Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Mot so tro choi co the van dung trong day hoc otieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.52 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>CÁC TRỊ CHƠI TRONG DẠY TỐN LỚP 3</b></i>
<i><b> Truyền điện</b></i>


- Mục đích :


+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ khơng nhớ trong phạm vi
1000.


+ Luyện phản xạ nhanh ở các em


- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào


- Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em
xướng to 1 số trong phạm vi 1000 chẳng hạn “358 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để
“truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 142 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ.
Thế là e C phải nói tiếp “bằng 216”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A
rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai
(chẳng hạn A nói “358 truyền cho B, mà B nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc
kết quả tính sai) thì phải nhảy lị cị một vịng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và
thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.


* Lưu ý :


+ Trị chơi này khơng cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ…


+ Trị chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng trừ,
nhân chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hơ to 6×3 và chỉ vào em
tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 18.


+ Trị chơi này khơng cầu kỳ nhưng vẫn gây được khơng khí vui, sơi nổi, hào hứng trong
giờ học cho các em.



<i><b>Ai nhiều điểm nhất (Tiết 58 : Luyện tập)</b></i>
- Mục đích :


+ Luyện tập củng cố kỹ năng cọng 2 số có nhớ trong phạm vị 100
+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm


- Chuẩn bị


+ 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2


+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như
367 + 125 93 + 58 367 + 120


487 + 130 168 + 503 487 + 302
+ Phấn màu


+ Đồng hồ theo dõi thời gian


+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký


- Cách chơi : Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người
lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên
bơng hoa, sau đó cài bơng hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây
thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hơ hết giờ
thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng
thời giơ cho cả lớp xem bơng hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
- Cách tính điểm :


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều đuểm hơn là đội đó thắng cuộc.



* lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ giám
khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn.
<i><b> Ong đi tìm nhụy</b></i>


(Trị chơi có thể áp dụng các bảng nhân, chia, cụ thể tiết….. Bảng chia 6)
- Mục đích :


+ Rèn tính tập thể


+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia
- Chuẩn bị :


+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau
gắn nam châm


+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm
+ Phấn màu


- Cách chơi :


+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em


+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng mộ bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới
khơng theo trật tự, đồng thời giới thiệu trị chơi.


Cơ có 2 bơng hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, cịn những chú Ong
thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong khơng biết phải tìm
như thế nao, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được khơng ?



- 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên nối các
phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho
bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội
nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.


* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để
khắc sâu bài học


+ Tại sao chú Ong “24 : 6 ” khơng tìm được đường về nhà ?
+ Phép tính “24 : 6″ có kết quả bằng bao nhiêu ?


+ Muốn chú Ong này tìm đợc về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?
<i><b> Rồng cuốn lên mây</b></i>


- Mục đích :


- Kiểm tra kỹ năng tính nhẩm của học sinh. Ví dụ : củng cố các bảng nhân, chia…
- Chuẩn bị :


- Một tờ giấy viết sẵn các phép tính nhân, chia trong các bảng nhân chia trong các bảng
đã học


- Cách chơi : Một em được chủ định làm đầu rồng lên bảng
+ Em cất tiếng hát :


” Rồng cuốn lên mây
Rồng cuốn lên mây


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

“Người tính giỏi có nhà hay khơng ?”
- Một em học sinh bất kỳ trả lời :


“Có tơi ! Có tơi !”


- Em làm đầu rồng ra phép tính đó, ví dụ : “42 : 7 bằng bao nhiêu ?”


- Em tính giỏi trả lời (nếu trả lời đúng thì được đi tiếp theo em đầu rồng). Cứ như thế em
làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây.


- Lưu ý : Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò) phải nhanh nhẹn,
hoạt bát.


<i><b> Thi quay kim đồng hồ</b></i>


(Tiết 13, 14 Bài xem đồng hồ – Thực hành xem đồng hồ)
- Mục đích :


+ Củng cố ky năng xem đồng hồ


+ Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ phút)
- Chuẩn bị : 4 mơ hình đồng hồ


- Cách chơi :


+ Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học)


+ Lần thứ nhất : Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi em 1 mơ hình
đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hơ
to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. Em nào quay
chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi.


