tộc. Cũng
trong thời kỳ này, cùng với nền giáo dục Nho giáo, nhà chùa cũng trở thành
trường học truyền bá tư tưởng đạo phật trong nhân dân, cung cấp những hiểu
biết về đời sống tâm linh, tinh thần. Có thể nói rằng, phật giáo Việt Nam giai
đoạn thời Lý đã đóng một vai trị khá quan trọng trong nền giáo dục thời Lý.
Bên cạnh đó, Phật giáo thời Lý đã để lại những cơng trình văn hóa tín
ngưỡng có giá trị cho dân tộc. Các nhà vua Lý do đều sùng bái đạo phật, cho
xây dựng nhiều chùa chiền để nghiên cứu đạo phật và đã dể lại nhiều cơng
trình có giá trị. Tiêu biểu là “ An nam tứ đại khí” gồm Tháp Báo Thiên,
Tượng Chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh, Chuông Quy Điền. Ngồi ra, cịn có
nhiều cơng trình có giá trị khác….Chùa Thánh Chúa là một trong những ngôi
chùa được Nguyên Phi Ỷ Lan- vợ vua Lý Thánh Tông cho tu sửa.
Tóm lại, văn hóa phật giáo là một bộ phận quan trọng cấu thành nên văn
hóa dân tộc và hiện nay văn hóa phật giáo vẫn là một tác nhân có tác động
mạnh trong xã hội. Chúng ta khơng thể phủ nhận phật giáo đã mang đến cho
người Việt những ngơi chùa cổ kính, những pho tượng bề thế làm tăng lòng từ
bi và hướng thiện của người dân. Phật giáo đưa đến một trung tâm văn hóa


Nguyễn Thị Kim Thanh

20

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

làng một thời sơi động, mang đến trong tâm hồn người Việt một đời sống tâm
linh sâu đậm từ khi du nhập cho đến nay.
1.2.2. Quá trình hình thành và tồn tại
Mỗi một di tích khi ra đời dù sớm hay muộn đều phản ánh tư duy nghệ
thuật cũng như tình hình kinh tế- văn hóa của một thời kỳ lịch sử nhất định,
đặc biệt là vai trị của sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã trong đời sống mỗi
con người gắn với các hình thức tơn giáo tín ngưỡng. Do vậy, việc xác định
niên đại khởi dựng của mỗi di tích là điều vơ cùng cần thiết và là mối quan
tâm của nhiều nhà khoa học.
Nằm trong dịng lịch sử các di tích cổ tồn tại trên đất Việt. Di tích chùa
Thánh Chúa cũng như bao ngơi chùa cổ khác nó khơng cịn mang tính ngun
sơ, khởi thủy mà nó đã mang trong mình nhiều lớp “ phù sa văn hóa” lắng
đọng lại. Bởi lẽ mỗi một tấm bia, mỗi mảng chạm khắc, mỗi pho tượng cịn
được lưu lại trong di tích chùa Thánh Chúa là những bằng chứng xác thực
nhất, nó phản ánh tư duy nghệ thuật, tôn giáo, kinh tế của mỗi thời kì lịch sử
gắn với nó.
Chùa Thánh Chúa có từ bao giờ? Sách Đại Việt sử kí tồn thư, tập I, kỷ
nhà Lý- Lý Thánh Tơng có chép: “ Q Mão ( 1036) bấy giờ vua xuân thu đã
nhiều, 40 tuổi mà chưa có con trai nối dõi, vua sai chi hậu nội nhân Nguyễn
Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa sau đó Ỷ Lan phu nhân có mang sinh

Hồng tử Càn Đức tức Nhân Tơng. ( Tục truyền rằng vua cúng khấn cầu tự
chưa thấy hiệu nghiệm, nhân đi chơi khắp các chùa quán. Xa giá đến đâu,
con trai con gái đổ xô ra xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu
cứ đứng nép trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung được vua yêu
phong làm Ỷ lan phu nhân. Lúc đó sư Đại Điên tu ở chùa Thánh Chúa, người
có tài pháp thuật xui tên quan hầu Nguyễn Bông dùng pháp thuật đầu thai
thác hóa. Bơng nghe theo nhưng việc bị phát giác, Nguyễn Bông bị điệu ra

