Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa quản lý khu di tích danh thắng vùng hồ thác bà (tỉnh yên bái)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

LÊ THỊ THU PHƯỢNG

QUẢN LÝ KHU DI TÍCH
DANH THẮNG VÙNG HỒ THÁC BÀ
(TỈNH YÊN BÁI)
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa
Mã số: 06 31 73

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ VĂN HÓA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS Bùi Văn Tiến

Hà Nội – 2010


2

LỜI CẢM ƠN
Là một giảng viên giảng dạy về văn hóa. Tơi rất trăn trở và ý tưởng
muốn viết một đề tài nghiên cứu văn hóa về lĩnh vực di sản. Vẫn biết đây là
một lĩnh vực nhạy cảm và mới đối với tôi, nhưng được sự động viên cổ vũ của
các Thầy Cô Khoa Sau đại học - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, các bạn
đồng mơn, đồng nghiệp. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Quản lý khu di tích
danh thắng vùng hồ Thác Bà (tỉnh Yên Bái)” làm luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ chuyên ngành quản lý văn hóa của mình.
Nhân dịp hồn thiện luận văn, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các
Thầy Cô giáo Khoa sau đại học - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Nhà văn,
thầy giáo Hà Lâm Kỳ - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và
Du lịch Yên Bái là những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong việc lựa chọn


đề tài.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS-TS Bùi Văn Tiến - Vụ
trưởng vụ Đào tạo - Bộ VHTT&DL người đã giúp tôi lựa chọn đề tài, hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài này. Kiến thức
sâu rộng và tâm huyết nghề nghiệp của Thầy sẽ mãi là tấm gương sáng cho
tôi trong bước đường công tác, học tập và nghiên cứu sau này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, Tháng 9 năm 2010
Tác giả luận văn


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu khoa học của riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Phượng


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


1. PGS

:

Phó giáo sư

2. GS

:

Giáo sư

3. VH

:

Văn hóa

4. TT

:

Thơng tin

5. UBND

:

Ủy ban nhân dân


6. DTLS-VH:

Di tích lịch sử - Văn hóa

7. CHXH

Cộng hịa xã hội

:

8. VHTT&DL:

Văn hóa Thể thao và Du lịch

9. BQL

Ban quản lý

:


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 8
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................. 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................... 11
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................. 11

5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 12
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 12
7. Bố cục của luận văn ................................................................................ 13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG VÙNG
HỒ THÁC BÀ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ
DI TÍCH VÀ DANH THẮNG ...................................................................... 14
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG HỒ THÁC BÀ ...................................... 14
1.1.1. Quá trình hình thành hồ Thác Bà ............................................... 14
1.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí vai trị của vùng hồ Thác
Bà trong phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của tỉnh Yên Bái............... 14
1.2. Cơ sở khoa học và pháp lý của công tác quản lý di tích và danh
thắng Hồ Thác Bà...................................................................................... 24
1.2.1. Cơ sở khoa học .............................................................................. 24
1.2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................ 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHU DI TÍCH VÀ DANH
THẮNG VÙNG HỒ THÁC BÀ ................................................................... 45
2.1. HIỆN TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HÔI ................... 45
2.1.1. Hồ chứa Thác Bà ........................................................................... 45
2.1.2. Lâm nghiệp .................................................................................... 49


6
2.1.3. Giao thông vận tải .......................................................................... 50
2.1.4. Công nghiệp ................................................................................... 51
2.1.5. Du lịch ........................................................................................... 52
2.1.6. Hiện trạng về môi trường ............................................................. 55
2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH VÙNG
HỒ THÁC BÀ ............................................................................................ 58
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI CỦA VÙNG HỒ THÁC BÀ ................................................... 61

2.4. HIỆN TRẠNG VỀ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG VÙNG HỒ
THÁC BÀ ................................................................................................... 62
2.4.1. Loại hình di tích khảo cổ............................................................... 64
2.4.2. Loại hình di tích kiến trúc ............................................................. 65
2.4.3. Loại hình di tích cách mạng, kháng chiến .................................... 67
2.4.4. Loại hình di tích lịch sử và danh thắng ......................................... 67
2.4.5. Những giá trị tiêu biểu của di tích, danh thắng vùng hồ Thác Bà. ....... 70
2.5. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH DANH THẮNG
VÙNG HỒ THÁC BÀ ............................................................................... 76
2.5.1. Mơ hình tổ chức quản lý ............................................................... 79
2.5.2. Những ưu điểm cơ bản của công tác quản lý di tích và danh thắng
vùng hồ Thác Bà ..................................................................................... 82
2.5.3. Những hạn chế trong công tác quản lý di tích và danh thắng vùng
hồ Thác Bà .............................................................................................. 83
2.5.4. Nguyên nhân những yếu kém, hạn chế của công tác quản lý di tích
và danh thắng vùng hồ Thác Bà .............................................................. 85


7
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ KHU DI TÍCH VÀ DANH THẮNG VÙNG HỒ THÁC
BÀ.......................................................................................................................... 87
3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM
BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
CỦA DI TÍCH DANH THẮNG ............................................................... 87
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH DANH THẮNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VÙNG HỒ THÁC BÀ (TỈNH YÊN BÁI) .................................... 90
3.2.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý và phân cấp quản lý di tích
danh thắng ............................................................................................... 90

