Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tìm hiểu về đồ đồng văn hóa đông sơn trưng bày tại bảo tàng nhân học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA

VŨ THỊ NGÂN

TÌM HIỂU SƯU TẬP ĐỒ ĐỒNG THUỘC
VĂN HĨA ĐƠNG SƠN TRƯNG BÀY
TẠI BẢO TÀNG NHÂN HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH BẢO TÀNG HỌC
Mã số: 52320305

Người hướng dẫn: TS.NGUYỄN THỊ MINH LÝ

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận này tơi đã nhận được sự giúp đỡ của các
cán bộ công tác tại Bảo tàng Nhân học trong việc tìm tài liệu và tiếp cận hệ
thống trưng bày. Bên cạnh đó cịn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của Ts. Nguyễn
Thị Minh Lý giảng viên hướng dẫn. Tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về
đồ đồng văn hóa Đơng Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học” làm đề tài
khóa luận. Với những hiểu biết cịn hạn chế tơi khơng tránh khỏi sự thiếu sót,
tơi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các nhà nghiên cứu cùng các
thầy cô, bạn bè.
Tôi xin chân thành cám ơn!


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài. ...................................................................................... 1
2.Mục đích nghiên cứu của khóa luận. ........................................................ 2
3.Đối tượng phạm vi nghiên cứu. ................................................................ 2
4.Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 2
5.Đóng góp của khóa luận. ........................................................................... 3
6.Bố cục khóa luận. ...................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG NHÂN HỌC VÀ Q
TRÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HĨA ĐƠNG SƠN ....................................... 4
1.1.Sự hình thành và phát triển của Bảo tàng Nhân học............................ 4
1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Nhân học .................................. 4
1.2.1.Những chức năng chínhcủa bảo tàng .............................................. 4
1.2.2.Nhiệm vụ chính của Bảo tàng .......................................................... 5
1.3.Giới thiệu hệ thống trưng bày của Bảo tàng Nhân học. ....................... 6
1.3.1.Trưng bày thường xuyên:................................................................. 6
1.3.2.Trưng bày đặc biệt. (trưng bày mở). ................................................. 8
1.3.3.Trưng bày chuyên đề. ....................................................................... 9
1.4.Thành tựu chính trong hoạt động của Bảo tàng. .................................. 9
CHƯƠNG 2. PHÂN LOẠI HIỆN VẬT VÀ GIÁ TRỊ SƯU TẬP HIỆN
VẬT ĐỒ ĐỒNG VĂN HÓA ĐÔNG SƠN TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG
NHÂN HỌC ................................................................................................ 12
2.1Quá trình phát hiện, nghiên cứu và phân bố văn hóa Đơng Sơn. ....... 12
2.1.1Q trình phát hiện và nghiên cứu. ................................................ 12
2.1.2Khơng gian phân bố của cư dân văn hóa Đông Sơn. ..................... 14
2.1.3 Sưu tập hiện vật đồng Văn hóa Đơng Sơn bằng chứng vật chất của
Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. ............................................................... 17


2.2.Sưu tập hiện vật đồ đồng Văn hóa Đơng Sơn trưng bày tại bảo tàng

Nhân học. .................................................................................................... 33
2.2.1.Khái niệm sưu tập – Sưu tập hiện vật Bảo tàng. ............................ 33
2.2.2.Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật Bảo tàng. ........................... 34
2.2.3.Sưu tập hiện vật đồ đồng văn hóa Đơng Sơn trưng bày tại Bảo tàng
Nhân học. ................................................................................................ 36
2.3.Những giá trị đặc trưng của bộ sưu tập đồng văn hóa Đơng Sơn trưng
bày tại bảo tàng Nhân học. ........................................................................ 58
2.3.1.Giá trị lịch sử. ................................................................................. 58
2.3.2.Giá trị văn hóa. ............................................................................... 59
2.3.3.Giá trị kỹ thuật. ............................................................................... 60
CHƯƠNG 3. VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BỘ SƯU
TẬP ĐỒ ĐỒNG ĐÔNG SƠN TẠI BẢO TÀNG NHÂN HỌC ................ 63
3.1.Thực trạng vấn đề xây dựng, bảo quản và phát huy giá trị sưu tập đồ
đồng Văn hóa Đơng Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học. .................... 63
3.1.1.Vấn đề xây dựng sưu tập. ............................................................... 63
3.1.2.Vấn đề bảo quản sưu tập ................................................................ 64
3.1.3.Vấn đề phát huy giá trị sưu tập. ..................................................... 65
3.2.Một số giải pháp nhằm xây dựng, bảo quản và phát huy giá trị Sưu
tập đồ đồng Văn hóa Đơng Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học. ......... 65
3.2.1.Một số giải pháp xây dựng sưu tập................................................. 65
3.2.2.Một số giải pháp bảo quản sưu tập tại phòng trưng bày ................ 68
3.2.3 Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị sưu tập đồ đồng Văn hóa
Đơng Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học. .......................................... 70
KẾT LUẬN ................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 76
PHỤ LỤC.................................................................................................... 79


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Văn hóa Đơng Sơn khơng chỉ được biết đến là một nền văn hóa Khảo
cổ nổi tiếng, có vị trí và vai trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử, văn hóa dân
tộc. Văn hóa Đơng Sơn cịn nổi tiếng bởi sự phát triển rực rỡ của các bộ sưu
tập đồng cực kỳ phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, có trình độ cao
về kỹ thuật chế tác và thẩm mỹ nghệ thuật. Có thể nói, mọi tinh hoa văn hóa
của người Việt cổ lúc bấy giờ đều tập trung vào thể hiện kiểu dáng và hoa văn
trên đồ đồng.
Ngoài ra, văn hóa Đơng Sơn cịn được coi là bằng chứng vật chất xác
thực nhất về thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Văn hóa Đơng
Sơn trải dài từ biên giới phía Bắc đến Nam đèo Ngang, tỉnh Quảng Bình, tập
trung ở lưu vực ba con sơng lớn: Sơng Hồng, Sơng Mã, Sơng Cả, có niên đại
cách ngày nay từ 2000 đến 3000 năm. Từ lâu văn hóa Đơng Sơn đã trở nên
nổi tiếng vì nó là một trong những nền văn hóa chứa đựng những giá trị nhiều
mặt, mà do đó văn hóa Đơng Sơn đã được nhiều học giả của nhiều ngành
khoa học quan tâm và nghiên cứu.
Cho tới bây giờ, khi đời sống của nhân dân đang không ngừng được cải
thiện, đời sống vật chất được nâng cao, thì việc tìm hiểu, khai thác và bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống càng trở thành nhiệm vụ cần thiết và quan
trọng. Chính vì vậy mà sưu tập hiện vật đồng Văn hóa Đơng Sơn là nguồn sử
liệu vô cùng quý giá cho việc xác định giá trị lịch sử, văn hóa của nền văn hóa
nước ta thời tự lập nguyên khai. Đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu, sưu
tầm, bảo quản, trưng bày và phát huy những giá trị của nền văn hóa này. Như
vậy, nghiên cứu sưu tập hiện vật đồng Văn hóa Đơng Sơn là một việc làm có
ý nghĩa thiết thực.
Bảo tàng Nhân học đã sưu tập và trưng bày về loại hình văn hóa Đơng
Sơn trong đó có rất nhiều tài liệu hiện vật quý báu, quan trọng, cung cấp cho