Nguyễn Thị Kim Thanh

21

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

cánh đồng trước cửa chém đầu. Đồng Bơng ở phía Tây trước cửa chùa nay
vẫn cịn”. Như vậy, căn cứ vào nguồn sử liệu chính thống cho ta biết chùa
Thánh Chúa đã có từ những năm đầu thế kỷ 11.
Tuy nhiên, qua khảo sát kiến trúc ngôi chùa, các mảng chạm khắc, các
đề tài trang trí, cũng như các di vật cịn tồn tại trong di tích, dường như khơng
cịn tồn tại dấu tích nào từ thời Lý. Hiện tại, qua khảo sát thực địa của chúng
tôi, ở chùa hiện còn pho tượng Adi đà lớn được bài trí phía trong cùng của
thượng điện. Pho tượng này dựa vào phong cách của nó và bệ tượng chúng tơi
cho rằng tượng Adi đà có niên đại thế kỷ 18 (thời Hậu Lê). Hiện tại ở chùa
Thánh Chúa còn một quả chuông đồng, chuông được đúc năm Minh Mệnh
thứ 9 (1828); khánh đồng được đúc năm Thiệu Trị thứ 5 (1845).
Như vậy, qua thư tịch và các di vật cịn lại ở chùa có thể tạm kết luận
rằng chùa Thánh Chúa được khởi dựng từ đầu thế kỷ 11(thời Lý).

Chùa Thánh Chúa đã cùng tồn tại với vùng đất và con người Dịch
Vọng Hậu qua bao thế kỷ, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, chùa
hư hỏng nặng và đã được trùng tu lớn vào thời Hậu Lê (cuối thế kỷ 18). Chùa
còn được trùng tu vào thế kỷ 19 (1828) và các năm sau này 1934, 1992. Ngày
21/1/1989 chùa Thánh Chúa được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn
hóa cấp Quốc Gia.

Nguyễn Thị Kim Thanh

22

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC- NGHỆ THUẬT CHÙA THÁNH CHÚA
2.1. Giá trị kiến trúc
2.1.1. Không gian cảnh quan
Khơng gian cảnh quan di tích đó là tồn bộ khơng gian mà di tích tồn
tại. Nó là yếu tố khơng thể thiếu của mỗi di tích. Một di tích sẽ đẹp và có giá
trị nếu di tích đó nằm trong một khơng gian hài hịa, một thế đất, hướng đất
cân đối hoàn chỉnh.
Đối với người Việt, việc chọn thế đất và hướng đất đối với những cơng
trình kiến trúc phục vụ tơn giáo, tín ngưỡng là rất quan trọng. Người xưa cho
đó là cách để bày tỏ sự kính trọng với thần linh và những lời thỉnh cầu mong
được thần linh giúp đỡ.
Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, việc lựa chọn hướng đất dựa
trên thuyết phong thủy, phù hợp với quy luật âm- dương, thể hiện đồng nhất

tính thiêng của thần và hạnh phúc mn mặt của con người. Đất tốt là mảnh
đất quang, xung quanh không bị các thành phần che khuất hoặc làm ảnh
hưởng đến tính thiêng. Đó là vùng đất cao ráo, cây cối tươi tốt chim chóc
chầu về.
Như vậy, trong kiến trúc đặc biệt là các di tích tơn giáo tín ngưỡng vấn
đề thế đất được quan tâm đặc biệt, sao cho mảnh đất dựng kiến trúc phải
quang quẻ, tươi nhuận, có nghĩa là nơi cây cối sạch sẽ, chim muông hội tụ.
Mặt khác, thế đất phải hợp hướng.
Theo ý nghĩa này, Chùa Thánh Chúa nằm ở vị trí cao thống, quay mặt
về hướng Tây Nam. Kết quả điền giã dân tộc học cho thấy các di tích cổ rất ít
khi quay chính hướng chính như: chính Đơng, chính Tây, chính Nam mà có
sự kết hợp dung hịa giữa hai hướng đẹp. Xưa nay, hướng Tây và hướng Nam
rất được lưu tâm trong xây dựng di tích. Trước hết, hướng Nam đó là hướng

Nguyễn Thị Kim Thanh

23

Lớp: Bảo tàng 27A


Khóa luận tốt nghiệp

gió mát mẻ về hè, tránh rét về mùa đơng. Tục ngữ có câu: “ Lấy vợ hiền hòa,
làm nhà hướng Nam”. Mặt khác, hướng Nam đối với người Việt là hướng
màu đỏ, được coi là màu của sự sống, đem lại hạnh phúc no đủ cho con
người. Đối với đạo Phật, hướng Nam là hướng Bát Nhã ( hướng trí tuệ) vì
trọng tâm của đạo là trí tuệ, nhờ có trí tuệ mới diệt được vơ minh. Mặt khác,
do chịu ảnh hưởng của tư tưởng Trung Hoa cho rằng, đó là hướng của Thánh
nhân chỉ những con người tài giỏi, bậc đế vương, đồng thời cũng là thần linh

