Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tìm hiểu sưu tập bản thảo chủ tịch hồ chí minh với lực lượng vũ trang nhân dân việt nam giai đoạn 1945 1969 tại bảo tàng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 100 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA DI SẢN VĂN HĨA
*********

NGUYỄN THÚY THANH

TÌM HIỂU SƯU TẬP BẢO THẢO "CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
NHÂN DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1969"
TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN QUỐC HÙNG

HÀ NỘI - 2012


2

LỜI CẢM ƠN

Được sự hướng dẫn chỉ bảo trực tiếp của thầy giáo PGS - TS Nguyễn
Quốc Hùng, em đã chọn: Tìm hiểu sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh
với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo
tàng Hồ Chí Minh làm đề tài tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bảo tàng.
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của PGS - TS Nguyễn Quốc Hùng cùng sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình
của các cán bộ trong phòng Kiểm kê - Bảo quản Bảo tàng Hồ Chí Minh.


Em xin chân thành cảm ơn PGS - TS Nguyễn Quốc Hùng cùng các thầy
giáo, cô giáo trong khoa Di sản văn hóa, Ban Giám đốc và các cán bộ Bảo
tàng Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hồn
thành khóa luận này.


3

CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS – TS

Phó Giáo sư – Tiến sỹ

Nxb

Nhà xuất bản

tr

trang

TP

Thành phố

LLVTNDVN

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam


LLVTND

Lực lượng vũ trang nhân dân

LLCAND

Lực lượng Công an nhân dân

CAHN

Công an Hà Nội

QĐNDVN

Quân đội nhân dân Việt Nam

QĐND

Quân đội nhân dân


4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………...2
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………..3
4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….3

5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….3
6. Bố cục khóa luận………………………………………………….........3

CHƯƠNG 1: BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI CƠNG
TÁC XÂY DỰNG SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG.
1.1.

Sưu tập hiện vật – Vai trò của sưu tập hiện vật đối với hoạt động
bảo tàng…………………………………………………………...5
1.1.1. Sưu tập hiện vật bảo tàng – Khái niệm, tiêu chí và nguyên tắc
xây dựng……………………………………………………..5
1.1.1.1. Khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng……………….5
1.1.1.2. Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng……….9
1.1.1.3. Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng…..10
1.1.2. Vai trò của sưu tập hiện vật đối với hoạt động của bảo
tàng…………………………………………………………11

1.2.

Vài nét giới thiệu về Bảo tàng Hồ Chí Minh……………………13

1.3.

Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh và việc xây dựng các sưu tập
hiện vật bảo tàng………………………………………………...18
1.3.1. Đôi nét về hệ thống kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh…….18


5
1.3.2. Quá trình xây dựng sưu tập hiện vật ở kho cơ sở Bảo tàng Hồ

Chí Minh…………………………………………………...22

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU SƯU TẬP BẢN THẢO “CHỦ
TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN
DÂN GIAI ĐOẠN 1945 – 1969” TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ
MINH.
2.1.

Tổng quan về sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực
lượng vũ trang nhân dân giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ
Chí Minh………………………………………………………...27
2.1.1. Lịch sử và nguồn gốc của sưu tập………………………….27
2.1.2. Nội dung của sưu tập………………………………………30

2.2.

Phân loại sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng
vũ trang nhân dân giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí
Minh……………………………………………………………..38
2.2.1. Phân loại sưu tập theo loại hình bản thảo………………….38
2.2.2. Phân loại sưu tập theo theo thời gian………………………39
2.2.3. Phân loại sưu tập theo đối tượng…………………………...40

2.3.

Giá trị sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ
trang nhân dân giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí
Minh……………………………………………………………..48
2.3.1. Giá trị giáo dục……………………………………………..48
2.3.2. Giá trị lịch sử……………………………………………....51

2.3.3. Giá trị văn hóa……………………………………………...54
2.3.4. Giá trị lưu niệm…………………………………………….56


6

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO QUẢN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SƯU TẬP BẢN THẢO “CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH VỚI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
GIAI ĐOẠN 1945 – 1969” TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH.
3.1.

Thực trạng sưu tập bản thảo“Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng
vũ trang nhân dân giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí
Minh……………………………………………………………..58
3.1.1. Tình hình sắp xếp sưu tập tại kho cơ sở và gian trưng
bày………………………………………………………….59
3.1.2. Bảo quản phòng ngừa và bảo quản trị liệu cho sưu
tập…………………………………………………………..61

3.2.

