Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thực trạng quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử đình đại phùng, huyện đan phượng, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 94 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HểA - NGH THUT
**************

KHểA LUN TT NGHIP
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa

Đề tài:
Thực trạng quản lý nhà nớc đối với
di tích lịch sử đình đại phùng,
huyện đan phợng, thành phố hµ néi

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Hoµng Minh Cđa

Sinh viên thực hiện

: Ngun ThÞ Ngut

Lớp

: QLVH 8C. Khóa học 2007-2011

HÀ NỘI – 2011


2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài viết này, em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới các thầy, các cô trong khoa Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật, trường Đại học Văn
hóa Hà Nội đã trang bị hành trang kiến thức bổ ích cho em trong suốt quá trình làm đề tài.
Đặc biệt là ThS. Hoàng Minh Của, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian
qua, từ khi nghiên cứu đến khi hồn thành khóa luận.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần
Minh Nhương – Hội Văn học – Nghệ thuật Hà Nội, anh Thuận – cán bộ Quản lý văn hóa, phịng
Văn hóa thơng tin huyện Đan Phượng và các anh/chị trong Ban quản lý dự án huyện Đan
Phượng….đã cung cấp cho em rất nhiều tư liệu quý báu, cần thiết trong q trình nghiên cứu.
Do vẫn cịn hạn chế về mặt kiến thức, chuyên môn cũng như thời gian, bài viết khơng
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cơ
và các bạn để bài viết được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Hà Nội, ngày 15 thỏng 05 nm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Nguyệt


3

Môc lôc
Phần mở đầu ............................................................................................. 3
Chương 1: Những cơ sở lý luận khoa học về quản lý di tích lịch
sử - văn hóa .............................................................................................. 7
1.1.Một số khái niệm cơ bản ................................................................... 7
1.1.1. Di sản văn hóa vật thể và di tích lịch sử ................................. 7
1.1.2. Quản lý văn hóa và quản lý di tích lịch sử. ............................ 11
1.2. Vai trị của di sản văn hóa và di tích lịch sử trong đời sống xã hội17

1.2.1.Di sản văn hóa ......................................................................... 17
1.2.2.Di tích lịch sử .......................................................................... 18
1.3.Một số quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo
vệ di tích lịch sử - văn hóa ...................................................................... 20
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với di tích
lịch sử đình Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng,
thành phố Hà Nội ..................................................................................... 25
2.1. Tổng quan về xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố
Hà Nội ...................................................................................................... 25
2.1.1.Vị trí địa lý .............................................................................. 25
2.1.2.Tiềm năng kinh tế .................................................................... 26
2.1.3. Đời sống văn hóa – xã hội ...................................................... 27
2.2. Di tích lịch sử - Văn hóa đình Đại Phùng ........................................ 29
2.2.1. Kiến trúc khu di tích ............................................................... 31
2.2.2. Điêu khắc ............................................................................... 35
2.2.3. Giá trị văn hóa – lịch sử ......................................................... 41
2.2.4. Lễ hội đình Đại Phùng............................................................ 43


4

2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước tại di tích đình
Đại Phùng. ................................................................................................ 47
2.3.1. Cơng tác quản lý di tích .......................................................... 47
2.3.2. Tu bổ và tơn tạo di tích ........................................................... 48
2.3.3. Phát huy giá trị của di tích ...................................................... 55
2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về
bảo vệ và phát huy giá trị di tích đình Đại Phùng ........................... 60
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước
đối với di tích đình Đại Phùng................................................................ 63

3.1. Phương hướng ................................................................................... 63
3.2. Giải pháp thực hiện ........................................................................... 69
3.2.1. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy quản
lý Nhà nước ..................................................................................... 69
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật đối với nhân dân để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích........ 72
3.2.3. Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
trong quản lý Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị
của di tích ......................................................................................... 73
3.2.4. Xã hội hóa cơng tác bảo tồn, tơn tạo di tích ........................... 75
3.2.5. Bảo vệ và phát huy những giá trị của di tích .......................... 76
Kết luận ..................................................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….…………...…83
PHỤ LỤC…………………………………………………....……...……85


5

Phần mở đầu
1. Lý do chn ti
Cựng vi lch sử dựng nước và giữ nước, văn hóa Việt Nam đã trải
qua bao thăng trầm, nhưng dấu ấn về thời gian và những giá trị về lịch sử văn hóa của dân tộc thì mãi trường tồn. Những giá trị ấy được lưu giữ và
bảo tồn qua nhiều thế hệ, trên nhiều di sản. Di sản văn hóa Việt Nam được
coi là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ
phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị rất to lớn trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Như Nghị quyết Trung ương 5 khóa
VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã nêu rõ: “Di sản văn
hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân

tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hố”. Di sản văn
hóa cịn góp phần thỏa mãn nhu cầu về sinh hoạt tâm linh của nhân dân,
góp phần nâng cao ý thức tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt; góp
phần phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong hệ thống di sản văn hóa của dân tộc ta, khơng thể khơng nhắc
đến những di tích lịch sử - văn hóa. Đây chính là những minh chứng vật
chất xác thực của quá trình lao động sáng tạo, tâm linh, chinh phục thiên
nhiên, quá trình dựng nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam từ hàng
ngàn năm nay. Di sản lịch sử - văn hóa chính là tài sản được lưu giữ trường
tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bên cạnh những di tích mang tầm Quốc
gia, nổi tiếng như: Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, cố đô Huế, cố đơ Hoa Lư,
thành Cổ Loa…và rất nhiều những ngơi đình, chùa, miếu mạo, lăng tẩm, là
niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam; di tích lịch sử - văn hóa đình Đại Phùng
tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội là niềm tự hào của
toàn thể nhân dân làng Phùng, xã Đan Phượng, thành phố Hà Nội.


6

Ngồi giá trị văn hóa làng xã, di tích cịn lưu giữ nét kiến trúc với
những mảng chạm khắc dân gian hết sức độc đáo, ngay từ năm 1990, đình
Đại Phùng đã được cơng nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Trước xu hướng đơ thị hóa phát triển nhanh như hiện nay cùng chủ
trương mở cửa hội nhập và giao lưu văn hóa với bạn bè trên Thế giới đang
diễn ra nhanh chóng, nền văn hóa nước ta đang có rất nhiều cơ hội phát
triển nhưng cũng đầy thách thức trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc.
Đối với các di tích lịch sử - văn hóa trên cả nước nói chung và đình
Đại Phùng nói riêng, những tác động của thời gian, thiên tai, chiến tranh và

sự xâm phạm một cách tiêu cực của con người đã đặt di tích đứng trước
nguy cơ bị phá hủy bất cứ lúc nào nếu khơng được các cơ quan có thẩm
quyền quản lý, bảo vệ và tơn tạo. Trước thực trạng đó, vấn đề cấp bách đặt
ra hiện nay là cần có những chính sách, hành động cụ thể nhằm bảo vệ di
tích trước những nguy cơ xuống cấp, việc tơn tạo và phát huy những giá trị
về văn hóa – lịch sử, kiến trúc của đình Đại Phùng.
Từ góc độ của một nhà quản lý tương lai, trên cơ sở tiếp thu tri thức
của những nhà nghiên cứu trước đây, và cũng là một người con của vùng
đất Đan Phượng, tôi mong muốn những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác
quản lý Nhà nước đối với di tích đình Đại Phùng sẽ được tháo gỡ; giá trị về
văn hóa – lịch sử được phát huy, nhất là những giá trị kiến trúc độc đáo của
di tích.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà
nước đối với di tích đình Đại Phùng, xã Đan Phượng, thành phố Hà Nội và
các yếu tố tác động đến thực trạng này.


7

3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận sẽ đề cập đến hoạt động quản lý Nhà nước đối với di tích
đình Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
4. Mục đích nghiên cứu
Đứng trên quan điểm và góc nhìn về quản lý văn hóa, khóa luận sẽ làm
rõ hơn những giá trị văn hóa, lịch sử và nhân văn của di tích đình Đại
Phùng nhất là trong thời điểm mà Đảng và Nhà nước ln có chủ trương
khơi phục, bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa – lịch sử của
dân tộc, trong đó có các di tích lịch sử như đình Đại Phùng.
Qua đây, người viết đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao vai trò

quản lý Nhà nước và nhận thức của toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát
huy giá trị của di tích đình Đại Phùng; góp phần xã hội hóa, huy động tối
đa mọi nguồn lực đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành khóa luận, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, điền dã: Dựa trên những thơng tin thu thập
được trong q trình khảo sát thực tế tại di tích đình Đại Phùng, người
nghiên cứu rút ra những nhận định của mình về thực trạng cơng tác quản lý
tại di tích.
- Phương pháp phỏng vấn: Qua các buổi gặp gỡ, trao đổi với nhà
nghiên cứu văn hóa dân gian – Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Minh Nhương,
đồng chí Thuận – cán bộ Quản lý văn hóa tại phịng Văn hóa – Thơng tin
huyện Đan Phượng, đồng chí Thành – Phịng Quản lý dự án Tơn tạo di tích
và các cán bộ trong ban Quản lý di tích, người nghiên cứu thu thập được
những thơng tin, kiến thức trong công tác quản lý, tôn tạo và phát huy giá
trị của di tích, là những người đã tạo điều kiện cho q trình viết khóa luận.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở những tài liệu, tư liệu
và các cơng trình nghiên cứu khoa học về di tích của những tác giả đi trước