3.2.2. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với di tích danh
thắng ........................................................................................................ 98
3.2.3. Giải pháp về hoạt động quản lý nhằm phát huy giá trị của di tích
............................................................................................................... 100
3.2.4. Đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác quản lý di tích danh thắng ......... 101
3.2.5. Các giải pháp phát triển du lịch Khu di tích và danh thắng Thác Bà
............................................................................................................... 104
3.2.6. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn, tơn tạo
và khai thác di tích danh thắng phục vụ pháp triển du lịch .................. 111
3.2.7. Thường xuyên chăm lo công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực ...................................................................................... 116
3.2.8. Tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý các vi phạm về Di tích
danh thắng ............................................................................................. 118
KẾT LUẬN .................................................................................................. 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 123


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Di tích lịch sử văn hoá và danh thắng là tài sản văn hố vơ cùng
q giá của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nó là nguồn tài nguyên kinh tế du lịch
quan trọng của đất nước. Trải qua các thời đại, di tích lịch sử văn hố và danh
thắng là bằng chứng hùng hồn về các giai đoạn lịch sử khác nhau, là biểu
tượng của ý chí, sự tài hoa trong lao động sáng tạo của nhân dân. Khơng chỉ
có vậy, di tích lịch sử văn hố và danh thắng cịn là nơi chứa đựng các giá trị
truyền thống của bao thế hệ cha ông, là tấm gương giáo dục cho các thế hệ
con cháu. Vì vậy, để phát triển đất nước theo hướng bền vững, Đảng và Nhà
nước ta đã rất coi trọng các giá trị và sự ảnh hưởng to lớn của di tích lịch sử

văn hố và danh thắng đối với cộng đồng và đã ban hành Luật “Di sản văn
hoá” vào năm 2001.
1.2. Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm giữa vùng Tây Bắc và Đông
Bắc. Yên Bái có những lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên và tài nguyên
phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nơi đây còn chứa đựng nhiều các giá trị của
di sản văn hoá hết sức phong phú và đa dạng trong đó có di tích lịch sử văn
hoá và danh thắng vùng hồ Thác Bà nơi được ví như một “Hạ Long trên núi”.
Hồ Thác Bà là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất nước ta (sau hồ Thủy
điện Hồ Bình - tỉnh Hồ Bình, hồ Dầu Tiếng – tỉnh Tây Ninh), được khởi
công xây dựng năm 1962, hồn thành năm 1970 với mục đích chính là dự trữ,
cung cấp nước cho Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà. Ở đây các nhà nhiên cứu
văn hoá, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hàng loạt các giá trị văn hoá vật
thể và phi vật thể.


9
1.3. Những giá trị của di sản văn hố nói chung, di tích và danh thắng
nói riêng là vơ cùng to lớn. Song điều quan trọng hơn cả là việc bảo tồn, quản
lý những giá trị đó như thế nào để nó có thể phát huy thật tốt những giá trị
quý giá ấy trong sự phát triển mang tính bền vững trong giai đoạn hiện nay?
Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái và các cơ quan chức năng
đã chú ý tới những giá trị to lớn của nguồn di tích lịch sử văn hố và danh
thắng trên địa bàn. Tuy nhiên, dường như địa phương vẫn còn lúng túng, chưa
có một hệ thống tổ chức, một cơ chế quản lý phù hợp. Vì vậy, Yên Bái vẫn
chưa khai thác hết các tiềm năng một cách hợp lý, cũng như chưa chú ý đến
yêu cầu bảo tồn để phát triển bền vững đối với di tích. Nhiều tiềm năng, thế
mạnh của vùng hồ Thác Bà không những không được quan tâm, bảo tồn, phát
huy mà cịn có chiều hướng suy giảm như: Cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hệ
thống các đảo, rừng và hệ thực vật cũng như các di tích lịch sử khác tại đây.
Vì thế, mặc dù Hồ Thác Bà được biết đến như một danh thắng nổi

tiếng, nhưng những giá trị của nó vẫn cịn ở dạng tiềm năng, giống như một
nàng công chúa ngủ trong rừng sâu, đang chờ có người đến đánh thức.
1.4. Trong quá trình hội nhập, phát triển đất nước, việc quản lý và khai
thác nguồn di tích lịch sử văn hoá và danh thắng càng trở nên thực sự cần
thiết. Một điều dễ nhận ra là di tích lịch sử văn hố và danh thắng gắn bó mật
thiết với hoạt động du lịch, và ln được đánh giá, nhìn nhận là tài ngun du
lịch hết sức quan trọng. Chính vì lẽ đó nếu khơng nhận thức đầy đủ mối quan
hệ mang tính biện chứng, hữu cơ giữa di tích văn hóa-danh thắng với hoạt
động du lịch thì nguồn "tài ngun" ấy cũng sẽ đến lúc cạn kiệt và ngược lại
nếu khơng biết sử dụng một cách khoa học thì di tích, danh thắng cũng dễ bị
lãng quên, mai một từ chính những giá trị vốn có của nó.


