Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tìm hiểu về sưu tập tượng gỗ triều lê – nguyễn trưng bày ở bảo tàng lịch sử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA BẢO TÀNG

NGUYỄN TUẤN ANH

TÌM HIỂU VỀ SƯU TẬP TƯỢNG GỖ
TRIỀU LÊ – NGUYỄN TRƯNG BÀY Ở
BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................... 4
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
3.Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 5
4.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5
5.Bố cục bài khóa luận .............................................................................. 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM ........ 7
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ................... 7
1.2.Đặc trưng và chức năng của Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam....................... 10
1.3.Vài nét về hệ thống trưng bày của Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam ............. 14
1.3.1. Việt Nam thời tiền sử. ................................................................. 15
1.3.2. Việt Nam từ thời dựng nước đầu tiên đến triều Trần ................. 16
1.3.3. Việt Nam từ triều Hồ đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 .......... 20
1.3.4 Trưng bày sưu tập điêu khắc đá Chăm Pa .................................. 23


1.4.Khái quát về 2 triều đại Lê – Nguyễn trong tiến trình lịch sử văn hóa dân tộc. 24
1.4.1.Vài nét về triều Lê:....................................................................... 24
1.4.2.Vài nét về triều Nguyễn ................................................................ 27
CHƯƠNG 2: SƯU TẬP TƯỢNG GỖ THỜI LÊ – NGUYỄN TRƯNG
BÀY TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM ........................................... 31
2.1.Sưu tập hiện vật và vai trò của sưu tập đối với hoạt động bảo tàng ......... 31
2.1.1.Tổng quan về sưu tập tượng gỗ thời Lê – Nguyễn trưng bày tại
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ................................................................... 34
2.1.2. Sưu tập tượng gỗ thời Lê – Nguyễn trưng bày tại Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam. .......................................................................................... 37
2.2. Một số đặc điểm về phong cách mỹ thuật tượng thời Lê – Nguyễn. .............. 46

2


2.3.Giá trị của sưu tập ..................................................................................... 48
2.3.1. Giá trị lịch sử .............................................................................. 48
2.3.2. Giá trị văn hóa ............................................................................ 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO QUẢN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP TƯỢNG GỖ THỜI LÊ – NGUYỄN TRƯNG
BÀY TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM ........................................... 63
3.1.Thực trạng về vấn đề kiểm kê, bảo quản sưu tập tượng gỗ thời Lê –
Nguyễn trưng bày tại Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam ......................................... 63
3.1.1 Về công tác kiểm kê ..................................................................... 63
3.1.2. Công tác bảo quản sưu tập ......................................................... 65
3.1.3. Một số tồn tại trong công tác bảo quản sưu tập tượng gỗ thời Lê
– Nguyễn trưng bày tại Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam ............................ 70
3.2.Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị sưu tập tượng gỗ thời Lê –
Nguyễn trưng bày tại Bảo tàng Lịch Việt Nam .............................................. 73
3.2.1.Một số giải pháp cho việc kiểm kê, bảo quản hiện vật. ............... 73

3.2.2.Sưu tầm bổ sung hiện vật cho sưu tập. ........................................ 75
3.2.3.Đa dạng hóa các hình thức trưng bày. ........................................ 77
3.2.4.In ấn, giới thiệu, quảng bá sưu tập. ............................................. 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống người Việt, gỗ là một nguyên liệu hết sức gần gũi, được
sử dụng làm đồ gia dụng, vật liệu và trang trí kiến trúc. Gỗ cịn được dùng
làm quan tài đưa con người về thế giới bên kia... Trải qua hàng ngàn năm,
những sản phẩm bằng chất liệu gỗ còn lại rất hiếm hoi.
Trong kho tàng Di sản văn hóa thời Lê – Nguyễn, tượng gỗ là một đối
tượng vô cùng quan trọng cần phải nghiên cứu chuyên sâu vì những bức
tượng gỗ hàm chứa trong đó những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và cả
trong đó nữa là cả một làng nghề điêu khắc gỗ thủ công ngày xưa. Nó được
thể hiện qua các bức tượng phật, tượng quan âm bồ tát, tượng thú được chạm
khắc tinh xảo từ những khúc gỗ tưởng chừng như là vô tri, vô giác. Từ những
khúc gỗ tự nhiên ấy, qua bàn tay khéo léo của người thợ thủ công thời Lê –
Nguyễn đã trở thành những sản phẩm quý giá, những tác phẩm nghệ thuật
tiêu biểu cho truyền thống văn hóa dân tộc. Vì thế khi nghiên cứu tượng gỗ
thời Lê – Nguyễn giúp cho việc tìm hiểu tính kế thừa và sáng tạo của người
dân Việt Nam nói chung và nghệ thuật thời Lê – Nguyễn nói riêng
Khi nói về đồ gỗ Việt Nam thì có rất nhiều cơng trình nghiên cứu cũng
như các bài viết của các học giả ở nhiều phương diện nghiên cứu khác nhau.
Song nghiên cứu về tượng gỗ cịn q ít ỏi. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu

sưu tập tượng gỗ thời Lê – Nguyễn trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
giúp ta thấy được vè đẹp của những bức tượng gỗ mà các nghệ nhân xưa đã
thổi hồn vào trong các bực tượng gỗ đó.
Trong thời đại mở cửa và giao lưu với thế giới bên ngồi. Giao lưu văn
hóa giữa các nước, chúng ta càng cần phải nghiên cứu, quan tâm hơn về bản
sắc dân tộc Việt Nam hơn bao giờ hết. Nghiên cứu, tìm hiểu sưu tập tượng gỗ
thời Lê – Nguyễn có ý nghĩa khoa học và lịch sử cấp thiết.
4


Vì những lí do nêu trên, em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về sưu tập
tượng gỗ triều Lê – Nguyễn trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam” làm khóa
luận tốt nghiệp. Với đề tài này, em hy vọng sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu thêm về Bảo
Tàng Lịch Sử Việt Nam và đặc biệt là phần trưng bày tượng gỗ triều Lê –
Nguyễn
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là sưu tập tượng gỗ triều Lê –
Nguyễn được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
- Thời gian : Về việc khảo sát và nghiên cứu nội bộ sưu tập hiện vật tượng
gỗ triều Lê – Nguyễn
- Không gian: Việc nghiên cứu và khảo sát được thực hiện tại khu trưng bày
hiện vật triều Lê – Nguyễn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về q trình hình thành, nội dung trưng bày hiện nay của Bảo
tàng Lịch Sử Việt Nam
- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng sưu tập tượng gỗ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
- Nghiên cứu về nội dung, giá trị của sưu tập tượng gỗ triều Lê – Nguyễn
- Từ nghiên cứu thực trạng, giá trị của sưu tập từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của sưu tập
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lê nin: Duy vật lịch sử
và Duy vật biện chứng.
- Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảo tàng
học, Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, Khoa học lịch sử, Xã hội học
- Các phương pháp khác: thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu tài liệu…

