Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quản lý khu di tích lịch sử nà pậu xã lương bằng, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn gắn với phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 86 trang )

1

Trờng Đại học Văn hoá H Nội
Khoa quản lý văn hoá nghệ thuật
-------------------------

Lục tiến cơng

Quản lý khu di tích lịch sử N Pậu
xà Lơng Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
gắn với phát triển du lịch

Khoá luận tốt nghiệp
ngnh QUảN Lý V¡N HãA

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh

Hμ Néi - 2014


2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ NÀ PẬU ....................................................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử ............................................................8
1.1.1 Khái niệm quản lý .......................................................................................8
1.1.2. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa ..........................................................10
1.1.3. Khái niệm quản lý di tích lịch sử - văn hóa .............................................12


1.1.4 Nội dung quản lý di tích ...........................................................................12
1.2.Tổng quan về khu di tích lịch sử Nà Pậu ........................................................13
1.2.1.Khái quát về xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .................13
1.2.2. Giới thiệu khu di tích lịch sử Nà Pậu.......................................................18
1.3. Vấn đề quản lý di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch................................23
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NÀ PẬU XÃ
LƯƠNG BẰNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN GẮN VỚI PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ....................................................................................................24
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý ....................................................................24
2.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................24
2.1.2. Cơ sở pháp lý ...........................................................................................24
2.2. Thực trạng các hoạt động quản lý di tích lịch sử Nà Pậu gắn với việc phát
triển du lịch ............................................................................................................26
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý di tích lịch sử Nà Pậu .......................................26
2.2.2. Công tác quản lý nhằm khai thác các giá trị của di tích lịch sử văn hóa
gắn với phát triển du lịch ...................................................................................27
2.2.3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về giá trị của di tích phục
vụ cho việc phát triển du lịch .............................................................................29
2.2.4. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm gìn giữ và phát huy giá
trị di tích lịch sử - văn hóa .................................................................................30
2.2.5. Huy động nguồn lực để bảo vệ, tơn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch
sử Nà Pậu cho việc phát triển du lịch ................................................................33
2.2.6. Thanh kiểm tra việc các hành vi vi phạm, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo về di tích lịch sử - văn hóa ..........................................................................36
2.3.7. Bồi dưỡng đội ngũ nguồn nhân lực về quản lý di tích lịch sử gắn với phát
triển du lịch ........................................................................................................39
2.3. Nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động quản lý khu di tích lịch sử Nà
Pậu gắn với phát triển du lịch ................................................................................40
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý ..........................................................................40



3
2.3.2. Công tác quản lý nhằm khai thác các giá trị của di tích lịch sử văn hóa
gắn với phát triển du lịch ...................................................................................41
2.3.3. Tổ chức tuyên truyền phổ biến trong nhân dân về giá trị của di tích cho
việc phát triển du lịch ........................................................................................44
2.3.4. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm phát huy giá trị của di
tích lịch sử gắn với phát triển du lịch ................................................................47
2.3.5. Huy động nguồn lực để bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch
sử Nà Pậu cho việc phát triển du lịch ................................................................50
2.3.6. Thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo về di tích lịch sử- văn hóa ...........................................................................52
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHU DI
TÍCH LỊCH SỬ NÀ PẬU GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH .......................54
3.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và cơ cấu nhân sự ..................................54
3.2. Giải pháp cho công tác quản lý nhằm khai thác giá trị di tích lịch sử -văn hóa . 56
3.2.1. Khai thác di tích lịch sử văn hóa phục vụ cho phát triển du lịch địa
phương ...............................................................................................................56
3.2.2. Liên kết các khu di tích trên địa bàn tạo sự phát triển bền vững toàn diện.. 59
3.3. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân nhằm phát huy
giá trị của di tích gắn với việc phát triển du lịch ...................................................62
3.4. Tăng cường các hoạt động nghiệp vụ nhằm gìn giữ và phát huy giá trị di tích
lịch sử ....................................................................................................................63
3.4.1. Tơn tạo di tích nhằm gìn giữ, phát huy giá trị đáp ứng cho phát triển du
lịch .....................................................................................................................63
3.4.2. Thực hiện công tác sưu tầm, bổ sung hiện vật nhằm phát huy giá trị di
tích, gắn với phát triển du lịch ...........................................................................67
3.5. Huy động tối đa các nguồn lực nhằm phát huy các các giá trị di tích lịch sử
gắn với phát triển du lịch .......................................................................................68
3.6. Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết các đơn thư khiếu nại,

tố cáo về di tích lịch sử ..........................................................................................70
3.7. Bồi dưỡng nguồn nhân lực về cơng tác quản lý di tích lịch sử gắn với phát
triển du lịch ............................................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76
PHỤ LỤC .................................................................................................................78