10
Vì vậy, đề tài "Quản lý di tích và danh thắng vùng hồ Thác Bà tỉnh
Yên Bái” hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác
quản lý di tích này để bảo tồn và phát huy tác dụng một cách bền vững trong sự
nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước trên quê hương Yên Bái.
2. Lịch sử nghiên cứu
Quản lý di sản văn hoá là vấn đề nhiều quốc gia, địa phương đã và
đang triển khai thực hiện. Do vậy, đây không phải là vấn đề mới, nhiều học
giả, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, cho
đến nay việc nghiên cứu có hệ thống về quản lý để bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hoá và thắng cảnh của vùng hồ Thác Bà chưa được quan tâm nhiều
ở tỉnh Yên Bái. Một số cơng trình nghiên cứu về văn hố cũng chỉ mới dừng
lại ở mức độ ghi chép, sưu tầm, nghiên cứu từng mảng nội dung theo tiêu chí
của cơng trình nghiên cứu, biên soạn như:
- Bộ Khoa học Cơng nghệ và Môi trường (1997), Nghiên cứu khai thác
hợp lý tiềm năng hồ Thác Bà.
- Hồ Văn Thái, Nguyễn Liễn (2003), Đền, Chùa, Đình ở Tỉnh n Bái,

Sở Văn hố thông tin tỉnh Yên Bái.
- Nguyễn Văn Quang (2004), Tiền sử và sơ sử Yên Bái, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2008), Di tích lịch sử khảo cổ học
Hắc Y, Sở Văn hố thơng tin tỉnh n Bái xuất bản.
- Hồ sơ di tích lịch sử văn hố và danh thắng hồ Thác Bà.
- Hà Lâm Kỳ (2006), Một góc nhìn, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
- Hà Lâm Kỳ (2004), Mỗi nét hoa văn, Nxb Văn hoá, Hà Nội.


11
- Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch (2008), Thực trạng và giải pháp bảo tồn
văn hoá phi vật thể tỉnh Yên Bái gắn với phát triển kinh tế – xã hội và du lịch.
Các cơng trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập tới từng mặt và chưa thể
hiện một cái nhìn tổng thể về di tích vùng hồ Thác Bà, đặc biệt là chưa đề cập
đến vấn đề quản lý nó với sự nhìn nhận là một tài nguyên văn hoá và du lịch
rất quan trọng.
Đề tài "Quản lý khu di tích và danh thắng vùng hồ Thác Bà tỉnh Yên
Bái" có thể được xem là đề tài đầu tiên ở Yên Bái đi sâu nghiên cứu về một
lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức này.
Trong quá trình triển khai nghiên cứu, viết luận văn, bản thân tác giả có
tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu, sưu tầm hoặc những phát hiện của
các tác giả đi trước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Điều tra thu thập và đánh giá toàn diện điều kiện tự nhiên, tiềm
năng tài nguyên thiên nhiên, ý nghĩa kinh tế – xã hội của hồ Thác Bà.
3.2. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, và phát huy tác
dụng của di tích lịch sử văn hố và danh thắng vùng hồ Thác Bà.
3.3. Những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý và phát triển du
lịch (mạnh, yếu, nguyên nhân).

3.4. Đề xuất hướng khai thác hợp lý tiềm năng hồ Thác Bà, đảm bảo sự
phát triển môi trường bền vững của khu vực.
3.5. Đề xuất một số giải pháp cơ bản về công tác quản lý di tích lịch sử
văn hố và danh thắng phục vụ phát triển du lịch tỉnh Yên Bái.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài


12
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Khu Di tích và danh thắng vùng hồ Thác
Bà trên địa bàn hai huyện Yên Bình và Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Quy mô nghiên cứu: Tổng thể những giá trị văn hoá vật thể và phi vật
thể của vùng hồ Thác Bà
- Không gian: Vùng hồ Thác Bà huyện Yên Bình và Lục Yên tỉnh Yên Bái.
- Thời gian: Từ 1962 đến nay (tính từ khi bất đầu xây dựng nhà máy
thuỷ điện Thác Bà).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về quản lý văn hố nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
văn hố nói riêng.
- Dùng phương pháp khảo sát, điều tra, điền dã, thống kê, so sánh, phân
tích và tổng hợp.
- Sử dụng một số phương pháp đa/liên ngành để phục vụ cho đề tài
như: Khoa học quản lý, Bảo tàng học, Văn hoá học, Giáo dục học…
6. Đóng góp của luận văn
- Tổng hợp được tình hình và đánh giá thực trạng, tiềm năng của khu di
tích và danh thắng vùng hồ Thác Bà;
- Phân tích đánh giá chất lượng cơng tác quản lý khu di tích và danh
thắng vùng hồ Thác Bà;

- Đề xuất một số giải pháp, cơ chế chính sách nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của công tác quản lý, đồng thời khai thác và phát triển du


13
lịch mang tính bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên
Bái trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
có 03 chương.
Chương 1. Tổng quan về khu di tích và danh thắng vùng hồ Thác
Bà, một số vấn đề lý luận chung về quản lý di tích và danh thắng.
Chương 2: Thực trạng quản lý khu di tích và danh thắng vùng hồ
Thác Bà.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích và danh
thắng vùng hồ Thác Bà.


14

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG
VÙNG HỒ THÁC BÀ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ VÙNG HỒ THÁC BÀ

1.1.1. Quá trình hình thành hồ Thác Bà
Tháng 6-1962 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng

khóa 3 đã họp bàn về việc xây dựng và phát triển công nghiệp. Đảng ta đã
định hướng: “…muốn phát triển cơng nghiệp, thì năng lượng phải đi trước
một bước, tập chung phát triển năng lượng điện trước hết là thủy điện…”.
Sau q trình khảo sát nghiên cứu trên dịng sơng Chảy, nhận thấy Thác Bà là
nơi có đủ điền kiện thích hợp để xây dựng Nhà máy Thủy điện. Để tiến hành
xây dựng, ngoài việc xây Nhà máy Thủy điện còn phải tiến hành di cư,
chuyển dân ra khỏi khu vực tạo thành một hồ nước nhân tạo rộng lớn và vùng
đệm để phục vụ hoạt động cho nhà máy thủy điện. Tháng 3-1971, sau nhiều
năm làm công tác chuẩn bị mọi mặt, đã tiến hành đóng cửa đập Thác Bà, tạo
thành hồ lớn Thác Bà. Kể từ đó, ngồi tên Thác Bà đã có từ lâu, nay thêm một
chiếc hồ lớn với tên gọi hồ Thác Bà hay hồ thủy điện Thác Bà.
1.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí vai trị của vùng hồ
Thác Bà trong phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của tỉnh n Bái
Vị trí địa lý được nhìn nhận như một hợp phần của tiềm năng tự nhiên
và được đánh giá trong mối quan hệ tương tác với các tiềm năng khác của khu
vực đó. Hồ Thác Bà nằm trong địa giới của hai huyện miền núi Yên Bình và