8

để lại, những chính sách, chủ trương trong cơng tác quản lý của Nhà nước,
trực tiếp là phịng Văn hóa – Thơng tin huyện Đan Phượng, người viết có
cơ sở để nghiên cứu và đi sâu vào nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước
đối với di tích và đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn
cần tháo gỡ.
- Phương pháp phân tích: Dựa trên những thơng tin đã thu thập được
qua công tác khảo sát điền dã, trực tiếp phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu,
người viết sẽ phân tích được những điểm mạnh, yếu và những khó khăn

cũng như hạn chế, thách thức trong cơng tác quản lý đối với di tích. Từ đó,
đưa ra những hướng khắc phục, phát huy tối đa hiệu quả trong cơng tác
quản lý.
- Phương pháp so sánh: Trong q trình nghiên cứu di tích và cơng
tác quản lý di tích, người viết sẽ sử dụng phương pháp so sánh với một số
di tích khác trong địa bàn, để thấy được giá trị của di tích cũng như cách
quản lý di tích.
- Phương pháp tổng hợp: Từ những thơng tin cũng như tư liệu đã thu
thập và nghiên cứu, người viết sẽ tiến hành tổng hợp và đánh giá về thực
trạng quản lý tại di tích, đưa ra những giải pháp có thể khắc phục, tháo gỡ
những khó khăn, hạn chế trong cơng tác quản lý tại di tích đình Đại Phùng.
6. Bố cục của khãa luËn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lý luận khoa học về quản lý di tích lịch sử
văn hóa.
Chương 2: Thực trạng cơng tác quản lý Nhà nước đối với di tích
lịch sử đình Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan
Phượng, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với
di tích.


9

CHƯƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC
VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Công tác quản lý đối với các di sản văn hóa nói chung và các di tích
lịch sử - văn hóa nói riêng đều cần dựa trên cơ sở khoa học chuyên ngành,

các văn bản Luật được Nhà nước công nhận và thống nhất trong công tác
quản lý. Để có thể hiểu rõ hơn và có cơ sở nghiên cứu, trước tiên, chúng ta
cần hiểu và nắm rõ những quan điểm chỉ đạo chính thống về các khái niệm
chuyên ngành liên quan đến công tác quản lý di sản văn hóa, di tích lịch sử
như: Di sản văn hóa; di tích lịch sử là gì?; cũng như những khái niệm về
Quản lý di sản văn hóa, di tích lịch sử…Giống như “muốn làm luật thì
trước tiên phải nắm được luật”, muốn quản lý tốt, trước tiên, nhà quản lý
phải hiểu rõ tính chất, chức năng và tầm quan trọng của các di sản văn hóa
và cơ sở pháp lý về công tác quản lý các di sản.
1.1.1. Di sản văn hóa vật thể và di tích lịch sử
1.1.1.1. Di sản văn hóa
Thực tế, có rất nhiều quan điểm, ý kiến giải thích di sản văn hóa là
gì?.Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung Ương Đảng
(khóa VIII) về việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam “tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi đến thống nhất
trong quan điểm về văn hóa như sau: Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là bao
gồm tất cả các giá trị vật chất (văn hóa vật thể) và giá trị tinh thần (văn hóa
phi vật thể). Như vậy, Di sản văn hố là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng
dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới
và giao lưu văn hoá. Phải hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy


10

những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách
mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể.
Cịn theo Cơng ước di sản Thế giới (đã được thơng qua tại kì họp thứ
17 của Đại hội đồng UNESCO tại Pari ngày 16/11/1972) thì di sản văn hóa là:
- Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa,
các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong

hang đá và các cơng trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi
bật tồn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
- Các quần thể các cơng trình xây dựng: Các quần thể các cơng trình
xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do
tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn
cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
- Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm
có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các
di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật tồn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm
mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Như vậy, theo Cơng ước, di sản văn hóa được đề cập đến chỉ bao
hàm những giá trị vật chất, những di sản vật thể.
Gần đây, trong Tuyên bố của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) về di sản được ký kết tại Thái Lan đã nêu lên quan điểm của
mình và đồng tình với cách hiểu của Unesco về di sản văn hóa, ASEAN
cho rằng: Di sản văn hóa được hiểu bao gồm các giá trị và các khái niệm
văn hóa quan trọng, các kiến trúc và các đồ chế tác; các địa điểm và nơi
sống của con người; những di sản văn hóa dân gian, những di sản được lưu
giữ dưới dạng các văn bản, các di sản văn hóa thơng thường…
Cịn trong điều 1 Luật Di sản của nước CHXHCN Việt Nam được Quốc
hội thông qua ngày 26/09/2001 cho rằng: Di sản văn hóa bao gồm cả di sản
văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần và vật


11

chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học…được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ những quan điểm, khái niệm của các tổ chức trên, có thể thấy
rằng:Di sản văn hóa gồm cả các di sản vật thể và di sản phi vật thể được