+ Lần thứ hai : Các đội lại thay người chơi khác



+ Cứ chơi như vậy 8 – 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng
cuộc.


* Lưu ý : Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị săn 1
số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hơ cho nhanh, ví dụ : 7 giờ 5 phút, 11 giờ
50 phút, 9 giờ kém 10 phút, 4 giờ kém 5 phút, 8 giờ 7 phút, 12 giờ 34 phút, 4 giờ kém 13
phút…


<b>Bác đưa thư</b>


(Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia)


- Mục đích : Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân 6. Kết hợp với các thói quen nói “cảm
ơn” khi người khác giúp một việc gì


- Chuẩn bị : + Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số 6, 12, 15, 24, 30, 36…. 60 là kết quả của
các phép nhân để làm số nhà.


+ Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng 6 : 1×6, 6×1, 2×6, 6×2…
+ Một tấm các đeo ở ngực ghi “Nhân viên bưu điện”.


- Cách chơi :


+ Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng
vai “Bác đưa thư” ngực đeo “Nhân viên bưu điện” tay cầm tập phong bì.


+ Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói :
Bác đưa thư ơi



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Số nhà ………….. 12


Khi dọc đến câu cuối cùng “số nhà ………….. 12″ thì đồng thời em đó giơ só nhà 12 của
mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của “Bác đưa thư” phải tính nhẩm cho nhanh
để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở
trường hợp này phải chọn phong bì “6×2″ hoặc “2×6″ giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận
thư và nói lời “cảm ơn”. Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và “Bác đưa thư” lại tiếp tục
đưa thư cho các nhà.


Nếu “bác đưa thư” nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì khơng được đóng vai đưa
thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay.


Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn
khác chơi.


<i><b> Mua và bán</b></i>


(Áp dụng trong bài : Tiền Việt Nam – Tiết 125, 126, 127)
- Mục đích :


+ Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 100.000
đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng,
100.000 đồng)


+ Rèn kỹ năng cộng, trừ các số hơn đơn vị “đồng”


+ Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong khi mua và bán
- Chuẩn bị :


+ 1 số tờ giấy bạc loại 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5. 000 đồng, 10.000 đồng)


+ 1 số đồ vật : bóng, giấy kiểm tra, hồ dán, cặp tóc, tranh cát.


+ 1 số tờ bìa ghi giá 1.000 đồng; 3.000 đồng; 6.000 đồng; 7.000 dồng; 55.000 đồng;
15.000 đồng.


+ Tất cả bày lên bàn giáo viên
- Cách chơi :


+ Gọi 2 em chơi : – 1 em đóng người bán hàng
- 1 em đóng người mua hàng


+ Phát tiền cho cả 2 em


+ Người mua hàng có thể mua bất ky mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên sản
phẩm người mua và người bán hàng sẽ phải suy nghĩ


Ví dụ : Mua bóng giá 1.500 đồng
Người mua đưa trả : 2.000 đồng


Người bán phải suy nghĩ và trả lại : 500 đồng


- Sau mỗi 1 lần 2 em đóng vai mua bán xong cho các bạn nhận xét, nếu đúng thid được
chơi lần 2 và được thưởng một vài nhãn vở. Nếu sai thì về chỗ để bạn khác lên chơi.
* Tổng kết : Khen nhưng em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suy nghĩ trả lại khó
và em biết tính để trả lại cho đúng là những “nhà kinh doanh giỏi”.


<i><b> Hái hoa dân chủ</b></i>


(Áp dụng trong những tiết ơn tốn cuối năm)
- Mục đích :



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Chuẩn bị :


+ Một cây cảnh, trên có đính các bơng hoa bằng giấy màu trong có các đề tốn. Chẳng
hạn


Em hãy đọc bảng nhân 8.
Em hãy đọc bảng nhân 9.


Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 125m, chiều rộng 68 m
Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 11. Hỏi là mấy giờ ?


7m3cm, bằng bao nhiêu cm
Vẽ lên đồng hồ chỉ 14 giờ 27 phút
Câu đố : Vừa trống vừa mái
Đếm đi đếm lại


Tất cả sáu mươi
Mái một phần tư
Còn là gà trống
Đố em tính được
Trống, mái mấy con ?
- Phần thưởng


+ Đồng hồ
- Cách chơi :


Cho các em chơi trong lớp. Lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa thì đọc to
yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vịng 30 giây rồi trình bày câu trả
lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được một phần thưởng.



MỘT SỐ TRỊ CHƠI GIÚP VUI MÀ HỌC


<b>1. Trị chơi: Lắp một đoàn tàu</b>
<i>a.Cách chơi:</i>


Bạn cần vài cái vỏ hộp rỗng đủ lớn để ngồi vào trong. Chuẩn bị các phụ liệu để cắt dán,
cùng nhau để biến cái hộp của mình thành một toa tàu. Sau khi các bạn cố gắng trang trí
chiếc hộp với bánh xe, cửa sổ và bất cứ thứ gì các bạn nghĩ ra, các bạn hãy nối từng toa
với nhau.


<i>b. Tác dụng:</i>


Trị chơi này dạy các bạn tính kiên nhẫn. Trị chơi này yêu cầu các bạn nhiều công đoạn
chuẩn bị, và nó sẽ mang lại cho các bạn học sinh tiểu học sự thích thú sau khi đạt được
thành quả.


<b>2. Trò chơi: Tươi tỉnh lên nào</b>
<i>a. Cách chơi:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

đứa bạn “buồn” có thể giả vờ khóc. Và nhiệm vụ của những bạn khác là phải giúp bạn
đó tươi tỉnh lên. Đầu tiên, các bạn có thể nêu các câu hỏi ”Sao bạn lại buồn? Tớ có thể
làm gì giúp bạn bây giờ?”. Sau khi bạn nhập vai giải thích “Bạn tớ ác ý với tớ” – những
bạn khác sẽ đưa ra giải pháp, như vỗ vai, và nói “tớ rất tiếc” hoặc chia sẻ một mẩu bánh.
<i>b. Tác dụng:</i>


Trò này dạy các bạn sự cảm thông và tầm quan trọng của việc tôn trọng cũng như tốt
bụng với người khác.


<b>3. Trò chơi : Gần hoặc Xa</b>


<i>a.Cách chơi:</i>


Chọn một bạn đóng vai “người tìm kiếm”. Đề nghị bạn đó ra khỏi phòng trong khi
các bạn khác giấu một đồ vật đi, như một quả bóng đỏ, ở đâu đó trong phịng. Gọi “người
tìm kiếm” trở lại và đề nghị đi tìm quả bóng, trong khi những bạn khác kêu lên những gợi
ý “cậu đang đến gần” hay “cậu đang đi xa”. Chơi cho đến khi tìm thấy đồ vật, và bắt đầu
lại với “người tìm kiếm” mới.


<i>b. Tác dụng:</i>


Trò này dạy các bạn sự hợp tác, cùng nhau làm việc.


<b>4. Trị chơi :Tơi là gián điệp</b>
<i>a.Cách chơi:</i>


Lần lượt các bạn chọn một vật ở gần mình và mơ tả: “Bằng đơi mắt tí hon của mình tớ
nhìn thấy một thứ gì đó màu xanh lá cây…”. Bạn khác sẽ cố gắng đốn xem vật đó là gì
“Một cái cây!” “Quần đùi của bố!”… Ai đoán đúng sẽ được làm “gián điệp” tiếp theo.
<i>b. Tác dụng:</i>


Trò chơi này dạy các bạn tính kiên nhẫn, khả năng quan sát và diễn đạt. Trị này cũng có
ích trong những chuyến đi chơi dài hoặc xa, như trên một chuyến bay dài.


