Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Kiểm sát quá trình giải quyết vụ án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.08 KB, 9 trang )

Kiểm sát quá trình giải quyết vụ án.
I. Về tố tụng:
1. Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
Cần chú ý đến yêu cầu khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi
kiện của nguyên đơn để xác định thẩm quyền xét xử của Tịa án. Có thể là Tòa
án nơi bị đơn cư trú, hoặc nơi bị đơn làm việc, hoặc nơi nguyên đơn cư trú (điều
39; 40 BLTTDS)
Trong vụ án HNGĐ, Tịa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn
cư trú theo điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS. Như vậy, phải xác định được nơi
cư trú hiện tại của bị đơn để xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tịa án vì
đối tượng cơ bản của vụ án ly hơn là tình cảm vợ chồng. Do vậy, trong các vụ án
phải giải quyết về tài sản chung vợ chồng, mà tài sản đó là bất động sản, thì
thẩm quyền của Tòa án vẫn là Tòa án nơi cư trú của bị đơn chứ khơng phải là
nơi có bất động sản (phân biệt với điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS).
Trường hợp không biết bị đơn cư trú ổn định ở đâu (trường hợp bị đơn
thường xuyên thay đổi nơi ở gây khó khăn cho việc xác định nơi cư trú) thì NĐ
có thể u cầu Tịa án nơi bị đơn làm việc để thụ lý giải quyết.
Trong trường hợp các bên thỏa thuận được Tòa án nơi nguyên đơn cư trú
giải quyết thì phải có văn bản thỏa thuận theo điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có
thể u cầu Tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài
sản giải quyết theo Điều 40 BLTTDS.
Khi phát biểu về thẩm quyền giải quyết của Tịa thì KSV cần nêu được
những căn cứ như trên đã nêu để xác định Tịa án thụ lý đúng hay khơng đúng
thẩm quyền.
Cụ thể trong tình huống trên, Tịa án nơi bị đơn cư trú là Tòa án quận
Đống Đa, việc thụ lý vụ án của Tòa án quận Đống Đa là đúng thẩm quyền.
2. Xác định tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu, chứng cứ:
Chú ý những tài liệu mà đương sự trình nộp và những tài liệu Tịa tiến hành xác
minh, thu thập:



- Giấy đăng ký kết hôn.
- Giấy khai sinh của con chung (nếu có)
- Bản tự khai của đương sự
- Hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân của đương sự.
- Xác định nơi cư trú của bị đơn
- Lời khai của các đương sự.
- Các tài liệu chứng minh về mâu thuẫn vợ chồng như có hành vi bạo
hành gia đình, tài liệu về việc ĐS ngoại tình (nếu có)…
- Lời khai của những người thân trong gia đình: bố mẹ, anh chị em, con
của ĐS.
- Xác minh tại tổ dân phố, đoàn thể phụ nữ..
- Những tài liệu xác định tài sản chung vợ chồng
- Tài liệu xác định nghĩa vụ chung vợ chồng
Những tài liệu có liên quan đến yêu cầu khởi kiện như trên cần phải đảm
bảo tính chứng minh, hợp pháp, được thu thập đúng trình tự tố tụng. tài liệu phải
là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc cơng chứng.
Như vậy, trong tình huống trên, các tài liệu chứng cứ được đương sự
nộp bao gồm:
-Đối với người có quyền lời và nghĩa vụ liên quan
+ Thẻ căn cước nhân dân của ông Nguyễn Quang Minh
+ Thẻ chứng minh nhân dân của bà Đỗ Thị Quất
+ Sổ hộ khẩu gia đình chủ hộ Đỗ Thị Quất
+ Bản tự khai của bà Đỗ Thị Quất
+ Giấy khai sinh của anh Nguyễn Hà Bảo Anh, là con trai của Nguyễn Hà
Bắc và Nguyễn Thị Hải
+ Giấy khai sinh của Nguyễn Khánh Huyền, là con gái của Nguyễn Hà
Bắc và Nguyễn Thị Hải.
+Giấy thỏa thuận của Nguyễn Quang Minh cùng hai người vợ (vợ cả là
Đỗ Thị Lựu, vợ hai là Đỗ Thị Quất) thỏa thuận về việc sử dụng và sở hữu đất

của các con.


