Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Biến đổi sinh kế của người cao lan ở xã đông thọ, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
----------------------

NGUYỄN THỊ LỆ

BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI CAO LAN
Ở XÃ ĐƠNG THỌ, HUYỆN SƠN DƯƠNG,
TỈNH TUN QUANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Vi Văn An

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN

Hồn thành bài khóa luận này, ngồi sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cơ quan tổ chức và các
cá nhân.
Em xin chân thành cảm ơn tới các Ban ngành, đồn thể, các đồng chí
cán bộ UBND, đồng bào người Cao Lan xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang đã giúp đỡ em trong việc cung cấp tư liệu, quá trình đi
điền dã để lấy tư liệu làm căn cứ khoa học phục vụ cho việc viết bài.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cơ giáo khoa văn hóa
dân tộc thiểu số đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích và giúp em
hồn thành bậc cử nhân văn hóa trong bốn năm học tập, rèn luyện tại
trường Đại học Văn hóa Hà Nội.


Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Vi Văn An,
người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình em
thực hiện đề tài.
Do trình độ kiến thức chưa sâu, thời gian thu thập tài liệu tại địa
phương chưa nhiều, kinh nghiệm viết bài còn hạn chế, nên bài khóa luận
cịn nhiều thiếu sót. Em kính mong thầy cơ giáo cùng bạn đọc góp ý kiến
bổ sung để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2014

Sinh viên
Nguyễn Thị Lệ

0


MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 4
2.Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 8
6. Đóng góp của đề tài .................................................................................. 8
7. Bố cục của bài nghiên cứu khoa học......................................................... 8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 9
1.1. Điều kiện tự nhiên ở xã Đơng Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh Tun
Quang........................................................................................................... 9

1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 9
1.1.2. Địa hình.............................................................................................10
1.1.3. Về tài ngun khí hậu, thủy văn. ........................................................10
1.1.4. Thảm thực vật, hệ động vật. ...............................................................11
1.1.5. Về tài nguyên rừng. ...........................................................................11
1.2. Khái quát về người Cao Lan ở xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang ...............................................................................................11
1.2.1.Tên gọi, dân số và sự phân bố ............................................................11
1.2.2. Lịch sử cư trú ....................................................................................12
1.2.3. Các đặc điểm kinh tế .........................................................................14
1.2.4. Các đặc trưng văn hóa ......................................................................17
1.2.4.1. Văn hóa vật chất .............................................................................17
1.2.4.2.Văn hóa xã hội.................................................................................22
1.2.4.3. Văn hóa tinh thần ...........................................................................25
1.3. Tiểu kết ................................................................................................26

1


CHƯƠNG 2: SINH KẾ CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở XÃ ĐÔNG THỌ,
HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG ...................................28
2.1. Khái niệm sinh kế .................................................................................28
2.2. Các hoạt động sinh kế truyền thống ......................................................30
2.2.1. Trồng trọt ..........................................................................................31
2.2.2. Tập quán chăn nuôi ...........................................................................35
2.2.3. Nghề thủ cơng gia đình ......................................................................37
2.2.4.Săn bắn, hái lượm và đánh cá.............................................................38
2.3. Tiểu kết ................................................................................................41
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TRỊ MỚI VỀ SINH KẾ VÀ MỘT SỐ ĐỀ
XUẤT BẢO TỒN TẬP QUÁN MƯU SINH TRUYỀN THỐNG CỦA

NGƯỜI CAO LAN XÃ ĐÔNG THỌ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH
TUYÊN QUANG TỪ ĐỔI MỚI (1986) ĐẾN NAY .................................43
3.1. Biến đổi trong trồng trọt .......................................................................43
3.1.1. Trồng lúa ...........................................................................................43
3.1.2. Trồng màu .........................................................................................46
3.1.3. Trồng cây công nghiệp ......................................................................47
3.2. Biến đổi trong chăn nuôi ......................................................................49
3.3. Nét mới trong nghề thủ công ................................................................51
3.4. Nét mới trong đánh cá, săn bắn và hái lượm .........................................52
3.5. Nét mới trong trao đổi, buôn bán ..........................................................52
3.6. Thành quả và hạn chế về sinh kế của người Cao Lan từ Đổi mới (1986)
đến nay. .......................................................................................................53
3.6.2. Giá trị các phương thức mưu sinh truyền thống.................................59
3.6.3. Hạn chế .............................................................................................62
3.7. Một số đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy sinh kế của người Cao Lan
dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường .................................................63
3.7.1. Một số giải pháp ................................................................................63

2


3.7.2. Một số đề xuất ...................................................................................68
3.8. Tiểu kết chương 3 .................................................................................70
KẾT LUẬN ................................................................................................72

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã định nghĩa về văn hóa, đó là: “Vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, HỒ CHÍ
MINH xác định văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội là thuộc về kiến
trúc thượng tầng có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế, chính trị, xã hội tạo
thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội. Đặc biệt trong mối quan hệ
kinh tế-văn hóa, Người chỉ rõ “văn hóa là kiến trúc thượng tầng nhưng
khơng thể đứng ngồi mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phục
vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng, phát triển kinh tế. Xây dựng kinh
tế là để tạo điều kiện cho xây dựng, phát triển văn hóa”.
Có thể nói, năm 1986 là bước ngoặt lớn trong tư duy, mở ra cơ hội
phát triển cho đất nước. Việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,
chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước dần đưa
nước ta thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế. Cùng với hàng loạt các chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, nhất là các chính sách ưu tiên
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng miền núi dân tộc đã làm thay đổi
mọi mặt của đời sống xã hội; làm thay đổi diện mạo của nơng thơn miền
núi nói chung. Xã Đơng Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh Tun Quang cũng
khơng nằm ngồi quy luật chung đó. Thật vậy, trải qua hơn 20 năm, từ sau
Đổi mới 1986 đến nay, nền kinh tế - xã hội của xã nói chung, đồng bào Cao