5


5. Bố cục bài khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục bài
viết gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Lịch sử Việt nam
Chương 2: Sưu tập tượng gỗ thời Lê – Nguyễn trưng bày tại Bảo
Tàng Lịch sử Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị bộ
sưu tập tượng gỗ thời Lê – Nguyễn trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam

6


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Trong hệ thống các bảo tàng quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam được thành lập sớm nhất trên cơ sở kế thừa cơ sở vật chất của Bảo tàng
Louis Finot – một Bảo tàng do Trường Viễn Đông bác cổ của Pháp khởi công
xây dựng năm 1926 và được khánh thành vào năm 1932.
Khuôn viên của bảo tàng vốn là phần đất thuộc thôn Tây Long, tổng Tả

Túc, huyện Thọ Xương và là khu đất quân đồn, thường gọi là Đồn Thuỷ. Khi
Pháp chiếm Hà Nội, nhà Nguyễn đã dâng phần đất này làm nhượng địa. Lúc
đầu, Pháp xây ở đây một toà lãnh sự (1873). Từ đó đến năm 1906, nơi đây trở
thành bản doanh quân đội, lãnh sự quán và sau đó là Tồ Cơng sứ (1906). Khi
Phủ Tồn quyền (Phủ Chủ tịch hiện nay) xây xong thì ngơi nhà này được
chuyển cho Bảo tàng Louis Finot, thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO). Từ
1926 - 1932, toà nhà cũ bị dỡ bỏ và xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay,
do Viện Viễn Đơng Bác Cổ quản lí. Năm 1958, tồ nhà được giao cho Chính
phủ Việt Nam.
Bảo tàng do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế. Các chi tiết kiến trúc
mang đậm phong cách châu Âu nhưng được cách điệu từ các chi tiết kiến trúc
gỗ truyền thống. Hệ thống kết cấu chính của tồ nhà được làm bằng bê tơng
cốt thép chính vì vậy rất bền và vững chắc. Khi cịn là Viện bảo tàng của
trường Viễn Đơng Bác cổ, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập được ở
các nước Đông Nam Á để phục vụ cho công tác nghiên cứu về Đông Dương
và nhu cầu thưởng ngoạn của giới nghiên cứu.
Ngay sau khi tiếp nhận cơ sở bảo tàng từ chính phủ Pháp, Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam đã nhanh chóng kiện tồn và ngày 3/9/1958, Bảo tàng đã
7


chính thức mở cửa với hệ thống trưng bày hồn toàn mới, giới thiệu cho
khách tham quan về lịch sử, văn hóa Việt Nam từ thời tối cổ cho đến Cách
mạng tháng 8/1945. Mặc dù các sưu tập hiện vật còn khiêm tốn và thiếu vắng
hiện vật ở một số giai đoạn lịch sử song bảo tàng cũng đã trưng bày, giới
thiệu một cách tổng quát về sự hình và phát triển của nền văn hóa Việt Nam.
Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã có 2.200m2 diện tích trưng
bày với khoảng 7.000 hiện vật trưng bày và hệ thống kho cơ sở của bảo tàng
được sắp xếp khoa học, trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, hiện lưu giữ
hơn 100.000 hiện vật làm lại gồm nhiều chất liệu sưu tập hiện vật quý hiếm

thuộc các nền văn hố núi Đọ, Hồ Bình - Bắc Sơn, Đơng Sơn... cùng các bộ
sưu tập hiện vật có giá trị như Sưu tập gốm men cổ Việt Nam, sưu tập điêu
khắc đá Chăm Pa, sưu tập đồ đồng thời Lê - Nguyễn ...Bảo tàng cũng là nơi
diễn ra nhiều hội thảo khoa học cấp quốc gia và quốc tế như Bảo tồn hiện vật
khảo cổ (1996); Vai trò của bảo tàng trong thế kỷ XX (1997), cũng như tiếp
nhận, triển khai các dự án giao lưu văn hoá của Thuỵ Điển, Pháp, Nhật Bản.
Ngoài hệ thống kho và hệ thống trưng bày chính, Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam cịn mở rộng thêm quy mơ các phịng làm việc như: xây dựng khu nhà
làm việc, hội trường, hệ thống sân vườn. Đặc biệt, Bảo tàng Lịch sử có khu
trưng bày ngồi trời với diện tích gần 4.000m2 nhằm tạo nên một quần thể
trưng bày mang một dáng vẻ mới, đồ sộ, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu hưởng
thụ văn hóa xã hội.
Công tác đối ngoại của Bảo Tàng luôn được chú trọng, mở rộng giao
lưu, hợp tác với các bảo tàng, các tổ chức văn hóa trên thế giới. Bảo tàng
thường xuyên trao đổi các ấn phẩm chuyên ngành với hơn 100 bảo tàng và tổ
chức văn hóa. Tham gia các cuộc hội thảo khoa học quốc tế: "Sự phát triển
văn hóa - xã hội trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Châu Á, 1994"; "Bảo tồn
hiện vật khảo cổ, 1996"; "Vai trò của bảo tàng trong thế kỷ XXI, 1997" ...