lưu truyền qua nhiều thế hệ dân tộc trên một vùng lãnh thổ, được Luật pháp
thừa nhận. Mọi cơng dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ các di sản
văn hóa, gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc.
1.1.1.2. Di sản văn hóa vật thể
Cũng như các quan điểm, khái niệm về di sản, khái niệm về di sản văn
hóa vật thể cũng đã được nhắc đến từ lâu. Tại điều 4 Luật di sản
(29/06/2001) cho rằng: Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá
trị lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia.
Theo quan điểm này của Luật di sản, di sản văn hóa ngoài việc phải
mang những đặc điểm của di sản văn hóa nói chung (tức là các di sản văn
hóa phải mang các giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nhân văn), nó cịn
phải có cả những đặc điểm riêng của nó là được thể hiện dưới dạng vật chất
cụ thể.
1.1.1.3. Di tích lịch sử - văn hóa:
Theo Luật Di sản văn hóa (điều 4), di tích lịch sử - văn hóa là cơng
trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia thuộc cơng
trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Như vậy, theo Luật di sản, những di sản phải có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học mới được coi là di sản lịch sử - văn hóa; nghĩa là chúng phải
có được những vật chứng xác thực, chứng minh đó là một cơng trình đã
gắn với một giai đoạn, một sự kiện lịch sử; gắn bó với cuộc sống, sự
nghiệp của một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất của dân
tộc; hay đó là một kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng, có giá trị về tư tưởng, lịch


12

sử, thẩm mỹ, có hình thức thể hiện tiêu biểu cho một phong cách, một thời
đại lịch sử…
Luật Di sản văn hóa cũng đã đề cập đến các tiêu chí để một cơng

trình, một địa điểm được cơng nhận là di tích lịch sử - văn hóa. Tại khoản
điều 28, mục 1, chương 4 có nêu rõ: di tích lịch sử - văn hóa phải có một
trong các tiêu chí sau:
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu
trong quá trình dựng nước và giữ nước.
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của
anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước.
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kỳ cách mạng, kháng chiến.
- Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ.
- Quần thể các cơng trình kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc đơn lẻ
có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn
lịch sử.
Và tại điều 29, Luật di sản quy định, căn cứ vào giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi
là di tích) được chia thành:
- Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương.
- Di tích Quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của Quốc gia.
- Di tích Quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của
Quốc gia.
Khi mọi người dân đều hiểu rõ được như thế nào là di sản văn hóa,
di tích lịch sử, cũng như biết được các tiêu chí để xem xét một di tích lịch
sử - văn hóa. Điều này giúp các nhà quản lý cũng như nhân dân nắm rõ
được thế nào là di tích lịch sử - văn hóa, dễ dàng hơn trong việc xem xét,


13

cơng nhận và kịp thời đưa những di tích lịch sử - văn hóa vào danh sách
cần bảo vệ, tránh tình trạng bị xâm phạm, phá hoại. Vì chỉ khi nhận thức rõ

được thế nào là di tích, di tích có giá trị và ý nghĩa như thế nào đối với dân
tộc và sự phát triển của đất nước, các di tích mới có thể được bảo vệ và
phát huy một cách hiệu quả.
1.1.2. Quản lý văn hóa và quản lý di tích lịch sử - văn hóa
1.1.2.1. Quản lý văn hóa
Quản lý là đối tượng của rất nhiều ngành khoa học; trong đó có cả
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mỗi ngành đều có cách nghiên cứu
Quản lý ở góc độ riêng và từ đó đưa ra quan niệm riêng của mình về Quản
lý. F.Ăngghen cho rằng: Quản lý là một động thái tất yếu phải có khi nhiều
người cùng hoạt động chung với nhau; khi có sự hợp tác của số đơng
người; khi có hoạt động phối hợp của nhiều người.
Và theo C.Mác: Quản lý được coi là một chức năng đặc biệt, được
nảy sinh từ tính chất xã hội hóa lao động. Người cho rằng: “Bất kì một lao
động xã hội hay cộng đồng nào, được tiến hành trên quy mô tương đối lớn
cũng đều cần có sự quản lý; nó xác lập quan hệ hài hịa giữ cơng việc riêng
lẻ và cơng việc chung. Một nghệ sĩ chơi đàn chỉ phải điều khiển chính
mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”. Như vậy, theo Người,
Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản
lý nhằm nâng cao hiệu quả lao động của con người.
Trong khoa học, quản lý được coi là hoạt động có mục đích của con
người, là hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hoạt động của
người khác nhằm thu được kết quả mong muốn; như vậy, người quản lý
cần có những cơng cụ hỗ trợ như: hệ thống phát luật, các quy tắc, các
nguyên tắc…Từ đó, đứng ở góc độ của khoa học, có thể đưa ra một định
nghĩa về quản lý như sau: Quản lý là sự tác động có mục đích, có hướng