<b>5. Trò chơi :”Xin phép mẹ”</b>
<i>a.Cách chơi:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Nếu lời đáp của bạn là “được”, hãy chắc chắn rằng bạn Mai sẽ nói “cám ơn” trước khi
bước lên. Nếu bạn nào quên xin phép hoặc cảm ơn thì sẽ bị quay trở lại vạch xuất phát.
Tiếp tục chơi cho đến khi một bạn khác bước đến vị trí của “Mẹ”. Và bạn đó sẽ có cơ hội
đóng vai mẹ.



<i>b. Tác dụng:</i>


Trị này dạy các bạn sự tơn trọng, sự kính mến và u thương mẹ. Nhớ phải giải thích rõ
ràng luật chơi với tất cả các bạn để tránh nhầm lẫn.


<b>6.Trò chơi: Nói sự thật</b>
<i>a.Cách chơi:</i>


Khi cả gia đình qy quần, hãy để cho tất cả mọi người có cơ hội kết thúc câu “Tôi đã
từng sợ hãi khi…”. Bố và mẹ có thể bắt đầu trị chơi bằng cách kể chuyện của chính mình
(“Bố từng sợ hãi khi Tơm biến mất trong cửa hàng và bố khơng thể tìm thấy”). Sau khi đã
hết lượt cả nhà, hãy lặp lại trò chơi nhưng bằng một sắc thái tình cảm mới, chẳng hạn
“vui” hay “ngạc nhiên”.


<i>b. Tác dụng:</i>


Trò này giúp các bạn sự thành thực, và các bạn cũng sẽ cảm thấy an tồn khi nói ra sự
thực.


<b>7. Trị chơi: Xếp bít tất</b>
<i>a.Cách chơi:</i>


khi xếp lại tủ quần áo, hãy dọn hết những chiếc tất sang một bên. Trải chúng xuống nền
nhà và nhờ một bạn tìm tất theo đôi. Khi bạn đã chọn xong, cùng nhau cuộn mỗi đơi tất
thành một quả bóng. Sau đó, làm vài chiếc hộp đựng tất, mỗi hộp ghi tên một thành viên
trong gia đình. Các bạn sẽ phải thả đúng tất của ai về hộp của người ấy.


<i>b. Tác dụng:</i>



Trò này sẽ dạy các bạn tính trách nhiệm. Nhớ khen ngợi người nào làm tốt.


<b>8. Trò chơi: Bài học về giọng nói</b>
<i>a.Cách chơi:</i>


Đọc 10 câu từ một cuốn sách trẻ em vào một cuộn băng, sử dụng xen kẽ giọng nói dễ
chịu và giọng nói mè nheo, than vãn. Bật chúng lại cho các bạn khác nghe và yêu cầu các
bạn giơ tay lên khi nghe thấy các câu có giọng nói dễ chịu. Khi các bạn làm đúng, hãy
ghi âm giọng mình ở trạng thái ngớ ngẩn nhất, mè nheo nhất và dễ thương nhất.
<i>b. Tác dụng:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG TIẾT SINH HOẠT TẬP THỂ
<b>1. Ban nhạc hịa tấu</b>


Vịng trịn có thể được chia thành 4 nhóm:
<b>+ Nhóm 1: Thực hiện tiếng trống “Thùng thình”</b>
<b>+ Nhóm 2: Thực hiện tiếng mỏ “Tóc tóc”</b>
<b>+ Nhóm 3: Thực hiện tiến đàn “Tưng tưng”</b>


<b>+ Nhóm 4: Thực hiện tiếng chng “Keng keng” Quản trị đưa tay về phía nhóm nào thì </b>
nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân cơng.Để trị chơi thêm hứng thú,
quản trị có thể điều khiển một lúc 2 tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều
vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trị chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra
tiếng “Hùm hùm…” và trò chơi được tiếp tục.


