BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY
VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCE
SCORECARD – BSC) ĐỂ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG
CẦN THƠ (CASUCO)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH THỦY
VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCE
SCORECARD – BSC) ĐỂ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG
CẦN THƠ (CASUCO)
CHUN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
LỜI CAM ĐOAN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Vận dụng bảng điểm cân bằng
(Balance Scorecard - BSC) để đo lường kết quả hoạt động tại Cơng ty Cổ phần Mía
đường Cần Thơ (CASUCO)” là cơng trình nghiên cứu của tơi. Luận văn này chưa
được ai cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Thủy
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Danh mục phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
2.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................. 4
6. Bố cục tổng quát của luận văn ............................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG .... 6
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................. 6
1.1.1. Nghiên cứu hàn lâm ................................................................................... 6
1.1.2. Nghiên cứu ứng dụng ................................................................................. 8
1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 11
1.2.1. Nghiên cứu hàn lâm ................................................................................. 11
1.2.2. Nghiên cứu ứng dụng ............................................................................... 12
1.3. Khe hổng nghiên cứu ...................................................................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG ................ 17
2.1. Tổng quan về bảng điểm cân bằng ................................................................. 17
2.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 17
2.1.2. Các thành phần của bảng điểm cân bằng ................................................. 19
2.2. Sự cần thiết sử dụng bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động
trong doanh nghiệp ................................................................................................ 24
2.3. Mơ hình bảng điểm cân bằng.......................................................................... 25
2.3.1. Bản đồ chiến lược ..................................................................................... 25
2.3.2. Các mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu của bảng điểm cân bằng ................... 27
2.3.2.1. Phương diện học hỏi và phát triển ......................................................... 27
2.3.2.2. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ............................................. 29
2.3.2.3. Phương diện khách hàng ....................................................................... 32
2.3.2.4. Phương diện tài chính ............................................................................ 33
2.3.3. Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo trong bảng điểm cân bằng ...... 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 36
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ ................................................ 37
3.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ ........................... 37
3.1.1.Q trình hình thành và phát triển công ty ................................................ 37
3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty ........................................ 38
3.1.3. Chiến lược của Cơng ty cổ phần Mía đường Cần Thơ ............................ 38
3.1.4. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành ....... 38
3.1.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của CASUCO ....................................... 39
3.2. Thực trạng đo lường kết quả hoạt động tại CASUCO ................................... 40
3.2.1. Phương diện tài chính ............................................................................... 40
3.2.2. Phương diện khách hàng .......................................................................... 41
3.2.3. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ................................................ 43
3.2.4. Phương diện học hỏi và phát triển ............................................................ 45
3.3. Đánh giá thực trạng đo lường kết quả hoạt động tại Cơng ty Cổ phần Mía
đường Cần Thơ. ..................................................................................................... 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 50
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐO LƯỜNG
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG CẦN
THƠ .......................................................................................................................... 51
4.1. Quy trình xây dựng bảng điểm cân bằng tại Cơng ty Cổ phần Mía đường Cần
Thơ ......................................................................................................................... 51
4.2. Xây dựng mơ hình BSC trong đo lường kết quả hoạt động tại CASUCO ..... 51
4.2.1. Xây dựng chiến lược của CASUCO ........................................................ 52
4.2.1.1. Mơ tả q trình phỏng vấn về ma trận SWOT của CASUCO .............. 52
4.2.1.2. Kết quả xây dựng chiến lược của CASUCO ......................................... 57
4.2.2. Xây dựng mục tiêu của từng phương diện và bản đồ chiến lược của bảng
điểm cân bằng ..................................................................................................... 57
4.2.2.1. Mục tiêu từng phương diện của bảng điểm cân bằng ........................... 58
4.2.2.2. Xây dựng bản đồ chiến lược ................................................................. 70
4.2.3. Xây dựng các thước đo và chỉ tiêu trong bảng điểm cân bằng tại
CASUCO ............................................................................................................ 72
4.2.3.1. Xây dựng các thước đo và chỉ tiêu ........................................................ 72