Một số giải pháp nâng cao chất bảo quản và phát huy giá trị sưu
tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân
dân giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí
Minh……………………………………………………………..62
3.2.1. Tiếp tục cơng tác ngiên cứu sưu tập……………………….62
3.2.2. Đẩy mạnh cơng tác kiện tồn và quản lý sưu tập…………..64
3.2.3. Đảm bảo và nâng cao chất lượng bảo quản sưu tập………..66
3.2.4. Tiếp tục các hoạt động khai thác, phát huy giá trị sưu

tập…………………………………………………………..68

KẾT LUẬN …………………………………………………………73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................75
PHỤ LỤC


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong
cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong hai cuộc kháng chiến chống
Thực dân Pháp và chống Đế quốc Mỹ, lực lượng vũ trang nhân dân đã lập nên
rất nhiều thành tích cùng với tồn Đảng, tồn dân thực hiện thắng lợi hai cuộc
kháng chiến trường kỳ và gian khổ. Được sự dẫn dắt và chỉ dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngày càng thêm trưởng
thành từ quy mô nhỏ bé với vũ khí thơ sơ lực lượng vũ trang ngày càng phát
triển thành một lực lượng tinh nhuệ, chính quy. Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn
lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam lại thực hiện những nhiệm vụ mới với
những thách thức và khó khăn. Giai đoạn 1945 – 1954 đấu tranh chống lại
Thực dân Pháp với tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh, đây cũng là giai đoạn
đầu hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam và những lực lượng vũ trang
nhân dân đầu tiên như: Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Sở Liêm
phong, các đội du kích dân quân địa phương. Lúc này, lực lượng vũ trang
nhân dân trên cả nước vẫn còn rất non nớt và chưa có nhiều kinh nghiệm
chiến đấu nhưng do sự quyết tâm không ngại hy sinh, gian khổ lực lượng vũ
trang nhân dân Việt Nam đã cùng Đảng và nhân dân ta chiến thắng Thực dân
Pháp hùng mạnh. Sau hiệp định Giơ- nê- vơ, nước ta bị chia cắt làm hai miền
lúc này nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân cũng có nhiều thay đổi bảo

vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam
đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ hết sức quan trọng là chống lại Đế quốc
Mỹ xâm lược và thống nhất hoàn toàn đất nước. Dù phải trải qua rất nhiều
nhiệm vụ khó khăn nhưng bên cạnh lực lượng vũ trang nhân dân ln có sự
dẫn dắt tận tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh được tơn
vinh là Người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam,


8
Người luôn dõi theo từng bước đi của lực lượng vũ trang nhân dân và dành
cho lực lượng vũ trang nhân dân những tư tưởng, những bài học cũng như
những tình cảm vơ cùng có giá trị. Những tư tưởng, những bài học, những
tình cảm của Người vẫn cịn sống mãi không chỉ trong giai đoạn kháng chiến
chống Thực dân Pháp và chống Đế quốc Mỹ mà nó cịn là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt cho mọi hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân về sau.
Sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí
Minh là tập hợp những bức thư, bức điện, bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ
Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân. Những tư tưởng, những bài học và
tình cảm của Người được hàm chứa trong từng bản thảo của sưu tập. Sưu tập
bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
giai đoạn 1945 – 1969” là một tài sản vơ cùng có giá trị mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh để lại khơng những cho lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam mà còn
cho cả dân tộc Việt Nam ta. Với giá trị to lớn của sưu tập, hơn nữa cũng chưa
có một cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ về sưu tập này.
Chính vì vậy, em xin chọn sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp Đại học ngành Bảo tồn – Bảo tàng.
2. Mục đích nghiên cứu
_ Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của Bảo tàng Hồ Chí Minh.

_ Khảo sát, thống kê một cách khoa học sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí
Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969”.
_ Tìm hiểu nội dung, giá trị tiêu biểu của sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ
Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969”.


9
_ Tìm hiểu thực trạng sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” đưa ra những đề
xuất giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập.
3. Đối tượng nghiên cứu
_ Đối tượng nghiên cứu của khóa luận:
Sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu sưu tập bản thảo Chủ tịch Hồ Chí Minh với
lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến 1969.
- Về không gian: Nghiên cứu sưu tập bản thảo Chủ tịch Hồ Chí Minh với
lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng
Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
_ Phương pháp luận: vận dụng quan điểm Duy vật lịch sử, Duy vật biện
chứng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá giá trị của sưu tập.
_ Phương pháp lịch sử, phương pháp bảo tàng học, phương pháp khảo sát,
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so
sánh…
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, khóa
luận gồm 3 chương:

_ Chương 1: Bảo tàng Hồ Chí Minh và cơng tác xây dựng sưu tập hiện
vật bảo tàng.


10
_ Chương 2: Tìm hiểu sưu tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng
Hồ Chí Minh.
_ Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo quản và phát huy giá trị sưu
tập bản thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh với lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam giai đoạn 1945 – 1969” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.


