Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

sang kien kinh nghiem tpt doi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.05 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A-ĐẶT VẤN ĐỀ</b>



<b>I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>


Cách mạng Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới-thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.Nghị quyết 02 BCH TW Đảng về định hướng
chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ Cơng nghiệp hóa-hiện
đại hóa đã khẳng định: Thiếu niên nhi đồng là chủ thể của chiến lược đó.Các
em hơm nay sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, vì lẽ đó các em rất cần
được quan tâm chăm sóc, giáo dục tồn diện.


Trên con đường cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước chúng ta rất
cần có những con người phát triển tồn diện có đủ trình độ tri thức, nắm bắt
được khoa học kĩ thuật hiện đại để đưa đát nước ta tiến nhanh đến việc xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sánh vai với các cường quốc năm châu
như Bác Hồ hằng mong muốn:


…” Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt
Nam có bước tới đại vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
dược hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”…


Học tập của các em không chỉ đơn thuần trong việc lên lớp ngồi nghe
thầy cô giáo truyền thụ kiến thức qua bài giảng, bài tập mà các em phải học ở
mọi nơi, mọi lúc, học ở người lớn, ở bạn bè, trau dồi kiến thức thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, chẳng hạn như chương trình phát thanh
măng non của liên đội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Việc triển khai và tiếp thu kiến thức các chuyên hiệu ở các liên đội
miền xi tương đối dễ dàng vì các em có điều kiện tốt, ý thức tự giác học tập
cao, được cha mẹ quan tâm, thường xuyên chỉ bảo, có cơ hội tìm hiểu qua
sách báo, đài, ti vi, vì vậy mức độ đạt các chuyên hiệu khá cao. Ngược lại đối


với liên đội trường Phổ thông Dân tộc Bán Trú THCS Vĩnh Sơn đội viên chủ
yếu là người Ba Na, cịn rất nhiều khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống cũng
như trong học tập, việc tự giác tìm tịi học hỏi , trang bị kiến thức thì rất khó.


Để trang bị thêm kiến thức các chuyên hiệu RLĐV cho các em được
đồng đều, hiệu quả hơn nên tôi chọn đề tài “Cung cấp kiến thức các chuyên
<i><b>hiệu rèn luyện đội viên thơng qua chương trình phát thanh măng non ở</b></i>
<i><b>liên đội Trường phổ thông Dân tộc Bán Trú THCS Vĩnh Sơn”</b></i>


<b>II-TÌNH HÌNH CHUNG:</b>


<i>1.Đặc điểm tình hình</i>:


-Trường Phổ thơng Dân tộc Bán Trú THCS Vĩnh Sơn nằm ở phía tây
cuối huyện Vĩnh Thạnh, là trường thuộc diện hưởng chế độ vùng cao, giáp
biên với xã Sơn Lang-Kbang-Gia Lai.Chính thức tách ra khỏi trường tiểu học
Vĩnh Sơn và mang tên trường Phổ thông Dân tộc Bán Trú THCS Vĩnh Sơn
vào tháng 11 năm 2011.


<i><b>-Số liệu năm học 2011-2012:</b></i>
+Tổng số học sinh : 141 em
+Đội viên : 141 em


+Dân tộc Bana : 126 em
+Kinh : 15


+Có 7 chi đội


-Học sinh chủ yếu là người Bana, cha mẹ sống bằng nghề nông, làm
nương rẫy là chính, đời sống vật chất cịn gặp nhiều khó khăn.Cha mẹ thường


xuyên ở nhà đầm, nhà rẫy, ít khi ở nhà để nhắc nhở con em học tập, hơn nữa
đại đa số cha mẹ các em cũng khơng có kiến thức để chỉ bảo các em học tập.


<i>2.Những thuận lợi và khó khăn</i>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

-Được sự qua tâm của Đảng và nhà nước, trong những năm gần đây
mạng lưới trường học, cơ sở vật chất được kiện tồn, phịng học được đầu tư
xây mới, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học và sinh
hoạt Đội tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu giáo dục trong tình hình
mới hiện nay.