2

chúng ta nhiều thơng tin bổ ích, xác thực về đời sống vật chất và tinh thần của
cư dân văn hóa Đơng Sơn.
Là sinh viên năm cuối của Khoa Di sản Văn hóa trường Đại học Văn
hóa Hà Nội, thực tập tại Bảo tàng Nhân học. Hàng ngày được tiếp xúc, làm
việc với các hiện vật Bảo tàng, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của
bộ sưu tập. Được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn Ts. Nguyễn Thị Minh
Lý, nên tôi đã quyết định viết bài khóa luận của mình về sưu tập đồ đồng văn
hóa Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học, với mong muốn mở rộng
hiểu biết của mình đối với bộ sưu tập, và đề xuất một số biện pháp nhằm phát
huy giá trị sưu tập.
2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận.
Nghiên cứu đặc điểm đồ đồng văn hóa Đơng Sơn thơng qua việc khảo
tả phân tích từng loại hình hiện vật. Qua đó thấy được những đặc trưng riêng,
tiêu biểu của sưu tập.
Đồng thời nghiên cứu giá trị sưu tập hiện vật đồ đồng Đơng Sơn, trên
cơ sở đó đưa ra những nhận xét về ưu điểm và những hạn chế về nội dung, tài
liệu hiện vật trưng bày về văn hóa Đơng Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của phần trưng bày.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài là sưu tập hiện
vật đồ đồng văn hóa Đơng Sơn đặt trong khơng gian trưng bày và hệ thống
trưng bày của Bảo tàng Nhân học.
Giá trị văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của cư dân Đông Sơn thông
qua khối lượng hiện vật đa dạng được trưng bày tại Bảo tàng Nhân học.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu sưu tập hiện vật đồng văn hóa
Đơng Sơn trong mối tương quan tổng thể với hệ thống trưng bày tại Bảo tàng.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong q trình làm khóa luận tơi đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp khảo sát thực tế.



3
- Phương pháp thu thập tài liệu, thống kê, miêu tả, chụp ảnh.
- Phương pháp liên ngành như: lịch sử, Bảo tàng học, nghệ thuật học...
5. Đóng góp của khóa luận.
Khóa luận cung cấp những thơng tin, cùng những tư liệu khá đầy đủ và
chính xác có hệ thống về sưu tập đồ đồng văn hóa Đơng Sơn trưng bày tại
Bảo tàng Nhân học.
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến văn
hóa Đơng Sơn nói chung và đồ đồng văn hóa Đơng Sơn nói riêng.
Khóa luận cịn nâng cao nhận thức và kiến thức chuyên ngành của bản
thân về di sản văn hóa của dân tộc.
Giải pháp nếu được thực hiện sẽ góp phần nâng cao giá trị của sưu tập
hiện vật đồng văn hóa Đơng Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học.
6. Bố cục khóa luận.
Ngồi phần mở đầu kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận
bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Nhân học và q trình nghiên cứu
Văn hóa Đơng Sơn.
Chương 2: Phân loại hiện vật và giá trị sưu tập hiện vật đồ đồng văn
hóa Đơng Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học.
Chương 3: Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị bộ sưu tập đồ đồng
Đông Sơn trưng bày tại Bảo tàng Nhân học.


4
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG NHÂN HỌC VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN
CỨU VĂN HĨA ĐƠNG SƠN.
1.1. Sự hình thành và phát triển của Bảo tàng Nhân học.

Bảo tàng Nhân học thuộc Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc
gia Hà Nội) được thành lập tháng 3 năm 2003. Là cơ sở đào tạo và phục vụ đào
tạo, nghiên cứu chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn. Là bảo tàng đầu
tiên của một trường Đại học ở Việt Nam và là một trong những mơ hình gắn
đào tạo với thực tế. Bảo tàng Nhân học đang dần trở thành một địa chỉ quen
thuộc cho sinh viên và giảng viên tìm hiểu về lịch sử, văn hóa dân tộc. Bảo
tàng khuyến khích người đến tham quan và nghiên cứu khám phá quá khứ, diễn
giải đời sống văn hóa xưa và nay của các cộng đồng cư dân Việt Nam.
Bảo tàng là đơn vị tham gia trực tiếp đào tạo, nghiên cứu khoa học
thơng qua những hoạt động đặc thù của mình là một dạng giảng đường đặc
biệt, dạy và học thông qua hoạt động thực tiễn nhằm phát huy một cách có
hiệu quả nhất nguồn lực và vai trị khoa học của đội ngũ các nhà nghiên cứu
có kinh nghiệm, của đông đảo thành phần tri thức trẻ và khai thác được tối đa
cơ sở vật chất và tư liệu khoa học tích lũy từ hàng chục năm nay.
Đối tượng phục vụ chính của bảo tàng là các cán bộ giảng dạy và sinh
viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Để thực hiện được
nhiệm vụ của mình, Bảo tàng Nhân học phối hợp với các bộ môn liên quan trong
Trường xây dựng và tổ chức các đợt sưu tầm, mua hiện vật. Tổ chức các chương
trình nghiên cứu, đào tạo các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn và trao
đổi nghiệp vụ với các bộ môn, khoa trong trường và với các Bảo tàng khác.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Nhân học
1.2.1. Những chức năng chínhcủa bảo tàng
1.2.1.1.Trưng bày.
Nội dung trưng bày đáp ứng được nhu cầu của công chúng (trước hết là
đối tượng giảng viên và sinh viên trong và ngoài Trường) gắn cách thức và


5
nội dung trưng bày với công tác đào tạo nghiên cứu của một số ngành học,
một số khoa trong Trường. Hiện nay, Bảo tàng có 2 phịng trưng bày cố định

về Khảo cổ học, Nhân học và Văn hoá Việt Nam và 3 mơ hình trưng bày 3D
ảo: về bảo tàng, Văn Miếu và cơ thể người. Trong nhà bảo tàng ảo có 24 chủ
đề trưng bày hấp dẫn về nông nghiệp, nghề làm gốm, nghề luyện kim thời
Tiền sơ sử, nghề dệt của người Thái, nghề làm tranh Đông Hồ, lịch sử Nho
học và Khoa cử, cấu trúc chùa Việt...
1.2.1.2.Thực nghiệm, xử lý hậu điền dã và nghiên cứu khoa học.
Tại Bảo tàng, hiện vật của những cuộc khai quật, điền dã Khảo cổ học;
sưu tầm Dân tộc học và Văn hoá học đã được xử lý một cách bài bản, khoa
học. Thông qua những đợt nghiên cứu này, nhiều sinh viên tốt nghiệp đã từng
bước nắm vững kỹ năng nghề.Ngồi việc mở cửa phịng trưng bày thường
xun, Bảo tàng đã đưa thư viện vào hoạt động. Đồng thời phát huy tốt vai trò
của phòng học đa năng, thường xun trình chiếu phim tư liệu về Văn hố,
Dân tộc học, Lịch sử Việt Nam.
1.2.1.3.Sưu tầm, thu thập hiện vật.
Bảo tàng được xây dựng trên cơ sở bộ sưu tập hiện vật khảo cổ học do
giảng viên và sinh viên Bộ môn Khảo cổ học (khoa Lịch sử) thu thập từ nhiều
năm nay. Bên cạnh những sưu tập khảo cổ học, hơn 5 năm qua, Bảo tàng đã
chú trọng đến việc thu thập và mua hiện vật Dân tộc học, Hán Nơm và văn
hố Việt Nam..
1.2.2. Nhiệm vụ chính của Bảo tàng
1. Sưu tầm, bảo quản, phục chế và phục dựng các hiện vật, mẫu vật.
2. Sưu tầm và lưu giữ bằng nhiều hình thức khác nhau.
3. Trưng bày bằng nhiều hình thức khác nhau.
4. Giảng dạy và phổ biến kiến thức của giảng viên và sinh viên các
ngành khoa học xã hội và nhân văn.
5. Nghiên cứu các chủ đề liên quan đến lĩnh vực lịch sử, văn hoá, bảo
tồn và bảo tàng.


