Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Kịch bản phim truyện truyền hình việt nam hiện nay với việc tiếp thu văn hóa dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.96 KB, 99 trang )

-1-

Bộ Giáo dục v đo tạo

Bộ Văn hoá,thể thao v du lịch

Trờng Đại học văn hoá H Nội

Nguyễn thị huệ ninh

kịch bản phim truyện truyền hình
việt nam hiện nay với việc tiếp thu
văn học dân gian

Chuyên ngành: văn hoá học
MÃ số: 60 31 70

Luận văn Thạc sĩ văn hoá học
Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thanh hiệp

Hà nội – 2010


-2-

LỜI CẢM ƠN

Xin trân trọng cảm ơn người hướng dẫn khoa học: PGS – TS Trần
Thanh Hiệp đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Sau Đại học, trường Đại
học Văn hóa Hà Nội, các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Văn


hố học, niên khóa 2007 – 2010 đã tạo mọi điều kiện học tập và nghiên cứu
tốt nhất.
Xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ, góp ý của các thầy cô giáo dạy
chuyên môn tại trường đại học Sân Khấu Điện Ảnh, quý đồng nghiệp đang
công tác tại một số Hãng phim như Hãng phim truyện Việt Nam, Công ty
Nghe nhìn Hà Nội, Hãng phim TFS... trong q trình tơi tiếp cận.
Xin trân trọng cảm ơn sự chia sẻ của gia đình, đồng nghiệp và bè bạn
trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, tháng 6 năm 2010
Nguyễn Thị Huệ Ninh


-3-

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khảo cứu khoa học của riêng tôi.
Các dẫn chứng và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa
cơng bố trong bất kỳ một cơng trình khoa học nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Huệ Ninh


-4-

MỤC LỤC
trang

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................4

Chương 1- KHÁI QUÁT VỀ PHIM TRUYỆN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM VÀ
VIỆC VIẾT KỊCH BẢN

1. 1. Phim truyện truyền hình ............................................................................... 11
1. 2. Kịch bản phim truyện truyền hình .............................................................. 20
1. 3. Thực trạng kịch bản phim truyện truyền hình Việt Nam hiện nay .............. 33
Chương 2 - SỰ ẢNH HƯỞNG, TIẾP THU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC
DÂN GIAN VỚI KỊCH BẢN PHIM TRUYỀN HÌNH

2. 1. Một số nét đặc trưng của văn học dân gian.................................................. 51
2. 2. Văn học dân gian với kịch bản phim truyền hình ....................................... 56
2. 3. Kịch bản phim truyền hình Việt Nam với việc tiếp thu văn học dân gian .. 65
Chương 3 - GIẢI PHÁP TIẾP THU VĂN HỌC DÂN GIAN VỚI KỊCH BẢN
PHIM TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

3. 1. Một số đề xuất mang tính định hướng ......................................................... 75
3. 2 . Một số cách thức có thể vận dụng từ văn học dân gian vào việc xây
dựng kịch bản phim truyện truyền hình ............................................................... 78
KẾT LUẬN ..............................................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 94
PHỤ LỤC............................................................................................................... 99


-5-

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Nước ta đang tiến bước trên con đường đổi mới và hội nhập. Ngồi
việc cần đẩy mạnh kinh tế, xã hội, cịn phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát
triển văn hóa, xây dựng con người. Trong đó, phim truyện truyền hình giữ
một vai trị quan trọng. Với mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương V, khoá VIII
đề ra là “Xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, và q trình xã hội hố phim truyện truyền hình
gần đây đặt ra nhu cầu cấp thiết cho ngành này phải chấn hưng, đổi mới về
nội dung, hình thức thể hiện nhằm tạo ra các tác phẩm tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Bước đi quan trọng đầu tiên cần hướng về cội nguồn khai thác
các giá trị vốn có của dân tộc, khơng gì khác đó là văn học dân gian. Bởi, đây
là một thành tố cấu tạo nên văn hoá, là một phức hợp giá trị văn hoá – văn
học - lịch sử - nghệ thuật - triết học - đạo đức – tôn giáo – ngôn ngữ… của
mỗi dân tộc. Nếu thấm nhuần giá trị của kho tàng văn học dân gian, khai thác
nó thì đây là một kho chất liệu phong phú. Biết vận dụng và chuyển tải nó vào
các tác phẩm phim truyện truyền hình sẽ có được những tác phẩm hay, thể
hiện được tính cách, tâm lý, tâm thức, tình cảm của dân tộc. Từ đó, khơng chỉ
giáo dục thế hệ trẻ mà cịn khẳng định được tầm vóc mang tính chiều sâu của
dân tộc với bạn bè quốc tế.
1.2. Phim truyện truyền hình đã trở thành món ăn thường xun, có ý
nghĩa trong đời sống tinh thần nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền
văn hoá hiện đại. Sự phát triển rầm rộ của phim Việt đã khiến nhiều hãng
phim tư nhân hình thành, các cửa sóng mới được thiết lập, bên cạnh đó là sự
xuất hiện ngày một nhiều của đội ngũ viết kịch bản. Vấn đề nâng cao chất


-6-

lượng phim truyện truyền hình được đặt ra với những người làm nghề, đặc
biệt là với người viết kịch bản – khâu đầu tiên hình thành một bộ phim.