11

CHƯƠNG 1:
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH VỚI CƠNG TÁC XÂY DỰNG
SƯU TẬP HIỆN VẬT BẢO TÀNG.
1.1. Sưu tập hiện vật – Vai trò của sưu tập hiện vật với hoạt động bảo
tàng.
1.1.1. Sưu tập hiện vật bảo tàng – Khái niệm, tiêu chí và nguyên tắc
xây dựng.
1.1.1.1. Khái niệm sưu tập hiện vật bảo tàng.
Trước khi đưa ra khái niệm về sưu tập hiện vật bảo tàng chúng ta phải
hiểu thuật ngữ sưu tập và khái niệm hiện vật bảo tàng.
Thuật ngữ “sưu tập” được bắt nguồn từ tiếng La tinh là Collectio, chuyển
sang tiếng Pháp và tiếng Anh là Collection và tiếng Nga là Kolecxia1.
Trong các cuốn “Đại bách khoa thư” của Liên Xơ (cũ) sưu tập được giải
thích là sự tập hợp có hệ thống một số lượng hiện vật2.
Trong cuốn từ điển “Grande Larouse” của Pháp, sưu tập được giải thích

là sự liên kết của một đối tượng và được phân loại nhằm giáo dục, giải trí và
sử dụng3.
Giải thích thuật ngữ sưu tập cịn được miêu tả trong một số cuốn sách từ
điển của Việt Nam như sau:
Trong cuốn “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”: Sưu tập lại được giải nghĩa
là sự tìm kiếm cơng phu và tập hợp lại4.
1

PGS-TS. Nguyễn Thị Huệ (chủ biên) (2008), Cơ sở Bảo tàng học, Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.194.
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1994), Sưu tập hiện vật bảo tàng, Nxb: Văn hóa Thơng tin, tr.42 - 43.

2, 3


12
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên được nhà xuất
bản Đà Nẵng xuất bản năm 2005, sưu tập lại được giải thích theo hai nghĩa:
Nghĩa 1: Tìm kiếm và tập hợp lại.
Nghĩa 2: Tập hợp những cái đã sưu tầm được theo hệ thống.
Như vậy, qua một số khái niệm về thuật ngữ sưu tập trên đây cho thấy
sưu tập được hiểu là sự tập hợp một số lượng (hiện vật) được liên kết bởi sự
giống nhau về chủ đề với mục đích là để giáo dục, giải trí hay sử dụng.
Khái niệm về “hiện vật bảo tàng” đã, đang được nhiều nhà Bảo tàng học
và các chuyên gia trên thế giới quan tâm và nghiên cứu.
Ngay từ thế kỷ XVII, ơng Maior trong cơng trình nghiên cứu của mình –
“Bảo tàng học miêu tả” có viết: “Hiện vật bảo tàng phải là những hiện vật
nằm trong các bảo tàng và nó được giữ gìn lâu dài như những vật chân chính
có thật lấy từ cuộc sống có thật của nó, hiện vật bảo tàng phải là những hiện
vật mang tính quý hiếm”5.
Trong cuốn “Bảo tàng học” của hai giáo sư Cộng hòa Dân chủ Đức và

Liên Xơ (cũ) là V.Levuwkin và K.Q.Kherbơst có viết: “Hiện vật bảo tàng là
hiện vật mang giá trị bảo tàng được lấy ra từ thế giới đồ vật trong hiện vật
khách quan, nó được sắp xếp vào các sưu tập bảo tàng để tổ chức việc bảo
quản và sử dụng thuận tiện, lâu dài. Hiện vật bảo tàng là vật mang thơng tin
xã hội hoặc thơng tin khoa học, nó là nguồn sử liệu quan trọng cung cấp tri
thức cần thiết về tự nhiên, xã hội và về con người cho những ai tiếp cận với

4

GS. Hoàng Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb: Thành phố Hồ Chí Minh, tr1612.
PGS-TS. Nguyễn Thị Huệ (2002), Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng, Nxb: Chính trị Quốc gia
Hà Nội, tr.12.

5


13
nó. Hiện vật bảo tàng nào cũng chứa đựng một giá trị lịch sử văn hóa nhất
định, vì thế nó là bộ phận của văn hóa dân tộc”6.
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tập thể giảng viên
khoa Bảo tàng, bộ môn Bảo tàng học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho
rằng: “Hiện vật bảo tàng là nguồn nhận thức trực tiếp cảm tính cho nhận thức
của con người, tiêu biểu về văn hóa vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử cùng những hiện vật về thế giới tự nhiên xung
quanh ta, bản thân nó chứng minh cho một sự kiện, hiện tượng nhất định nào
đó trong quá trình phát triển của xã hội và tự nhiên phù hợp với loại hình bảo
tàng được sưu tầm, bảo quản nhằm phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục khoa
học.”7
Cuốn “Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga” do Kaulen.M.E chủ biên
được Cục Di sản văn hóa xuất bản năm 2006 đã viết: “Hiện vật bảo tàng là

đối tượng tự nhiên hay văn hóa lịch sử được nhập vào sưu tập bảo tàng, là tư
liệu ban đầu của tri thức và tác động cảm xúc và mang giá trị bảo tàng”.
Từ những khái niệm kể trên đây cho thấy hiện vật bảo tàng được hiểu là
những hiện vật gốc của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội được lấy ra từ hiện
thực xung quanh con người, hàm chứa trong đó nhiều giá trị về lịch sử, văn
hóa, khoa học, nghệ thuật đồng thời hiện vật đó ln phải có hồ sơ khoa học
pháp lý kèm theo.
Vậy sưu tập hiện vật bảo tàng là gì?
Các chuyên gia bảo tàng học của Cộng hòa Liên bang Nga đã viết: “Sưu
tập hiện vật bảo tàng là toàn bộ những hiện vật khác nhau cùng chủng loại
hoặc giống nhau về những dấu hiện nhất định không kể mỗi một hiện vật
6

PGS-TS. Nguyễn Thị Huệ (chủ biên) (2008), Cơ sở Bảo tàng học, Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.151 –
152.
7
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1990), Cơ sở bảo tàng học (tập 1), tr.81.