<b>2. Ai say ai tỉnh</b>
<b>Chỗ chơi:</b>


Sân rộng có một cây.
<b>Số người chơi : 5-40.</b>



Vật liệu: Một vịng trịn đường kính 2 tắc, một gậy dài độ 8 tấc. Treo vòng tròn trên vào
một canh cây cách mặt đất độ một thước 50. Cách chơi: Các bạn thay phiên nhau chơi.
Mỗi bạn đứng cách vòng tròn khoảng 5 thước, xoay quanh người 10 vòng. Xong vịng
chót, đứng thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng cánh tay trái vào trong vòng
treo.Ai đưa được cánh tay vào giữa vịng trịn thì được 5 điểm. Nếu bị đổ lúc xoay tròn
hoặc lúc bước đến vịng trịn hoặc đưa tay ra ngồi vịng thì bị loại.


<b>3.Trời, Đất, Nước</b>
a)Mục đích, ý nghĩa:


Giáo dục cho các em tính nhanh nhẹn, hoạt bát, rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng
b)Cách chơi:


Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” . Quản trị nói “Nước” và
chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trị nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả
lời là “Cây”. Ngược lại quản trị nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”... Cứ
như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi sẽ có em nhầm, nhưng em đó sẽ phải làm các động
tác bay, bơi cho tập thể xem.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Khơng nói theo đúng quy định hoặc đến lượt mà trả lời chậm thì bị phạt.


Chú ý: Trước khi thực hiện trò chơi với từng người, quản trò cho tập thể thuộc các từ đó
đáp như trên.


<b>4. Chim đầu đàn</b>
a)Mục đích, ý nghĩa:


Rèn luyện cho các em tính linh hoạt, óc quan sát và phán đốn. Chuẩn bị: Trên bãi
rộng, các em chơi đứng thành vòng tròn. Em đứng giữa được bịt mắt. Một em được chỉ


định làm chim đầu đàn.


b)Cách chơi:


Ổn định tổ chức xong, quản trò ra lệnh để em bịt mắt bỏ khăn và tìm “Chim đầu đàn”.
“Chim đầu đàn” kín đáo, khéo léo làm các động tác: Vỗ tay, vẫy tay, nhảy tại chỗ, ngồi
xuống... Các em khác cũng nhanh nhẹn làm theo. Nếu em quan sát phát hiện được người
khởi xướng các động tác tức là: “Chim đầu đàn” thì em đóng chim đầu đàn bị bịt mắt và
trò chơi tiếp tục.


c) Luật chơi:


- Trong thời gian quy định, em quan sát không phát hiện ra chim đầu đàn sẽ bị phạt.
- Ai chỉ hay ra dấu hiệu “Chim đầu đàn” cho người quan sát biết cũng bị phạt.
<b>Trao khăn đỏ</b>


a)Mục đích ý nghĩa: Rèn luyện cho các em tác phong nhanh nhẹn, thực hiện tốt nội
dung Nghi thức Đội b)Cách chơi:


Người chơi xếp thành hai hàng ngang đối diện nhau mỗi hàng 10 người. Khi lệnh chơi
bắt đầu, hai hàng cùng tiến lên giơ tay chào kiểu Đội. Sau đó, từng đơi tháo khăn qng
của mình, quàng vào cổ bạn, thắt đúng quy cách. Phân đội nào có nhiều người thắt nhanh,
đẹp, đúng quy định là phân đội thắng cuộc.


c) Luật chơi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

a)Mục đích, ý nghĩa:


Bồi dưỡng cho các em tính sáng tạo, tác phong nhanh nhẹn và khéo léo b)Cách chơi:
Chuẩn bị: Sân chơi rộng, gồm hai đội có số lượng bằng nhau đứng thành hàng ngang ở


hai đầu sân chơi. Khoảng cách từ đội nọ đến đội kia khoảng 20m. Vị trí trung tâm vẽ
một vịng trịn đường kính 1m, đặt quả bóng giữa vịng trịn. Quản trị giao cho 2 em điểm
số và giao cho đội A là đội giữ bóng, đội B là đội tìm cách mang bóng ra khỏi sân.