Thực trạng đói kịch bản hay, những bộ phim mua kịch bản nước ngồi
rồi Việt hố có nội dung xa lạ, lai căng, nhạt nhẽo gây phản cảm cho người
xem khiến nhiều khi dân ta không xem phim ta, nghệ sĩ ta làm ra các bộ phim
cũng chẳng buồn “đếm xỉa” đến đứa con tinh thần của mình. Và cịn nảy sinh
một thực trạng đáng báo động khác, như người Việt không biết sử Việt,
khơng hiểu và khơng thích tìm hiểu văn hố Việt; khơng muốn theo dõi
những câu chuyện thường đốn trước mọi diễn biến, kết thúc. Lớp trẻ bắt
chước rất nhanh phong cách Hàn Quốc, châu Âu. Chưa kể những tác hại khi
dịng văn hố phẩm độc hại xâm nhập và tác động vào giới trẻ. Điều đó nếu
cứ diễn tiến sẽ gây hậu quả khôn lường.
1.3. Cùng với xu thế hội nhập, phim truyện truyền hình của ta đứng
trước sự cạnh tranh lớn khi mà phim nước ngoài ồ ạt tràn vào. Tiền làm phim
của ta ít hơn, kĩ thuật của ta nghèo nàn và kém hơn họ về nhiều mặt. Phải làm
sao để phim truyện truyền hình của ta sánh được với họ? Khơng gì khác, điều
đó cần dựa vào bản sắc dân tộc của chính chúng ta. Đó là kho tàng văn học
dân gian, nơi ấy đúc kết tri thức, kinh nghiệm, văn hoá của cả một dân tộc, thể
hiện cách tư duy, lối ứng xử rất riêng, rất lạ, rất khác biệt và hấp dẫn.
1.4. Nhìn vào thành cơng của hệ thống phim truyện truyền hình của các
nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Brazin… Phim của họ thu hút
khán giả không phải chỉ ở những câu chuyện hiện đại, mà phần lớn là các câu
chuyện cổ, dã sử nhờ khai thác vốn văn học dân gian của chính dân tộc họ. Có
thể kể tới các bộ phim “Tây Du Ký”, “Lương Sơn Bá, Trúc Anh Đài”;
“ĐêChangKưm”, “Truyền thuyết Du – mông”… Họ lấy những chất liệu cũ
nhào nặn thành tác phẩm nghệ thuật mới, mang được hơi thở của thời đại,


-7-

thâu tóm được tình u của khán giả, làm nên sắc thái đặc trưng riêng. Trong
khi đó, kho tàng văn học dân gian của người Việt vô cùng phong phú, giàu

chất liệu để có thể hình thành những bộ phim truyền hình cũng như điện ảnh
hay nhưng lại chưa được để tâm khai thác một cách thấu đáo.
1.5. Là người hoạt động trong lĩnh vực sáng tác kịch bản phim truyện
truyền hình, tác giả luận văn nhận thấy đây là vấn đề cần nghiên cứu và nêu ra
hướng khai thác mới cho các dự án hình thành phim truyện truyền hình dài
tập nhờ vào các giá trị văn học dân gian. Không chỉ đáp ứng nhu cầu nhất thời
của các nhà sản xuất đang “săn” kịch bản hay, hoặc giúp thoả mãn thị hiếu
khán giả, mà cịn góp phần tạo ra những tác phẩm sánh tầm với chất lượng
phim truyện truyền hình của các nước bạn.
Những yếu tố trên đây khiến tác giả luận văn lựa chọn vấn đề: “Kịch
bản phim truyện Việt Nam hiện nay với việc tiếp thu văn học dân gian” làm
đề tài luận văn thạc sỹ Văn hố học của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Về văn học dân gian người Việt, đã có một hệ thống cơng trình nghiên
cứu ở nhiều cấp bậc, phạm vi khác nhau. Hiện nay, học giả của ta vẫn khơng
ngừng tìm tòi, khai thác các giá trị văn học dân gian cũ và mới. Giá trị của
văn học dân gian được nhiều ngành khoa học xã hội và nghệ thuật tiếp thu
như văn học dân gian với văn học viết, với lịch sử, với xã hội học, với dân tộc
học, với âm nhạc, với mĩ thuật, với múa hiện đại, với sân khấu, với nhiếp
ảnh... tạo ra khơng ít tác phẩm nghệ thuật độc đáo, vừa truyền thống, vừa hiện
đại; song hành với nó là những cơng trình lý luận sâu sắc.
Về điện ảnh và truyền hình ở ta so với thế giới cịn rất non trẻ nên vốn
ít sách nghiên cứu, các cơng trình lý luận về sự kết nối của văn học dân gian
với việc sáng tác kịch bản phim truyện truyền hình càng gần như khơng có.


-8-

Mới đây xuất hiện vài cơng trình như “Văn học dân gian và nghệ thuật tạo

hình Điện ảnh” của nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh, Trần
Trung Nhàn; hay “Văn học nghệ thuật truyền thống với phim truyện Việt
Nam” của tác giả Phan Bích Hà, cuốn “Điện ảnh và bản sắc văn hoá dân tộc”
[3], vài bài nghiên cứu nhỏ lẻ trên một số tạp chí chuyên ngành. Song, mới
chỉ là những nghiên cứu về điện ảnh nói chung với văn học dân gian chứ chưa
đề cập một cách tồn diện và có hệ thống về tầm quan trọng và cách thức khai
thác vốn văn học dân gian đối với phim truyện truyền hình (một lĩnh vực có
nhiều nét khác biệt với điện ảnh). Mặc dù, phim ảnh của ta vẫn lấy chất liệu
dân gian làm đề tài, khơng ít tác giả vẫn đau đáu khai thác kho tàng văn học
dân gian; nhưng sự nghiên cứu về vai trò của văn học dân gian với sáng tác
kịch bản như một hướng đi quan trọng của phim truyện truyền hình Việt Nam
chưa được đặt ra thành vấn đề mấu chốt, chưa đạt tới tầm vĩ mơ.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGHIÊN CỨU

3. 1. Mục đích
Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát cho thấy vai trò của văn học
dân gian với việc sáng tác kịch bản phim truyện truyền hình của Việt Nam,
góp phần thêm một tiếng nói làm cơ sở định hướng cho cơng tác xây dựng
kịch bản của các nhà biên kịch, đặc biệt là các biên kịch trẻ mới bước vào
nghề. Hy vọng góp phần tạo ra một nhận thức mới với người làm phim truyền
hình để tác phẩm của ta đứng vững trước những thách thức trong quá trình hội
nhập, tạo tiềm lực cho phim truyện truyền hình Việt Nam.
3. 2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau:


-9-

- Nghiên cứu xác định vai trò của văn học dân gian trong việc sáng tác

kịch bản phim truyện truyền hình Việt Nam.
- Khảo sát thực trạng phim truyền hình Việt Nam để thấy rõ sự thiếu
hụt hoặc vận dụng, khai thác chưa thấu đáo các giá trị của văn học dân gian.
- Đề xuất các giải pháp định hướng để văn học dân gian thấm nhuần
hơn nữa trong các nhà biên kịch, chuyển tải vào các tác phẩm phim truyện
truyền hình. Góp phần khơi gợi khát vọng xây dựng những tác phẩm kịch bản
dài hơi trong tương lai trên cơ sở những cốt truyện, tích truyện giàu tính nhân
văn sẵn có trong dân gian.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4. 1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những cốt truyện, tích truyện, các
vở chèo, tuồng, cải lương, tình huống kịch, những lời hay ý đẹp trong kho
tàng văn học dân gian phù hợp với việc lấy làm chất liệu cho phim truyền
hình Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó là hệ thống các bộ phim truyện của ta
hiện nay có kịch bản liên quan tới văn học dân gian.
4. 2. Phạm vi
Học viên tiến hành khảo sát một số sách lí luận, tạp chí, website về
truyền hình, văn học dân gian, những bộ phim tiêu biểu trong nước và nước
ngoài gần đây, dư luận của khán giả. Đi đơi với nó là tìm hiểu ý kiến một số
biên kịch, đạo diễn, các bạn nghề có nhiều kinh nghiệm làm việc lâu năm
trong lĩnh vực phim ảnh về thực trạng chung của việc sáng tác kịch bản phim
truyện truyền hình.