14
trong đó có giá trị văn hóa riêng được tập hợp lại đều có ý nghĩa lịch sử, nghệ
thuật, khoa học hay văn hóa.”8
Các nhà nghiên cứu về Bảo tàng học ở Việt Nam thì đưa ra khái niệm về
sưu tập hiện vật bảo tàng như sau: “Sưu tập hiện vật bảo tàng là tổng thể hiện
vật được tập hợp theo những dấu hiệu đặc trưng nào đó liên quan đến các mặt
nội dung đề tài, loại hình, chất liệu, cơng dụng, địa điểm, thời gian xuất hiện
và nó chứa đựng các giá trị thông tin trở thành nguồn khai thác cho các lĩnh
vực hoạt động khoa học, giáo dục, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.”9
Trong cuốn “Cơ sở Bảo tàng học” do PGS - TS Nguyễn Thị Huệ (chủ
biên) đã rút ra các ý chính về sưu tập hiện vật bảo tàng như sau:

“_ Đối tượng tập hợp thành sưu tập phải là các hiện vật bảo tàng.
_ Chúng có cùng một hay nhiều dấu hiệu chung (hình thức, nội dung,
chất liệu…)
_ Chúng được lưu giữ bảo quản trong Bảo tàng.
_ Chúng cùng phản ánh về một vấn đề nào đó…”10
Định nghĩa về “Sưu tập hiện vật bảo tàng” đã được trình bày rất rõ trong
mục 9 điều 4 “Luật Di sản văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành”: “Sưu
tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi
vật thể, được thu thập giữ gìn, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung
về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự
nhiên và xã hội”11.
Việc nghiên cứu về sưu tập hiện vật bảo tàng đã được nhiều nhà bảo tàng
học trong và ngoài nước quan tâm, điều này càng khẳng định sưu tập hiện vật
8

Kaulen M.E (chủ biên) (2006), Sự nghiệp bảo tàng ở nước Nga (tài liệu dịch). Nxb: Cục Di sản văn hóa,
tr.235.
9
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1994), Sưu tập hiện vật bảo tàng, Nxb: Văn hóa Thơng tin, tr.37.
10
PGS-TS. Nguyễn Thị Huệ (chủ biên) (2008), Cơ sở Bảo tàng học, Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.196 –
197.
11
Luật di sản văn hóa và Nghị định hướng dẫn thi hành 2001, Nxb: Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr.14.


15
bảo tàng đóng vai trị quan trọng đối với các hoạt động của bảo tàng trong
hiện tại và tương lai.
1.1.1.2.


Tiêu chí xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng.

Đối tượng chủ yếu để xây dựng sưu tập là hiện vật bảo tàng. Việc nghiên
cứu xây dựng sưu tập hiện vật là khâu công tác quan trọng mà các bảo tàng
thường xuyên thực hiện để có thể khai thác và bảo quản hiện vật một cách
hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mỗi một bảo tàng có nội dung, loại hình, tính chất
khác nhau vì vậy thành phần hiện vật được lưu giữ và trưng bày trong mỗi
bảo tàng cũng khác nhau do đó lựa chọn tiêu chí để xây dựng sưu tập hiện vật
bảo tàng là phụ thuộc vào thành phần hiện vật thuộc sở hữu của chính bảo
tàng đó. Dù có lựa chọn tiêu chí nào để xây dựng sưu tập hiện vật song tất cả
các bảo tàng đều phải tuân thủ những nguyên tắc chung khi phân loại sưu tập,
mỗi sưu tập hiện vật chứa đựng những giá trị thông tin nhất định, là nguồn
khai thác thông tin, tư liệu cho hoạt động của mỗi bảo tàng.
Trước đây, các nhà khoa học đã tạm đưa ra 2 tiêu chí cơ bản để xây dựng
sưu tập hiện vật (qua các báo cáo tại Hội thảo khoa học thực tiễn “Nâng cao
chất lượng công tác kiểm kê và quản lý các sưu tập hiện vật bảo tàng” tổ
chức 4/2003)
Tiêu chí 1: Các hiện vật cùng sưu tập phải phản ánh hoặc góp phần
nghiên cứu một sự kiện, một vấn đề, một tổ chức xã hội, một nhân vật.
Tiêu chí 2: Các hiện vật đó có chung một hoặc nhiều thuộc tính như loại
hình, chất liệu, kỹ thuật chế tác, chức năng sử dụng, địa danh, niên đại…
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, công tác xây dựng sưu tập
hiện vật được dựa trên một số tiêu chí sau:
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo đề tài lịch sử.
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo loại hình hiện vật.


16
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo công dụng hiện vật.