4

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di tích lịch sử - văn hóa là nơi lưu trữ những giá trị văn hóa truyền
thống của quá khứ, là tấm gương phản chiếu lịch sử dân tộc. Trải qua các thời
đại, di tích lịch sử là bằng chứng hùng hồn về các giai đoạn lịch sử khác nhau
của dân tộc. Không những vậy, di tích lịch sử cịn là nơi chứa đựng các giá trị
truyền thống, là tấm gương giáo dục cho các thế hệ mai sau. Do đó, để phát
triển đất nước theo hướng bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng và
quan tâm việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc trong
đó phải kể đến các di tích lịch sử - văn hóa. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo này,
ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 2311- 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh bảo vệ cổ tích. Ngày
nay, Chính phủ đã quyết định chọn ngày 23 - 11 hàng năm là ngày Di sản
Việt Nam.
Trong những năm qua Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du Lịch tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều cố gắng trong cơng tác kiểm kê, tu
bổ, tơn tạo, phục hồi và bảo vệ di tích song song với các hoạt động như tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi các giá trị trong quần chúng nhân dân kết hợp với
việc huy động các nguồn lực để bảo tồn và nhằm phát huy các giá trị vốn có
của di tích.... Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong cơng tác
quản lý các khu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung

và khu di tích lịch sử Nà Pậu nói riêng còn tồn tại những bất cập như: Ban quản
lý di tích chưa được thành lập, hoạt động tuyên truyền phổ biến trong nhân dân
về giá trị của di tích chưa được đẩy mạnh, các hoạt động nghiệp vụ còn bộc lộ
nhiều hạn chế, các nguồn lực nhằm phát huy giá trị của di tích lịch sử chưa
được huy động tối đa, việc khai thác các giá trị của di tích phục vụ cho phát


5
triển du lịch chưa hiệu quả…. Nguyên nhân chính là việc chưa thành lập được
Ban quản lý di tích dẫn đến cơng tác quản lý di tích chưa được quan tâm đúng
mức; việc chỉ đạo các hoạt động quản lý của các khu di tích lịch sử trên địa bàn
tỉnh, trong đó có di tích lịch sử Nà Pậu chưa nhất quán và đạt được hiệu quả
như mong muốn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ cịn thiếu cũng như năng lực
quản lý còn hạn chế. Do vậy, vấn đề đặt ra với các cơ quan quản lý di tích là
làm thế nào để có sự thống nhất quản lý giữa các cơ quan, ban, ngành, chính
quyền địa phương nâng cao nhận thức của nhân dân để có thể bảo vệ, khai thác
một cách có hiệu quả di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch địa phương.
Là một sinh viên chun ngành quản lý văn hóa tơi nhận thấy thực
trạng trên là một vấn đề cần quan tâm, tìm hiểu, đánh giá những nguyên nhân
tồn tại để dựa trên cơ sở đó đưa ra giải pháp quản lý có hiệu quả với cơng tác
bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử.
Vì những lý do trên, tơi quyết định chọn đề tài “Quản lý khu di tích
lịch sử Nà Pậu xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn gắn với
phát triển du lịch” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Nghiên cứu thực trạng trong cơng tác quản lý khu di tích lịch sử Nà
Pậu, Từ đó đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác
quản lý di tích lịch sử Nà Pậu gắn với phát triển du lịch địa phương.
2.2 Nhiệm vụ

Khóa luận tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:
- Tìm hiểu khái quát về xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
và khu di tích lịch sử Nà Pậu.


6
- Trình bày những vấn đề cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý trong công
tác quản lý di tích lịch sử gắn với nhiệm vụ phát triển du lịch.
- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng của cơng tác quản lý di tích
Nà Pậu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả cơng tác
quản lý di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch địa phương.
3. Lịch sử nghiên cứu
Khu di tích lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đồi Nà Pậu xã Lương
Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã được đề cập đến trong một số tài liệu
như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Đồn (1993),
Bắc Thái lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Báo Bắc Thái
số 3086 ra ngày 13 tháng 10 năm 1995, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử tập V
(1995), Di tích lịch sử - văn hóa, Danh lam thắng cảnh tỉnh Bắc Kạn (2013).
Tuy nhiên về khu di tích lịch sử đồi Nà Pậu xã Lương Bằng, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn thì từ trước đến nay chưa có cơng trình hoặc bài viết nào
đi sâu vào tìm hiểu miêu tả một cách cụ thể chi tiết về khu di tích lịch sử đồi
Nà Pậu nói chung và về cơng tác quản lý khu di tích lịch sử gắn với phát triển
du lịch nói riêng. Vì vậy, đây cũng là một trong những lí do khiến tơi chọn đề
tài và địa điểm để nghiên cứu.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là khu di tích lịch sử Nà Pậu.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác quản lý khu di tích lịch sử Nà Pậu gắn với phát

triển du lịch trong khơng gian văn hóa xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn.


7
5. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên việc vận dụng phương pháp luận Chủ nghĩa Duy vật biện
chứng và Duy vật lịch sử.
- Dựa trên tài liệu của Đảng và Nhà nước về quản lý di tích lịch sử;
- Dựa trên cơ sở chính sách và phương pháp luận của văn hóa ở Việt Nam
- Các phương pháp liên ngành như: Quản lý văn hóa, Bảo tàng học,
Lịch sử học .....
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể :
+ Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
+ Khảo sát tại thực địa: Quan sát, miêu tả, tìm hiểu, chụp ảnh....để thu
thập giữ liệu.
6. Đóng góp của khóa luận
- Đánh giá về thực trạng cơng tác quản lý di tích lịch - sử văn hóa gắn
với phát triển du lịch tại xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý
di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch trong thời gian tới.
- Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo trong cơng tác quản lý di tích
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
7. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, phục lục và danh mục tài liệu
tham khảo, khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1 : Những vấn đề chung về quản lý di tích lịch sử gắn với
phát triển du lịch và tổng quan về khu di tích lịch sử Nà Pậu.
Chương 2 : Thực trạng quản lý khu di tích lịch sử Nà Pậu xã Lương
Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn gắn với phát triển du lịch.

