Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.69 KB, 125 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH MINH THU

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


HUỲNH MINH THU

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 8.34.03.01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trương Bá Thanh

Đà Nẵng - Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn “Hồn thiện kiểm sốt
chi thường xun từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước
Quảng Ngãi” là trung thực, chính xác và được trích dẫn theo đúng quy định./.

Học viên

Huỳnh Minh Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………….….…. .1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ………………………………………. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………..……..….……2
4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………..………..... 3
5. Bố cục của Luận văn ………………………………….…….…..…..... 3
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ……………………………..…..... 3
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI
THƢỜNG XUYÊN TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC
1.1.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước…..….…………….……….…. 6
1.1.2. Chi ngân sách nhà nước…………………………….…….……..... 6
1.2.KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI
KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.2.1. Chi thường xuyên Ngân sách nhà nước ……..………………..….. 7
1.2.2. Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ……….….…... 9

1.2.3. Mục tiêu của kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ..... 10
1.2.4. Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ….....10
1.2.5. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ……....11
1.3. VẬN DỤNG CÁC YẾU TỐ CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG
KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN
1.3.1. Kiểm soát chi thanh toán cá nhân ………………………………. 17
1.3.2. Kiểm soát các khoản chi hoạt động nghiệp vụ chuyên mơn …… 18
1.3.3. Kiểm sốt các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định ….. 19
1.3.4. Kiểm soát các khoản chi khác …………………………………. 20
1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KBNN


1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan …………………………………..….. 21
1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan ……………………………………..…. 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KBNN QUẢNG NGÃI
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KBNN QUẢNG NGÃI
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển ……………………….……………25
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Quảng Ngãi .…..25
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ……………………………………………….... 29
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN TẠI
KBNN QUẢNG NGÃI
2.2.1. Các hình thức chi trả, thanh toán các khoản chi thường xuyên tại
KBNN Quảng Ngãi ……………………………….….………..……….……. 31
2.2.2. Quy trình kiểm sốt chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng
Ngãi …………………………………………….………………………….…. 32
2.2.3. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại
KBNN Quảng Ngãi………………………………………….………………. 38
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN

TẠI KBNN QUẢNG NGÃI
2.3.1. Những kết quả đạt được ………………………………………….77
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN Quảng Ngãi ……………………………………..……….…79
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHI THƢỜNG
XUN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI KBNN
QUẢNG NGÃI
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 …………….…….. 87
3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại
KBNN Quảng Ngãi ……………………………………………………..……. 87
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHI THƢỜNG XUN
NSNN TẠI KBNN QUẢNG NGÃI


3.2.1. Hồn thiện kiểm sốt các khoản chi thường xun có trong dự tốn
qua Kho bạc Nhà nước ……………………………………………………….. 93
3.2.2. Hồn thiện kiểm sốt tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ chi
NSNN …………………………………………………………………………97
3.2.3. Hồn thiện kiểm sốt các điều kiện chi theo chế độ quy định ….101
3.2.4. Hồn thiện kiểm sốt nội bộ trong cơng tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi ……………………………………….. 105
3.2.5. Nhóm giải pháp khác …………………………….………….. 106
3.3. KIẾN NGHỊ ………………………………………………………….... 109
KẾT LUẬN …………………………………..……….…………………..... 112


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt


Tên đầy đủ

NSNN

Ngân sách nhà nước

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KSC

Kiểm soát chi

KBNN

Kho bạc nhà nước

NDKT

Nội dung kinh tế

SNCL

Sự nghiệp công lập

TX

Thường xuyên



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
2.1

2.2

2.3
2.4
2.5

Tên bảng
Tình hình chi thanh tốn cá nhân giai đoạn 2016
– 2018
Tình hình chi nghiệp vụ chun mơn giai đoạn
2016 – 2018
Tình hình chi mua sắm, sửa chữa tài sản giai
đoạn 2016 - 2018
Tình hình chi khác giai đoạn 2016 - 2018
Kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại
KBNN Quảng Ngãi (2016 -2018)

Trang
52

60

65
70
73



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình
2.1
2.2

Tên hình
Sơ đồ cơ cấu tổ chức KBNN Quảng Ngãi
Quy trình kiểm sốt chi “một cửa” tại KBNN
Quảng Ngãi