- Xây dựng sưu tập hiện vật theo chất liệu hiện vật.
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo địa điểm.
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo thời gian.
- Xây dựng sưu tập hiện vật theo tác giả.
- Xây dựng sưu tập tư nhân (có chủ sở hữu).
- Xây dựng sưu tập hiện vật lưu niệm gắn liền với cuộc đời – sự nghiệp
của danh nhân văn hóa, lịch sử, khoa học và quân sự…
1.1.1.3. Nguyên tắc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng.
Xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng là một hoạt động thường xuyên mà
các bảo tàng ln thực hiện trong q trình phát triển của mình. Hoạt động
xây dựng sưu tập cũng đóng vai trò quan trọng và mật thiết như các hoạt động
nghiệp vụ khác của bảo tàng. Vì vậy, việc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng
cũng cần có những nguyên tắc riêng cần phải tuân thủ. Có 3 nguyên tắc cơ
bản sau:
_ Nguyên tắc 1: Những hiện vật được đưa vào sưu tập hiện vật bảo tàng
phải là những hiện vật đã được đăng ký trong sổ kiểm kê bước đầu, nghĩa là
hiện vật đó phải thuộc quyền sở hữu của bảo tàng, phải được thông qua hội
đồng xét duyệt thẩm định về giá trị nội dung và pháp lý.
_ Nguyên tắc 2: Bổ sung hiện vật cho sưu tập luôn là một công việc
quan trọng và cần thiết. Bảo tàng cần thống kê và nghiên cứu tất cả các hiện
vật trong kho cơ sở cũng như phần trưng bày để đưa vào sưu tập. Không chỉ
với những hiện vật đã được đăng ký trong sổ kiểm kê bước đầu mà những
hiện vật gốc sưu tầm và thu thập về bảo tàng nhưng chưa có đủ thơng tin về
nội dung và giá trị thì cũng cần tiếp tục bổ sung và lập hồ sơ khoa học – pháp
lý để hiện vật gốc đó chính thức trở thành hiện vật bảo tàng và đưa vào sưu


17
tập làm cho sưu tập hiện vật bảo tàng ngày càng hoàn chỉnh về cả mặt số
lượng và chất lượng.

_ Nguyên tắc 3: Khi xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng cần thực hiện
các bước một cách nghiêm túc, được hội đồng thẩm định phê duyệt về mặt
nội dung và pháp lý. Từ đây tiến hành công tác quản lý và bảo quản sưu tập
phục vụ cho các hoạt động chun mơn trong và ngồi bảo tàng.
1.1.2. Vai trị của sưu tập hiện vật đối với hoạt động của bảo tàng.
Sưu tập hiện vật bảo tàng đóng vai trị quan trọng đối với mỗi một bảo
tàng. Ở các nước tiên tiến có lịch sử ngành bảo tàng lâu đời đều khẳng định
rất chú trọng đến việc nghiên cứu các sưu tập hiện vật bảo tàng. Viện sĩ
Orden– Burg đã có nhận xét rất chuẩn xác: “Ở các bảo tàng, mà cán bộ khoa
học của nó khơng có khả năng độc lập và thường xuyên nghiên cứu các sưu
tập hiện vật trong kho bảo tàng cơ sở thì đó chỉ là các bảo tàng chết, khơng có
tương lai.”
Sưu tập hiện vật bảo tàng là sự tập hợp một cách khoa học và hợp lý các
hiện vật bảo tàng. Nếu hiện vật bảo tàng mang đến cho ta tri thức ban đầu thì
sưu tập hiện vật bảo tàng lại mang đến một nguồn tri thức lớn và tổng quát
hơn đồng thời rất đa dạng và phong phú. Chính vì điều này mà các bảo tàng
luôn chú tâm vào hoạt động xây dựng sưu tập của bảo tàng mình.
Sưu tập hiện vật ra đời có tác dụng sẽ hỗ trợ các khâu công tác khác của
bảo tàng như công tác sưu tầm, kiểm kê - bảo quản, trưng bày, tuyên truyền
giáo dục.
-

Đối với công tác sưu tầm:


18
Các bảo tàng muốn ra đời và phát triển đều phải thông qua hiện vật gốc
và sưu tập hiện vật gốc. Công tác sưu tầm làm nhiệm vụ thu thập và đưa
chúng về bảo tàng từ đây kho cơ sở được hình thành.
Cơng tác xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng lại dựa trên thành quả của