6

1.3. Giới thiệu hệ thống trưng bày của Bảo tàng Nhân học.
Giống như công tác sưu tầm xây dựng các sưu tập, trưng bày phải gắn
chặt chẽ với nội dung trưng bày đáp ứng nhu cầu của công chúng (trước hết là
đối tượng giảng viên và sinh viên trong và ngoài trường), gắn cách thức và
nội dung trưng bày với công tác đào tạo nghiên cứu của một số ngành học,
của một số khoa trong trường. Hiện nay Bảo tàng Nhân học đã mở cửa phòng
trưng bày về Khảo cổ học, Dân tộc học phục vụ công tác học tập và nghiên
cứu của cán bộ sinh viên trường, hoàn thiện những tủ trưng bày hiện vật mẫu,
hiện vật mờ và ảo để công tác trưng bày – giáo dục được hoạt động đa dạng
và hiệu quả hơn nữa. Bảo tàng Nhân học còn phối hợp với các Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Hiệp hội UNESCO bảo tồn cổ vật Việt
Nam trong việc tham gia các trưng bày chuyên đề.
Trưng bày Bảo tàng Nhân học chia 3 loại hình thức sau:
1.3.1. Trưng bày thường xuyên:
Trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Nhân học được chia thành ba
phần lớn: Khảo cổ học, Dân tộc học và Văn hóa Việt Nam truyền thống.
1.3.1.1. Trưng bày khảo cổ học.
Đến với trưng bày khảo cổ học chúng ta sẽ tận mắt chứng kiến (trong một
số trường hợp sẽ tận tay sờ thấy) những hiện vật bằng chất liệu thể hiện lối sống,
lối ứng xử với môi trường tự nhiên xã hội của những cộng đồng dân cư theo thời
gian và không gian. Trưng bày Khảo cố học được chia thành hai loại:
Trưng bày theo bộ sưu tập đặc trưng cho các thời đại văn hóa khảo cổ
từ thời đại đá cũ đến thời nhà Nguyễn. Hiện vật từ nhiều vùng miền khác
nhau phản ánh quá trình nghiên cứu điền dã, khai quật của cán bộ và sinh viên
trường Đại học tổng hợp trước đây và Đại học Khoa học xã hội Nhân văn
hiện nay. Bên cạnh hiện vật là hệ thống bản đồ, sơ đồ, bản vẽ và bản ảnh tạo
bối cảnh sinh động và cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các hiện vật với địa
tầng và di tích. Tuy diện tích trưng bày nhỏ và số lượng hiện vật không nhiều
nhưng trưng bày khảo cổ học của bảo tàng Nhân học đáp ứng những tiêu chí



7
của trưng bày dạy học: tiêu biểu, khái quát, dễ hiểu, chính xác và bắt mắt.
Ngồi bộ hiện vật thường gặp trong mỗi văn hóa khảo cổ Bảo tàng Nhân học
còn sở hữu một số hiện vật độc đáo như bộ trang sức vòng tay, hạt chuỗi bằng
đá ngọc văn hóa Tiền Đơng Sơn lưu vực sơng Hồng; Vật đeo hình đầu trâu có
niên đại văn hóa Gị Mun (cách ngày nay khoảng 3000 năm); Bình hình trứng
gốm Chăm cổ (cách ngày nay gần 2000 năm); Ngói mặt hề Chăm (khoảng
1600- 1500 năm cách ngày nay); gạch trang trí Luy Lâu (cách đây khoảng
1400 năm); Sưu tập gốm sứ Xóm Trại Gốm (thế kỷ 16-18)...
Trưng bày mở các bộ mẫu vật gốm, đá của một số văn hóa tiền và sơ sử
Việt Nam. Bảo tàng Nhân học là một trung tâm nghiên cứu và đào tạo khảo
cổ và là nơi lưu giữ nhiều sưu tập mẫu vật của các nền văn hóa khảo cổ Việt
Nam, do vậy thế mạnh của bảo tàng chính là những mẫu vật gốm, đá, kim loại
được phân loại và sắp xếp theo từng giai đoạn, từng nền văn hóa. Mục đích
của bảo tàng là giúp cho người nghiên cứu và người học tiếp cận trực tiếp và
khai thác các mẫu vật này một cách dễ dàng. Những nhà nghiên cứu và sinh
viên có thể tiếp cận những mẫu vật này bằng hai cách: 1. Trực tiếp tới xem và
làm việc với hiện vật tại bảo tàng và 2. Xem trên website của bảo tàng. Trong
tương lai, bảo tàng sẽ công bố một cách dần dần và đầy đủ cơ sở dữ liệu mà
bảo tàng đang tiến hành hệ thống hóa và số hóa. Và mỗi một năm hàng trăm
nghìn hiện vật khảo cổ học, cổ sinh hoc, cổ nhân học và văn hóa cổ truyền
được phát lộ một cách ngẫu nhiên và phần lớn trong chúng đã bị biến mất
trước khi các nhà chuyên môn biết đến.
1.3.1.2. Trưng bày dân tộc học và văn hóa Việt Nam truyền thống.
Phòng trưng bày rộng 80m2 nằm tại tầng 4 dành để giới thiệu về văn
hóa của các dân tộc Việt Nam. Trong một diện tích trưng bày còn hạn chế
hiện vật được tổ chức trưng bày theo từng lĩnh vực hoạt động sống của con
người, ví dụ:
Hoạt động sản xuất bao gồm: công cụ sản xuất, cụ thể là công cụ sản

xuất theo từng loại canh tác.