- 10 -

5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ thống quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về văn hoá, về sáng tác phim truyện truyền hình.
Tác giả luận văn phối hợp ba phương pháp chung, riêng, đặc thù; phân
tích và tổng hợp tài liệu, nghiên cứu xuyên, liên ngành; phương pháp điều tra;
phỏng vấn trực tiếp; quan sát và tích luỹ từ kinh nghiệm của bạn bè, đồng
nghiệp; so sánh, đối chiếu để thấy được những thuận lợi và khó khăn cho việc
xây dựng các kịch bản phim truyện dài tập dựa trên chất liệu văn học dân gian
của ta với các nước bạn trên thế giới. Ngoài ra, tác giả luận văn cịn sử dụng
phương pháp xem xét bóc tách để làm rõ việc sáng tác kịch bản phim truyện
truyền hình khác với việc sáng tác kịch bản khác. Từ đó thấy cần phải tiếp thu
giá trị văn học dân gian theo phương thức nào. Phương pháp thực nghiệm và
thống kê số liệu cũng được sử dụng khi tác giả luận văn nghiên cứu tại các
đơn vị làm phim khác nhau để đưa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp
với thực tiễn sáng tác kịch bản phim truyện truyền hình của nước ta hiện nay.
6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN

6. 1. Ý nghĩa lý luận
Bước đầu đưa ra cái nhìn tồn diện về vai trị, tầm quan trọng của văn
học dân gian với việc xây dựng kịch bản phim truyện truyền hình. Góp phần
nêu ra một số quan điểm về sáng tác kịch bản liên quan tới văn học dân gian
Việt Nam để đề ra định hướng cho việc khai thác vốn văn học dân gian với
các bộ phim truyền hình tương lai.


- 11 -

6. 2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ là một trong những tài liệu tham khảo
cho các biên kịch, đặc biệt là các bạn trẻ mới bước vào nghề. Đồng thời, góp
một tiếng nói mang tính chất định hướng cho các nhà sản xuất, lãnh đạo các

hãng phim trong việc chọn lựa kịch bản có chất lượng, mang tính nghệ thuật
đại chúng cao. Từ đây cùng chung sức đẩy nhanh, mạnh quá trình xã hội hố
phim truyền hình Việt Nam, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người Việt nói
chung và là món ăn tinh thần lý thú với khán giả nước ngoài.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục, nội
dung luận văn chia làm ba chương.
Chương 1: Khái quát về phim truyện truyền hình Việt Nam và việc
viết kịch bản
Chương 2: Sự ảnh hưởng, tiếp thu và phát triển của văn học dân gian
với kịch bản phim truyền hình
Chương 3: Giải pháp tiếp thu văn học dân gian với kịch bản phim
truyện truyền hình Việt Nam.


- 12 -

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ PHIM TRUYỆN TRUYỀN HÌNH
VIỆT NAM VÀ VIỆC VIẾT KỊCH BẢN
1. 1. PHIM TRUYỆN TRUYỀN HÌNH

1. 1. 1. Sự ra đời và đặc điểm của truyền hình
Truyền hình, cịn được gọi là ti vi (TV) hay vơ tuyến là một loại máy
thu hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh
kèm theo.
So với nghệ thuật điện ảnh, truyền hình ra đời muộn hơn. Theo các nhà
viết lịch sử truyền hình thì năm 1928 là năm truyền hình ra đời tại nước Đức
với buổi phát hình đầu tiên dành cho loại máy thu hình với 30 dịng phân giải

hình ảnh (hiện nay là 1150 dòng hệ Pal và 1200 dòng hệ NTSC). Sau thời
gian thử nghiệm, năm 1935 truyền hình Đức thực hiện thành cơng một
chương trình truyền hình hồn chỉnh. Năm 1936 tại Anh truyền hình được các
nhà phát minh và các nhà làm nghệ thuật điện ảnh của nước này thử nghiệm
thành cơng. Nhưng do lúc đó nước Đức quốc xã đang dồn sức để phát động
cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và nước Anh thì cũng lo việc phòng vệ lãnh
thổ đang bị đe doạ tấn cơng từ phía Đức nên các chương trình truyền hình thể
nghiệm tiếp theo bị sao nhãng hoặc bỏ ngỏ.
Ở Mỹ, năm 1939 chương trình phát sóng truyền hình đầu tiên thành
công và suốt trong thời kỳ diễn ra cuộc đại chiến thế giới thứ hai trong điều
kiện bên trong đất nước có hồ bình, nước Mỹ đã hồn chỉnh hệ thống truyền
hình và sản xuất được phim truyền hình dài tập chuyển thể từ các tác phẩm
văn học nổi tiếng của Mỹ và các nền văn học khác trên thế giới.


- 13 -

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, việc xây dựng hệ thống truyền
hình lại được các cường quốc đặc biệt quan tâm. Đến năm 1950, thế giới mới
chỉ có ba quốc gia có đài truyền hình và chương trình truyền hình được phát
thường xun là Liên Xơ, Mỹ và Anh.
Truyền hình bắt đầu phát triển rực rỡ vào đầu những năm 60 của thế kỉ
trước và là một cuộc cách mạng to lớn trong lịch sử của ngành truyền thơng.
Năm 1960 tồn bộ các nước ở châu Âu và Bắc Mỹ đã có hệ thống đài truyền
hình hiện đại. Cũng năm này, ở Mỹ có 150 nhà máy xí nghiệp sản xuất máy
thu hình và thiết bị truyền hình [14, tr.68 - 70].
Đến nay, ngành này đã khơng ngừng phát triển, cả về chất lượng kỹ
thuật, hình ảnh lẫn sự phong phú về nội dung chuyển tải. Nó là thế giới thu
nhỏ trong mỗi gia đình, là người bạn tinh thần thân thiết của bất cứ ai trong xã
hội hiện đại.