8


Tiếp nhận, triển khai các dự án: Tổ chức SIDA (Thuỵ Điển) về in tờ gấp giới
thiệu nội dung hệ thống trưng bày; Tổ chức các nước có sử dụng tiếng Pháp
về giảng dạy đại học và nghiên cứu (AUPELF-UREF) tài trợ cho việc làm các
phụ đề; phương tiện nghe nhìn phục vụ cho cơng tác tun truyền giáo dục,
qua quỹ Viện trợ Văn hóa (ODA) của Chính phủ Nhật Bản ... Bảo tàng cũng
đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ đi tham quan, khảo sát tại một số bảo tàng ở
Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Malayxia, Lào, Brunei Darusalam ...
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành BTLSVN đã trở thành một

trung tâm văn hoá - khoa học lớn của đất nước. Hàng chục triệu người ở khắp
mọi miền đất nước và hàng trăm ngàn khách quốc tế từ mọi châu lục đã đến
tham quan, trong đó có nhiều vị nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo cao
cấp... đã ghi lại những tình cảm tốt đẹp của mình đối với lịch sử dân tộc Việt
Nam trong những trang sổ vàng lưu niệm.
Gần 50 năm qua, với những kết quả khả quan trong công tác nghiên
cứu, tuyên truyền giáo dục, phổ biến khoa học và hoạt động đối ngoại đã đem
lại uy tín và tầm vóc cho BTLSVN, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển,
hội nhập của hệ thống bảo tàng trong nước và quốc tế. Vì vậy BTLSVN đã
nhiều lần được nhận huân chương cao quí mà Đảng và Nhà nước trao tặng:


Năm 1968: Huân chương Lao động hạng ba



Năm 1975: Huân chương Lao động hạng ba



Năm 1988: Huân chương Lao động hạng nhất



Năm 1998: Huân chương Độc lập hạng ba



Năm 2000: Cờ luân lưu của Chính phủ
Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Việt nam là một bảo tàng quốc gia, một


trong những bảo tàng đầu ngành trong hệ thống bảo tàng ở Việt Nam và
nổi tiếng trong khu vực.
9


1.2. Đặc trưng và chức năng của Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam
Ngày nay, bảo tàng có tốc độ phát triển nhanh mạnh, có vai trị tích lũy
những kinh nghiệm và duy trì sự sáng tạo văn minh của con người, các bảo
tàng được khẳng định để phục vụ cho con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu
của con người và phụ vụ cho sự phát triển của xã hội. Có thể nói, BTLSVN là
bảo tàng đầu tiên trong hệ thống bảo tàng của nước Việt Nam mới ra đời, do
đó, nó được coi là nhân tố quan trọng để có một hệ thống bảo tàng Việt Nam
lớn mạnh như hơm nay.
BTLSVN sưu tầm, giữ gìn các hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc về
những sự kiện, những mốc thời gian tiêu biểu trong tiến trình lịch sử từ thời kì
tiền sơ sử cho đến CMT8 năm 1945. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cùng các nhà
sử học, khảo cổ học đã khai quật, nghiên cứu khảo cổ học, các nhà nghiên cứu
của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã đột phá vào những mảng trống của các
thời kỳ Tiền - Sơ sử Việt Nam, xuất bản nhiều ấn phẩm có giá trị về văn hóa
Núi Ðọ, Hịa Bình, Bắc Sơn, Trống đồng Ðông Sơn... là những vấn đề chưa
mấy có sự quan tâm trước đây của các nhà khoa học trong và ngồi nước.
BTLSVN cịn tổ chức trưng bày triển lãm giới thiệu các hiện vật gốc,
sưu tập hiện vật gốc nói trên nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiểu biết – khám
phá của cơng chúng. Ngồi trưng bày cố định trong Bảo tàng, BTLSVN còn
thường xuyên tổ chức các buổi trưng bày lưu động, trưng bày chuyên đề
nhằm giới thiệu các sưu tập hiện vật gốc tới cơng chúng, đem đến cho họ
những cảm nhận giàu tính giáo dục và khai sáng trí tuệ, tạo niềm tin cho họ
với mong muốn làm thay đổi thái độ, hành vi của con người và làm tăng vốn
hiểu biết của cơng chúng.

Ngồi những đặc trưng cơ bản kể trên, BTLSVN ngày càng phát triển
với nhiều hình thức hoạt động đa dạng đã thể hiện rõ vai trò của một thiết chế
văn hóa đặc thù, được xây dựng nhằm gắn kết hiện tại với quá khứ, đồng thời
10


chuyển giao các giá trị văn hóa của các thế hệ chủ nhân sáng tạo ra cho các
thế hệ tương lai. BTLSVN đã thực hiện được đầy đủ các chức năng xã hội của
bảo tàng.
-

Chức năng nghiên cứu khoa học: hoạt động nghiên cứu giữ vai

trò quan trọng, nhằm mục đích phục vụ cơng tác trưng bày và bảo quản hiện
vật. Thơng qua hệ thống trưng bày, bảo tàng có nhiệm vụ tuyên truyền và phổ
biến tri thức lịch sử cho khách tham quan.
Cùng với giới Sử học, giới Bảo tàng học và các cơ quan chuyên ngành
khác, BTLSVN đã góp phần làm sáng rõ nhiều vấn đề về giai đoạn tiền sử, sơ
sử và lịch sử của dân tộc.
+ Tổ chức và đồng tổ chức các cuộc hội thảo khoa học (Hội thảo về
công tác bảo quản, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong bảo tàng, Hội thảo tiếp
thị nghệ thuật văn hoá ở Việt Nam, Hội nghị Văn hoá Sa Huỳnh......)
+ Tham gia các cuộc Hội thảo, Hội nghị khoa học trong và ngoài nước.
+ Xây dựng các đề tài khoa học ngắn hạn và dài hạn cấp cơ quan và
cấp Bộ
+ Phối hợp với các cơ quan ở trong nước và quốc tế nghiên cứu các đề
tài về lịch sử - văn hoá Việt Nam.
-

Chức năng giáo dục tuyên truyền: Với hơn 2200 m2 diện tích


trưng bày, gần 7000 hiện vật gốc và nhiều tư liệu, tư liệu, tài liệu khoa học
phụ có giá trị, hệ thống trưng bày chính của BTLSVN đã phản ánh sinh động
những thời kỳ, những sự kiện nổi bật trong tiến trình lịch sử dân tộc. Được
đông đảo các đồng nghiệp, khách tham quan trong nước và ngoài nước đánh
giá BTLSVN là một bảo tàng tầm cỡ trong khu vực. Sau lần chỉnh lý nâng
cấp, bảo tàng thường xuyên bổ sung các sưu tập hiện vật mới sưu tầm, sưu tập
độc bản tàu cổ Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam), sưu tập di vật văn hóa