4.2.3.2. Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo, chỉ tiêu................................ 85
4.2.4. Xây dựng bảng điểm cân bằng tại cơng ty cổ phần Mía đường Cần Thơ 88
4.2.5. Triển khai thực hiện việc vận dụng bảng điểm cân bằng để đo lường kết
quả tại CASUCO ................................................................................................ 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 95
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 96
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 96
5.2. Kiến nghị......................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
- BSC: bảng điểm cân bằng
- CASUCO: Cơng ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ
- CP: cổ phần
- DN: doanh nghiệp
- EFS: mơ hình rút ngắn sự điều hành
- GĐ: Giám đốc
- HH: mục tiêu của phương diện học hỏi và phát triển
- MTV: một thành viên
- KH: mục tiêu của phương diện khách hàng
- KSNB: kiểm soát nội bộ
- LNST: lợi nhuận sau thuế
- PD: phương diện
- SP: sản phẩm
- SX: sản xuất
- QLDN: quản lý doanh nghiệp
- QT: mục tiêu của phương diện quy trình kinh doanh nội bộ
- TC: mục tiêu của phương diện tài chính
- THH: thước đo hoặc chỉ tiêu phương diện học hỏi và phát triển
- TNDN: thu nhập doanh nghiệp
- TNHH: trách nhiệm hữu hạn
- TKH: thước đo hoặc chỉ tiêu phương diện khách hàng
- TSCĐ: tài sản cố định
- TQT: thước đo hoặc chỉ tiêu phương diện quy trình kinh doanh nội bộ
- TTC: thước đo hoặc chỉ tiêu phương diện tài chính
- XN: xí nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mơ hình đề nghị bảng điểm cân bằng của Agnieszka Tubis, Sylwia
Werbińska-Wojciechowska......................................................................................... 7
Bảng 2.1: Mục tiêu và thước đo phương diện học hỏi và phát triển ......................... 28
Bảng 2.2: Mục tiêu và thước đo phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ............. 30
Bảng 2.3: Mục tiêu và thước đo phương diện khách hàng ....................................... 32
Bảng 2.4: Mục tiêu và thước đo phương diện tài chính ............................................ 33
Bảng 3.1: Số liệu doanh thu tại CASUCO năm 2015, 2016, 2017 ........................... 39
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu tài chính của CASUCO năm 2016, 2017 ............................. 41
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với CASUCO năm
2016, 2017 ................................................................................................................. 42
Bảng 3.4: Số liệu chi phí sản xuất sản phẩm mía đường của năm 2016, 2017......... 44
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên đối với CASUCO năm
2016, 2017 ................................................................................................................. 46
Bảng 4.1: Bảng điểm cân bằng tại CASUCO ........................................................... 89
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Bốn phương diện của bảng điểm cân bằng ............................................... 19
Hình 2.2: BSC chuyển tầm nhìn và chiến lược trên bốn phương diện ..................... 21
Hình 2.3: Chuỗi giá trị nội bộ ................................................................................... 24
Hình 2.4: Bản đồ chiến lược mô tả cách thức công ty tạo ra giá trị cho cổ đơng và
khách hàng................................................................................................................. 26
Hình 2.5: Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo ................................................. 35
Hình 3.1: Quy trình xử lý chất thải tại CASUCO ..................................................... 45
Hình 4.1: Bản đồ chiến lược tại CASUCO ............................................................... 70
Hình 4.2: Mối quan hệ nhân quả giữa các thước đo tại CASUCO ........................... 87
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Sơ đồ tổ chức Cơng ty CP Mía đường Cần Thơ
Phụ lục 02: Bảng câu hỏi phỏng vấn các nhà quản trị tại Công ty CP Mía đường
Cần Thơ về thực trạng đo lường kết quả hoạt động.
Phụ lục 03: Danh sách các nhà quản trị cấp cao của CASUCO.
Phụ lục 04: Phân tích bảng cân đối kế toán CASUCO năm 2015, 2016, 2017
Phụ lục 05: Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CASUCO năm
2015, 2016, 2017
Phụ lục 06: Phiếu khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với Cơng ty CP Mía
đường Cần Thơ
Phụ lục 07: Quy trình sản xuất mía đường tại Cơng ty CP Mía đường Cần Thơ
Phụ lục 08: Phiếu khảo sát mức độ hài lịng của cơng nhân viên đối với Cơng ty CP
Mía đường Cần Thơ
Phụ lục 09: Bảng câu hỏi về việc tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
tại Cơng ty CP Mía đường Cần Thơ
Phụ lục 10: Danh sách phỏng vấn các nhà quản trị cấp cao CASUCO về chiến lược.
Phụ lục11: Phiếu khảo sát đối với các nhà quản trị về mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu
của phương diện tài chính trong bảng điểm cân bằng tại Cơng ty CP Mía đường Cần
Thơ
Phụ lục12: Phiếu khảo sát đối với các nhà quản trị về mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu
của phương diện khách hàng trong bảng điểm cân bằng tại Công ty CP Mía đường
Cần Thơ
Phụ lục13: Phiếu khảo sát đối với các nhà quản trị về mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu
của phương diện quy trình kinh doanh nội bộ trong bảng điểm cân bằng tại Cơng ty
CP Mía đường Cần Thơ
Phụ lục14: Phiếu khảo sát đối với các nhà quản trị về mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu
của phương diện học hỏi và phát triển trong bảng điểm cân bằng tại Cơng ty CP
Mía đường Cần Thơ
Phụ lục 15: Danh sách khảo sát các nhà quản trị CASUCO về phương diện tài
chính.
Phụ lục 16: Danh sách khảo sát các nhà quản trị CASUCO về phương diện khách
hàng.
Phụ lục 17: Danh sách khảo sát các nhà quản trị CASUCO về phương diện quy
trình kinh doanh nội bộ
Phụ lục 18: Danh sách khảo sát các nhà quản trị CASUCO về phương diện học hỏi
và phát triển.
Phụ lục 19: Kết quả kiểm định thống kê mô tả mục tiêu các phương diện trong BSC.
