Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu các giải pháp phát huy giá trị di sản hán nôm tại di tích đền ngọc sơn – phường lý thái tổ quận hoàn kiếm – thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HÓA
***********

LÊ THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN HÁN NƠM TẠI DI TÍCH ĐỀN NGỌC SƠN
(Phường Lý Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320305

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Sỹ Toản

HÀ NỘI – 2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DI SẢN HÁN NƠM Ở DI TÍCH ĐỀN
NGỌC SƠN....................................................................................................... 6
1.1. Khái quát về di tích đền Ngọc Sơn.................................................... 6
1.1.1. Lịch sử ra đời, tồn tại của di tích đền Ngọc Sơn .............................. 6
1.1.2. Sự kiện lịch sử và nhân vật được thờ trong di tích ......................... 11
1.2. Các loại hình di sản Hán Nơm tại di tích đền Ngọc Sơn ................. 16
1.2.1 Hoành phi, câu đối, biển đề, đề tự................................................... 16
1.2.2. Văn bia ............................................................................................ 25
1.2.3. Các loại hình khác .......................................................................... 27
1.3. Giá trị di sản Hán Nơm tại di tích đền Ngọc Sơn ............................ 28


1.3.1. Giá trị lịch sử .................................................................................. 28
1.3.2. Giá trị văn hóa ................................................................................ 30
1.3.3. Giá trị khoa học ............................................................................. 32
1.3.4. Giá trị giáo dục ............................................................................... 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
HÁN NƠM TẠI DI TÍCH ĐỀN NGỌC SƠN ................................................ 35
2.1. Thực trạng bảo vệ di sản Hán Nôm tại di tích Đền Ngọc Sơn........ 35
2.1.1. Thực trạng thiết chế quản lý ........................................................... 35
2.1.2. Thực trạng bảo vệ di sản Hán Nôm trên cơ sở khoa học ............... 40
2.2. Thực trạng phát huy giá trị di sản Hán Nôm tại di tích đền Ngọc
Sơn ............................................................................................................... 44
2.2.1. Cơng tác thuyết minh tại địa điểm .................................................. 44
2.2.2. Tuyên truyền, quảng bá, trên các phương tiện thơng tin đại chúng
................................................................................................................... 46
2.2.3. Một số hình thức phát huy khác đối với các loại hình di sản ......... 51
Hán Nơm tại di tích đền Ngọc Sơn ........................................................... 51
2.3. Đánh giá thực trạng bảo vệ và phát huy di sản Hán Nơm tại di tích
đền Ngọc Sơn .............................................................................................. 52


2.3.1. Hiệu quả đạt được .......................................................................... 52
2.3.2. Hạn chế, tồn tại ............................................................................... 54
2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................... 56
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ DI SẢN HÁN NƠM TẠI DI TÍCH ĐỀN NGỌC SƠN ........ 60
3.1. Phương hướng bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hán Nơm tại di
tích đền Ngọc Sơn....................................................................................... 60
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát huy di sản Hán Nơm
tại di tích Đền Ngọc Sơn ............................................................................ 63
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ di sản Hán Nôm ................... 63

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy giá trị di sản Hán Nôm .... 81
3.3. Kiến nghị đề xuất với các cơ quan chức năng .................................. 99
3.3.1. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Hà Nội ....................................... 99
3.3.2. Kiến nghị với Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội và hoạt
động văn hóa khoa học của các cán bộ làm việc tại di tích đền Ngọc Sơn
................................................................................................................. 100
KẾT LUẬN ................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 103


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kho tàng di sản văn hóa của nhân loại hay bất cứ một dân tộc nào đều
có hai bộ phận cấu thành là di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật
thể. Ở Việt Nam, theo điều 1 Luật Di sản văn hóa có định nghĩa: “ Di sản văn
hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể
và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử - văn hóa - khoa học, thể
hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề và trình diễn và
các hình thức khác.” Trong đó, bao gồm ngơn ngữ và chữ viết, và rõ ràng nó
có vai trị quan trọng hàng đầu trong các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
Bởi lẽ, ngôn ngữ, chữ viết là phương tiện chuyển tải tư tưởng của con người
và cũng là phương tiện giao tiếp của con người.
Trên thế giới, cùng với tiến trình lịch sử lồi người thì hệ thống chữ
viết cũng đã sớm được hình thành và phát triển dựa trên các mối quan hệ,
những phong tục tập quán cổ xưa và nhu cầu của xã hội. Nó được bắt nguồn
từ những hệ thống biểu tượng, yếu tố tượng hình, tượng ý, các hình vẽ khá dễ
nhớ và cho phép truyền đạt thơng tin một cách nhất định. Cho đến nay, các
nhà nghiên cứu cho rằng, hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người được ra
đời vào cuối thiên niên kỷ thứ 3 TCN tại vùng Sumer (Lưỡng Hà), trải qua

thời gian hệ thống ngôn ngữ và chữ viết của các nước trên thế giới được hoàn
thiện như hiện nay và là yếu tố quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội của
nhân loại
Ở Việt Nam, lịch sử các loại chữ viết được dùng đầu tiên là chữ Hán
(chữ Hán cổ), chữ Hán vào nước ta theo con đường giao lưu văn hóa vào
khoảng thiên nhiên kỷ thứ nhất TCN, được sử dụng trong khoảng thời gian
khá dài với mục đích chủ yếu là phương tiện giao tiếp và giao lưu kinh tế với
Trung Quốc. Tuy nhiên, một loại văn tự ngoại lai cũng không thể đáp ứng

1


được trước nhu cầu của việc ghi chép và diễn đạt lời nói, các vấn đề trong xã
hội của người Việt, vì vậy chữ Nơm được ra đời nhằm giải quyết những vấn
đề trên, đến thời Trần hệ thống chữ Nơm mới thực sự hồn chỉnh. Có thể nói
chữ Nơm được sử dụng rất nhiều và phổ cập ở các triều đại phong kiến thời
kỳ độc lập. Ngày nay, chữ viết được sử dụng là chữ Quốc ngữ với công lớn là
của Alexandre De Rhodes- một linh mục dòng tên người Châu Âu, là thành tố
quan trọng hình thành nên các văn bản, tạo nên các giá trị đặc biệt trong các
lĩnh vực của xã hội.
Trải qua diễn trình lịch sử, chữ Hán cổ và chữ Nôm đã chiếm một
phần quan trọng trong những giá trị di sản phi vật thể, là tài sản, nguồn tư liệu
vô giá của dân tộc, được thể hiện và lưu giữ trong rất nhiều các loại tư liệu
sách, văn bia,… Đặc biệt, nguồn tư liệu chữ Hán Nơm tại các di tích lịch sử
văn hóa trên cả nước. Với hệ thống di tích lịch sử văn hóa trải dài trên khắp cả
nước, phần lớn các di tích có niên đại từ lâu đời, hoặc mới được xây dựng hay
đã được trùng tu, tôn tạo đều dùng chữ Hán Nôm trong tất cả tên di tích cũng
như các đơn ngun kiến trúc, hồnh phi câu đối, sắc phong, văn bia,…
Có thể thấy, chữ Hán Nơm có tác dụng to lớn trong đời sống xã hội và cũng là
thành tựu văn hóa quan trọng của nước ta.

