Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tuan 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.74 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGỮ VĂN - BÀI 4</b>
<b>Kết quả cần đạt:</b>


- Qua “chuyện người con gái Nam Xương” thấy được đức tính truyền
thống và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong
kiến, những thành công về nghệ thuật kể chuyện của tác giả.


- Hiểu được Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hơ rất tinh tế, giàu sắc
thái biểu cảm; biết sử dụng từ ngữ xưng hơ một cách thích hợp trong giao tiếp.
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người
hoặc của một nhân vật.


- Nắm được các tình huống và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự


<i>Ngày soạn: 07/9/2012</i> <i>Ngày dạy: 10/9/2012</i> <i>Dạy lớp: 9B</i>
Tiết 16 - 17 : Văn bản:


<b>CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG</b>


<b> (Trích: Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ</b>
<b>1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh:</b>


a) Về kiến thức:


- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.


- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm (số phận
của người phụ nữ Việt nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ).


- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng trương.


<i><b> b) Về kĩ năng:</b></i>


- Vận dụng kiến thức đã học đề đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại
truyền kì.


- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự
có nguồn gốc dân gian.


- Kể lại được truyện.
<i><b> c) Về thái độ:</b></i>


Giáo dục các em có lịng cảm thơng, u mến người phụ nữ căm ghét hủ
tục chế độ nam quyền, có tinh thần đấu tranh để tạo sự bình đẳng, cơng bằng
trong cuộc sống.


<b>2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.</b>
<i><b> a) Chuẩn bị của giáo viên: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b> b) Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầucủa GV trả</b></i>
lời câu hỏi SGK.


<b>3. Tiến trình bài dạy.</b>
<i><b>* Ổn định tổ chức: (1’)</b></i>


Kiểm tra sĩ số học sinh lớp 9B:…../ 17 Vắng:………….
<i><b>1. Kiểm tra bài cũ: (5’)</b></i>


<i>* Câu hỏi: Trình bày nghệ thuật và nội dung chính của “tuyên bố thế giới </i>
về sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em”



<i>* Đáp án - Biểu điểm:</i>
- Nghệ thuật:


- Nội dung: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một
<i>trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản tuyên bố</i>
<i>của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy</i>
<i>và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính tồn diện và sự sống cịn, phát</i>
<i>triển của trẻ em, vì tương lai của tồn nhân loại.</i>


* Giới thiệu bài: (1’) Từ đầu năm các em đã học ba văn bản nhật dụng với
những chủ đề khác nhau. Ba văn bản tiếp theo là truyện văn xuôi viết bằng chữ
Hán thời trung đại Việt Nam. Mở đầu cho truyện trung đại Việt Nam trong
chương trình ngữ văn lớp 9 là: “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả
Nguyễn Dữ.


<i><b> 2. Dạy nội dung bài mới:</b></i>


<b>I. Đọc và tìm hiểu chung. (10’)</b>
<i><b> 1. Vài nét về tác giả - tác phẩm:ư</b></i>
<b>HS: Đọc chú thích </b>µ (Tr.48)


<b>?Kh. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ? </b>
<b>HS: Trình bày.</b>


<b>GV: Nhận xét, chốt nội dung, bổ sung thêm:</b>


<i> Nguyễn Dữ (? ?) người huyện Trường Tân (nay là huyện Thanh Miện </i>
<i>-Hải Dương), sống ở thế kỉ XVI. Ông là người học rộng tài cao.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>?Giỏi. Em hiểu như thế nào về thể loại truyện truyền kì? </b>



<b>HS: Truyện truyền kì là loại văn xi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung</b>
<i>Quốc, thịnh hành từ thời Đường, Truyện thường mô phỏng những cốt truyện</i>
<i>dân gian hoặc dã sử vốn đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân (cũng có</i>
khi cốt truyện là của Trung Quốc nhưng lại được phát triển trên cơ sở bối cảnh
xã hội Việt Nam). Sau đó, bằng tái tài năng sáng tạo của mình, các tác giả sắp
xếp lại những tình tiết bồi đắp thêm cho đời sống của các nhân vật, xen kẽ
<i>những yếu tố kì ảo…bởi thế, truyện dù có ma quỉ thần tiên hay yêu tinh, thuỷ</i>
quái, nhưng mạch chính vẫn là những chuyện có thực, chuyện trần thế và nổi lên
trên hết vẫn là những con người thực có đới sống có số phận.


<b>?Kh. Em biết gì về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”? </b>


<i>- “Truyền kì mạn lục” được xem là áng “Thiên cổ kì bút” gồm hai mươi</i>
<i>truyện, đề tài khá phong phú.</i>


<b>GV: “Truyền kì mạn lục” từng được xem là áng “Thiên cổ kì bút” (áng văn hay</b>
của ngàn đời). Tác phẩm gồm hai mươi truyện đề tài khá phong phú: Có truyện
đả kích thẳng vào chế độ phong kiến đã suy thối, vạch mặt bọn tham quan ơ lại,
hơn qn bạo chúa, đứng về phía những người dân bị áp bức; có truyện nói đến
tình u và hạnh phúc lứa đơi, tình nghĩa vợ chồng; có truyện đề cập đến cuộc
sống và những hồi bão lí tưởng của kẻ sĩ trước thời cuộc… Có thể nói, Nguyễn
Dữ đã gửi gắm vào tác phẩm tất cả tâm tư tình cảm, nhận thức và khát vọng của
người trí thức có lương tri trước những vấn đề lớn của thời đại, của con người.
<b>?Kh. Nêu xuất xứ tác phẩm? </b>


<b>HS: - “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện</b>
<i>của “Truyền kì mạn lục”, viết bằng chữ Hán.</i>


<b>GV: </b><i>“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện</i>


của “Truyền kì mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho
tàng truyện cổ tích VN được gọi là truyện “Vợ chàng Trương”. Truyện cổ tích
chỉ thiên về kể những sự kiện dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương. Cịn
“Chuyện người con gái Nam Xương” có thêm những yếu tố truyền kì, đặc điểm
của truyện truyền kì. Hiện nay ở huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam, tại xã Vũ Điện
và ba xã nữa vẫn còn miếu thờ Vũ Nương ln nghi ngút khói hương => Thể
hiện sức sống bất diệt của câu chuyện. Cái chết bi thảm của Vũ Nương đã từng
làm rung động bao tâm hồn thi sĩ, để lại nhiều bài thơ viếng Vũ Thị rất hay.


<i><b>2. Đọc:</b></i>


<b>GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc to, rõ ràng, chú ý đọc diễn cảm, lời thoại của nhân</b>
vật Vũ Nương lúc thì dịu dàng tha thiết, lúc thì đau khổ; chú ý những chi tiết
mang tính chất hoang đường kỳ lạ ở phần cuối truyện,


<b>GV: Đọc từ “đầu đến cha mẹ đẻ mình”.</b>
<b>2HS: Đọc đoạn cịn lại.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>HS: Câu chuyện nói về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc,</b>
có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà
bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu đời mình
để giãi tỏ tấm lịng trong sạch. Tác phẩm cũng thể hiện ước mơ ngàn đời của
nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng.


<b>Kh, Giỏi: Căn cứ vào nội dung, em hãy tóm tắt các sự việc chính trong văn bản?</b>
<b>HS: Tóm tắt các sự việc chính (Có nhận xét, bổ sung):</b>


+ Truyện giới thiệu Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương đẹp
người, đẹp nết. Trương Sinh có tính đa nghi cưới Vũ Thị Thiết về làm vợ.
+ Cuộc xum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh đi lính, chia tay mẹ già và


vợ rất quyến luyến.


+ Sau khi Trương Sinh đi lính, ở nhà người vợ sinh được một cậu con trai
đặt tên là Đản.


