Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

KT van HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.06 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút A. Trắc nghiệm: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1 đến 6 “Mẹ tôi, giọng khản đặc từ trong màn nói vọng ra: - Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều .” (Ngữ văn 7 - Tập I) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? a. Cổng trường mở ra. b. Cuộc chia tay của những con búp bê. c. Mẹ tôi d. Sông núi nước Nam Câu 2: Tác giả truyện ngắn có chứa đoạn văn trên là ai? a. Lí Lan b. A-mi-xi c. Khánh Hoài d. Trần Quang Khải Câu 3: Đại từ “tôi” có trong đoạn văn trên là đại từ dùng để: a. trỏ người b. trỏ số lượng c. hỏi về người d. hỏi về số lượng Câu 4: Đoạn văn trên có mấy từ láy? a. 1 từ b. 2 từ c. 3 từ . d. 4 từ Câu 5: Từ “của” trong câu “Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều .” thuộc từ loại: a. danh từ b. động từ c. tính từ d. quan hệ từ Câu 6: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? a. Tự sự. b. Nghị luận. c. Biểu cảm. d. Miêu tả. Đọc bài ca dao và trả lời các câu hỏi 7 đến 12 Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? Câu 7: Bài ca dao trên nói về chủ đề gì? a. Tình cảm gia đình b. Tình yêu quê hương, đất nước c. Than thân d. Châm biếm Câu 8: Bài ca dao trên có mấy thành ngữ? a. một b. hai c. ba d. bốn Câu 9: Bài ca dao trên sử dụng mấy cặp từ trái nghĩa? a. một b. hai c. ba d. bốn Câu 10: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu cuối của bài ca dao trên? a. So sánh b. Chơi chữ c. Điệp ngữ d. Cả a,b,c đúng Câu 11: Câu cuối trong bài ca dao sử dụng mấy đại từ? a. một b. hai c. ba d. bốn Câu 12: Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh con cò trong bài ca dao trên? a. Con cò là biểu tượng cho khát vọng chống lại đói nghèo của người phụ nữ trong xã hội cũ. b. Con cò là biểu tượng về sự trong trắng, coi trọng nhân cách của người nông dân trong xã hội cũ. c. Con cò là biểu tượng cho hình ảnh và cuộc đời vất vả, gian khổ của người nông dân trong xã hội cũ. d. Cả 3 ý trên đều đúng. B. Tự luận : (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) Chép lại bản phiên âm bài thơ Hồi hương ngẫu thư của tác giả Hạ Tri Chương. Câu 2: (1 điểm) Đặt một câu có sử dụng thành ngữ, gạch dưới thành ngữ đó. Câu 3 : (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về thầy (cô) giáo của em. _______Hết_______.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM A. Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm). Câu Đáp án. 1 b. 2 c. 3 a. 4 b. 5 d. 6 a. 7 c. 8 a. 9 b. 10 c. 11 a. 12 c. B. Tự luận : (7 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3. Chép đúng bài thơ (Sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm). - Đặt câu đúng yêu cầu - Gạch dưới thành ngữ I. Yêu cầu: 1. Hình thức: - Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần - Diễn đạt sạch sẽ, theo dõi được - Viết đúng kiểu văn bản biểu cảm. - Xác định đúng một đối tượng để biểu cảm là người thân nhất (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị...) - Cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ,... về người thân thực sự chân thành, sâu sắc. - Biết thông qua các kỷ niệm, các hình ảnh về đối tượng để bộc lộ cảm xúc. - Vận dụng được các yếu tố tự sự, miêu tả và các phương pháp lập ý (quan sát, suy ngẫm, liên hệ tương lai,...) vào văn bản biểu cảm. 2. Nội dung : a. Mở bài - Giới thiệu người thầy (cô) của em - Tình cảm yêu quý, kính trọng của em đối thầy (cô). 