14

đích của chủ thể (người tổ chức quản lý) lên khách thể (người chịu sự quản

lý) về mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội…bằng một hệ thống các Luật
lệ, chính sách, nguyên tắc và các biện pháp để tạo ra môi trường và điều
kiện cho sự phát triển của đối tượng nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
Vấn đề quản lý mà chúng ta xem xét, nghiên cứu ở đây là quản lý xã
hội, quản lý Nhà nước; và nó có vai trị quan trọng, khơng thể thiếu trong
đời sống xã hội. Mà xã hội càng phát triển thì vai trị của quản lý ngày càng
lớn và nội dung quản lý ngày càng phức tạp. Bởi vậy, người quản lý cần
phải có đủ trình độ chun mơn và được trang bị cho mình các kỹ năng cần
thiết như: tâm lý học, sư phạm học…
Những quan điểm trên về quản lý, có thể đưa ra định nghĩa chung về
quản lý theo quan điểm của điều khiển học như sau: Quản lý là sự tác động
vào một hệ thống hay một quá trình để điều khiển, chỉ đạo sự vận động của
nó theo những quy luật nhất định nhằm đạt được mục đích hay kế hoạch
mà người quản lý đã dự kiến, đã đề ra trước đó. Hay: Quản lý là sự định
hướng, tổ chức điều hành lao động của một số hay nhiều người nhằm cân
bằng chi phí thấp nhất để đạt được hiệu quả cao nhất và từng bước không
ngừng thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng tăng của nhân
dân.Quản lý nói chung bao gồm hai mảng chính: quản lý Nhà nước và
quản lý địa phương.
* Quản lý Nhà nước về văn hóa:
Quản lý Nhà nước là một dạng của quản lý xã hội, là sự tác động có
tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của các cơ quan Nhà
nước đối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của con người để
duy trì và phát triển các mối quan hệ cũng như trật tự xã hội nhằm thực
hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.


15

Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy

Nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hành pháp đến tư pháp. Hoạt động quản
lý Nhà nước chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước và các tổ
chức chính trị xã hội, đồn thể quần chúng cùng thực hiện chức năng của
Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Còn theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước được hiểu là hoạt động của
quyền hành pháp, tức là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan
Quản lý Nhà nước. Hoạt động quản lý Nhà nước chủ yếu được thực hiện
bởi các cơ quan hành chính Nhà nước, bao gồm: Chính Phủ, các Bộ, các cơ
quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân.
Như vậy, quản lý Nhà nước là hoạt động thi hành quyền pháp của
Nhà nước đối với quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để
duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình xây dựng Xã
hội chủ nghĩa trong hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
Quản lý Nhà nước được thực hiện bằng nhiều cơng cụ khác nhau,
trong đó, Pháp luật được coi là công cụ chủ yếu và quan trọng nhất. Quản
lý Nhà nước bằng pháp luật là phương thức mà Nhà nước dung để định
hướng cho quan hệ xã hội, kinh tế vận động và phát triển theo quy luật và
mục tiêu nhất định.
Quản lý Nhà nước về văn hóa là hoạt động của bộ máy Nhà nước
trong lĩnh vực hành pháp nhằm giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam. Với vai trị là thiết chế trung tâm trong hệ thống Chính trị, Nhà
nước đảm bảo cho mỗi công dân đều được thực hiện các quyền cơ bản của
mình như: quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, quyền học tập, sáng
tác…Nhà nước có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo sự hài hòa giữa các


16

thành tố văn hóa, lợi ích văn hóa giữa các giai tầng, thỏa mãn các nhu cầu

văn hóa của tồn xã hội; nhất là trong giai đoạn này, khi mối quan hệ giữa
kinh tế và văn hóa có sự mâu thuẫn, cần phải được dung hòa.
Trong Nghị quyết Đại hội lần thứ 5 khóa VIII của Ban chấp hành
Trung ương Đảng đã nêu rõ quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ của tồn xã hội. Nhà nước đóng vai trị
định hướng cho sự phát triển của nền văn hóa theo chủ trương đã nêu trên.
Nhà nước quản lý, định hướng nhằm thống nhất tư tưởng, tuyên truyền các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tăng cường hoạt động giáo
dục, xây dựng nếp sống lành mạnh.
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản
văn hóa.
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa.
- Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ chun mơn về di sản văn hóa.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa.
- Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
- Tổ chức, quản lý hợp tác Quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
Hoạt động Quản lý Nhà nước về văn hóa cần có những hoạt động cụ
thể, có thể chia thành những mảng sau:


17


- Quản lý Nhà nước về văn hóa – nghệ thuật.
- Quản lý Nhà nước về văn hóa thơng tin.
- Quản lý Nhà nước về văn hóa xã hội.
- Quản lý di sản văn hóa.
Các hoạt động quản lý Nhà nước về văn hóa được chia thành những
mảng như trên nhằm đạt được hiệu quả tốt trong công tác quản lý sao cho
phù hợp với từng lĩnh vực.
* Quản lý địa phương:
Về cơ bản, quản lý địa phương cũng giống với quản lý Nhà nước.
Quản lý địa phương cũng được coi là một dạng của quản lý xã hội nhưng ở
cấp thấp hơn quản lý Nhà nước, mang tính chất cụ thể và thực tế hơn. Đó là
sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực của pháp luật và
những văn bản Nghị quyết, quyết định của Nhà nước.
Quản lý địa phương chủ yếu là phương thức tác động đến ý thức của
chính cộng đồng dân cư địa phương nhằm nâng cao ý thức bảo vệ di sản
của quê hương mình.
Dựa trên cơ sở Luật di sản, Pháp luật và các Nghị quyết của Trung
ương Đảng, sẽ có những quy định về xử lý các vi phạm.
Quản lý địa phương gồm các lĩnh vực: an ninh trật tự, môi trường sinh
thái di sản, lễ hội, công tác quản lý,, trùng tu, tôn tạo….
1.1.2.2. Quản lý di tích lịch sử - văn hóa
Quản lý di tích lịch sử - văn hóa bao gồm các hoạt động như: bảo
quản di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, bảo vật Quốc
gia; là hoạt động nhằm phòng ngừa, hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng
mà không làn thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia.


