Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KE HOACH NHIEM VU NAM HOC 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.41 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD - ĐT DI LINH TRƯỜNG TH ĐINH TRANG HOÀ II Số : 02 /KH-ĐTHII. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Đinh Trang Hoà, ngày 25 tháng 09 năm 2012. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 – 2013 Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ các cấp về Giáo dục Đào tạo. Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục phát huy các kết quả đạt được sau 6 năm thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGD&ĐT ngày 27 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học; Hướng dẫn 5438/BGDĐT-GDTH đối với giáo dục Tiểu học của Bộ GD&ĐT, Chỉ thị 04/CT-UBND ngày 22 tháng 08 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Lâm Đồng, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học của Phòng GD&ĐT Di Linh. Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được trong năm học qua và căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, Năm học 2012 – 2013, Trường TH Đinh Trang Hòa II tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây: A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH - Đội ngũ : Tổng số CB - GV - CNV hiện nay: 30 ; nữ : 20; chia ra giáo viên 23; nhân viên 04; CBQL : 02; TPTĐ: 01. - Học sinh : Tổng số lớp : 16; Tổng số học sinh: 369 (Trong đó: HS nữ 180 ; HS DTTN: 22 ) Học sinh học tập tại 02 điểm trường: Trường chính và Phân hiệu A. 1. Thuận lợi : Có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục – Đào tạo Di Linh. Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình công tác, 100% có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và 60% trên chuẩn . 2. Khó khăn : Địa bàn rộng, dân cư không tập trung, giao thông đi lại khó khăn. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, học sinh thuộc hộ đói nghèo và khu vực 3 chiếm tỷ lệ rất cao, Cha mẹ học sinh chưa có điều kiện quan tâm tới học tập của con cái nên có ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của học sinh. Cơ sở vật chất ở các điểm trường còn nhiều thiếu thốn, chưa đáp ứng đầy đủ cho công tác dạy học của nhà trường. B - NHIỆM VỤ CHUNG 1. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với yêu cầu đặc thù của ngành GD là gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Tập trung chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, phấn đấu nâng cao chất lượng GD toàn diện và hiệu quả giáo dục, giữ vững kết quả PCTHĐĐT. Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; bước đầu thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, rèn kĩ năng sống, bảo vệ môi trường cho học sinh trong dạy học các môn học; đổi mới đánh giá, xếp loại học sinh theo hướng giảm tải, phù hợp với mục tiêu giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. Tiếp tục triển khai mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày, dạy Tiếng Anh cho học sinh từ lớp 3-lớp 5. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. 3. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí nhà trường; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí, nâng cao chất lượng đội ngũ cả về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Phấn đấu tăng số lượng GV Giỏi các cấp. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, chú trọng công tác phát triển Đảng trong trường học; củng cố và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ CB GV. 4. Tranh thủ và sử dụng đúng mục đích các nguồn vốn nhà nước và quỹ hỗ trợ cơ sở vật chất để đầu tư tăng cường xây dựng, nâng cấp CSVC, trang thiết bị trường học, chăm lo xây dựng cảnh quan, môi trường Xanh-Sạch-Đẹp. Phấn đấu giữ vững danh hiệu Trường Tiên tiến cấp huyện. C - NHIỆM VỤ CỤ THỂ I. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành: 1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành là thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo (Quyết định số 16/2008/QĐBGDĐT ngày 16/4/2008). Củng cố kết quả của cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Toàn trường sẽ được triển khai nội dung các cuộc vận động gắn với giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo, chống các hành vi xúc phạm danh dự và thân thể học sinh. Đặc biệt coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống. Xây dựng các điển hình, nêu gương các tập thể cá nhân tiêu biểu. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lí nghiêm minh những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh hoặc người khác, vi phạm quy định về các hành vi không được làm đối với nhà giáo. 2. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, phát động và chỉ đạo Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở tất cả các điểm trường. Năm học 2012 – 2013, chỉ đạo xây dựng trường đạt yêu cầu của 5 nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gắn với xây dựng Trường Tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu. Tạo mội trường làm việc thoải mái, thân thiện để GV phát huy được khả năng, tính sáng tạo của mỗi người. Tổ chức nhiều hoạt.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> động tập thể vui tươi lành mạnh, đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng thú, lôi cuốn học sinh đến trường Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Tích hợp giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trong các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn để học sinh chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, đủ nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên. Triển khai thực hiện tốt công tác y tế trường học. Tổ chức lễ ra trường trang trọng, tạo dấu ấn sâu sắc cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trước khi ra trường. II. Thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục và duy trì PCGDTH và PCGDTH đúng độ tuổi : 1. Thực hiên kế hoạch phát triển Giáo dục : TT 1 2 3 4 5. KHỐI LỚP 1 2 3 4 5 CỘNG. SỐ LỚP 03 04 03 03 03 16. KẾ HOẠCH 90 87 67 69 62 375. THỰC HIỆN 88 84 64 66 67 369. TỈ LỆ 97.8% 96.5% 95.5% 95.7% 96.5% 108.1%. GHI CHÚ HS chuyển đi, ở lại lớp 1 HS chuyển đi HS chuyển đi HS chuyển đến. 1.1. Về huy động học sinh ra lớp : a) Huy động trẻ 6 tuổi trong địa bàn ra lớp: 74/74 (100%) b) Vận động số trẻ trong độ tuổi bỏ học các năm trước ra lớp: 0 HS 1.2 Số trẻ 6 – 14 tuổi trong địa bàn : 615 - Đã HTCT tiểu học : 309 - Đang theo học ở tiểu học : 306 - Chưa ra lớp (với trẻ 6 tuổi) :0 - Đã bỏ học (từ 7 đến 14) : 0 - Huy động lại (6 – 14 tuổi) : 0 - 11 tuổi HTCT tiểu học : 63 1.3 Duy trì sĩ số : đạt 100% Biện pháp: Tập trung điều tra nắm chắc số trẻ trong địa bàn, phối hợp với BĐDCMHS và chính quyền đoàn thể các thôn vận động học sinh ra lớp, tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân biết và hưởng ứng bằng các hình thức như: cổ động, thông báo qua loa đài, gửi thông báo cho các trưởng thôn… Nâng cao chất lượng dạy học, ôn tập chu đáo cho học sinh khối 5 để các em có đủ điều kiện hoàn thành bậc tiểu học..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngay từ đầu năm học các thầy cô là GVCN cần chú ý quan tâm duy trì sĩ số, động viên nhắc nhở học sinh đi học thường xuyên, ổn định. Trường hợp có học sinh nghỉ học không có lý do GV CN phải gặp gỡ gia đình để vận động đi học. 2. Củng cố thành tựu PCGDTH và Chống mù chữ, Thực hiện PCGDTH đúng tuổi một cách vững chắc. Cập nhật các loại hồ sơ phổ cập giáo dục như sổ đăng bộ, phổ cập, sổ học sinh chuyển đi chuyển đến… phân công GV điều tra nắm chắc số cháu trong độ tuổi phải phổ cập vận động các em ra lớp, nhất là trẻ 6 tuổi ra học lớp 1. Phối hợp với đoàn thể, chính quyền địa phương vận động các em trong độ tuổi đi học, tạo điều kiện hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến lớp như hỗ trợ quần áo, sách vở, lương thực thông qua Hội Chữ thập đỏ, hội khuyến học, không để học sinh phải bỏ học. Thực hiện “3 đủ” đối với tất cả học sinh. III. Nâng cao chất lượng giáo dục: 1. Công tác đổi mới phương pháp dạy học: Tổ chức Hội thảo cho giáo viên nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình tiểu học, nắm vững tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và bộ tài liệu phương pháp dạy học