1,0 0,5 1,0. 0,5. b. Thân bài 3,0 - Vai trò của thầy (cô) trong trường em, lớp em, ngoài xã hội - Vai trò của thầy (cô) đối với cá nhân em - Cảm nghĩ của em về thầy (cô) + Về công việc giảng dạy của thầy (cô) thế nào? + Về đức tính của thầy (cô) đó + Về tình cảm, thái độ của thầy (cô) đó với mọi người, với em + Mong muốn của em về thầy (cô), những cố gắng của bản thân để thầy (cô) vui lòng. -. c. Kết bài Khẳng định vai trò của thầy (cô) trong cuộc sống của em Thể hiên lòng biết ơn, sự đền đáp xứng đáng của em với thầy (cô) đó ________Hết________. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ I - NĂM 2011-2012 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) A.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ) Chọn câu trả lời đúng bằng cách ghi ra giấy thi đáp án đúng. VD: 1.b Câu 1: Ai là tác giả bài thơ “ Tiếng gà trưa”? a. Xuân Quỳnh b. Nguyễn Khuyến c. Hồ Xuân Hương d. Bà Huyện Thanh Quan Câu 2: Văn bản nào dưới đây không phải là tác phẩm thơ Trung đại Việt Nam? a. Bánh trôi nước b. Bạn đến chơi nhà c. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh d. Phò giá về kinh. Câu 3: Bài thơ nào sau đây có thể thơ giống bài “Qua Đèo Ngang”? a. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá b. Côn Sơn ca c. Bạn đến chơi nhà d. Bánh trôi nước. Câu 4: Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ: a. Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng, gieo vần vào tiếng cuối các câu 1,2,4 b. Mỗi bài có tám câu mỗi câu có bảy tiếng, gieo vần vào tiếng cuối các câu 1,2,4 c. Mỗi bài có bảy câu mỗi câu có tám tiếng, gieo vần vào tiếng cuối các câu 1,2,4 d. Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có 5 tiếng, gieo vần vào tiếng cuối các câu 1,2,4 Câu 5:Dòng nào nêu đúng ý nghĩa của văn bản “ Tĩnh dạ tứ”? a. Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. b. Bài thơ thể hiên nỗi lòng đối với quê hương da diết , sâu nặng trong tâm hồn của người xa quê. c. Tình quê hương là tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. d. Bài thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên. Câu 6: Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong hai câu cuối bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”? a. Giọng điệu bi hài b. Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả c. Cấu tứ độc đáo d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 7: Điểm giống nhau về hình thức diễn đạt của hai bài thơ “ Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” là: a. Tinh thần yêu nước b. Khát vọng thái bình thịnh trị c. Nhịp thơ phù hợp với những chiến thắng. d. Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng. Câu 8: Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ láy? a. lác đác b. mặt mày c. lom khom d. nức nở Câu 9: Trong 2 câu thơ sau “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa./ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” có sử dụng biện pháp tu từ nào sau đây? a. Chơi chữ b. Ẩn dụ c. Nhân hoá d. Điệp ngữ Câu 10: Trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có sử dụng những đại từ nào? a. Ta, Bác b. Ta c. Bác d. Ta, Bác, Trẻ Câu 11: Trong bài “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”( Bản dịch thơ) của Hạ Tri Chương có mấy cặp từ trái nghĩa? a/ Ba cặp b/ Hai cặp c/ Một cặp d/ Không có cặp nào Câu 12: Trong các câu sau,câu nào sử dụng quan hệ từ không đúng? a/ Nhờ siêng năng luyện tập nên nó đạt thành tích cao. b/ Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác. c/ Nếu trời mưa con đường này sẽ rất trơn. d/ Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. B TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ một cặp từ trái nghĩa. ( 1 đ) Câu 2: Nêu nghệ thuật và ý nghĩa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. ( 1 đ) Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của em.