+Biên bản phân chia tài sản cố định của ông Nguyễn Quang Minh cho các
con.
-Đối với nguyên đơn Nguyễn Hà Bắc và bị đơn Nguyễn Thị Hải
+Giấy chứng nhận kết hôn
+Sổ hộ khẩu chủ hộ Nguyễn Hà Bắc
+Chứng minh nhân dân của ông Nguyễn Hà Bắc
+Chứng minh nhân dân của bà Nguyễn Thị Hải
+Bản tự khai của Nguyễn Hà Bắc
+Bản tự khai của Nguyễn Thị Hải
+Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyển sử dụng đất
ở của Nguyễn Hà Bắc.
+Giấy đăng ký nhà ở và đất ở của ông Nguyễn Hà Bắc
+Hồ sơ kĩ thuật thửa đất của chủ sử dụng ông Nguyễn Hà Bắc
3. Xem xét các q trình tố tụng của Tịa án, trước khi mở phiên tòa.
Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử thì mọi hoạt động tố tụng đều do Thẩm phán
tiến hành: từ thụ lý vụ án, tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ xem xét thẩm
định tại chỗ và định giá tài sản, tiến hành phiên hòa giải và cơng khai tài liệu,
chứng cứ…chỉ đến khi Tịa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì KSV mới có
thể cập nhật đầy đủ hồ sơ vụ án, KSV phải nghiên cứu, đánh giá xem quá trình
tiến hành tố tụng của Thẩm phán đã đầy đủ chưa, để thực hiện yêu cầu Tòa án
bổ sung về tố tụng (như đưa thêm người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vào
tham gia vụ án…) hay xác minh thu thập thêm tài liệu, chứng cứ của vụ án để
đảm bảo việc giai quyết vụ án được triệt để. Trong phần này, KSV nên chú ý
một số vấn đề sau:
- Tịa thụ lý có đúng thẩm quyền khơng?
Tịa án nhân dân quận Đống Đa tiến hành thụ lý vụ án là đúng với thẩm
quyền được quy định trong BLTDS năm 2015.

- Thẩm phán xác định đầy đủ tư cách người tham gia tố tụng chưa: nguyên
đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (có yêu cầu độc lập hay
không)?


Về từ cách của người tham gia tố tụng đã đầy đủ, theo đó:
-Nguyễn đơn: ơng Nguyễn Hà Bắc, sinh năm 1962.
-Bị đơn : bà Nguyễn Thị Hải, sinh năm 1967
-Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:
+Ơng Nguyễn Quang Minh, sinh năm 1931
+Bà Đỗ Thị Quất, sinh năm 1940
+Ơng Nguyễn Sơn, sinh năm 1966
- Trường hợp người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có đề nghị giải quyết
yêu cầu của mình thì Thẩm phán phải thực hiện thụ lý yêu cầu độc lập đó theo
thủ tục chung (như yêu cầu của người chủ nợ; người nhận thế chấp tài sản chung
của vợ chồng…); trường hợp Thẩm phán đã giải thích, hướng dẫn họ nộp đơn
yêu cầu độc lập để giải quyết trong vụ án mà họ không thực hiện thì phải thể
hiện rõ bằng văn bản lưu trong hồ sơ.
II. Về nội dung
1. Đánh giá, xác định mâu thuẫn vợ chồng.
Trường hợp bị đơn không đồng ý ly hơn thì phải xác định rõ quan hệ về
tình cảm vợ chồng có mâu thuẫn trầm trọng, khơng thể hàn gắn được, dẫn đến
mục đích hơn nhân khơng đạt được hay không?. Tuy nhiên, trong vụ án bị đơn
Nguyễn Thị hải đồng ý ly hôn, mâu thuẫn xảy ra ở việc phân chia tài sản khi ly
hôn.
Việc xác định mâu thuẫn vợ chồng đã trầm trọng chưa, hạnh phúc gia đình
của đương sự đã tan vỡ chưa đơi khi cịn mang tính chủ quan của người tiến
hành tố tụng, trong nhiều vụ án ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng thể hiện ra bên
ngồi rất khó xác định, nhất là đối với những người có học thức cao, người có
địa vị trong xã hội, trong các cơ quan nhà nước…Vì vậy, để đảm bảo cho việc