Nằm trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa của dân tộc, chắc hẳn
không ai không biết tới Đền Ngọc Sơn và khu vực Hồ Hoàn Kiếm, đã đi vào
áng thơ văn:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này!
Là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, đền Ngọc Sơn
hay trước kia gọi là chùa Ngọc Sơn, và hồ Hoàn Kiếm đã từ lâu được coi là
lẵng hoa, là biểu tượng của thủ đô Hà Nội, với những nét đẹp cũng như những

2


giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu đã thu hút khách tham quan trong
và ngoài nước từ hàng trăm năm nay. Nơi đây, cũng lưu giữ nhiều hiện vật, di
vật có giá trị, đặc biệt những di sản Hán Nôm đặc sắc và tiêu biểu như: các
câu đối, các văn bia,… phản ánh lịch sử xây dựng đền, ghi nhận công đức và
công lao của người được thờ tự trong di tích.
Vấn đề đặt ra ở đây, rất nhiều khách tham quan hay người dân đến với
di tích đền Ngọc Sơn, khi họ có nhu cầu tham quan, nơi tiến hành những văn
hóa tín ngưỡng tâm linh của họ và hầu như khơng quan tâm gì tới các chữ viết
có tại di tích, chỉ có một số ít và đa số khơng hề hiểu những gì được khắc, viết
bằng chữ Hán Nơm tại di tích. Xét trong mối quan hệ giữa lịch sử chữ viết –
di tích lịch sử văn hóa – cơng chúng, thì có thể thấy chữ Hán Nơm ln gắn
liền với các di tích lịch sử và công chúng là người tiếp nhận những thơng tin
mà chữ Hán Nơm muốn nói tới. Tuy nhiên thực tế đặt ra hiện nay, rất nhiều
người dân và ngay cả những nhà quản lý di tích cũng khơng hiểu hết được
những thông tin và giá trị của những tư liệu Hán Nơm mang lại.
Nghiên cứu các loại hình di sản Hán Nơm tại di tích Đền Ngọc Sơn –

di tích tiêu biểu có giá trị đặc biệt, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tới
tham quan, chiêm ngưỡng và đáp ứng nhu cầu tâm linh, đi sâu phân tích và
đưa ra các giải pháp phát huy những giá trị di sản Hán Nơm tại di tích, để từ
đó hướng tới phạm vi rộng hơn là phát huy giá trị di sản Hán Nôm trong hệ
thống các di tích lịch sử văn hóa trên thành phố Hà Nội. Với mục đích cơng
chúng có thể biết, hiểu, đọc và dịch nghĩa được các chữ Hán Nơm có tại di
tích, từ đó hiểu về di tích, về nhân vật thờ phụng, giáo dục và hướng tới hoàn
thiện nhân cách con người, vẫn còn là vấn đề được đặt ra, cần có cách tiếp cận
và giải pháp phù hợp.
Trên cơ sở đó cũng như q trình tìm hiểu, khảo sát thực tế tại di tích,
tơi muốn vận dụng những kiến thức chuyên ngành vào thực tiễn, tập dượt khả
năng nghiên cứu và viết bài cho bản thân.

3


Vì những lý do trên, tơi quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu các giải
pháp phát huy giá trị di sản Hán Nơm tại di tích Đền Ngọc Sơn – phường Lý
Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội” làm bài khóa luận tốt nghiệp
của mình. Hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp chun
nghành bảo tàng học của tơi sẽ đóng góp ít nhiều vào việc bảo tồn, phát huy giá
trị di sản Hán Nơm đền Ngọc Sơn nói riêng và bảo tồn phát huy các giá trị di sản
Hán Nôm tại các di tích lịch sử trên thành phố Hà Nội nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các loại hình di sản Hán Nơm tại Di tích Đền Ngọc Sơn,
dựa trên cơ sở tìm hiểu lịch sử hình thành di tích, q trình tồn tại và phát
triển của di tích.
- Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, các giá trị của di sản Hán Nơm tại di tích
Đền Ngọc Sơn.
- Nghiên cứu tình trạng, thực trạng bảo vệ các loại hình di sản Hán Nơm

tại di tích Đền Ngọc Sơn.
- Bước đầu đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát huy giá
trị di sản Hán Nơm tại di tích Đền Ngọc Sơn phục vụ cho đời sống tâm linh,
văn hóa, xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các loại hình di sản Hán Nơm
thuộc di tích Đền Ngọc Sơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu tồn bộ các loại hình di sản
Hán Nôm tại Đền Ngọc Sơn.
- Phạm vi về không gian: Tại Đền Ngọc Sơn, phường Lý Thái Tổ - quận
Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu các loại hình di sản Hán Nơm tồn tại
và thuộc di tích Đền Ngọc Sơn từ khi di tích được xây dựng cho đến nay.

4


5. Phương pháp nghiên cứu
- Khóa luận sử dụng phương pháp khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê nin,
Duy vật lịch sử và duy vật biện chứng.
- Phương pháp khoa học được sử dụng tiến hành nghiên cứu: Bảo tồn di
tích lịch sử văn hóa, Khoa học lịch sử, Khảo cổ, Dân tộc học, Xã hội học,…
- Phương pháp khảo sát điền dã tại Di tích, sử dụng các kỹ năng : quan
sát, miêu tả, chụp ảnh, phỏng vấn, trao đổi,…
- Các phương pháp khác: thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu tài
liệu,…
6. Bố cục của bài Khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, bố
cục bài viết gồm 3 chương. Cụ thể như sau:

Chương 1. Tổng quan về di sản Hán Nơm tại di tích Đền Ngọc Sơn
Chương 2. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hán Nơm tại
di tích Đền Ngọc Sơn
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát huy giá trị di
sản Hán Nơm tại di tích Đền Ngọc Sơn
Trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu để hồn thành bài viết, em đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ trong Cục Di sản Văn hóa,
Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, cùng với sự quan tâm của các
thầy giáo, cô giáo trong Khoa Di sản Văn hóa và các bạn trong lớp. Nhân đây,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Sỹ Toản đã quan tâm giúp
đỡ và chỉ bảo tận tình về kiến thức, chun mơn ; em cũng xin gửi lời cảm ơn
tới các bác, anh, chị làm việc tại Di tích Đền Ngọc Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ,
cung cấp tài liệu để em có thể hồn thiện bài viết này.
Do trình độ nhận thức và kiến thức chun mơn cịn nhiều hạn chế nên bài
viết chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong q
thầy cơ đóng góp ý kiến để em có thể hồn thiện bài viết của mình.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DI SẢN HÁN NÔM Ở DI TÍCH ĐỀN NGỌC SƠN
1.1.