Trang
26
33


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chi ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu
tư phát triển và chi thường xuyên (TX), trong đó chi thường xuyên chiếm tỉ
trọng lớn nhất và có vai trị, vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của đất nước.
Chi NSNN là công cụ chủ yếu của Đảng, nhà nước và cấp uỷ, chính
quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH, đảm bảo an
ninh, quốc phịng và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Những
năm qua, kiểm soát chi (KSC) thường xuyên qua Kho bạc nhà nước (KBNN)
của nước ta nói chung và KBNN Quảng Ngãi nói riêng đã có những chuyển
biến tích cực, đạt được nhiều kết quả tốt, từng bước được cụ thể theo hướng

hiệu quả, ngày càng chặt chẽ và đúng mục mục đích hơn cả về qui mơ lẫn
chất lượng. Kết quả của việc thực hiện công tác KSC đã góp phần quan trọng
trong việc sử dụng NSNN ngày càng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình KSC thường xuyên của các đơn vị sử dụng
NSNN tại KBNN Quảng Ngãi vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại ảnh
hưởng đến chất lượng sử dụng NSNN như: vẫn cịn tình trạng lãng phí
NSNN, chưa tạo được sự chủ động cho các đơn vị sử dụng NSNN mặc dù đã
có cơ chế giao khốn, tự chủ tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí
trong hoạt động; phân cơng nhiệm vụ KSC trong hệ thống KBNN vẫn cịn bất
cập, quy trình thủ tục cịn rườm rà. Đồng thời, công tác KSC thường xuyên
NSNN qua KBNN chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý và cải cách thủ tục
hành chính trong xu thế đẩy mạnh mở cửa và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tơi chọn đề tài: “Hồn thiện kiểm
sốt chi thường xuyên từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà


2

nước Quảng Ngãi” với mong muốn đưa ra những kiến nghị và giải pháp
nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cịn hạn chế, tồn tại trong cơng tác
KSC thường xuyên qua KBNN hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác KSC thường xuyên
tại KBNN Quảng Ngãi nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện KSC thường
xuyên NSNN, góp phần quản lý, điều hành việc sử dụng kinh phí NSNN đúng
mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, luận văn cần
phải thực hiện những yêu cầu nghiên cứu sau:
- Hệ thống hoá lý luận về KSC thường xuyên từ nguồn vốn NSNN tại
Kho bạc nhà nước;
- Phân tích, đánh giá thực trạng của công tác KSC thường xuyên từ

nguồn vốn NSNN tại KBNN Quảng Ngãi trong thời gian qua; từ đó đánh giá
kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác KSC thường
xun từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Quảng Ngãi trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề thực tiễn của kiểm
soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề
cơ bản của kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Quảng Ngãi.
+ Không gian: luận văn nghiên cứu các nội dung tại KBNN Quảng Ngãi.
+ Thời gian: Các số liệu sử dụng trong luận văn được cập nhật trong
khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018.


3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phân
tích kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh kết hợp với khảo
cứu thực tiễn và vận dụng lý thuyết của quản lý hành chính nhà nước và các
chế độ chính sách hiện hành.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kiểm soát chi thường xuyên từ
nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn vốn Ngân
sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2018

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên từ nguồn
vốn Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Đây là đề tài mang tính thực tiễn cao, phù hợp với yêu cầu của cải cách
hành chính và định hướng phát triển ngành kho bạc. Đã có một số cơng trình
khoa học nghiên cứu về đề tài trong hệ thống KBNN như:
Luận văn thạc sĩ: “Hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thường xun
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hương Thủy Thừa Thiên Huế”
của tác giả Hoàng Thị Thủy, 2018. Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng
KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Hương Thủy Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2015-2017. Từ những tồn tại, hạn chế, luận văn đã đưa ra những giải
pháp nhằm đảm bảo cho việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, tiết
kiệm và có hiệu quả, góp phần hồn thiện cơng tác quản lý điều hành NSNN
phù hợp với cơng cuộc cải cách tài chính công.