xác định một cách chính xác, khách quan về mâu thuẫn vợ chồng cần phân tích
các tài liệu đã thu thập trong hồ sơ vụ án. Trước hết thể hiện ở lời trình bày của
các đương sự, các tài liệu chứng cứ do đương sự nộp: chú ý về nguyên nhân dẫn
đến xung đột tình cảm vợ chồng; cách sống, sinh hoạt, cách xử lý của mỗi bên
khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột đó; thời gian họ sống ly thân; sự tác động


của các yếu tố bên ngoài (như cách xử sự của những người thân trong gia đình,
nhất là khi họ sống chung trong gia đình lớn, có ơng, bà, và anh chị em của vợ
hoặc chồng…). Trong trường hợp này thì cần thiết phải thu thập thêm một số tài
liệu, chứng cứ khác như: lời khai của những người thân cùng sống trong gia
đình với đương sự (bố, mẹ của vợ hoặc chồng), lời khai của các con, xác minh
tại tổ dân phố nơi đương sự sinh sống, các tổ chức, đồn thể khác… (nếu thấy
chưa có những tài liệu trên thì KSV phải có văn bản đề nghị Thẩm phán thu
thập, xác minh lấy lời khai của họ để có thêm tài liệu đánh giá, xác định tình
trạng mâu thuẫn của vợ chồng, giúp KSV đánh giá đúng bản chất, mức độ của
mâu thuẫn của vợ chồng để phát biểu quan điểm tại Tịa một cách khách quan).
Theo trình bày của ông Bắc và bà Hải trong biên bản lấy lời khai đối chất
được thể hiện như sau:
Ông Bắc trình bày nguyên nhân mâu thuẫn là do bà Hải có quan hệ khơng
đúng mực với anh Phương, hiện đang làm ở Ngân hàng chính sách (cụ thể địa
chỉ ở đâu khơng rõ). Tiếp theo đó cịn có quan hệ với nhiều người khác, cuối
năm 2013, bà Hải có đơn xin ly hơn tại Tịa án nhân dân quận Đống Đa nhưng
năm 2014 thì rút đơn vợ chồng về đồn tụ, từ đó đến nay tình cảm vợ chồng
khơng hàn gắn được, vẫn sống ly thân với nhau.
Đối với bà Hải, bà Hải trình bày nguyên nhân mâu thuẫn xuất phát từ việc
ơng Bắc nghe lời ơng Liên thầy bói để hành hạ bà Hải.Từ đó, vợ chồng phát sinh
mâu thuẫn hằng ngày. Đỉnh điểm là việc khi Huyền (con gái ông Bắc bà Hải) bị
hen xuyễn phải đưa đi viện cấp cứu thì ơng Bắc vào viện làm ầm lên, bảo bác sĩ
mổ cho con gái và bà Hải có quan hệ ngồi ln. Sau đó, ơng Bắc có hành vi lấy

tiền, áo, lấy xe máy của bà Hải, gọi điện cho sếp bà Hải xin nghỉ việc. Từ đó,
ơng Bắc đánh mắng, chửi rủa bà Hải thậm tệ , có lần do Huyền can ngăn nên bị
đánh đến ngất. Đỉnh điểm cuối tháng 9 năm 2011, bà Hải làm đơn xin ly hơn,
đến năm 2014 thì lại rút đơn. Tuy nhiên, quan hệ vợ chồng vẫn không thể hàn
gắng được.
Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng cần dựa vào lời khai, chứng cứ mà các
bên đưa ra để đánh giá đúng bản chất sự việc.