Khái qt về di tích đền Ngọc Sơn

1.1.1. Lịch sử ra đời, tồn tại của di tích đền Ngọc Sơn
1.1.1.1. Niên đại di tích
Ở ngay giữa Thủ đơ Hà Nội ồn ào náo nhiệt, có một di tích lịch sử
và thắng cảnh của thiên nhiên, của lịch sử và huyền thoại được nhắc tới như

một nét thanh bình, mang trong mình những giá trị lịch sử văn hóa, những giá
trị của tâm linh được ơm ấp từ bao đời tại đây đó chính là hồ Hồn Kiếm và
đền Ngọc Sơn thiêng liêng vời vợi. Đối với người dân Việt Nam, không biết
từ bao giờ khi nhắc tới Thủ đơ Hà Nội là nhắc tới hồ Hồn Kiếm, nhắc tới
đền Ngọc Sơn với niềm tự hào và sự gắn bó thân thiết. Và có lẽ khơng chỉ
người dân Thủ đơ, mà bất kỳ ai nếu có dịp về Hà Nội, dù đi đâu, gấp đến mấy
cũng phải tới Hồ Gươm, thăm tháp Rùa, thăm đền Ngọc Sơn, ngắm Tháp
Bút, dạo qua cầu Thê Húc,… ngắm cảnh mặt hồ nước trong xanh, ngắm cảnh
đền với nét hòa quyện hài hịa giữa cơng trình kiến trúc với cảnh quan thiên
nhiên. Có thể khẳng định Đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn Kiếm đã trở
thành một nét riêng độc đáo, một địa điểm cơng trình kiến trúc mang nhiều
giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật và từ lâu đã trở thành một trong những
biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Di tích lịch sử và thắng cảnh đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn
Kiếm (bao gồm : Đền Ngọc Sơn, hồ Hồn Kiếm và di tích tưởng niệm vua
Lê), đây là tên gọi được Bộ Văn hóa và Thông tin định danh trong quy định
xếp hạng số 92 VHTT/QĐ ngày 10/7/1980. Tuy nhiên trong phạm vi nội
dung nghiên cứu, bài viết chú trọng nghiên cứu di tích lịch sử đền Ngọc Sơn.
Trước đây, đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc phía Bắc hồ Hồn Kiếm
thuộc thơn Tả Vọng, thành Thăng Long. Địa danh này trước đây được gọi là

6


thôn Tả Vọng, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, hiện nay đền Ngọc Sơn
thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong lịch sử tồn tại
đền Ngọc Sơn đã từng được gọi là đền Quan Đế, chùa Ngọc Sơn.
Đền Ngọc Sơn được xây trên hịn đảo phía Bắc Hồ Gươm cách bờ bắc
khoảng 200m, bờ đông khoảng 50m. Hòn đảo nhỏ này vốn là một cồn cát của
khúc sông Nhĩ Hà (Sông Hồng) xưa. Theo nghiên cứu nguồn tư liệu hiện cịn

lại tại di tích cũng như việc hiện nay di tích khơng cịn lưu giữ được những tư
liệu thành văn ghi niên đại khởi dựng cụ thể, căn cứ vào nguồn tư liệu thư tịch
cổ cũng như sự hiện diện của các tài liệu văn bia, văn chng thì đốn định
niên đại xây dựng ngơi đền vào cuối thời Lê.
1.1.1.2. Q trình tồn tại di tích
Theo nhiều nguồn tài liệu và nghiên cứu thì, xưa kia di tích Đền
Ngọc Sơn nằm trên một đảo nổi lên trên hồ Hoàn Kiếm, vào thời Lê Mạc, hồ
Hoàn Kiếm bị lấp cửa thông ra sông Cái, và đắp bờ ngang ngăn hồ thành hai
là hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Hữu Vọng hồ sau này đã bị lấp, và Tả Vọng
hồ chính là hồ Hồn Kiếm sau này, ở phía tây bắc của hồ Tả Vọng có một gị
đất tên là Tượng Nhĩ Sơn (hay gọi là núi tai voi). Khởi nguyên, khi vua Lý
Thái Tổ sau khi định đơ ở Thăng Long (1010) đã đổi tên gị đất tên là Ngọc
Tượng Sơn ( núi voi ngọc). Trên gò có một ngơi chùa nhỏ khơng biết được
xây dựng từ bao giờ nhưng lâu ngày đổ nát xiêu vẹo. Thời Lê Vĩnh Hựu
(1735 – 1739), nhân cảnh trí đẹp đẽ nơi đây chúa Trịnh Giang đã cho xây
dựng cung Khánh Thụy và đắp hai quả núi đất ở phía Đơng đối diện với Ngọc
Sơn gọi là Ngọc Bội và Đào Tai để kỷ niệm chiến thắng của Nguyễn Danh
Phương- một lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa. Chúa Trịnh cịn sai
xây thêm Tả Vọng đình làm nơi hóng mát. Về sau, họ Trịnh suy vong, Lê
Chiêu Thống được Nguyễn Huệ trao trả quyền, Lê Chiêu Thống đã phá hủy
cung Khánh Thụy. Đầu thế kỷ 19, có một nhà từ thiện người Làng Nhị Khê
(thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) tên là Tín Trai, nhân nền cũ cung

7


Khánh Thụy đã dựng một ngôi chùa lấy tên là Ngọc Sơn tự ( chùa Ngọc Sơn),
chùa có quy mơ đẹp, có cả tam quan gác chng. Ít năm sau, chùa nhường lại
cho một Hội hướng thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh, và từ đó đền có tên gọi
là Đền Ngọc Sơn.