15
Lục n ở phía Đơng Bắc của tỉnh n Bái có tọa độ địa lý từ 21040’ đến
27017’ vĩ độ Bắc, 104033’ đến 105006’ kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Lào
Cai, phía Đơng giáp tỉnh Tun Quang, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phú (nay là
Phú Thọ), phía Tây giáp thị xã Yên Bái, huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên
của tỉnh Yên Bái.
Hồ Thác Bà nằm giữa khu vực đồi núi của Yên Bái, thuộc loại hồ trên
núi và được coi như một tài nguyên có giá trị lớn đối với việc phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh. Một vùng đất tưởng như bị ngập chìm trong sóng nước lại
có nhiều dấu tích của người tiền sử - sơ sử và có một quá khứ hào hùng, gắn
bó với lịch sử dân tộc. Các di tích và di vật tìm thấy ở dọc sơng Chảy mang
đặc điểm của nền văn hóa Sơn Vi, văn hóa Đơng Sơn giúp cho các nhà khảo

cổ học đoán định đây là những di chỉ cư trú của người Việt cổ.
Dưới lòng hồ xưa kia là dịng sơng Chảy cuồn cuộn nước xiết, bắt
nguồn từ Hà Giang, nhập vào sông Lô ở Đoan Hùng (Phú Thọ) có độ dài
dịng chảy qua địa bàn tỉnh Yên Bái khoảng 85km. Nơi đây sớm trở thành
một vùng đất được biết đến của nước Văn Lang rồi thuộc Tượng Quận Giao
Chỉ, đời Trần là huyện Thu Vật trong phủ Yên Bình, đời Lê đổi thành Châu.
Năm Minh Mạng thứ ba đổi làm châu Thu, năm Thiệu Trị thứ tư chuyển lên
Hoàng Loan Hạ. Cách mạng tháng 8/1945 phủ Yên Bình đổi thành huyện,
vẫn thuộc tỉnh Tuyên Quang. Tháng 7/1956 huyện Yên Bình được sát nhập
vào tỉnh Yên Bái.
Năm 1825 các dân tộc Châu Thu Vật đã quy tụ thành một đội dân binh
phối hợp với quân đội nhà Trần mở các cuộc tấn công ngăn chặn, tiêu hao
sinh lực giặc Nguyên Mông từ phương Bắc tràn xuống, góp phần làm nên
chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Cũng tại đây từ thời Lê Chiêu Tông (15161522) đến năm 1966, sử sách còn ghi lại các đời họ Vũ dựng nghiệp (Vũ Văn


16
Uyên, Vũ Văn Mật, Vũ Công Ký, Vũ Đức Cung, Vũ Công Ứng…) hùng cứ
một phương, hướng về nhà Lê, không tuân phục nhà Mạc, người ta quen gọi
là các “chúa Bầu” hoặc “vua Bầu” có khi cịn gọi là “Biều Vương”. Các chúa
Bầu, bắt đầu từ đời Vũ Văn Mật đã mở mang bờ cõi, lấy Đại Đồng làm trung
tâm xây thành đắp lũy, chiêu tập những người dân lưu vong về xây dựng Đại
Đồng thành một nơi trù phú, đơng vui, sầm uất, hình thành phố Cát, chợ Ngọc.
Từ trung tâm phố Cát xi về phía Thác Bà theo con đường lớn bám
sát dịng sơng Chảy tới địa phận thơn Cẩm La, rẽ ra bờ sơng có thành Việt
Tĩnh. Thành Việt Tĩnh được Vũ Văn Mật cho xây dựng trên gò Bầu (còn gọi
là gò Biều) nên còn được gọi là Thành nhà Bầu. Thành nằm ven bờ sông
Chảy đối diện với ngọn núi Cao Biền thuộc xã Vũ Linh.
Do có cơng nên Vũ Văn Mật được nhà Lê phong là Gia Quốc Công và
được nhân dân truyền tụng, ghi ơn, lập miếu thờ ở xã Đại Đồng, trong miếu

có câu đối:
Thành Bầu Việt Bắc nghìn năm vững
Đại Đồng Vũ miếu vạn dân thờ.
Sách “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn cho biết: quân của Vũ Văn
Mật đóng làm 11 doanh, trong đó châu Thu Vật có doanh Yên Thắng. Mỗi
doanh đều xây thành đắp lũy hiểm trở, những di tích thành lũy này có quan hệ
với các chúa Bầu, hiện nay còn thấy rất nhiều trong một vùng rộng lớn suốt từ
ngã ba Đoan Hùng ngược lên hết địa phận huyện Lục Yên, nhân dân vẫn gọi
bằng tên chung: Thành nhà Bầu.
Trước năm 1945 huyện Yên Bình có 25 xã, gần 2,5 vạn dân, 1/3 theo
đạo thiên chúa, sinh sống chủ yếu là làm ruộng, phát rừng làm nương, dưới
chế độ hà khắc của thực dân phong kiến, đồng bào các dân tộc phải chịu đựng
biết bao nhiêu đau khổ cực nhục bởi sưu cao thuế nặng, năm 1945 do ảnh