( 5 đ) -Hết-.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu Đáp án. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 a c c a b a d b d a b. 12 d. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM) Câu1 (1 điểm) -Nêu đúng khái niệm từ trái nghĩa 0,5 điểm -Cho ví dụ đúng: 0.5 điểm Câu 2: ( 1 điểm) - Nêu đúng ý nghĩa văn bản: Bánh trôi nước là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ đồng thời thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.(0,5 điểm) -Nêu đúng nghệ thuật: -Vận dụng điêu luyện những nguyên tắc của thơ Đường.Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, với mô típ dân gian, sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. (0,5 điểm) Câu 3: (5 điểm) Học sinh viết bài văn biểu cảm về người thân đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức sau đây: 1. Hình thức: Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về người thân. Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc. Đúng chính tả, ngữ pháp. Trình bày sáng rõ. -Phải biết cách lập ý cho bài văn biểu cảm. Biết quan sát, hồi tưởng, liên tưởng, tưởng tượng ra tình huống để hứa hẹn, ước mong. 2. Nội dung: -Có tình cảm chân thật, sâu sắc. Đó là tình yêu thương, lòng kính trọng, biết ơn, hay khâm phục đối với người thân của mình. 3. Yêu cầu cụ thể: A. Mở bài:- Giời thiệu người thân yêu nhất và tình cảm, mối quan hệ với người ấy. B.Thân bài: -Hồi tưởng lại những kỉ niệm, ấn tượng của mình với người đó trong quá khứ -Nêu sự gắn bó của mình với nguời đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, trong vui chơi - Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm. sự quan tâm, lòng mong muốn… C Kết bài: -Khẳng định lại tình cảm của em đối với người ấy. 4. Biểu điểm: -Điểm 5: dành cho bài viết có tình cảm chân thật, sâu sắc. Văn trong sáng, biết liên hệ, liên tưởng tốt.Mắc lỗi về diễn đạt, ngữ pháp không đáng kể. -Điểm 4: Nắm phương pháp, biết cách lập ý. Bố cục rõ ràng. Thể hiện rõ tình cảm đối với đối tượng. Mắc lỗi về diễn đạt, ngữ pháp không đáng kể. -Điểm 3: Bài viết đúng phương pháp.Song ý chưa phong phú. Cách gợi cảm còn vụng. Văn còn mắc lỗi ngữ pháp, chính tả. -Điểm 1,2: Chưa thật nắm phương pháp, còn sa vào kể hoặc tả. Văn còn mắc lỗi ngữ pháp, chính tả nhiều. Bố cục chưa rõ ràng, ý chưa liền mạch. -Điểm 0 dành cho những bài làm Học sinh bỏ giấy trắng. Hoặc diễn đạt không thể theo dõi. Bài viết chỉ có một đoạn ngắn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ I - NĂM 2011-2012 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề). A/ Trắc nghiệm: (2.5 điểm) Câu 1: Câu văn sau có bao nhiêu từ láy ? “Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe ”. (Khánh Hoài) A. Một ;. B. Hai ;. C. Ba ;. D. Bốn.. Câu 2: Từ “nhỏ nhắn”có nghĩa là gì ? A. Nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng mỏng manh, yếu ớt. B. Nhỏ bé, vụn vặt không đáng chú ý. C. Nhỏ và trông cân đối, dễ thương. D.