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khu di
tích lịch sử Nà Pậu gắn với phát triển du lịch.


8

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ TỔNG QUAN
VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NÀ PẬU
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử
1.1.1 Khái niệm quản lý
Khái niệm “Quản lý là gì?” Là một khái niệm mà bất cứ người học
quản lý ban đầu nào cũng cần hiểu và mong muốn lý giải. Vậy suy cho cùng
quản lý là gì ? Xét trên phương diện nghĩa của từ, “Quản lý” thường được
hiểu là chủ trì hay phụ trách một cơng việc nào đó.
Theo C. Mác “Quản lý” là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất
xã hội của quá trình lao động. [1, tr.28]; F. Ăngghen cho rằng “Quản lý” là
một động thái động thái tất yếu phải có khi nhiều người cùng hoạt động chung
với nhau khi có sự hiệp tác của một số đơng người, khi có hoạt động phối hợp
của nhiều người. [2, tr.32].
Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trơng coi, gìn giữ theo những
u cầu nhất định. Là tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu
nhất định” [3, tr.1353].
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả
trong và ngồi nước đã đưa ra giải thích khơng giống nhau về quản lý. Bản
thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt về thời đại, xã
hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác
nhau. Tuy vậy, tất cả các khái niệm về quản lý đều tập trung vào hai vấn đề
cơ bản sau:



9
- Quản lý là hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý tác động đến
đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích của tổ chức.
- Quản lý là phương thức làm cho những hoạt động hoàn thành với hiệu
quả cao, bằng việc thông qua những người khác.
Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân hay một nhóm người, một tổ
chức. Đối tượng quản lý cũng có thể là một cá nhân hay một nhóm người,
cộng đồng người hay một tổ chức nhất định.
Quản lý phải là một q trình liên tục, có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, sao cho sử dụng một cách tốt nhất mọi
tiềm năng và cơ hội, nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và
thông lệ hiện hành.
Với ý nghĩa đó, chúng ta có thể đưa ra khái niệm quản lý : “Quản lý” là
q trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để
đạt được mục tiêu nhất định thông qua hệ thống luật pháp và các quy định có
tính pháp lý.
Trong lĩnh vực văn hóa, quản lý cần được hiểu bao gồm các hoạt
động sau:
- Quản lý các thông tin về các hoạt động văn hóa vật thể, phi vật thể,
hay hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng… trên địa bàn cả nước.
- Quản lý các tài liệu về nhân vật lịch sử: Nơi lưu trữ thông tin liên
quan đến các nhân vật lịch sử trên địa bàn. Người sử dụng có thể đính kèm
những hình ảnh nhân vật lịch sử và dễ dàng tìm kiếm các thơng tin về một
nhân vật lịch sử nào đó đang quản lý.
- Quản lý các hoạt động, sự kiện văn hóa diễn ra trên một địa bàn, quản
lý thời gian, kết quả hay các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động, sự
kiện đó.



10
- Quản lý các thông tin liên quan đến hoạt động của các nhà truyền
thống trên địa bàn.
- Quản lý sổ hiện vật: Nơi lưu trữ thông tin về các hiện vật cần quản
lý. Với các cuốn sổ hiện vật điện tử này người sử dụng có thể lưu trữ tất cả
những thông tin liên quan đến hiện vật như: Kích thước, tình trạng, nguồn
gốc, niên đại… hoặc những thơng tin về hình ảnh, bài viết liên quan đến
hiện vật đó.
1.1.2. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa
Ở nước ta từ năm 1984 đến đầu năm 2001, việc quản lý di tích lịch sử
văn hóa theo “Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh
lam thắng cảnh” cơng bố ngày 04/4/1984, Theo Pháp lệnh thì di tích lịch sử
văn hóa được quy định như sau: “Di tích lịch sử văn hóa là những cơng trình
xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học,
nghệ thuật cũng như có giá trị văn hố khác hoặc có liên quan đến những sự
kiện lịch sử, q trình phát triển văn hoá, xã hội” [11].
Luật Di sản văn hóa do nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban
hành năm 2011 và sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tại khoản 3 điều 4 Luật Di sản
văn hóa, khái niệm di tích lịch sử - văn hóa được định nghĩa: “Di tích lịch sử văn hố là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học” [8, tr.2]
Tại điều 28, chương IV Luật Di Sản văn hóa năm 2001 sửa đổi, bổ
sung năm 2009, để được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cần phải đảm bảo
theo các tiêu chí sau:
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu
biểu của quốc gia hoặc của địa phương;


11
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh

hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát
triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
- Cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc
đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát
triển kiến trúc, nghệ thuật [8].
Tại điều 29, 30 chương IV Luật Di Sản văn hóa năm 2001 sửa đổi, bổ
sung năm 2009. Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, di tích lịch sử văn hố, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) được xếp hạng như sau:
Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương. Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp
hạng di tích cấp tỉnh;
Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng
di tích quốc gia;
Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc
gia. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo lập hồ sơ khoa học
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, lập
hồ sơ khoa học di tích tiêu biểu của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp
quốc xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới.
Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác
định là khơng đủ tiêu chuẩn hoặc bị huỷ hoại khơng có khả năng phục hồi thì
người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định
huỷ bỏ xếp hạng đối với di tích đó.