17
hưởng cách mạng từ căn cứ Thái – Tuyên – Hà, từ tháng 5 đến tháng 7 Yên
Bình đã xây dựng được phong trào Việt Minh, kết hợp với Đội tuyên truyền
giải phóng quân nhanh chóng giải phóng đồn chợ Ngọc, phá kho thóc của
Nhật, giải phóng huyện lỵ, thành lập chính quyền cách mạng. Cuối năm 1945
các xã đều có ủy ban cách mạng lâm thời. Hàng ngàn tự vệ và nhân dân các
xã đã đánh lui quân Nhật khi chúng tấn cơng vào n Bình, đánh tan hai trận
càn của Pháp ở Bổng thuộc hạ huyện Yên Bình, tháng 11/1947 Đại hội Đảng
bộ huyện Yên Bình lần thứ nhất đã kiện toàn tổ chức Đảng, kịp thời lãnh đạo
các tổ chức đoàn thể quần chúng, củng cố giữ vững chính quyền cách mạng,
cùng cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi.
Bước vào thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất 1961 –
1965, huyện Yên Bình đã tổ chức cuộc vận động chuyển dân để xây dựng nhà
máy thủy điện Thác Bà, cơng trình thủy điện đầu tiên của miền bắc xã hội chủ
nghĩa. Đây là cuộc vận động chuyển dân to lớn, sâu sắc tồn diện, có nhiều

khó khăn phức tạp, vì n Bình là vùng đất cổ, cư dân đơng đúc, có nền văn
hóa lưu truyền, nhiều người theo đạo thiên chúa, mỗi gia đình gắn bó với từng
tấc đất, vườn cây, khe suối... Người dân Yên Bình - Lục Yên trong suốt 10
năm tự mình trăn trở đấu tranh tư tưởng rồi cuối cùng rứt khoát ra đi để lại đất
đai, nhà cửa, ruộng vườn cho lòng hồ Thác Bà.
Vùng hồ Thác Bà được hình thành trên dịng sơng Chảy và các chi lưu
do việc xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà vào năm 1962 và hoàn thành
năm 1970 với công xuất 108.000 MW. Sông Chảy khởi nguồn từ dãy núi Tây
Côn Lĩnh, chảy theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam, dịng sơng nhỏ, sâu, nước
chảy xiết, mơ-đun dịng chảy bình qn là 30,5 1/s/km2, nhiều thác ghềnh,
như thác Ơng, thác Bà… Sơng Chảy được hình thành do vận động đứt gãy
sâu, tái hoạt nhiều lần tạo nên những thành tạo địa chất khá phức tạp. Cơ bản
có các thành tạo địa chất như hệ tầng núi Con Voi, Ngòi Chi, Hà Giang,


18
Chăng Pung tuổi Cambri thượng…Vì thế, hồ Thác Bà có đặc điểm hẹp, sâu.
Dọc hai bên bờ thung lũng sông là những dãy đồi núi thấp ở giữa và cao dần
về hai phía. Có thể dễ dàng nhận thấy các đồi núi được sắp xếp một cách trật
tự thành một số bậc địa hình, bậc này tiếp bậc kia và cao hơn bậc kia. Các bậc
thềm này đã bị xâm thực phá hủy thành những ngọn đồi riêng lẻ chạy song
song với thung lũng sơng. Nói chung có ít nhất ba bậc thềm như thế ở các độ
cao tương đối 25-30m, 60 – 77m và 100 – 125m. Xa hơn là vùng đồi núi thấp
và có độ cao sàn sàn từ 300 – 700m, trừ khối núi ở phía bắc hồ có độ cao vượt
hẳn lên, như đỉnh núi Cái cao 1450m thuộc dãy núi Con Voi. Ở Lục Yên có
cả những dãy núi đá vơi đã bị phân hóa thành đá hoa cương. Khi hồ Thác Bà
được hình thành, mực nước dâng cao đã nhấn chìm nhiều đồi núi thấp, nhiều
đồi núi khác chỉ bị ngập xung quanh còn đỉnh vẫn nhô cao hơn mặt nước hồ
tạo thành những hòn đảo và bán đảo trong lòng hồ. Theo thống kê thì hiện
nay trong lịng hồ Thác Bà có tới 1331 hòn đảo lớn nhỏ, rõ ràng đây là vùng

hồ có nhiều đảo nhất nước ta. Phần lớn những hịn đảo này đều có lớp đất tơi
xốp và được bao phủ thêm lớp thực vật trồng xanh tốt trông như những mâm
xơi trên mặt hồ. Đặc biệt, trong lịng hồ có một số đảo đá vơi có hình dáng
đẹp, qy tụ cho ta cảm giác hình ảnh vịnh Hạ Long giữa vùng rừng núi phía
Tây Bắc, các dãy núi đá vôi đã tạo ra hệ thống hang động rất đẹp trên hồ.
Hồ không chỉ cắt lũ cho hạ lưu, sản xuất điện năng, tăng cường giao
thông thủy, cấp nước tưới tiêu thêm 10.000 ha ở hạ lưu mà với vị trí địa lý
của nó cịn có vai trị quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế khác
nữa như du lịch, nơng lâm nghiệp, thủy sản. Với diện tích rộng chạy dài từ
Tây Bắc xuống Đông Nam trên lưu vực của dịng sơng chảy, hồ có chiều dài
đến 85km, chiều rộng đến 15km; tổng diện tích mặt hồ khoảng 23.400 ha; Độ
sâu của mực nước hồ từ 15 đến 34m, chứa từ 3 đến 3,9 tỉ m3 nước là nguồn
cung cấp thủy năng dồi dào. Ngồi sơng chảy, cịn có hệ thống suối ngịi lớn