4

Cơng trình khoa học: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi
thường xuyên trong giai đoạn hiện nay” của Th.S Nguyễn Cơng Điều đăng
trên Tạp chí Ngân quỹ Quốc gia số 159 (tháng 9 năm 2015). Cơng trình đề
xuất một số quy trình chế độ kiểm sốt chi, mức tạm ứng hợp đồng và hồ sơ
kiểm soát chi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên.
Luận án Tiến sĩ: “Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của
chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước” của tác giả Nguyễn
Quang Hưng, Học viện Tài chính, Hà Nội, năm 2015. Qua Đề tài, tác giả đã
hệ thống hố và phân tích rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chi thường
xuyên NSNN, kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Trong Luận án
cũng trình bày thực trạng chi và KSC thường xuyên NSNN qua KBNN của
chính quyền địa phương các cấp tại Việt Nam giai đoạn 2010-2015. Trên cơ

sở đó tác giả đề xuất các quan điểm, định hướng và sáu nhóm giải pháp nhằm
đổi mới kiểm soát chi thường xuyên NSNN của chính quyền địa phương các
cấp qua KBNN tại Việt Nam gồm: Đổi mới tổ chức chi NS thường xuyên; đổi
mới quy trình thực hiện chi NS thường xuyên của chính quyền địa phương
các cấp qua KBNN; hồn thiện hệ thống công cụ sử dụng trong chi NS
thường xuyên; đổi mới cơng tác tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách kiểm
sốt chi NS thường xun; Nâng cao trình độ, năng lực của công chức KSC;
thực hiện KSC thường xuyên theo phương thức quản lý chương trình, dự án
trong khn khổ chi tiêu theo kế hoạch trung hạn.
Luận văn thạc sĩ “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho
bạc nhà nước Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Trần Thị Ngọc
Mai, 2016; Đề tài đi sâu vào nghiên cứu cơng tác kiểm sốt chi NSNN qua
KBNN Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tiếp cận cơng tác kiểm sốt
chi theo u cầu đổi mới cải cách tài chính cơng và kiểm sốt chi của các tỉnh
thành trong nước để đưa ra các giải pháp nhằm cải tiến tổ chức bộ máy công


5

tác kiểm soát chi tại KBNN, cải cách thủ tục hành chính và cải tiến ứng dụng
cơng nghệ thơng tin nhằm hồn thiện cơ chế kiểm sốt chi và từng bước nâng
cao hiệu quả cơng tác kiểm sốt chi qua KBNN, tạo điều kiện thuận lợi cho
các đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
Ở những cơng trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã nêu những lý
luận cơ bản nhất về ngân sách nhà nước, KSC thường xuyên NSNN, đánh giá
thực trạng KSC thường xuyên NSNN tại kho bạc nhà nước trong thời gian
qua và đưa ra những giải pháp quan trọng nhằm hoàn chỉnh và nâng cao hiệu
quả trong KSC thường xun NSNN. Mặc dù, những cơng trình nghiên cứu
này có giá trị rất to lớn cả về lý luận và thực tiễn; tuy nhiên, có thể nhận thấy
được những khoản trống nghiên cứu:

- Về mặt lý thuyết: hiện nay với việc các quy định, các văn bản pháp
quy mới chính thức có hiệu lực, đặc biệt là Luật ngân sách nhà nước năm
2015, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, Thông tư số 324/2016/TT-BTC được
ban hành đã có nhiều thay đổi về mục lục ngân sách, về cách hạch toán của
các khoản chi so với những văn bản pháp quy cũ đã hết hiệu lực như Luật
ngân sách nhà nước năm 2003, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, Thơng tư số
59/2003/TT-BTC. Vì vậy, các nghiên cứu trên chưa cập nhật đầy đủ những
đổi mới trong hoạt động KSC thường xuyên NSNN qua KBNN như hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: các cơng trình nghiên cứu trước đây, chưa có cơng
trình nào đánh giá chuyên sâu thực trạng KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN Quảng Ngãi nhằm hồn thiện cơng tác này một cách hệ thống, đầy đủ
cả về lý luận lẫn thực tiễn để hoạt động KSC hiệu quả hơn. Mặt khác, những
khuyến nghị của các tác giả trên khơng cịn phù hợp với thực tiễn hiện nay khi
mà yêu cầu thực hiện cải cách thủ tục hành chính được thực hiện ngày càng
mạnh mẽ.