4


Lan nói riêng đã có nhiều thay đổi đáng kể. Một trong những thay đổi dễ

nhận thấy đó chính là những biến đổi về sinh kế của họ.
Để thấy được sự đúng đắn trong chủ trương, chính sách và đường lối
của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong cơng cuộc Đổi mới, rút ra những
bài học kinh nghiệm cho các cấp chính quyền địa phương, góp phần làm cơ
sở cho việc hoạch định phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp
với đặc điểm của địa phương trong q trình xây dựng nơng thơn mới nói
chung, ở người Cao Lan nói riêng, tơi mạnh dạn chọn đề tài: Biến đổi sinh
kế của người Cao Lan ở xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang để làm khóa luận của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Bài khóa luận tập trung nghiên cứu về vốn văn hóa sản xuất, tập
quán mưu sinh của người Cao Lan để thấy được những tri thức văn hóa,
những tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất của họ, cũng như thấy được mối
liên hệ giữa văn hóa sản xuất đến tổng thể truyền thống văn hóa của người
Cao Lan.
Bài khóa luận đi sâu tìm hiểu những biến đổi của tập quán mưu sinh
truyền thống của người Cao Lan trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa hiện nay; cũng như thấy được sự tác động của những biến đổi đó đến
vấn đề đời sống kinh tế hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống vật
chất, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho họ.
Đồng thời, trên cơ sở của những tác động của tập quán mưu sinh đến
vấn đề đời sống kinh tế hộ gia đình đó, bài khóa luận xin đưa ra một số giải
pháp nhằm phát huy tập quán mưu sinh truyền thống cũng như nhằm khai
thác hiệu quả thế mạnh sản xuất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho
người Cao Lan.

5


3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, có khá nhiều tác phẩm, các cơng trình nghiên cứu về vấn
đề phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ khi Đảng và
Nhà nước ta đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thôn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở vùng các dân tộc
miền núi, đã thu hút khơng ít sự quan tâm của các nhà khoa học trên các
lĩnh vực nghiên cứu hướng về đồng bào các dân tộc thiểu số. Đối với ngành
văn hóa, Dân tộc học, chính sách của Đảng và Nhà nước đã mở ra thêm
một hướng nghiên cứu mới. Nếu như trước đây tình hình nghiên cứu dân
tộc tập trung chủ yếu vào giới thiệu các dân tộc thiểu số ở nước ta trên quan
điểm đồn kết, bình đẳng, tơn trọng các dân tộc trong đại gia đình các dân
tộc Việt Nam, thì hiện nay ngành văn hóa cũng như ngành Dân tộc học đã
đề cập đến các vấn đề thời đại, hiện đại của cuộc sống các đồng bào trên cơ
sở đối chiếu, so sánh sự tác động của văn hóa truyền thống đến các vấn đề
trên và ngược lại. Có thể kể đến tên các cơng trình: Phát triển nơng thơn
miền núi và dân tộc trong thời kỳ chuyển đổi của tác giả Trần Văn Hà
(Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007); cuốn Cơng nghiệp hóa từ
nơng nghiệp của tác giả Đặng Kim Sơn (Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội 2001)… Hầu hết các tác phẩm đã đi vào vấn đề thực trạng phát triển
kinh tế văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc; sự tiếp cận của đồng bào dân
tộc thiểu số với vấn đề kinh tế, xã hội hiện đại, tiến bộ khoa học kỹ thuật
cũng như sự tác động của văn hóa truyền thống đối với những vấn đề đó.
Đồng thời những cơng trình đó cũng đưa ra những biện pháp nhằm phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào trên cơ sở phát huy các giá trị
tích cực của văn hóa truyền thống, đặc biệt là những tri thức dân gian trong
lĩnh vực sản xuất và hạn chế những lạc hậu của văn hóa truyền thống các
dân tộc thiểu số.
Đối với người Cao Lan từ trước tới nay, đã có một số cơng trình

6



nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, văn hóa của họ nói chung, có thể kể đến một
số cơng trình như Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các
tỉnh phía Bắc), Nxb KHXH, H, 1978, phần Dân tộc Cao Lan-Sán Chỉ của
Nguyên Nam Tiến; Văn hóa truyền thống của người Cao Lan của tác giả
Nguyễn Thịnh (Nxb Văn hóa Dân tộc, H, 1999); Khổng Diễn – Trần Bình
– Đặng Thị Hoa – Đào Huy Khuê, Dân tộc Sán Cháy ở Việt Nam (Nxb Văn
hóa Dân tộc, H,2003); Nguyễn Thành Nam, Một vài nhận xét qua tìm hiểu
ăn uống của người Cao Lan ở Thái Nguyên, Tạp chí dân tộc học, số
5/2008; Đặng Huy Kiểm, Dân tộc Cao Lan, Tạp chí dân tộc số 35/1962;
Đặng Nghiêm Vạn, Vấn đề Cao Lan - Sán Chỉ, Tạp chí dân tộc số 66/2004;
Nguyễn Nam Tiến, Đặc điểm về trồng trọt của người Cao Lan – Sán Chỉ,
Tạp chí dân tộc học số 4/1976. Ngồi ra, cũng đã có một số luận án nghiên
cứu sinh viết về lĩnh vực lễ hội, dân ca của các NCS Học viện
KHXH…Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình nghiên cứu đã đề cập trên phạm
vi rộng, ở nhiều địa bàn khác nhau, mang tính khái qt cao. Trong khí đó,
bộ phận Cao Lan cư trú ở xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang thì từ trước tới nay hầu như chưa có cơng trình nghiên cứu chung
nào, nhất là các cơng trình hay bài viết liên quan đến biến đổi sinh kế của
đồng bào.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là biến đổi sinh kế của
người Cao Lan ở xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương ,tỉnh Tuyên Quang từ
đổi mới 1986 đến nay.
Đây là lĩnh vực liên quan đến đời sống kinh tế hộ gia đình của người cao
Lan từ đổi mới 1986 đến nay với những hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn
nuôi, các ngành nghề thủ công, các hoạt động trao đổi buôn bán, dịch vụ…
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các thôn bản thuộc địa bàn
xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương.