12
1.1.3. Khái niệm quản lý di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa là đối tượng đặc biệt, bộ phận quan trọng cấu
thành di sản văn hóa cần được gìn giữ, bảo quản và phát huy tác dụng theo

chiều hướng tích cực qua sự định hướng, tạo diều kiện tổ chức điều hành các
hoạt động bảo vệ để lưu truyền và giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.
Cơng tác quản lí di tích không đơn thuần là quản lý những giá trị hiện
hữu, mà điều quan trọng là làm “sống dậy” các giá trị văn hóa.
Vậy, Quản lý di tích là q trình tác động liên tục của chủ thể (Nhà
nước: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, các Ngành hữu quan, chính quyền các cấp) lên đối tượng
quản lý (di tích lịch sử, danh thắng) bằng hoạch định cơ chế; chính sách; bằng
pháp luật, bằng tổ chức lãnh đạo; kiểm tra để nhằm đạt được mục đích bảo
tồn và phát huy giá trị của di tích, danh thắng (cả giá trị tinh thần và giá trị
kinh tế) thông qua hoạt động du lịch và ngược lại.
1.1.4 Nội dung quản lý di tích
Di tích lịch sử - văn hóa là một bộ phận cấu thành di sản văn hóa, chính
vì vậy việc quản lý di tích lịch sử - văn hóa cũng cần tiến hành theo nội dung
quản lý nhà nước về Di sản văn hóa được đề cập trong Luật Di sản văn hóa do
Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2001 và
sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực tùy thuộc vào đối
tượng quản lý cụ thể để xây dựng nội dung quản lý sao cho phù hợp. Việc
quản lý trong lĩnh vực di tích lịch sử - văn hóa bao gồm các nội dung sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chính sách cho
sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di
tích lịch sử - văn hóa;


13
- Tổ chức chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa: tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích lịch sử - văn hóa;
- Tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ chun mơn về di tích lịch sử - văn hóa;

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ phát huy giá trị
di tích lịch sử - văn hóa;
- Tổ chức chỉ đạo, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di
tích lịch sử - văn hóa;
- Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di
tích lịch sử - văn hóa;
- Thanh tra kiểm tra chấp hành pháp luật giải quyết khiếu nại tố cáo và
sử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử - văn hóa.
Các nội dung về quản lý di tích lịch sử - văn hóa có phạm vi rất rộng.
Do vậy, phải có phương thức quản lý thích hợp và được điều chỉnh theo từng
thời kỳ mới có thể thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về di tích lịch sử
- văn hóa nói riêng và di sản văn hóa nói chung.
1.2.Tổng quan về khu di tích lịch sử Nà Pậu
1.2.1.Khái quát về xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Lương Bằng nằm ở phía Nam của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn,
có tổng diện tích tự nhiên là 6.103,61ha.
Xã có địa giới tiếp giáp với một số xã trong huyện và tỉnh lân cận, cụ thể:
- Phía Bắc giáp xã Yên Thượng, của huyện Chợ Đồn
- Phía Nam giáp xã Linh Phú, thuộc tỉnh Tuyên Quang


14
- Phía Đơng giáp xã Bằng Lãng, Nghĩa Tá, của huyện Chợ Đồn
- Phía Tây giáp huyện Chiêm Hóa, thuộc tỉnh Tuyên Quang
1.2.1.2 Đặc điểm dân cư
Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở trung tâm xã, các thôn
xa trung tâm mật độ dân cư thấp, với nhiều thành phần dân tộc (Tày, Dao,
Kinh, Nùng, Sán Chí). Dân số toàn xã hiện nay là 1.989 người; số trong độ
tuổi lao động là: 1.142 người, chiếm 57,42 % trên tổng số dân tồn xã với 15

thơn bản, sống chủ yếu bằng nghề nông, dịch vụ phát triển nhỏ lẻ, manh mún
chủ yếu phục vụ nhu cầu trong xã, gồm các thơn:
- Thơn Nà Lếch: Có 42 hộ, có 149 khẩu; Số lao động 97 người chiếm
65,10% tổng số dân trong thơn;
- Thơn Bản Chang: 41 hộ có 146 khẩu, số lao động 92 người chiếm
63,01% tổng số dân trong thơn;
- Thơn Nà Tẳng: 27 hộ có 117 khẩu, số lao động 66 người chiếm
56,41% tổng số dân trong thơn;
- Thơn Tham Thẩu: 20 hộ có 72 khẩu, số lao động 41 người chiếm
56,94% tổng số dân trong thôn;
-Thôn Bản Vèn: 62 hộ có 241 khẩu, số lao động 145 người chiếm
60.16% tổng số dân trong thôn;
- Thôn Nà Mương: 21 hộ có 84 khẩu, số lao động 43 người chiếm
51,19% tổng số dân trong thơn;
- Thơn Bản Đó: 48 hộ có 180 khẩu, số lao động 95 người chiếm
52,77% tổng số dân trong thôn;
-Thôn Búc Duộng: 46 hộ có 195 khẩu, số lao động 105 người chiếm
53,84 % tổng số dân trong thôn;