-Chế độ ưu đãi cũng được quan tâm hơn, kinh phí hỗ trợ tiền ăn cho
học sinh nâng cao hơn trước, phụ huynh học sinh an tâm hơn về chi phí học
tập của con em.


-Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trẻ
tuổi rất nhiệt tình, hăng hái tham gia các hoạt động của trường.


-Học sinh ăn ở, học tập tại trường chiều thứ 7 mới về nhà, các em được
hưởng chế độ phụ cấp tiền ăn hàng tháng nên cha mẹ đỡ lo phần ăn uống của
các em.


-Đa phần các em đều yêu thích hoạt động Đội.


-Tổng phụ trách có thời gian làm chuyên trách tại trường 15 năm nên
hiểu được đặc điểm, tâm sinh lí học sinh, có kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt
đội ở trường đặc thù, chuyên biệt.


-Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em.



<i>b.Khó khăn:</i>


-Hầu hết các em là người dân tộc Bana, đời sống kinh tế cịn nhiều khó
khăn, những lúc về nhà thì ít tự học mà theo cha mẹ lên rẫy làm giúp việc cho
gia đình, cha mẹ khơng biết được con em học tập ra sao, khoáng trắng cho
nhà trường.


-Giao tiếp tiếng phổ thơng ở một số em cịn hạn chế nên tiếp thu bài
gặp nhiều khó khăn, có em còn nhút nhát trong giao tiếp, e ngại trong sinh
hoạt nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>III-ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP, TÀI LIỆU VÀ</b>
<b>THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:</b>


<b>1.Đối tượng nghiên cứu :</b>


Liên đội trường Phổ thông Dân tộc Bán Trú THCS Vĩnh Sơn
<b>2.Phương pháp nghiên cứu:</b>


-lập kế hoạch nghiên cứu
-Soạn thảo nội dung


-Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế, từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm.


<b>3.Phạm vi nghiên cứu :</b>


<i><b>Cung cấp kiến thức các chuyên hiệu rèn luyện đội viên thơng qua</b></i>
<i><b>chương trình phát thanh măng non ở liên đội Trường phổ thông Dân tộc</b></i>
<i><b>Bán Trú THCS Vĩnh Sơn</b></i>



<b>4.Thời gian nghiên cứu: 3 năm</b>


Năm học 2009-2010; 2010-2011; 2011-2012 .
<b>5.Tài liệu nghiên cứu</b>


-Tìm hiểu qua sách báo


-Tìm hiểu tình hình một số trường trong huyện có nét tương đồng, nhất
là các trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số như trường Tiểu học và
THCS Vĩnh Kim, trường PTDT Nội Trú huyện Vĩnh Thạnh.


-Tìm hiểu thực tế ở trường và địa bàn dân cư
<b>B-NỘI DUNG NGHIÊN CỨU</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

hội, khả năng lĩnh hội tri thức thông qua nhiều cách như lĩnh hội trực tiếp hay
gián tiếp để từ kiến thức ấy các em có được hành trang tiếp bước trên con
đường của mình sau này.


Trước đây việc giáo dục, cung cấp kiến thức cho học sinh trong nhà
trường chủ yếu theo phương pháp là thầy làm chủ thể, thầy nói trị làm theo,
học sinh học tập một cách thụ động, ghi nhớ bài học máy móc theo sự áp đặt
của thầy cơ giáo, vì thế khơng phát huy được hết khả năng sáng tạo trong việc
ghi nhớ và lĩnh hội tri thức.


Trong thời đại ngày nay, giáo dục có nhiều bước tiến bộ vượt bậc, thầy
cơ giáo khơng phải truyền thụ theo lối thầy nói trị làm theo mà lấy học sinh
làm trung tâm, giáo viên chỉ nêu vấn đề cịn học sinh tự tìm tịi giải quyết vấn
đề, giáo viên giúp đỡ để học sinh đạt được kiến thức.



Tuy nhiên trí tuệ , mơi trường học tập ở mỗi em khác nhau và mỗi địa
phương, vùng miền cũng khác nhau, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh
người kinh ở đồng bằng tốt hơn so với học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.Vậy
làm thế nào để trang bị kiến thức cho các em có hiệu quả nhất góp phần đưa
hoạt động đội ngày một đi lên thì đây cũng là điều mà Ban giám hiệu, Tổng
phụ trách phải suy nghĩ.