Quản trị gọi bất kì số thứ tự của 2 em trong hai đội lên khu vực tranh bóng. Theo quy
ước ban đầu, em đội A tìm cách giữ bóng, em đội B tìm cách lấy bóng. Nếu em đội B tìm
cách lấy được bóng chạy về, em đội A phải chạy đuổi theo tìm cách chạm được vào
người đối phương. Em đội B sẽ là con tin của đội A, và ngược lại nếu khơng chạm được
vào em đội B thì em của đội A là con tin của đội B. Trò chơi tiếp tiếp tục khi nào quản
trò tổng kết để biết bên nào bắt được nhiều con tin bên kia thì bên đó sẽ thắng.


c) Luật chơi:


- Trong thời gian quy định mà đội B khơng lấy được bóng mang về thì phạm luật.
- Đội B lấy được bóng trên đường mang về đội nhưng bị đội A cản trở hết giờ quy định
thì qủa bóng đó khơng được tính và chơi lại.


<b>Nhảy bao bố</b>
a)Mục đích ý nghĩa:


- Rèn luyện sức khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo.


- Tạo khơng khí vui vẻ, thoải mái để học tập, sinh hoạt b)Cách chơi:


Chuẩn bị: Bao bố ( bao tải) to để hai người có thể đứng trong bao được, số lượng bao
bằng 1/2 số người chơi.


Nội dung: Nhảy về đích nhanh nhất.


+ Quản trị chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ. Cứ hai


người đứng trong một bao xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh.


+ Khi có lệnh của quản trị, từng đơi của từng đội nhảy về đích qui định cho đến đôi cuối
cùng. Khi đôi đầu tiền nhảy, đôi số 2 tiến lên vạch xuất phát.


c) Luật chơi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Lưu ý:


- Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp.


- Có thể mỗi bạn một bao tải hoặc 3,4 bạn một bao.


- Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, cỏ, cát tránh nguy hiểm.
- Khoảng cách xa hay gần tuỳ thuộc vào lứa tuổi học sinh
<b>Ong đốt, kiến cắn, đau bụng</b>


a)Mục đích, ý nghĩa:


Bồi dưỡng cho các em khả năng tập trung tư tưởng, làm quen với phản xạ nhanh nhẹn,
linh hoạt b)Cách chơi:


Chọn vị trí để mọi người cùng nhìn thấy và quản trị đọc to các câu “Ong đốt Kiến cắn
-Đau bụng”. Khi nói “Ong đốt” đồng thời lấy hai tay xoa lên trên đầu - “Kiến cắn” đồng
thời lấy lấy hai tay xoa lên mu bàn chân - “Đau bụng” đồng thời lấy hai tay ơm bụng. Em
nào ít chú ý sẽ làm nhầm, phải bước lên phía trước một bước hay đứng ra ngồi bàn. Trị
chơi tiếp tục đến khi kết thúc. Ai là người bước lên nhiều nhất là người ít chú ý nhất
trong cuộc chơi sẽ bị phạt.


c) Luật chơi:



- Tất cả người chơi phải nhìn lên người quản trị.


- Làm sai theo quy định hoặc làm chậm khi đến lượt thì phạm luật.
<b>Lị cị thắt nút</b>


a)Mục đích, ý nghĩa :


Rèn luyện kĩ năng thắt nút trại b)Cách chơi:


Các phân đội xếp hàng dọc trước một vạch trên sân điểm số để số người bằng nhau. Mỗi
người cầm một dây trại. Chỉ huy ra lệnh và gọi tên một nút nào đó. Người đầu hàng của
phân đội vừa nhảy lò cò tiến lên vừa thắt nút. Thắt xong nút bỏ ngay xuống đất và thả
chân chạy về đứng ở cuối hàng. Tiếp tục trò chơi như vậy với người thứ hai trên một nút
khác... Phân đội nào thắt nút đúng nhất, vị trí thả nút gần vạch xuất phát nhất là đơn vị
thắng cuộc.