+ Người mẹ già ở nhà thương nhớ con ốm mất.


+ Qua năm sau Trương Sinh trở về. Nghe đứa con nói “ơng cũng là cha tôi
ư…”, Trương Sinh nghi ngờ vợ không chung thuỷ, …


+ Người vợ bị oan uổng gieo mình xuống sơng tự vẫn.


+ Sau khi vợ chết người chồng mới biết là mình nghi oan cho vợ và hối hận.
Qua cuộc nói chuyện với Phan Lang, Trương Sinh lập đàn tràng để được gặp vợ.
Nhưng trong chốc lát nàng đã biến đi mất.


<b>?Kh. Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Cho biết giới hạn, nội dung từng đoạn?</b>
<b>HS: Truyện chia làm 3 đoạn:</b>


- Đoạn 1: Từ đầu đến “...đối với cha mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa
Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng
trong thời gian xa cách.


- Đoạn 2: Tiếp đến “... qua rồi”: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của
Vũ Nương.


- Đoạn 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động
Linh Phi, Vũ Nương được giải oan.


<b>?Yếu. Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính?</b>



<b>HS: Truyện kể về các nhân vật: Vũ Nương, Trương Sinh, bà mẹ già, đứa con</b>
nhỏ. Nhân vật chính là Vũ Nương.


<b>GV: Nguyễn Dữ xây dựng truyện theo diễn biến thời gian, các tình tiết sự kiện</b>
xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính là Vũ Nương. Ta sẽ tìm hiểu về nhân
vật Vũ Nương theo trình tự này.


<b>II. Phân tích:</b>


<i><b> </b></i> <i><b>1. Mở đầu câu chuyện: (9’)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính thuỳ mị, nết na, lại
<i>thêm tư dung tốt đẹp. </i>


<b>TB: Ngoài nhân vật Vũ Nương tác giả còn giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu ra</b>
sao?


- Trong làng có chàng Trương Sinh […] có tính đa nghi. […] khơng có học.
<b>Kh: Em có nhận xét gì về lời giới thiệu hai nhân vật này?</b>


- Lời giới thiệu rất ngắn gọn, tự nhiên, rõ ràng => ngay từ đầu 2 nhân vật đã
có tính cách đối lập nhau.


<b>Kh: Qua lời giới thiệu trên giúp em thấy được điều gì?</b>


<i>- Vũ Nương là người con gái đức hạnh, nết na kết duyên cùng Trương</i>
<i>Sinh có tính đa nghi khơng có học.</i>


<b>GV: Chỉ bằng vài nét giới thiệu, Nguyễn Dữ đã giúp ta hiểu về nhân vật Vũ</b>


Nương - một cô gái đẹp, thuỳ mị được biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ, lời nói, con
người nết na, dễ mến. Chính vì vẻ đẹp ấy mà được chàng Trương Sinh yêu mến
<i>“đem trăm lạng vàng cưới về”. Nhân vật Trương Sinh được giới thiệu ngay từ</i>
đầu đã có nhiều nét đối lập với Vũ Nương: đa nghi, khơng có học. Cách giới
thiệu ấy mở ra cho người đọc hiểu cuộc hơn nhân như thế khó có thể hạnh phúc.


Ngồi ra chi tiết “đem trăm lạng vàng cưới về” cho thấy cuộc hơn nhân
có tính chất mua bán đây là chuyện thường thấy trong xã hội phong kiến xưa.
Người phụ nữ khơng có quyền quyết định hạnh phúc riêng tư của mình.


<b>GV: Với tính cách đối lập như vậy, cuộc sống vợ chồng của hai người như thế</b>
nào? Chúng ta tìm hiểu tiếp.


<i><b>2. Diễn biến câu chuyện: (15’)</b></i>


<b>?Kh. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? </b>
<b>HS: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh khác nhau: </b>


- Khi mới lấy chồng;
- Khi tiễn chồng đi lính;
- Khi xa chồng;


- Khi bị chồng nghi oan.


<b>?Kh. Tại sao tác giả lại đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau như vậy?</b>
<b>HS: Để nhân vật có đời sống, có tính cách rõ rệt hơn.</b>


<b>GV: Đây là điểm biểu hiện rõ nhất sự khác biệt giữa tác phẩm với truyện cổ tích</b>
bởi truyện cổ tích chỉ thiên về cốt truyện và những diễn biến hành động của
nhân vật.



Ở đây dưới ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của tác giả, nhân vật Vũ Nương
có đời sống, có tính cách rõ rệt hơn nhiều => tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào
<i>nhiều hoàn cảnh khác nhau để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất, tính cách. Chúng ta</i>
cùng tìm từng hồn cảnh cụ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>?Tb. Tìm những chi tiết nói về Vũ Nương khi mới lấy chồng? </b>


<i>- Nàng[ ...] giữ gìn khn phép, khơng từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hồ.</i>
<b>?KH: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của tác giả ở chi tiết này? </b>


- Cách diễn đạt rất ngắn gọn, cụ thể, phần nào thể hiện được thái độ trân
trọng quý mến của tác giả đối với nhân vật Vũ Nương.


<b>?KH. Em có suy nghĩ gì về Vũ Nương qua cách diễn đạt trên?</b>


- Sống bên cạnh một người chồng ln đa nghi, phịng ngừa quá sức. Nàng
luôn giữ khuôn phép, không để vợ chồng thất hoà. Làm được điều ấy, nàng là
người khéo léo, cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói với chồng và mọi người
xung quanh. Có thể nói nhờ sự khéo léo của Vũ Nương nên hạnh phúc gia đình
được êm ấm.


<i><b>Tóm lại: Vũ Nương là người phụ nữ cẩn trọng, khéo léo, cư xử đúng mực,</b></i>
<i>biết giữ gìn hạnh phúc gia đình.</i>


<b>GV: Biến cố đến khi Trương Sinh được gọi đi lính. Câu chuyện kể về Vũ</b>
Nương được tiếp tục kể như thế nào? Mời chúng ta tìm hiểu tiếp.


<i>* Vũ Nương khi tiễn chồng đi lính:</i>



<b>HS: Đọc từ “Cuộc xum vầy” đến “mn dặm quan san”.</b>


<b>?Tb. Chi tiết nào trong đoạn văn thể hiện rõ nét tính cách nhân vật Vũ Nương? </b>
<b>HS: Phát hiên:</b>


<i>Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: Chàng đi chuyến này thiếp</i>
<i>chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin</i>
<i>ngày về mang theo được hai chữ bình yên là đủ rồi.</i>


<b>?Kh. Em hiểu nghĩa của các cụm từ: Đeo được ấn phong hầu; mặc áo gấm;</b>
<i>mùa dưa chín q kì; tiện thiếp; đất thú như thế nào?</i>


<b>HS: Dựa vào các chú thích 8,9,10,11 để giải thích.</b>


<b>?Kh: Nghệ thuật diễn đạt ở đoạn văn này có gì đáng chú ý?</b>


- Câu văn nhịp nhàng theo lối biền ngẫu, hình ảnh ước lệ, điển tích: thế
chẻ tre, da chín q kỳ, thư tín nghìn hàng, tình mn dặm quan san.


<b>?Giỏi. Em cảm nhận được gì trong lời dặn của Vũ Nương với chồng? Hãy phân </b>
tích để thấy rõ điều đó?


<b>HS: - Lời dặn đậm đà tình nghĩa, thể hiện sự lo lắng của ngời vợ khi chồng phải</b>
đi xa


- Nàng không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu mong cho chồng được
bình an trở về.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

“mùa dưa chín q kì” nàng cũng bày tỏ sự khắc khoải nhớ nhung của mình “
nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi


hoang lại thổn thức tâm tình thương người đất thú” → Những lời nói ân tình,
đằm thắm của nàng làm mọi người đều xúc động.