Thực tế hiện nay công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, các
phương tiện thơng tin đại chúng góp phần không nhỏ vào việc cung cấp thông
tin , kiến thức cho mọi người, trên ti vi có chương trình dạy học như ôn luyện
đại học, dạy Tiếng Anh…giải quyết được khó khăn cho những người muốn
nâng cao trình độ nhưng khơng có điều kiện đi theo các lớp học tập trung.


Vì lẽ đó thì tại sao ta khơng thể áp dụng việc cung cấp kiến thức các
chuyên hiệu rèn luyện đội viên thơng qua chương trình phát thanh măng non
đối với những trường vùng khó khăn có nhiều học sinh Bana như trường
PTDT Bán Trú THCS Vĩnh Sơn.


<i><b>I.Thực trạng về tình hình tiếp thu kiến thức các chuyên hiệu của đội</b></i>
<i><b>viên khi chưa tiến hành đề tài:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

-Nhà sử học nhỏ tuổi
-Thầy thuốc nhỏ tuổi
-An toàn giao thông
-Hữu nghị Quốc tế
-Thông tin liên lạc
-Nghi thức đội


-Chăm học (Cuối năm mới đánh giá)



Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để Tổng phụ trách có thời
gian triển khai đồng bộ các chuyện hiệu, đội viên biết lắng nghe và một số
em rất cố gắng tự tìm tịi, tự học những nội dung mà tổng phụ trách đưa ra,
các chuyên hiệu được phân nhỏ ra theo từng nội dung, từng chủ đề để các em
dễ học, dễ nhớ. Số học sinh ở nội trú lúc này cịn ít nhưng do ở tại trường nên
có thuận lợi hơn các em học xong buổi rồi về nhà vì phải giúp đỡ cha mẹ.


Tuy nhiên tài liệu để các em tham khảo không thể thiếu để nâng cao
kiến thức trong suốt năm học là sổ tay Đội viên thì khơng có, mỗi chi đội chỉ
có một quyển dùng chung, vì thế có em thì biết nhiều, có em biết ít và có em
khơng biết gì cả.


Để cung cấp thêm kiến thức đồng bộ cho học sinh, Tổng phụ trách phải
soạn thảo nội dung kiến thức các chuyên hiệu (những nội dung cơ bản cần
biết) cấp cho các chi đội để các em học thuộc nhưng lại khó khăn ở chỗ:


Nội dung kiến thức thì nhiều, mỗi chun hiệu có lĩnh vực kiến thức
khác nhau làm cho học sinh khó nhớ, cảm thấy khô khan và không muốn
học.Hơn nữa học sinh có tâm lí ngại học, ít nhớ,mau qn.Ngồi giờ học vẫn
thích lên rừng đặc bẫy chim, bẫy sóc.


Riêng với việc học nội dung chính khóa do thầy cơ giáo giảng dạy hàng
ngày thì học sinh cũng khơng thể lĩnh hội được theo yêu cầu, thường xuyên
không làm bài tập ở nhà, không học thuộc bài trước khi đến lớp.Cho nên cung
cấp kiến thức cho học sinh về nhà tự học, tự tìm hiểu thì hiệu quả khơng cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Năm học 2009-2010:</b>


<b>Tên chuyên hiệu</b> <b>Tổng số đội viên 175 em</b>



<i>Đạt</i> <i>Không đạt</i>


Nhà sử học nhỏ tuổi 71 104


Thầy thuốc nhỏ tuổi 55 120


An tồn giao thơng 67 108


Hữu nghị quốc tế 21 154


Thông tin liên lạc 45 130


Nghi thức đội 155 20


<b>Năm học 2010-2011:</b>


<b>Tên chuyên hiệu</b> <b>Tổng số đội viên 222 em</b>


<i>Đạt</i> <i>Không đạt</i>


Nhà sử học nhỏ tuổi 91 131


Thầy thuốc nhỏ tuổi 79 143


An tồn giao thơng 85 137


Hữu nghị quốc tế 63 159


Thông tin liên lạc 52 170



Nghi thức đội 190 32


Nhìn vào kết quả khảo sát hai năm học trước chúng ta thấy được tình
hình nắm bắt các chuyên hiệu của học sinh còn yếu nhiều, không đạt theo yêu
cầu về quy định những kiến thức mà người đội viên cần đạt trong năm học.