các môn học của Bộ. Tập trung chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; thực hiện chương trình giảm tải; đẩy mạnh việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm nâng cao hiệu quả trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá, phổ biến kinh nghiệm tốt, tránh bệnh hình thức. Thực hiện Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học và Công văn số 717/BGDĐT-GDTH ngày 11/02/2010 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT. Đánh giá xếp loại học sinh căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với các môn học, đặc biệt là các môn Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lí theo tinh thần phát huy khả năng tư duy, tính sáng tạo, giảm yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng máy móc, nhớ nhiều sự kiện. Giáo viên nắm chắc chất lượng đầu năm học ở tất cả các lớp học nhằm phân nhóm học sinh, từ đó điều chỉnh, xác định phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp. * Biện pháp : Tổ chức nhiều hoat động chuyên môn như xây dựng chuyên đề, hội thảo để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học và đổi mới phương pháp. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy, phân phối chương trình, dạy đủ các môn học đảm bảo có chất lượng . Nâng cao trách nhiệm trong giảng dạy, phải phấn đấu đạt và vượt chỉ tịêu về chất lượng giáo dục của tổ và của trường đề ra, mỗi tuần dự giờ ít nhất 1 tiết để rút kinh nghiệm cho cả người dạy và người dự. Thường xuyên chấm chữa bài cho học sinh, GV chấm bài khi phát ra phải đạt 50% HS của lớp, đánh giá HS công bằng chính xác. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, nhất là đối với HS dân tộc và HS yếu. Tích cực tham gia các phong trào thi đua: tiết dạy tốt, giáo án tốt, thi ĐDDH tự làm, ra đề kiểm tra để có ngân hàng đề kiểm tra định kỳ, thi soạn và dạy trên phần mềm Power Poirt. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, từ tổ đến trường, thực hiện tốt các hồ sơ sổ sách theo quy định của ngành, mỗi tuần tổ trưởng tổ CM phải dự giờ bồi dưỡng GV 1 tiết có phiếu dự giờ đầy đủ, kiểm tra chéo.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> giữa các thành viên trong tổ vào buổi họp chuyên môn. Trong năm học phải tổ chức kiểm tra toàn diện 100% số GV trong tổ và có đầy đủ hồ sơ kiểm tra theo quy định. Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo công tác CM của nhà trường, Phụ trách chuyên môn phải thường xuyên dự giờ thăm lớp nắm chắc tình hình thực hiện kế hoạch và chấp hành quy chế cuả GV, thường xuyên kiểm tra hồ sơ sổ sách của tổ CM và GV để có biện pháp xử lý kịp thời những tồn tại yếu kém, đồng thời đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ . Các tổ CM tổ chức họp CM 2 lần/tháng, nội dung phải tập trung vào lĩnh vực chuyên môn nhằm thống nhất nội dung, trao đổi kinh nghiệm … để nâng cao tay nghề giáo viên và xây dựng thực hiện kế hoạch chuyên môn. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể (ĐTN, Đội TN, CTĐ, KH, BĐDCMHS …) để phối hợp giáo dục nâng cao chất lượng GD toàn diện . * Chỉ tiêu : a. Đối với Giáo viên: +100% giáo viên lên lớp đầy đủ hồ sơ giáo án . + Giáo án tốt và khá 60% ; đạt yêu cầu : 40% + Giờ dạy tốt và khá 60% ; đạt yêu cầu : 40% + 80% giáo viên được xếp loại tay nghề khá và tốt . b. Đối với học sinh : + Hạnh kiểm : 100% thực hiện đầy đủ. + Học lực môn : . Các môn đánh giá bằng điểm số : Có 65% khá và giỏi ; 33% TB ; 2% yếu. . Các môn đánh giá bằng nhận xét: 98% HS đạt mức Hoàn thành tốt và Hoàn thành . . Có 100% HS lớp 5 hoàn thành chương trình bậc tiểu học và tiếp tục học lên lớp 6. . Tỷ lệ học sinh khen thưởng: Có trên 60% học sinh được khen thưởng các danh hiệu giỏi và tiên tiến . Có HS đạt giải trong các hội thi cấp huyện 2. Đổi mới công tác quản lí chỉ đạo: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 57/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng về phân cấp quản lí. Phân công phân nhiệm cụ thể trong BGH, các thành viên khác trong nhà trường quá trình phân công phải thể hiện rõ bằng các quyết định quản lý. Quản lí chặt chẽ đội ngũ về hành chính, qui chế