Tại Việt Nam, truyền hình ra đời ở phía Nam (dưới chế độ cũ) sớm
hơn. Cịn ở phía Bắc thì năm 1970 truyền hình mới được bắt đầu thử nghiệm
phát sóng. Ngay từ trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc đến năm 1975,
một ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam được tách ra và thành lập Đài
truyền hình vào ngày 7 tháng 9 năm 1970. Năm 1987 Đài lấy tên chính thức
là Đài Truyền hình Việt Nam. Và với xu thế chung của thế giới, truyền hình
Việt Nam ngày một phát triển, đáp ứng nhu cầu nghe nhìn của nhân dân Việt
Nam. Bên cạnh đó, là một tổ chức thơng tin, tun truyền hàng đầu ở Việt
Nam, Đài Truyền hình Việt Nam ln giữ vai trị tích cực trên mặt trận tư
tưởng văn hóa quốc gia thông qua việc tuyên truyền thông tin tới mọi tầng lớp
nhân dân trong cả nước và kiều bào tại nước ngồi. Cung cấp các chương
trình khoa học giáo dục và chương trình giải trí cho các nhóm khán giả. Bên
cạnh đó, Đài cịn là một kênh giao lưu hiệu quả cho hơn 50 dân tộc sinh sống


- 14 -

trên đất nước Việt Nam cũng như giữa Việt Nam và thế giới. Trong suốt thập
kỷ qua, VTV (viết tắt của Việt Nam Television) đã phát triển nhiều dịch vụ đa
dạng từ phát sóng truyền hình tới các lĩnh vực khác như sản xuất phim, PayTV, dịch vụ Internet, phát hành tạp chí. Đài đã chứng minh được ảnh hưởng
ngày càng tăng của mình tới đời sống tinh thần của người Việt.
1. 1. 2. Sự hình thành và phát triển của phim truyện truyền hình
Phim có gốc từ “film” trong tiếng Pháp. Những phim đầu tiên đến Việt
Nam là từ Pháp. Phim còn gọi là xinê, cũng xuất phát từ tiếng Pháp cinema tức là điện ảnh, theo Việt ngữ. Phim truyện truyền hình là phim làm để phát
sóng trên truyền hình. Nó ra đời sau khi ngành truyền hình ra đời và phát
triển. Nó có thể được thu hình trên băng từ, đĩa kỹ thuật số hoặc trên cả phim
nhựa 16 ly.
Truyền hình ra đời và phát triển là một đe doạ sống còn với các ngành
nghệ thuật nghe nhìn trước đó, tiêu biểu là điện ảnh và sân khấu.
Trước năm 1960, tại Ấn Độ, mỗi năm nước này sản xuất hơn 1000 bộ

phim nhựa, nhưng khi truyền hình du nhập và được phổ cập thì số phim này
tụt xuống còn dưới 200. Số rạp chiếu phim cũng bị thu hẹp từ hơn 40.000 rạp
xuống còn 3.500 rạp. [14, tr.68 - 70]. Ở Mỹ, truyền hình ra đời, toàn bộ hệ
thống rạp Kền sụp đổ. Các nhà làm phim điện ảnh đổ xơ đi làm phim truyền
hình. Nhiều học giả tiên đốn sớm muộn thì điện ảnh và sân khấu cũng khơng
thể tồn tại và nó sẽ là một bộ phận phục vụ chương trình sắp đặt một cách
mặc định của truyền hình. Hiện tượng này khiến các nhà làm phim điện ảnh
phải có cái nhìn khách quan với lợi thế của phim truyện truyền hình.
Phim truyền hình nói chung thì có nhiều loại như phim truyện, phim tài
liệu, phim hoạt hình, phim khoa giáo. Ở luận văn này chúng tôi đi sâu nghiên
cứu về phim truyện truyền hình dài tập với cơng tác viết kịch bản cho phim.


- 15 -

Phim truyện là phim làm về một câu chuyện hư cấu, là một sáng tác
nghệ thuật nghe nhìn, để phục vụ cho việc phát sóng trên hệ thống truyền
hình.
Những bộ phim truyện truyền hình được phát sóng đầu tiên ở Việt Nam
phải kể đến là “Trên từng cây số” của Bungari, “Mười bảy khoảnh khắc mùa
xuân” của Liên Xô, vở balê “Hồ Thiên Nga”, các phim màn ảnh được khai
thác để đưa lên truyền hình ngày đó là của Ấn Độ và Cộng hoà dân chủ Đức...
Chúng đã trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu của khán giả ở những
nơi được phủ sóng truyền hình. Sau đó ít lâu, các bộ phim nhiều tập được
quay bằng chất liệu phim nhựa, được thể hiện theo ngôn ngữ điện ảnh như
“Ván bài lật ngửa”, “Biệt động Sài Gòn”... cũng làm nên những hiện tượng
khán giả vô cùng ấn tượng kể cả ở các rạp chiếu phim lẫn ở các chương trình
phim truyện truyền hình hồi đó.
Với nhiều nước trên thế giời thì sự ra đời của truyền hình khiến cho
phim truyện truyền hình phát triển, thu hút hầu hết các khán giả của điện ảnh,

khiến các nhà điện ảnh rơi vào những thử thách nghiệt ngã. Cho nên nảy sinh
các lời chỉ trích cay nghiệt với truyền hình. Khơng ít vị giáo sư cấm học trị
viết mơn kịch bản điện ảnh xem phim truyền hình khi cịn học ở trường. Họ
cho rằng phim truyền hình là phim loại hai, là thứ “phim bình dân”, là “một
dạng báo hình”, là khơng phải nghệ thuật đích thực. Có người thề thốt sẽ
khơng bao giờ làm phim truyền hình hay bàn bạc về phim truyền hình... Đó là
những cách nhìn cực đoan. Trong thực tế có thể nhiều thứ được số đơng chấp
nhận cịn có nhiều “sạn”, chưa thực sự là sản phẩm hay, nhưng đó là những
thứ thời vụ. Những gì có giá trị thực thì nó vẫn tồn tại vĩnh hằng, và không
thể bị phủ nhận mãi được.