Với kết quả như vậy nên năm học 2011-2012 tiến hành như sau:
<i><b>II.Các biện pháp tiến hành:</b></i>


<i><b>1.Công tác tổ chức:</b></i>


Ngay từ đầu năm học, TPT lên kế hoạch cụ thể trình BGH nhà trường
xem xét, phê duyệt bao gồm các nội dung:


-Trang bị lại hệ thống âm thanh, loa máy đủ để làm chương trình phát
thanh hay thơng báo những nội dung khi cần của nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

-Lựa chọn những em có giọng đọc tốt, trơi chảy, mạch lạc và rõ ràng
chịu trách nhiệm phát chương trình


-Trang bị sổ tay đội viên cho mỗi em đều có một quyển


-TPT chịu trách nhiệm soạn thảo chuyên mục kiến thức các chuyên
hiệu


<i><b>2.Hình thức phát thanh:</b></i>


-Phát trực tiếp, ghi âm và phát lại
-Thời gian phát thanh:



+Phát trong buổi chào cờ thứ 2 hàng tuần, sau khi nhà trường triển khai
xong những nội dung chính thì cho học sinh ngồi lại nghe chương trình phát
thanh măng non , khoảng 15 phút trở lại.(phát lồng ghép với nội dung thi đua
hàng tuần)


+Phát vào 11 giờ 30 phút thứ 4 hàng tuần (lúc này học sinh bắt đầu tập
trung ăn cơm trưa tại nhà ăn ) phát chương trình kiến thức chuyên hiệu riêng.


<i><b>3.Nội dung và biện pháp</b></i>


<i>a.Biên tập chương trình phát thanh lồng ghép chuyên hiệu RLĐV phát</i>
<i>vào thứ 2 hàng tuần. </i>


-Để một chương trình phát thanh măng non hiệu quả thì khâu biên tập
chương trình hết sức quan trọng, nó quyết định sự thành cơng của chương
trình.Lâu nay nhiều liên đội ít chú trọng đến chương trình phát thanh, chủ yếu
một tháng phát chương trình một lần, cịn một tuần phát một lần thì rất ít liên
đội làm được vì biên tập một chương trình phát thanh cũng rất vất vả, nhiều
giáo viên , học sinh không được tập huấn cách viết tin, bài.


Vì vậy tổng phụ trách cần có kế hoạch xây dựng chương trình cụ thể,
tập hợp bài viết của giáo viên, học sinh trong tuần và cùng với tổ biên tập lựa
chọn những bài viết hay, những tin mới đã và đang diễn ra trong tuần để xây
dựng thành một chương trình cụ thể.


Nội dung tham gia viết tin bài:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

càng tốt.


<i>Thể loại viết như : tin, thơ, phóng sự ngắn, gương người tốt việc tốt…</i>



những bài viết hay, có chất lượng được phát trên chương trình thì được nhận
quà tặng là một quyển vở hay một cây bút, phần quà không quá 3000đ để
động viên giáo viên, học sinh tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là món q tinh
thần, bài viết của mình được phát trên chương trình cho nhiều người cùng
nghe.