18

Ngày nay, công tác bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích đã trở

thành một chuyên ngành hoạt động văn hóa, đào tạo cán bộ khoa học có lý
luận và nghiệp vụ. Việc bảo vệ di sản văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể ở
mỗi địa phương không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc
mà cịn là hành động góp phần bảo vệ các di sản văn hóa Thế giới.
Trong cơng tác bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, cơng tác tu bổ và phục
hồi di tích lịch sử - văn hóa là hai hoạt động cốt lõi, có vai trị rất quan trọng.
- Cơng tác tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt
động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Cơng tác phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là
hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các dữ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh đó.
Hiện nay, ở nước ta, Đảng và Nhà nước cùng Bộ Văn hóa – Thể thao
và Du lịch đã có nhiều hoạt động cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy những
giá trị về văn hóa, lịch sử của các di tích. Trong Luật di sản cũng đã có
những quy định cụ thể về các hoạt động, xác định thẩm quyền trong công
tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa trên lãnh thổ nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, các cơ quan chức năng
quản lý Nhà nước có đủ thẩm quyền quản lý các di tích lịch sử bao gồm:
Chính phủ, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các cấp.
Trong đó, Chính phủ là cơ quan thống nhất các quy định, quy chế quản lý
Nhà nước về di sản văn hóa; Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chịu trách
nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về di sản
văn hóa; Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước về di


19

sản văn hóa tại địa phương quản lý của mình theo sự phân cấp của Chính
phủ trong phạm vi quyền hạn của mình.

1.2. Vai trị của di sản văn hóa và di tích lịch sử trong đời sống
xã hội
1.2.1. Di sản văn hóa
Luật di sản năm 2001 đã khẳng định: Di sản văn hóa Việt Nam là tài
sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di
sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước của nhân dân ta.
Đất nước Việt Nam với 64 dân tộc anh em đã tạo nên một nền văn hóa
vơ cùng phong phú và giàu bản sắc. Mỗi dân tộc đều có ngơn ngữ, tiếng
nói và sắc thái văn hóa khác nhau nhưng khơng vì vậy mà văn hóa Việt
Nam bị xáo trộn; mà đó là một nền văn hóa mang đậm bản sắc và đa dạng
trong sự thống nhất về văn hóa của 64 dân tộc.
Văn hóa Việt Nam gắn với nền văn minh nông nghiệp lúa nước từ xa
xưa, bao giờ cũng mang nặng tính chất dân gian, nghĩa là đặc điểm độc đáo
của truyền thống văn hóa Việt Nam được kết tinh và biểu hiện cụ thể trong
văn hóa làng xã.
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trị to
lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di sản văn hóa đã
trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng trong môi trường sống của con
người; và di tích lịch sử, văn hóa lại là phần biểu hiện vật chất mang lại các
giá trị văn hóa tiêu biểu nhất trong kho tàng văn hóa dân tộc. di sản văn
hóa đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong mơi trường sống của
con người và di tích lịch sử - văn hóa lại là phần biểu hiện vật chất mang
lại các giá trị văn hóa tiêu biểu nhất trong kho tàng văn hóa dân tộc.


20

Nhận thức rõ vai trò của các di sản văn hóa, các di tích lịch sử - văn

hóa, trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Ban chấp hành Trung
ương Đảng có nêu: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng
dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới
và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa Cách mạng, bao
gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Di sản văn hóa được coi là nguồn sáng tạo, là sự sáng tạo dẫn tới cội
nguồn của truyền thống văn hóa. Nhưng nó chỉ phồn thịnh khi được tiếp
xúc với các nền văn hóa khác trên Thế giới. Vì vậy, trong tất cả các hình
thức của mình, di sản văn hóa phải được giữ gìn, được đề cao và phải được
chuyển giao cho các thế hệ tương lai như là bằng chứng cho kinh nghiệm
và khát vọng của con người để khuyến khích trong mọi hình thức tồn tại
của nó và truyền đi những thơng điệp chân chính giữa các nền văn hóa trên
Thế giới. Nhận thấy vai trị quan trọng đó của các di sản văn hóa đối với sự
phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước, năm 2001, Nhà nước đã ban
hành Luật di sản văn hóa. Với những điều khoản về vấn đề quản lý, bảo tồn
và phát huy giá trị của các di sản văn hóa, Luật di sản văn hóa được coi là
một bước tiến lớn trong quá trình hồn thiện chính sách về quản lý văn hóa
trong sự phát triển của đất nước.
1.2.2. Di tích lịch sử
Di tích lịch sử - văn hóa giữ vai trị rất quan trọng trong đời sống xã
hội; bởi di tích lịch sử - văn hóa chính là những bằng chứng, vật chứng xác
thực phản ánh cội nguồn lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân
tộc Việt Nam. Các di tích lịch sử - văn hóa là nơi kết tinh và hội tụ trí tuệ
của nhân dân lao động, là những biểu hiện cụ thể và dễ nhận biết nhất về
bản sắc văn hóa Việt Nam. Các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, văn nghệ