- 16 -

Khởi thuỷ của truyền hình Việt Nam có sự đóng góp nghề nghiệp tâm
huyết của nhiều nhà điện ảnh. Ngày nay, khơng ít nhà điện ảnh vẫn tham gia
tích cực trong việc làm phim truyện truyền hình, bên cạnh việc làm phim điện
ảnh của họ. Khơng ít nhà điện ảnh đã chuyển sân sang nghề mới là nghề làm
phim truyền hình. Bên cạnh đó thì một số nhà làm phim do thành công ở lĩnh
vực phim truyện truyền hình đã được các nhà sản xuất phim điện ảnh mời làm
phim truyện điện ảnh. Thế nên, ở Việt Nam mối quan hệ giữa điện ảnh và
truyền hình là quan hệ bằng hữu, anh em.
Ngày trước, kinh tế đất nước ta cịn nghèo, mỗi gia đình khơng thể sở
hữu một máy thu hình. Người dân xem truyền hình phải ra ngồi bãi, xếp chỗ
từ trước để có được vị trí như ý. Giờ đây, truyền hình đã đi vào tận đầu
giường của mỗi nhà, ngày một gắn bó với cuộc sống của nhân dân hơn.
Để đáp ứng nhu cầu của các cửa sóng khơng ngừng được thiết lập thì
hiện tại ở Việt Nam hàng năm sản xuất khoảng sáu, bảy trăm đầu phim truyền
hình. Nhưng như vậy cũng mới chỉ đảm bảo khoảng 50% thời lượng phát
sóng phim truyện cho truyền hình cả nước. Số phim cịn lại được chiếu

thường là phim của Hồng Kông, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nga,
Mêhico, Auxtralia...
Các đài nhà nước có xưởng phim truyền hình lớn nhất, sản xuất nhiều
bộ phim truyện truyền hình nổi tiếng là VFC - Trung tâm sản xuất phim
truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam, TFS - Hãng phim truyền hình
Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, nhiều đài cấp tỉnh như Đài truyền hình Hà
Nội, Cơng ty Nghe nhìn Hà Nội, Đài truyền hình Hải Phịng, Đài Cần Thơ,
Đài Bình Dương... nhiều hãng phim tư nhân như Thiên Ngân, Hành Tinh
Xanh, Đông A, BHD, Tân Thế Giới, Hãng Phim Vàng..., nhiều hãng phim
chuyên sản xuất phim điện ảnh như Hãng phim truyện Việt Nam, Hãng phim


- 17 -

Giải Phóng, Hãng phim quân đội... cũng năng nổ làm phim truyện truyền hình
để phát sóng, trao đổi với các đài trong nước, và nước ngoài.
Nhu cầu về phim truyện truyền hình ngày càng trở thành một địi hỏi
bức thiết, đặc biệt là phim có chất lượng cao. Theo xu thế đó, các nhà sản
xuất, các đạo diễn khơng ngừng săn tìm kịch bản hay, phù hợp với tiêu chuẩn
thẩm định của từng cửa sóng để sản xuất. Phim truyện truyền hình Việt Nam
đã trở thành mảnh đất hứa với rất nhiều thành phần, đặc biệt là giới trẻ muốn
tìm cơ hội để thể hiện khả năng và sức sáng tạo của mình.
Song, so với thị trường thế giới thì phim truyện truyền hình của ta chưa
đủ chất lượng để cạnh tranh, chỉ là sự giao lưu nhỏ lẻ. Chủ yếu phim làm ra
phát sóng trong nước cho người dân có vơ tuyến tại nhà xem miễn phí, trừ
một số ít thu tiền qua cáp và các tivi thuê bao. Thế nên những yêu cầu đặt ra
trong việc làm phim, sáng tác kịch bản không hề đơn giản.
1. 1. 3. Phân biệt phim truyền hình và phim truyện điện ảnh
Về quy trình sản xuất thì giữa phim truyện điện ảnh và phim truyện
truyền hình khơng có nhiều khác biệt. Bởi xét về nguyên tắc làm phim, các

công việc được tiến hành đầu tiên từ ý tưởng đến đề cương kịch bản, kịch bản
chi tiết, kịch bản phân cảnh, chọn đạo diễn, diễn viên, dựng phim, ra mắt công
chúng... giữa hai loại phim này đều có những điểm tương đồng. Hơn nữa, dù
là tác phẩm phim điện ảnh hay là tác phẩm phim truyền hình thì đều thuộc
khu vực nghệ thuật nghe nhìn, đều là nghệ thuật hướng tới số đông, phải gắn
với sự phát triển của kĩ thuật và công nghệ.
Chúng khác nhau đầu tiên là về độ dài. Thơng thường, mỗi bộ phim
điện ảnh có độ dài 90 phút. Cịn phim truyền hình dài tập thậm chí dài hàng
ngàn tập như nhiều phim truyền hình Braxin hoặc Ấn Độ... Vì thời lượng này


- 18 -

mà nó liên quan nhiều tới các yếu tố khác, như kĩ thuật, nội dung, cách tổ
chức kịch bản, tổ chức sản xuất, giá thành, cũng như sự ảnh hưởng, v.v...
Để thưởng thức phim truyện điện ảnh người ta phải mua vé, vào rạp
xem hoặc thuê đĩa phim về xem. Cịn phim truyện truyền hình được phổ cập
trên sóng truyền hình tồn quốc. Phim truyện truyền hình có giá thành rẻ hơn
phim điện ảnh chiếu rạp nhiều lần do công nghệ - kỹ thuật chế tác đơn giản,
gọn nhẹ và nhanh hơn.
Đặc điểm của phim truyện truyền hình là khn hình hẹp, cỡ cảnh lớn
hơn phim điện ảnh chiếu rạp, do hạn chế đáng kể về độ lớn và cả chiều sâu
cũng như độ nét của màn ảnh tivi. Vì vậy phim truyện truyền hình cũng có
những điểm yếu về nghệ thuật thẩm mỹ nhất định so với phim điện ảnh.
Một bộ phim truyền hình dài tập thu hút được khán giả trong một thời
gian khá lâu do cấu trúc của nó. Thơng thường, mỗi tập của bộ phim truyền
hình có độ dài từ 45 đến 50 phút. Mỗi tập có nhiệm vụ giải quyết một câu
chuyện (vấn đề) nào đó và cuối tập lại đưa ra một cái móc đặt ra câu chuyện
cần phải giải quyết ở tập sau. Để thời lượng được kéo dài, thường các tình
huống trong phim truyền hình được mổ xẻ chi tiết hơn, nói được nhiều vấn đề