Phụ lục 20: Bảng câu hỏi phỏng vấn các nhà quản trị cấp cao về những mục tiêu
không đạt độ tin cậy.
Phụ lục 21: Mục tiêu của các phương diện trong BSC đạt độ tin cậy.
Phụ lục 22: Kế hoạch năm tài chính kết thúc ngày 30/6/2018
Phụ lục 23: Kế hoạch chi phí sản xuất năm tài chính kết thúc ngày 30/6/2018
Phụ lục 24: Kế hoạch thời gian sản xuất và cung cấp sản phẩm năm tài chính kết
thúc ngày 30/6/2018
Phụ lục 25: Kết quả kiểm định thống kê mô tả thước đo và chỉ tiêu các phương diện
trong BSC.
Phụ lục 26: Thước đo và chỉ tiêu của các phương diện trong BSC đạt độ tin cậy.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, các doanh nghiệp
sản xuất, dịch vụ đều gặp phải những mối đe dọa đối với việc cạnh tranh gay gắt về
sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp khác trong nước và ngồi nước. Để vượt
qua những thách thức đó, doanh nghiệp cần tự đánh giá, đo lường kết quả hoạt động
của mình. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể so sánh được hoạt động của bản
thân mình với đối thủ cạnh tranh, từ đó, doanh nghiệp tìm ra được hướng giải quyết
để khắc phục vượt qua những khó khăn. Trước đây, các doanh nghiệp thường tự đo
lường và đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp mình thơng qua các thước đo
tài chính. Nhưng hiện nay, để đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của một
doanh nghiệp chỉ bằng thước đo tài chính thì khơng cịn phù hợp nữa. Bởi vì, những
thước đo tài chính này chỉ đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
trong q khứ thơng qua báo cáo tài chính mà không giúp được cho các nhà quản trị
về những dự báo hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tương lai khi đầu tư vào vốn.
Một hệ thống đo lường kết quả hoạt động mới của doanh nghiệp được ra đời vào
những năm 90 đó là bảng điểm cân bằng (Balance scorecard – BSC) do Robert S.
Kaplan và David P. Norton nghiên cứu. Bảng điểm cân bằng cung cấp cho các nhà
lãnh đạo một hệ thống đo lường và quản lý một cách chặt chẽ để định hướng cho tổ
chức mình đạt được những thành cơng bền vững trong mơi trường cạnh tranh khóc
liệt trong tương lai. Do bảng điểm cân bằng được xây dựng bắt nguồn từ chiến lược
nên nó khơng những giúp cho các nhà quản trị đo lường kết quả hoạt động của
doanh nghiệp mà còn giúp cho tất cả cán bộ, cơng nhân viên nhìn nhận ra được
những công việc, hành động cụ thể cần làm để đạt được những chiến lược mà ban
lãnh đạo đã đề ra, gắn kết hoạt động của nhân viên với mục tiêu chiến lược của tổ
chức.
Cơng ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO) là đơn vị hàng đầu trong
ngành mía đường ở Đồng bằng sơng Cửu Long và là một trong năm doanh nghiệp
mía đường lớn nhất trong nước hiện nay. Công ty đang áp dụng các tiêu chuẩn quốc
2
tế trong sản xuất kinh doanh để giúp doanh nghiệp cạnh tranh trong môi trường hội
nhập. Hiện tại, công ty đang thực hiện việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động
bằng các thước đo tài chính truyền thống dẫn đến những hạn chế như: những thước
đo này không hỗ trợ việc quản trị chiến lược, chỉ hướng đến các mục tiêu ngắn hạn
mà chưa hướng đến các mục tiêu dài hạn; không đo lường được các tài sản vơ hình
thuộc về trí tuệ của cơng ty do những tài sản này phải sử dụng các thước đo phi tài
chính để đo lường kết quả hoạt động; và cũng không giúp được công ty tạo ra lợi
thế cạnh tranh. Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, công ty muốn đạt
được chiến lược đã đề ra để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương
lai, công ty cần vận dụng và triển khai thực hiện bảng điểm cân bằng để đo lường và
đánh giá kết quả hoạt động một cách toàn diện trên bốn phương diện: tài chính,
khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển là điều vô cùng cần
thiết.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Vận dụng bảng điểm cân bằng
(Balance scorecard – BSC) để đo lường kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần
Mía đường Cần Thơ (CASUCO)” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung:
Vận dụng mơ hình bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động tại
Cơng ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.
2.2.1. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng chiến lược làm cơ sở để phát triển mơ hình bảng điểm cân bằng
tại Cơng ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.
- Xây dựng các mục tiêu và bản đồ chiến lược cho bảng điểm cân bằng tại
Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.
- Xây dựng các thước đo, chỉ tiêu của bảng điểm cân bằng tại Công ty cổ phần
Mía đường Cần Thơ.
- Triển khai việc vận dụng bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động
3
tại Cơng ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Chiến lược của công ty được sử dụng để phát triển các mục tiêu, thước đo
của bảng điểm cân bằng là gì?