19
nhỏ đổ vào hồ như ngòi Hành, ngòi Tráng, ngòi Bích Đà, ngịi Lịi, ngịi Dầu,
ngịi Cát, ngịi Úc, ngịi Biệc… chứa lượng phù xa và thức ăn cho thủy sinh
vật phát triển..
Trên hồ có nhiều hang động rất kỳ thú, đặc biệt phải kể đến động Thủy
tiên nằm sâu trong lòng núi đá khoảng 100m (còn gọi là hang Tỉnh ủy gắn
liền với lịch sử một thời chống Mỹ cứu nước), động Xuân Long, núi Cao
Biền, núi Tràng Rể, đền Thác Ông, đền Thác Bà, Đát Ô Đồ...các làng, bản
dân tộc thiểu số tập chung ở các xã như: Vũ Linh, Mông Sơn, Phúc Sơn, Yên
Thành, Xuân Lai...Các huyền thoại và truyền thuyết dân gian cảm động về
tình người, tình u q hương đất nước như: "Sự tích Thác Ông Thác Bà",
"sự tích động Thủy Tiên","sự tích Đát Ô Đồ","Sự tích núi Cao Biền","sự tích
núi Chàng Rể","Vì sao đất n Bình ngày xưa chưa có trạng?" Nơi đây, nhà
văn Hoàng Hạc đã sưu tầm và dịch thuật bản trường ca "đường lên dâng lễ tổ"
của dân tộc Tày với phần hát "Khảm hải" (vượt biển) nổi tiếng, đậm chất văn

học, tiếng vang lan tỏa cả trong nước và nước ngoài. Nơi đây cũng lưu giữ
hàng trăm, hàng ngàn những câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao, dân ca của 13
dân tộc anh em cùng sinh sống từ lâu đời như Kinh, Dao quần trắng, Tày,
Nùng, Cao Lan, Phù Lá... hội tụ mọi màu sắc văn hóa dân tộc với những lễ
hội truyền thống độc đáo.
Vùng sơng Chảy có lắm thác ghềnh, nổi tiếng nhất là hai thác lớn dữ
dằn, chảy xiết nằm gần nhau, dân gian gọi là Thác Bà, Thác Ơng gắn với
nhiều truyền thuyết, sự tích được truyền khẩu. Tựu chung lại, các truyền
thuyết, sự tích này đều là những câu chuyện về sức lao động sáng tạo phi
thường nhằm chinh phục thiên nhiên của người cổ xưa, hoặc chuyện về tình
yêu, tình vợ chồng chung thủy không may mắc nạn sông nước trở thành tên
gọi Thác Ông, Thác Bà, có đền thờ ở bên sườn núi. Riêng đền Thác Bà tọa lạc
trên núi Hoàng Thi là đền thờ Mẫu, lễ hội thường có tiệc Mẫu vào ngày 8, 9


20
tháng Giêng, lễ thường vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch, du khách thường
đến thờ cúng, chiêm ngưỡng đền, hòa nhập với thiên nhiên đất nước và hưởng
giây phút "mặc thiền" chẳng biết hai ông bà thủa xưa khi chết linh thiêng đến
đâu và có dụng tình trả ơn con người ra sao mà cứ gồng mình lên giống như
một con đập lớn khiến cho các nhà thiết kế từ những năm 1959-1961 đã quyết
định khảo sát để xây dựng cơng trình thủy điện Thác Bà. Cơng trình chính
thức được khởi cơng vào ngày 19/8/1964 và đến ngày 5/10/1971 thì khánh
thành và khởi động tổ máy số 1, tiếp đến ngày 10/3/1972 khởi động tổ máy số
2, ngày 19/5/1972 khởi động tổ máy số 3. Trải qua chiến tranh và lũ lụt, nhà
máy thủy điện Thác Bà vẫn vững vàng, hiên ngang lớn vụt dậy, cao 9 tầng, có
6 tầng chìm sâu dưới lịng hồ. Đài tưởng niệm thị trấn Thác Bà cịn lưu danh
hàng trăm cơng nhân và đồng bào các dân tộc ngày đêm cống hiến sức lực
tuổi trẻ, mồ hôi, xương máu trong thời kỳ chiến tranh phá hoại ác liệt của giặc
Mỹ để xây dựng nên cơng trình thủy điện này. Thác Ơng cũng xuất hiện một

chiếc cầu được xây dựng vắt qua dịng sơng chảy gọi là cầu Thác Ơng.
Về khí hậu: Nằm trong vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, vùng hồ
Thác Bà có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang nhiều tính chất của vùng đồi núi.
Nhìn chung, chế độ khí hậu ở đây khơng phân hóa sâu sắc theo lãnh thổ. Đại
bộ phận lãnh thổ của vùng hồ Thác Bà có nền nhiệt tương đối cao và phân
hóa rõ rệt ra hai mùa nóng và lạnh. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc
nên ở đây nhiệt độ biến thiên mạnh trong năm và có một mùa đơng lạnh chỉ
thua kém vùng Đông Bắc nước ta. Ở đây hầu như quanh năm duy trì tình
trạng ẩm ướt rất cao. Hồ Thác Bà có khả năng điều tiết vi khí hậu của tồn bộ
khu vực và cịn có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường,
làm giảm nhiệt độ mùa hè xuống 1-20C, tăng độ ẩm tuyệt đối mùa khô lên
20% và lượng mưa từ 1.700mm lên 2.000mm, tạo điều kiện cho thảm thực
vật xanh tốt thích nghi cho nghề trồng chè đạt năng suất cao.