11


Óc Eo… và biên soạn, hiệu đính hệ thống nhãn chú thích, tạo ra sức hấp dẫn
mới cho bảo tàng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách tham quan.
Hàng năm bảo tàng phối hợp tổ chức từ 3 - 5 cuộc trưng bày chuyên đề
với các bảo tàng trong cả nước, các hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các
nhà sưu tập tư nhân với chủ đề trưng bày ngày càng đa dạng. Những năm gần
đây, bảo tàng đã tổ chức thành công nhiều cuộc trưng bày được dư luận xã hội
và các nhà nghiên cứu đánh giá cao:
+ Kho báu từ 5 con tàu cổ dưới đáy biển Việt Nam.
+ Cổ vật Thăng Long - Hà Nội.
+ Cổ vật Đông Sơn - Rực rỡ một nền văn minh Việt cổ.
+ Cổ vật đặc sắc văn hố Ĩc Eo.
+ Cổ vật Lý, Trần - Dấu ấn văn minh Đại Việt TK11 - 14…
Thường xuyên hỗ trợ các bảo tàng tỉnh, thành phố, các bảo tàng chuyên
ngành trong việc nghiên cứu xây dựng đề cương trưng bày, giải pháp và thiết
kế mỹ thuật một số bảo tàng, nhà truyền thống trong cả nước: Nhà trưng bày
văn hoá dân gian (Hội An - Quảng Nam), Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh và
Chămpa (Duy Xuyên - Quảng Nam), Nhà trưng bày gốm sứ cổ Hải Dương,
Bảo tàng Nhân học(Trường Đại học KHXH&NV),… Tổ chức, hướng dẫn

khách tham quan trong nước và nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu, học
tập tại bảo tàng. Từng bước xúc tiến công tác maketting, quảng bá về bảo
tàng, thu hút khách tham quan: xây dựng website, phối hợp với Ban Khoa
giáo (VTV2) Đài truyền hình Trung ương xây dựng một số phim khoa học,
phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam giáo dục lịch sử từ xa, định kì tổ chức
Hội nghị cộng tác viên với ngành Du lịch, Giáo dục-đào tạo.
Công tác tuyên truyền, giáo dục ngoài bảo tàng, vốn là truyền thống
của BTLSVN, những năm gần đây càng được đặc biệt quan tâm. Hiện tại, bảo
tàng đang có 3 bộ trưng bày lưu động hoạt động sôi động ở các tỉnh đồng

12


bằng Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc phục vụ hàng chục vạn lượt người mỗi
năm. Bảo tàng đã nghiên cứu thực nghiệm hình thức trưng bày lưu động mới:
kết hợp giữa trưng bày tư liệu hình ảnh với trưng bày hiện vật gốc (sưu tập
hiện vật của bảo tàng địa phương - nơi phối hợp trưng bày hoặc BTLSVN) tại
một số tỉnh: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hưng Yên, Phú Thọ, Hà
Nam,…và đang tiếp tục hoàn thiện để phương thức trưng bày lưu động này
sớm được triển khai rộng rãi trong cả nước.
-

Chức năng bảo quản di sản văn hóa: Bảo tàng là cơ quan nghiên

cứu và giáo dục khoa học có nhiệm vụ quan trọng là bảo tồn, bảo quản và
phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây là một chức
năng quan trọng không thể thiếu được mà xã hội đã giao cho bảo tàng. Bảo
tàng Lịch sử Việt Nam luôn thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề an ninh và việc
bảo vệ an toàn cho hiện vật và sưu tập. Thường xuyên kiểm tra, tránh để lộ
các thông tin liên quan và các vấn đề bí mật khác trước khi các thông tin của

sưu tập được đưa ra nơi công cộng.
Đối với những di sản văn hóa vật thể cụ thể là những di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia, hay những tài liệu hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc có giá trị
lịch sử - văn hóa – khoa học hoặc nghệ thuật phải được bảo tàng nghiên cứu
sưu tầm thu nhận kịp thời phù hợp với loại hình bảo tàng để bảo quản. Các
sưu tập hiện vật bảo tàng là trọng tâm của bảo tàng. Nếu hiện vật, sưu tập bị
phá hủy thì bảo tàng sẽ mất đi một tài sản có giá trị, và nhân loại cũng mất đi
một thành tố thuộc di sản văn hóa, di sản khoa học của chính mình mà khó có
thể có gì thay thế được.
-

Trong bảo tàng, tất cả những biện pháp, phương pháp và kỹ thuật

bảo quản hiện vật và sưu tập hiện vật gốc phải được thực hiện nghiêm túc với
chất lượng cao và phải được ghi chép trong hồ sơ tương ứng.

13


-

Chức năng tài liệu hóa khoa học : Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

luôn tiến hành nghiên cứu những sự kiện lịch sử, những hiện tượng tự nhiên,
hay nghiên cứu thân tế và sự nghiệp của một danh nhân… được bảo tàng
phản ánh trong nội dung chủ đạo của mình, từ đó tổ chức sưu tầm, thu thập và
lựa chọn những tài liệu hiện vật gốc, sưu tập gốc tiêu biểu có giá trị bảo tàng
và tiến hành ghi chép lập hồ sơ khoa học – pháp lý cho chúng, đông thời làm
đầy đủ các thủ tục, nguyên tắc bảo tàng học cho hiện vật gốc, sưu tập gốc như
đăng ký vào sổ kiểm kê, đánh số hiện vật, xây dựng sưu tập và bảo quản

chúng theo chất liệu….
-

Chức năng thơng tin, giải trí và thưởng thức : Bảo tàng có nhiệm

vụ nghiên cứu sưu tầm lưu giữ và truyền đi những thơng điệp quan trọng về
tồn bộ nền văn minh của nhân loại thông qua các di sản văn hóa mà lồi
người đã sáng tạo ra. Thơng tin của bảo tàng cung cấp rất đa dạng, rất phong
phú, nó liên quan đến nhiều ngành khoa học, nhưng không thể nào thay thế
được bảo tàng. Bên cạnh đó, Bảo tàng thường xuyên đổi mới hệ thống trưng
bày, triển lãm – đây là sản phẩm văn hóa đặc biệt của bảo tàng nhằm phục vụ
nhu cầu giải trí, sử dụng thời gian rỗi và thưởng thức của công chúng, đông
thời tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học, tổ chức trình diễn, khám phá,
tạo ra các sản phẩm của bảo tàng và giới thiệu nội dung sản phẩm ấy, tiến
hành các dịch vụ phục khách tham quan nhằm góp phần vào việc củng cố chất
lượng nâng cao cuộc sống văn hóa tinh thần và nhu cầu thưởng thướng của xã
hội.