7


5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được hồn thành dựa trên phương pháp điền dã dân tộc
học, xã hội học nhằm thu thập tài liệu, thông qua việc quan sát thực địa;
đồng thời kết hợp với việc phỏng vấn, ghi chép các đối tượng thuộc mọi
tầng lớp nhân dân… Bên cạnh đó, chúng tơi cũng cịn kết hợp sử dụng
phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp nguồn thư tịch đã thu
thập được.
6. Đóng góp của đề tài
- Từ những tư liệu thu thập được, khóa luận góp phần giúp cho người
đọc hiểu biết thêm những nét đặc trưng văn hóa có tính địa phương của dân
tộc Cao Lan ở xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Khóa luận cũng là tư liệu hữu ích giúp cho các nhà nghiên cứu khi
tìm hiểu về tập quán truyền thống và sự biến đổi sinh kế của người Cao
Lan trước và từ sau Đổi mới đến nay.
- Tư liệu trình bày trong khóa luận góp phần giúp ích cho chính
quyền địa phương trong việc tìm ra giải pháp để tận dụng tiềm năng, phát
huy thế mạnh trong tập quán mưu sinh truyền thống trong phát triển kinh tế
- xã hội của xã nhà.
7. Bố cục của bài nghiên cứu khoa học
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục ảnh, khóa luận
gồm có:
Chương 1: Khái quát về địa bàn và tộc người nghiên cứu.
Chương 2: Sinh kế của người Cao Lan ở xã Đông Thọ, huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Những giá trị mới về sinh kế và một số đề xuất bảo tồn
tập quán mưu sinh truyền thống của người Cao Lan xã Đông Thọ, huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang từ đổi mới (1986) đến nay.


8


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU

1.1. Điều kiện tự nhiên ở xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương, tỉnh Tun
Quang
1.1.1. Vị trí địa lý
Đơng Thọ là một xã thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và
nằm trong vị trí có tọa độ 21º39’ vĩ độ Bắc, 105º17’ kinh độ Đơng, có diện
tích 49,23km², với dân số là 7886 người (năm 1999), với mật độ dân số đạt
160 người/km². Xã Đông Thọ là một trong 32 xã của huyện Sơn Dương
nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, là một nơi mang đậm dạng địa hình
của một xã trung du miền núi phía Bắc, địa hình khơng bằng phẳng xen kẽ
với các đồi núi thấp hình bát úp, có độ dốc thấp (chủ yếu là núi đá vôi bên
cạnh các núi đất) là các thung lũng nhỏ. Xã Đơng Thọ giáp với:
Xã Cấp Tiến ở phía Bắc.
Xã Đơng Q ở phía Nam.
Xã Quyết Thắng ở phía Đơng.
Xã Phúc Ứng và thị trấn Sơn Dương ở phía Tây.
Xã Đông Thọ gồm 16 thôn là: Hữu Lộc, Đá Trơn, Trung Thu, Đông
Ninh, Đông Trai, Đông Thịnh, Xã Hương, Hà Sơn, Vịng Kiềng, Mỹ Thọ,
Làng Hào, Khúc Nơ, Đa Thọ, Tân An, Y Nhân, Cẩm Khê.
Xã Đông Thọ nằm bên cạnh bờ sơng Lơ, nên cũng có một phần đất
phù sa từ dịng sơng bồi đắp, nhưng chủ yếu là đất đồi, đất rừng. Từ điều
kiện tự nhiên như vậy đã tạo thuận lợi cho phát triển cả nông nghiệp và
trồng rừng. Xen kẽ với các đồi núi thấp và các thung lũng thấp, cánh đồng
phù sa ven song là nơi cư trú tập trung của các dân tộc: Kinh, Cao Lan,

Tày, Nùng, Hmơng. Trong đó tập trung nhiều đồng bào Cao Lan sinh sống
nhất là các thôn Cẩm Khê, Hữu Lộc, Đá Trơn, Trung Thu, Tân An.

9


1.1.2. Địa hình
Xã Đơng Thọ có địa hình khơng bằng phẳng, độ cao trung bình so
với mặt nước biển 367m và được phân hóa thành ba dạng địa hình cơ bản:
- Dạng địa hình đồi núi cao, có độ cao trung bình so với mặt nước
biển lớn hơn 372m, độ dốc trên 15º, phân bố ở phía Đơng và Đơng Nam,
diện tích khoảng 23% tổng diện tích tự nhiên. Dạng địa hình này phần lớn,
là đồi núi cao và núi đá có lùm cây rậm rất thích hợp cho khoanh ni và
bảo vệ rừng tái sinh.
- Dạng địa hình đồi núi thấp có độ cao trung bình so với mặt nước
biển từ 265m đến 372m, độ dốc từ 8-15º. Chúng phân bố nhiều ở phía Bắc
và Tây Bắc, diện tích chiếm khoảng 46% diện tích tự nhiên. Diện tích địa
hình này lớn, thích hợp với phát triển trồng rừng.
- Dạng địa hình bằng có độ cao trung bình so với mực nước biển
dưới 265m, độ dốc dưới 8º, phân bố ở khu vực phía Đơng của xã Đơng
Thọ. Diện tích khoảng 31% diện tích tự nhiên tồn xã, thích hợp với phát
triển nông nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác.
1.1.3. Về tài ngun khí hậu, thủy văn.
Xã Đơng Thọ nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa, nên một
năm có 2 mùa phân biệt rõ rệt, đó là mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 tới tháng
10 và mùa khô hanh bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau. Về
mùa mưa nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 33-35ºC, mùa khô hanh lạnh lẽo
có thể xuống tới 12-13ºC. Nhiệt độ năm trung bình mùa mưa nóng vào
khoảng 27,8ºC, mùa hanh khơ nhiệt độ trung bình 17,8ºC.
Địa bàn xã có sơng Lơ chảy qua với chế độ nước chảy theo mùa.

Ngoài ra trên địa bàn xã cịn có các hệ thống ao ngịi, khe suối... Đây là một
nguồn cung cấp nước phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân và phục vụ
công tác sản xuất nông nghiệp và phát triển trồng rừng.