Trải qua diễn trình lịch sử ngơi đền đã từng nhiều lần được trùng tu
sửa chữa:
- Thời Nguyễn năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). Theo bài ký của Tiến sĩ khoa
Bính Tuất Vũ Hán Phủ khắc trên tấm bia “Ngọc Sơn Đế Quân từ ký”. Lần
trùng tu này do cụ Tín Trai nhường lại cho Hội hướng thiện, sau đó dỡ bỏ gác
chng để dựng đền thờ đức Văn Xương Đế quân vào đấy, và đến năm 1842
thì hồn thành.
- Năm Tự Đức thứ 18 (1865), lần tơn tạo này cổng đền được nâng cao
thêm, lại dựng thêm đình Trấn Ba (đình Trấn sóng). Đặt thêm một cái nghiên
trên cửa ra vào và dựng núi đất giáp hồ một cây tháp có hình đầu bút, và là
Tháp Bút hiện nay và sửa chữa lần đầu cầu Thê Húc.
- Năm Đồng Khánh thứ nhất (1886) ông Nguyễn Trọng Hợp kinh lược xứ
Bắc Kỳ đứng lên cùng Hội Lạc Thiện sửa chữa đền Ngọc Sơn, làm thêm đồ
thờ. Đến năm Thành Thái thứ nhất (1889), sửa chữa lại cầu Thê Húc, năm
Thành Thái thứ 5 (1894), Hội An Lạc tu sửa lại đền, dựng thêm đàn giảng
kinh. Năm Khải Định Bính Thìn (1916), trùng tu nội điện, tu bổ cầu Thê Húc.
- Năm 1947, Pháp phá hủy đình Trấn Ba, năm 1952, đình Trấn Ba được
dựng lại như ngày nay, năm 1954 - 1955 trùng tu lại đình Trấn Ba.
- Năm 2008, tu sửa chống dột các hạng mục kiến trúc chính của đền.
- Năm 2012, tu sử các hạng mục cổng nghi mơn, đảo ngói chống dột,
chỉnh trang tổng thể các hạng mục kiến trúc, sửa cầu Thê Húc.
Hiện nay, từ ngồi vào các cơng trình kiến trúc của đền bao gồm:
Cổng nghi môn, Tháp Bút, cổng nghi môn nội, Đài Nghiên, cầu Thê Húc,
Cổng Đắc nguyệt, đình Trấn Ba, nhà tiền tế, trung đường, hậu cung, hai nhà

8


tả vu, hữu vu, nhà Kính Thư, nhà trưng bày mẫu rùa và khu phụ. Các đơn
nguyên kiến trúc với bố cục hài hòa, xét trong tổng thể đã mang lại nét đẹp có

một khơng hai của di tích đền Ngọc Sơn.
Từ ngồi di tích, ta bắt gặp cổng nghi môn được xây dựng với bốn
cây cột xây bằng gạch, theo dạng trụ điểu và những mảng tường lửng hợp
thành. Trên đỉnh hai cột giữa được đắp nổi bốn con phượng chụm đi, xịe
cánh, hai cột bên là hình hai con ghê chầu vào, mơ típ trang trí quen thuộc
trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Ở mỗi cột đều đắp nổi câu đối chữ
Hán, hai bên tường lửng có đắp hai chữ Hán lớn Phúc và Lộc, được tô son đỏ
thắm, kết hợp với quang cảnh cây xanh, hồ nước, làm cho khung cảnh trở nên
linh thiêng nhưng mang vẻ đẹp và sự gần gũi với bất kỳ ai khi tới đây.
Ngay sau cổng nghi mơn là cơng trình được gọi là Tháp Bút, được dựng
trên ngọn núi đá cao 4m, được Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1864 và
ngọn núi đá ấy được gọi là núi Độc Tơn. Tháp vng bằng đá, có năm tầng,
càng lên cao càng thu nhỏ lại với cạnh đấy tầng một là 2m và tầng 5 là 1,2m,
với tổng chiều cao là 28,9m. Tháp được xây dựng theo ý tưởng “tượng trưng
cho nền văn vật”, với ngụ ý viết lên trời xanh, ý muốn nói, mượn ngọn bút
này, lấy ngấn nước hồ Gươm làm mực và trời xanh làm giấy mới đủ viết hết
nỗi lịng của các chí sĩ Bắc Hà đương thời. Lưng chừng núi người xưa có
dựng một cái miếu nhỏ tên là Sơn Thần miếu nghĩa là miếu thờ thần núi.
Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt nơi nào đã có núi thì
phải có một vị thần cai quản. Sơn thần miếu được xây dựng với ý nghĩa là sự
tiếp nối một tín ngưỡng vốn có từ thời Nguyên thủy là thờ thần đá.
Tiếp theo, là cổng nghi môn thứ hai, ở hai bên trụ xây hai cửa nách
giả kiểu hai tầng tám mái cong. Mặt trước của hai cửa này đắp nổi một bên là
rồng, đang cuộn khúc đón đàn cá đang tiến ra, một bên là chú hổ trắng như
đang tiến ra với người đời. Hai trụ biểu nhỏ ở đỉnh trụ đặt tượng nghê ở tư thế
chầu. Và đã có Tháp Bút thì phải có Đài Nghiên, cổng Đài Nghiên được xây

9



theo kiểu tam quan, cửa chính tạo kiểu vịm cuốn, chính giữa đặt Đài Nghiên
hình trái đảo, được làm từ một khối đá lớn màu xanh, hình quả đào cắt ngang
theo chiều dọc, khoét lõm lòng chảo, bề dài quả đào 0,97m; bề ngang 0,8m;
cao 0,3m, chu vi chừng 2m, được trùng tu vào năm 1865, có ba con cóc đội
nghiên như ba cái chân kiềng và khắc một bài minh do Nguyễn Văn Siêu
khắc với 64 chữ ý nghĩa.
Sau đó là các hạng mục cơng trình Cầu Thê Húc và Cổng Đắc nguyệt
lầu. Cầu Thê Húc với ý nghĩa Thê là đậu, Húc là ánh sáng ban mai hay hiểu là
“nơi đậu nắng ban mai” xây dựng theo kiểu hình cầu vồng, sơn đỏ mang vẻ
đẹp soi bóng xuống mặt hồ. Đắc Nguyệt lâu có nghĩa là lầu được trăng, lầu
có hai tầng, có những cửa sổ hình trịn, tròn tượng trương cho dương, nước
tượng trưng cho âm, âm dương kết hợp với ý nghĩa chỉ sự tồ tại và phát triển.
Đi sâu vào trong khu di tích, ta thấy Đình Trấn Ba, một kiến trúc thanh thốt
và đậm chất thơ ngay phía trước cửa đền chính.
Đền chính có 3 nếp nhà chính là tiền tế, tịa trung đường và tịa hậu
cung là nơi thờ tự chính và diễn ra các hoạt động của lễ hội. Hai bên có hai
dãy nhà tả vu, hữu vu với bố cục liên hồn kề sát với các cơng trình kiến trúc
chính của đền. Tịa Kính Thư xây nối liền với tịa tiền tế về phía Đơng, Nhà
hậu hay (phịng rùa) xây nối với tịa tiền tế về phía Tây, nơi trưng bày tiêu bản
cụ Rùa.
Di tích đền Ngọc Sơn đã tồn tại qua bao đời nay, trải qua những lần
trùng tu, tôn tạo và bảo vệ, nơi đây lưu giữ nhiều tài sản quý của dân tộc, là
một di tích linh thiêng và ngày càng thân thiết gắn bó trong tiềm thức tâm linh
của người dân Thăng Long- Hà Nội, và cũng là địa chỉ không thể thiếu đối
với khách du lịch tham quan trong và ngồi nước. Với nét thanh bình và
thiêng liêng trái ngược với sự ồn ào tấp nập ngoài kia, đền Ngọc Sơn gắn với
những huyền thoại và lịch sử hào hùng, nơi đây thật sự là một di tích đặc biệt
độc đáo nổi bật giữa Thủ đơ và đất nước.