sâu, rộng hơn so với phim điện ảnh. Các cảnh quay trong phim truyền hình
cũng được tổ chức không công phu bằng phim điện ảnh nhằm giảm thiểu chi
phí cho sản xuất.
Những vấn đề trên đều tạo ra mặt ưu và nhược điểm đặc trưng cho hai
loại phim này. Từ đó mà phim truyền hình ra đời và phát triển hùng hậu đến
đâu thì điện ảnh vẫn tồn tại và lấy được phong độ của mình. Tới nay phim
nhựa vẫn được sản xuất và phát triển, vẫn có con đường đi riêng của mình.
Nền điện ảnh Mỹ vẫn kiêu hùng phát triển khi nước này có một hệ thống
truyền hình vơ cùng hùng hậu. Ấn Độ từ năm 1980 trở lại đây hàng năm con


- 19 -

số phim nhựa vẫn đều đặn xuất hiện không dưới 1000 bộ. Ở Trung Quốc năm
2000 sản xuất được 102 bộ phim truyện nhựa thì 2008 đã sản xuất được 460
bộ. [14, tr.68 - 70]. Tại nước ta, bên cạnh những bộ phim truyền hình hàng
ngày đi vào đời sống nhân dân thì các bộ phim nhựa vẫn không ngừng ra đời
đáp ứng nhu cầu một bộ phận khán giả và khẳng định tiếng nói của mình với
bạn bè quốc tế về nền điện ảnh Việt Nam hôm nay.
Phim truyện điện ảnh có thể được chiếu trên hệ thống truyền hình và
cũng gọi là phim truyền hình. Nhưng phim truyện truyền hình thì lại khơng
thể chiếu được trên rạp như phim điện ảnh. Ở một mặt nào đó thì cơng nghệ
làm phim truyện truyền hình ra đời trước ngành truyền hình, nó được bắt
nguồn từ điện ảnh. Khoa học cơng nghệ ngày càng phát triển thì sự phân biệt
của phim điện ảnh và phim truyền hình cũng thêm rõ ràng. Nhưng bên cạnh
đó thì nó lại tiến gần với nhau về mặt chất lượng hơn. Nếu trước kia, phim
điện ảnh được chiếu ở rạp với chất lượng hình và âm thanh cao hơn hẳn với
phim truyền hình được phát ở những chiếc ti vi nhỏ xíu, hoặc chỉ là đen trắng,
hoặc màu sắc, độ nét chưa được hoàn thiện lắm. Thì ngày nay, thế giới đã cho
ra đời những loại ti vi màn ảnh rộng, phun HD, chất lượng hình và âm thanh

sống động, cịn có cả yếu tố 3D thì những hạn chế về chất lượng hình ảnh, kĩ
thuật âm thanh của phim truyền hình so với phim điện ảnh đã giảm đi sự
chênh lệch đáng kể. Người ta có thể ở ngay trong khn viên gia đình, trong
bàn ăn, muốn làm gì thì làm, mà thoải mái lạc vào thế giới của phim ảnh. Vừa
không mất tiền mua vé vào rạp, vừa không bị ảnh hưởng bởi những người
khác cùng xem phim, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Bên
cạnh đó, với rất nhiều lợi thế khác của ngành truyền hình mà phim truyền
hình ngày càng được người dân đón nhận hơn so với phim điện ảnh.
Trong các hệ thống thông tin đại chúng đang bùng nổ đến chóng mặt
hiện nay thì truyền hình là một hệ thống giữ vị thế thượng phong. Phim


- 20 -

truyền hình dài tập đang có sức hút đặc biệt, đang là món ăn tinh thần từng
ngày, thậm chí từng giờ đối với cơng chúng ở mọi lứa tuổi, ở mọi tầng lớp xã
hội, ở tất cả vùng miền, khắp mọi nơi trên thế giới. Nó là mỏ vàng khổng lồ
để khai thác. Nó tạo ra một thói quen khá bền vững đối với hàng triệu người.
Trong một ngày, nhiều loại phim truyền hình dài tập đến với từng ngôi nhà,
từng căn hộ, từng chốn riêng tư của mỗi người, mỗi gia đình. Nội dung của
phim truyền hình dài tập thật phong phú. Từ những chuyện vặt vãnh trong đời
thường của bất cứ ai cho đến những âm mưu tội ác đen tối của lũ người đê
tiện, từ những mưu mô xảo quyệt cho đến những hành động cao thượng; từ
những mảnh đời đầy thương cảm đến những chốn hoa lệ cao sang, từ nỗi đau
khổ lo âu cho nhân vật tới sự hả hê, phấn khởi của người xem trước sự trừng
phạt với bọn gian ác... Tất cả như những mảng sắc màu của cuộc đời hiện ra
trước mắt. Và khán giả, tuỳ theo các lứa tuổi đều tìm thấy ngay sau những câu
chuyện này những điều thú vị riêng. Lớp người trẻ tuổi thấy trong đó nhiều
cánh cửa vào đời. Các bà, các chị thấy trong đó nào cách trang điểm, cách
chăm sóc con cái, nào cách chọn quần áo, phụ kiện thời trang... Lớp người

khác thấy trong đó nhiều vấn đề bàn luận về nhân tình thế thái, v.v... Những
điều này phim truyện điện ảnh không đáp ứng sâu rộng và đầy đủ bằng phim
truyện truyền hình. Vậy nên để những bộ phim truyền hình dài tập được hay,
có sức hấp dẫn với đơng đảo khán giả là cơng việc khó khăn khơng kém so
với việc sản xuất phim điện ảnh hay, đều đòi hỏi sự sáng tạo khổ công và tài
năng nghệ thuật ở tầm cao.
1. 1. 4. Chức năng, nhiệm vụ của phim truyện truyền hình
1. 1. 4.1. Chức năng


- 21 -

- Chức năng giải trí: Đây là chức năng quan trọng nhất của phim truyện
truyền hình, nó giúp con người giải tỏa sự căng thẳng trí não, phục hồi khả
năng hoạt động sau quá trình lao động mệt mỏi, để có thể tiếp tục làm việc.
- Chức năng truyền cảm mạnh mẽ, trực tiếp của hình ảnh, mức độ sâu
rộng của mạng lưới phổ biến.
- Chức năng giáo dục thẩm mỹ: Mọi người xem phim truyện truyền
hình khơng đơn giản chỉ để giải trí. Mọi hoạt động của con người đều có mục
đích. Bởi vậy, xem phim cũng nhằm mục đích mang lại cho họ sự phát triển
về trí tuệ và nhân cách bên cạnh việc thụ hưởng sự thư thái, sảng khoái.
1. 1. 4. 2. Nhiệm vụ
-

Tuyên truyền chính sách chủ trương của chính phủ.