10


Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500mm. Lượng mưa phân bố
không đều, tập trung nhiều vào tháng 5, tháng 6, tháng 7 trong thời gian
này chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tập trung thường
gây rửa trơi, xói mịn đất, đặc biệt là ở đất dốc.
Độ ẩm khơng khí bình qn trong năm là 80,5%. Thời gian có độ ẩm
cao nhất lên tới 85%, thời gian có độ ẩm thấp nhất là 76%. Chế độ gió ở địa
bàn xã chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính là gió Đơng Bắc và gió
Đơng Nam.
1.1.4. Thảm thực vật, hệ động vật.
Với diện tích là 49,23 ha chủ yếu là đồi núi thấp cùng với đó là hệ
thống sơng ngịi, ao, suối... Với nguồn nước khá dồi dào đã tạo cho khu vực
này một điều kiện thuận lợi cho thảm thực vật, động vật sinh sôi phát triển.
Cùng với diện tích rừng khá dày đặc cũng góp phần thúc đẩy của sự sinh
trưởng của các loài thực vật, các loài động vật quý hiếm khác.
1.1.5. Về tài nguyên rừng.
Với diện tích tự nhiên khoản trên một nghìn hecta thì diện tích rừng
chiếm khoảng 63% . Đây là diện tích đất rừng tự nhiên sản xuất. Trong
những năm qua, công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất lâu năm của các cấp Nhà nước đối với người Cao Lan đã có
bước phát triển mạnh. Hầu hết 100% số hộ gia đình đã có ít nhiều diện tích
nhất định để trồng rừng.
1.2. Khái quát về người Cao Lan ở xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang

1.2.1.Tên gọi, dân số và sự phân bố
Cao Lan cịn có tên gọi là Sán Chay, Sán Chỉ, Hờn Bận có nơi gọi là
Sán Chới. Đó là những biến dạng trong cách phát âm đối với hai chữ Sơn
tử hay Sơn ti, có nghĩa là người rừng hoặc người núi.

11


Tại sao gọi là Cao Lan? Cho đến nay còn nhiều ý kiến giả thiết,
phỏng đoán. Trước đây các học giả người Pháp gọi là Mán Cao Lan, coi
Cao Lan là một ngành của dân tộc Mán (Dao). Cũng có người gọi là Trại.
Nhưng cho đến nay, qua nghiên cứu, nhiều người thóng nhất gọi Cao Lan
là một cộng đồng người riêng biệt, có lịch sử phát triển riêng với đặc điểm
tộc người của mình khác hẳn với cộng đồng người Dao.
Hiện nay, dân số Cao Lan tại xã Đông Thọ là 1236 người, phân bố
chủ yếu tại các thôn như Đá Trơn, Hữu Lộc, Trung Thu, Tân An, Cẩm
Khê. Người Cao Lan tập trung thành các thôn bản sống xen kẽ với các dân
tộc khác trong xã như Kinh, Tày, Hmơng…
1.2.2. Lịch sử cư trú
Truyền thuyết nói khơi thủy nước và đất đều khơng có, nhưng đất và
nước đều khơng rời nhau. Dẫu vậy đã có Bàn Vương, Bàn Vương xuống
biển mượn và mang về một con Kỳ Lân lên trờ và bằng hơi thở ông đã làm
ra 9 mặt trời bao quanh mặt đất song về sau Thích Ca đã tieu diệt đi 7 mặt
trời đủ để chiếu sáng nhân gian nhưng không đốt cháy. Năm Vĩnh Chinh
thứ 3 có nạn hồng thủy làm ngập trái đất chỉ cịn lại một đỉnh núi Cơn Lơn
nước khơng ngập đến. Nạn hồng thủy làm ngập cây cối, vạn vật đều chết
hết chỉ có Phục Huy và em gái sống sót trong quả bầu. Hai người trốn lên
đỉnh núi và gặp một con Rùa đen hiện lên bảo họ phải lấy nhau, hai người
đánh rùa và cắt ra từng mảnh mà rùa vẫn không chết vẫn khuyên họ lấy
nhau, họ không nghe và tiếp tục đi mãi, lúc ấy thần cây hiện lên nói họ phải

lấy nhau, hai anh em đã chặt cây và đốt thành hai đống lửa, khói từ hai
đống lửa bay lên và quyện vào nhau tạo thành hình trơn ốc, lúc này hai anh
em trời cho họ lấy nhau, sau một đêm người em gái có mang và 10 tháng
sau thì sinh ra một bọc thịt và máu hình con rùa. Khối thịt được phân làm
300 mảnh và trở thành họ của lồi người, có 50 họ trở thành họ của chúa

12


đất và thần thánh. Vậy nên các vua chúa và thần thánh đều cùng một nguồn
gốc.
Nhưng về sau có nhiều đàn ơng hơn đàn bà, họ khơng có quần áo,
khơng có thắt lưng, khơng biết làm nhà gieo hạt, họ ăn sống nuốt tươi,
khơng học hành gì, họ giao cấu với cả người trong họ. Rồi Phục Huy trở lại
nhân gian dạy họ biết làm ăn, ăn mặc; Lỗ Ban dạy họ cách xây nhà; Ngọc
Hoàng dạy họ biết dùng lửa nấu chín thức ăn; Chu Hồng dạy họ luật hôn
nhân và quan hệ với những người thân; Thần Nông dạy họ cách gieo trồng
cây lúa, Bàn Cổ cấp giống lúa cho họ.
Truyền thuyết kể rằng Bàn Cổ có 2 con trai và 12 con gái. Người con
trai cả là tổ tiên của người Hán, người con thứ hai là tổ tiên của người
Kinh. Cịn 12 người con gái khơng gả chồng hết được, do đó một người
con gái tổ tiên của người Mán Đại Bản lấy chồng người khỉ đuôi dài, nên
người phụ nữ của họ mặc trang phục áo vạt dài giống đuôi khỉ; một cô khác
lấy chồng người chó tổ tiên của người Cao Lan nên phụ nữ đều mặc áo
thêu hình thang trên bả vai tượng trưng cho những vết cắn của chó. Dưới
cánh tay khâu những miếng vải xanh trắng tượng trưng cho những vết chân
chó.
Theo các nguồn thư tịch và những lời kể của người già thì tổ tiên của
người Cao Lan trước đây ở vùng tây Hương Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông –
Trung Quốc. Do quá trình làm ăn sinh sống giặc giã, tộc người Cao Lan rời

bỏ quê hương vào thời nhà Minh đi đến Quảng Tây – Trung Quốc rồi đến
Nam Ninh vào bắc Việt Nam ngày nay. Chính vào bắc Việt Nam cư trú làm
ăn sinh sống, người Cao Lan được vua Nam ủy quyền cho tri huyện cấp
văn bằng được phép làm ăn lập nghiệp ở các địa phương ở Việt Nam, tính
đến nay đã được 4 đời, người Cao Lan vào Việt Nam đông nhất vào năm
1791, song cũng có bộ phận vào sớm hơn năm 1743.