10



1.1.2. Sự kiện lịch sử và nhân vật được thờ trong di tích
1.1.2.1. Sự kiện lịch sử
Di tích đền Ngọc Sơn khơng chỉ là di tích tín ngưỡng, gắn với sự tích
gươm vàng do Lê Lợi hồn trả lại cho rùa thần dưới hồ, mà còn là nơi diễn ra
nhiều sự kiện lịch sử phản ánh nhiều mặt lịch sử của dân tộ, đây còn là nơi
sinh hoạt của Hội Hướng thiện, do những nhà trong khoa mục thành lập, là
hội của các nhà Nho. Hiện nay chưa xác định được thời gian thành lập Hội
Hướng Thiện, chắc lẽ vào khoảng sau năm 1842, sau khi xây dựng đền Ngọc
Sơn. Với hai vị hội trưởng là hai nhà nho có uy tín bậc nhất lúc bấy giờ là Vũ
Tơng Phan (1800 – 1851), Tiến sĩ, Đốc học về hưu, mở trường Hồ Đình bên
Hồ Gươm và Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1780), Phó bảng, án sát về hưu mở
trường Phương Đình ở giáp Giang Nguyên (phố Nguyễn Văn Siêu hiện nay)
cả hai đều là những nhà giáo dục nổi tiếng đương thời, sách Khoa bảng lục
ghi hai trường trên, học trị nhiều người thành đạt. Khơng chỉ có cơng trong
việc sáng lập đền, hội Hướng Thiện còn giữ vai trò chủ chốt trong việc bảo
quản, tu tạo các cơng trình kiến trúc và cảnh quan, cũng như tổ chức hoạt
động nhiều mặt, làm cho di tích đền Ngọc Sơn trở thành một di tích danh
thắng bậc nhất ở trung tâm Thủ đơ. Hội Hướng thiện đã có những hoạt động
sơi nổi theo đúng tên gọi hướng về những điều tốt lành, và không ngừng tiếp
tục đi theo con đường sáng đẹp, tuyên truyền giáo dục điều thiện cho quần
chúng. Hội cũng tổ chức khắc ván in nhiều loại sách khác nhau như : sách
thuốc, sách kinh của đạo Giáo, sách luận về tín ngưỡng (năm 1966 khi ngành
văn hóa Hà Nội chuyển kho ván khắc này xuống kho ở chùa Hưng Ký cịn
đếm được 1.156 bản). Một hoạt động tích cực của các Hội viên Hội hướng
thiện là tham gia nhóm “cơng q”. “Cơng” chỉ thành tích làm điều tốt, kể cả
ý nghĩa và sự việc cụ thể, “Qúa” là những điều lỗi lầm, trái với “cơng”. “Cơng
q” có thể dịch gọn là “công và tội”, tăng công bớt tội, làm điều thiện tránh
bỏ điều ác, là mục đích của hội tu thân, là hoạt động của “hội công quá”, tiến


11


hành dưới sự tin tưởng và chứng giám của thần linh. Hội có sáng tác những
bài văn “giáng bút” mượn lời thần linh để giáo dục công chúng trong việc
khuyến thiện, được nhiều người chấp thuận, dạy đạo lý làm người, thêm lòng
tin tưởng ở sức mạnh huyền thoại đã được phán truyền.
Khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội nhiều hội khác như : Lạc Thiên, Tập
Thiện, An Lạc, cũng lấy đền Ngọc Sơn làm nơi tuyên truyền chống thực dân
Pháp. Những năm đầu thế kỷ XX, các cụ Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn
Can đã cho xây dựng Kinh đàn để giảng kinh (nay là nhà bán đồ lưu niệm ở
phía trái đền chính). Dù triều đình Huế đầu hàng nhưng nhân dân vẫn kiên
cường chiến đấu và các trí thức lập ra các tổ chức công khai kêu gọi nhân dân
yêu nước tiêu biểu là phong trào Đông Kinh nghĩa Thục, đương thời gọi là
các “Minh xã”. Tiêu biểu là phong trào Đông Du, phổ biến nhiều văn bản bài
thơ mượn thần thánh để truyền “đạo” làm cách mạng. Lúc đầu các phong trào
chưa bị thực dân Pháp để ý tới, nhưng sau do ảnh hưởng của nó ngày càng lan
rộng và nhiều nơi có hành động lộ liễu nên bọn mật thám đã đi lung khám các
đình, chùa tịch thu nhiều kinh sách của các tiê thánh giảng bút. Tuy vậy, cách
tuyên truyền này vẫn được kéo dài cho tới sau cuộc đại chiến thứ nhất. Tận
dụng đền Ngọc Sơn đã có cở sở khắc ván gỗ in ấn từ trước nên thời điểm ấy,
các nhà Nho đã dùng lợi thế này in thành các “kinh” cổ động yêu nước chống
Pháp.
Thế kỷ XX, tại đền Ngọc Sơn đã cho in kinh Đạo Nam nho các nhà
Nho yêu nước Nam Định, đứng đầu là cụ Nguyễn Ngọc Tỉnh biên soạn dưới
chiêu bài “thơ giáng bút”, sau đó để phổ biến sách được in từ chữ Nôm ra chữ
quốc ngữ. in thành sách.
Chẳng hạn như:
Kể chi Nam Bắc xa gần