8
Hoạt động tôn giáo: Phân loại công cụ phục vụ đám cưới, đám ma, lễ hội.
Hoạt động mặc bao gồm: trang phục, trang sức và các sản phẩm liên
quan đến nghề dệt cũng sẽ được phân loại theo kiểu thức, chức năng, kỹ
thuật.. theo các đồ án, màu sắc và ý nghĩa biểu trưng của hoa văn trên những
sản phẩm đó.
Hoạt động ăn uống (văn hóa ẩm thực) được trưng bày các kiểu bếp, đồ
dùng, dụng cụ chế biến, món ăn, cách thức ăn uống, nghi thức, nghi lễ...
Ngoài ra hiện vật dân tộc học được trưng bày theo từng chun đề cụ
thể. Ví dụ: các cơng cụ đánh bắt cá, các cơng cụ hái lượm, thậm chí đi sâu vào
các loại câu, các loại chài lưới, đó, các loại cung tên hay các loại bẫy... những
công cụ này được trưng bày lồng ghép vừa theo dân tộc, vừa theo chức năng.
Trên thực tế, di sản văn hóa phi vật thể ẩn chứa trong từng hiện vật cụ
thể của Khảo cổ học, Dân tộc học, Lịch sử văn hóa...Ví dụ trang phục, món
ăn... đặt trong các nghi thức, nghi lễ của lễ hội, lễ tiết, lễ thức đều mang tính
đa nghĩa. Ở đây bảo tàng thu thập, bảo tồn, giữ gìn và phát huy những di sản
này thơng qua những phương pháp và kĩ thuật hiện đại.
Ngôn ngữ các dân tộc được trưng bày theo từng chữ viết của các dân
tộc, các văn bản từ cổ chí kim (chữ Thái, chữ Khơme, chữ Chăm, Nôm Dao,
Nôm Tày, chữ H’Mông, Êđê, Giarai hay lịch sử chữ phổ thông...) ở đây bảo
tàng chú ý trưng bày các biểu tượng thông báo như “ta leo” (Thái), các loại cờ
báo giờ, cầm canh hay trống, mõ, tù và...
1.3.2. Trưng bày đặc biệt. (trưng bày mở).
Sưu tập hiện vật và những tài liệu liên quan của Bảo tàng Nhân học
dùng phục vụ cho việc dạy học, nghiên cứu, công bố, trưng bày, phục dựng và
sáng tạo nghệ thuật. Do tính chất nhạy cảm của nhiều loại chất liệu đối với sự
thay đổi của điều kiện mơi trường bên ngồi nên việc tiếp xúc với những hiện

vật cần được tuân thủ theo những quy định của bảo tàng và phải được đặt
dưới sự giám sát của các nhà chuyên môn. Sinh viên và nhà nghiên cứu có
nhu cầu làm việc với hiện vật Bảo tàng cần liên hệ trước với cán bộ của Bảo


9
tàng để thu xếp thời giờ làm việc và cần thực hiện đầy đủ những quy định và
quy chế của Bảo tàng Nhân học. Hiện nay, Bảo tàng Nhân học đã xây dựng
và đưa vào khai thác một số sưu tập mở sau (những sưu tập này cũng vẫn
đang trong q trình bổ sung và hồn thiện):
Sưu tập mẫu hiện vật loại hình miệng và hoa văn gốm Phùng NguyênĐồng Đậu - Gị Mun - Đơng Sơn.
Sưu tập mẫu hiện vật loại hình và chất liệu cơng cụ và trang sức đá
Phùng Nguyên- Đồng Đậu- Gò Mun.
Sưu tập mẫu hiện vật loại hình và chất liệu cơng cụ đá văn hóa Hịa Bình.
Sưu tập mẫu hiện vật gốm văn hóa Sa Huỳnh.
Sưu tập mẫu hiện vật gốm Chăm (giai đoạn sớm thế kỷ 1-4 và giai
đoạn từ thế kỷ 5-10).
Sưu tập hiện vật gốm sứ thời Trần, thời Lê.
1.3.3. Trưng bày chuyên đề.
Cùng với hoạt động trưng bày thường xuyên, trưng bày mở, Bảo tàng
Nhân học còn chú trọng để tổ chức trưng bày chuyên đề nhằm giới thiệu các sưu
tập hiện vật đang lưu trữ tại Bảo tàng. Trong thời gian vừa qua, Bảo tàng phối
hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, trung tâm UNESCO nghiên cứu và bảo tồn
cổ vật để tổ chức trưng bày chuyên đề nhân kỷ niệm các ngày lễ và các sự kiện
quan trọng của đất nước như trưng bày nhân dịp hội nghị APEC, trưng bày nhân
kỷ niệm 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh...Trong thời gian
tới, Nhà trường có kế hoạch để xây dựng phịng trưng bày chuyên đề tại khuôn
viên hiện nay của Bảo tàng với mục đích để phát huy giá trị của các bộ sưu tập
hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Nhân học, góp phần nâng cao chất lượng
nghiên cứu, đào tạo. Bên cạnh trưng bày các sưu tập hiện vật, phòng trưng bày

chuyên đề còn giới thiệu những kết quả nghiên cứu mới trong các lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn ở trong nước và khu vực.
1.4. Thành tựu chính trong hoạt động của Bảo tàng.
Bảo tàng là đơn vị tham gia và trực tiếp đào tạo, nghiên cứu khoa học
thơng qua những hoạt động đặc thù của mình, là một dạng giảng đường đặc


10
biệt, dạy và học bằng hoạt động thực tiễn nhằm phát huy một cách hiệu quả
nhất nguồn lực và vai trò khoa học của đội ngũ các nhà nghiên cứu có kinh
nghiệm, của đơng đảo thành phần trí thức trẻ và khai thác được tối đa cơ sở
vật chất và tư liệu khoa học tích luỹ từ hàng chục năm nay.
Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng Nhân học đang dần trở thành một
địa chỉ quen thuộc cho sinh viên và giảng viên trong và ngồi Trường tìm
hiểu về lịch sử, văn hố Việt Nam. Hàng năm có hàng nghìn lượt cán bộ, sinh
viên và hàng chục đồn khách quốc tế tới thăm quan, nghiên cứu tại Bảo tàng.
Bảo tàng Nhân học đã phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trường
như: Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Trung tâm Thành cổ Hà Nội, Trung tâm
Unessco nghiên cứu và bảo tồn cổ vật, Viện nghiên cứu Môi trường và Văn
hoá, Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia I, Khoa Lịch sử, Khoa Lưu Trữ và Quản
Trị văn phòng, Bộ môn Nhân học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn cùng tổ chức các trưng bày chuyên đề như 100 năm phát hiện và
nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh, Văn hố của mình, Bảo vật Quốc Gia, Biển
đảo Việt Nam... Các cuộc trưng bày đã thu hút đông đảo khách thăm quan.
Mỗi năm, Bảo tàng tổ chức từ 2 - 3 buổi thuyết trình khoa học, mời các
diễn giả trong nước, quốc tế nhằm cập nhật các phương pháp nghiên cứu và
những thành tựu nghiên cứu mới về khảo cổ học, nhân học, văn hố... Ngồi
ra, hàng năm Bảo tàng cịn tổ chức các khố học hè ngắn hạn, nhằm đào tạo
những kỹ năng làm việc cho sinh viên u thích khảo cổ và nhân học.
Trong cơng tác nghiên cứu khoa học, Bảo tàng đã thực hiện nhiều cuộc

điều tra, khảo sát khảo cổ học ở Vĩnh Phúc, Bình Định, Quảng Nam, huyện
Sóc Sơn, Đơng Anh (Hà Nội) và đã khai quật các di tích như Trng Xe
(Bình Định), Hang Chổ (Hồ Bình), Hoa Lâm Viên, Đầu Vè, Bến Long Tửu,
Thành Dền, Vườn Chuối (Hà Nội)... Cán bộ Bảo tàng đã chủ trì và tham gia
hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Ngoài ra, Bảo tàng đã tham gia
tổ chức một số hội thảo, tọa đàm khoa học trong và ngoài trường.