13


Nhưng vậy có thể nói tộc người Cao Lan có nguồn gốc từ Trung
quốc rồi di cư vào Việt Nam ở thời nhà Minh với hai tộc người chính là
Cao Lan – Sán Chí. Người dẫn dắt di cư của người Cao Lan là tù trưởng
Ninh Văn Bính, sau khi tù trưởng Bính qua đời tù trưởng Hồng Văn Thân
là người Cao Lan thay thế, đời sống khó khăn họ di cư đến Bắc Giang, Thái
Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang. Nhưng chế độ cai quản của từng tộc
người ở các tỉnh nói trên lại một lần nữa nghe lời tù trưởng di cư vào các
tỉnh Hịa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa làm ăn định cư. Nhưng vì người Cao
Lan là dân tộc ít người mà người Mơng lại đơng nên vua Mường kiên quyết
không cho người Cao Lan và vua Cao Lan sinh sống ở đây, vua Mường
đuổi vua Cao Lan đi, nên tộc người Cao Lan trở về quê cũ ở Đông Bắc Việt
Nam, tập trung số lượng đông nhất là ở Tuyên Quang cách đây 300 – 400
năm (từ thế kỷ XVII – XVIII).
Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng họ sống với một tinh thần
lạc quan, u đời trong q trình định cư, tích lũy nhiều kinh nghiệm, học
hỏi các cộng đồng khác, nên canh tác đã được cải tiến, khai phá đất làm
ruộng, cấy lúa nước, trồng ngô, trồng bông, cây ăn quả, chăn nuôi gia
súc…
1.2.3. Các đặc điểm kinh tế
Người Cao Lan trước khi sang Việt Nam đã có một trình độ kinh tế văn hóa nhất định. Theo gia phả của tổ tiên thì trước đây ở quê hương cũ

người Cao Lan vốn có ruộng đất đời đời truyền cho con cháu làm ăn. Sang
đến Việt Nam họ vấn giữ được lối canh tác tiên tiến vốn có. Họ biết định
cư đến gần những dịng sơng trong những thung lũng thấp thuận tiện cho
việc khai phá ruộng đồng. Hầu hết đất đai nơi người Cao Lan cư trú là
những mảnh đất tương đối màu mỡ, thường gần nguồn nước thuận lợi cho
việc làm ruộng nước. Họ đã khai phá được những cánh đồng lúa rộng.
Đồng bào trồng nhiều loại lúa và đặc biệt có quán trồng một giống lúa là

14


lúa Lào “hu lao”, tuy năng suất không cao nhưng nấu rượu rất tốt. Cịn có
loại lúa mục tiền và nếp cẩm, hai loại lúa này cấy vào tháng 5, thu thập vào
tháng 9 -10 âm lịch. Lúa tẻ mục tiền khi gặt bó thành cụm đem về phơi
ngồi sân cho khơ, rồi thu vào chất thành đống ở góc nhà, trước khi giã thì
treo lên gác bếp cho giịn, đem xuống cối giã thật kỹ rồi sàng xẩy. Riêng
lúa nếp cẩm thì gặt bằng liềm, đem về đập vào máng, phơi khơ, cho vào cối
xay. Ngồi ra cịn trồng nhiều loại lúa khác như lúa ré, lúa mạch.
Đi đôi với việc trồng lúa nước, đồng bào thường phát một ít nương
rẫy hoặc làm soi bãi để trồng ngô, khoai, các hoa màu khác như: rau, đỗ,
vừng, lạc. (Họ thường trồng đỗ xen kẽ với lúa để nếu có chồn, sóc tới phá
thì nó sẽ ăn đỗ chứ khơng ăn lúa).
Người Cao Lan trước kia thường tra loại lúa nương sớm – là loại lúa
ngắn ngày gieo trồng vào khoảng tháng 4, thu hoạch tháng 9. Ngồi ra cịn
trồng cả lúa nương muộn là loại lúa dài ngày, trồng vào tháng 5 thu hoạch
vào tháng 10. Xưa kia người Cao Lan khi gặt lúa nương thường dựng chịi
để phơi thóc có thể cao 3m, trong chịi người ta làm 3 – 4 giàn phơi xếp lên
nhau, giàn nọ cách giàn kia khoảng 40 – 50 cm. Người Cao Lan khi gặt lúa
nương cũng cắt bó thành cụm như người Dao và các dân tộc khác. Sau mỗi
buổi gặt họ đem các cụm thóc phơi ngửa thành từng hàng trên những giàn

phơi, khi thóc đã khơ họ mới gánh thóc về nhà cho vào kho hay treo trên
gác bếp.
Cũng vào thời điểm phát nương trồng lúa muộn, người Cao Lan phát
cả nương trồng ngô nếp (trước kia đồng bào ở đây chưa biết trồng ngô tẻ),
tiếng Cao Lan gọi là “mếch nùi”. Khi thu hoạch ngô về phơi cả bắp, lúc
khô đem vào cối giã, sàng lấy hạt để bung ăn. Trước kia do không biết bảo
quản nên ngô không để được lâu, đồng bào chỉ biết ngâm vào nước một lúc
rồi giã nát và nấu cho lợn ăn.