chuyên môn và thi đua, sử dụng các biện pháp này là biện pháp quản lí chủ yếu trong nhà trường. Nhà trường lập kế hoạch để chấn chỉnh nền nếp, kỉ cương ngay từ những ngày đầu năm học; thực hiện bàn giao học sinh lớp dưới lên lớp trên để thực hiện tốt việc dạy học và giáo dục học sinh; lập bin bản bàn giao cụ thể để lưu vào hồ sơ nhà trường. Triển khai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ nhằm tăng quyền chủ động cho cơ sở trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục. Chủ trương này cần được tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn trong năm học 2011-2012 mà trọng tâm là giao quyền chủ động trong thực hiện chương trình các môn học, điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, tăng cường vai trò của hiệu trưởng trong tổ chức daỵ học và quản lí nhà trường; thực hiện “ba công khai” và “bốn kiểm tra” theo nội dung hướng dẫn về đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đào tạo tại Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐTngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện đánh giá giáo viên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành theo Quyết định số 14/2007/QQĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là cơ sở để bình xét các danh hiệu, đồng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thời là căn cứ để giáo viên tự đánh giá và xác định nội dung, kế hoạch phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, nhân cách nhà giáo. Triển khai thực hiện đánh giá Hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo trung thực, khách quan và đúng qui trình đánh giá. 3. Bồi dưỡng đội ngũ để tăng cường đổi mới phương pháp dạy học: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40/ CT-TW của BBT TW về Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí GD. Thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục trong năm học, trong hè theo kế hoạch bồi dưỡng của ngành. - Bồi dưỡng CBQL: Nắm vững các văn bản chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của ngành GD. Tiếp tục học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lí luận chính trị, nghiệp vụ và năng lực quản lí, chuyên môn chuyên ngành. - BD giáo viên: Xây dựng đội ngũ đoàn kết có lập trường tư tưởng và chuyên môn vững vàng. Chấp hành tốt nội quy quy chế của ngành và đơn vị. Thực hiện tốt các nội dung của cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung và cuộc vận động “ Dân chủ - kỷ cương - tình thương và trách nhiệm” tích cực học hỏi nâng cao tay nghề chuyên môn với chủ đề “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức và tự học”. Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của đảng, nhà nước. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá, cơ quan văn hoá. Thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng và phát triển Đảng trong đội ngũ. Phải coi việc tự bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi CB – GV – NV, nắm vững mục tiêu, nguyên lí giáo dục; nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy của bậc học. Tự tìm hiểu để có những kiến thức cơ bản phục vụ cho nhiệm vụ được giao. 4. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học: Nâng cao nhận thức của CB GV NV về vai trò vị trí của CNTT trong GD&ĐT. Mỗi CBQL và GV - NV phải tăng cường tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học và thực hành ngay trên công việc của mình. Tổ chức phong trào sáng tạo, sưu tầm, tuyển chọn các tư liệu dạy học điện tử theo môn học, theo chủ đề thành các kho tư liệu dùng chung. Mỗi GV có ít nhất một tiết dạy bằng GAĐT/tuần. Thi GV giỏi trường phải có 1 tiết dạy bằng GAĐT. Nhà trường sẽ đầu tư, trang bị thêm các thiết bị phục vụ cho quản lí, giảng dạy và khai thác thông tin qua mạng. Trường đã thành lập ban chỉ đạo ứng dụng CNTT trong quản lí và giảng dạy, Bồi dưỡng GV NV cốt cán về tin học để hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp. Đầu tư xây dựng, sử dụng phần mềm quản lí học sinh, phần mềm quản lí đội ngũ. Thực hiện tốt thông tin hai chiều thông qua hệ thống Email với phòng Giáo dục Đào tạo. Mỗi cán bộ giáo viên phải có một địa chỉ Email riêng để trao đổi thông tin nội bộ. Tiếp tục xây dựng Website nhà trường hoạt động có hiệu quả. IV. Công tác xây dựng trường Đạt mức Chất lượng tối thiểu và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia: Qua kiểm kê lại mức chất lượng tối thiểu, trường đã đạt Mức chất lượng tối thiểu theo quy định của Bộ GDĐT. Trong năm học này sẽ tiếp tục tham mưu để đầu tư xây dựng CSVC để đảm bảo các tiêu chí của mức CLTT một cách bền vững..