Ở đâu thì cũng quốc dân một nhà
Nước có mạnh thì dân mới mạnh

12


Dân có khơn thì nước mới khơn
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
Sau này, kinh Đạo Nam được dịch từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ, in thành
sách và được lưu hành rộng rãi. Những năm gần dây, đền là nơi đón tiếp
nhiều nguyên thủ quốc gia của nhiều nước, diễn ra nhiều sự kiện văn hóa của
Thủ đơ và là nơi thu hút nhiều khách tham quan.
1.1.2.2. Nhân vật được thờ trong di tích
● Đức Thánh Trần
Trong hệ thống tâm linh của người Việt, Hưng Đạo đại vương là một nhân
vật có cơng lớn với dân tộc, là một nhân thần, và được vinh danh là Đức
Thánh Trần. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần được hình thành từ q trình
thánh hóa, thần hóa ngài, vị anh hùng dân tộc, ngài là vị thánh phù hộ cho sự
nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, hộ quốc an dân, diệt trừ tà ma
và chữa bện cho nhân dân. Đức Thánh Trần tên thật là Trần Quốc Tuấn (?1300), ngài là con trai thứ của An Sinh vương Trần Liễu (anh trai vua Trần
Thái Tông), một nhân vật nổi tiếng thời Trần. Vào thế kỷ thứ XIII nhân dân
Đại Việt trải qua ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Quốc
Tuấn đã chỉ huy quân đội đập tan quân xâm lược giành lại chủ quyền.
Đối với người Việt, trong tiềm thức tâm linh Người có hai tư cách: vị
anh hùng dân tộc với nhiều chiến công hiển hách nhất là trận Bạch Đằng vĩ
đại và tài trí uy lực diệt được mọi ma quỷ như khi sống Người từng diệt con tà
Phạm Nhan, một loại quỷ chuyên bức hại phụ nữ, Người được thánh hóa và là
nhân vật được nhân dân nể trọng. Người được tước phong rất trọng thị là
Thượng phụ Thượng trật thượng tướng qn, bình bắc đại ngun sối Hưng

Đạo đại vương. Vì vậy, Người trở thành đối tượng được nhân dân đời đời thờ
phụng, cũng bởi lẽ vậy mà Đức Thánh Trần được thờ phụng ở nơi thiêng
liêng nhất – tại tòa hậu cung tại đền Ngọc Sơn.

13


● Văn Xương Đế quân
Văn Xương Đế quân hay còn gọi là Văn Xương Tinh là một vị thần
được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản cơng danh phúc lộc của
sĩ nhân. Hiện nay, có hai nguồn gốc xuất xứ về đức Văn Xương Đế Quân:
một là Văn Xương Đế qn chính là nhóm sao Đẩu Khơi, gồm sáu ngơi sao
xếp thành hình bán nguyệt nằm ở phía trước sao Bắc Đẩu, mỗi sao có một tên,
quản về vận khoa danh ; hai là: Văn Xương Đế quân là một nhân vật có thật
tên là Trương Á (hoặc Trương Ác) sau khi thác có nhiều hiển linh được
phong làm thần Tử Đồng, về sau được phong là “ Phụ nguyên khai hóa Văn
Xương Tư lộc Hoằng nhân Đế quân”, từ đó dân gian kết hợp hai nguồn gốc
này thành ra tên gọi Văn Xương Đế quân.
Về nguồn gốc thứ nhất lý giải theo góc độ chiêm tinh, thiên văn như là
một vị thần tinh tú. Với nguồn gốc thứ hai: Thần vốn dĩ là một vị quan Thái
thú Châu Ích vào đời Kiến Vũ (năm 22-55 sau Cơng ngun) nhà Hán. Sách
“Dư địa ký thắng” có chép: “Thần dễ thường là ông Trương Dục, nguyên quê
đất Thục, ơng đã chiêu tập 50 nghìn qn dân ứng mộ để vây kinh thành đánh
lại giặc Bồ Tần. Sau bị thua chết ở đất Tử Đồng vào năm Ninh Thái thứ 2
(374 sau Cơng ngun).” Theo Đạo giáo thì: Ngọc Hồng Thượng đế giao
cho thần Tử Đồng chủ cơng việc cung Văn Xương và giữ sổ lộc của trần gian
cho nên triều đình nhà Nguyên (1277 – 1367) đã ban cho thần tước Đế Quân
mà được thờ phụng ở các nhà hiệu trong nước.
Văn Xương Đế quân là người tựu nghĩa, lại được thờ ở các trường học
nên không biết từ bao giờ thần đã được các nhà Nho Việt Nam coi như thần

về học hành văn chương và công danh khoa cử. Như vậy, Văn Xương Đế
quan được coi là một vị thần tinh tú trông coi sổ thi cử, và chủ yếu về vấn đề
cơng danh, vì thế Đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương đế quân nhằm đề cao sự
học, đề cao nhân tài.
● Thần Lã Tổ

14


Thần Lã Tổ tên là Nham hiệu là Đồng Tân, là một vị thần của Đạo
Giáo. Theo truyền thuyết ông là người đất Kinh Triệu đời Đường nay thuộc
tỉnh Hà Bắc – Trung Quốc. Đời Đường Ý Tông niên hiệu Hàm Thông (860 –
874) thi đỗ trúng cập đệ đang làm quan huyện lệnh thì gặp Hồng Sảo, Lã
Động Tân bỏ quan về ở ẩn lên núi Chung Sơn tu luyện kiếm pháp, học thần
thư và luyện đan chữa bệnh. Sau ông theo đạo Giáo lấy hiệu là Thuần Dương
Tử. Ông được coi là một trong 8 vị tiên được đời sau thờ cúng, được gọi là
bát tiên trong huyền thoại Bát Tiên khánh thọ, bát tiên quá hải.
Ông được coi như là một vị tiên cứu nhân độ thế, ở ban thờ Lã Tổ tại
đền hai bên có tượng Thiên Khơi và Thiên Việt. Thiên Việt có hình dáng một
ơng lão đạo mạo. Thiên Khơi có hình dáng một tiểu quỷ mặt xanh, có sừng,
mình trần. quần ngắn, cổ tay, cổ chân đeo vòng, thắt lưng đỏ, một tay cầm
sách, một tay cầm bút, một chân đứng trên con giao long, một chân dơ lên
như hình chữ đẩu. Sao Thiên Khôi phụ trách về khoa cử. Bút và sách cầm ở
tay là ghi tên những sẽ thi đỗ đầu và thi đỗ nói chung.
● Quan vũ
Quan Vũ là một nhân vật lịch sử Trung Quốc, cũng được gọi là Quan
Công tự là Vân Trường, Trường Sinh (162?- 220?) là một vị tướng thời kỳ
cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc, là người góp cơng lớn vào việc thành
lập nhà Thục Hán, với vị vua đầu tiên là Lưu Bị, ông cũng là người đứng đầu
trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, là anh em kết nghĩa của Lưu Bị và

Trương Phi, nổi tiếng là dũng tướng trung thành, giữ chữ tín, với những chiến
tích và phẩm chất đạo đức được đề cao và thần thánh hóa.
Là một dũng tướng tài ba đánh thắng nhiều trận, song cuối cùng do chủ
quan bị tướng nước Ngô bắt đem chém, tương truyền ông hiển thánh và được
nhân dân khắp Trung Quốc khắp nơi thờ phụng, ông thường được thờ với
tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt hoặc cưỡi ngựa
xích thố. Đời Tống Tuyên Gia ông được phong là Vũ An vương, đời Minh