6

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG
XUYÊN TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1.1. Khái niệm về Ngân sách nhà nƣớc
Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 đã định nghĩa: “Ngân sách nhà
nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan có thẩm
quyền của nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”.
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 có sửa đổi một chút định nghĩa

NSNN, theo đó “NSNN là tồn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước”.
Mặc dù cách định nghĩa về NSNN có khác nhau, nhưng điểm chung
của các định nghĩa nêu trên là: Ngân sách nhà nước là một kế hoạch thu,chi
của nhà nước xây dựng cho một khoảng thời gian nhất định (thường là một
năm); kế hoạch này đã được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn; các khoản chi
có mục đích là bảo đảm cho nhà nước thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.1.2. Chi ngân sách nhà nƣớc
Chi NSNN là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan gắn với sự tồn
tại của Nhà nước. Chi NSNN là việc nhà nước phân phối và sử dụng quỹ
NSNN nhằm bảo đảm điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiện
chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
* Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước


7

- Đặc điểm nổi bật của chi NSNN nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng
đồng dân cư ở các vùng hay ở phạm vi quốc gia;
- Chi NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện. Mức độ và phạm vi chi tiêu NSNN
phụ thuộc vào nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ;
- Chi NSNN gắn với quyền lực nhà nước, mang tính pháp lý cao;
- Các khoản chi NSNN đều là các khoản cấp phát khơng hồn trả trực
tiếp;
- Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mô và
mang tính tồn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao;
Tóm lại, chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính để

thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển KT-XH; đảm bảo an ninh,
quốc phòng; đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả các khoản nợ
của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo qui định của pháp luật.
1.2. KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NSNN TẠI KHO BẠC NHÀ
NƢỚC
1.2.1. Chi thƣờng xuyên (TX) Ngân sách nhà nƣớc
a. Khái niệm
“Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo
đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường
xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an
ninh”. (Điều 4, Luật Ngân sách nhà nước 2015)
Chi thường xuyên ngân sách nhà nước bao gồm: Chi bảo đảm các hoạt
động của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế - xã hội, khoa học công nghệ, thể


8

dục thể thao, văn hóa thơng tin, phát thanh truyền hình, bảo vệ mơi trường;
quốc phịng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; các hoạt động kinh tế; hoạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể; đảm bảo xã hội bao
gồm cả thực hiện các chính sách xã hội và các khoản chi TX khác theo quy
định của pháp luật.
b. Đặc điếm của chi thường xuyên
- Nguồn lực tài chính bố trí cho các khoản chi TX thường được phân bổ
tương đối đều giữa các tháng trong quý hay giữa các quý trong một năm và
giữa các năm trong một giai đoạn.
- Chi TX chủ yếu chi cho con người, sự việc nên nó khơng làm tăng
thêm tài sản hữu hình của Quốc gia.

- Hiệu quả của chi TX không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho
đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó khơng đơn thuần về mặt kinh tế mà được
thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền
vững của đất nước.
c. Vai trò của chi thường xuyên NSNN
Chi thường xun NSNN có vai trị rất quan trọng. Vai trị đó thể hiện
qua các mặt sau:
- Chi TX giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để
thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã
hội và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên có ý nghĩa rất lớn trong việc
phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước, tạo điều
kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thường xuyên
hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân vào vai trò
quản lý, điều hành của nhà nước.


9

- Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện điều tiết, điều chỉnh
thị trường để thực hiện các mục tiêu của mình. Chi thường xuyên được xem là
một trong những cơng cụ kích thích phát triển và điều tiết vĩ mơ nền kinh tế.
1.2.2. Kiểm sốt chi thƣờng xun NSNN qua KBNN
a. Khái niệm
Kiểm soát chi (KSC) thường xuyên NSNN qua KBNN là quá trình
KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN theo
các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định và trên cơ sở những
nguyên tắc, phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn.
b. Đặc điểm kiểm sốt chi thường xuyên NSNN qua KBNN

- KSC thường xuyên gắn với những khoản chi TX nên phần lớn việc
kiểm soát chi diễn ra đều đặn trong năm, ít có tính biến động, trừ những
khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định ….
- KSC thường xuyên diễn ra ở nhiều ngành, lĩnh vực và nhiều nội dung
nên rất đa dạng và phức tạp; vì vậy, những quy định trong KSC thường xuyên
cũng khác nhau, với từng ngành, lĩnh vực chi đều có những quy định riêng,
từng nội dung, tính chất nguồn kinh phí cũng có những định mức, tiêu chuẩn
riêng …
- KSC thường xuyên bị áp lực về mặt thời gian vì phần lớn các khoản
chi thường xuyên đều mang tính cấp thiết như: chi tiền lương, tiền công, học
bổng … gắn với cuộc sống hàng ngày của cán bộ, công chức, học sinh, sinh
viên; những khoản chi chuyên môn, nghiệp vụ nhằm bảo đảm duy trì hoạt
động thường xuyên của bộ máy nhà nước nên các khoản chi này đòi hỏi phải
được xử lý nhanh chóng.
- KSC thường xun thường kiểm sốt những khoản chi nhỏ, vì vậy cơ
sở để KSC như hóa đơn, chứng từ ... để minh chứng cho những nghiệp vụ
kinh tế đã phát sinh, thường không đầy đủ, không rõ ràng và thiếu tính pháp