11
Trong năm 2012, Bảo tàng đã thực hiện và xây dựng mơ hình 3D về
bảo tàng ảo với 24 chủ đề trưng bày hấp dẫn về Khảo cổ học, Dân tộc học và
Văn hóa Việt Nam truyền thống.
Bên cạnh những sưu tập khảo cổ học, hàng năm Bảo tàng đã chú trọng
đến các hoạt động sưu tầm, thu thập và mua hiện vật Dân tộc học, Hán Nơm
và Văn hố Việt Nam... Đồng thời, công tác kho đã được chú trọng đầu tư
mới, bổ sung và sắp xếp khoa học. Công tác bảo quản hiện vật đã và đang
được tiến hành.
Thư viện Bảo tàng đã được xây dựng và hoàn thiện với hơn một nghìn
đầu sách về Khảo cổ, Lịch sử, Văn hóa, Dân tộc học… phục vụ đắc lực cho
hoạt động tham khảo, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và các nhà nghiên
cứu trong và ngoài trường.
Trong quá trình hoạt động, Bảo tàng đã hợp tác nghiên cứu với các đơn
vị trong và ngoài ĐHQG, với các Đại học, Viện nghiên cứu nước ngoài như
Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Quốc gia Di sản Văn hóa Hàn Quốc, Viện
Nghiên cứu Di sản Văn hóa Hàn Quốc; Đại học Kanazawa, Đại học Tokyo
(Nhật Bản); Đại học Tôn Trung Sơn(Trung Quốc)…


12
CHƯƠNG 2

PHÂN LOẠI HIỆN VẬT VÀ GIÁ TRỊ SƯU TẬP HIỆN VẬT ĐỒ
ĐỒNG VĂN HĨA ĐƠNG SƠN TRƯNG BÀY
TẠI BẢO TÀNG NHÂN HỌC
2.1 Quá trình phát hiện, nghiên cứu và phân bố văn hóa Đơng Sơn.
2.1.1 Q trình phát hiện và nghiên cứu.
Di tích Đơng Sơn được phát hiện và nghiên cứu trong những năm 20
của thế kỷ 20 và thuật ngữ Văn hóa Đơng Sơn được chính thức nêu lên từ
năm 1934. Song những di vật Văn hóa Đơng Sơn thậm chí cả trống đồng thì
được nhân dân ta biết đến từ lâu.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một số nhà nghiên cứu, nhà thám hiểm, sĩ
quan Pháp đã tiến hành thu lượm, mua bán những di vật thuộc Văn hóa Đơng
Sơn ở miền núi và đồng bằng lưu vực Sơng Hồng. Trong đó, hoạt động tích
cực hơn cả là Dargence và Demange. Năm 1924, một nông dân làng Đông
Sơn, đã ngẫu nhiên phát hiện được một số đồ đồng nằm trong lịng đất nơi bờ
sơng bị lở. Những đồ này được bán cho Pajot, một viên chức thuế quan Thanh
Hóa. Phát hiện này được khai báo đến Trường Viễn Đông Bác Cổ và Pajot
được ủy nhiệm tiến hành khai quật khu di tích Đơng Sơn. Tiếp theo cuộc khai
quật di tích Đơng Sơn của Pajot, từ năm 1935 đến 1939, Olov Janse- nhà khảo
cổ học Thụy Điển, theo lời mời của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã 3 lần
khai quật di tích Đơng Sơn và điều tra thu thập đồ đồng ở những nơi khác như
cầu cơng (Thanh Hóa), Phố Lu (Lào Cai)...
Như vậy cho đến Cách mạng tháng Tám,những hiểu biết của chúng ta
về Văn hóa Đơng Sơn khơng ngồi di tích Đơng Sơn mà chủ yếu dựa vào kết
quả cuộc khai quật của Pajot qua những bài nghiên cứu của Golou bew.
Công cuộc tìm hiểu, nghiên cứu Văn hóa Đơng Sơn được xúc tiến
mạnh mẽ từ khi miền Bắc hồn tồn giải phóng. Các nhà nghiên cứu bước
đầu hệ thống lại các tư liệu và các quan điểm học thuật về Văn hóa Đông Sơn.


13

Từ đây, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận và phê phán một số quan điểm sai
trái của các học giả nước ngoài. Họ đã nhận thức được tầm quan trọng của
Văn hóa Đơng Sơn vào một vị trí xứng đáng với nó. Các nhà nghiên cứu nước
ta đều nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa quyết định của Văn hóa
Đơng Sơn trong việc tìm hiểu nguồn gốc dân tộc cũng như quá trình hình
thành nhà nước đầu tiên.
Tiếp những năm sau của việc nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương dựng
nước, việc tìm hiểu Văn hóa Đơng Sơn vẫn được đẩy mạnh nhằm đi sâu tìm
hiểu các mặt của nền văn minh thời kỳ dựng nước. Đó là vấn đề nông nghiệp,
luyện kim và cuộc sống tinh thần của người Đơng Sơn. Hàng loạt di tích văn
hóa Đơng Sơn được khai quật một cách khoa học trên quy mô lớn.
Để tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu Văn hóa Đơng Sơn
cũng như tìm hiểu thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc, Bảo tàng Nhân học
đã xây dựng bộ sưu tập với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu Văn hóa Đơng Sơn
ngày càng trở nên sâu sắc, toàn diện hơn, đúng đắn hơn. Ngoài ra các cơng
trình nghiên cứu có tính chất khảo cổ như đặc trưng văn hóa, niên đại, thời
đại, các loại hình địa phương, nguồn gốc, mối quan hệ đa chiều của Văn hóa
Đơng Sơn, nhiều cơng trình đã đề cập đến trình độ sản xuất, quan hệ xã hội và
tổ chức xã hội đương thời. Các nhà nghiên cứu khảo cổ đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu liên ngành để tìm hiểu bản chất Văn hóa Đơng Sơn chứ
khơng dừng lại ở việc so sánh mơ típ hoa văn một số loại hình di vật để đi đến
nhận định về mối quan hệ và nguồn gốc văn hóa Đơng Sơn.
Tóm lại trong suốt 78 năm kể từ khi phát hiện Văn hóa Đơng Sơn ln
thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cùng
những khối lượng hiện vật, tư liệu nghiên cứu và phát hiện ngày càng phong
phú đã góp phần vào nhận thức về một văn hóa Đơng Sơn, Văn hóa bản địa
cho những ai từng yêu mến hiểu biết về Văn hóa Đông Sơn.