21


diễn ra tại các di tích có tác dụng giáo dục lòng tự hào dân tộc, lòng yêu
quê hương đất nước.
Mỗi di tích lịch sử - văn hóa hàm chứa hàng loạt các giá trị:
- Đó là các giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, văn hóa biểu hiện trong một
hợp thể thiên nhiên – kiến trúc – điêu khắc – hội họa.
- Là giá trị lịch sử - văn hóa gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng,
những nhân vật lịch sử lỗi lạc và những danh nhân văn hóa đất nước.
- Có giá trị gắn với một khơng gian văn hóa truyền thống, nơi tiếp
diễn các sinh hoạt văn hóa cộng đồng (đặc trưng là các lễ hội truyền thống
của địa phương) thu hút và có tầm ảnh hưởng rộng lớn trong nhiều vùng
trên đất nước.
- Có tiềm năng du lịch không bao giờ cạn kiệt, là phương tiện giao
lưu văn hóa, giúp các Quốc gia, dân tộc trên tồn Thế giới hiểu biết lẫn
nhau, để có sự hợp tác phát triển kinh tế của cả cộng đồng Quốc tế.
Hiện nay, hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của nước ta hiện nay rất
phong phú và mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, cùng với
cơ chế quản lý của các cơ quan, các cấp chính quyền từ Trung ương đến
địa phương hiện hành cịn nhiều bất cập. Thực tế, có rất nhiều di tích nằm
trong tình trạng đáng báo động. Có rất nhiều ngun nhân dẫn tới tình
trạng này, tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản vẫn là do cơ chế quản lý của Nhà
nước đối với các di tích lịch sử. Sau khi một di tích được phát hiện là có
giá trị và được cơng nhận thì chúng ta lại coi di tích đó thuộc quyền sở hữu
của Nhà nước; nhân dân địa phương coi đó là tài sản thuộc sự quản lý của
Nhà nước, Nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ, tu sửa. Khái niệm “của
làng tôi” đã khơng cịn tồn tại trong tâm thức người dân nơi có di tích, họ
cho rằng mình khơng cịn trách nhiệm bảo vệ nữa. Do vậy, tình trạng di


22


tích bị xâm phạm, bị phá hoại ngày càng gia tăng; di tích rơi vào tình trạng
báo động, cần được bảo vệ ngày càng nhiều.
Với giá trị về lịch sử - văn hóa của mình, các di tích được coi là biểu
trưng cho một thời kì lịch sử, một giá trị văn hóa, một dấu ấn tâm linh; nó
có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc,
xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nhận thấy rõ vai
trị quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, chủ trương
nhằm tăng cường sự quản lý và bảo vệ, phát huy giá trị của các di tích lịch
sử - văn hóa.
1.3. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo
vệ di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vơ giá mà dân tộc ta được thừa
hưởng từ các thế hệ ông cha xưa, thế hệ hơm nay và sau này có nhiệm vụ
phải trân trọng, gìn giữ nó. Di sản lịch sử - văn hóa ẩn chứa trong nó những
thuần phong mỹ tục và khí phách hào hùng của dân tộc, khơng chỉ góp
phần tạo nên nền tảng xã hội mà cịn góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản của Quốc gia nên cơng tác bảo tồn di
tích là cơng tác rất quan trọng, mang tính chất là hoạt động quản lý của
Nhà nước. Nhà nước mới có đủ thẩm quyền và điều kiện cơ sở pháp lý, tổ
chức cán bộ, kinh phí và mọi biện pháp khoa học – kỹ thuật cho cơng tác
bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa; có thể bảo vệ được giá trị của các di tích,
phù hợp với nhu cầu tâm linh của nhân dân.
Hiện nay, việc bảo vệ các di tích, di sản văn hóa đã khơng cịn là
nhiệm vụ, vấn đề của riêng một dân tộc, nó đã trở thành nhiệm vụ của tồn
cầu. Các di tích, di sản trước hết là tài sản, biểu tượng của một dân tộc, một
quốc gia; hơn nữa đó là bộ phận trong hệ thống di sản của khu vực, là tài