- Các mục tiêu và mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu trên bốn phương
diện trong bản đồ chiến lược của BSC tại CASUCO được xây dựng như thế nào?
- Các thước đo, chỉ tiêu trong bảng điểm cân bằng được xây dựng như thế nào
để đo lường việc thực hiện các mục tiêu?
- Triển khai việc vận dụng bảng điểm cân bằng trong đo lường kết quả hoạt
động tại CASUCO được thực hiện như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Chiến lược của Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.
+ Các mục tiêu, thước đo tài chính và phi tài chính được sử dụng để đo lường
kết quả hoạt động trên bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình kinh
doanh nội bộ, học hỏi và phát triển để đo lường kết quả hoạt động tại công ty.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Xây dựng mô hình bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động tại
Cơng ty cổ phần Mía đường Cần Thơ ở cấp độ tồn cơng ty.
+ Đề xuất xây dựng mơ hình bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt
động tại Cơng ty cổ phần Mía đường Cần Thơ được thiết kế cho niên độ từ
01/7/2018 đến 30/6/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả thu thập tài liệu các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
chủ đề của luận văn. Dựa vào đó, tác giả tổng hợp, đánh giá và phân loại nhằm tìm
ra khe hổng cho đề tài luận văn.
- Tác giả hệ thống và tổng hợp lại cơ sở lý thuyết về mơ hình bảng điểm cân
bằng nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu vận dụng mơ hình bảng điểm cân bằng để
đo lường kết quả hoạt động tại Cơng ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.
4
- Tác giả tiếp cận, phân tích và đánh giá thực trạng đo lường kết quả hoạt động
tại Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.
- Tác giả thiết lập bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn các nhà quản trị cấp
cao lần thứ nhất với mục đích làm cơ sở cho việc phân tích ma trận SWOT của
CASUCO để xây dựng chiến lược cho công ty. Tác giả thiết lập bảng câu hỏi và
tiến hành phỏng vấn các nhà quản trị cấp cao lần thứ hai để kiểm tra mức độ đồng ý
về chiến lược đã xây dựng.
- Căn cứ vào mơ hình lý thuyết bảng điểm cân bằng và chiến lược của
CASUCO đã được xác định qua kết quả khảo sát, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu
hỏi khảo sát liên quan đến các mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu của các phương diện
trong bảng điểm cân bằng nhằm mục đích xây dựng các mục tiêu và bản đồ chiến
lược; xây dựng các thước đo, chỉ tiêu của BSC tại CASUCO.
- Căn cứ vào kết quả khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
xác định các mục tiêu, thước đo và chỉ tiêu mang ý nghĩa thống kê. Trên cơ sở đó,
đề xuất xây dựng mơ hình bảng điểm cân bằng cho CASUCO và triển khai việc vận
dụng bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động tại công ty.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Giúp cho các nhà quản trị các cấp của CASUCO thấy được ưu điểm của
bảng điểm cân bằng trong việc đo lường kết quả hoạt động tại công ty.
- Nghiên cứu và xây dựng bảng điểm cân bằng tại CASUCO để giúp ban lãnh
đạo CASUCO:
+ Triển khai việc thực hiện chiến lược thông qua việc chuyển chiến lược của
công ty thành những mục tiêu, thước đo cụ thể trong bảng điểm cân bằng
+ Có được cơng cụ để đo lường kết quả hoạt động tại cơng ty một cách tồn
diện. Đồng thời, giúp công ty đánh giá sự thành công của chiến lược đã đề ra.
+ Gắn kết hoạt động của từng nhân viên trong công ty với mục tiêu chiến lược
của CASUCO.
6. Bố cục tổng quát của luận văn
Luận văn gồm có 5 chương:
5
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về bảng điểm cân bằng
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về bảng điểm cân bằng (Balance scorecard –
BSC)
- Chương 3: Thực trạng đo lường kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần Mía
đường Cần Thơ.
- Chương 4: Xây dựng bảng điểm cân bằng để đo lường kết quả hoạt động tại
Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu hàn lâm
[1] Nghiên cứu của Ing. ďubica Lesáková, Ing. Katarína Dubcová (2016)
Bài báo “Kiến thức và việc sử dụng phương pháp bảng điểm cân bằng trong
các doanh nghiệp ở Slovak” (tên tiếng Anh là: Knowledge and Use of the Balanced
Scorecard Method in the Businesses in the Slovak Republic) trình bày kết quả
nghiên cứu với 284 doanh nghiệp ở Slovak, tập trung vào việc tìm hiểu kiến thức và
cách sử dụng BSC của các doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu tác giả nhận thấy
được sự quan tâm đến BSC của doanh nghiệp có các nhóm: nhóm doanh nghiệp
xem xét việc thực hiện BSC trong thời gian tới; nhóm doanh nghiệp có kinh nghiệm
với việc sử dụng BSC; nhóm doanh nghiệp biết phương pháp BSC nhưng không
quan tâm thực hiện. Lý do của nhóm doanh nghiệp biết BSC mà khơng thực hiện là
vì không quen với phương pháp, sử dụng công cụ quản lý chiến lược khác; quy mô
và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ). Bài viết đã cho thấy
điều kiện tiên quyết để thực hiện BSC thành công là sự hỗ trợ đầy đủ và tham gia
tích cực của nhà quản lý cấp cao. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cấp thấp hơn và các
nhân viên trong doanh nghiệp cũng cần biết những thông tin cơ bản về phương pháp
BSC.