Nội dung chương trình phát vào thứ 2 hàng tuần: thời gian 15 phút trở
lại


<i>-Trang tin hoạt động đội (thông tin những hoạt động, những sự kiện đã</i>
<i>và đang diễn ra trong tuần, những nội dung sẽ diễn ra trong tuần tới)</i>


<i>-Gương đội viên tốt ( giới thiệu cụ thể phần việc tốt mà đội viên được</i>
<i>nêu tên)</i>


<i>-Phóng sự ngắn (nếu có), khơng có thì nghe một mẫu chuyện nhỏ về</i>
<i>Bác Hồ</i>


<i>-Mục chúng em học chuyên hiệu qua chương trình phát thanh măng</i>
<i>non</i>


(Để tập hợp và biên tập các bài viết cho kịp thời gian thì cuối buổi học
thứ 6 hàng tuần các bài viết nộp về phòng truyền thống Đội để thứ 7 biên
tập).Việc biên tập nội dung phát thanh Tổng phụ trách không nên ngồi chờ
các tin bài từ học sinh, giáo viên gửi lên mà chủ động trước những nội dung,
đặc biệt mục “chúng em học chuyên hiệu RLĐV qua chương trình phát thanh
măng non” để chương trình được phát đều đặn, thông tin không lặp lại, không
gây nhàm chán cho người nghe.



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Ví dụ chương trình phát thanh tuần thứ 3, tháng 3 năm 2012</b>


<b>Nam: Chào các bạn, xin mời các bạn nghe chương trình phát thanh</b>
măng non của liên đội trường PT Dân tộc Bán Trú THCS Vĩnh Sơn, tuần 2
tháng 3/2012.


Mở đầu chương trình là trang tin hoạt động đội, tiếp đó các bạn làm
quen với bạn Đinh Văn Ngát, lớp 9A2 một gương mặt mới trong phong trào
vượt khó học giỏi.Cuối chương trình chúng ta cùng đến với chuyên mục
“chúng em học chuyên hiệu qua chương trình phát thanh măng non nhé”


<b>Nữ: Tuần qua các chi đội đều hăng hái thi đua học tập lập thành tích</b>
chào mừng 81 năm ngày thành lập đồn TNCS Hồ Chí Minh
26.3.1931-26.3.2012, tiêu biểu trong phong trào đó có chi đội 9a2, 6a1 đạt tuần học tốt,
đạt số giờ A 100%, khơng có giờ B,C.


<b>Nam: Cũng trong tuần qua, ngoài phong trào thi đua học tập tốt thì</b>
phong trào văn nghệ cũng khơng kém phần sinh động, hiện nay các chi đội
đang tiến hành tập luyện sôi nổi, khẩn trương các tiết mục văn nghệ đã được
thông báo theo kế hoạch bao gồm Múa, đơn ca, song ca, tốp ca. Theo kế
hoạch thì buổi sáng ngày 24/3 tổ chức thi kĩ năng chuyên môn Đội, buổi tối
tiến hành đêm diễn Văn nghệ với chủ đề “Tuổi hồng và ước mơ” với 7 chi đội
tham gia bao gồm 24 tiết mục.


<b>Nữ:Theo kế hoạch đầu tháng, các chi đội đăng kí trồng cây đu đủ ở</b>
xung quanh khuôn viên trường Bán Trú, nhằm cải thiện bữa ăn cho học sinh
toàn trường, mỗi đội viên trồng và chăm sóc 1 cây,dự kiến vào đầu năm học
2012-2013 sẽ cho thu hoạch,các chi đội trồng nhanh và cây sống tốt như chi
đội 8A2,9A2.Bên cạnh cây đu đủ thì cây susu cũng đang được các lớp trồng
xen lẫn với cây đu đủ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i><b>Mở nhạc bài hát: Tiến lên đoàn viên (hát 1 lần)</b></i>


<b>Nữ: Các bạn thân mến, chúng mình cùng làm quen với bạn Đinh Văn</b>
Ngát, học sinh lớp 9A2, một gương mặt tiêu biểu trong phong trào học tập và
thi đua của trường nhé.(bài viết của cô Nguyễn Thị Thu Trang-GVCN lớp
9A2)


Bạn Ngát là một trong những bạn học sinh tiêu biểu của chi đội
9a2, bạn luôn thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, hiếm khi nào bạn
nghỉ học trừ khi bị đau ốm, sinh hoạt lớp nhiều lần được cô giáo chủ nhiệm
tuyên dương.Bạn ngát chăm chỉ lắm, không những lo việc học tập của mình
khơng đâu mà bạn cịn tham gia giúp đỡ các bạn khác trong lớp, vừa qua
nhóm bạn học tập do bạn làm nhóm trưởng được nhà trường khen ngợi trước
cờ vì các bạn trong nhóm tiến bộ rõ rệt.Khơng riêng gì học tập đâu, Ngát cịn
tham gia vận động các bạn bỏ học trở lại trường, tuần vừa rồi bạn động viên
bạn Đinh Văn Hoa ở gần nhà bỏ học 2 ngày và kết quả bây giờ bạn Hoa
khơng cịn muốn bỏ học nữa.