14

2.1.2 Khơng gian phân bố của cư dân văn hóa Đơng Sơn.
Khi nói đến cư dân Đơng Sơn, chúng ta có thể hiểu đó là những cộng
đồng cư dân có chung một nền văn hóa, cùng sống trong thời đại mà chúng ta
gọi là giai đoạn Đông Sơn trong thời đại đồng thau. Những cộng đồng này
sống trong địa vực nhất định với những không gian sinh tồn khác nhau trong
địa vực ấy.
Như chúng ta đều biết các di chỉ mộ táng, di tích và di vật thuộc văn hóa
Đơng Sơn bao gồm nhiều kiểu loại khác nhau. Trong các loại hình này, ta có
thể phân chia thành hai dạng chính: dạng thứ nhất là những di tích và di chỉ có
khả năng xác định chính xác sự sinh tồn của cư dân Đông Sơn trên một địa bàn
cụ thể. Đó là các khu di chỉ, mộ táng, các khu xen kẽ cư trú và mộ táng, các
tầng văn hóa có chứa di vật thể hiện đích thực sự sinh tồn của cư dân thời đại
Đơng Sơn tại đó...Những tư liệu thuộc dạng này là những tư liệu xác thực cho
phép ta dựng lại được không gian phân bố của cư dân Đơng Sơn. Dạng di tích
và di vật thứ hai là những di vật lẻ tẻ mà nhân dân phát hiện hoặc cất giữ rải rác
đâu đó, các di vật này thực sự là những hiện vật có giá trị và mang đầy đủ đặc
trưng của văn hóa Đơng Sơn. Các tài liệu khảo cổ học cho thấy bước vào thời
đại kim khí, trên dải đất Việt Nam, sống trong nhiều địa hình khơng giống
nhau, nơi cư trú của họ bao gồm một phần nhỏ là hang động, đa số cịn lại thì
sống rải rác ở vùng nay là trung du và đồng bằng thuộc các lưu vực sông.
Cho đến nay có thể khẳng định rằng người Đơng Sơn là chủ thể của các
vùng đồng bằng và trung du thuộc các lưu vực sơng chính ở miền Bắc và một
bộ phận ở miền Trung nước ta. Ngoài ra, một bộ phận khác, sống rải rác trong
các thung lũng thuộc các triền sông ở vùng núi cao. Về mặt địa hình cư trú
của người Đơng Sơn, có thể phân ra thành mấy dạng chính: miền núi và hang
động, đồng bằng thuộc các lưu vực sơng chính, đồng bằng ven biển.
Sau đây là một số phân tích một số dạng địa hình cư trú ở vùng đồng
bằng của người Đơng Sơn.
Vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Hồng.



15
Đồng bằng sông Hồng là một trung tâm lớn nhất của cư dân Đơng Sơn.
Các di tích văn hóa Đơng Sơn ở đây được phát hiện trong khu vực các tỉnh Hà
Bắc, Hà Tây, Hải Hưng, Nam Hà, Hà Nội. Ngồi ra, di tích và di vật Đơng
Sơn cịn tìm thấy ở Ninh Bình và Thái Bình.
Theo các tư liệu địa chất, cổ địa lý thì cách ngày nay chừng 2700 năm,
đường bờ biển còn lan tới vùng Hải Dương, Mỹ Đức, Thường Tín ngày nay
và vào khoảng 2000 năm cách ngày nay thì đường bờ biển đã rút xa tới ranh
giới Đơng Triều, Vĩnh Bảo, Nam Định, Ninh Bình. Ngày nay đồng bằng sông
Hồng hằng năm vẫn tiếp tục lấn ra biển tại các khu vực cửa sông. Những di
tích Đơng Sơn trong các vùng đồng bằng sơng Hồng được tìm thấy trong các
vùng đồng bằng phù sa cổ, đồng bằng phù sa mới cao, đồng bằng phù sa mới
thấp và đồng bằng phù sa ven biển.
Vùng đồng bằng châu thổ Sông Mã.
Đây cũng là một trung tâm quan trọng của văn hóa Đơng Sơn, đồng
bằng Sơng Mã nhỏ hơn đồng bằng Sông Hồng và được cấu tạo bằng phù sa
hiện đại trải ra trên một bề mặt rộng, có thể hơi nghiêng về phía đơng nam.
Vùng rìa đồng bằng ở phía bắc và tây bắc có tầng phù sa cổ của Sông Mã và
Sông Chu cao khoảng 2-25m. Đồng bằng Sơng Mã có độ cao trung bình là 23m so với mực nước biển hiện tại. Trong vùng đồng bằng Sơng Mã cịn tồn
tại nhiều đồi núi sót rải rác giữa lòng đồng bằng. Các tài liệu khảo cổ học cho
thấy vùng hợp lưu giữa Sông Mã và Sông Chu, nơi trung tâm của đồng bằng
Sông Mã là điểm tụ cư lâu đời của cư dân thời đại kim khí và là nơi sinh ra
văn hóa Đơng Sơn trong vùng này.
Các di tích Đơng Sơn ở đồng bằng này tập trung dày đặc trong các
huyện Đông Sơn, Thiệu n, Hoằng Hóa. Từ các trung tâm đó, di tích Đơng
Sơn cịn mở rộng ra các vùng trung du ở Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thạch Thành
và các vùng ven biển như Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia.



16
Vùng đồng bằng lưu vực Sông Cả và ven biển Nghệ Tĩnh.
Lưu vực Sông Cả là vùng đồng bằng rộng và phì nhiêu nhất trong vùng
Nghệ Tĩnh. Vùng đồng bằng này có phù sa giàu chất mùn, màu đen sẫm phân bố
ven sơng, cịn đất đai khắp nơi có màu trắng xám thể hiện sự rửa trơi mạnh. Các
di tích, văn hóa Đơng Sơn ở khu vực này được tìm thấy ở các huyện Nam Đàn,
Thanh Chương, Yên Thành, Thành phố Vinh (Nghệ An); Đức Thọ, Nghi Xuân
(Hà Tĩnh). Những di tích đó nằm rải rác trong các thung lũng đồi núi ven bờ
Sông Hiếu và Sông Con là các chi lưu của hệ thống Sơng Cả.
Ngồi ra các di tích được phát hiện trong lưu vực Sơng Cả, ở Diễn
Châu (Nghệ An) còn phát hiện được một số di tích trong dải đồng bằng hẹp.
Đây là dạng đồng bằng ven biển được bồi lấp bởi trầm tích biển.
Vùng đồng bằng Quảng Bình.
Di tích văn hóa Đơng Sơn ở đây được phát hiện trong các huyện: Hợp
Hóa (Tuyên Hóa), Phúc Trạch, Cương Hà (Bố Trạch) và rải rác trong các huyện
Quảng Trạch, Đồng Hới. Điều đáng lưu ý là ở Quảng Bình hiện mới chỉ phát
hiện ra các di vật lẻ tẻ thuộc văn hóa Đơng Sơn và tại đây cũng phát hiện ra di
tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Nơi đây có thể là vùng biên giữa hai khu vực văn
hóa: văn hóa Đơng Sơn ở phía bắc và văn hóa Sa Huỳnh ở phía nam.
Tóm lại qua những di tích Đơng Sơn đã được điều tra và khai quật ở
Việt Nam, ta có thể thấy rõ khơng gian sinh tồn của người Đông Sơn tập
trung ở các vùng châu thổ của các con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam. Người
Đông Sơn đã khai thác nông nghiệp trong các vùng đồng bằng này và chủ
yếu sống bằng nghề trồng lúa. Theo quy luật tự nhiên của những đồng bằng
đó trong q trình hình thành và bồi tụ lan ra biển, trong các ơ đồng bằng đã
hình thành nhiều ô trũng đầm hồ, nơi thuận lợi cho canh tác lúa nước và khai
thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, một nguồn protein quan trọng đối với cư
dân Đông Sơn và cả những cư dân sinh sống trong vùng này ở những giai
đoạn muộn hơn và cho đến ngày nay. [tr172;22].