c) Luật chơi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Phải vừa nhảy lò cò vừa thắt nút, thì nút đó mới hợp lệ.
<b>Tầu dồn toa</b>


a)Mục đích, ý nghĩa:


Luyện cho các em tinh thần tập thể, sự khéo léo, tăng cường thể lực. b)Cách chơi:
Hai em trên cùng đóng giả làm đầu tàu. Khi quản trò ra lệnh (bằng một hiệu cịi hay hiệu
cờ) hai em đóng giả đầu tầu lùi để nối các toa theo thứ từ trên xuống đến nhóm các em
đang chờ ở vạch xuất phát. Tàu nào nối xong trước sẽ tiến lên vị trí ban đầu của đầu tàu.
c)Luật chơi:



- Nếu khơng bị đứt toa và tàu đó đảm bảo đúng quy định thì thắng cuộc. - Các tàu về sau
theo thứ tự và các tàu thua phải lò cò hoặc chạy vịng quanh khu vực chơi.


<b>Đi theo tín hiệu giao thơng</b>
a)Mục đích, ý nghĩa:


Giáo dục các em thực hiện tốt Luật Giao thông
b)Cách chơi:


Chuẩn bị: Cho các em tập hợp vòng tròn quay mặt vào trong nghe phổ biến trò chơi.
Quản trò cho đơn vị quay phải hoặc trái. Hai tay của em đứng sau đưa lên hai vai em
đứng trước làm thành một đồn tàu


Lệnh bằng một hồi cịi
Quy ước:


- Tay đưa ngang (đèn xanh)
- Tay đưa cao trên đầu (đèn đỏ)
- Tay đưa chéo (đèn vàng)


Theo quy ước trên của quản trò mà tàu đi nhanh (đèn xanh), tàu đi chậm (đèn vàng), tàu
dừng (đèn đỏ). Lệnh được phát ra liên tục sẽ có em nhầm chân.


c) Luật chơi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

a) Mục đích, ý nghĩa:


- Rèn luyện vốn từ ngữ, trí nhớ, phản xạ, tư duy, nhanh nhẹn.
- Tạo khơng khí sơi nổi để học tập , hoạt động. b) Cách chơi:
- Chuẩn bị: Bảng, phấn ( giấy trơki khổ A0, bút)



- Nội dung: Nói những từ ngữ cùng chữ cái, có nghĩa.
- Hướng dẫn:


+ Quản trò cho tập thể đọc theo nhịp câu sau: “ Con cò con cù con cò cái, con cò cái cù
con cò con, cò cù cò, cái cù cái”


+ Quản trò chia tập thể chơi thành 2 đội, các đội phải tìm từ để ghép.
Ví dụ: Quản trị cho đội 1 từ “ cõng”, đội 2 từ “ cười”.


Đội 1 nói: “Con cị con cõng con cị cai, con cò cái cõng con cò con, cò cõng cị, cái
cõng cái”


Đội 2 nói: “Con cị con cười con cò cái, con cò cái cười con cò con, cị cười cị, cái cười
cái”


c) Luật chơi:


- Khơng được nói lại từ mà đội bạn đã nói.


- Đội nào chưa nói được quản trị đếm đến 5 (hoặc 10 tuỳ theo đối tượng chơi); nếu đội
đó vẫn khơng nói được là thua cuộc.


- Đội thắng ngồi việc nói theo lượt phải nói thêm được một lần nữa.
<b>Đặt tên cho bạn</b>


a) Mục đích, ý nghĩa - Rèn luyện vốn từ ngữ, phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt, hài
hước. - Tạo không khí vui vẻ đồn kết thân thiện.|


- Biết tên nhau khi tổ chức các buổi giao lưu. b)Cách chơi



- Nội dung: Nói tên bạn và một đặc điểm tính cách theo chữ cái đầu của tên bạn.
- Hướng dẫn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”
Quản trị nói: “Lan lúc lắc”


Lan nói: “Tơi thương, tơi thương” .
Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”
Lan nói: “Hải him híp”.