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiếp tục rà soát lại các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng kế hoạch, tham mưu với ngành và lãnh đạo địa phương hỗ trợ nhà trường thực hiện các tiêu chí chưa đạt theo lộ trình (Đội ngũ nhà giáo và Cơ sở vật chất). Nhà trường phấn đấu đạt chuẩn Mức độ 1 vào năm học 2014 - 2015. V. Công tác Kiểm tra nội bộ: Công tác kiểm tra là nhằm mục đích nâng cao chất lượng của Dạy – học vì vậy trong năm học này nhà trường tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra: kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra toàn diện, kiểm tra định kỳ, đột xuất. Kết hợp kiểm tra để phân loại, xếp loại được GV có cơ sở cho công tác bồi dưỡng đội ngũ. 1. Kiểm tra chuyên đề: - Kiểm tra giáo án 1 lần/ tháng, số GV được kiểm tra 21/21 - Kiểm tra sổ điểm, sổ chứng cứ 1 lần / tháng. - Kiểm tra việc dạy thêm học thêm 2 lần / năm học - Kiểm tra công tác thu chi tài chính 1 lần / tháng 2. Kiểm tra toàn diện: - Số GV được kiểm tra : 23/23 - Kiểm tra toàn diện tổ CM 1 lần / năm, số tổ được kiểm tra 3/3 tổ. * Nội dung: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Hồ sơ tổ CM, hồ sơ cá nhân, giáo án, thực hiện chương trình, soạn giảng, giờ giấc ra vào lớp, chấm chữa bài, vở viết của học sinh, vệ sinh trường lớp – cá nhân; Phương pháp giảng dạy, hiệu quả tiết dạy, chất lượng giáo dục, HĐNGLL; Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy; Công tác khác được giao, công tác phối hợp; Công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. * Biện pháp kiểm tra : Thành lập Ban kiểm tra ngay từ đầu năm, xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, có kết luận kiểm tra đánh giá cụ thể từ đó góp ý rút kinh nghiệm cho người được kiểm tra, đồng thời là căn cứ xếp loại cho đội ngũ. Nghiêm khắc kiểm điểm kỷ luật đối với những sai phạm xảy ra. Ban kiểm tra bám sát tiêu chuẩn đánh giá GV theo Quyết định 14/2007/QĐ-BGĐ&ĐT của Bộ GD ĐT về chuẩn nghề nghiệp GVTH; đánh giá xếp loại CB GV NV theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV của Bộ nội vụ về Quy chế đánh giá xếp loại GV phổ thông. VI. Chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày: Trong năm học 2012-2013 trường đã tổ chức dạy 2 buổi/ ngày cho 63.9% học sinh của trường (10lớp). Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 802/SGDÑT-GDTH ngày 10/8/2010 và tham khảo cơng văn số 1030/SGDĐT-GDTH ngày 16/9/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng. Đảm bảo được quan điểm dạy học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Giáo viên được chủ động bố trí thời gian và nội dung hợp lí đối với các hoạt động dạy học và giáo dục; thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá… tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học, củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt, Toán hoặc tăng cường tiếng Việt. Đối với các lớp còn lại để nâng cao chất lượng học sinh, trường sẽ tổ chức phụ đạo học sinh yếu. Sau khi phân loại đối tượng học sinh GVCN phải có kế hoạch phụ đạo. Riêng đối với học sinh yếu kém phải có báo cáo số liệu cụ thể hàng tháng từ lớp đến tổ, trường. GV phải nắm được những mặt yếu của học sinh để dạy cho các em hiểu kể cả những kiến thức còn hổng ở các năm học trước..