15


Đồng bào còn trồng cả khoai, làm lương thực phụ. Khoai nương này
trồng vào khoảng tháng 9 đến tháng 6 thu hoạch.
Ngồi việc trồng lúa ngơ ngồi đồng. Xung quanh nhà ở còn trồng
cây ăn quả, tre và các loại cây lấy gỗ khác. Ngồi việc trồng trọt, đồng bào
cịn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm khác; thả cá ruộng, ao; đánh cá sơng,
ngịi; săn bắn; thu hái lâm sản, khai thác gỗ nứa; làm các nghề phụ gia đình
như: dệt vải, đan lát, có người cịn biết rèn dao sửa súng.
Trước kia việc sản xuất của người Cao Lan cịn mang nhiều tính tự
cấp, tự túc, sản phẩm đem bán không nhiều lắm, thu nhập kinh tế trong gia
đình cịn thấp, nạn đói thường xun xảy ra. Những năm mất mùa, phải vay
nhau ăn, hoặc phải vào rừng kiếm củ mài sống qua ngày, nếu đào được
nhiều khi đem ra chợ bán lấy tiền mua gạo.
Ở người Cao Lan săn bắn thú rừng, ngoài việc bảo vệ nương rẫy cịn
góp một phần nhỏ trong việc cải thiện sinh hoạt gia đình. Người Cao Lan
nào đi săn thì con thú săn được thuộc về gia đình người đó. Nếu săn tập thể
thì chia đều cho những người trong cuộc, riêng người bắn trúng đầu tiên
được thêm cái thủ.
Khác với Tây Bắc, Đông Bắc là khu vực thương mại, buôn bán phát

triển khá hơn. Các chợ phiên trong khu vực này hình thành sớm và có vai
trị quan trọng trong đời sống kinh tế của các tộc người. Mặc dù xưa kia đời
sồng khó khăn, song người Cao Lan cũng sớm tham gia vào hoạt động trao
đổi, buôn bán tại các chợ phiên. Hoạt động trao đổi, buôn bán trong nội bộ
làng bản của họ diễn ra thường xuyên. Mặt hàng được trao đổi khá phong
phú. Đó là các sản phẩm thủ công: đồ đan, vải mộc... hoặc các loại thảo
dược được chưa bệnh; các loại cá tôm... đánh bắt được. người Cao Lan ở
thôn Đông Thọ thường họp chợ một tuần một lần, trong lần họp chợ ấy
người Cao Lan sẽ mua bán những đồ dùng cho gia đình trong vòng một

16


tuần, đây cũng là lúc người Cao Lan mang hàng hóa của gia đình đi bán
như hoa quả trồng được, gia súc...
Các loại tiền mà người Cao Lan biết đến và đã từng sử dụng là tiền
Bảo Đại, tiền của Pháp, tiền Cụ Hồ, tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Ngày trước người Cao Lan chưa biết tích trữ vàng mà chỉ có bạc.
Những năm gần đây vàng đã được biết đến và sử dụng.
1.2.4. Các đặc trưng văn hóa
Đơng Thọ là một xã có thể nói là có bước phát triển tương đối nhanh
về mọi mặt. Vì chỉ cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 20km nên mức
độ nhạy cảm về phát triển kinh tế, xã hội là rất nhanh. Trong những năm
qua, cuộc sống của người dân nơi đây đã được cải thiện rõ rệt, trình độ dân
trí cũng tăng đáng kể. So với trước kia, khi kinh tế chưa phát triển thì đời
sống của người dân thật sự khó khăn.
1.2.4.1. Văn hóa vật chất
Người Cao Lan lập thôn dưới chân núi, sườn thấp các thung lũng.
Thôn của đồng bào thường dựa vào lưng núi, quay mặt ra cánh đồng, sơng
suối. Đó là những vị trí cao ráo, thuận lợi cho sinh hoạt. Phần đất đai thấp

trong thôn thường được dùng để khai phá làm ruộng. Trước khi lập thôn
bao giờ người dân cũng phải xem điều kiện đất đai, tức là điều kiện khai
phá ruộng đất để làm ăn.
Mỗi thơn của đồng bào thường có tên gọi riêng gắn liền với địa danh
cụ thể mở đó. Có khi tên được gọi theo một truyền thuyết hay sự kiện lịch
sử nào đó ở địa phương. Đặc biệt tên thơn của đồng bào cịn phản ánh rõ
bản chất cư dân nơng nghiệp đó là tên gọi thường gắn với yếu tố ruộng
nước như Hữu Lộc, Đá Trơn, Vòng Kiềng...
Đối với mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hóa vật chất
cũng như tinh thần đặc sắc riêng của mình. Với người Cao Lan cũng vậy,

17


họ ln có một nét riêng trong đời sống từ cách làm để sinh sống đến
những sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
a. Với nhà ở
Chúng ta có thể thấy các loại hình nhà ở nói chung, về nhà ở truyền
thống của người Cao Lan thường là nhà sàn với kiểu: 1 gian 2 chái; 3 gian
2 chái; 4 gian 2 chái hoặc nhà trệt dựng nhà bằng gỗ không mối mọt, tất cả
đẽo trịn, vng, thẳng đục lỗ xun văn trông cứng cáp và chắc chắn, để ra
một chái để làm cầu thang lên xuống hoặc đi ra sau. Với kiểu nhà 3 gian 2
chái thì có kết cấu như sau:
1. Chái liền với 1 gian để trang trí nơi để bếp nước, đi lại, tắm rửa,
để đồ dùng sinh hoạt đun nấu.
2. Gian để ăn cơm tiếp khách.
3. Gian để bàn thờ tổ tiên
Chính điều kiện sống của họ đã tạo cho người Cao Lan phong tục
làm nhà sàn, họ phải làm nhà cao lên để có thể sống trong rừng núi, tránh
thú dữ… hơn nữa họ làm nhà sàn cũng là để nhốt gia súc.