-

Nêu cao những thành tích, những gương chiến đấu của quân và


dân Việt Nam, những hình tượng nhân vật tiêu biểu trong thời đại mới.
-

Chưng cất đời sống qua lăng kính của nghệ thuật tổng hợp, nhằm

thể hiện được các mảng tâm lý, tính cách của nhân dân, từ đó giáo dục văn
hóa và chính trị cho nhân dân.
1. 1. 5. Những bộ phận cấu thành nên bộ phim truyện truyền hình
Phim truyện truyền hình là loại nghệ thuật nghe nhìn tổng hợp, có sự
góp sức sáng tác của cả một tập thể bao gồm nhiều thành phần là biên kịch,
đạo diễn, diễn viên, quay phim, ánh sáng, âm thanh, tiếng động, dựng phim,
hoá trang, phục trang, đạo cụ, thiết kế mĩ thuật, nhạc phim.
Như vậy, kịch bản là hạt nhân quan trọng đầu tiên và cũng là số một để
hình thành bộ phim tương lai.
1. 2. KỊCH BẢN PHIM TRUYỆN TRUYỀN HÌNH

1. 2. 1. Thế nào là kịch bản phim truyện truyền hình


- 22 -

Có rất nhiều cách định nghĩa kịch bản phim truyện truyền hình. Kịch
bản là cái gốc, là bản thiết kế của bộ phim, và phim là một công trình hình
ảnh. Kịch bản phim là bản sơ đồ cho một cơng trình nghệ thuật chưa hồn
chỉnh. Nếu khơng có kịch bản sẽ khơng có bộ phim nào cả. Kịch bản được
viết ra là để làm thành phim, để đến với người xem, thông qua màn ảnh. Kịch
bản phải được viết ra để phục vụ cho hình ảnh (nhìn thấy được) và cho âm
thanh (nghe thấy được). Những gì khơng phục vụ cho mục đích trên đều
khơng có chỗ đứng trong một kịch bản.
Kịch bản phim truyền hình khác kịch bản phim điện ảnh ở độ dài, ở

cách viết thoại, cách giải quyết vấn đề. Nó càng khác kịch bản sân khấu. Kịch
bản sân khấu là nói ra, kịch bản phim truyền hình là bày ra. Kịch bản khơng
phải là tác phẩm văn học. Nó được viết rõ ràng, khơng văn vẻ, không lạm
dụng lời thoại. Kịch bản trước tiên là một chuỗi hình ảnh, truyền đạt nhịp điệu
của các cảnh, khơng có chuyện để giải thích rằng có người vừa nhảy qua cửa
sổ mà phải viết tới tận ba trang kịch bản. Hay cũng chẳng có chuyện kịch bản
nhất nhất chỉ nói tới tâm lý của nhân vật. Kịch bản không phải là tiểu thuyết,
kịch bản phim truyện truyền hình thuộc về nghệ thuật nghe nhìn, ln diễn ra
ở thời hiện tại. Nó viết ra khơng phải cho độc giả đọc để thưởng thức cái hay
của ngơn ngữ. Nó chỉ để cho các thành phần làm phim đọc, khoảng chừng
100 người là cùng. Sau khi bộ phim hoàn thành thì kịch bản khơng cịn ý
nghĩa thực dụng nhiều nữa. (Tuy nhiên một số nơi vẫn dùng nó in lại để làm
tài liệu tham khảo cho những người muốn học viết kịch bản). Có thể nói nó là
cơng đoạn trung chuyển từ tư duy nghệ sĩ sang tác phẩm nghệ thuật bằng hình
ảnh và âm thanh. Dù tuân thủ nhiều nguyên tắc của nghệ thuật nghe nhìn và
viết để cho các thành phần khác tiếp tục sáng tác nhưng nó không phải là
phân cảnh kĩ thuật, mà là một câu chuyện chặt chẽ, là một bộ phim trên giấy.


- 23 -

Câu chuyện là thứ làm cho bộ phim được nhớ đến. Câu chuyện là
những gì con người quan tâm. Nó là cái lơi cuốn người ta xem phim. Câu
chuyện trong kịch bản phải có tính kịch. Nhà biên kịch có thể tẩy xố ba mươi
năm cuộc đời của một nhân vật nếu như nó khơng có kịch tính.
Thành phần chủ yếu của câu chuyện kịch là cốt truyện, nhân vật, tình
huống, hành động, chi tiết và đề tài. Các yếu tố này được hình thành ra sao
đều phải phụ thuộc vào nhà biên kịch - người sáng tác đầu tiên của bộ phim.
1. 2. 2. Các yếu tố hình thành kịch bản
Dù phim truyện truyền hình là loại nghệ thuật nghe nhìn, tái hiện nhân

vật một cách cụ thể nhất, gần gũi với cuộc sống hơn các loại hình nghệ thuật
trước đó đi chăng nữa, nhưng nó khơng phải là cuộc sống. Nó cũng khơng là
bản sao của cuộc sống. Việc xây dựng kịch bản để làm nên bộ phim phải tuân
theo những nguyên tắc và thủ pháp nghệ thuật nhất định.
1. 2. 2. 1. Cốt truyện
Cốt truyện phim là cái lõi của kịch bản, là trục chính để người biên
kịch có thể “treo” nhiều thứ thú vị lên đó. Nói cách khác thì cốt truyện là cái
xương sống của câu chuyện, là yếu tố quan trọng đầu tiên, thiếu nó sẽ khơng
có kịch bản phim. Trong dân gian có câu “Có tích mới dịch nên trị” là vì vậy.
Nhưng bên cạnh đó, trong nghề lại cịn câu: “Tìm trị để gị vào tích”. Nếu chỉ
có cốt truyện khơng thì cũng chẳng thành kịch bản. Sau khi cốt truyện ra đời,
nhà biên kịch mới tiếp tục “tìm trị” để gị vào cốt đó, “tích” đó. Tác phẩm
nghệ thuật - bộ phim - không phải chỉ dựa vào mỗi cốt truyện. Từ cốt truyện
phải phát triển thành kịch bản chi tiết. Rồi lại phụ thuộc vào những công đoạn
sáng tác tiếp theo. Cho nên người ta nói là “xem phim” chứ khơng ai nói là
“đọc phim” cả. Cốt truyện có khi chỉ cơ đọng trong một câu, một trang diễn
giải, hay một chục trang kể lể, nhưng để diễn ra trước mắt người xem, lấy