2. Xác định người trực tiếp nuôi con chung.
Trường hợp có con chung là người chưa thành niên, từ 7 tuổi trở lên thì
phải ghi ý kiến của cháu bé xem cháu muốn ở với bố hay ở với mẹ, việc ghi ý
kiến của cháu bé là yêu cầu bắt buộc theo qui định của Luật Hơn nhân và gia
đình. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến của cháu bé cũng là để tham khảo, không phải là
bắt buộc phải thực hiện theo ý kiến của cháu bé, vì việc giao cháu bé cho ai trực
tiếp chăm sóc, ni dưỡng phải là đảm bảo cho cháu bé có điều kiện phát triển
tốt nhất có thể.
Khi xác định giao cháu bé cho ai chăm sóc phải căn cứ vào điều kiện của
người đó về: thu nhập hàng tháng, nhà ở, cơng việc của người đó ảnh hưởng như
thế nào đến việc chăm sóc hàng ngày cho cháu bé, có xem xét về sự giúp đỡ của
hai bên gia đình các đương sự trong việc ni cháu bé.
Trong tình huống, con chung của hai vợ chồng đã lập gia đình, nên việc
xác định người nuôi con là không cần thiết.
3. Chia tài sản chung vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Vấn đề chia tài sản khi ly hơn có thể được giải quyết ngay trong cùng vụ
án, cũng có thể được giải quyết sau khi ly hơn nếu các bên có u cầu (chỉ khi cả
hai bên khôgn yêu cầu chia tài sản chung thì mới khơng thụ lý giải quyết).
Đây là một vấn đề khó trong giải quyết án hơn nhân gia đình. Khi xem xét
về tài sản chung vợ chồng thì cần xác định về nguồn gốc hình thành: tài sản đó
được hình thành trước, trong hay sau thời kỳ hơn nhân, cơng sức đóng góp của

các đương sự trong sự hình thành, phát triển của khối tài sản đó.
Theo nguyên tắc thì tài sản chung vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, khi
ly hôn mỗi bên được hưởng ½ giá trị tài sản. Trường hợp một bên đi làm, còn
một bên ở nhà chăm lo nội trợ, việc nhà thì cũng được coi như lao động có thu
nhập (điều 95 luật hơn nhân và gia đình). Tuy nhiên, khi chia tài sản cũng cần
xem xét đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản và cơng sức đóng góp vào
sự hình thành, duy trì và phát triển khối tài sản đó để đảm bảo khách quan, tồn
diện.


Trước hết KSV phải xác định được tài sản chung, tài sản riêng của vợ,
chồng là những gì, đối với tài sản riêng thì bên có tài sản riêng phải chứng minh
được tài sản đó là của riêng mình mà chưa nhập vào khối tài sản chung vợ
chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể như sau:
+ Tài sản chung của vợ chồng (Điều 33):
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được
quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế
chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài
sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng hoặc có được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để
bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp khơng có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung.

+ Tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 43):
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết
hơn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài
sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của
Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà
theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản
riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn
nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của
Luật này.