1.3. Vài nét về hệ thống trưng bày của Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam
Dựa vào những kết quả của công tác sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, đồng
thời dựa vào nguyên tắc phương pháp luận sử học về phân kỳ lịch sử.
BTLSVN với diện tích trưng bày hơn 2.200 m2, gần 7.000 tư liệu hiện vật, hệ
thống trưng bày chính của bảo tàng được thể hiện theo nguyên tắc trưng bày
14


niên biểu, lấy sự phong phú của sưu tập hiện vật làm ngơn ngữ biểu đạt chính,
kết hợp giữa trưng bày phản ánh giai đoạn và sự kiện lịch sử với trưng bày
sưu tập theo hướng trưng bày mở, tạo điều kiện để có thể cập nhật những tư
liệu hiện vật mới do công tác nghiên cứu sưu tầm đem lại, làm cho "diện

mạo" trưng bày luôn mới mẻ, hấp dẫn người xem. Ngoài ra, các hiện vật cũng
được trưng bày theo hướng "mở", cập nhật các tư liệu nghiên cứu mới nhất để
nội dung trưng bày luôn luôn thu hút khách tham quan. Bảo tàng cũng thường
xuyên tổ chức trưng bày chuyên đề với các thiết bị chiếu sáng, màn hình hiện
đại với hình ảnh phong phú, sống động, những dữ liệu khoa học chân xác
ngày càng thỏa mãn nhu cầu khách tham quan, các nhà nghiên cứu khi đến
bảo tàng.
Hệ thống trưng bày của Bảo tàng gồm 4 phần:
1.3.1. Việt Nam thời tiền sử.
Trưng bày những tài liệu hiện vật thời tiền sử, tương đương với giai
đoạn từ thời đại đồ đá cũ đến hậu kì thời đại đá mới. Tiến trình này bắt đầu
cách ngày nay khoảng 30-40 vạn năm đến khoảng 4.000 – 5.000 năm.
Mở đầu cho phần trưng bày này là những di tích cổ sinh phát hiện ở
hang Hùm (Yên Bái), hang Kéo Lèng (Lạng Sơn), những hiện vật thuộc sơ kỳ
thời đại đồ đá cũ tìm thấy ở di chỉ núi Đọ, Quan n (Thanh Hóa)… Những
loại hình tiêu biểu gồm: Rìu tay, cơng cụ chặt thơ, mảnh tước có tuổi Trung
kỳ Cánh tân (cách ngày nay 30-50 vạn năm).
Đến với phần trưng bày này, người xem được tận mắt quan sát những
công cụ lao động đơn sơ, giản dị tưởng chừng như nó chỉ là những hịn đá,
hịn sỏi, nhưng nó lại là những vật dụng cần thiết và có ích của người xưa: rìu
tay, mảnh tước, hịn đá ghè đẽo một mặt…

15


Tiếp nối là các di tích thuộc hậu kì thời đại đá cũ cách ngày nay khoảng
15.000 – 30.000 năm , bao gồm nhóm di tích Thần Sa ( Thái Nguyên ) và văn
hóa Sơn Vi.
Tiếp theo là những di tích thuộc văn hóa Hịa Bình – một nền văn hóa
khảo cổ nổi tiếng ở khu vực Đơng Nam Á và thế giới. Đặc trưng tiêu biểu của

văn hóa Hịa Bình là những loại hình cơng cụ như rìu ngắn, cơng cụ hình đĩa,
hình hạnh nhân, hình bầu dục… đặc biệt hơn thời kỳ này đã thấy sự xuất hiện
của đồ Gốm cho thấy có dấu hiệu ra đời nơng nghiệp sơ khai ở khu vực này.
Tiếp đến là văn hóa Bắc Sơn với những di vật điển hình như : đồ Gốm,
những cơng cụ làm từ đá cuội, rìu mài lưỡi đấu Bắc Sơn. Đó là việc thừa kế
những thành quả lao động từ văn hóa Hịa Bình và sáng tạo ra những công cụ
sản xuất mới phù hợp với yêu cầu cuộc sống của họ. Nền văn hóa Bắc Sơn có
niên đại cách ngày nay khoảng 8000 – 10.000 năm, được phân bố chủ yếu
trong hang động, mái đá vùng sơn khối Bắc Sơn ( Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Cao Bằng ).
Tiếp đến là những hiện vật thuộc nền văn hóa Đa Bút (Thanh Hóa) và
văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An, Hà Tĩnh) có niên đại 5000 – 6000 năm cách
ngày nay. Những hiện vật trưng bày cho nền văn hóa này khơng cịn là những
hiện vật thơ sơ như những nền văn hóa trước nữa, mà là những di vật gốm đá
tìm thấy trong các cồn sị điệp, cồn đất thuộc cụm di tích Cái Bèo ở Cát Bà và
vùng hải đảo Quảng Ninh.
Nội dung của phần trưng bày này đã khẳng định Việt Nam là một trong
những cái nơi xuất hiện của lồi người, bằng những di vật khảo cổ học gắn
với mỗi nền văn hóa khác nhau đã thể hiện rõ trình độ kỹ thuật tạo tác ngày
càng phát triển của người Việt cổ
1.3.2. Việt Nam từ thời dựng nước đầu tiên đến triều Trần
Đây là phần giới thiệu nhiều thời kỳ lịch sử:

16


Phòng trưng bày : thời dựng nước đầu tiên.
Mở đầu phần trưng bày này là tài liệu hiện vật giới thiệu về các nền văn
hóa tiền Đơng Sơn với 3 giai đoạn chính : Phùng Ngun, Đồng Đậu, Gị
Mun. Phịng trưng bày giới thiệu văn hóa tiền Đơng Sơn cũng chủ yếu là bằng

các công cụ lao động
Thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam được thể hiện sinh
động qua các sưu tập hiện vật đầy sức truyền cảm của nền văn hóa Đơng Sơn
phát triển rực rỡ ở thiên niên kỉ thứ I trước công nguyên. Đó là những cơng cụ
bằng đồng như lưỡi cầy, lưỡi hái, giáo, những chiếc rìu lưỡi xéo độc đáo,
những thạp đồng, những chiếc trống đồng nổi tiếng như trống đồng Ngọc Lũ,
Hoàng Hạ…bằng chứng vật chất của nhà nước sơ khai. Trước đó các nhà
nước Văn Lang – Âu Lạc được giới thiệu từ truyền thuyết đến lịch sử, bằng
các nguồn sử liệu như thư tịch, ảnh minh họa, tài liệu khoa học phụ… đã phác
họa lại một nhà nước với các đơn vị hành chính, bộ máy quản lý cũng như các
phong tục tập quán. Những bằng chứng sử liệu được giới thiệu trong phần này
cho người xem những nhận thức nhất định về một nhà nước sơ khai trong lịch
sử dân tộc. Giữa phòng trưng bày là một cụm trống đồng Đông Sơn, giữa là
cây cột, đặc biệt gây ấn tượng cho người xem về những di vật “Quốc bảo ”,
được coi là biểu tượng gần với tín ngưỡng của người Việt, nó cũng là ước mơ,
suy nghĩ của họ gửi gắm trong từng nét khắc họa đồ. Ngồi những hiện vật
bằng đồng đó phần trưng bày cịn nổi lên với mộ cổ Việt Khê với hơn 100
hiện vật tùy táng: nhạc cụ, đồ trang sức tinh xảo… Tất cả những hiện vật này
được sắp xếp theo hình thái kinh tế - xã hội, phác họa tương đối đầy đủ từ
kinh tế, chính trị đến đời sống tín ngưỡng của nền văn hóa Đơng Sơn.
Sau nền văn hóa Đơng Sơn, trong phần này cịn giới thiệu văn hóa Sa
Huỳnh được phân bố dọc các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Đồng Nai
ra tới tận các đảo Lý Sơn, Côn Đảo, Thổ Chu phát triển liên tục từ thời đại đồ

17


Đồng, cho tới sơ kì thời đại đồ Sắt, cách ngày nay khoảng 2000 – 3000 năm.
Hiện vật trưng bày giới thiệu về văn hóa Sa Huỳnh chủ yếu là các loại hình
mộ chum, các di vật đồ gốm có dáng đẹp, các đồ trang sức bằng đá quý và

thủy tinh. Loại khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu… Các loại hình mộ
chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh gồm rất nhiều hình dáng khác nhau : thon cao,
tù thấp, có loại có nắp, có loại khơng… Nó gắn với phong tục tập quán từng
vùng, từng địa điểm, trung bày những loại hình mộ chum này nhằm giới thiệu
cho khách tham quan về phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Sa
Huỳnh.
Ngồi ra cịn có những hiện vật tiêu biểu của văn hóa Đồng Nai, Đồng Đậu
với văn hóa Đơng Sơn, văn hóa Sa Huỳnh phân bố ở lưu vực sơng Đồng Nai (
Nam Bộ ). Đó là các loại hình gốm phong phú về kiểu dáng và hoa văn …
Phòng trưng bày : Mười thế kỉ chống Bắc thuộc.
Phòng trưng bày này tập trung vào hai nội dung chính, đó là cuộc đấu
tranh chống ách đơ hộ của phong kiến phương Bắc và giành độc lập tự chủ
của dân tộc Việt Nam. Khoảng thế kỷ thứ I trước và sau công nguyên, nền
văn minh Việt Cổ mà tiêu biểu là văn hóa Đơng Sơn đứng trước thử thách tồn
tại, đó là sự xâm lược của các thế lực phong kiến phương bắc. Thông qua
những hiện vật mang đậm bản sắc văn hóa Đơng Sơn, người xem có thể thấy
bên cạnh ách thống trị tàn bạo của những kẻ đi xâm lược, những kẻ muốn
đồng hóa là sự đấu tranh kiên trì, quyết liệt của người Việt chống đồng hóa,
chống lại ách áp bức của những kẻ ngoại xâm. Sức sống văn hóa Việt vẫn
được bảo tồn và phát triển để rồi bừng khởi khi đất nước giành độc lập tự chủ.
Sự nghiệp chống giặc ngoại xâm trong suốt 10 thế kỷ cịn có những
hiện vật, những tài liệu về các cuộc đấu tranh vũ trang, từ cuộc khởi nghĩa đầu
tiên của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị đầu năm 40 sau công nguyên, đến
tận chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng 938 của Ngô Quyền. Những

18


chiến thắng này đã kết thúc thời kì đơ hộ của ngoại bang mở ra kỷ nguyên
mới: thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc.

Ngồi ra, phịng trưng bày còn giới thiệu một số di vật của nền văn hóa
cổ rất đặc sắc ở miền Nam: văn hóa Ĩc Eo với những hiện vật gốc từ đồ gia
dụng, đồ thủ cơng mỹ nghệ đến ảnh chụp các di tích, các đồ trang sức bằng đá
và kim loại quý… với sự bổ sung kịp thời của những hiện vật mới được khai
quật trong thời gian gần đây là Gióng Am và Lộc Giang (lớp trên) đã đưa
khách tham quan về với một nền văn minh phát triển rực rỡ chưa từng có ở
những giai đoạn trước.
Phịng trưng bày: triều Ngơ, Đinh, Tiền Lê và Lý – Trần.
Trưng bày về thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập từ thế kỷ X
đến thế kỷ XIV. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, lịch sử Việt Nam bước
vào thời kỳ phát triển rực rỡ: kỷ nguyên độc lập ( Kỷ nguyên Đại Việt ). Mở
đầu thời kỳ này là triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê. Hiện vật trưng bày chủ yếu
là những hiện vật phát hiện trong cuộc khai quật nghiên cứu ở thành cổ Hoa
Lư (Ninh Bình)
Tiếp nối triều đại Tiền Lê là triều đại nhà Lý (1010 – 1225), quốc gia
phong kiến độc lập của Đại Việt đã phát triển trên mọi lĩnh vực. Phòng trưng
bày này giới thiệu những thành tựu của nền văn hóa Việt Nam đương thời. Đó
là những hiện vật, vật liệu trang trí kiến trúc : Lá đề, đầu ngói, gạch có hình
tháp, tượng Phật, đầu rồng, đầu phượng gắn trên các mái cung điện, chùa tháp
cùng các đồ gốm men có màu sắc thanh nhẹ nổi tiếng lâu nay. Đặc biệt, nghệ
thuật điêu khắc đá thời kỳ này phát triển rực rỡ thể hiện trên những hiện vật
đặc sắc tìm thấy ở khu chùa Phật Tích ( Bắc Ninh) như tượng Adida, tượng
đầu người mình chim… Những hiện vật này chẳng những thể hiện trình độ
thẩm mỹ cao của nghệ thuật thời Lý mà còn phản ánh sự thịnh đạt của Phật
giáo Việt Nam thời đó.