21
Về thủy văn: Điểm đặc sắc của thung lũng sông Lơ - sơng Chảy là có
một mạng lưới sơng suối dày đặc làm cho địa hình bị chia cắt dữ dội. Đó cũng
là đặc điểm của sơng ngịi chảy ở vùng đá phiến. Do lớp phủ thực vật lớn đã
bị phá hủy nên q trình rửa trơi bề mặt ở trên các quả đồi trở thành một quá
trình phổ biến. Vào mùa mưa, nước ồ ạt từ các dãy núi chảy tràn xuống các
sông suối làm nước lũ dâng lên rất đột ngột, lượng nước chảy trong một giây
trên một đơn vị diện tích là 1km2 (gọi là mơ-đum dịng chảy) rất lớn, đạt đến
70 1/s/km2. Nhưng khi mùa khô hanh đến, nhiều suối nhỏ bị cạn chỉ còn trơ
lại đá tảng và cuội sỏi còn đủ ẩm để được phủ một lớp rêu xanh dày.
Về tài nguyên sinh vật: Nói tới tiềm năng tài nguyên sinh vật là nói tới
hệ động thực vật khá phong phú của vùng hồ Thác Bà. Có thể nói vùng hồ
Thác Bà có một tiềm năng làm tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch, đó là
thảm thực vật tự nhiên. Mặc dù đã bị biến đổi nhiều nhưng do điều kiện khí
hậu, đất đai và địa hình khá thuận lợi (lượng mưa cao, phân phối tương đối

đều, tầng đất còn dầy, nhiều dinh dưỡng, độ cao phần lớn dưới 700m…) nên
ở khu vực xung quanh hồ cũng như trên một số đảo trong hồ, vẫn còn một số
kiểu rừng mang sắc thái của rừng nhiệt đới mưa mùa, lá rộng thường xanh.
Trong các kiểu rừng này hiện vẫn tồn tại một số loài cây rất độc đáo của rừng
nhiệt đới như các lồi có hoa và quả mọc trên thân thuộc chi Ficus, các loài
sống bám trên thân cây gỗ, trên đá thuộc họ phong lan, khuyết thực vật; các
loại cây thân giả thuộc họ chuối…cây có bạnh vè, cây bóp cổ cũng là những
hiện tượng lạ mắt của rừng mưa nhiệt đới đối với nhiều du khách phương
Tây. Tuy nhiên, rừng nguyên sinh ở đây cũng đã bị khai phá rất nhiều do
vùng này có địa hình đồi núi thấp lại thuận tiện cho giao thông nên dễ khai
thác và vận chuyển, trên những dãy đồi núi ở những bậc thềm cao hơn việc
trồng rừng có nhiều khó khăn nên thảm thực vật còn nghèo nàn, đất trống, đồi


22
trọc còn khá phổ biến. Đặc sản của ruộng vườn nơi đây có bưởi Đại Minh,
cam sành, khoai sọ Lục Yên.
Tương tự như vậy, hệ động vật cũng đã bị suy giảm nhiều, song vẫn
giữ được tính khá đa dạng của nó, gồm các nhóm động vật như chim, bị sát,
ếch nhái, cá…Đặc biệt hồ cịn có hơn 130 lồi cá nước ngọt tự nhiên, trong đó
có 20 lồi có giá trị kinh tế cao như: trôi, chép, măng, ngão, quả, vền, … tạo
ra nguồn đặc sản xuất khẩu khá phong phú.
Có thể nhận thấy hệ sinh thái tại vùng hồ Thác Bà gồm:
- Hệ sinh thái rừng tái sinh
- Hệ sinh thái rừng tre nứa
- Hệ sinh thái trảng cây bụi cỏ
- Hệ sinh thái rừng trồng
- Hệ sinh thái cây trồng công nghiệp
- Hệ sinh thái lúa nước
- Hệ sinh thái cây trồng ngắn ngày

- Hệ sinh thái quần cư
- Hệ sinh thái thủy vực
Tài nguyên đất vùng hồ Thác Bà: Gianh giới vùng hồ Thác Bà được
xác định tất cả các diện tích thuộc lưu vực vùng lịng hồ. Tổng diện tích tồn
vùng hồ là 151.568 ha phân bố không đều giữa các xã trong huyện trong đó
các xã thuộc huyện n Bình có tổng diện tích 69.568 ha. Huyện Lục Yên
80.900 ha. Trong toàn vùng hồ xã có diện tích lớn nhất là xã Phúc Lợi (Lục
Yên) 7792 ha. Thị trấn Yên Thế (Lục Yên) có diện tích nhỏ nhất 439 ha. Bình
qn đất tự nhiên theo đầu người cho toàn vùng là 8009 m2/người, trong đó


