Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu CẦN TÌM HIỂU MỘT CÁCH HỆ THỐNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.16 KB, 2 trang )

CẦN TÌM HIỂU MỘT CÁCH HỆ THỐNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
Đó là nhận xét của ông Lương Văn Lý, Phó giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP
HCM sau chuyến khảo sát xúc tiến thương mại và đầu tư châu Âu. Theo ông Lý, Việt
Nam chưa có sự nỗ lực tìm hiểu một cách hệ thống về thị trường châu Âu thời gian
qua.
- Qua chuyến đi, ông thấy các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm điều gì?
- Họ quan tâm chủ yếu vào thủ tục hành chính, chế độ hai giá, chính sách đất
đai, thủ tục và lệ phí cấp thị thực nhập cảnh. Họ hỏi rất nhiều về thủ tục thành lập
doanh nghiệp, các điều kiện ưu đãi đầu tư cho một dự án, các hình thức ký kết hợp
đồng thương mại như thế nào. Các nhà đầu tư còn phản ánh về chuyện chính sách
hai giá bất hợp lý, mức phí xin cấp hay gia hạn visa quá cao, các chuyến bay trực
tiếp chưa nhiều.
Đặc biệt, sự băn khoăn của một số người vào những năm 1985 đã từng đến
Việt Nam đầu tư và thất bại vẫn còn một vài dấu ấn nhất định, dù chính họ cũng
thừa nhận: "Việt Nam có phần khác trước vì đã có những dự án kêu gọi đầu tư qui
mô lớn".
- Ông đã rút ra được kết luận gì sau chuyến đi?
- Chỉ trong một thời gian ngắn chúng tôi đã "thấm" được những kinh nghiệm
hết sức quí giá mà các nhà đầu tư châu Âu đã "bày bàn" cho chúng ta . Ví dụ, như
kinh nghiệm xúc tiến đầu tư của Bỉ. Dù chỉ là một nước nhỏ nhưng Bỉ đang đứng thứ
tư thế giới sau Mỹ, Anh, Đức về thu hút đầu tư. OFI - cơ quan thực hiện nhiệm vụ
này của Bỉ- tuy được đặt dưới tầm kiểm soát, quản lý của nhà nước nhưng cơ chế
điều hành hoàn toàn như một công ty tư nhân. Họ làm việc với chính phủ Bỉ trên cơ
sở hợp đồng giao nhận việc: nếu hoàn thành sẽ được thưởng, nếu làm không được sẽ
bị phạt trên điều khoản đã ký trong hợp đồng. Chính cơ chế này khiến OFI có đội ngũ
chuyên gia rất gọn nhẹ, thạo việc, hiệu quả chuyên môn cao.
- Theo ông, liệu thị trường EU có mở rộng cánh cửa hơn nữa cho các doanh
nghiệp Việt Nam?
- Tôi nhận thấy thị trường châu Âu thể hiện rõ quan điểm "ăn chắc, mặc bền"
trong tất cả quan hệ hợp tác làm ăn. Họ sành điệu, bảo thủ với giá trị mà họ đã
chọn. Tại châu Âu, một khi hàng hóa nhập khẩu vào được một nước thừa nhận thì cả


cộng đồng còn lại cũng chấp thuận. Cái khó là làm sao doanh nghiệp của ta giữ được
sự ổn định về mặt chỉ tiêu chất lượng, kỹ thuật cũng như những tiêu chuẩn mà nhà
nhập khẩu từ châu Âu đề nghị.
Theo khuyến cáo của lãnh sự tại các nước, hiện Việt Nam đang có lợi thế về
lĩnh vực hàng trang trí nội thất và thời trang. Có lẽ chúng ta sẽ nghiên cứu một cách
kỹ lưỡng để tổ chức hội chợ về hai chuyên đề này tại Bỉ trong thời gian tới. Hay với
ngành du lịch, đang có một phong trào "Hành trình trở về nguồn” của tầng lớp thanh
thiếu niên gốc Việt tại một số nước châu Âu. Việc nghiên cứu các tour du lịch cho phù
hợp với đối tượng này cũng đã được Saigontourist bắt tay tìm hiểu khá chu đáo. Và
tất nhiên, để cơ hội hợp tác giữa hai bên được thật sự tốt đẹp, hướng giải quyết sắp
tới sẽ tập trung kiến nghị lên Chính phủ, nhờ tháo gỡ một số vấn đề thuộc cấp Trung
ương quản lý. Cụ thể là thủ tục và lệ phí cấp thị thực nhập cảnh vào Việt Nam, chính
sách về đất đai, việc mở thêm các đường bay trực tiếp sang các nước châu Âu.

×