15


Vạn Lịch được phong là Hiệp thiên hộ quốc trung nghĩa đại đế. Theo bước
chân di cư của người Hoa, và là một trong những nhân vật lịch sử của Trung
Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, thần Quan Vũ được lập
đền thờ nhiều nơi trên đất nước ta, dân ta thường gọi với tên là Quan Đế,
Quan Công hoặc Quan Thánh đế quân. Dân gian xem ơng như một biểu tượng
của tính hào hiệp, trượng nghĩa trung thành, nhưng các nhà sử học cũng đề
cập phê phán ơng vì tính kiêu căng cũng như ngạo mạn. Đền Ngọc Sơn thờ
Quan Vũ nhằm đề cao tấm gương trung nghĩa của con người hướng người ta
tới chân, thiện, mỹ.
1.2. Các loại hình di sản Hán Nơm tại di tích đền Ngọc Sơn
1.2.1 Hồnh phi, câu đối, biển đề, đề tự
Bất cứ một di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật nào khi người ta nhắc
tới và hình dung ra về nó, thì đều nghĩ ngay tới những nét thiêng liêng, cổ
kính và nhớ tới cảnh quan xung quanh cổng vào, hay bên trong di tích nơi thờ
tự đều hiện lên các loại hình được khắc, viết, hoặc đắp nổi chữ Hán Nôm.
Không biết từ bao giờ, một phần di sản khơng thể thiếu hay nói các khác là
đặc biệt quan trọng đối với một di tích khi nó được thể hiện trên các sắc
phong, hồnh phi câu đối, văn bia, văn khánh,… là chữ Hán Nôm. Chẳng
phải tự nhiên, khi hiện tại chữ quốc ngữ đã là ngôn ngữ, cách viết thông dụng

và được sử dụng trong tất cả mọi văn bản, giấy tờ của quốc gia thì ở các di
tích đình, đền, chùa,… vẫn sử dụng chữ Hán Nơm cho tất cả những gì thuộc
về di tích, vì rằng chữ Hán Nơm là một thành quả một nét đẹp của giá trị
truyền thống dân tộc, với một thời gắn liền với những kì thi, gắn với người
đọc sách, những người thầy đồ, người hiền tài và giỏi giang, mỗi một nét chữ,
câu văn đều đều bao hàm những nội dung, ý nghĩa đầy tính nhân văn và giá
trị. Tiếp nối những giá trị ấy, di sản chữ khối ô vuông tại khu đền Ngọc Sơn,
theo thống kê của tác giả Trần Văn Đạt, hiện tại còn 91 đơn vị, bao gồm
hoành phi câu đối, biển đề, đại tự, văn bia.

16


Hồnh phi, câu đối là loại hình được phổ biến nhất, thông dụng nhất mà
dù cho không hiểu nội dung thì chỉ cần nhìn hình thức bên ngồi ai cũng có
thể đốn định được. Trong phong tục tập qn Việt thì, hồnh phi là những
tấm biển đồng có hình thức trưng bày theo chiều ngang treo trên cao bên
ngoài các gian thờ tại đình chùa, từ đường,... và thường khắc từ ba đến bốn
chữ đại tự mang nhiều ý nghĩa, hai bên bức hoành phi bao gồm hai bức câu
đối được thể hiện theo chiều dọc trưng bày cân xứng, được chạm, khắc hoặc
đắp nổi các câu đối, tùy theo nơi trưng bày như gia đình, nhà thờ họ, đình,
chùa,... mà hồnh phi câu đối có nhiều ý nghĩa khác nhau.
Ở đền Ngọc Sơn, hoành phi câu đối là một loại hình di sản có số
lượng nhiều nhất với các cách thức như khắc, đục, chạm nổi được thể hiện
trên các trụ cột, trên các các tấm gỗ được sơn son thiếp vàng ở chữ,… Từ
ngồi cổng nghi mơn trở vào đều có các câu đối được đắp nổi màu đen trên
trụ cột màu trắng, các cơng trình như Tháp Bút, Đài Nghiên, Đình Trấn
Ba…cũng như bên trong đền hồnh phi câu đối đều thể hiện vẻ đẹp nơi đây,
răn dạy con người và nói lên cơng lao của những vị thần được thờ trong di
tích. Có thể thống kê ra đây một số hoành phi, câu đối, đề tự tại đền:

Hai bên trụ cổng nghi mơn có đắp các đôi câu đối:
臨水豋山一路漸入佳景
蕁源訪古此中無限風光
Lâm thủy, đăng sơn, nhất lộ tiệm nhập giai cảnh
Tầm nguyên, phỏng cổ, thử trung vô hạn phong quang
Dịch nghĩa là: Ngắm nước, trèo non, một lối đi vào cảnh đẹp
Tìm nguồn, thăm cội, trong đây biết mấy phong quang
Đơi câu đối như lời chào đón du khách, hứa hẹn nhiều điều hấp dẫn khi vào
thăm di tích.
立人標表開人徑
度世津梁覺世關

17


Lập nhân tiêu biểu khai nhân tính
Độ thế tân lương giác thế quan
Dịch nghĩa là: Gây dựng con người thì dựng cột tiêu chỉ đường
khai hóa cho họ.
Cứu giúp thế tục thì xây cầu bến làm cửa giác ngộ cho đời.
Trên bề mặt phía trên hai bức tường lửng phía ngồi có đắp hai câu:
Ngọc ư tử
Sơn ngưỡng chỉ
玊 於 斯 - nghĩa là: Ngọc ở đây
山 仰止 - nghĩa là: Ngửa trơng núi
Phía dưới có đắp hai chữ Hán lớn là chữ “福Phúc” và chữ “碌 Lộc” được tô
son. Toàn bộ câu đối, đề tự với ý nghĩa khen ngợi cảnh đẹp nơi đây, về với
cuội nguồn dân tộc tham cảnh nơi đây để mang lấy phúc lộc tràn đầy.
Tiếp tới là Tháp Bút, mặt Bắc của ba tầng dưới có ghi ba chữ Hán “Tả
thanh thiên” nghĩa là “viết lên trời xanh”. Ngay bên cạnh là miếu thờ thần

thần núi, hai bên cửa miếu có đắp đơi câu đối:
故甸湖山留旺氣
新祠香 火接餘靈
Cố điện hồ sơn lưu vượng khí
Tân từ hương hỏa tiếp dư linh
Dịch nghĩa là : Hồ núi kinh thành xưa cịn lưu khí thịnh
Khói hương ngơi đền mới tiếp nối dấu thiêng
Phía lớp cổng nghi mơn nội cũng có đắp nổi đơi câu đối với nội dung:
人間文字無權全凴音德
天上主司有眼單看心田