công tác sưu tầm là những hiện vật đã được thu thập về kho cơ sở của bảo
tàng. Từ đây, các sưu tập hiện vật bảo tàng dần được hình thành và có tác
động ngược trở lại đối với công tác sưu tầm giúp công tác này phát hiện ra
những hiện vật đang bị thiếu hụt và lập kế hoạch sưu tầm mới làm cho kho cơ
sở của bảo tàng ngày càng được tăng thêm cả về số lượng và chất lượng.
- Đối với công tác kiểm kê – bảo quản:
Khi xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng, các cán bộ bảo tàng cần thống
kê và nghiên cứu tất cả các hiện vật trong kho cơ sở cũng như phần trưng bày
để đưa vào sưu tập làm cho sưu tập ngày càng được hồn chỉnh. Trong q
trình này, cán bộ kiểm kê – bảo quản sẽ rà soát tất cả các hiện vật cũng như sổ
sách trong bảo tàng mình, từ đây sẽ phát hiện ra được những hiện vật cịn
thiếu thơng tin hay chưa đủ hồ sơ khoa học – pháp lý kèm theo lúc này sẽ tiến
hành bổ sung giúp kho cơ sở của bảo tàng ngày càng được hoàn thiện. Trên
cơ sở đó việc xây dựng sưu tập hiện vật bảo tàng cũng được tiến hành một
cách thuận lợi, chọn lọc được nhiều hiện vật phù hợp để đưa vào sưu tập.
- Đối với công tác trưng bày:
Xây dựng sưu tập hiện vật sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng và chỉnh lý
các phần trưng bày, triển lãm của bảo tàng, đồng thời cịn giúp cho bảo tàng
ln tìm kiếm và đổi mới các đề tài trưng bày. Khi sưu tập hiện vật được hình
thành cũng tạo cơ sở cho các cán bộ trưng bày hình thành nên các ý tưởng,
các nội dung trưng bày mới và các giải pháp trưng bày thích hợp.


19
Ngồi ra, một sưu tập tốt, có chất lượng bản thân nó đã có thể trở thành
một phần trưng bày trong bảo tàng mang lại một nguồn tri thức tổng quát, đa
dạng, phong phú đến với khách tham quan.
- Đối với công tác giáo dục:
Như đã đề cập ở phần trên, nếu hiện vật bảo tàng mang đến cho ta tri
thức ban đầu thì sưu tập hiện vật bảo tàng lại mang đến một nguồn tri thức

lớn và tổng quát hơn đồng thời rất đa dạng và phong phú. Sưu tập cung cấp
thơng tin tập trung, nhanh, chính xác, từ đây sẽ hấp dẫn đông đảo công chúng
đến chiêm ngưỡng, nghiên cứu, học tập và giải trí. Có thể nói rằng, sưu tập
hiện vật bảo tàng cũng đóng một vai trị quan trọng trong cơng tác giáo dục
của bảo tàng.
1.2. Vài nét giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hóa kiệt xuất của đất nước Việt Nam cũng như toàn nhân loại. Khi
Người qua đời vào tháng 9/1969 ao ước của toàn Đảng cũng như tồn dân ta là
xây dựng một cơng trình hàm chứa những tư tưởng, những cống hiến đồng thời là
nơi biểu hiện rõ nét nhất tấm gương, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính từ
những mong muốn này mà Bảo tàng Hồ Chí Minh đã ra đời.
Cơng trình Bảo tàng Hồ Chí Minh được khởi cơng xây dựng ngày
31/8/1985, khánh thành ngày 19/5/1990, đúng kỷ niệm 100 năm ngày sinh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời gian trực tiếp xây dựng cơng trình chỉ diễn
ra trong gần 5 năm nhưng quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của bảo tàng kéo
dài tới gần 20 năm.
Ngày 21/11/1970, Ban bí thư Trưng ương Đảng Lao động Việt Nam ra
Quyết định số 206 – NQ/TW thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ
Chí Minh. Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng gồm các đồng chí Hà Huy Giáp,


20
Ủy viên Trung ương Đảng, trưởng ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí
Minh; đồng chí Hồng Tùng, ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban;
đồng chí Vũ Kỳ, ủy viên.
Các cán bộ ở cơ quan 41 (Mật danh của cơ quan phục vụ Bác Hồ năm
1941 khi Bác về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng) đã làm nhiệm vụ giữ gìn
và phát huy di sản Bác Hồ để lại. Có thể nói tổ chức của cơ quan 41 là tiền
thân của Bảo tàng Hồ Chí Minh. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương

Đảng, Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã triển khai một loạt
các nhiệm vụ quan trọng: chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho Bảo tàng, tăng cường
quan hệ hợp tác quốc tế với Bảo tàng Trung ương Lênin (Liên Xô) và Bảo
tàng Quốc gia Đi-mi-tơ-rốp (Bungari), thực hiện các công tác nghiệp vụ của
bảo tàng sưu tầm xác minh tài liệu, hiện vật về Bác; xây dựng đề cương nội
dung, tìm kiếm giải pháp mỹ thuật trưng bày, thiết kế thi cơng cơng trình cho
Bảo tàng say này.
Ngày 12/9/1977, đồng chí Lê Duẩn thay mặt Bộ Chính trị, Ban chấp
hành Trung ương Đảng đã ký Nghị quyết 04 NQ/TW về việc thành lập Viện
Bảo tàng Hồ Chí Minh: “Để tỏ lịng biết ơn và đời đời ghi nhớ cơng ơn to lớn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để ra sức học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong
của Người, quyết tâm thực hiện di chúc của Người, đào tạo con người mới,
bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, kế tục trung thành và xuất sắc sự
nghiệp cách mạng vĩ đại của Người”.
Năm 1978, Hội đồng Chính phủ đã phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế Bảo
tàng Hồ Chí Minh. Ngày 15/10/1979, đã ban hành Nghị định 375/CP về chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nghị định nêu rõ:
“Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh là trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật
và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên


21
truyền giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của
Người thông qua những tư liệu hiện vật và di tích đó”.
Ngày 17/9/1979, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 283-QĐ “Phê
chuẩn thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh” trong đó xác định phương châm xây
dựng Bảo tàng “Hiện đại – dân tộc – trang nghiêm – giản dị”.
Ngày 30/12/1982, Bộ Chính trị đã ra quyết định số 14-QĐ/TW về việc
xây dựng cơng trình Bảo tàng Hồ Chí Minh trong đó xác định thời gian khởi

cơng năm 1985, hồn thành xây dựng năm 1987 và 1989 đưa cơng trình vào
hoạt động để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người.
Tháng 1/1983, Ban chỉ đạo xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng được
thành lập. Đến ngày 18/5/1985, nhân kỷ niệm lần thứ 95 ngày sinh của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, chiếc cọc đầu tiên đã là điểm khởi đầu, tạo dựng nền móng
trên địa điểm xây dựng cơng trình Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Ngày 19/5/1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã khánh thành, với dáng dấp của một bông hoa sen
trắng đang nở nằm tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Bảo tàng cũng như các
cơng trình văn hóa khác ở nơi đây đã trở thành một trung tâm văn hóa, chính
trị nơi hội tụ của đồng bào cả nước và bầu bạn khắp 5 châu.
Hệ thống trưng bày là tiếng nói, là những điều muốn nhắn gửi tới khách
tham quan khi đến thăm bảo tàng. Đối với Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng vậy,
hệ thống trưng bày của bảo tàng là sự sáng tạo lớn và đào sâu nghiên cứu khi
thể hiện được sự gắn kết giữa cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và phong trào Cộng
sản quốc tế, hệ thống trưng bày được chia làm 3 phần với các nội dung:
_ Phần trưng bày tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Gồm 8
chủ đề phản ánh các giai đoạn lịch sử nối tiếp nhau trong cuộc đời hoạt động


22
cách mạng Người, thông qua các tài liệu, hiện vật và sưu tập tài liệu, hiện vật
đã giúp khách tham quan có cái nhìn bao qt và hệ thống về cuộc đời và sự
nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
_ Phần trưng bày về cuộc chiến đấu và thắng lợi của nhân dân Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam:
gồm 6 tổ hợp khơng gian hình tượng. Đây là phần bổ sung trực tiếp góp phần
làm sáng tỏ sự đúng đắn, sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc qua thực tiễn chiến đấu và thắng lợi của nhân dân Việt Nam

trong thời đại Hồ Chí Minh.
_ Phần trưng bày gồm 8 chuyên đề nói về các sự kiện lịch sử chính của
thế giới có ảnh hưởng tới cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Sự kết hợp chặt chẽ, logic giữa kiến trúc, mỹ thuật, kỹ thuật và nội dung
trưng bày đã tạo nên một hệ thống trưng bày hoàn chỉnh đem lại những hiểu
biết sâu sắc toàn diện về Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với khách tham quan.
Bảo tàng Hồ Chí Minh cịn tổ chức nhiều cuộc triển lãm về cuộc đời, sự
nghiệp, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh với nhiều tài liệu hiện vật mới có ý
nghĩa giáo dục cao và để lại trong lịng khách tham quan những ấn tượng sâu
sắc như: Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội”; triển lãm “Chủ tịch
Hồ Chí Minh với việc xây dựng Đảng”; triển lãm về tài liệu hiện vật về “Vụ
án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kơng”… Những cuộc triễn lãm có nội dung
phong phú, hình thức đa dạng đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan
trong và ngoài nước.
Trải qua 40 năm nỗ lực và phấn đấu, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã thu được
những kết quả to lớn sau:


23
_ Đón tiếp hơn 25 triệu khách tham quan, trong đó hơn 4 triệu khách
tham quan là người nước ngồi đến từ trên 60 quốc gia. Trong đó có nhiều vị
nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao các nước và quốc tế.
_ Tổ chức gần 50 cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học nghiên cứu về cuộc
đời, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, về cơng tác chun mơn của
Bảo tàng, Di tích.
_ Tổ chức hàng trăm cuộc triễm lãm tại Bảo tàng và các nước khác như
Liên Xô, Pháp, Lào, Campuchia, Thái Lan…
_ Xuất bản 50 cuốn sách, ra 28 số nội san Thông tin tư liệu. Trong đó có
những cuốn sách tiêu biểu phục vụ đắc lực cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong và ngồi Bảo tàng như: Cuốn “Tiểu sử Hồ Chí
Minh”; “Cuốn sách ảnh giới thiệu về cuộc đời và hoạt động cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969)”; Cuốn “Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở
Hồng Kơng” (1931 – 1933) (tư liệu và hình ảnh); Cuốn “Những tên gọi, bút
danh, bí danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; Cuốn “Chuyện kể của những
người giúp việc Bác Hồ”…
_ Thực hiện 16 đề tài khoa học cấp bộ, 13 đề tài khoa học cấp cơ sở.
_ Sưu tầm, tiếp nhận hơn 9000 hiện vật, tài liệu để góp phần xây dựng
Kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh và kho tư liệu.
_ Xây dựng thư viện chun đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh có 6700 đầu
sách thường xuyên cập nhật các loại sách, báo, tạp chí, bài viết có liên quan
đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bảo tàng Hồ Chí Minh cịn có một nhiệm vụ rất quan trọng là hướng dẫn
chỉ đạo nghiệp vụ cho hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong cả nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này Bảo tàng Hồ Chí