Hải nói: “Tơi thương, tơi thương”
Tập thể hỏi: “Thương ai, thương ai”
Hải nói: ...


Cứ thế trị chơi diễn ra.
c) Luật chơi:


- Phải nói được tên bạn và 2 từ ghép có cùng chữ cái đầu của tên bạn cho có nghĩa.
- Ai ngập ngừng khơng nói hoặc chậm nhịp là phạm luật.


- Nói khơng có nghĩa hoặc khác chữ cái đầu của tên bạn là phạm luật.


- Một bạn có thể nhắc đến nhiều lần nhưng khơng được nói lại từ mà bạn trước đã nói.
- Hai người có thể đối đáp tay đơi nhưng khơng được nhắc lại từ mình đã ghép lần trước.
- Có thể chỉ nói 1 từ hoặc 1 cụm từ nhưng phải có nghĩa và cùng chữ cái đầu. Ví dụ: Lan
lắt la lắt léo, Lan lúng liếng,....


<b>Dẫn bóng</b>



a) Mục đích ý nghĩa:


- Giúp các em có phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo. - Rèn luyện sức khoẻ và kĩ năng dẫn
bóng. - Tạo khơng khí vui vẻ để học tập và rèn luyện. b)Cách chơi


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

+ Bóng đá hoặc bóng chuyền, số lượng bằng số đội chơi.
+ Ghế 4 chân, số lượng gấp đơi số đội chơi.


Hướng dẫn:


Quản trị chia tập thể chơi thành các đội có số lượng bằng nhau (đều nam, nữ). Mỗi đội
khoảng từ 8 - 10 em. Trong mỗi đội lại được chia làm 2 nhóm nhỏ (số lượng mỗi nhóm
bằng nhau).


Hai nhóm của mỗi đội đứng ở hai vạch qui định đối diện nhau. Giữa hai nhóm đặt 2 ghế.
Khi có lệnh chơi, người số 1 của nhóm 1 dẫn bóng đến đưa cho người số 1 của nhóm của
nhóm 2, trong khi dẫn bóng phải cho bóng chui qua 2 ghế, còn người chơi nhảy qua ghế.
Khi người số 1 của nhóm 2 nhận bóng lại dẫn trở lại qua 2 ghế cho người số 2 của nhóm
1, cứ thế cho đến người cuối cùng.


- Bóng phải chui qua hai ghế, người chơi phải nhảy qua.
- 2 Ghế xếp so le nhau.


- Đổ ghế là phạm quy, trở về vị trí xuất phát chơi lại.
Đội nào khơng phạm luật 10 điểm.


Tổng số điểm đội nào cao nhất là đội đó thắng cuộc
c)Luật chơi:


- Bóng khơng chui qua 2 ghế trừ 1 điểm.


- Người chơi không nhảy qua ghế trừ 1 điểm.
- Đổ ghế trừ 2 điểm


- Đội nào nhanh nhất là thắng cuộc.


Lưu ý: Có thể tăng thêm nhiều ghế để tăng mức độ khó của trị chơi.
<b>Ban nhạc đặc biệt</b>


a)Mục đích, ý nghĩa:


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

b)Cách chơi:


- Quản trị quy định một nhóm đóng giả gà con. Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác
nữa đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ tay của quản trò lập
tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp chíp..., Gà mái kêu
cục...cục... Gà trống kêu: ị, ó, o, o. Lệnh được phát ra liên tục cho ba nhóm sẽ tạo ra bản
nhạc rất vui.


Chú ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó
nhưng lại nói tên gà của nhóm khác, các em sẽ phát hiện ra tiếng kêu nhầm.


c) Luật chơi:


- Quản trị chỉ tay nhóm nào mà nhóm đó không đọc được hoặc đọc chậm hoặc đọc sai
theo quy định thì phạm luật


<i>Theo Đồn Thanh Niên</i>


</div>

<!--links-->

×