(Nói năng, ăn uống) thong thả, chậm rãi với vẻ giữ gìn, từ tốn. Câu 3: Từ “mới mẻ” có nghĩa là gì ? A. Mới hoàn toàn, khác hẳn với những gì trước đó. B. Chưa từng thấy, chưa từng biết. C.Còn mới tinh, chưa hề dùng đến. D.Từ biểu thị sự việc xảy ra không lâu trước thời điểm nói. Câu 4: Trong các từ Hán Việt sau, từ nào là từ ghép đẳng lập ? A. Thi nhân ;. B. Cường quốc ;. C. Thủ môn ;. D. Sơn hà.. Câu 5: Văn bản “Cổng trường mở ra” của Lí Lan viết về nội dung gì? A. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường. B. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. C. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. D. Tái hiện lại những tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con. Câu 6: Chủ đề của bài ca dao sau là gì? “Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”. A. Chủ đề về tình cảm gia đình. B. Chủ đề than than. C. Chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, con người. D. Chủ đề châm biếm. Câu 7: Nhận xét nào đúng về nội dung của “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” (Ngữ văn 7, tập1) ? A. Thường thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. B. Thường thể hiện những tình cảm của con người đối với gia đình..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> C. Thường thể hiện tình cảm giữa con người với con người. D. Thường nhắc đến tên núi, tên sông, địa danh, cảnh trí, lịch sử, văn hóa đồng thời gửi gắm những tình yêu và lòng tự hào của con người đối quê hương đất nước. Câu 8: Bài ca dao sau có ý nghĩa gì? “Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.” A.Nhắn nhủ anh em đoàn kết vì tình ruột thịt, vì mái ấm gia đình. B. Nhắc nhở về công ơn sinh thành của cha mẹ. C. Nhắn nhủ con cái phải biết báo hiếu với cha mẹ. D.Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng với cha mẹ. Câu 9: Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Sau khi quân ta chống quân Mông - Nguyên lần 2 thắng lợi. B. Sau khi quân ta đại phá quân Thanh. C. Lúc Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. D. Sau khi quân ta chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt. Câu 10: Bài thơ “Sông núi nước Nam” đã nêu bật điều gì? A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được. B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa. C. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. D. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác. B/ Tự luận: (6.5 điểm) Câu 1: (1 điểm) . Đặt hai câu có sử dụng từ láy : nho nhỏ, lom khom. Câu 2: (6.5 điểm) . Viết bài văn biểu cảm để biểu lộ tình cảm của em với quê hương hoặc đối với nơi em đã từng sống..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> V. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. A/ Trắc nghiệm khách quan: mỗi câu đúng đựơc 0,5 điểm, tổng 3 điểm 1. 2. 3. 4. 5. B. C. A. D. D. 6. 7. 8. 8. 10. B. D. A. C. A. B/ Tự luận: V.ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 2. Hướng dẫn chấm Kiến thức:nắm được cấu tạo của từ láy Kĩ năng: biết đặt câu hoàn chỉnh. Kiến thức: nắm được nội dung kiểu văn bản biểu cảm. Kĩ năng: Biết viết bài văn biểu cảm hoàn chỉnh với bố cục ba phần. a. mở bài: giới thiệu tình cảm của mình với quê hương. b. Thân bài: biểu lộ tình cảm chân thành của mình với quê hương qua các hình ảnh thân thuộc, cụ thể gắn với những kỉ niệm tuổi thơ của mình… c. Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc, tình yêu quê hương tha thiết của bản thân.. Điểm 1.0 đ. 0,75 5.0 đ 0.75 đ. .....................Hết............................