Các bạn biết không, nhà bạn Ngát ở tận làng Suối Cát, cả đi và về tất cả
26 cây số, đường xa, cha bị bệnh mất sớm, bạn ở với mẹ và một em gái, vậy
mà bạn vẫn tham gia đầy đủ các phong trào của lớp, của trường, nhiều năm
liền bạn là học sinh tiên tiến, được nhận học bổng của hội khuyến học huyện
Vĩnh Thạnh, Ngát được chi đội đề cử là đại biểu đi dự đại hội cháu ngoan Bác
Hồ cấp liên đội đấy.Mơ ước của bạn lớn lên làm một thầy giáo, chúng mình
cùng chúc cho ước mơ của bạn thành sự thật nhé.


<b>Nam:Xin mời các bạn cùng đến với chương trình “ chúng em học</b>
<b>chuyên hiệu Rèn luyện Đội viên”</b>



Hôm nay các bạn nghe một số cách sơ cứu đơn giản trong chuyên hiệu
thầy thuốc nhỏ tuổi .Các bạn thân mến, hàng ngày các bạn học tập, lao động,
vui chơi bình thường, nếu khơng có sự cố gì thì khơng sao cả , nhưng đi lao
động, tắm hồ ao có lúc gặp phải sự cố như say nắng, tắm bị đuối nước, rắn
cắn thì chúng ta áp dụng một số cách sơ cứu đơn giản sau nhé:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

-Cách làm như sau: Đưa bạn vào chỗ có bóng mát, để bạn nằm nghỉ,
dùng khăn tẩm nước đắp lên trán, nếu thấy nặng thì lập tức đưa bạn đến cơ sở
y tế gần nhất


2.Sơ cứu khi bị đuối nước


-Cách làm như sau:dốc ngược hai chân bạn lên cho nước trong bụng
chảy ra, hà hơi thổi vào miệng bạn cho khỏi ngạt, dùng hai tay đặt lên ngực
bạn ấn mỗi lần 3 nhịp, làm như vậy vài lần, sau đó đưa bạn đến cơ sở y tế gần
nhất


3.Sơ cứu khi bị rắn cắn


-Cách làm như sau: lập tức dùng dây ga rơ phía trên vết rắn cắn 5cm và
đến ngay cơ sở y tế gần nhất.


Chương trình phát thanh măng non của liên đội đến đây là hết rồi, xin
kính chào các bạn và hẹn gặp lại trong chương trình phát thanh tuần sau.


<i>b.Biên tập chương trình phát thanh phát vào 11 giờ 30 thứ 4 hàng</i>
<i>tuần:</i>


Ở phần phát thanh lần này có sự biên tập chương trình khác với đầu
tuần, đầu tuần phát có lồng ghép thi đua, tổng kết, lần này phát chuyên về


kiến thức chuyên hiệu, phát lúc học sinh ăn cơm trưa, nội dung tập trung một
vấn đề.Nội dung phát thanh do Tổng phụ trách trực tiếp nghiên cứu biên soạn,
những kiến thức liên quan đến các chuyên hiệu.Nếu không phát trực tiếp thì
ghi âm phát lại, tuy nhiên phát trực tiếp thì vẫn tốt hơn vì giọng đọc nghe dễ
hơn.


Nội dung biên soạn cũng đơn giản hơn, thời gian phát khoảng 8 phút
trở lại, vừa khoảng thời gian các em ăn cơm xong.