15
- Thơn Nà Lùng: 14 hộ có 63 khẩu, số lao động 34 người chiếm
53,96% tổng số dân trong thôn;
- Thơn Nà Bưa: 24 hộ có 90 khẩu, số lao động 45 người chiếm 50%
tổng số dân trong thôn;
- Thôn Bản Diếu: 33 hộ có 124 khẩu, số lao động 88 người chiếm
70,96% tổng số dân trong thôn;
-Thôn Bản Quằng: 45 hộ có 186 khẩu, số lao động 105 người chiếm
56,45% tổng số dân trong thôn;
- Thôn Nà Chiếm: 14 hộ có 65 khẩu, số lao động 35 người chiếm

53,84% tổng số dân trong thôn;
- Thôn Khôn Hên: 17 hộ có 74 khẩu, số lao động 38 người chiếm
51,35% tổng số dân trong thơn;
- Thơn Bản Mịn: 47 hộ có 203 khẩu, số lao động 113 người chiếm
55,66% tổng số dân trong thơn.
Trong tổng số hơn 6.100ha diện tích đất tự nhiên, diện tích đất rừng
chiếm trên 82% với 5.022,22ha; diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là
172,58ha; đất sơng suối có khoảng 41,44ha.
Kinh tế địa phương chủ yếu là sản xuất nơng - lâm nghiệp. Hàng năm,
diện tích trồng lúa tồn xã trung bình thực hiện được khoảng 196ha; sản lượng trung bình đạt trên 850 tấn. Bên cạnh đó, cây ngơ cũng là loại cây trồng
quan trọng, với diện tích trung bình khoảng trên dưới 70ha; sản lượng trung
bình đạt xấp xỉ 275 tấn.
Xã Lương Bằng mang khí hậu đặc trưng của khu vực miền núi Đông
Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do địa hình chia cắt,
khí hậu hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến


16
tháng 10, trong đó mưa tập trung nhiều vào các tháng 6,7,8 kèm theo nắng
nóng; mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, kèm theo gió mùa Đơng Bắc
và các đợt rét đậm, rét hại. Nhiệt độ trung bình năm là 220C, nhiệt độ trung
bình tháng cao nhất là 340C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 100C.
Với diện tích đất rừng rộng lớn, người dân nơi đây phát triển kinh tế gia
đình chủ yếu từ trồng và khai thác rừng. Mỗi năm, dân địa phương đăng ký và
thực hiện trồng mới rừng theo Dự án 147 đạt trên dưới 100ha. Trung bình
hàng năm, sản lượng gỗ các loại đến tuổi khai thác đạt khoảng 470m3; đối với
các loại cây nguyên liệu giấy như vầu, tre, mai, khối lượng khai thác tối đa có
thể lên đến 500 tấn/năm.
1.2.1.3 Đời sống kinh tế
Trong tổng số hơn 6.100ha diện tích đất tự nhiên, diện tích đất rừng

chiếm trên 82% với 5.022,22ha; diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là
172,58ha; đất sơng suối có khoảng 41,44ha.
Kinh tế địa phương chủ yếu là sản xuất nơng - lâm nghiệp. Hàng năm,
diện tích trồng lúa tồn xã trung bình thực hiện được khoảng 196ha; sản lượng trung bình đạt trên 850 tấn. Bên cạnh đó, cây ngơ cũng là loại cây trồng
quan trọng, với diện tích trung bình khoảng trên dưới 70ha; sản lượng trung
bình đạt xấp xỉ 275 tấn.
Xã Lương Bằng mang khí hậu đặc trưng của khu vực miền núi Đông
Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do địa hình chia cắt,
khí hậu hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 10, trong đó mưa tập trung nhiều vào các tháng 6,7,8 kèm theo nắng
nóng; mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, kèm theo gió mùa Đông Bắc
và các đợt rét đậm, rét hại. Nhiệt độ trung bình năm là 220C, nhiệt độ trung
bình tháng cao nhất là 340C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 100C.


17
Với diện tích đất rừng rộng lớn, người dân nơi đây phát triển kinh tế gia
đình chủ yếu từ trồng và khai thác rừng. Mỗi năm, dân địa phương đăng ký và
thực hiện trồng mới rừng theo Dự án 147 đạt trên dưới 100ha. Trung bình
hàng năm, sản lượng gỗ các loại đến tuổi khai thác đạt khoảng 470m3; đối với
các loại cây nguyên liệu giấy như vầu, tre, mai, khối lượng khai thác tối đa có
thể lên đến 500 tấn/năm.
1.2.1.4 Truyền thống lịch sử
Xã Lương Bằng mang trong mình bề dày truyền thống, cách mạng.
Cùng với nhân dân trong vùng, nhân dân xã Lương Bằng cũng tham gia
chiến đấu chống giặc ngoại xâm, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Từ khi chọn là căn cứ An tồn khu, Đảng bộ,
chính quyền xã Lương bằng có nhiệm vụ trọng đại là bảo vệ căn cứ An tồn
khu. Cơng việc khẩn trương của Đảng bộ, chính quyền ln hồn thành
nhiệm vụ sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm cho kháng chiến được