[2] Nghiên cứu của Daniela Vidal Flores, Rogerio Domenge Mun˜oz (2017)
Bài viết “Mơ hình rút ngắn sự điều hành (EFS) như một công cụ học tập trong
kế hoạch nguồn lực của các công ty mới dựa trên bảng điểm cân bằng” (tên tiếng
Anh là: Executive flight simulator as a learning tool in new companies’ resource
planning based on the balanced scorecard) được viết bởi Daniela Vidal Flores,
Rogerio Domenge Mun˜oz. Bài viết đã thể hiện nhà kinh doanh sử dụng EFS để tự
đánh giá, rèn luyện bản thân về việc thiết kế và xác định chiến lược thuận lợi nhất
cho doanh nghiệp mới. Bài viết đề xuất mơ hình EFS gồm các quyết định liên quan
đến sự phát triển các nguồn lực khác nhau theo các phương diện của bảng điểm cân
bằng. Mơ hình EFS có thể cho phép nhà kinh doanh nhận thức được hoạch định quá
7
trình chiến lược, tìm kiếm để đạt được trong việc ra quyết định; xác định, phân tích
các nguồn lực chính sẵn có và quan hệ nhân quả giữa mục tiêu chiến lược với chỉ
tiêu hoạt động. Tác giả đã đưa ra sự phân tích này gắn với bốn phương diện của
BSC vào các doanh nghiệp mới, dựa vào đó các nhà kinh doanh có thể biết và thảo
luận với các bên liên quan khác nhau được dễ dàng và rõ ràng hơn.
[3] Nghiên cứu của Agnieszka Tubis, Sylwia Werbińska-Wojciechowska
(2017)
Bài viết “Sử dụng bảng điểm cân bằng trong các công ty vận tải hành khách
tại thị trường Ba Lan” (tên tiếng Anh là Balanced Scorecard use in Passenger
Transport Companies Performing at Polish Market) được viết với mục đích chính là
tác giả thảo luận các hướng dẫn cho việc xây dựng và thực hiện BSC, tác giả đã áp
dụng mơ hình BSC vào các công ty kinh doanh ngành vận tải hành khách ở Ba Lan.
Bảng 1.1: Mơ hình đề nghị bảng điểm cân bằng của Agnieszka Tubis,
Sylwia Werbińska-Wojciechowska:
Phương diện
Phương diện khách hàng
Mục tiêu
- Tăng thị trường thông qua việc giao tiếp với
khách hàng thường xuyên và không thường xuyên
giao tiếp.
- Tăng sự hài lịng của hành khách thơng qua các
dịch vụ có chất lượng.
- Tăng lịng trung thành của khách hàng.
- Nâng cao sự giao tiếp với khách.
Phương diện quy trình nội
- Cải tiến thêm quá trình chuẩn bị dịch vụ.
bộ
- Cải tiến chất lượng q trình rà sốt khiếu nại.
- Cải tiến chất lượng dịch vụ.
Phương diện tài chính
- Đa dạng hóa các hoạt động nhằm tăng doanh thu
từ việc tăng hiệu suất công việc.
8
- Tăng mức độ sử dụng tài sản.
- Tăng lợi nhuận của các dịch vụ trong phạm vi lịch
trình của dịch vụ.
- Giảm chi phí liên quan đến vận hành và bảo
dưỡng xe.
- Tăng hiệu quả của các tài xế.
Phương diện học hỏi và
- Tăng kỹ năng cho nhân viên.
phát triển
- Thu hút nhân viên mới có chất lượng cao hoặc có
kinh nghiệm.
- Cải thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin để hỗ trợ
quản lý và hoạt động của hành khách.
1.1.2. Nghiên cứu ứng dụng
[1] Nghiên cứu của Sordoa et.al (2012)
Tác giả đã nghiên cứu bài viết “Đánh giá hiệu quả toàn cầu trong các trường
đại học: Một ứng dụng của bảng điểm cân bằng” (tên tiếng Anh là “Assessing
Global Performance in Universities: An Application of Balanced Scorecard”). Các
công việc nghiên cứu được thực hiện trong bài viết này như sau: tổng kết các lý
thuyết và mục tiêu của BSC; phân tích việc sử dụng BSC ở các trường đại học theo
hướng nhiều khía cạnh; phát triển mơ hình phù hợp với bối cảnh của trường đại học.