Ngoài ra người Cao Lan cũng rất khéo tay, kể cả nam lẫn nữ, họ đan
những tấm đệm để phơi lúa. Họ kết những cây cỏ gianh thành phên rồi lợp
lên mái nhà khá kỳ công, và mất nhiều thời gian. Để làm được một ngôi
nhà, người Cao Lan phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn: chuẩn bị nguyên vật
liệu, xem đất, xem hướng, chọn ngày khởi cơng, ngày dựng… cơng việc
chuẩn bị có thể kéo dài tới vài năm thâm chí có khi lên tới hàng chục năm
tùy theo khả năng kinh tế của mỗi gia đình. Đặc biệt, đối với quan niệm của
người Cao Lan thì cây cột có ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó có ý nghĩa như là
cái trụ vững chắc biểu hiện sự thẳng thắn, khỏe mạnh của con người.
Những yếu tố, quan niệm của dịch học cũng có ảnh hưởng như là một cái
gạch nối giữa trời đất, giữa tầng dưới với tầng trên. Cột lõi thọ được chôn
sâu xuống đất không phải chỉ để làm cho cột thêm chắc chắn mà nó cịn có

18


ý nghĩa là tiếp giáp với phần dưới để chuyển tất cả những sinh lực của vũ
trụ làm cho âm dương đối đãi mà phát sinh phát triển. Vì thế mà sau này
khi nhà sàn dần được cải tiến, các chân cột thường được kê bằng tường đá
lớn thì người Cao Lan vẫn chôn một hoặc một vài chân cột xuống gọi là để
định âm dương. Chính vì vậy cây cột có vị trí quan trọng, gắn liền những ý
nghĩa thiêng liêng như vậy nên nó được chọn rất kỹ lưỡng.
Cùng với q trình đơ thị hóa hiện nay, số nhà sàn truyền thống cịn
rất ít. Họ đã dần chuyển sang ở nhà đất hay nhà xây giống nhà của người
Kinh. Vài năm tới, có khi nhà sàn của người Cao Lan chỉ còn trong ký ức,
trong bảo tàng… nếu chúng ta khơng có kế hoạch và những phương pháp
để tơn tạo và bảo tồn.
b. Trang phục
Người Cao Lan có truyền thống trồng bông, dệt vải, vải được dệt
thành tấm rồi được nhuộm chàm cùng một số nguyên liệu khác. Trong các

công đoạn để tạo ra một bộ trang phục: việc chế tác các công cụ, chế biến
sợi bông và trồng bơng thường do đàn ơng làm, cịn những cơng việc như
cán bông, quay sợi, dệt, nhuộm, cắt may đều do phụ nữ đảm nhiệm, những
công việc này đều được trao truyền từ mẹ sang con gái.
Trang phục nam nữ của người Cao Lan mặc ngày thường khá giống
nhau đều có khuy cài trước ngực, hai túi dưới nhuộm màu chàm khơng có
hoa văn. Trang phục nữ khác nam là nữ mặc váy, nam mặc quàn ống chân
què. Nam nữ Cao Lan đều có áo dài được mặc khi đi uống rượu ngày lễ,
ngày hội...
Khi có tang, con trai, con gái, con dâu của người quá cố phải mặc bộ
tang màu trắng và đội khăn trắng, con rể và cháu không phải mặc đồ tang
mà chỉ phải đội khăn trắng.
Áo của thầy cúng có nhiều hoa văn.

19


Trong ngày cưới cô dâu mặc áo thêu hoa văn, ngồi áo phụ nữ cịn
mặc yếm và đeo xà cạp.
Những năm gần đây do ảnh hưởng của văn hóa người Kinh nên
người Cao Lan cũng dần bỏ đi nghề dệt của mình họ khơng cịn trồng bơng,
dệt vải nữa mà thay vào đó là mặc trang phục như người Kinh, trong thơn
bản chỉ cịn những cụ già cịn giữ được một vài bộ trang phục nhưng cũng
quên mất cách tạo ra.
c. Đồ ăn uống
Người Cao Lan cũng như các dân tộc láng giềng hác đều có hệ thống
đồ ăn thức uống gồm các loại có nguồn gốc từ lương thực và các loại có
nguồn gốc khác: thịt, cá, rau, củ quả... Nhìn chung nguyên liệu chế biến đồ
ăn của họ đều là sản phẩm do họ tự làm ra hoặc kiếm từ sông suối, trên
rừng. Từ trước đến nay, người Cao Lan chủ yếu sinh sống bằng nghề nông

nghiệp, trồng trọt, các loại cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn vì thế nguồn
lương thực chính của họ là từ các sản phẩm canh tác nơng nghiệp, các đồ
ăn có nguồn gốc từ lương thực được chế biến qua cách nấu: luộc, xào,
nướng, đồ…
Từ nguyên liệu là gạo nếp và gạo tẻ họ có thể làm bánh, nấu cơm, đồ
xơi,... cũng từ các sản phẩm cây nông nghiệp như: gạo, ngô, sắn... người
Cao Lan đã chế biến thành rượu để dùng trong đám cưới, ma chay, hội hè,
mừng nhà mới...
Các loại thực phẩm khác như gà, vịt, ngan, rau củ..., cũng được chế
biến thành nhiều món. Nhưng đặc biệt trong các dịp cúng tế không thể
thiếu gà, nhưng trong khi chế biến cũng có một số kiêng kỵ với thịt gà, thịt
gà chỉ được luộc hoặc xào và gà cúng phải là gà sống và được cúng nguyên
con. Các loại đồ chấm của người dân rất đa dạng như nước tương,…
Trong ăn, uống người dân hầu như sử dụng hết các loại động, thực
vật để chế biến các loại đồ ăn, thức uống phục vụ cho cuộc sống hàng ngày,

20


nhưng họ cũng không bao giờ ăn và cúng thịt chó (do đây được coi là vật tổ
của người Cao Lan), nhìn chung, hệ thống đồ ăn, thức uống của người Cao
Lan rất phong phú, họ đã biết vận dụng những nguyên liệu có sẵn từ thiên
nhiên và sản phẩm từ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi để chế biến ra nhiều
món ăn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày và làm đồ cúng tế vào những ngày
lễ tết trong năm.
d. Phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển của đồng bào khá thô sơ, chủ yếu là đi bộ,
cùng với đó là những chiếc túi lưới được đeo chéo bên hơng, hoặc được
đeo phía sau lưng như gùi. Những chiếc lưới được đan bằng dây rừng hoặc
dây mây nên rất dai và bền. Nhưng hiện nay kinh tế phát triển đồng bào đã