đẩy cao trong toàn dân. Tất cả mọi người dân đều nâng cao ý thức giữ gìn bí
mật, hết lịng đùm bọc che trở cho các cơ quan Trung ương. Thanh niên
Lương Bằng hăng hái xung phong gia nhập bộ đội chủ lực, tình nguyện tham
gia các Liên đội thanh niên xung phong làm đường giao thơng…hết lịng vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Ngày nay với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa
phương, nhân dân xã Lương Bằng khơng ngừng phấn đấu và đã dành được
những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước.
1.2.1.5 Văn hóa- xã hội
Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Ủy, chính quyền địa
phương, đời sống văn hóa - xã hội, tinh thần của người dân luôn được đảm bảo.


18
- Về giáo dục: Luôn nâng cao chất lượng dạy và học, tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất lớp học, trong đó tập trung xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia.
- Về y tế: Chú trọng nâng cao chất lượng cơng tác khám, chữa bệnh và
chăm sóc sức khoẻ nhân dân; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phịng
chống dịch bệnh.
Triển khai kế hoạch, chương trình phát triển văn hoá gắn với phát triển
du lịch và các hoạt động kinh tế. Tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động
thơng tin, báo chí, xuất bản; tăng cường phủ sóng phát thanh, truyền hình.
Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo đời sống của nhân
dân. Các cuộc vận động, phong trào thi đua cũng góp phần xây dựng đời sống
nơng thơn miền núi ngày càng văn minh. Tỷ lệ hộ gia đình, khu dân cư, thơn
bản được cơng nhận danh hiệu văn hóa tăng qua từng năm …
1.2.2. Giới thiệu khu di tích lịch sử Nà Pậu
1.2.2.1 Hiện trạng khu di tích lịch sử Nà Pậu
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, thủ đơ kháng

chiến xây dựng tại ATK (an tồn khu) thuộc ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên
Quang, và Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn được vinh dự nằm tại
trung tâm ATK, xung quanh khu Bác ở và làm việc là các cơ quan Trung
ương Đảng, Chính Phủ, Bộ Quốc Phịng đóng và làm việc như: nơi ở và làm
việc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Văn phịng Chính phủ đóng tại đồi
Khau Mạ xã Lương Bằng, cách nơi Bác Hồ ở khoảng 1Km. Đồng chí Trường
Chinh đóng tại Khuổi Linh xã Nghĩa Tá, Văn phịng Bộ Quốc Phịng gồm các
đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Hồng Văn Thái đóng tại xóm Nà Phầy xã Bình
Trung… tạo nên một cụm di tích liên hồn lấy di tích đồi Nà Pậu nơi ở và làm
việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm trung tâm.


19
Di tích lịch sử Nà Pậu là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp giai đoạn 1945-1954. Nà Pậu
là một phần đất của bản Thít, theo tên gọi của dân tộc Tày "Nà" là ruộng,
"Pậu" là chủ, vậy “Nà pậu” có nghĩa là ruộng đã có chủ. Bên cạnh khu ruộng
là quả đồi rậm rạp do đó nhân dân địa phương gọi chung là đồi Nà Pậu.
Di tích đồi Nà Pậu thuộc bản Thít xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Thái (Bắc Kạn ngày nay). Địa điểm lán Bác Hồ ở nằm trên đồi Nà
Pậu, hầm trú ẩn nằm dưới chân đồi, kề bên là khu ruộng và suối Nà Pậu.
Xã Lương Bằng là một vùng đồi núi hiểm trở, thuận lợi cho việc hoạt
động cách mạng của Đảng ta trong hồn cảnh khó khăn lúc bấy giờ. Trong đó,
di tích đồi Nà Pậu cách trung tâm huyện Chợ Đồn khoảng 16 km về phía
Nam, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 80 km về phía Tây Bắc
Nhìn chung địa hình của xã Lương Bằng nơi Bác Hồ và Trung ương
Đảng, Chính phủ chọn làm địa điểm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp 1945-1954 là nơi có địa thế hiểm trở, nhưng lại thuận tiện cho việc
liên lạc giữa các tỉnh miền núi và đồng bằng.
Nơi ở và làm việc lúc bấy giờ của Bác có hai gian, một gian để làm

việc, một gian để nghỉ ngơi và một nhà khoảng sáu gian để cho anh em đơn vị
ở, bên cạnh đó cịn có một nhà bếp ba gian. Dưới chân đồi là hầm trú ẩn mỗi
khi Bác gặp nguy hiểm.
Năm 1996, Nà Pậu được Bộ Văn hóa - Thơng tin xếp hạng Di tích lịch
sử cấp Quốc gia.
Năm 2009 di tích lịch sử Nà Pậu đã được trùng tu, tôn tạo lại và hồn
thành vào năm 2011. Khu di tích lịch sử Nà Pậu bao gồm các hạng mục sau:


20
- Bia tưởng niệm: Có ảnh chân dung Bác Hồ, đây là nơi để nhân dân
thường xuyên đến thắp hương để tưởng nhớ về người nhất là vào các dịp ngày
tết, ngày lễ của dân tộc.
- Lán Bác Hồ: Là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu
năm 1951, lán có diện tích khoảng 25m2, vị trí của lán được đặt ở trên đỉnh
đồi Nà Pậu. Trước đây lán chủ yếu được làm bằng những vật liệu sẵn có như
gỗ, vàu, nứa, mái được lợp bằng lá cọ. Hiện nay lán Bác ở và làm việc đã
được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho trùng tu tôn tạo lại.
- Lán cảnh vệ: Nơi ở của những chiến sĩ bảo vệ Bác Hồ, lán được đặt
sát với lán Bác Hồ để thuận lợi cho công việc phục vụ và bảo vệ Bác trong
thời kỳ hoạt động cách mạng trước đây của Người.
- Hầm trú ẩn: Hầm có hình chữ T, nằm ở hướng Tây dưới chân đồi Nà
Pậu, cách lán Bác ở khoảng 70m. Chiều cao của hầm là 1,5m, đi sâu vào 4m
thì chia làm 2 ngách cân đối, mỗi ngách dài 1,5m, rộng 0,95m. Phía trước
cửa hầm là dịng suối Nà Pậu chảy qua. Hầm có diện tích khoảng 4m2, là nơi
trú ẩn của Bác mỗi khi gặp nguy hiểm.
- Cây đa Bác Hồ thường ra tắm giặt và câu cá: Cây đa này nằm ở phía
Tây Nam của khu di tích, cách đồi Nà Pậu khoảng 100m. Cây đa hàng trăm
tuổi này hết sức đặc biệt đó là 3 cây cổ thụ tạo thành một thế chân kiềng vững
chắc vắt ngang qua dòng suối, dưới cây đa là dòng suối mát chảy qua. Đây là

nơi Bác Hồ thường ra tắm giặt và câu cá.
- Nhà trưng bày: Được xây dựng ở phía Nam của khu di tích, nhà làm
bằng vật liệu bê tơng cốt thép, nhưng có hình dáng giống nhà sàn của đồng
bào dân tộc miền rừng núi Việt Bắc. Đây là cơng trình văn hóa có ý nghĩa tơn
vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy giá trị của tồn thể khu di tích, nơi trưng
bày những vật lưu niệm về Bác Hồ.


21
1.2.2.2 Giá trị của khu di tích lịch sử Nà Pậu
Di tích lịch sử Nà Pậu là di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu và điển
hình của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong chuỗi các di tích lịch
sử cách mạng ATK Chợ Đồn, là tài sản lịch sử vơ giá của dân tộc. Đây là di
tích lịch sử đặc biệt quan trọng cần được trân trọng gìn giữ, tu bổ và tôn tạo
nhằm phát huy giá trị của di tích.
Đầu năm 1947, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã trở lại
Việt Bắc, cái nôi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trước những
cuộc càn quyét, khủng bố của kẻ thù, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã di
chuyển đến ở và làm việc tại an toàn khu (ATK). Đầu năm 1951, Người đến
làm việc tại đồi Nà Pậu, thuộc Bản Thít, xã Lương Bằng (Chợ Đồn).
Trên quả đồi này, Trung ương Đảng đã cho dựng lán để Bác ở và làm
việc, dưới chân đồi có hầm trú ẩn. Đồi Nà Pậu có địa thế rất thuận tiện cho
hoạt động cũng như khi di chuyển để tránh tai mắt của kẻ thù. Phía trước đồi
Nà Pậu là một đám ruộng rộng, có khả năng quan sát xa, bên cạnh là một con
suối trong vắt chảy qua, phía sau liền với những cánh rừng đại ngàn.
Thời gian này Bác cùng với Trung ương Đảng Chính phủ chuẩn bị nội
dung cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng sẽ được tổ chức tại
Chiêm Hóa - Tuyên Quang. Xã Lương Bằng nơi Bác ở thuộc huyện Chợ Đồn
giáp với huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có đường tắt đi lại rất thuận tiện.
Trong thời gian này Người đã viết nhiều bức thư và điện mừng đến các

cơ quan đoàn thể trong và ngoài nước:
- Ngày 1/1/1951 Người gửi thư chúc tết tới đoàn thể đồng bào và kiều
bào ta, Người chỉ rõ: Năm 1951 là một năm tiến bộ vượt bậc cuả
chúng ta, một năm tích cực chuẩn bị đầy đủ để chuyển mạnh sang
tổng phản công". Cùng ngày Người ký Quyết định thả 119 tù binh Âu
Phi, họ được cấp phát quần áo và được bảo vệ an toàn khi về nước.