19


Thành tựu giữ nước: thế kỉ XI, quân dân Đại Việt thời Lý đã hai lần

kháng chiến chống Tống thắng lợi (1075- 1077). Chiến tích chống quân xâm
lược Tống được giới thiệu với bài thơ: “Nam Quốc Sơn Hà” bất hủ.
Tiếp theo là phần trưng bày về những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt
Nam ở thời Trần (đầu thế kỷ XIII – XIV). Hiện vật và hình ảnh của các khu di
tích thời Trần như chùa Phổ Minh (Nam Định), đền Kiếp Bạc (Hải Dương)
cùng đồ men dân dụng và cung đình phản ánh sự kế thừa và những thành tựu
phát triển của triều Trần. Đặc biệt đáng chú ý là là sưu tập gốm hoa nâu, nét
độc đáo của nghệ thuật gốm Việt Nam với nhiều tiêu bản đẹp và quý hiếm.
Minh chứng cho cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên oanh
liệt của triều Trần là hàng cọc gỗ lấy từ trận địa sông Bạch Đằng ( Quảng
Ninh) cùng các loại vũ khí như giáo sắc, lá chắn gỗ… thể hiện tinh thần quật
cường của dân tộc. Với mỗi triều đại, mỗi một tình hình kinh tế - xã hội,
chính trị khác nhau, đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật. Bảo tàng đã rất chú trọng
lựa chọn những hiện vật tiêu biểu riêng, độc đáo cho từng phong cách của
từng triều đại đã làm nổi bật lên nét riêng biệt của mỗi triều đại trong lịch sử
dân tộc.
1.3.3. Việt Nam từ triều Hồ đến Cách mạng tháng 8 năm 1945
Phần trưng bày này gồm nhiều thời kì lịch sử :
Phịng trưng bày : triều Hồ.
Đây là triều đại ngắn ngủi trong lịch sử Việt Nam (1400 – 1407), với
bao nhiêu cải cách còn dang dở. Hiện vật, hình ảnh trưng bày gốm những vật
liệu kiến trúc ở Ly Cung (Thanh Hóa), bức ảnh tồn cảnh thành Tây Đô – một
thành cổ độc đáo, kiên cố, những sử liệu về việc phát hành tiền giấy, cho dịch
Kinh Thư ra chữ Nơm.
Hiện vật và hình ảnh trưng bày là những vật liệu kiến trúc ở Ly Cung
(Thanh Hóa), bức ảnh tồn cảnh Tây Đơ …

20



Phòng trưng bày triều: Lê sơ - Mạc - Lê Trung Hưng
Đầu thế kỉ XV, dân tộc Đại Việt phải đứng lên chống nhà Minh xâm
lược, giành độc lập. Lê Lợi đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống giặc, cuộc
khởi nghĩa kéo dài 10 năm (1418-1427) và giành thắng lợi vẻ vang. Để chứng
minh cho giai đoạn lịch sử này là tấm bia Vĩnh Lăng đồ sộ có giá trị lịch sử
nhất thời Lê sơ được đặt trang trọng trong phịng trưng bày. Ngồi ra, nội
dung lịch sử được thể hiện bằng những tư liệu về hệ thống chính quyền Lê
Mạc và Lê Trung Hưng, những cải cách về chế độ ruộng đất.
Ở đây trưng bày nhiều đồ gốm sản xuất tại Bát Tràng, Thổ Hà, Phù
Lãng, Chu Đậu… với những nét đặc sắc về kiểu dáng, mầu sắc, nước men,
hoa văn trang trí, chất lượng khơng chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà cả
xuất khẩu.Tiêu biểu nhất là tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút
Tháp – Bắc Ninh ).
Phòng trưng bày: thời Tây Sơn.
Đến thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng
hoảng toàn diện. Nội chiến liên miên, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra
liên tiếp, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn năm 1771 đã
phát triển mạnh mẽ, tiến tới dẹp tan các thế lực phong kiến cát cứ và bước đầu
thực hiện thống nhất đất nước. Người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đã lãnh
đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh ( 1789) và giành thắng lợi
vẻ vang. Sau khi đánh tan quân xâm lược, Quang Trung – Nguyễn Huệ còn
thực hiện nhiều cuộc cải cách lớn nhằm phát triển sản xuất, phát triển văn hóa
dân tộc, củng cố nền độc lập tự chủ của đất nước. Phòng trưng bày có nhiều
tài liệu hiện vật quý, trong đó có bức thư do chính tay Nguyễn Huệ viết gửi
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nói về việc chọn đất đóng đơ và chiếc trống
đồng niên hiệu Cảnh Thịnh 8 (1800).

21



Phòng trưng bày: triều Nguyễn.
Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của lịch sử phong kiến Việt Nam,
ra đời và tồn tại không những trong bối cảnh đặc biệt của đất nước mà cịn
trong tình hình thế giới có nhiều chuyển biến thắng lớn.
Phần trưng bày này bên cạnh việc giới thiệu những vấn đề cốt yếu của
lịch sử như : Thiết chế chính trị, kinh đơ, kinh tế… cịn huy động nhiều sưu
tập hiện vật với nhiều chất liệu nhằm giới thiệu những nét văn hóa những
ngành nghề thủ công truyền thống đương thời. Những hiện vật tiêu biểu là
tấm bản đồ “Đại Nam nhất thống toàn đồ” vẽ năm 1838, hai khẩu sung nạm
vàng của vua Minh Mệnh và Tự Đức. Các sưu tập hiện vật: sưu tập chuông
đồng, khánh đồng , sưu tập đồ đồng, và đồ đồng khảm, tam khí ( chủ yếu là
lư, đỉnh), sưu tập ấn triện… Nổi bật lên trong phòng trưng bày này là sưu tập
gỗ triều Lê – Nguyễn với số lượng phong phú, độc đáo cho thấy trình độ nghệ
thuật chạm khắc của người Việt. Sưu tập này còn thể hiện tín ngưỡng tơn
giáo, ước mơ của họ qua hoa văn, chủ đề trang trí.
Đứng trước sưu tập này, người xem không khỏi ngạc nhiên bởi tài
chạm khắc gỗ của người xưa. Hiện nay nghề chạm khắc này vẫn được lưu
truyền trong dân gian, với những làng nghề nổi tiếng: Phú Xuyên ( Hà Nội),
Thường Tín (Hà Nội), Mỹ Xuyên( Huế),. Những sản phẩm của họ không chỉ
nổi tiếng trong nước mà cịn được bán ra nước ngồi.
Phịng trưng bày: các phong trào chống Pháp và CMT8/1945.
Một số tư liệu, hiện vật và hình ảnh tiêu biểu như: la bàn của Hồng
Hoa Thám, bút tích của Phan Đình Phùng, mảnh tàu Hy vọng bị nghĩa quân
Nguyễn Trung Trực đánh đắm trên sông Vàm Cỏ năm 1861, tranh sơn dầu
"Lễ phong soái Trương Định"… là những minh chứng sống động cho phong
trào chống Pháp trên đất nước Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp (1883-1945), nổi
bật là những cuộc khởi nghĩa của một số văn thân yêu nước trước khi Đảng