Việc thực hiện BSC tại các trường đại học không tập trung vào đo lường kinh tế tài chính truyền thống mà tập trung vào các khía cạnh đa chiều như mối quan hệ và
trí tuệ, khả năng truyền đạt kiến thức. Ngồi ra, cịn có yếu tố quan trọng cơ bản
trong các trường đại học là nó địi hỏi nhiều kiến thức để cung cấp dịch vụ. Tác giả
đã cho thấy BSC có thể sử dụng ở các trường đại học. BSC là một cơng cụ có thể
cung cấp: một tầm nhìn chiến lược để hệ thống hóa các thơng tin mà thủ trưởng các
trường đại học, các cơ quan quản lý sẽ sử dụng, tạo ra một hướng dẫn và hệ thống
báo cáo chiến lược cụ thể; thông tin ra bên ngoài về các mục tiêu chiến lược để đạt
9
được sự gia tăng cạnh tranh với các trường đại hc khỏc.
[2] Nghiờn cu ca Yeter Aytỹl Dal Ekmekỗi (2014)
Bi viết “Thực hiện bảng điểm cân bằng: Mẫu nghiên cứu về Bộ thanh niên
và thể thao của Thổ Nhĩ Kỳ” (tên tiếng Anh là: “Implementing of Balanced
Scorecard: Sample of Turkish Republic Ministry of Youth and Sport) ca Ekmekỗi
vo nm 2014. Bộ thanh niên và thể thao là một tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức này
không phải chịu áp lực cho mục tiêu thu nhập. Bài viết này nhằm mục đích đánh giá
kế hoạch chiến lược của Bộ thanh niên và thể thao dựa trên mơ hình đánh giá hiệu
suất của bảng điểm cân bằng. Tác giả đã nghiên cứu các lĩnh vực như các dịch vụ
thanh thiếu niên, dự án và hợp tác, giáo dục, văn hóa và nghiên cứu, các dịch vụ thể
thao, các quan hệ nước ngoài, phát triển năng lực và tư vấn về thể chế. Tác giả đã
đưa ra nhận định là các liên đoàn thể thao và các tổ chức thể thao phi lợi nhuận có
thể tính tốn áp dụng bảng điểm cân bằng để xác định hiệu suất được tốt hơn, các tổ
chức có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này cho kế hoạch chiến lược trong tương
lai.
[3] Nghiên cứu của S.A.C.L. Senarath và S.S.J. Patabendige (2015)
Tác giả nghiên cứu bài viết “Bảng điểm cân bằng: biến kế hoạch công ty
thành hành động. Một trường hợp tại đại học của Kelaniya, Sri Lanka” (tên tiếng
Anh là “Balance Scorecard: Translating Corporate Plan into Action. A case study
on university of Kelaniya, Sri Lanka”). Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu
bản đồ chiến lược cho trường đại học của Kelaniya, Sri Lanka với chủ đề “Chất
lượng và giáo dục linh hoạt”. Để đạt được mục tiêu chiến lược chất lượng và giáo
dục linh hoạt từ quản lý nguồn lực cần liên kết các mục tiêu của phương diện cải
tiến và học hỏi, phương diện quy trình nội bộ, các vị thế có giá trị và phương diện
các bên liên quan. Về quản lý nguồn nhân lực có các mục tiêu: cải thiện việc sử
dụng ngân sách; nhận thêm các khoản trợ cấp; tăng cường việc sử dụng tài sản; tối
ưu hóa chi phí; tạo doanh thu từ các hoạt động. Phương diện phát triển và học hỏi
gồm các mục tiêu: tăng động lực và phát triển nhân viên, cải thiện cơ sở hạ tầng.
Phương diện quy trình nội bộ gồm các mục tiêu: tuân thủ đảm bảo chất lượng; xây
10
dựng, cập nhật chương trình chuyên ngành đặc biệt và độc đáo; phát triển sinh viên
dựa trên hệ thống học hỏi; cung cấp dịch vụ hỗ trợ sinh viên. Vị thế có giá trị bao
gồm các mục tiêu: duy trì những tiêu chuẩn quốc tế trong việc dạy và học; nâng cao
vị thế thị trường của sinh viên tốt nghiệp; tạo chất lượng giáo dục cao được công
nhận; xây dựng hình ảnh sinh viên đại học thân thiện. Phương diện các bên liên
quan gồm tăng cơ hội việc làm; cải thiện sự hài lòng của sinh viên và giảng viên;
tạo lòng trung thành.
[4] Nghiên cứu của Steve H. Wang, Shu-Ping Chang, Paula Williams,
Benjamin Koo, YanRui Qu (2015)
“Sử dụng bảng điểm cân bằng cho trung tâm thiết kế sản xuất bền vững
(SDM)” tên tiếng Anh là “Using Balanced Scorecard for Sustainable Designcentered Manufacturing”. Bài viết này đã đề xuất cách sử dụng bảng điểm cân bằng
để đánh giá tính bền vững của quy trình sản xuất thiết kế. Những yếu tố tác giả chọn
để phân tích bằng SEM là cơng bằng xã hội, việc quản trị, an toàn hoạt động, các tài
sản về sức khỏe. Bài nghiên cứu cho thấy bảng điểm cân bằng là một hệ thống quản
lý phù hợp rất tốt với quy trình SDM vì bảng điểm cân bằng và SDM sử dụng cách
tiếp cận hệ thống để quản lý và xem xét các yếu tố tương tự nhau.