Trên cơ sở xác định được tài sản chung của vợ chồng, thì KSV căn cứ
hồn cảnh của từng bên, cơng sức đóng góp về việc tạo dựng, duy trì và phát
triển tài sản để phát biểu đường lối giải quyết và đánh giá quyết định của Tịa án
có phù hợp khơng, trên cơ sở đó để ban hành kháng nghị theo quy định.
Chú ý: phải phân tích cơng sức đóng góp của các đương sự trong q trình
chung sống vợ chồng (về thời gian chung sống vợ chồng, thời gian quản lý, duy
trì và phát triển tài sản đó để tính thành giá trị khi chia tài sản, đối với tài sản là
nhà xưởng, máy móc là phương tiện sản xuất thì cần căn cứ vào hiện tại ai là
người đang quản lý, điều hành và xem xét phương án sử dụng, khai thác tài sản
của các đương sự để quyết định giao cho họ tiếp tục phát triển sản xuất, lao động
phát huy giá trị sản xuất của chúng phục vụ đời sống của họ sau ly hôn. Trong
nhiều vụ án tịa án cấp sơ thẩm khơng phân tích, đánh giá phần cơng sức đóng
góp của các bên đã bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án để xét xử lại.
Trong tình huống trên, về chia tài sản chung, động sản tự thỏa thuận, tuy
nhiên về bất động sản thì ý kiến của ơng Bắc và bà Hải có mâu thuẫn, được thể
hiện tại biên bản lấy lời khai đối chất của cả hai (bút lục số 38).
4. Về nghĩa vụ chung vợ chồng:
Trong vụ án ly hôn nếu các bên trình bày vợ chồng có nghĩa vụ đối với

bên thứ ba (thường là nghĩa vụ trả nợ tiền vay, nghĩa vụ thế chấp, bảo lãnh cho
bên thứ ba) thì cần phải xác định đó có phải là nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ
riêng. Nếu là nghĩa vụ chung thì cần phải xác định trách nhiệm thanh tốn của
mỗi bên sau ly hôn đối với người thứ ba. Do vậy, yêu cầu cần thiết và bắt buộc
là phải đưa người thứ ba-người có quyền đối với nghĩa vụ chung vợ chồng tham
gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đồng thời
Thẩm phán thụ lý phải hướng dẫn họ viết đơn yêu cầu độc lập đề nghị các
đương sự (trong vụ ly hơn) phải thực hiện nghĩa vụ để Tịa án giải quyết ngay
trong cùng vụ án. Trường hợp họ chưa có yêu cầu độc lập ngay thì cũng phải thể
hiện bằng văn bản (có thể là đơn hoặc thể hiện trong bản tự khai của họ) làm căn
cứ để Tòa giải quyết. Trong khi nghiên cứu hồ sơ, nếu phát hiện thấy Tịa án
khơng họ vào tham gia tố tụng thì KSV phải có văn bản yêu cầu Thẩm phán bổ


sung họ vào tham gia tố tụng mới đầy đủ, đảm bảo việc giải quyết triệt để vụ án,
đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự.
Về quyền lợi chung của vợ chồng đối với người thứ ba: là trường hợp vợ
chồng có quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với họ
(trường hợp họ cho người thứ ba mượn, vay, thuê tài sản) thì tịa án phải đưa
người thứ ba đó vào tham gia tố tụng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên
sau khi họ ly hôn (nhất là bên thứ ba - bên có nghĩa vụ đối với vợ chồng để họ
có thể thực hiện nghĩa vụ của mình).
5. Về án phí trong vụ án ly hơn:
Tùy thời điểm Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của đương sự để áp dụng án
phí trong vụ án ly hơn trong từng thời điểm cụ thể, vì hiện nay có nhiều vụ án bị
hủy nhiều lần, mà lần đầu Tòa thụ lý đã lâu, trong khi có nhiều văn bản quy định
về án phí, lệ phí tịa án được ban hành, cụ thể áp dụng như sau: Nghị định
70/NĐ-CP năm 1997 được áp dụng đối với những vụ án thụ lý trước ngày
01/7/2009; Pháp lệnh số 10 năm 2009 quy định về án phí đói với những vụ án
thụ lý sau ngày 01/7/2009 và Nghị quyết số 326 ngày 30/12/2016 của UBTV

Quốc hội đối với những vụ án thụ lý sau ngày 01/01/2017.



×