<b>?Tb. Qua phân tích em có nhận xét gì về Vũ Nương?</b>


<i>- Vũ Nương là người vợ có tình cảm đằm thắm thiết tha, ln quan tâm,</i>
<i>lo lắng cho sự bình yên của chồng.</i>


<b>HS: Đọc : Từ “Bấy giờ ...” đến “...cha mẹ đẻ mình”.</b>
<i>* Vũ Nương khi xa chồng:</i>


<b>?Tb. Đoạn văn bản vừa đọc kể về Vũ Nương trong hoàn cảnh nào?</b>


<b>?Tb. Những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ phẩm chất của Vũ Nương khi xa chồng?</b>
<i>- Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy</i>
<i>vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời khơng thể nào ngăn được. </i>
<i>- Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang, lễ</i>
<i>bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khun lơn.</i>


<i>- Bà cụ[…] mất nàng hết lịng thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo</i>
<i>liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.</i>


<b>?Kh. Cách diễn đạt của tác giả trong đoạn này có gì đặc sắc? Cách diễn đạt đó</b>
cho thấy phẩm chất nào của Vũ Nương?


<b>HS: Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ: </b><i>“Bướm lượn đầy vườn”→ Chỉ cảnh</i>
mùa xuân tươi vui; “Mây che kín núi”→ Chỉ cảnh mùa đông ảm đạm. Tác giả đã
mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả tâm trạng của Vũ Nương khi xa chồng (thấm
thía nỗi cơ đơn, nỗi nhớ nhung khắc khoải) đó chính là tình cảm tốt đẹp của Vũ
Nương đối với chồng: một người vợ Thuỷ chung u chồng tha thiết.



Ngồi ra Vũ Nương cịn là một người mẹ hiền, con dâu thảo. Một mình nàng
vừa phải làm lụng nuôi con nhỏ, vừa phải tận tình chăm sóc mẹ già lúc yếu đau, lo
thuốc thang, cầu khấn thần phật, lúc nào cũng dịu dàng ân cần: Lấy lời ngọt ngào
<i>khôn khéo khuyên lơn => Tất cả sự vất vả đó khơng làm giảm chút nào tính thuỳ mị</i>
nết na ở nàng. Khi mẹ chồng mất nàng lo liệu ma chay tế lễ chu đáo.


<b>HS: Đọc lời trăng trối của bà mẹ chồng trước lúc mất. </b>
<b>?Kh. lời trăng trối của bà mẹ thể hiện điều gì? </b>


<b>HS: Lời trăng trối của bà mẹ thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao</b>
công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng. Đó là cách đánh giá thật xác đáng
và khách quan về lòng chung thuỷ hiếu nghĩa vẹn tồn của Vũ Nương. Đó cũng
là thể hiện niềm tin Vũ Nương có hạnh phúc khi Trương Sinh trở về.


<b>?Kh. Hãy đánh giá nhân cách của Vũ Nương trong đoạn văn này? (Vũ Nương là</b>
người như thế nào?)


<i><b>- Vũ Nương là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết, là người mẹ hiền,</b></i>
<i>là nàng dâu hiếu thảo.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>c) Củng số luyện tập: (2’)</b></i>


<b>?Kh. Nêu những cảm nhận của ban đầu em về nhân vật Vũ Nương qua những</b>
phần vừa tìm hiểu?


<b>HS: Nêu theo yêu cầu, cần đảm bảo các ý:</b>


<i>- Vũ Nương là người con gái đức hạnh, nết na.</i>



<i>- Người vợ có tình cảm đằm thắm thiết tha, ln quan tâm, lo lắng cho sự</i>
<i>bình yên của chồng.</i>


<i>- Người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết, người mẹ hiền, nàng dâu hiếu</i>
<i>thảo.</i>


<b>HS: Trình bày (có nhận xét, bổ sung)</b>


<i><b>d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)</b></i>


- Đọc lại toàn bộ văn bản; phân tích lại nội dung đã học, nắm chắc những
phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Vũ Nương.


- Đọc kĩ và chuẩn bị phần còn lại của văn bản, trả lời các câu hỏi trong
SGK, tiết sau tìm hiểu tiếp.


<b>* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:</b>


Về thời gian:………..……..
………


Về nội dung: ………
………
Về phương pháp:………..
………


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Ngày soạn: 07/9/2012</i> <i>Ngày dạy: 12/9/2012</i> <i>Dạy lớp: 9B</i>
Tiết 17. Văn bản:


<b> CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Tếp theo)</b>


<b> (Trích: Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ</b>
<b>1. Mục tiêu bài dạy. Tiếp tục giúp học sinh:</b>


a) Về kiến thức:


- Làm quen với thể loại truyền kì.


- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm (số phận
của người phụ nữ Việt nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ).


- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng trương.
<i><b> b) Về kĩ năng:</b></i>


- Vận dụng kiến thức đã học đề đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại
truyền kì.


- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự
có nguồn gốc dân gian.


- Kể lại được truyện.
<i><b> c) Về thái độ:</b></i>


Giáo dục các em có lịng cảm thông, yêu mến người phụ nữ; căm ghét hủ
tục chế độ nam quyền, có tinh thần đấu tranh để tạo sự bình đẳng, cơng bằng
trong cuộc sống.


<b>2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.</b>
<i><b> a) Chuẩn bị của giáo viên: </b></i>



SGK, SGV, tham khảo tài liệu, soạn giáo án.


<i><b> b) Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầucủa GV trả</b></i>
lời câu hỏi SGK.


<b>3. Tiến trình bài dạy.</b>
<i><b>* Ổn định tổ chức: (1’)</b></i>


Kiểm tra sĩ số học sinh lớp 9B:…../ 17 Vắng:………….
<i><b>1. Kiểm tra bài cũ: (5’)</b></i>


<i>* Câu hỏi: Em hãy tóm tắt các sự việc chính trong văn bản Chuyện người</i>
<i>con gái Nam Xương? Cho biết Nhân vật Vũ nương được giới thiệu trong các</i>
hoàn cảnh (Khi lấy chồng; khi tiễn chồng đi lính; khi xa chồng) là người như thế
nào?


<i>* Đáp án - Biểu điểm:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, thuỳ mị, nết na, xinh đẹp lấy
chồng là Trương Sinh có tính đa nghi, hay ghen. Biết tính chồng nàng ăn
ở khn phép nên gia đình êm ấm thuận hoà.


+ Cuộc xum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh đi lính. Ở nhà
người vợ sinh được một cậu con trai đặt tên là Đản.


+ Người mẹ già ở nhà thương nhớ con ốm mất, nàng lo toan cho
mẹ chồng mồ yên mả đẹp. Xa chồng, thương con, nhớ chồng nàng bịa
chuyện “cái bóng ” trên tường. Trương Sinh trở về. Nghe lời đứa con,
Trương Sinh nghi ngờ vợ không chung thuỷ, …



+ Người vợ bị oan uổng gieo mình xuống sơng mà chết.


+ Sau khi vợ chết người chồng mới biết là mình nghi oan cho vợ và
hối hận. Qua cuộc nói chuyện với Phan Lang, Trương Sinh lập đàn tràng để
được gặp vợ. Nàng ngồi kiệu hoa, cảm tạ chồng rồi biến mất trong chốc lát.
<i>(5 điểm) - Vũ Nương là người con gái đức hạnh, nết na; người vợ có tình cảm</i>
đằm thắm thiết tha, ln quan tâm, lo lắng cho sự bình yên của chồng; người vợ
thuỷ chung yêu chồng tha thiết, người mẹ hiền, nàng dâu hiếu thảo.