[5] Nghiên cứu của Fawaz Alharbi, Anthony Atkins, Clare Stanier, Homoud
A. Al-Buti (2016)
Bài viết “Giá trị chiến lược của điện tốn đám mây trong các tổ chức chăm
sóc sức khoẻ bằng phương pháp tiếp cận bảng điểm cân bằng: trường hợp nghiên
cứu từ một bệnh viện Ả Rập” với tên tiếng Anh là “Strategic Value of Cloud
Computing in Healthcare Organisations Using the Balanced Scorecard Approach:
A Case Study from a Saudi Hospital”. Trong bài viết này tác giả đã trình bày việc
triển khai BSC để có những giải pháp tốt hơn khi các tổ chức y tế sử dụng điện toán
đám mây. Tác giả đã xây dựng BSC của khoa Y tế điện tử tại Bệnh viện chuyên
khoa King Fahad và bản đồ chiến lược điện toán đám mây như là một công cụ cho
chiến lược phù hợp với Bệnh viện Ả Rập. Trong đó, BSC của khoa Y tế điện tử tại
Bệnh viện chuyên khoa King Fahad và bản đồ chiến lược điện toán đám mây gồm
11
các phương diện: phương diện khách hàng, phương diện kinh doanh, phương diện
quy trình nội bộ và phương diện khả năng tổ chức. Bài viết đã đóng vai trị như một
bảng hướng dẫn chi tiết khi nói đến những đặc tính riêng biệt của từng tổ chức. Đặc
biệt, bài viết này đã trình bày về việc triển khai BSC của một bộ phận trong tổ chức
chứ khơng phải tồn bộ tổ chức như các nghiên cứu khác.
[6] Nghiên cứu của Jung-Mei Tsai, Hui-Hsien Chien, Shou-Chuan Shih,
Shu-Chen Lee, Li-Yun Tsai, Shiow-Luan Tsay (2017)
Bài nghiên cứu “Sử dụng bảng điểm cân bằng để giảm các tai nạn và thương
tích người cao tuổi ở Trung tâm Y tế Đài Loan” tên tiếng Anh là “Using Balanced
Scorecard on Reducing Fall Incidents and Injuries Among Elderly Cancer Patients
in a Medical Center in Taiwan”. Mục đích của bài nghiên cứu là khám phá những
ảnh hưởng việc sử dụng BSC quản lý chiến lược để làm giảm tai nạn và thương tích
cho bệnh nhân cao tuổi bị ung thư tại trung tâm y tế. Sự thành công của việc thực
hiện BSC là khi có hỗ trợ và tham gia của nhà quản lý cấp cao, tiêu chuẩn đánh giá
rõ ràng, phù hợp giữa mục tiêu chiến lược của BSC và tầm nhìn của trung tâm y tế,
liên kết thước đo của BSC với những thực tế đang tồn tại, sử dụng hệ thống thông
tin như những hệ thống hỗ trợ.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều đề tài nghiên cứu về bảng điểm cân bằng, đa
số là nghiên cứu về việc vận dụng bảng điểm cân bằng vào một tổ chức, có thể tạm
chia theo các nhóm như sau:
1.2.1. Nghiên cứu hàn lâm
- Phan Thị Xuân Hương (2016) Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho
ngành chế biến thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà. Bài nghiên cứu đã tổng hợp được một
nhóm các chiến lược phù hợp với đặc điểm sản xuất hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp chế biến thuỷ sản nhằm giúp cho các nhà quản trị cấp cao có cái nhìn
cụ thể và rõ ràng hơn về chiến lược của doanh nghiệp mình có thể thực hiện. Bên
cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đã tìm ra được cấu trúc BSC, hệ thống đo lường hiệu
12
quả công việc dùng cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở tỉnh Khánh Hoà. Tác
giả đã đề xuất một khung hệ thống BSC dùng cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ
sản, điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tiết kiệm thời gian và
chi phí khi xây dựng BSC.
- Nguyễn Quang Đại (2016) Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động theo thẻ
điểm cân bằng trong các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong bài
nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống cơ sở lý thuyết về BSC; tìm hiểu thực trạng áp
dụng BSC của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, mà cụ thể là ở ngân
hàng Á Châu và cơng ty viễn thơng FPT. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những
giải pháp góp phần cho việc vận dụng BSC ở các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ
Chí Minh được nâng cao hiệu quả hơn.
1.2.2. Nghiên cứu ứng dụng
1.2.2.1. Nghiên cứu ở lĩnh vực trường học
- Lý Nguyễn Thu Ngọc (2010) Vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá
thành quả hoạt động tại trường cao đẳng sư phạm trung ương Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Huỳnh Thị Thanh Trang (2012) Vận dụng bảng điểm cân bằng tại trường Đại
học Quang Trung. Bài viết đã tìm hiểu việc vận dụng bảng điểm cân bằng trên thế
giới và tại Việt Nam. Trên thế giới, tác giả đã giới thiệu về việc vận dụng thành
công BSC của Mobil - doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Mỹ, UPS - cơng ty dịch
vụ chuyển phát nhanh của Mỹ, tập đồn khách sạn Hilton. Ở Việt Nam, bài viết đã
điểm qua những nét nổi bật về sự thành công của công ty cổ phần kỹ nghệ lạnh
Searefico khi áp dụng BSC.