23


sản chung của cả nhân loại. Thiết lập và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
lý là yêu cầu đầu tiên trong cơng tác bảo tồn di tích. Qua các các thời kỳ,
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những văn bản làm cơ sở cho công tác
bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, di sản văn hóa.
Ngay từ khi mới giành được độc lập, dù cịn bận nhiều cơng việc
nhưng Đảng và Nhà nước đã quan tâm, chú trọng đến công tác bảo vệ các
di sản văn hóa của dân tộc. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các tổ chức Quốc
tế, Đảng và Nhà nước ta đã thấy rõ việc bảo tồn các di tích là một vấn đề
quan trọng đối với cơng cuộc kiến thiết đất nước.
Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 65/SL-CTP,
thành lập Đông phương Bắc cổ học viện và quy định về bảo vệ di tích trên
tồn lãnh thổ Việt Nam. Tại điều 4 của sắc lệnh có ghi rõ: “Cấm phá hủy
những đình chùa, đền miếu, hoặc những nơi thờ tự khác như cung điện,
thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bia ký,
đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính chất Tơn giáo nhưng
có ích cho lịch sử mà được bảo tồn.”
Sắc lệnh đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự
nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa dân tộc; khẳng
định vai trị to lớn của cơng tác bảo tồn di sản văn hóa trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có rất nhiều
Thơng tư, Chỉ thị được Chính phủ, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch liên
tiếp được ban hành nhằm tăng cường bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa và
danh lam thắng cảnh của đất nước như:
- Chỉ thị số 1999-TTg ngày 15/05/1958 của Thủ tướng Chính phủ về
việc nghiêm cấm đào bới mộ cổ.


24


- Thông tư số 442 TTg ngày 09/11/1960 của Thủ tướng Chính phủ
về việc bảo vệ các di sản văn hóa, ngăn chặn hoạt động xuất khẩu cổ vật
trái phép.
- Ngày 13/12/1963, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị về bảo vệ di
tích, di tích nghệ thuật và hang động được sử dụng vào cơng tác sơ tán
phịng khơng.
Các văn bản này được Đảng và Nhà nước đưa ra trong giai đoạn này
ln bám sát với tình hình thực tiễn chung của đất nước đang trong thời
chiến. Năm 1980, Quốc hội khóa VI ban hành Hiến pháp năm 1980 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại điều 46 của Hiến pháp quy
định: “Các di tích lịch sử - văn hóa, các cơng trình mỹ thuật cơng cộng, các
danh lam thắng cảnh được tu bổ và bảo vệ cũng như công tác bảo tồn bảo
tàng phải được chú trọng”.
Điều này chứng tỏ, công tác bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc đã
được đề cập và quy định trong văn bản pháp lý cao nhất của hệ thống Pháp
luật Nhà nước Cơng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhờ vậy, các di tích
lịch sử - văn hóa đã được bảo vệ, hạn chế được sự mất mát và hư hỏng của
các di sản văn hóa Quốc gia.
Một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với cơng tác bảo tồn
bảo tàng, đó là việc Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành Pháp lệnh số 14-LCT/HĐNN ngày 04/04/1984 về việc bảo
vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Đây được coi
là cơ sở pháp lý cao nhất cho đến đầu năm 2002 của Nhà nước ta về mặt
bảo tồn bảo tàng nhằm bảo vệ và sử dụng tốt hơn hệ thống di sản văn hóa
của dân tộc.
Mở đầu, Pháp lệnh đã khẳng định: Di tích văn hóa và danh lam
thắng cảnh là tài sản có giá trị trong kho tàng di sản văn hóa lâu đời của



25

dân tộc Việt Nam “và cần được sử dụng những di tích ấy nhằm giáo dục
truyền thống dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hóa của nhân
dân…làm giàu đẹp kho tàng văn hóa dân tộc và góp phần làm phong phú
văn hóa Thế giới”. Pháp lệnh có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển sự
nghiệp bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa ở nước ta. Vì vậy, Pháp lệnh
được đông đảo quần chúng nhân dân trong cả nước nhiệt liệt hưởng ứng,
tạo nên một phong trào rộng lớn nhằm bảo vệ và tu bổ các di tích. Ở nhiều
địa phuơng, nhân dân tự nguyện đóng góp sức lực, kinh phí để tu bổ và tơn
tạo các di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương.
Cao hơn là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ngày 15/04/1992. Tại điều 34, Hiến pháp quy định: “Nhà nước và xã hội, bảo
tồn và phát triển các di sản văn hóa dân tộc, chăm lo cơng tác bảo tồn, bảo tàng,
tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng các di tích lịch sử, cách mạng các di
sản văn hóa, các cơng trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh. Nghiêm cấm
các hoạt động xâm phạm đến các di tích lịch sử - văn hóa, các di sản văn hóa,
các cơng trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh”.
Ngày 29/06/2001, trong kì họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa X đã thơng qua Luật Di sản văn hóa. Ngày
12/07/2001, Chủ tịch nước cũng đã ký lệnh công bố số 09/2001/1-CTN.
Với sự ra đời của Luật Di sản, đây được coi là văn bản luật cao nhất , đầy
đủ nhất quy định về quyền và nghĩa vụ, công tác quản lý, bảo vệ và phát
huy những di sản văn hóa cả về di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi
vật thể.
Luật di sản năm 2001 với 7 chương gồm 74 điều khoản; trong đó,
chương 4 quy định rõ về thẩm quyền quản lý, thẩm quyền xét duyệt, thủ
tục, khu vực bảo vệ…đối với di tích lịch sử - văn hóa. Xét từ góc độ lý



×