* Giới thiệu bài: (1’) Ngay từ đầu tác phẩm, truyện giới thiệu 2 nhân vật 2 cá
tính khác nhau. Đặc biệt người chồng có hay ghen, đa nghi, ít học? Chi tiết ấy
đã ủ sẵn mầm mống của bi kịch. Biến cố sảy ra khi Trương Sinh được gọi đi lính
và trở về sau ba năm. Bi kịch đó được kể như thế nào? Mời các em cùng tìm
hiểu tiếp trong tiết học hơm nay.


<i><b> 2. Dạy nội dung bài mới:</b></i>
<b>I. Đọc và tìm hiểu chung. </b>
<b>II. Phân tích: (32’)</b>


<i><b>2. Diễn biến câu chuyện: (Tiếp theo)</b></i>


<b>HS: Đọc đoạn: Qua năm sau → việc trót đã qua rồi </b>


<b>?Tb. Đoạn truyện nói về Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? </b>
<i> * Vũ Nương khi bị chồng nghi oan: </i>


<b>Kh. Em hãy kể lại tình huống truyện dẫn đến việc Vũ Nương bị oan?</b>


- Mọi chuyện bắt đầu từ đứa trẻ, tác giả đã cân nhắc chọn lọc để câu nói phản
ánh đúng cách suy nghĩ ngây thơ của trẻ con với những cái vơ lí và đáng ngờ


của nó. Khi Trương Sinh gạn hỏi, đứa trẻ đưa thông tin ngày càng gay cấn: trước
đây có một người đàn ơng, đêm nào cũng đến (rõ ràng là lén lút), mẹ Đản đi
cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi (hai người này quấn quýt nhau lắm rồi), nhưng
chẳng bao giờ bế Đản (rõ là kẻ khác máu tanh lòng). Lời kể của bé Đản về cái
bóng trở thành nhân tố phát triển tạo nên bi kịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

mọi lời phân trần của vợ, không nghe lời bênh vực của hàng xóm. Cuối cùng
chàng bộc lộ tính vũ phu “bóng gió này nọ, mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi đi”.
<b>TB: Khi bị chồng nghi oan Vũ Nương đã có những lời lẽ như nào để minh oan</b>
cho minh?


- <i>Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu […] cách biệt ba năm</i>
<i>giữ một tiết […]đâu có sự hư thân mất nết như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để</i>
<i>cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng nghi oan cho thiếp. </i>


<i> - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã</i>
<i>bình rơi châm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió. </i>
<i> - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc,</i>
<i>tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sơng có linh xin ngài chứng giám…</i>


<b>?Kh. Em có nhận xét gì về ba lời thoại trên? Nội dung mỗi mời thoại nói tới</b>
điều gì?


<b>HS: Đó chính là ba lời thoại của Vũ Nương với chồng, phân trần cho nỗi oan</b>
uổng của mình.


<b>Lời thoại 1: Lời mở đầu chân thành, phân trần để chồng hiểu lịng mình.</b>
- Nói đến thân phận


- Nói đến tình nghĩa vợ chồng


- Khẳng định tấm lịng sắt son
- Cầu xin chồng đừng nghi oan


<b>Lời thoại 2: Thể hiện nỗi đau đớn, thất vọng không hiểu vì sao bị đối xử bất cơng.</b>
- Hạnh phúc gia đình tan vỡ


- Tình u khơng cịn


- Nỗi đau khổ chờ chồng đến hố đá cũng khơng có thể làm lại nữa
<b>Lời thoại 3: Nỗi thất vọng lên đến tột cùng</b>


- Cuộc hơn nhân khơng thể cứu vãn


- Mượn dịng sơng q để giãi bầy tấm lịng


<b>?Kh. Theo em cách xây dựng tình tiết truyện trong đoạn truyện này có gì đáng</b>
chú ý?


<b>HS: Tình tiết được sắp xếp đầy kịch tính, bất ngờ.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>Đản cả"</i> → hai người như hình với bóng. Thơng tin ngày một gay cấn như đổ
thêm dầu vào lửa, tính đa nghi của Trương Sinh đã đến độ cao trào: chàng đinh
ninh là vợ hư, khơng cịn nghi ngờ gì nữa. Một cái bóng vu vơ, một con người
giả dẫn đến một sự thật đau lịng: Một người phụ nữ thuỷ chung, có phẩm hạnh
tốt đẹp phải chết oan uổng. Sau này chính cái bóng đã giải oan được cho nàng.
<b>?Kh. Theo em lời nói của bé Đản có thể tìm hiểu được khơng? Vì sao Vũ</b>
Nương tự vẫn ?


<b> HS: - Lời nói của bé Đản có thể tìm hiểu được: Trương Sinh về hỏi vợ, nói</b>
với vợ ai nói thì Vũ Nương có thể dãi tỏ được.



- Vũ Nương tự vẫn là do cách cư xử hồ đồ độc đốn của Trương Sinh:
Nghe con nói Trương Sinh khơng đủ bình tĩnh để phán đốn phân tích; bỏ ngồi
tai những lời phân trần của vợ, cả họ hàng, làng xóm bênh vực cho Vũ Nương
cũng khơng tin, nhất quyết khơng nói ra dun cớ để cho vợ có cơ hội minh
oan. Nút thắt ngày một chặt, kịch tính ngày càng cao, Trương Sinh trở thành kẻ
vũ phu, thô bạo: mắng nhiếc, đánh, đuổi đi dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ
Nương. Cái chết đó khác nào bị bức tử mà kẻ bức tử hoàn tồn vơ can.


<b>?Giỏi: Em suy nghĩ gì về cái chết của Vũ Nương?</b>


Cái chết của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng
quyền uy của nhà giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ
niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
Người phụ nữ đức hạnh không những không được bênh vực, che chở mà cịn bị
đối xử một cách bất cơng, tàn bạo, vơ lí; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ, sự
hồ đồ vũ phu của anh chồng ghen tng mà phải tự kết thúc cuộc đời mình.
<b>Tóm lại: Vũ Nương - Một người phụ nữ nết hạnh nhưng phải chịu số phận bi thảm.</b>
<b>GV: Truyện có thể kết thúc ở đây nhưng do đặc điểm của truyện truyền kì, Nguyễn</b>
Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối truyện với nhiều yếu tố kì ảo -> Tìm hiểu:


<i><b>3. Kết thúc truyện:</b></i>


<b>HS: Đọc phần cịn lại của truyện.</b>


<b>TB: Tìm những chi tiết kì ảo tưởng tượng trong đoạn truyện?</b>


- Có người tên là Phan Lang […] một đêm chiêm bao thấy một người con
<i>gái áo xanh đến kêu tha mạng. Sáng dậy có người phường chài đem biếu một</i>
<i>con rùa xanh […] bèn đem thả rùa… Phan Lang dự tiệc có vơ số mĩ nhân trong</i>


<i>số đó, có một người …giống V ũ Nương…</i>


<i> - Phan Lang kể lại với họ Trương […] chàng bèn lập đàn tràng ba ngày đêm ở</i>
<i>bến Hoàng Giang. Thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa… “Đa tạ tình</i>
<i>chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Bóng nàng loang lống mờ</i>
<i>nhạt dần mà biến đi mất. </i>


<b>Giỏi: Em có nhận xét gì về cách đưa yếu tố kì ảo của Nguyễn Dữ?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh (bến đị Hồng Giang, ải Chi Lăng),
về thời điểm lịch sử (cuối đời Khai Đại nhà Hồ), nhân vật lịch sử (Trần Thiêm
Bình). Sự kiện lịch sử (quân Minh xâm lược nước ta). Những chi tiết thực về
trang phục của các mĩ nhân, cách thức này làm cho thế giới kì ảo lung linh trở
nên gần với đời thực, làm tăng độ tin cậy.