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Căn cứ hướng dẫn của công văn số 1078/CV-GD của sở GD –ĐT Lâm Đồng hướng dẫn các hoạt động Ngoài giờ lên lớp và kế hoạch chỉ đạo của Phòng giáo dục, hàng tháng, tuần nhà trường lên kế hoạch cụ thể, phải đảm bảo đủ các hoạt động cơ bản, nội dung cơ bản và mức phấn đấu về hoạt động GD kĩ năng sống cho học sinh, GD môi trường, GD truyền thống, GD ATGT… phù hợp với điều kiện thực tế của trường Các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường , phối hợp với TPT xây dựng nội dung hoạt động phù hợp và hiệu quả. VII. Chăm sóc trẻ có hoàn cảnh khó khăn: Làm tốt công tác duy trì sĩ số ở các lớp có học sinh dân tộc, học sinh khuyết tật, học sinh nghèo. GV dạy các lớp có đông học sinh dân tộc không nhất thiết phải dạy theo kế hoạch một cách cứng nhắc mà phải linh hoạt dạy sao để học sinh hiểu bài, nắm được các kiến thức – kỹ năng cơ bản (đạt chuẩn kiến thức – kỹ năng), dạy học lồng ghép các trò chơi có tính giáo dục phù hợp với bài học, tiết học để tạo hứng thú học tập cho các em, lôi cuốn các em đến trường. Phối hợp với Chi hội Chữ thập đỏ, Chi hội khuyến học, quỹ bạn nghèo của Đội tặng quà, trao học bổng, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện học tập. (Đầu năm học đã trao 11 suất học bổng, 25 phần quà trung thu, 2 bộ quần áo, trị giá 2 triệu đồng) VIII. Hoạt động khác: - Y tế học đường và chăm sóc sức khoẻ học sinh, GD thẩm mĩ: Phối hợp với ngành y tế đề xuất cân, khám định kì cho học sinh, tổ chức khám răng miệng, nói chuyện về vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm. Tổ chức tốt các hoạt động TDTT, văn thể, hội trại, hội thi … có đánh giá cuối năm từng nội dung, phấn đấu văn thể đạt khá, thể dục tốt. Phối hợp với CMHS nâng cao chất lượng bữa ăn trưa cho học sinh học 2 buổi/ ngày. - Công tác Thư viện – Thiết bị: Tăng cường CSVC thiết bị dạy học, vận động GV tích cực làm và sử dụng ĐDH; tăng cường mua sắm bổ sung các loại sách, tài liệu tham khảo bằng kinh phí ngân sách và vận động bạn đọc ủng hộ, NV thư viện - thiết bị bảo quản tốt trang thiết bị hiện có, các trường hợp hư hỏng mất mát phải xử lý theo đúng nội quy thư viện. - Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giảng dạy: Mua sắm thêm máy móc thiết bị, lát gạch men các phòng học 2 buổi/ngày. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn, trồng thêm nhiều cây xanh, cây bóng mát. Vận động CMHS ủng hộ các chậu hoa, cây cảnh đặt trước các lớp học, trong khuôn viên trường. Mua mới, sắp xếp để đáp ứng các tiêu chuẩn về bàn, ghế học sinh theo quy định của Thông tư số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học. Xây dựng và tổ chức các sân chơi vận động ngoài trời, trong đó có các loại đồ chơi, thiết bị vận động phù hợp với học sinh tiểu học. Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả đàn piano kĩ thuật số trong giờ học âm nhạc và các hoạt động giáo dục khác. (Hiện nay trường có 136 bộ bàn ghế đạt chuẩn cho học sinh khối 1-2-3 học 2 buổi, còn thiếu 50 bộ). - Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp: Căn cứ hướng dẫn của phụ lục CV 1078/CVGD hướng dẫn các hoạt động NGLL và kế hoạch chỉ đạo của Phòng giáo dục, hàng tháng, tuần nhà trường lên kế hoạch cụ thể, phải đảm bảo đủ các hoạt động cơ bản, nội dung cơ bản và mức phấn đấu về hoạt động GD kĩ năng sống cho học sinh, GD môi trường, GD truyền thống, GD ATGT… phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường , phối hợp với Tổng phụ trách Đội xây dựng nội dung hoạt động phù hợp và hiệu quả. D. CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU :.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Phấn đấu giữ vững danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến. - Giữ vững danh hiệu Cơ quan văn hóa. - Danh hiệu cá nhân: 4 GV giỏi CS, 12 GV giỏi trường, 5-6 CSTĐ cấp cơ sở, 15 LĐTT. Với sự quan tâm của cấp ủy Đảng và Chính quyền, các đoàn thể và các địa phương, sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục Đào tạo Di Linh, Trường TH Đinh Trang Hòa II phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học với chủ đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện". Góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục, hoàn thành mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội tại địa phương. Nơi nhận: - Phòng GD-ĐT Di Linh;. HIỆU TRƯỞNG. - Đảng ủy- UBND- HĐGD xã Đinh Trang Hòa; - Chi bộ 11; - Lưu VP.. NGUYỄN LƯƠNG CHIẾN.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×