22



Cộng sản Việt Nam ra đời như: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan
Bội Châu, Lương Văn Can… Ngoài ra khách tham quan cịn cảm nhận được
khí thế sục sơi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm qua một sưu tập vũ khí
thơ sơ gồm lưỡi lê, giáo, mác, chơng, bom tự tạo...
Những chính sách cai trị cũng như âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp
đã thổi bùng lên một cao trào đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân trong xã
hội. Miền Nam có khởi nghĩa của Trương Cơng Định, Nguyễn Trung Trực,
Thủ Khoa Hn... Miền Bắc có khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Hồng Hoa
Thám, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Đông Kinh Nghĩa
Thục của Lương Văn Can, Phan Chu Trinh... Song do nhiều sai lầm và hạn
chế, các phong trào chống Pháp này lần lượt bị thất bại. Chỉ đến khi Đảng
Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo theo
đường lối Mác - Lê nin thì cơng cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
mới thành cơng. Phịng trưng bày giới thiệu những mốc lịch sử quan trọng
trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ trên trường quốc tế, quá trình thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược.
Kết thúc hệ thống trưng bày chính là bức tranh hồnh tráng Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc bản tun ngơn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày
2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
1.3.4 Trưng bày sưu tập điêu khắc đá Chăm Pa
Là một trong 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam, người
Chăm đã xây dựng và để lại một kho tàng nghệ thuật quý giá. Đó là những
tháp Chàm cổ kính, uy nghi và những điêu khắc đá gắn liền với kiến trúc đó.
Phịng trưng bày sưu tập điêu khắc đá Champa được trưng bày theo
niên đại, từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ XIII. Các tài liệu hiện vật điển hình và
có thể khối lớn như hai tấm bia đá Mỹ Sơn và Ponagar có khắc chữ Phạn, đơi

23



sư tử với hình khối lớn dáng đang quỳ, tượng Apsara, chim thần Garuđa, nhạc
công thổi sáo…
Bên cạnh hệ thống trưng bày cố định trong nhà chính, BTLSVN cịn
xây dựng phần trưng bày ngoài trời khá phong phú, hấp dẫn với diện tích
trưng bày khoảng 4.000m2.
Các sưu tập hiện vật được trưng bày ngồi trời thuộc chủ đề “Văn hóa
nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XI – đầu thế kỷ XX” gồm 75 hiện vật được phân
chia theo các chủ đề:
-

Sưu tập nghệ thuật thời Lý – Trần : 19 hiện vật.

-

Sưu tập nghệ thuật thời Lê – Nguyễn : 41 hiện vật.

-

Sưu tập điêu khắc đá Champa: 15 hiện vật.

Cùng với số lượng hiện vật mới sưu tầm, trao đổi, phục chế, BTLSVN
đã huy động số hiện vật không nhỏ từ kho để đáp ứng nội dung trưng bày này

1.4. Khái quát về 2 triều đại Lê – Nguyễn trong tiến trình lịch sử
văn hóa dân tộc.
1.4.1. Vài nét về triều Lê:
- Kinh tế
+ Nông nghiệp:

Hai mươi năm dưới ách thống trị của phong kiến nhà Minh, đời sống
nhân dân Đại Việt rất cực khổ. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông
nghiệp vua Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm
ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn người được chia làm 5 phiên thay
nhau về quê sản xuất. Nhà Lê kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng, đặt ra
một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ,
Đồn điền sứ và định lại chính sách chia ruộng đất cơng làng xã gọi là phép
quân điền; cấm giết trâu bò bừa bãi cấm điều động dân phu trong mùa cấy
gặt.
24


Nhà Lê còn đẩy mạnh việc lập đồn điền và khẩn hoang nhằm khai thác
những vùng đất mới. Nhờ những chính sách tích cực, nơng nghiệp đã đảm
bảo tương đối đời sống nhân dân trong nước. Tuy nhiên, ngay ở đời Lê Thánh
Tông là thời kỳ xã hội phong kiến được coi là thái bình thịnh trị nhất mà sử
sách vẫn ghi nhận những thời điểm xảy ra đói kém
+ Thủ công nghiệp:
Nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông
nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt
vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Thăng
Long 36 phố phường sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay.
Phường Yên Thái làm giấy, phường Nghi Tàm dệt vải lụa, phường Hà Tân
nung vôi, phường Hàng Đào nhuộm điều, phường Ngũ Xá đúc đồng, phường
gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều phường khác.
Các ngành nghề thủ công truyền thống như ở các làng xã như kéo tơ,
dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm v.v... ngày càng phát
triển. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi
tập trung nhiều ngành nghề thủ cơng nhất. Các cơng xưởng do nhà nước quản
lí gọi là Cục Bách tác sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc

tiền đồng...; các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.
-

Giáo dục

Ngay sau khi lên ngôi vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở
kinh thành Thăng Long mở trường học các lộ mở khoa thi và cho phép người
nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học đi thi trừ những kẻ
phạm tội và làm nghề ca hát. Ở các đạo phủ có trường cơng. Nhà nước tuyển
chọn người giỏi có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là sách
của nhà Nho. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ
989 tiến sĩ 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) tổ

25


×