- 24 -

được xúc cảm của khán giả thì lại dựa vào tài năng diễn xuất của diễn viên,
nhờ sự kết hợp tổng hoà của nhiều yếu tố khác như quay phim, ánh sáng, âm
nhạc, kĩ thuật dựng... trong một thước phim.
Cốt truyện của kịch bản phim truyện truyền hình thường chính là đề
cương phân tập chi tiết của phim. Các nhà biên kịch không thể ngồi viết ngày
một ngày hai, tuần một tuần hai một bộ kịch bản dài tập được, để rồi nếu rủi
ro thì kịch bản của họ sẽ bị “out”. Họ phải có quỹ thời gian nhất định, phải
được đảm bảo cho đầu ra của kịch bản, phải có kinh phí để sống và viết trong
khoảng thời gian dài. Bởi vậy, họ chỉ có thể trình bày cốt truyện bằng các đề

cương chi tiết. Lấy đó là sản phẩm ban đầu đi “chào hàng”, mời gọi các nhà
sản xuất, các hãng phim, các cửa sóng, hoặc đạo diễn có thẩm quyền. Sau đó,
nếu được đồng ý và đầu tư thì họ mới có thể ngồi viết chi tiết trên cơ sở cốt
truyện đó. Các nhà sản xuất hoặc lãnh đạo các hãng phim hay các cửa sóng
càng khơng thể một lúc đọc hàng chục bộ kịch bản, mỗi bộ lại hàng chục,
hàng trăm tập gửi đến. Các đạo diễn, các nhà làm phim cũng khó mà quản lý
được toàn bộ câu chuyện phim dài hết tập này sang tập khác. Nên họ thường
làm việc ban đầu và chủ yếu dựa vào đề cương chi tiết này. Ở đây, bộ phim
truyện truyền hình tương lai dù dài đến mấy cũng được cô đọng và thu nhỏ
một cách tối thượng nhằm giúp người thực hiện nắm bắt được nhanh nhất, hệ
thống nhất toàn bộ tuyến truyện của phim.
Đề cương chi tiết thường theo một “form” chung bao gồm nhan đề của
phim, tên tác giả, thời lượng dự kiến cho từng tập, số tượng tập phim, chủ đề,
đề tài, lý lịch nhân vật, bối cảnh chính của phim, tóm tắt sự kiện từng tập (mỗi
tập được tóm tắt dài chừng 1/3 đến 1 trang A4).
Tại đề cương, các nhân vật chính, các tình huống chính được thiết lập
khăng khít và chặt chẽ. Song, một thực tế xảy ra dẫn đến sự không thống nhất


- 25 -

giữa đề cương (cốt truyện) và kịch bản hồn chỉnh (câu chuyện chi tiết). Đó là
với sự chun mơn hố của việc viết kịch bản, sự địi hỏi gấp gáp của nhu cầu
về kịch bản phim truyện truyền hình mà ở ta kịch bản phim truyện truyền hình
thường được sáng tác do một nhóm tác giả. Nhóm viết này có khi làm cho sự
lơ gíc của kịch bản bị thiếu. Nhiều đề cương viết rất ly kỳ, cốt truyện hay, vấn
đề được đưa ra thuyết phục, nhưng kịch bản chi tiết lại do những biên kịch
khác chắp bút, với nhiều trình độ và lý do khác nhau gây nên khơng ít sự khập
khiễng. Khơng hiếm trường hợp đến thời điểm bấm máy đạo diễn mới được
nhận bộ kịch bản hồn chỉnh, rồi xài lắc vì khơng thể dùng được. Kế hoạch bị

đổ bể, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế, với nhiều điều khơng hay khác. Có thể
dẫn chứng bộ kịch bản 35 tập “Phía sau ánh bình minh” của Hãng phim
truyện Việt Nam năm 2009 vừa rồi. Đến ngày phim bấm máy nhưng đạo diễn
Vũ Xuân Hưng đã phải từ chối kịch bản vì chất lượng quá kém. Hãng đành
huỷ bộ này, và tổ chức kíp biên kịch mới viết lại hoàn toàn, do nhà biên kịch
Bành Mai Phương đứng đầu. Chi phí cho phim bị thâm hụt đáng kể, thời gian
bấm máy bị lùi tới gần nửa năm. Ngược lại, nhiều trường hợp đề cương (cốt
truyện) khá sơ sài, chưa lột tả hết được cái hay cái đẹp của câu chuyện, nhưng
khi viết ra với tâm huyết và sự đầu tư thích đáng thì kịch bản lại rất tốt.
Về việc xây dựng cốt truyện thì các nhà làm phim Mỹ cho rằng cách
xây dựng cốt truyện lấy đề tài hoặc tư tưởng làm điểm xuất phát thì chẳng
khác nào so với việc bắt chó đằng đi. (Người bắt chó sẽ bị chó cắn vào tay).
Sự đổ vỡ luôn chờ đợi nhà biên kịch nếu như họ đặt tư tưởng lên trước cốt
truyện. “Cốt truyện và tư tưởng tồn tại bằng cách phụ thuộc lẫn nhau. Cái này
là chức năng của cái kia. Một cốt truyện tốt sẽ tự thân mang trong nó một tư
tưởng. Bản chất của cốt truyện thế nào thì dưới bề mặt của nó nằm sẵn một
nguyên nhân duy nhất, một tiền đề cơ bản: đó là tư tưởng. Trong những tác
phẩm lớn của những nhà văn nổi tiếng, các tư tưởng sâu sắc thường có mặt


×