<b>Kh, Giỏi: Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo là gì? Phân tích để thấy rõ điều đó?</b>
<b>HS: Nỗi oan khuất của Vũ Nương được hoá giải.</b>


<b>GV: Những yếu tố kì ảo cuối truyện làm hồn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của</b>
Vũ Nương, một con người dù ở thế giới bên kia vẫn nặng tình với cuộc đời,
quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khát khao được phục hồi danh dự,
những yếu tố kì ảo tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn
đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời: Người tốt dù trải qua bao
oan khuất cuối cùng sẽ được minh oan.


Vũ Nương trở lại dương thế, rực rỡ uy nghi nhưng chỉ thấp thống ở giữa
dịng sơng, lúc ẩn, lúc hiện với lời tạ từ ngậm ngùi "Đa tạ tình chàng...được nữa"
rồi trong chốc lát bóng nàng loang lống mà mờ nhạt dần rồi biến mất. tất cả chỉ
là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc thực sự đâu cịn có
thể làm lại được nữa. Chàng Trương vẫn phải trả giá =>Khẳng định niềm


thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ.


<b>III. Tổng kết – Ghi nhớ. (3’)</b>


<b>TB: Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm?</b>
<b>HS: </b>


- Nghệ thuật: Tác phẩm thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân
<i>vật, kết hợp tự sự với trữ tình, cách dẫn dắt tình tiết khéo léo xây dựng lời thoại</i>
<i>tự bạch, những yếu tố kì ảo kết hợp xen kẽ yếu tố thực. </i>


<i> - Nội dung: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ</i>
<i>Nương, chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số</i>
<i>phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đồng thời</i>
<i>khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. </i>


<b>HS: Đọc * Ghi nhớ: (SGK,Tr.39)</b>
<i><b>c) Củng số luyện tập: (2’)</b></i>


<b>?Tb. Hãy kể lại truyện Người con gái Nam Xương theo cách của em?</b>
<b>HS. Kể (có nhận xét, đánh giá cụ thể)</b>


<b>HS. Đọc thêm bài Lại bài viếng Vũ Thị</b>
<i><b>d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)</b></i>


- Đọc, tóm tắt truyện, nắm chắc nội dung tác phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:</b>


Về thời gian:………..……..


………


Về nội dung: ………
………
Về phương pháp:………..
………


===========================


<i>Ngày soạn: 08/9/2012</i> <i>Ngày dạy: 13/9/2012</i> <i>Dạy lớp: 9B</i>
Tiết 18. Tiếng Việt:


<b> XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI</b>
<b>1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh:</b>


a) Về kiến thức:


- Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống
từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.


- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
<i><b> b) Về kĩ năng:</b></i>


- Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô
trong văn bản cụ thể.


- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
<i><b> c) Về thái độ:</b></i>


Học sinh có ý thức sử dụng từ ngữ xưng hô giàu sắc thái biểu cảm trong


giao tiếp.


<b>2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.</b>
<i><b> a) Chuẩn bị của giáo viên: </b></i>


SGK, SGV, tham khảo tài liệu, soạn giáo án.


<i><b> b) Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầucủa GV trả</b></i>
lời câu hỏi SGK.


<b>3. Tiến trình bài dạy.</b>
<i><b>* Ổn định tổ chức: (1’)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>* Câu hỏi: </i>


? Thế nào là quan hệ giữa các phương châm hội thoại và tình huống giao
tiếp. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.


<i>* Đáp án - Biểu điểm:</i>


<i>(4 điểm) - Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm</i>
của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?).
<i>(6 điểm) - Việc khơng tn thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ</i>
những ngun nhân sau:


+ Người nói vơ ý, vụng về, thiếu văn hố giao tiếp.


+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu
cầu khác quan trọng hơn.



+ Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo
một hàm ý nào đó.


* Giới thiệu bài: (1’) Xưng hô trong hội thoại là một hành động không
thể thiếu. Tiếng Việt có hệ thống các từ xưng hô khá đa dạng, phong phú. Tiết
học hôm nay cơ trị ta cùng tìm hiểu nội dung này.


<i><b> 2. Dạy nội dung bài mới:</b></i>


<b>I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hơ. (20’)</b>
<i><b> 1. Ví dụ: </b></i>


<i> </i> <i>* Ví dụ 1:</i>


<b>?Tb. Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt ? </b>
<b> HS: Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt: </b>


<i>- Dùng đại từ xưng hô:</i>


<i> + Ngôi thứ nhất: Tôi, tao, tớ... Chúng ta, chúng tôi...</i>
<i> + Ngôi thứ hai: Mày... Chúng mày...</i>


<i> - Dùng các từ chỉ quan hệ gia đình: ơng, bà, chú, bác, cơ, dì...</i>
<i> - Các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: Thủ trưởng, bác sĩ, giáo sư...</i>
<i> - Các từ chỉ quan hệ xã hội: Bạn, tên riêng....</i>


<b>?Kh. Cách dùng những từ ngữ xưng hơ này có gì đáng chú ý ? </b>


HS: - Dùng các từ ngữ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hơ với người khơng phải
họ hàng. Ví dụ: Ơng - tơi, chú - dì để chỉ những người ít tuổi hơn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Đại từ xưng hơ có thể xảy ra hiện tượng kiêm ngơi: Có thể dùng cả ngơi
thứ nhất và ngôi thứ hai:


VD: - Lấy cho mình cái bút. (ngơi thứ nhất)
- Mình về mình có nhớ ta...(ngơi thứ hai)


- Dùng đại từ xưng hơ có thể xảy ra hiện tượng gộp ngôi: chúng ta, chúng
tao (cả ngôi thứ nhất và ngơi thứ hai - người nói và người nghe)


- Dùng từ ngữ xưng hô xảy ra hiện tượng thay ngôi: VD: "Thầy em hãy cố
ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột" => Chị Dậu gọi chồng theo cương vị của
con (ngôi thứ ba)


<b>?Tb. Trong giao tiếp đã bao giờ các em gặp tình huống khơng biết xưng hơ như</b>
thế nào chưa?


<b>HS: - Xưng hô với bố mẹ là thầy cô giáo ở trường trước mặt các bạn, trong giờ</b>
ra chơi, trong giờ học.


- Xưng hô với em họ, cháu họ đã nhiều tuổi


<b>?Kh. Em rút ra nhận xét gì về việc từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt ? </b>


<b>HS: - Tiếng Việt có hệ thống các từ xưng hơ rất phong phú, tinh tế giàu sắc thái</b>
<i>biểu cảm.</i>


<i>* Ví dụ 2:</i>


đọc đoạn văn a, b (T.38, 39)



Xác định những từ ngữ xưng hô trong hai đoạn văn ?
<b>HS: Đoạn văn a: + Em - anh ( dế Choắt nói với dế Mèn)</b>
+ Ta - chú mày (dế Mèn nói với dế Choắt)


+ Ta - chú mày (dế Mèn nói với dế Choắt)


<i> Đoạn văn b: Tơi - anh ( của dế Mèn nói với dế Choắt và ngược lại)</i>


<b>?Kh. Hãy phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của dế Mèn và dế Choắt trong</b>
hai đoạn trích trên ?


<b>HS: - Đoạn văn a: Sự xưng hô của hai nhân vật này rất khác nhau, đó là sự</b>
xưng hơ bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn, cần nhờ
vả người khác và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng, hách dịch.


<i> Đoạn văn b: Sự xưng hơ thay đổi hẳn, đó là sự xưng hơ bình đẳng (tơi </i>
-anh) khơng ai thấy mình thấp hơn, hay cao hơn người đối thoại.