- Nguyễn Đình Trường (2014) Xây dựng bảng điểm cân bằng để đo lường
thành quả hoạt động tại Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí
Minh.
Các bài nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào tìm hiểu cơ sở lý luận của bảng
điểm cân bằng, thực trạng việc đo lường thành quả và cách thức vận dụng bảng
điểm cân bằng tại các trường đại học, cao đẳng.
13
1.2.2.2. Nghiên cứu ở lĩnh vực ngân hàng
- Nguyễn Công Vũ (2011) Vận dụng bảng điểm cân bằng tại công ty chứng
khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Điểm nổi bật so với các nghiên cứu
khác là bài viết đã thiết kế ra việc lập kế hoạch để duy trì bảng điểm cân bằng hoạt
động liên tục. Có như vậy, việc triển khai BSC trong cơng ty mới được thành cơng
và có kết quả tốt.
- Ngơ Thanh Thảo (2013) Hoàn thiện việc sử dụng bảng điểm cân bằng trong
đo lường thành quả hoạt động tại ngân hàng ACB. Nghiên cứu này đã đưa ra những
ưu và nhược điểm của ngân hàng ACB trong việc sử dụng BSC. Từ đó, tác giả đưa
ra các giải pháp hồn thiện nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng BSC trong ngân
hàng.
- Trần Thị Minh Hiệu (2014) Vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá
thành quả hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh 3.
- Vũ Hải Yến (2014) Vận dụng bảng điểm cân bằng để đánh giá thành quả
hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi
nhánh Tây Sài Gịn.
Trong nhóm này đa số các bài nghiên cứu cũng tìm hiểu về cơ sở lý luận của
bảng điểm cân bằng, thực trạng việc đo lường thành quả và cách thức vận dụng
bảng điểm cân bằng tại các ngân hàng. Nhưng cũng có bài nghiên cứu về thực trạng
đã sử dụng BSC tại ngân hàng. Các bài viết này đã tìm ra những khuyết điểm và
khó khăn mà ngân hàng gặp phải khi vận dụng BSC. Từ đó, bài viết đã đề xuất các
biện pháp, phương hướng khắc phục nhằm cải thiện việc sử dụng BSC của ngân
hàng.
1.2.2.3. Nghiên cứu ứng dụng tại các công ty
- Bạch Thị Hồng (2012) Vận dụng bảng điểm cân bằng trong quá trình đánh
giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST. Bài nghiên cứu này đã tìm hiểu về việc vận dụng BSC của một số doanh
nghiệp, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm khi vận dụng BSC cho Công ty Cổ phần
14
phần mềm quản lý doanh nghiệp - FAST.
- Lê Thị Thảo Hương (2013) Vận dụng bảng điểm cân bằng tại công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Dược Sài Gịn.
- Ngơ Bá Phong (2013) Ứng dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá kết quả hoạt
động tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán AS.
- Bùi Thị Thanh Hiền (2014) Xây dựng bảng điểm cân bằng để đánh giá thành
quả hoạt động tại chi nhánh Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam _ đại lý hàng
hải Qui Nhơn.
- Lê Thị Cẩm Tú (2014) Xây dựng bảng điểm cân bằng để đo lường thành quả
hoạt động tại công ty cổ phần pin ắc quy miền Nam.
- Trần Thanh Ánh Nguyệt (2014) Xây dựng bảng điểm cân bằng để đo lường
kết quả hoạt động tại công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai.
- Nguyễn Lê Huy Phương (2014) Vận dụng bảng điểm cân bằng đánh giá
thành quả hoạt động tại trung tâm thông tin di động khu vực II.
- Nguyễn Thị Thu Nga (2014) Xây dựng bảng điểm cân bằng trong đo lường
thành quả hoạt động tại Cơng ty Liên doanh Làng Biệt Thự Sài Gịn.
- Phạm Thị Thanh Hương (2014) Vận dụng bảng điểm cân bằng để đánh giá
thành quả hoạt động tại công ty Total Việt Nam.
- Phạm Anh Dũng (2015) Xây dựng bảng điểm cân bằng để đo lường thành
quả hoạt động tại công ty cổ phần thép Thủ Đức.
- Trần Thị Thanh Hà (2015) Ứng dụng thẻ điểm cân bằng để xây dựng hệ
thống đánh giá thành quả hoạt động dựa trên chiến lược cạnh tranh của Công ty cổ
phần in và bao bì Bình Thuận.
- Võ Ngọc Trúc Giang (2015) Xây dựng bảng điểm cân bằng để đo lường
thành quả hoạt động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng và
Kinh doanh nhà Phú Nhuận.
- Hoàng Thị Oanh (2017) Hoàn thiện hệ thống đo lường thành quả hoạt động
trên cơ sở vận dụng bảng điểm cân bằng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Cao su Hà Tĩnh.