<b>Ví dụ :</b>


<b>Nam : Đây là chương trình phát thanh các chuyên hiệu rèn luyện đội</b>
viên của liên đội trường Phổ thông Dân tộc Bán Trú THCS Vĩnh Sơn được
phát vào lúc 11 giờ 30 phút thứ 4 hàng tuần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

( Mở nhạc bài hát :Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng)
<b>Nam : Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,</b>
tỉnh Nghệ An


<b>Nữ :Lúc nhỏ Bác Hồ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học tên</b>
Nguyễn Tất Thành.Một số tên khác của Bác trong cuộc đời hoạt động, bôn ba
ở nước ngoài để tránh mật thám theo dõi như anh Ba, thàu chín, Nguyễn Ái
Quốc, Ơng ké…


<b>Nam: Gia đình Bác Hồ bao gồm :</b>
Cha Bác tên : Nguyễn Sinh Sắc
Mẹ Bác : Hoàng Thị Loan
Anh Bác : Nguyễn Sinh Khiêm
Chị Bác : Nguyễn Thị Thanh



Em Bác : Nguyễn Sinh Xin (mất lúc cịn nhỏ)


<b>Nữ:Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 tại bến cảng nhà rồng,</b>
đất nước Bác đến đầu tiên là nước Pháp.


<b>Nam: Sau 30 năm bơn ba ở nước ngồi, năm 1941 Bác Hồ trở về nước</b>
(tại tỉnh Cao Bằng) lãnh đạo nhân nhân dân đấu tranh giành hịa bình, độc lập
dân tộc, giải phóng đất nước.


<b>Nữ: Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh cũng là do Bác sáng lập ngày</b>
15/5/1941, Đồn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách đấy các bạn ạ.


<b>Nam:Bác Hồ của chúng mình tuy khơng cịn nữa, nhưng tình cảm của</b>
Bác đối với thiếu nhi, nhi đồng là vô bờ bến, tấm gương của người vẫn sống
mãi với non sơng Việt Nam. Thế Bác Hồ mất năm nào có bạn nào nhớ
không? Năm 1969 đấy, chúng ta đừng quên nhé.


(Mở nhạc bài hát :Hàng cây ơn Bác)


<b>Nữ:Chương trình phát thanh đến đây là hết, xin chào và hẹn gặp lại các</b>
bạn giờ này vào thứ 4 tuần sau.


<b>4.Kiểm tra đánh giá </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

chỉnh chương trình cho phù hợp, nếu học sinh tiếp thu chưa đạt thì có thể phát
lại nội dung kiến thức đó thêm lần nữa vào giờ ăn tối. Kiểm tra đánh giá bằng
nhiều hình thức, có thể cho làm bài viết tự luận hoặc trắc nghiệm.


Tóm lại, qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng tôi thấy:



Để nâng cao kiến thức của học sinh thì có nhiều cách khác nhau, cơ bản
học sinh cần phải cố gắng học tập, phải tự vươn lên bằng nổ lực của chính bản
thân mình, mọi sự hỗ trợ như tài liệu sổ tay đội viên, truyền tải thơng tin qua
chương trình phát thanh măng non phần nào giúp các em học tốt hơn, tạo
thêm sinh khí của hoạt động đội trong nhà trường nhất là những trường có
nhiều học sinh dân tộc thiểu số.


Bên cạnh ấy cịn địi hỏi người phụ trách Đội phải có lịng u nghề,
nhiệt tình, chịu khó tìm tịi học hỏi, nghiên cứu tài liệu liên quan đến chun
mơn, làm việc có kế hoạch khoa học, cụ thể , kết hợp tốt với phụ trách chi,
tranh thủ sự ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường thì kết quả sẽ khá cao.


III.Kết quả đạt được:


Do năm bắt được khả năng học tập và tiếp thu vốn kiến thức của học
sinh, năm học 2011-2012 tơi đưa chường trình cung cấp thơng tin, kiến thức
lồng ghép vào chương trình phát thanh măng non hàng tuần đã đem lại nhiều
kết quả tốt so với năm học trước.