<b>?Kh. Do đâu mà có sự thay đổi đó ? </b>


<b>HS: Do tình huống giao tiếp thay đổi và vị thế của hai nhân vật khơng cịn như</b>
trong đoạn trích thứ nhất nữa. Dế Choắt khơng coi mình là đàn em, cần nhờ vả,
nương tựa dế Mèn nữa mà nói với dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là
một người bạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>HS: Khi sử dụng từ ngữ xưng hô ta cần chú ý: Lựa chọn từ ngữ xưng hơ thích</b>
hợp; chú ý tới tình huống giao tiếp; chú ý tới đối tượng giao tiếp.


<b>GV. Chốt nội dung bài học:</b>


<i><b> 2. Bài học:</b></i>


<i> - Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế, giàu sắc</i>
<i>thái biểu cảm.</i>


<i> - Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống</i>
<i>giao tiếp để xưng hơ cho thích hợp.</i>


<b>HS: Đọc * Ghi nhớ: (SGK,Tr.39)</b>
<b>II. Luyện tập. (15’)</b>


<i><b> 1. Bài tập 1 (Tr.39)</b></i>


<b>HS Tb. Đọc yêu cầu bài tập.</b>


<b>?Kh. Lời nói trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Tại sao có sự </b>
nhầm lẫn đó ?


<b>HS: - Nhầm lẫn từ "chúng ta"; phải dùng từ "chúng em"</b>


- Vì trong tiếng Việt, có sự phân biệt giữa phương tiện xưng hơ chỉ "ngơi
gộp" (chỉ một nhóm ít nhất là hai người: người nói - người nghe) và phương tiện
xưng hơ chỉ "ngơi trừ" (chỉ một nhóm ít nhất là hai người: người nói nhưng
khơng có người nghe: chúng em, chúng tơi...). Ngồi ra có phương tiện xưng hơ
vừa có thể được dùng để chỉ "ngơi gộp" vừa có thể được dùng để chỉ "ngơi trừ":
chúng mình => ngơn ngữ châu âu khơng có sự phân biệt này. Cơ gái do ảnh
<i>hưởng của thói quen trong tiếng mẹ đẻ (không phân biệt ngôi gộp và ngôi trừ</i>
<i>nên cô đã có sự nhầm lẫn</i>


<i>Việc dùng từ "chúng ta" thay cho từ "chúng em / chúng tôi" làm mọi người</i>


<i>hiểu lễ thành hôn là của cô học viên người châu âu với vị giáo sư người Việt</i>
<i>Nam.</i>


<i><b> 2. Bài tập 2: (Tr.40):</b></i>
<b>HS: Đọc yêu cầu bài tập 2</b>


<b>?Kh. Hãy giải thích theo yêu cầu bài tập ?</b>


<b>HS: Việc dùng từ "chúng tôi" thay cho từ "tôi" trong các văn bản khoa học nhằm</b>
<i>tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản. Ngồi</i>
<i>ra cịn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.</i>


<i><b> 3. Bài tập 3: (Tr.40):</b></i>


<b>?Kh. Hãy phân tích cách xưng hơ trong câu chuyện ? </b>
<b>HS: Phân tích → trình bày (có nhân xét, bổ sung)</b>


<i>- Đứa bé xưng hô với mẹ: Mẹ - con => đớa bé gọi mẹ của mình theo </i>
<i>cách gọi thơng thường.</i>


<i>- Đứa bé xưng hô với sứ giả: ta - ông => Cách xưng hơ cho thấy Thánh </i>
<i>Gióng là một đứa trẻ khác thường => ngang hàng với sứ giả.</i>


<i><b> 4. Bài tập 5: (Tr.40):</b></i>
<b>Tb. Đọc yêu cầu bài tập.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>HS: Trước năm 1945, đất nước ta còn là một nước phong kiến. Người đứng đầu</b>
nhà nước là vua. Vua không bao giờ xưng với dân chúng của mình là "Tơi" mà
xưng là "Trẫm". Việc Bác Hồ, người đứng đầu nhà nước Việt Nam xưng "Tôi" và
<i>gọi dân chúng là "Đồng bào" tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết với</i>


<i>người nói, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân</i>
<i>trong một đất nước dân chủ</i>


c) Củng số luyện tập: (2’)


<b> ?HS. Nêu những điều cần chú ý khi sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp?</b>
<i>- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hơ rất phong phú, tinh tế,</i>
<i>giàu sắc thái biểu cảm.</i>


<i> </i> <i>- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình</i>
<i>huống giao tiếp để xưng hơ cho thích hợp.</i>


<i><b>d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)</b></i>
- Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ.
- Làm bài tập 4 (Tr.40).


- Đọc và chuẩn bị bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
<b>* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:</b>


Về thời gian:………..……..
………


Về nội dung: ………
………
Về phương pháp:………..
………


=============================


<i>Ngày soạn: 9/9/2012</i> <i>Ngày dạy: 14/9/2012</i> <i>Dạy lớp: 9B</i>


<i><b>Tiết 19. Tiếng việt:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>1. Mục tiêu bài dạy: </b>
<i><b> a) Về kiến thức:</b></i>


- Bài này giúp học sinh nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩa cách dẫn
trực tiếp và cách dẫn gián tiếp


<i><b>b) Về kĩ năng:</b></i>


- Nhận ra cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.


- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
<i><b>c) Về thái độ:</b></i>


- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến tiếng việt cho học sinh
<b>2. Chuẩn bị :</b>


<i><b> a) Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV thiết kế bài giảng ngữ văn 9.</b></i>
- Soạn giáo án.


<i><b> b) Học sinh: </b></i>


- Học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của gv.
<b>3. Tiến trình bài dạy:</b>


* Ổn định tổ chức (1’) Sĩ số lớp 9b:………./17 Vắng:
<b> a) Kiểm tra bài cũ (5’)</b>


<i> * Câu hỏi kiểm tra miệng</i>



- Trình bày từ ngữ xưng hơ và việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại? Ví dụ?
<i> * Đáp án - Biểu điểm</i>


(3đ’) - Tiếng việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu
sắc thái biểu cảm.


<b>(5đ’) - Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình</b>
huống giao tiếp để xưng hơ cho thích hợp.


<b> (2đ’) – Lấy được ví dụ.</b>


* Giới thiệu bài (1’): Trong khi nói và viết đơi lúc ta vẫn đưa lời nói hoặc ý
nghĩ của người khác vào trong quá trình hội thoại cho có hiệu quả. Đó chính là
cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp mà ta tìm hiểu trong bài hôm nay.


<i><b> b) Dạy nội dung bài mới:</b></i>
<b>I. Cách dẫn trực tiếp (11’).</b>
<b> 1. ví dụ: sgk – 53.</b>


Gọi học sinh đọc ví dụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Phần câu in đậm ở ví dụ a là lời nói, vì trước đó có từ “nói” trong phần lời
của người dẫn.


<b>?Tb. Được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì? </b>


- Nó được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
<b>?Tb. Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? </b>



- Phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ “nghĩ”.


<b>?Tb. Nó được ngăn cách với bộ phận câu đứng trước bằng những dấu gì? </b>
- Dấu hiệu tách hai phần câu cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
<b>?Giỏi. Trong hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ </b>
phận đứng trước nó được khơng? Nếu được thì hai bộ phận ấy ngăn cách với
nhau bằng những dấu gì?


- Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận. Trong trường hợp ấy, hai bộ phận
ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.