10

lý ... gây khó khăn cho cán bộ KSC, đồng thời cũng khó để đưa ra những quy
định bao quát cho những khoản chi này trong việc kiểm soát chi.
1.2.3. Mục tiêu của kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN
- KSC thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn,
chống thất thốt, lãng phí hoặc sử dụng khơng đúng mục đích; giải quyết hài
hồ mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa một bên là Nhà nước và một bên là
các đơn vị sử dụng vốn NSNN.
- KSC thường xuyên nhằm phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm
của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý và sử

dụng NSNN. Theo quy định của Luật NSNN, kho bạc nhà nước chịu trách
nhiệm kiểm soát, thanh toán và chi trả trực tiếp từng khoản chi cho các đối
tượng sử dụng NSNN đúng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được
Nhà nước giao, góp phần giữ vững kỷ luật, kỷ cương tài chính.
- KSC thường xuyên giúp phát hiện và kịp thời ngăn chặn những biểu
hiện tiêu cực của đơn vị sử dụng NSNN; đồng thời còn phát hiện những kẽ hở
trong cơng tác quản lý, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn
thiện những cơ chế, chính sách hiện hành, góp phần quản lý và kiểm soát chi
NSNN ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
1.2.4. Nguyên tắc KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN
- Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm sốt trong q
trình chi trả, thanh tốn. Các khoản chi phải có trong dự tốn NSNN được
giao, đúng tiêu chuẩn và định mức do cấp thẩm quyền quy định và được thủ
trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
- Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam, theo niên
độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Những khoản chi bằng ngoại
tệ, hiện vật hay ngày cơng lao động thì được qui đổi và hạch toán bằng đồng


11

Việt Nam theo tỉ giá ngoại tệ, giá hiện vật và ngày cơng lao động do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Các khoản chi NSNN qua KBNN được thanh toán theo nguyên tắc
trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp
dịch vụ, hàng hóa; trường hợp, chưa thực hiện được việc thanh tốn trực tiếp
thì KBNN thanh tốn qua đơn vị sử dụng NSNN.
- Trong q trình kiểm sốt, thanh toán và quyết toán chi NSNN các
khoản chi sai quy định phải thực hiện giảm chi hoặc thu hồi nộp NSNN. Căn
cứ vào quyết định của cơ quan Tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi theo đúng trình tự quy định.
1.2.5. Nội dung kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN tiến
hành kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN cho phù hợp với
các chế độ, chính sách, định mức chi tiêu do nhà nước quy định. Kiểm soát
chi thường xuyên NSNN bao gồm những hoạt động sau:
a) Kiểm sốt khoản chi có trong dự tốn NSNN
Kho bạc nhà nước kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự tốn
NSNN, đảm bảo các khoản chi có trong dự tốn NSNN được cấp có thẩm
quyền giao, số dư dự tốn trên tài khoản của đơn vị cịn đủ để chi. KBNN chỉ
thanh toán các khoản chi NSNN khi đã có trong dự tốn được giao, trừ các
trường hợp sau:
- Tạm cấp kinh phí theo quy định tại Điều 51 Luật NSNN năm 2015.
- Chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau theo quy định tại
Điều 57 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
b) Kiểm tra, kiểm sốt tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ
chi NSNN