khi các ngài trở thành ông vua tinh thần của quần chúng. Bởi vậy, trong dân
gian đã có câu ca “ Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” tức vua ngồi
quay về hướng Nam mà nghe lời tâu bày của dân chúng.
Hướng Tây được coi là hướng ổn định nhất, vì hợp với quy luật đối đãi
âm- dương khiến cho thần ngự ở đó mà nghe lời phù hộ độ trì cho dân lành,
khơng bỏ dân mà phiêu diêu đi nơi khác. Theo quan niệm của đạo Phật thì đó
là hướng của thế giới Adiđà nơi cực lạc quốc, miền đất ước vọng của hết thảy
mọi chúng sinh từ khi từ giã cõi đời. Hướng Tây nặng lòng nhân nghĩa, ân từ
chuyển kiếp luân hồi trong vòng sinh tử.
Theo PGS.TS Trần Lâm Biền khi nói về hướng của di tích đã nhận xét:
“các di tích cổ của người Việt rất ít khi quay hướng chính. Nói đến hướng
Nam là từ Đơng Nam sang Tây Nam, nói đến hướng Tây thì Tây Nam sang
Tây Bắc”2. Như vậy, di tích quay mặt về hướng Tây Nam là sự hội tụ của
những yếu tố tốt đẹp từ đó tơn vinh giá trị tâm linh của ngơi chùa.
Tồn bộ chùa Thánh Chúa nằm trọn trong khuôn viên của trường Đại
học Sư phạm I- Hà Nội, bao xung quanh chùa là giảng đường, kí túc xá, sân
vận động. Như vậy, có thể thấy chùa nằm trong trung tâm khoa học giáo dục.
Trường học là nơi thường xuyên diễn ra những hoạt động tập thể tưởng như
đối lập với cảnh thiền tịnh thanh vắng nơi cửa chùa, song sự kết hợp này ở
một khía cạnh nào đó đã tạo nên sự hài hịa để ngôi chùa không mất đi dáng
vẻ uy nghi cổ kính mà vẫn gần gũi cảnh đời, với Phật tử và chúng sinh.
2

Trần Lâm Biền. Tập hợp giảng lịch sử học mỹ thuật Việt Nam. HN.2004
Nguyễn Thị Kim Thanh

24

Lớp: Bảo tàng 27A



Khóa luận tốt nghiệp

Trong khơng gian của di tích, ngồi việc chọn hướng đất thì cây cối
cũng đóng một vai trị rất quan trọng. Trước hết, cây cỏ được ví như bộ áo để
trang hồng cho di tích, làm chúng được hịa quyện vào mơi trường và khơng
cách biệt. Mặt khác, cây cỏ còn như nhấn mạnh một điểm cơ bản xác nhận
mảnh đất có di tích là tươi tốt thích ứng với đất thiêng, đất lành của mn
lồi. Với chùa thì cây cỏ thường có nhiều ý nghĩa rõ ràng hơn. Hơn nữa, khi
bước vào không gian chùa, tâm hồn của kẻ hành hương như được trơi chảy
theo dịng thông linh, gạt bỏ mọi vướng mắc của đời thường mà nhập vào “vô
vi”, dẫn con người trở về với sự hồn nhiên, trong trắng để đồng nhất với trời
và đất mà như tìm lại được bản chất nguyên sơ của chính mình. Với ý nghĩa
như vậy, trong khn viên chùa trồng khá nhiều các loại cây, dường như đã
tạo nên một thế giới tươi tốt, có thể như mang những nét đối trọng với cuộc
sống ồn ào ngoài đời.
Bước vào chùa, phía ngồi tam quan ta bắt gặp những hàng cau thẳng
tắp, màu xanh mượt tạo cho chùa một khơng gian thống mát, u tịnh mà linh
thiêng. Cây cau khơng chỉ góp phần tơ điểm cho di tích mà nó cịn có ý nghĩa
riêng. Cây cau thân có nhiều đốt, người xưa quan niệm những loại cây có đốt
như tre, trúc trồng trong di tích được coi như “ trục thông linh” giữa trời và
đất, con người và thần linh. Trong sân chùa có trồng hai cây muỗm cổ thụ
đường kính gần 1m. Cũng như cây cau, cây muỗm được trồng trong chùa
cũng có một ý nghĩa riêng, một phần để tạo bóng mát và góp phần làm tĩnh lại
tâm hồn kẻ hành hương. Mặt khác, sự um tùm của cây là nơi nương dựa của
các vong hồn, từ đó họ có thể nghe kinh, nương bóng bồ đề mà trôi về miền
tịnh độ (đất Tây Phương cực lạc). Cây mít được trồng sau chùa, tiếng Phạn là
Paramita ( Ba la mật đa) có nghĩa là “cứu cánh đảo bỉ ngạn” là Độ, tức giáo
hóa chúng sinh đưa sang bên bờ giác ngộ ( đưa tới Niết Bàn), đó cũng là giải
thốt. Vì vây, trồng mít vừa để làm bóng mát, đồng thời lấy gỗ tạc tượng,

người ta muốn thơng qua đó để nêu lên sự giải thốt tồn thể và trọng tâm của
các vị Phật, Bồ Tát.

Nguyễn Thị Kim Thanh

25

Lớp: Bảo tàng 27A


×