<i>GV: Cách dẫn như vậy trong tiếng Việt gọi là dẫn trực tiếp.</i>
<b>?Kh. Em hãy cho biết thế nào là dẫn trực tiếp? </b>


<b> 2. Bài học:</b>


<i>- Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người</i>
<i>hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.</i>


<b>II. Cách dẫn gián tiếp (9’).</b>
<i><b>1. Ví dụ:</b></i>


Gọi học sinh đọc 2 ví dụ


<b>?Kh. Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó có được ngăn</b>
cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì khơng?


- Trong ví dụ a, phần câu in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời
khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn.



<b>?Giỏi. Phần câu in đậm ở ví dụ b là lời nói hay ý nghĩ?Giỏi.iữa bộ phận in đậm </b>
và bộ phận đứng trước có từ gì? có thể thay từ đó bằng từ gì?


- Phần câu in đậm là ý ngĩ , vì trước đó có từ “hiểu”, giữa phần ý nghĩ
được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”. Có thể thay từ “là” vào vị trí
của từ “rằng” trong trường hợp này.


<b>GV: Qua phân tích ví dụ, các em nhận thấy phần in đậm là lời nói, ý nghĩ của</b>
người khơng được nhắc lại ngun văn mà có sự điều chỉnh cho thích hợp. Phần
lời, ý nghĩ đó khơng được đặt trong dấu ngoặc kép. Cách dẫn lời ấy là gián tiếp.
<b>?Tb. Cách dẫn gián tiếp là như thế nào? </b>


<i><b>2. Bài học</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>GV: Người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người hay một nhân vật.</b>
“Lời nói” là ý nghĩ đã được nói ra hay là “lời nói bên ngồi”, ý nghĩ là “lời nói
bên trong” chưa được nói ra.


- Khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng thường xun
hơn. Cịn lời nói trao đổi của các nhân vật trong truyện thường được dẫn trực
tiếp và được gọi là lời thoại. Lời thoại thường được viết tách riêng như kiểu viết
một đoạn văn và có thêm dấu gạch ngang đầu dòng ở đâu lời thoại.


<b>?Kh. Việc dùng từ đệm “rằng” hoặc “là” gặp nhiều hơn trong ngôn ngữ nói vì </b>
sao vậy?


- Việc dùng từ đệm “rằng” hoặc “là” gặp nhiều hơn ngôn ngữ nói, vì trong
ngơn ngữ nói khơng có cái tương đương với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép của
ngôn ngữ viết. Sự có mặt các từ “rằng, là” hay khả năng thêm chúng vào sau động từ
trong câu là căn cứ để phân biệt câu chứa lời dẫn với câu khơng chứa lời dẫn.



<b>?Kh. Trong tiếng việt có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật?</b>
- Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật là: dẫn
trực tiếp và dẫn gián tiếp.


GV: Đó chính là nội dung phần ghi nhớ sgk – 54.
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ


<i> *Ghi nhớ: sgk – 54.</i>


<b>GV: Để các em có thể nắm chắc hơn phần lí thuyết cơ trị ta cùng đi làm một số</b>
<i>bài tập.</i>


<b>III. Luyện tập (15’).</b>
<b> 1. Bài tập 1: sgk – 54.</b>


<b>?Tb. Nêu yêu cầu của bài tập ? </b>


<b>?Kh. Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn “Lão Hạc” </b>
của Nam Cao cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay
dẫn gián tiếp?


- Cách dẫn trong các câu ở a và b đều là dẫn trực tiếp. Trong câu a, phần
lời nói dẫn dắt bắt đầu từ “A! lão già…”. Đó là ý nghĩ mà nhân vật gán cho con
chó. Trong câu b, lời dẫn bắt đầu từ “cái vườn là…”. Đó là ý nghĩ của nhân vật
(lão tự bảo rằng…)


<i><b> 2. Bài tập 2 : sgk – 54.</b></i>


<b>?Kh. Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý </b>


kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp?
- Từ câu a có thể tạo ra:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một
dân tộc anh hùng.


+ Câu có lời dẫn gián tiếp : Trong “báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng
<i><b>ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu</b></i>
<i><b>của một dân tộc anh hùng.</b></i>


<i><b> 3. Bài tập 3: sgk – 55.</b></i>


<b>?Kh, Giỏi. Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích theo cách dẫn</b>
gián tiếp?


<b>GV: Cho HS thảo luận theo nhóm, sau 3 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày.</b>
<i>Để thực hiện có hiệu quả, cần chú ý:</i>


<i> - Phân biệt rõ lời thoại là của ai đang nói với ai trong lời thoại đó có phần</i>
<i>nào mà người nghe cần chuyển đến người thứ ba đó là ai.</i>


<i> - Thêm vào trong câu những từ ngữ thích hợp để mạch ý của câu rõ:</i>
Ví dụ:


<i> Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng dặn Phan nói hộ với chàng</i>
<i>Trương rằng nếu Chàng Trương cịn chút tình xưa nghĩa cũ thì xin lập một dàn giải</i>
<i>oan ở bến sơng, đốt cây đèn trần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.</i>


<b> c) Củng cố, luyện tập (2’).</b>



- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm, nhấn mạnh để HS khắc sâu kiến thức
về lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.


<b> d) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’).</b>
- Các em về nhà học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập còn lại.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng.
<b>* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:</b>


Về thời gian:………..……..
………


Về nội dung: ………
………
Về phương pháp:………..
………


<i>Ngày soạn: 10/9/2012</i> <i>Ngày dạy: 15/9/2012</i> <i>Dạy lớp: 9B</i>
<i><b>Tiết 20. Tập làm văn:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh nắm được một trong những cách quan trọng</b>
để phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên
cơ sở nghĩa gốc, Cụ thể:


a) Về kiến thức:


- Ơn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự
<b> b) Về kĩ năng: </b>


- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự


<i><b> c) Về thái độ: </b></i>


- Giáo dục, bồi dưỡng tình cảm căm ghét chế độ phong kiến đã trà đạp lên
nhân phẩm của người phụ nữ


<b>2. Chuẩn bị: </b>
<b> a)Giáo viên:</b>


- Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án


<b> b) Học sinh: </b>


- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên
<b>3. Tiến trình bài dạy</b>


* Ổn định tổ chức (1’) Sĩ số lớp 9b: ………/15 Vắng:…………..
- Lớp phó học tập báo cáo sự chuẩn bị bài của học sinh


<i><b> a) Kiểm tra bài cũ (5’). Kiểm tra miệng</b></i>
<i><b> * Câu hỏi :</b></i>


Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?Kh.hi tóm tắt cần phải chú ý điểm gì?
<i><b> * Đáp án - Biểu điểm</b></i>


(3đ’) - Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được
nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.


- Khi tóm tắt cần phải chú ý:



(3đ’) + Phải căn cứ vào những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm là: sự việc
và nhân vật chính.


(3đ’) + Có thể xen kẽ có mức độ những yếu tố bổ trợ; các chi tiết, các nhân vật
phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận đối thoại và độc thoại nội tâm.


(1đ’) – Kiểm tra vở soạn của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i><b> b) Dạy nội dung bài mới:</b></i>


<b>I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự (5’).</b>
Gọi học sinh đọc 3 tình huống ở SGK


<b>?Tb. Cả 3 tình huống chúng ta phải tóm tắt như thế nào? </b>


- Trong cả ba tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản.
<b>?Kh. Ở mỗi tình huống chúng ta phải tóm tắt như thế nào? </b>


<b>Tình huống 1:</b>


- Phải kể lại diễn biễn của bộ phim: “chiếc lá cuối cùng” cùng tên với một tác
phẩm văn học đã được học để người không đi xem nắm được (chú ý: thơng
thường, phim có thể ít nhiều khác với tác phẩm văn học), do đó người kể phải
bám sát nhân vật chính và cốt truyện trong phim.