12

- Tất cả các hồ sơ, chứng từ của đơn vị sử dụng NSNN lập và gửi đến
kho bạc nhà nước phải đúng mẫu theo quy định, có chữ ký của Kế toán
trưởng hoặc Phụ trách kế toán hoặc người được ủy quyền, thủ trưởng đơn vị
(hoặc người được ủy quyền) và người có liên quan quy định trên chứng từ và
dấu của đơn vị đó. Chữ ký và dấu của đơn vị trên chứng từ phải đúng với chữ
ký và mẫu dấu còn giá trị đã đăng ký tại kho bạc nhà nước. Mẫu dấu của đơn
vị sử dụng NSNN được sử dụng để giao dịch với KBNN là dấu đã đăng kí tại
cơ quan Cơng an được đóng thành 02 dấu và phải rõ nét. Chữ ký trên chứng
từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký

theo quy định.
Trường hợp, các đơn vị chưa có chức danh Kế tốn trưởng thì cử người
Phụ trách kế tốn của đơn vị đó. Người Phụ trách kế tốn phải thực hiện đúng
quyền hạn và nhiệm vụ quy định cho Kế toán trưởng.
- Kiểm sốt, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ theo
quy định đối với từng khoản chi.
+ Căn cứ vào nhu cầu chi và nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng
ngân sách lập hồ sơ thanh toán theo quy định tại Khoản 6, Điều 1 Thông tư số
39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ
kiểm soát, thanh toán, cụ thể như sau:
Đối với những khoản chi theo hình thức rút dự toán, đơn vị sử dụng
NSNN gửi KBNN những hồ sơ, tài liệu sau:
Đối với hồ sơ gửi lần đầu, bao gồm: (1) Dự toán năm được cấp thẩm
quyền giao; (2) Hợp đồng mua sắm dịch vụ, hàng hóa (đối với khoản chi có
giá trị hợp đồng từ 20 triệu đồng trở lên); Trường hợp khoản chi phải thực
hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu thì đơn vị gửi thêm:
Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; (3) Đơn vị sự nghiệp công
lập (SNCL) thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015


13

của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL thì gửi Quy chế chi
tiêu nội bộ của đơn vị và Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm
quyền; Cơ quan nhà nước thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước thì
gửi Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Trường hợp tạm ứng: (1) Đối với các đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt:
Giấy rút dự tốn (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn

cứ kiểm sốt và theo dõi khi thanh toán; Các khoản chi tạm ứng tiền mặt phải
đúng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 13/2017/TT-BC ngày 15/02/2017 của
Bộ Tài chính và các khoản chi có cơ chế hướng dẫn riêng được phép chi bằng
tiền mặt. (2) Đối với các đề nghị tạm ứng bằng chuyển khoản: Giấy rút dự tốn
(tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ kiểm sốt;
Đối với những khoản chi khơng có hợp đồng và những khoản chi có giá trị hợp
đồng dưới 20 triệu đồng: Trường hợp Giấy rút dự toán (tạm ứng) không thể
hiện hết nội dung tạm ứng, đơn vị kê rõ nội dung tạm ứng trên Bảng kê chứng
từ thanh tốn/ tạm ứng (chọn ơ tạm ứng) theo Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số
39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính.
Hồ sơ thanh tốn tạm ứng bao gồm: Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị gửi
KBNN Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng. Tùy theo từng nội dung chi, đơn vị
gửi kèm các chứng từ, tài liệu sau:
+ Thanh toán tạm ứng các khoản chi tiền mặt: Đối với các khoản chi
quy định tại Điều 5 Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ
Tài chính thì đơn vị lập Bảng kê chứng từ thanh toán do Thủ trưởng đơn vị ký
duyệt để gửi KBNN.
+ Thanh toán tạm ứng các khoản chi chuyển khoản: Các chứng từ, tài
liệu kèm theo đối với từng nội dung chi như trường hợp thanh toán trực tiếp


14

quy định tại Khoản 6, Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016
của Bộ Tài chính.
Hồ sơ thanh tốn trực tiếp bao gồm:
(1) Giấy rút dự toán (thanh toán);
(2) Đối với những khoản chi khơng có hợp đồng và những khoản chi
có giá trị hợp đồng dưới 20 triệu đồng: gửi Bảng kê chứng từ thanh toán theo
mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016;

(3) Tùy theo nội dung chi, đơn vị gửi kèm các chứng từ, tài liệu sau:
- Đối với các khoản chi thanh toán cho cá nhân:
+ Về chi tiền lương: Quyết định phê duyệt chỉ tiêu biên chế của cấp có
thẩm quyền; danh sách người hưởng lương do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký
duyệt (gửi lần đầu vào đầu năm và gửi khi có điều chỉnh, bổ sung).
+ Chi tiền cơng cho lao động theo hợp đồng; phụ cấp lương; học bổng
cho học sinh, sinh viên; tiền thưởng, phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp; chi
cho cán bộ ở xã, thơn, bản: gửi danh sách người hưởng tiền công lao động theo
hợp đồng, danh sách cán bộ xã, thôn, bản đương chức; danh sách người được
tiền thưởng, tiền phụ cấp, tiền trợ cấp; danh sách học sinh, sinh viên được
hưởng học bổng ( gửi lần đầu vào đầu năm và gửi khi có điều chỉnh, bổ sung).
+ Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức thuộc cơ
quan hành chính thực hiện theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005
và Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ: gửi danh
sách chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức (gửi theo từng
lần phát sinh) và Bảng kết quả tiết kiệm chi trong kỳ.
+ Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn
vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và các Nghị định