24
Minh đã thực hiện các hoạt động sau: Giúp các đơn vị thực hiện các công tác
nghiệp vụ, giúp thẩm định và đánh giá nội dung các cơng trình khoa học của
bảo tàng và di tích lưu niệm. Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp các thơng tin về
kết quả nghiên cứu mới, về tài liệu hiện vật mới sưu tầm. Hàng năm, Bảo tàng
có kế hoạch tổ chức các lớp học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao
kiến thức về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cán bộ các đơn vị. Bảo tàng còn phối
hợp với các đơn vị tổ chức các cuộc hội thảo để trao đổi về cơng tác chun
mơn nghiệp vụ…
Bảo tàng Hồ Chí Minh được coi là một bảo tàng tiêu biểu trong hệ thống
các Bảo tàng ở nước ta, nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ và phát huy những di
sản mà Bác Hồ để lại mà còn là nơi giáo dục có hiệu quả nhất về tư tưởng,
đạo đức, tác phong của Người đến với mọi thế hệ người Việt Nam và giúp

cho bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về Chủ tich Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại,
Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh danh văn hóa kiệt xuất.
1.3. Kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh và việc xây dựng các sưu tập
hiện vật bảo tàng.
1.3.1. Đôi nét về hệ thống kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh.
Mỗi bảo tàng muốn ra đời và phát triển đều phải dựa vào hiện vật bảo
tàng và sưu tập hiện vật bảo tàng, để bảo quản và lưu giữ những hiện vật này
nhất thiết bảo tàng đó phải có kho cơ sở của mình. Theo quan niệm của các
nhà bảo tàng học, kho cơ sở là nơi bảo quản các hiện vật bảo tàng có giá trị
lịch sử cùng với các tài liệu khoa học phụ liên quan, kho thường xuyên được
sưu tầm, bổ sung tài liệu hiện vật tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn đến
nghiên cứu, khai thác tài liệu phục vụ khách tham quan.
Kho cơ sở càng phong phú, đa dạng thì các hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ của bảo tàng càng diễn ra một cách dễ dàng phục vụ tốt các chức
năng xã hội mà bảo tàng hướng đến.


25
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng lớn và hiện đại ở
nước ta, kho cơ sở của bảo tàng hiện đang lưu giữ và bảo quản một khối
lượng hiện vật khổng lồ trên 13 vạn đầu tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đó là tài sản vô giá của quốc gia, là di sản về tư tưởng, đạo đức và sự
nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
Với tầm quan trọng của việc xây dựng kho cơ sở nên hệ thống kho của
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được hình thành từ cuối năm 1969 đầu năm 1970
trước khi Bảo tàng chính thức ra đời vào 12/9/1977 (Ban chấp hành Trung
ương Đảng đã ký Nghị quyết 04 NQ/TW về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ
Chí Minh). Lúc đó, Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đã sử
dụng gian nhà có sẵn trong Khu di tích Phủ Chủ tịch để lưu giữ và bảo quản
các tài liệu hiện vật có liên quan đến Người.

Ngày 30/7/1981, Viện trưởng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã có Quyết
định số 26/QĐ/BT phê chuẩn “Quy định về hệ thống kho và thành phần hiện
vật trong kho Bảo tàng Hồ Chí Minh”.
Năm 2003, Bản quy chế hoạt động của kho cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh
đã được bổ sung hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng từ năm 2004 đến nay. Trong
bản quy chế có nêu rõ chức năng và nhiệm vụ của kho cơ sở như sau: Vừa
sưu tầm, tiếp nhận hiện vật, vừa tổ chức bảo quản, gìn giữ lâu dài và nguyên
vẹn các tài liệu hiện vật trong kho, tiến hành kiểm kê, xây dựng hồ sơ cho
từng tài liệu hiện vật, bảo đảm các cơ sở pháp lý cho hiện vật tồn tại, kho cơ
sở cũng tiến hành phân loại, xây dựng nhiều sưu tập hiện vật liên quan đến
một vĩ nhân, bảo đảm các sưu tập hiện vật đó phù hợp với loại hình của Bảo
tàng Hồ Chí Minh – Bảo tàng lưu niệm danh nhân.
Hệ thống kho của Bảo tàng Hồ Chí Minh là một cơng trình khép kín với
diện tích 1200 m2. Trong mỗi phịng kho tùy theo từng chất liệu hiện vật mà
có các trang thiết bị bảo quản phù hợp: tủ, kệ, máy hút ẩm, máy đo nhiệt độ,


×