18


Nhân gian văn tự vơ quyền tồn bằng âm đức
Thiên thượng chủ tư hữu nhãn đơn khánh đan điền
Dịch nghĩa là: Ở chốn nhân gian sự làm ơn làm phúc một cách vơ tư
Việc khảo thí nhân gian chỉ soi xét chính lịng dạ của con người
Hai bên trụ nhỏ xây giả cửa nách, mặt trước đắp nổi hình rồng uốn
khúc đón đàn cá đang thi nhau vượt sóng, bên trên đắp hai chữ “龍門 Long
Môn” và bên hữu là Bạch Hổ, bên trên đắp hai chữ “虎榜 Hổ Bảng”, với ý
nghĩa của từ Long mơn, theo văn hóa phương Đơng chỉ sự thành cơng trong
thi cử, học trị thi đỗ được coi như là đã vượt long môn, lập được một thành
tích lớn. Chữ Hổ bảng nghĩa đen là bảng Hổ, nghĩa bóng là bảng ghi tên
những người đỗ tiến sĩ. Hai bên Long Mơn, Hổ Bảng cũng có đơi câu đối vừa
giải thích ý nghĩa trên vừa ca tụng tịa Tháp Bút trước mặt:

虎耪龍門善人櫞 法
硯薹筆塔大塊文章
Hổ bảng Long mơn thiện nhân duyên pháp

Nghiễn đài Bút tháp đại khối văn chương
Dịch nghĩa là:
Bảng Hổ cửa rồng là để biểu dương nhân quả của người làm điều tốt
Đài Nghiên, Tháp Bút là để mô tả văn nghiệp của đất trời vĩ đại.
Cổng Đài Nghiên, có đơi câu đối rất hay và ý nghĩa:

潑島墨痕湖水滿
擎天筆勢石峰高
Bát đảo mặc ngân, hồ thủy mãn
Kình thiên bút thế, thạch phong cao
Dịch nghĩa là: Dấu mực vẩy lên đảo, nước hồ đầy tràn

19


Thế bút vươn lưng trời, núi đá cao ngất
Ở giữa vòm cửa và hai chữ Nghiên đài đắp bức cuốn thư bên trong khắc bài
văn chữ Hán do Nguyễn Văn Siêu soạn với ý nghĩa hàm súc. Theo nhà sử học
Nguyễn Vinh Phúc dịch như sau: “ Xưa lấy gốc đát làm nghiên, chú giải Đạo
Đức Kinh, nghiễn ngầm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách
ra làm nghiên, chẳng có hình dáng. Khơng vng khơng trịn, dùng vào mọi
việc thật kỳ diệu. Không cao không thấp, ngơi ở chính giữa. Cúi soi hồ Hồn
Kiếm, ngửa trơng ngọn Bút đá ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi.
Ngậm ngun khí mà mài hư khơng”. Mặt sau cửa có ghi chữ Hán “玉山祠
Ngọc Sơn Từ” với nghĩa chính là Đền Ngọc Sơn. Tại đây, cũng đắp một số
câu đối:
紫氣光回天咫尺
紅塵望膈水東南
Tử khí quang hồi thiên chỉ xích
Hồng trần vọng cách thủy đơng nam

Dịch nghĩa là: Khí tốt rọi về, trời gang tấc
Bụi hồng cách nẻo, nước đông nam
Qua Cầu Thê Húc( 栖旭橋 )là lớp cửa thứ tư gọi là Đắc Nguyệt lầu, trên
cửa có khắc ba chữ “得月耬 Đắc nguyệt lâu” nghĩa là “lầu được trăng”. Hai
bên cửa sổ có đơi câu đối với nội dung ca ngợi vẻ đẹp thắng cảnh nơi đây:
不厭湖上月
宛在水中央
Bất yếm hồ thượng nguyệt
Uyển tại thủy trung ương

20


Dịch nghĩa là: Trăng trên hồ ngắm bao nhiêu cũng khơng chán, cũng như dầm
mình trong làn nước miên man.
Hai bên cửa có khắc đơi câu đối có nội dung tả cảnh giàu hình tượng:
僑引長虹栖島岸
樓當明月在猢心
Kiều dẫn trường hồng thê đảo ngạn
Lầu đương minh nguyệt tọa hồ tâm
Dịch nghĩa là:
Cầu dẫn dải cầu vồng đậu vào bờ đảo
Gác in vầng trăng sáng nằm dưới lịng hồ
Tại đàn Giảng Thiện có đơi câu đối rất hay:
孤山木蔭三天界
勺水菠澄九十春
Cô sơn mộc ấm tam thiên giới
Chước nước thủy ba trừng cửu thập xuân
Dịch nghĩa là: Non cơi cây rợp ba nghìn cõi
Vốc nước sóng n chín chục xuân

Đình Trấn Ba ngay trước đền, trên bốn trụ cột của đình có đắp nổi đơi câu
đối:

劔有餘靈光若水
文從大塊夀 如山
Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy
Văn tòng đại khối thọ như sơn
Dịch nghĩa là: Kiếm ngậm khí thiêng ngời tự nước

21


Văn hòa trời đất thọ như non
廟貌山容相隱约
天光雲影共徘徊
Miếu mạo sơn dung tương ẩn tước
Thiên quang vân ảnh cộng bồi hồi
Với nghĩa là: Dáng miếu hình non cùng thấp thống, bóng mây, ánh nắng
quyện bồi hồi.
Tựu chung, các câu đối bên ngoài đền và các đơn nguyên kiến trúc
như: Tháp Bút, Đài Nghiên, Đình Trấn Ba đều ca ngợi vẻ đẹp của trời đất
nước Nam, của đền Ngọc Sơn một lối đi vào chốn linh thiêng, răn dạy
đời,sống phải có đạo và đề cao sự học trong nhân gian.
Đi sâu vào bên trong đền, hai trụ biểu hai bên ngay trước tiền tế đắp hai
câu đối:
道有主張斗北文明之象
人同瞻仰交南禮樂之都
Đạo hữu chủ trương Đẩu Bắc văn minh chi trọng
Nhân đồng chiêm ngưỡng Giao Nam lễ nhạc chi đơ
Dịch nghĩa: Đạo có chủ trương, biểu tượng cho văn minh là sao Bắc đẩu

Dân cùng chiêm ngưỡng , trung tâm của lễ nhạc tại nước Nam
Trung tâm gian tiền tế có bức hồnh phi “天度世回 - Hồi thiên độ thế” với
nghĩa là xoay chuyển vận trời cứu vớt đời, nhắc nhở về mục đích của việc
“tàng khí, tu thân” ở trong ngơi đền Hai bên có đơi câu đối:
山名不在高水靈不在深自有主者
天住賴以尊地維赖以立惟此浩然
Sơn danh bất tại cao, thủy linh bất tại thâm, tự hữu chủ giả

22


×