17
2.1.3. Sưu tập hiện vật đồng Văn hóa Đơng Sơn bằng chứng vật chất
của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
Một kỹ thuật chế tác đồ đá đạt tới tột đỉnh thì con người lại tìm tịi và
khai thác một nguyên liệu mới, đó là đồng thau. Việc nấu chảy kim loại đánh
dấu bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển kỹ thuật và tác động mạnh mẽ
đến sự chuyển biến của xã hội. Trên thế giới nói chung, với nước ta nói riêng
đây là thời kỳ lịch sử quan trọng, đánh dấu sự ra đời đầu tiên của một tổ chức
nhà nước và hình thành dân tộc.
Từ cuối hậu kỳ đồ đá mới đến thời đại đồ sắt, trên đất nước Việt Nam
đã hình thành những nhóm di tích tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển nối
tiếp, kế thừa nhau từ sớm đến muộn: Phùng Nguyên (cuối thời kỳ đồ đá đến
đầu thời đại đồ đồng) Đồng Đậu (khoảng giữa thời kỳ đồng thau), Gò Mun
(thời đại đồng thau phát triển) và Đông Sơn (cuối thời đại đồ đồng- đầu thời
đại đồ sắt).
Với thời đại đồng thau phát triển cách ngày nay 4000 năm chúng ta
bước vào thời kỳ nhà nước Văn Lang- thời kỳ Hùng Vương của lịch sử Việt
Nam. Đây là một thời kỳ phát triển rực rỡ của dân tộc ta.
2.1.3.1.Văn hóa vật chất của cư dân Đông Sơn.
Những tài liệu vật chất vô cùng phong phú thu được nhờ công cuộc
nghiên cứu khảo cổ gần bảy thập kỷ qua cộng với sự hỗ trợ của các tri thức,
các phương pháp nghiên cứu liên ngành đã cho phép chúng ta, đến đây, có thể
vẽ nên một bức tranh toàn cảnh, tuy chưa hoàn toàn đầy đủ và khơng khỏi cịn
những giả thuyết, ước đốn về đời sống vật chất của chủ nhân nền văn hóa
Đơng Sơn rực rỡ, những người đã có cơng tạo nền vững chắc cho sự hình
thành một dân tộc Việt Nam với những bản sắc riêng. Theo quan niệm của
những người nghiên cứu, đời sống vật chất bao gồm hai bộ phận cấu thành cơ
bản là hoạt động kinh tế và cuộc sống hàng ngày.
Văn hóa Đơng Sơn đạt đến trình độ cao nhờ sự phát triển của nền kinh

tế nông nghiệp trồng lúa nước dùng cày với sức kéo của trâu bò. Lúa, sản


18
phẩm chủ yếu của nền nông nghiệp này, hẳn đã cho thu hoạch dồi dào, đủ
nuôi sống số dân tập trung với mật độ khá cao và còn dư thừa để phát triển
hàng loạt nền sản xuất thủ công, đặc biệt là luyện kim – một nghề địi hỏi
cơng sức chuyên môn của nhiều người, cũng như chi dùng cho hàng loạt hoạt
động xã hội và tôn giáo khác. Cuộc sống hàng ngày bao gồm các mặt ăn, ở,
mặc, đồ dùng hàng ngày, giao thông... không chỉ phụ thuộc vào trình độ và
đặc điểm phát triển kinh tế, mà cịn chịu sự chi phối trực tiếp của điều kiện tự
nhiên, môi trường và nhiều yếu tố khác như truyền thống, tập quán, quan
điểm thẩm mỹ...
Phạm vi nghiên cứu vấn đề đời sống vật chất thật phong phú, đa dạng
và lý thú, nhưng cũng khơng ít khó khăn, phức tạp. Bởi vì, nếu như đối với
các xã hội hiện đại, nó là vấn đề hết sức cụ thể, thì đối với các xã hội đã lùi xa
vào dĩ vãng, nó lại trở nên khá là trừu tượng. Để tiếp cận vấn đề, trước hết
chúng ta phải dựa vào tư liệu khảo cổ. Những tài liệu vật chất này, tuy là
những vật chứng câm, nhưng lại hết sức khách quan, trực tiếp, nên nó có sức
thuyết phục lớn. Tài liệu dân tộc học, văn học dân gian cho chúng ta những
chìa khóa giải mã quý giá, khiến những vật chứng câm khảo cổ học có thể cất
lời. Tư liệu chữ viết, ở thời kỳ lịch sử muộn hơn Đông Sơn, tuy hiếm hoi,
nhưng là những tài liệu hết sức quan trọng. Ngoài ra, hàng loạt tri thức và
phương pháp nghiên cứu của các khoa học tự nhiên và kỹ thuật cũng đã được
vận dụng để có thể khai thác tối đa các thông tin khách quan từ những tài liệu
thật, nhằm bổ sung, làm sáng tỏ hơn khía cạnh này hay khía cạnh khác của
vấn đề mà ta đang quan tâm.
Hoạt động kinh tế: nền kinh tế Đông Sơn thể hiện rõ tính kế thừa trực
tiếp những thành tựu, kinh nghiệm sản xuất của các nền văn hóa tiền thân.
Nhưng xét về trình độ phát triển, nó khơng phải là một sự tiên tiến, mà mang

những tính chất nhảy vọt ở mức độ nhất định, đủ để tạo nên những bước
ngoặt đáng kể trong cơ cấu chính trị - xã hội. Trong nền kinh tế Đơng Sơn,
nơng nghiệp giữ vai trị chủ đạo. Các ngành thủ công nghiệp, đặc biệt là luyện


19
kim đồng phát triển mạnh, luyện kim sắt ra đời. Quan hệ trao đổi, buôn bán
giữa các vùng trong phạm vi văn hóa Đơng Sơn cũng như giữa Đơng Sơn với
các nền văn hóa láng giềng làm cho bộ mặt nền kinh tế - văn hóa Đơng Sơn
thêm phong phú.
- Nền nơng nghiệp Đơng Sơn.
Có thể nói rằng, văn minh Đông Sơn là văn minh của cư dân nông
nghiệp trồng lúa nước phát triển ở trình độ khá cao đương thời.
Trước hết là nói về nghề trồng lúa nước của người Đông Sơn. Cho đến
nay về cơ bản các nhà nghiên cứu đã nhất trí rằng Việt Nam đã nằm trong
vành đai phát sinh ra cây lúa nước. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều
hạt thóc, gạo cháy trong một số di tích thuộc các nền Văn hóa như nền văn
hóa Phùng Ngun đến Đơng Sơn ở lưu vực Sơng Hồng và các giai đoạn văn
hóa nổi tiếng ở lưu vực Sơng Mã, Sơng Cả. Ngồi ra cịn rất nhiều tư liệu chữ
viết có niên đại sớm, nhắc đến nghề trồng lúa nước của người Việt Cổ. Nhưng
những bằng chứng thuyết phục hơn cả là chính những sản phẩm, những tư
liệu và những công cụ lao động của nghề trồng lúa thời Đông Sơn do khảo cổ
học cung cấp được trưng bày trong nội dung văn hóa Đơng Sơn.
Có một mảnh khn đúc bằng đất nung được chế tạo bằng đất sét trộn
thực vật. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết là của hịa thảo bị băm vụn
và một số vết in của vỏ trấu rõ ràng một số mảnh nồi nấu đồng cũng bằng đất
nung ở làng Vạc trong cuộc khai quật năm 1976. Dấu tích thóc gạo cũng được
phát hiện ở làng Vạc nổi tiếng trong cuộc khai quật lần thứ nhất 1973. Những
hạt thóc này được tìm thấy trong các địa điểm Đơng Sơn, qua các lần nghiên
cứu thì chúng ta biết được chúng thuộc nhiều loại khác nhau. Chứng tỏ trong