Cụ thể : chương trình được phát hàng tuần làm cho các em rất phấn
khởi, hăng hái thi đua học tập, tạo cảm giác mong nhanh đến đầu tuần để
được nghe thi đua của chi đội mình, hoặc nghe bài viết của mình có được phát
hay khơng, rèn luyện thêm khả năng viết lách cho học sinh, hỗ trợ tốt các câu
lạc bộ học tập trong toàn liên đội.Riêng kiến thức liên quan đến các chuyên
hiệu các em nhớ lâu hơn và có cơ sở ghi nhớ tốt hơn, tơi thấy đây là chương
trình bổ trợ thêm để các em học tập, cũng là sân chơi trong lĩnh vực văn
chương cho giáo viên và học sinh có niềm đam mê đến bộ môn này.


Kết quả kiểm tra kiến thức các chuyên hiệu năm học 2011-2012 như sau:



<b>Tên chuyên hiệu</b> <b>Tổng số đội viên 141 em</b>


<i>Đạt</i> <i>Không đạt</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Thầy thuốc nhỏ tuổi 125 16


An tồn giao thơng 129 12


Hữu nghị quốc tế 112 29


Thông tin liên lạc 104 37


Nghi thức đội 141 141


<b>C.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT</b>
<b>1.Kết luận:</b>


Hoạt động Đội có vị trí quan trọng trong nhà trường, góp phần tích cực
vào việc giảng dạy, giáo dục học sinh, tạo hứng thú học tập khi học sinh đến
lớp, góp phần gỡ bỏ những vấn đề khơ khan, đơn điệu khi học mà tạo ra một
sự thoải mái, hưng phấn thơng qua các mơ hình “học mà chơi, chơi mà
học”.Mọi hoạt động của đội đều nâng cao tri thức, nâng cao sự hiểu biết để
các em có thể lĩnh hội hết những cái hay cái đẹp của cuộc sống để trở thành
con người tồn diện có đủ đức, tài góp phần xây dựng quê hương đất nước.


Việc truyền thụ tri thức thơng qua chương trình phát thanh măng non
có ý nghĩa rất quan trọng, đó là một trong những phương thức để nâng cao
chất lượng học sinh, từ đó đưa tổ chức Đội, phong trào Đội ngày một đi lên


Chương trình này cần duy trì thường xuyên, xuyên suốt trong cả năm


học thì hiệu quả mới theo mong muốn


<b>2.Một số ý kiến đề xuất:</b>


-BGH nhà trường cần trang bị hệ thống âm thanh loa đài đảm bảo để tổ
chức các hoạt động trong nhà trường.


-Cho kinh phí để trang bị sổ tay đội viên để các em nghiên cứu, tự học
giống như hàng năm trường đều trang bị sách giáo khoa cho học sinh


-Ban giám hiệu tạo điều kiện thời gian để tổng phụ trách tập trung
chuyên mơn hoạt động Đội của mình, khơng nên phân cơng TPT làm nhiều
việc không phải liên quan đến chuyên môn sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng
hoạt động Đội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Trên đây là một số ý kiến đề xuất mang tính cá nhân nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả cơng tác Đội trong nhà trường, với mục đích để cho các em
có đủ điều kiện học tập, vui chơi theo đúng nghĩa của tuổi thơ.


Những vấn đề đưa ra ở trên với nội dung “ cung cấp kiến thức các
chun hiệu RLĐV thơng qua chương trình phát thanh măng non” tôi đã áp
dụng trong năm học 2011-2012.Nay trường đã tách ra thành hai trường
chuyên biệt, tôi chuyển qua làm TPT bậc tiểu học, môi trường công tác Đội
khác xa với trường Dân tộc Bán Trú.Tuy vậy tôi nêu ra một số kinh nghiệm
này hy vọng sẽ giúp ích cho những đồng nghiệp nào muốn áp dụng ý tưởng
trên. Vì thời gian và kinh nghiệm viết đề tài có hạn, chắc hẳn khơng tránh
khỏi thiếu sót, mong đồng nghiệp góp ý xây dựng chân thành để chúng ta
cùng hướng tới mục đích xây dựng tổ chức Đội TNTP ngày càng vững mạnh.


Vĩnh Sơn, ngày 27 tháng 4 năm 2012


Tổng phụ trách


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×