23
Yên Bình 7115m2/người, Lục Yên 8969m2/người. Bình quân đất tự nhiên trên
đầu người giữa các xã trong vùng hồ cũng rất khác nhau, có xã bình qn diện
tích tự nhiên/người lớn nhất là tân phương 29684m2/người, thị trấn Yên Thế
diện tích tự nhiên/người nhỏ nhất 797m2/người. Mật độ dân số tồn vùng hồ
Thác Bà là 125 người/km2, trong đó huyện Lục n 110 người/km2, n Bình
140 người/km2
Về khống sản: Vùng hồ Thác Bà là khu vực giàu tiềm năng khoáng
sản và đa dạng về chủng loại, từ khoáng sản quý hiếm như: Đá q, vàng…
Khống sản kim loại như: chì, kẽm, thiếc, thủy ngân. Khống sản hóa chất
như: pyrit, đá vơi hóa chất, đá vơi xi măng ngồi ra cịn các vật liệu để xây
dựng: đá vôi, sỏi, cát…
Tài nguyên nhân văn: Vùng hồ Thác Bà là nơi cư trú lâu đời của 14
dân tộc anh em, chủ yếu là người Kinh, Thổ, Mông, Dao – quần trắng, Nùng,
Cao Lan, Tày, Phù lá… Do nằm trên địa bàn của một vùng đất cổ, trong lòng
hồ Thác Bà còn chứa nhiều di tích lịch sử, nhiều di chỉ khảo cổ, một số đã
ngập hồn tồn, nằm sâu dưới lịng hồ, một số chưa bị ngập. Trong đó có các
hang nổi tiếng như Hang Hùm, hang động Thủy Tiên, mới đây còn phát hiện
một hang mới, đó là hang Cẩu Ci, tuy mới được phát hiện nhưng được dự

đoán hang này chứa nhiều hiện vật khảo cổ học có giá trị lớn. Ngồi ra có núi
Cao Biền (có đền thờ Cao Biền) là di tích chưa được khai quật. Tuy nhiên,
đặc điểm nổi bật nhất của các di tích ở đây là chúng đều mang đậm sắc thái
văn hóa lịch sử và thắng cảnh. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chỉ huy đại quân vượt
Thác Bà tiến lên trấn ải ở Tây Bắc đánh giặc thắng lợi. Dưới làn nước biếc
của hồ Thác Bà là những làng mạc sầm uất với những đền, chùa, miếu mạo
như: Chùa Vắp thờ Gia Quốc Cơng Vũ Văn Mật, người có cơng khai khẩn


24
trấn giữ. Ở vùng thượng hồ cịn có một số nơi là cơ sở hoạt động của các cơ
quan Trung ương thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Với mặt hồ rộng mênh mơng cùng nhiều hịn đảo lớn nhỏ nhấp nhô
như một “vịnh Hạ Long nổi trên lục địa” nhiều giống chim muông thú quý,
những hang động cảnh quan kỳ thú, nhiều bến bãi có cảnh quan đẹp, mực
nước tương đối sâu thuận tiện cho giao thông thủy, khơng khí trong lành, khí
hậu ơn hịa rất phù hợp cho du lịch, nghỉ ngơi và an dưỡng yếu tố này làm cho
hồ Thác Bà trở thành một danh thắng tiêu biểu trong quần thể hệ thống di tích
của tỉnh Yên Bái và của miền núi phía Tây Bắc tổ quốc. Không chỉ là một
thắng cảnh đẹp hồ Thác Bà cịn là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng. Hồ
Thác Bà được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc
gia theo quyết định số 2410 - QĐ/VH ngày 27/9/1996
1.2. Cơ sở khoa học và pháp lý của công tác quản lý di tích và danh
thắng Hồ Thác Bà
Trước khi trình bày thực trạng cơng tác quản lý di tích và danh thắng
vùng hồ Thác Bà, Tác giả nhận thấy cần thiết phải làm rõ một số vấn đề lý luận
chung về di tích, danh thắng làm cơ sở để giải quyết những vấn đề liên quan.
Cơ sở khoa học và pháp lý là những điều kiện cần và đủ trong bất kỳ một hoạt
động quản lý nào. Khơng nằm ngồi quy luật đó, cơng tác quản lý di tích, danh
thắng cũng được thực hiện trên cơ sở khoa học và pháp lý nhất định.

1.2.1. Cơ sở khoa học
Trong phần này tác giả tập trung nghiên cứu về các khái niệm quản lý,
di sản văn hóa; quản lý Nhà nước về di sản văn hóa; di tích và danh thắng.


25
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại,
phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến
phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải thừa nhận một sự
quản lý nào đó.
Về nội dung, thuật ngữ “Quản lý” có thể hiểu theo nhiều cách diễn đạt
khác nhau. Theo nghĩa thông thường trong tiếng Việt thuật ngữ “Quản lý”
được hiểu là trông nom, sắp đặt công việc hoặc gìn giữ, trơng nom, theo dõi.
Nếu hiểu theo cách hiểu của âm Hán Việt thì “quản” là lãnh đạo một việc,
“lý” là trơng nom, coi sóc. Các nước phương Tây dùng từ “Management” có
nghĩa là quản lý, là bàn tay hoặc liên quan đến hoạt động của bàn tay. Từ đó
chuyển sang nghĩa là hành động theo một quan điểm tác động để dẫn dắt.
Theo Các Mác thì: “Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản
chất xã hội của quá trình lao động” [11, T.2, tr.29]. Nhấn mạnh cho nội dung
này ông viết “Tất cả mọi hoạt động trực tiếp hay mọi động cơ chung nào tiến
hành trên quy mơ tương đối lớn thì ít nhiều đều cần đến sự chỉ đạo để điều
hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh
từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với những khí quan độc lập
của nó. Một người độc vĩ cầm tự mình điều khiến lấy mình, cịn một dàn nhạc
thì cần có nhạc trưởng” [11,T.23, tr.480].
Bản chất của quản lý và hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công
hợp tác lao động. Quản lý là hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực
tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi
nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội càng cao yêu cầu quản

lý càng lớn và vai trò của quản lý càng tăng.


×