những điều kiện khác nhau thì giống lúa của người Đơng Sơn cũng trải qua
một bề dày lịch sử phát triển và kỹ thuật trồng lúa cũng ngày một tiến bộ.
Một bằng chứng vật chất không thể thiếu về nghề trồng lúa là các cơng
cụ, dụng cụ chun dụng để thích hợp chủ yếu với cư dân nơng nghiệp trồng
lúa. Đó là những bộ cơng cụ và đồ dùng tìm thấy trong các di tích Đơng Sơn


20
như: rìu, cuốc, xẻng, thuổng, lưỡi cày, dao gặt...đồ dùng bằng đồng hay là
bằng gốm dùng để dự trữ hay nấu nướng, chế biến thức ăn như nồi, niêu,
bình, vị...sự phổ biến đa dạng của loại hình cơng cụ cuốc, xẻng, mai, thuổng
mà đặc biệt là lưỡi cày bằng kim loại đã tạo nên một cuộc cách mạng thực sự
trong kỹ thuật canh tác thời Đơng Sơn.
Ngồi ra, thời Đơng Sơn đã có mặt của lúa nếp, được chứng minh bằng
dấu tích những vỏ hạt thóc dạng trịn và cả sự có mặt của chõ đồ... có nhiều
kiểu dáng khác nhau được tìm thấy ở các giai đoạn tiền Đơng Sơn và Đơng
Sơn. Truyền thống lúa nếp, dùng nếp cịn được phản ánh thật sự phong phú
qua truyện dân gian, trong các phong tục tập quán như sự tích Bánh chưng
bánh dầy còn đến ngày nay.
Theo một số thư tịch cổ thì người Đơng Sơn canh tác theo lối “đao
canh thủy nậu”. Có ý kiến cho rằng: đao canh hay hỏa canh là phương thức
làm ruộng nương, còn thủy nậu là ruộng nước. Nếu như vậy thì người Đơng
Sơn thời ấy đã phổ biến cả ruộng nương và ruộng nước. Phương thức canh tác
rất thô sơ như đốt cỏ hay ngậm cỏ trong nước để mục rồi cho trâu dẫm
nhuyễn hoặc dùng cuốc, hay dùng lưỡi cày lật đất vùi cỏ xuống. Bộ sưu tập
công cụ Đông Sơn đã xác minh điều này. Ở đây, cơng cụ rìu đồng rất phổ
biến, chúng khơng chỉ nhiều về số lượng mà cịn phong phú về loại hình.
Đương nhiên rìu khơng phải là cơng cụ chun dụng nhưng vai trị của nó
trong canh tác thời Đơng Sơn rất lớn. Rìu khơng thể thiếu để chặt cây phá
hoang, mở rộng diện tích cày cấy của người Đơng Sơn.

Cuốc có lịch sử phát sinh và phát triển lâu dài nhất, cuốc đá thời tiền
Đông Sơn nay thay bằng cuốc đồng. Thời Đông Sơn muộn nay đã xuất hiện
cuốc sắt. Cuốc có nhiều hình dạng cuốc có hình cánh bướm, cuốc được dùng
trong nơng nghiệp từ rất sớm, có thể từ thời kỳ đá mới và tồn tại lâu dài cho
đến nay. Bước ngoặt đáng nói của cuốc thời Đông Sơn là sự ra đời của cuốc
sắt. So với cuốc đá và cuốc đồng thì cuốc sắt có ưu thế hơn cả. Lưỡi cuốc


21
cứng rắn và sắc bén hơn, dễ tra cán hơn, tất nhiên sẽ tạo ra năng suất lao động
cao hơn.
Ngoài rìu, cuốc người Đơng Sơn cịn dùng mai, xẻng ở mức độ nhất
định trong canh tác. Chủ yếu chúng được dùng để đào đất (đào mương, khơi
ngịi) thuổng có đặc tính là cứng, rắn, chắc khỏe kết hợp với vùng miền trung
du đồng bằng cao và vùng núi.
Sự đa dạng lưỡi cày đồng được trưng bày đã thấy ở ba trung tâm Đơng
Sơn. Trong các di tích có niên đại muộn. Sự phong phú của nhiều loại hình có
kiểu dáng khác nhau chứng tỏ kỹ thuật đúc cày, dùng cày khơng cịn ở giai
đoạn ban đầu mà cịn nói lên sự đa dạng trong q trình hình thành loại hình
cơng cụ sản xuất trong nền Văn hóa Đơng Sơn. Loại cày đồng có nhiều kiểu
dáng khác nhau là sản phẩm độc đáo của người Đông Sơn, là sự phát triển ở
trình độ mới trong lịch sử phát minh và sử dụng cày của cư dân nông nghiệp
trồng lúa nước.
Người Đông Sơn còn biết sử dụng sức kéo trâu bò. Điều đó thể hiện
hình bị được khắc họa trên trống đồng. Hay theo thư tịch Trung Quốc, vài thế
kỷ trước công nguyên, người Cửu Chân đã biết cày bừa bằng trâu bị. Dấu
tích xương trâu bị cũng được tìm thấy nhiều trong di tích Đơng Sơn. Tất cả
những bằng chứng này đã khẳng định đến đầu thời kỳ Đông Sơn muộn, cư
dân văn hóa này đã sử dụng phổ biến cày có trâu bị kéo là thời kỳ mở đầu
cho kinh tế canh tác tiến bộ ở vùng đồng bằng Sông Hồng, trung tâm phát

triển số một của nền Văn hóa Đông Sơn.
Công cụ gặt hái cũng được người Đông Sơn chú ý đó là nhíp, liềm và
dao gặt. Mỗi vùng khác nhau mà người Đông Sơn sử dụng những loại cơng
cụ khác nhau. Ví dụ nhíp được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Sơng Hồng, sau
đến Sơng Mã cịn lưu vực Sơng Cả thì chưa thấy. Dao gặt có hình dáng đơn
giản, làm từ một tấm đồng mỏng rìa lưỡi sắc. Liềm thuộc loại công cụ thu
hoạch tiến bộ, cho hiệu suất lao động cao, thích hợp với nhiều loại giống cây
khác nhau, chân ruộng khác nhau cũng đã phổ biến vào thời đại Đông Sơn.


×