<span class='text_page_counter'>(8)</span> I . Trắc nghiệm( 3 điểm) Chọn câu trả lời đúng bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái của câu trả lời đúng. Câu 1. Văn bản “ Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì ? A . Miêu tả quanh cảnh ngày khai trường B . Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ C . Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường D . Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con. Câu 2. Từ ghép chính phụ là từ như thế nào ? A . Từ có hai tiếng có nghĩa B . Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa C . Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp D . Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Câu 3. Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ? A . Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em B . Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình C . Hãy hành động vì trẻ em D . Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có. Câu 4. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy ? A . Xinh xắn B . Gần gũi C . Đông đủ D . Dễ dàng Câu 5. Từ nào sau đây là từ Hán Việt ? A . Giấc ngủ B . Tuổi thơ C . Tổ quốc D . Bàn chân. Câu 6. Từ “lồng” trong câu thơ “ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” với từ “lồng” trong câu “ Con ngựa lồng lên” là: A . Từ đồng nghĩa B . Từ trái nghĩa C . Từ đồng âm D . Từ gần nghĩa. Câu 7. Hình ảnh nổi bật nhất xuyên suốt bài thơ “ Tiếng gà trưa” là: A . Tiếng gà trưa B. Quả trứng hồng C . Người bà D. Người chiến sĩ. Câu 8. Câu thơ “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa” được trích trong bài thơ: A . Bài ca Côn Sơn B . Cảnh khuya C . Rằm tháng giêng D . Tiếng gà trưa. Câu 9. Hãy nối cột A( sự vật được nói đến) với cột B( ý nghĩa ẩn dụ của mỗi sự vật) cho phù hợp với nội dung bài học? A B A . Con tằm 1. Thân phận bé nhỏ, vất vả cơ cực trong cuộc sống lao động B . Con kiến 2. Cuộc đời phiêu bạt trong những cố gắng vô vọng C . Con hạc 3. Những nỗi khổ đau oan trái của những con người thấp cổ bé họng D . Con cuốc 4. Những than phận suốt đời bị vắt mòn sức lực. II / Tự luận (7 điểm) Câu 1.Thành ngữ là gì? (0,5 đ). Đặt câu với thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm”(0,5đ) Câu 2. Câu thơ “ Bác đến chơi đây, ta với ta” trích trong bài “ Bạn đến chơi nhà” – Nguyễn Khuyến, nói lên nội dung gì? (1 đ).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 3. Cảm nghĩ về một món quà em đã nhận được thời thơ ấu. (5 đ) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 Môn: Ngữ văn - lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút A. TRẮC NGHIỆM: (3đ ) I. Chọn ý mà em cho là đúng nhất: (2đ) Câu 1: Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê”? a. Hãy tôn trọng ý thích của trẻ em. b. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. c . Hãy hành động vì trẻ em. d. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có. Câu 2: Chủ đề của bài “Tĩnh dạ tứ” là a. Đăng sơn ức hữu c. Sơn thuỷ hữu tình b. Tức cảnh sinh tình d. Vọng nguyệt hoài hương Câu 3: Văn bản thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ là văn bản: a. Bạn đến chơi nhà. b. Bánh trôi nước. c. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. d. Những câu hát về tình cảm gia đình. Câu 4: Câu thơ “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” miêu tả: a. Cuộc sống con người. b. Cảnh chiều tàn của một ngày. c. Cảnh tượng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, cây cối rậm rạp của Đèo Ngang. d. Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan. Câu 5: Nghĩa của cụm từ “Ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” là: a. Chỉ hai người bạn mới quen. c. Chỉ có tôi và bác là bạn b. Chỉ mình với chính mình. d. Chỉ hai người khác giới. Câu 6: Hai câu thơ cuối trong bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng nào của Bác? a. Tâm trạng lo lắng cho vận mệnh của đất nước. b. Lòng yêu nước sâu nặng. c. Phong thái ung dung và lạc quan. d. Tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên. Câu 7: Điền từ ghép Hán Việt thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: “Các em phải học tập và rèn luyện không ngừng để hoàn thiện ……….của mình”. a. nhân cách b. nhân đạo c. nhân ái d. nhân đức. Câu 8: Chữ “tử” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “con”? a. thiên tử b. phụ tử c. bất tử d. hoàng tử II. Nối ý cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm) Cột A Cột B Trả lời 1. Côn Sơn ca a. Lí Bạch 1  ... 2. Bạn đến chơi nhà b. Hồ Chí Minh 2  ... 3. Rằm tháng giêng c. Nguyễn Khuyến 3  ... 4. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh d. Nguyễn Trãi 4  ... e. Huyện Thanh Quan B. TỰ LUẬN: (7.0đ) Câu 1: (2.0đ) a. Thế nào là từ trái nghĩa? b. Xác định các cặp từ trái nghĩa trong bài ca dao sau: “ Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.” Câu 2: (5.0đ) Cảm nghĩ về thầy (cô giáo), “người lái đò” đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×