có xe đạp, xe máy để đi lại nên việc vận chuyển cũng dễ dàng hơn.
Có thể nói, văn hóa vật chất của đồng bào Cao Lan ở xã Đông Thọ,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là một sản phẩm văn hóa. Nó là kết
quả của q trình ứng xử tộc người trong điều kiện tự nhiên cư trú. Đó
khơng chỉ là sự phản ánh truyền thống kinh tế làm ruộng nước lâu đời mà
còn phản ánh những điều kiện đặc thù có tính khu vực của mơi trường tự
nhiên cư trú nơi đồng bào ở.
e. Công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt
Người Cao Lan sinh sống và canh tác chủ yếu ở địa hình đồi núi,
trung du, miền núi của huyện Sơn Dương, nên họ sống bằng nghề nơng
nghiệp trồng trọt, trong đó gồm cả lúa nương và lúa nước. Hệ thống công
cụ sản xuất được chế tác ra thường tương thích và phù hợp với địa hình đồi
núi, sườn dốc trong canh tác ruộng và canh tác nương.
Công cụ chủ yếu để làm nương là dao và rìu. Các cơng cụ này đều
do người Cao Lan tự chế, rất tiện lợi và bền chắc. Khi đi rừng, lên nương
họ mang theo một chiếc túi có quai đeo được tết từ dây gai hoặc dây rừng
(xông) vào một chiếc sọt đan bằng nứa (teo) để đựng đồ ăn và các thứ hái

21


được ở trên rừng mang về nhà. Nếu tra hạt, thì người phụ nữ Cao Lan
thường đeo bên hơng một chiếc giỏ gọi là đinh để đựng hạt giống. Chiếc
đinh được đan bằng tre, hình bầu dục, có quai đeo một bên, cao khoảng
15cm, đáy hình chữ nhật, dụng cụ này khá thuận lợi cho việc tra hạt trên
nương rẫy…
Dụng cụ thu hoạch và chế biến có những nét khác biệt: dụng cụ thu
hoạch lúa nương là chiếc liềm cong và chiếc địn gánh nhọn hai đầu gọi là
địn xóc để gánh lúa nương.
1.2.4.2.Văn hóa xã hội

a. Làng bản
Trước đây, người Cao Lan ở xã Đông Thọ cư trú riêng thành các
bản. Bản của người Cao Lan thường bố trí theo hình thức mật tập, khơng
hàng lối, lối sống khá khép kín. Bản lớn có thể trên 80-100 hộ, bản nhỏ
cũng dăm chục nóc nhà. Hiện nay, người Cao Lan cư trú xen kẽ với các
dân tộc khác: Kinh, Tày, Nùng... và sống tập trung thành làng bản. Trong
các làng bản của người Cao Lan, thường có các dịng họ chiếm số đơng
như Hồng, Vi, Âu... trong các họ lại chia thành các chi. Bên cạnh phân
biệt họ theo tên gọi, người Cao Lan còn phân biệt chi qua cách thờ cúng,
các nghi lễ trong năm.
b. Dịng họ,gia đình và hơn nhân
- Người Cao Lan có nhiều họ: Lâm, Hồng, Sầm, Nguyễn, Âu, Trần,
Hà, Tô, La…Trong mỗi làng của người Cao lan, ngồi quan hệ láng giềng,
hàng xóm, cịn có quan hệ dịng họ. Đây chính là mối quan hệ dựa trên cơ
sở cùng chung huyết thống. Người Cao Lan quan niệm rằng, những người
cùng họ là những người sinh ra cùng chung một ơng tổ. Mỗi họ có thể chia
ra các chi. Các gia đình trong mỗi làng dù là gia đình lớn hay gia đình nhỏ
đều thuộc về một tổ chức dòng họ nhất định. Tuy nhiên, dòng họ khơng chỉ
bó hẹp trong phạm vi của một làng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau,

22


dịng họ có thể vượt ra khỏi phạm vi làng, nhiều vùng khác nhau. Trong
một xóm thường có những dịng họ lớn chiếm đa số.
Trong bản, những người cùng họ thường thích ở gần nhau để có điều
kiện giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn. Tính huyết thống thể hiện
qua cư trú hiện nay hầu như khơng cịn. Tổ chức dịng họ gồm: trưởng họ,
họp họ…, trong đó trưởng họ khơng có vai trị về kinh tế đối với các gia
đình thành viên. Tuy nhiên, ơng ta lại có vai trị quan trọng trong tang ma,

cưới xin, giỗ tổ họ và quan hệ với cộng đồng và bản làng. Trưởng họ còn là
chỗ dựa tinh thần cho các thành viên trong dòng họ khi hoạn nạn, ốm đau.
- Gia đình
Trước đây, người Cao Lan thường tồn tại hai loại gia đình: gia đình
lớn và gia đình nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay gia đình của người Cao Lan chỉ có
bố mẹ và các con, hiếm có những gia đình lớn gồm nhiều ngành, nhiều
người, nhiều thế hệ: con cái từ nhỏ đến khi xây dựng gia đình khơng có vốn
riêng. Các cơng việc trong gia đình đều theo kế hoạch của người cha, cha
có quyền đánh mắng, răn bảo con cái. Sau quyền người cha đến quyền
người anh cả. Khi bố mẹ chết, của cải trong nhà thuộc về những người con
trai, nhưng bao giờ người con trai cả cũng được nhiều hơn. Trường hợp
khơng có con trai thì người con rể nào hiếu thảo sẽ được chọn làm thừa tự.
Nếu hiếm hoi chỉ có một con gái, người rể được hưởng tất cả gia tài của bố
mẹ vợ và có nghĩa vụ phụng thờ tổ tiên và làm ma chay cho gia đình vợ.
Nếu khơng có con, ho phải tìm con ni hoặc cháu trai nội để thừa tự
phụng dưỡng người già, lo ma chay.
Người Cao Lan rất coi trọng lễ tết, dù con trai hay con gái, khi về lễ
tết cho ơng bà phải có q cho bố mẹ, ngược lại ông bà bố mẹ cũng chuẩn
bị quà cho con cháu như: áo, khăn, tiền. Ngày xưa, con trai, con rể đi lễ tết
bằng gà thiến, bánh, nhưng ngày nay đi lễ tết chủ yếu bằng tiền từ tấm lòng
con cháu.

23


×