Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ke hoach phu dao HS yeu kem 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.26 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS GIAI XUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI. Giai Xuân, ngày 15 tháng 9 năm 2012. KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM Năm học : 2012 – 2013 I. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH - Căn cứ Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; - Căn cứ hướng dẫn số 435/PGDDT-THCS, ngày 04/9/2012, về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20212-2013 bậc THCS của phòng GD&ĐT Tân Kỳ; - Căn cứ Kế hoạch số 12/KH-THCS, ngày 6/9/2012 về Kế hoạch năm học 2012-2013 của Trường THCS Giai Xuân; - Căn cứ kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém của chuyên môn nhà trường; - Căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng chất lượng đầu năm và tình hình thực tiễn của tổ khoa học xã hội. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích : - Hạn chế tối đa chất lượng học sinh yếu - kém. Tránh tình trạng học sinh chưa đạt chuẩn KT-KN mà được lên lớp, thực hiện chỉ tiêu: dưới 5% học sinh yếukém trở xuống. 2. Yêu cầu : - Học sinh được phụ đạo phải là học sinh yếu do giáo viên bộ môn lựa chọn, mỗi lớp phụ đạo không quá 40 em . - Giáo viên dạy phụ đạo cần có kế hoạch, đề cương, đảm bảo tiết dạy đạt chất lượng, học sinh học được tiến bộ, ham thích học phụ đạo. - Sau chương trình phụ đạo về cơ bản phải nâng được học lực các em lên mức trung bình. II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Biện pháp 1.1. Đối với giáo viên - Giao trách nhiệm cho GV chăm lo đến chất lượng của học sinh như đã ký kết trách nhiệm với nhà trường. - Truyền đạt kiến thức cho học sinh đồng thời dạy đủ các đối tượng học sinh yếu - kém. Kiểm tra hướng dẫn thường xuyên. - GVCN tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh yếu-kém; liên hệ thường xuyên với phụ huynh để tìm biện pháp giải quyết. Nhiệt tình thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn đối với học sinh. - Hướng dẫn các em cách học và chuẩn bị bài ở nhà cho ngày hôm sau. - Tổ chức các hình thức dạy học trên lớp phong phú hơn để thu hút học sinh chú ý vào bài học. - Đôn đốc học sinh đi đều và đi đủ, cho 1 học sinh khá, giỏi kèm cặp học sinh yếu kém. - Sử dụng các kỹ năng của nghề sư phạm để bồi dưỡng theo phương châm yếu cái gì bồi dưỡng cái đó. - Khi dạy sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, liên hệ thực tế sinh động; giúp học sinh dễ nhớ bài. 1.2. Thời gian, môn và số lớp phụ đạo: - Thời gian: bắt đầu từ ngày 25/9/2012 đến hết tháng 4 năm 2013. - Môn phụ đạo: Ngữ văn. - Số lớp phụ đạo: 4 lớp TT. Khối. 1. 6. 2. Môn phụ đạo. Số lớp. Số học sinh. Ngữ văn. 1. 34. 7. Ngữ văn. 1. 32. 3. 8. Ngữ văn. 1. 35. 4. 9. Ngữ văn. 1. 36. 1.3. Chương trình bồi dưỡng Môn Ngữ văn: + Khối 6:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Rèn kĩ năng đọc, viết chính tả - Biết kể chuyện, tóm tắt lại các văn bản, đọc thuộc thơ. - Từ: xét theo cấu tạo, nguồn gốc. - Xác định được các thành phần câu (thành phần chính, thành phần phụ). - Biết cách lập dàn bài bài văn tự sự, miêu tả. - Rèn cho HS kĩ năng viết 1 đoạn văn, bài văn tự sự, miêu tả. + Khối 7: - Rèn kĩ năng đọc, viết. - Biết kể chuyện, tóm tắt lại các văn bản, đọc thuộc thơ. - Rèn kĩ năng viết 1 đoạn văn, bài văn. - Xác định được các thành phần câu (thành phần chính, thành phần phụ). - Biết nhận diện 1 số phép tu từ cơ bản. + Khối 8: - Biết kể chuyện, tóm tắt các văn bản, đọc thuộc thơ. - Rèn kĩ năng viết 1 đoạn văn, bài văn. - Cách liên kết câu, liên kết 1 đoạn văn. - Biết nhận diện 1 số phép tu từ cơ bản. + Khối 9: - Biết cách tóm tắt 1 văn bản, đọc thuộc thơ. - Biết xác định luận điểm, luận cứ và luận chứng. - Rèn kĩ năng cách trình bày và viết 1 đoạn văn, bài văn thuyết minh, nghị luận. - Phần Tiếng Việt: Nắm được phần Từ, Câu, các biện pháp tu từ (giá trị biểu đạt). 1.4.Giáo viên được phân công dạy phụ đạo : TT Họ và tên Môn phụ đạo Số tiết /tuần 1 Lô Thị Hường Ngữ Văn 6 1 2 Vũ Thị Hà Ngữ Văn 7 1 3 Đặng Thị Lan Ngữ Văn 8 1 4 Trần Văn Hùng Ngữ Văn 9 1. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1.5. Địa điểm phụ đạo : Khối 6: Lớp 6D; Khối 7: Lớp 7C, Khối 8: lớp 8C; Khối 9: Lớp 9D. 1.6. Kiểm tra, đánh giá - GV kiểm tra HS yếu được bồi dưỡng thường xuyên, phải theo dõi từng học sinh và báo cáo kết quả về tổ trưởng. - Tổ trưởng + tổ phó thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc dạy, học. - Kiểm tra trên giấy, miệng của HS 1 lần/tháng nắm chính xác chất lượng về sự tiến bộ của từng học sinh để có kế hoạch điều chỉnh lịch bồi dưỡng tiếp theo. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN : 2. Đối với Tổ trưởng : Thường xuyên nhắc nhở giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giảm tỉ lệ học sinh yếu, coi đây là một trong những tiêu chí thi đua cuối năm. 3. Đối với giáo viên dạy phụ đạo : - Dạy đúng thời gian, đúng phân phối chương trình, giáo án, dạy nhiệt tình, có phương pháp phụ đạo đạt hiệu quả cao; lưu 1 số bài kiểm tra của HS. - Cung cấp kịp thời cho GVCN những học sinh không tham gia học phụ đạo, học không nghiêm túc. 4. Đối với GVCN : Thường xuyên động viên, nhắc nhở học sinh đi học phụ đạo đầy đủ, đúng giờ, nghiêm túc trong giờ sinh hoạt lớp. Nên có nhận xét, đánh giá về việc học phụ đạo của học sinh. Tuyên dương những học sinh đi học đầy đủ, tiến bộ; phê bình những học sinh không đi học, thông báo cho phụ huynh biết để nhắc nhở con mình đi học đầy đủ. Đề nghị giáo viên được phân công dạy phụ đạo; GVCN thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. CHUYÊN MÔN. TỔ TRƯỞNG. Nguyễn Đức Kỳ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×