15

theo từng lĩnh vực: gửi danh sách chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công
chức, viên chức (gửi theo từng lần phát sinh và Bảng kết quả tiết kiệm chi
trong kỳ.
+ Các khoản thanh toán khác cho cá nhân: gửi danh sách chi theo từng
lần thanh toán.
+ Thanh toán cho cá nhân th ngồi: thanh tốn từng lần và thanh toán
lần cuối, đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợp gửi Hợp đồng).

+ Đối với đơn vị sử dụng NSNN thực hiện khoán phương tiện theo chế
độ, khoán chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, khốn điện thoại, văn
phịng phẩm: gửi danh sách người hưởng chế độ khoán (gửi lần đầu vào đầu
năm và gửi khi có thay đổi, điều chỉnh).
+ Đối với đơn vị sử dụng NSNN thực hiện khốn cơng tác phí, khốn
th phịng nghỉ: gửi danh sách người hưởng chế độ khốn (gửi khi có phát
sinh)
- Chi hội nghị, bồi dưỡng, đào tạo: thanh toán từng lần và thanh toán
lần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợp gửi Hợp đồng).
- Chi thuê mướn: thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối đơn vị gửi
Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợp gửi Hợp đồng).
- Chi cơng tác phí: gửi bảng kê chứng từ thanh tốn.
- Chi đoàn ra: gửi hồ sơ theo quy định tại Thơng tư số 102/2012/TTBTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ cơng tác phí cho cán
bộ, cơng chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngồi do NSNN đảm
bảo kinh phí.
- Chi đồn vào: đơn vị gửi hồ sơ theo quy định tại Thông tư số
01/2010/TT-BTC ngày 06/06/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ chi tiêu


16

đón tiếp khách nước ngồi vào làm việc tại Việt Nam, chi tổ chức hội nghị,
hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiếp khách trong nước.
- Chi mua sắm tài sản, mua, đầu tư tài sản vơ hình; mua sắm tài sản
phục vụ công tác chuyên môn; chi phí chun mơn nghiệp vụ của từng ngành,
mua vật tư văn phòng, sửa chữa thiết bị tin học, sửa chữa xe ơ tơ, các trang
thiết bị khác: thanh tốn từng lần và thanh toán lần cuối, đơn vị gửi Biên bản
nghiệm thu (áp dụng cho trường hợp gửi Hợp đồng).
+ Chi mua sắm ô tô: gửi Quyết định cho phép mua xe của cấp thẩm
quyền; trường hợp mua xe chuyên dùng của các đơn vị Trung ương thì phải

có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính, mua xe chun dùng của
địa phương thì có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng
cấp theo quy định tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của
Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử
dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
+ Đối với những khoản mua sắm thanh tốn bằng hình thức thẻ “tín
dụng mua hàng” thì thực hiện theo quy định tại Thơng tư số 13/2017/TT-BTC
ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý thu chi tiền mặt qua
hệ thống KBNN: đơn vị lập 02 liên bảng kê chứng từ thanh tốn (Mẫu số 01
kèm theo Thơng tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016) và giấy rút dự toán
NSNN gửi KBNN để làm thủ tục kiểm soát chi NSNN theo quy định. Đơn vị
giao dịch khơng cần gửi các hóa đơn mua hàng in tại các Điểm POS đến
KBNN. Đơn vị giao dịch phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội
dung các khoản chi trên bảng kê chứng từ thanh toán gửi KBNN. KBNN sau
khi kiểm tra hồ sơ, chứng từ thanh toán do đơn vị gửi, thực hiện hạch toán chi
NSNN và làm thủ tục thanh toán cho Ngân hàng thụ hưởng để thanh tốn
hàng hóa, dịch vụ mà đơn vị sử dụng ngân sách đã mua sắm.


×