<b>Tình huống 2:</b>


- Đây là một hình thức buộc người học văn phải trực tiếp đọc tác phẩm trước
khi học, do đó một khi đã tóm tắt được tác phẩm (gồm nhân vật chính và cốt
truyện) thì người học sẽ hứng thú hơn trong phần phân tích.



<b>Tình huống 3:</b>


- Thực chất đây là việc kể lại một cách tóm tắt tác phẩm văn học mà mình u
thích nhất, do đó người kể phải trung thực với cốt truyện, khách quan với nhân
vật, cố gắng hạn chế những thêm thắt không cần thiết hoặc những lời bình chủ
quan dài dịng của mình.


<b>?Giỏi. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự? </b>


- Tóm tắt văn bản giúp người đọc và người nghe dễ nắm được nội dung chính
của một câu chuyện. Do lược bỏ đi những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ
khơng quan trọng, nên văn bản tóm tắt làm nổi bật được các sự việc và nhân vật
chính. Văn bản tóm tắt thường ngắn ngọn nên dễ nhớ.


<b>GV: Văn bản tự sự là những văn bản phản ánh cuộc sống bằng cách kể lại các</b>
<i>sự việc theo một chuỗi liên tục, có q trình, có các mối liên hệ với nhau nhằm</i>
<i>bộc lộ ý nghĩa, phơi bày các xung đột, khắc họa hình tượng nhân vật. Chính vì</i>
<i>thế, văn bản tự sự thường là những văn bản có cốt truyện với các nhân vật., chi</i>
<i>tiết và sự kiện tiêu biểu. Khi viết, nhà văn còn sử dụng nhiều yếu tố, chi tiết phụ</i>
<i>khác để làm cho truyện thêm sinh động, hấp dẫn. Do đó, khi tóm tắt văn bản tự</i>
<i>sự, người ta thường tước bỏ đi những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ không</i>
<i>quan trọng nhằm làm nổi bật các sự việc nhân vật chính.</i>


<b>?Kh. Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy</b>
cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự?


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Con có thể kể lại vắn tắt cho mẹ nghe về một thành tích nào đó của mình
vừa được nhà trường tặng giấy khen (làm được việc gì? tác dụng của việc làm
ấy? có ai giúp đỡ hay tự làm?).



- Chú bộ đội kể lại một trận đánh (sự việc diễn ra như thế nào? những ai tham
gia?Kết quả?).


<b>?Giỏi. Theo em chất lượng của một bản tóm tắt văn bản tự sự thường thể hiện ở</b>
các tiêu chuẩn nào?


- Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt.


- Bảo đảm tính khách quan: trung thành với văn bản được tóm tắt, khơng
thêm bớt vào các chi tiết, các sự việc khơng có trong văn bản, khơng chen vào
bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê của cả người tóm tắt


- Bảo đảm tính hồn chỉnh: dù ở các mức độ khác nhau, nhưng bản tóm tắt
phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện (mở đầu, phát triển và
kết thúc).


- Bảo đảm tính cân đối: số dịng tóm tắt dành cho các sự việc chính, nhân vật
chính, các chi tiết tiêu biểu, mục, phần…một cách phù hợp.


<b>II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự (15’).</b>
<i><b>1. Bài tập:</b></i>


<i>GV: Gọi học sinh đọc các sự việc</i>


<b>?Giỏi. Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? có thiếu sự việc nào quan</b>
trọng khơng? nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần
phải nêu?


- Sách giáo khoa nên lên bảy sự việc khá đầy đủ của cốt truyện “chuyện người


con gái Nam Xương) tuy vậy vẫn thiếu một sự việc rất quan trọng. Đó lá sau khi
vợ trẫm mình tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai gồi bên đèn, đứa con
chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Chính sự
việc này làm chàng hiểu ra vợ mình đã bị oan. Nghĩa là chàng hiểu ra ngay sau
khi vợ chết chứ không phải đợi đến khi Phan Lang về kể lại việc gặp Vũ Nương
dưới đọng Linh Phi, Trương Sinh mới biết vợ mình oan như sự việc thứ bày
trong SGK đã nêu lên. Đấy là sự việc chưa hợp lý, cần bổ sung điều chỉnh trước
khi viết văn bản tóm tắt


<b>?Kh. Các sự việc nêu trên đã hợp lý chưa? Có gì cần thay đổi khơng? </b>


- Thêm sự việc: Một đêm Trương Sinh cùng con ngồi bên đèn, đứa con chỉ
chiêc bóng trên tường và nói đó chính là người hay đến đêm đêm. Chính sự việc
này làm chàng hiểu ra vợ mình đã bị oan.


- Sự việc thứ bảy bỏ sự việc: “biết vợ bị oan”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Học sinh tóm tắt


Giáo viên điều chỉnh như SGK trang 60


<b>?Kh. Qua tìm hiểu bài tập, em cho biết sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản? </b>
<b> 2. Bài học:</b>


<i> - Tóm tắt một văn bản tự sự là cách làm giúp người đọc và người nghe nắm</i>
<i>được nội dung chính của văn bản đó. Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách</i>
<i>ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính, phù hợp với văn bản</i>
<i>được tóm tắt.</i>


<b>GV: Các em đã hiểu được sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự. Tiếp theo</b>


chúng ta luyện tập thực hành tóm tắt văn bản hồn chỉnh.


<b>III. Luyện tập(15’).</b>
<i><b>1. Bài tập 1: sgk – 59.</b></i>


<b>GV. Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1</b>


<b>?Kh. Tóm tắt văn bản: “Lão Hạc” của tác giả Nam Cao? </b>


- Lão Hạc là một người nơng dân nghèo, hiền lành chất phác. Lão có một
người con trai duy nhất đã đến tuổi lập gia đình, nhưng vì lão q nghèo nên
khơng đủ tiền cưới vợ cho con. Con trai lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su với
một lời thề “con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về,
khơng có tiền sống khổ sống sở ở cài làng này, nhục lắm”.


- Lão Hạc ở nhà làm thuê, làm mướn, lần hồi kiếm ăn qua ngày. Người bạn
tâm tình thân thiết nhất của lão chỉ có con Vàng. Nhưng chẳng may lão bị ốm,
sức khoẻ sút kém, không kiếm ra tiền, rồi trận bão phá sạch hoa màu trong vườn
của lão. Lão cùng đường phải bán con Vàng. Lão nhờ ông giáo đứng tên mảnh
vườn để sau này giao lại cho con trai lão. Lão cịn đưa cho ơng giáo ba mươi
đồng bạc cuối cùng để phòng khi lão mất.


- Ông giáo cứ đinh ninh là Lão Hạc là người quá lo xa, nhưng đến khi phải
chứng kiến cái chết thê thảm của lão thì ơng giáo chợt hiểu ra tất cả.


Gọi học sinh tóm tắt.


Giáo viên và học sinh nhận xét.
<i><b>2. Bài tập 2: sgk – 59.</b></i>



<b>?Kh. Tóm tắt miệng trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em</b>
đã được nghe hoặc đã chứng kiến?


- Cho các em suy nghĩ nhớ lại một câu chuyện của bản thân xảy ra trong cuộc
sống. Câu chuyện ấy phải có mở đầu, diến biến, kết thúc.


- Gọi học sinh ở từng nhóm đứng tại chỗ trình bày.
- Giáo viên và học sinh nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- HS thấy được sự cần thiết của việc tóm tắt VB tự sự.
<b> d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà (1’).</b>
- Các em về nàh học thuộc ghi nhớ.


- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 phần còn lại.


- Hướng dẫn chuẩn bị bài: chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
<b>* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:</b>


Về thời gian:………..……..
………


Về nội dung: ………
………
Về phương pháp:………..
………


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×