22
- Ngày 18/11/1951 Người gửi thư cho Đại hội trù bị toàn quốc lần thứ
II của Đảng và nêu rõ "Nhiệm vụ chính của Đại hội ta là đẩy mạnh
cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, xây dựng Đảng lao động
Việt Nam. Vậy việc thảo luận cần đặt trọng tâm vào hai việc đó".
- Ngày 20/1/1951 Người ký Quyết định khen thưởng các đơn vị bộ
đội chiến thắng các chiến dịch Trung Du và Đông Bắc, đồng thời
gửi 4 lá cờ danh dự để trao tặng cho các đơn vị bộ đội đạt nhiều
chiến công xuất sắc nhất.
- Ngày 24/1/1951 Bác gửi thư cho Nha Bình Dân Học Vụ và thông
báo Nha được thưởng Huân Chương kháng chiến đồng thời người
nhắc nhở: "Phải làm thế nào cho trong một thời gian gần đây nhất
tất cả đồng bào Việt Nam từ 8 tuổi trở lên đều biết đọc biết viết".
- Cuối tháng 1/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí
Trường Trinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tiếp hai cán bộ
của Đảng cộng sản Pháp được cử sang công tác tại Việt Nam.
- Ngày 5/2/1951 thơ chúc tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được gửi
đăng báo Cứu Quốc số 1748, toàn văn như sau:
"Xuân này kháng chiến đã năm xuân
Nhiều xuân thắng lợi ngày càng gần thành cơng
Tồn dân hăng hái một lịng
Thi đua chuẩn bị tổng phản công kịp thời"

Xuân Tân Mão (1951)
- Đến chiều ngày 7/2/1951 Người rời căn cứ Chợ Đồn lên đường đi
dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tại Chiêm Hóa,
Tuyên Quang [9, tr.2,3].


23
Di tích lịch sử Nà Pậu cùng các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn
tỉnh là nơi đã ghi những dấu ấn lịch sử trọng đại là bước đệm và có ý nghĩa
quyết định với vận mệnh dân tộc đối với nước ta. Sự tồn tại của di tích lịch sử
Nà Pậu là bằng chứng lịch sử, dấu ấn cách mạng to lớn của dân tộc, có tác
dụng to lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách
mạng cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh; là địa chỉ du lịch đối với du khách
hành trình về nguồn, là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của địa phương.
1.3. Vấn đề quản lý di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch
Như đã trình bày ở trên quản lý là q trình tác động có mục đích của
chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục đích nhất định.
Mục đích trong lĩnh vực quản lý di tích lịch sử là thơng qua quản lý để
bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Giá trị vốn có của di tích sẽ được phát
triển và nhân rộng trên cơ sở phát triển du lịch. Bởi vì, thơng qua hoạt động
du lịch khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế để duy trì sự tồn tại của di tích mà
mang lại ý nghĩa to lớn là phát huy giá trị của di tích .
Sự tăng trưởng và phát triển khơng thể do bản thân di tích lịch sử làm
nên mà cần phải thông qua yếu tố du lịch; thông qua hoạt động du lịch trên cơ
sở những giá trị của di tích để từ đó tăng nguồn thu, phát triển kinh tế địa
phương. Sự phát triển và tăng trưởng ấy mốn toàn diện và bền vững phải
thơng qua hoạt động quản lý, đó là sự tác động của chủ thể (hoạch định, tổ
chức, điều khiển, kiểm tra) đến đối tượng quản lý (di tích, các tổ chức, cá
nhân đang trực tiếp quản lý, khai thác giá trị của di tích).



24

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NÀ PẬU
XÃ LƯƠNG BẰNG, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý
2.1.1. Cơ sở khoa học
Công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa được tiến hành trên cơ sở
khoa học, đó là những vấn đề khái niệm, lý luận về “Quản lý”, “Di tích lịch
sử văn hóa” hoặc “Quản lý di tích lịch sử văn hóa”…
Vận dụng hệ thống các quan điểm triết học Mác – Lênin, các phân
tích đánh giá dựa trên quan điểm đường lối, chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước đối với vấn đề Di sản văn hóa, cũng như quan điểm của Đảng về
vai trò của các giá trị di tích lịch sử trong đời sống văn hóa xã hội để làm căn
cứ trong quá trình nghiên cứu.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Ngay từ những ngày đầu đất nước ta dành được độc lập, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL ngày 23/11/1945, đây là một trong những
văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam về quản lý Di sản văn
hóa. Cùng với sự vận động phát triển của xã hội, công tác quản lý di sản văn
hóa ngày càng có những yêu cầu phù hợp hơn nhằm đáp ứng được yêu cầu
của công tác quản lý. Điều đó được thể hiện thơng qua các văn bản pháp lý
trong lĩnh vực quản lý di sản văn hóa như:
- Quyết định 1706/2001/QĐ – BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2001 của
Bộ trưởng Bộ văn hóa – Thông tin phê duyệt tổng thể bảo tồn và phát huy giá
trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến 2020.



25
- Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06 tháng 02 năm 2003 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thơng tin về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ
và phục hồi di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh.
Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa có
hiệu lực từ năm 2009, đến nay các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tiếp tục
được nghiên cứu, xây dựng. Chỉ trong 3 năm, đã có 02 Nghị định của Chính
phủ và 02 Thơng tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được ban hành liên
quan đến hoạt động quản lý và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du
lịch bao gồm:
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều lệ của Luật di sản văn hóa;
- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 quy định
thẩm quyền, trình tự thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTVDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 quy
định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh;
- Thơng tư số 18/2012/TT-BVHTTVDL ngày 28 tháng 12 năm 2012
quy định chi tiết một số quy đinh về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
- Chỉ thị số 73/CT- BVHTTVDL ngày 19 tháng 5 năm 2009 về việc
tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và
phục hồi di tích.;
Hệ thống văn bản nêu trên đã cụ thể hóa thêm một bước những vấn đề
cịn vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển các hoạt động bảo



×