Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Quy định của BLLTTDS năm 2015 về giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.13 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU...............................................................................1
B. NỘI DUNG............................................................................1
I. KHÁI QUÁT CHUNG..........................................................1
1. Vụ việc dân sự...................................................................1
2. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng......................2
II. QUY ĐỊNH BLTTDS 2015 VỀ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC
DÂN SỰ TRONG TRƯỜNG HỢP CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT
ĐỂ ÁP DỤNG..........................................................................3
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tịa án trong trường
hợp chưa có điều luật để áp dụng (Điều 43)...........................3
2. Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong
trường hợp chưa có điều luật áp dụng (Điều 44)....................4
3. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp
chưa có điều luật để áp dụng (Điều 45)..................................4
III. THỰC TIỄN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ
TRONG TRƯỜNG HỢP CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ĐỂ ÁP
DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT.......................................................................................9
1. Những vấn đề thực tiễn......................................................9
2.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật............................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................11

A. MỞ ĐẦU


Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, ý nghĩa và giá trị của
tập quán, tương tự pháp luật, án lệ đã được thừa nhận theo kinh nghiệm giải quyết
vụ việc tại các quốc gia trên thế giới. Việc cho phép áp dụng các phương pháp này
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam là
phương thức hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc giải


quyết các tranh chấp dân sự, thương mại, đặc biệt là những tranh chấp có yếu tố
nước ngồi, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong xét xử, tạo lập tính ổn
định, minh bạch và tiên liệu được trong các phán quyết của Tòa án.
Để nâng cao giá trị của tập quán, tương tự pháp luật, án lệ, pháp luật tố tụng
dân sự năm 2015 đã ghi nhận các quy định liên quan đến vấn đề này nhằm giải
quyết các vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng. Việc hiểu sâu, rộng về
nguyên tắc này là vô cùng quan trọng nên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quy
định của BLLTTDS năm 2015 về giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp
chưa có điều luật để áp dụng”
Trong q trình nghiên cứu, tài liệu và kiến thức cịn hạn chế, kính mong
nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy, cơ. Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Vụ việc dân sự
Theo từ điển Tiếng Việt, vụ việc có nghĩa là “sự việc khơng hay, rắc rối cần
phải giải quyết”1. Theo nghĩa này, vụ việc dân sự có thể được hiểu là những vấn đề
cần được giải quyết liên quan đến các vấn đề trong dân sự. Những vấn đề dân sự có
thể phát sinh trong cuộc sống hàng ngày của mọi người.
Theo thuật ngữ pháp lý, vụ việc dân sự được hiểu thông qua hai thuật ngữ
liên quan, đó là vụ án dân sự và việc dân sự. Việc nghiên cứu hai thuật ngữ này sẽ
giúp xác định được nội hàm của vụ việc dân sự.

1 Viên

Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt (2006), NXB. Đà Nẵng, tr. 1130
1


Theo quy định tại Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 thì
các vụ án liên quan đến vấn đề tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh

doanh, thương mại, lao động được gọi chung là vụ án dân sự. Trong khi đó, việc
yêu cầu liên quan đến lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động được gọi chung là vụ việc dân sự. Điều luật này cũng nêu rõ, vụ án
dân sự, việc dân sự trên được gọi chung là vụ việc dân sự.
2. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng
Từ cách hiểu về vụ việc dân sự nêu trên, có thể hiểu vụ việc dân sự chưa có
điều luật để áp dụng thể hiện trong quy định tại khoản 2, Điều 4, BLTTDS 2015
“Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để
áp dụng”.
Theo đó, vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng là vụ việc dân sự thuộc
phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát
sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp
dụng.
Như vậy, đối với bất kì vụ việc dân sự nào thuộc phạm vi điều chỉnh của
pháp luật dân sự nhưng phát sinh tại thời điểm chưa có điều luật áp dụng, khi có
u cầu, Tịa án vẫn phải thụ lý giải quyết. Đây là một trong những điểm mới của
BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004 SĐ, BS 2011 nhằm đảm bảo quyền yêu cầu
Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền được xét xử kịp thời, công bằng,
công khai của các đương sự theo các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Căn cứ để Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng là
dựa vào tập quán, tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự,
án lệ và lẽ công bằng theo quy định tại Mục 3 Chương III Phần thứ nhất của Bộ
luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định.
II. QUY ĐỊNH BLTTDS 2015 VỀ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ
TRONG TRƯỜNG HỢP CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG
2


Theo khoản 2 điều 4 của Bộ luật tố tụng dân sự có quy định: “Tịa án khơng
được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng”.

Vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi
điều chỉnh của pháp luật dân sự tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ
quan; tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng quy định tại khoản
này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp chưa
có điều luật để áp dụng (Điều 43)
Theo quy định tại Điều 43 BLTTDS 2015 quy định:
“Điều 43. Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp
chưa có điều luật để áp dụng
Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp
chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 35
đến Điều 41 của Bộ luật này.”
Cụ thể Điều 31 đến 45 BLTTDS 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân
dân các cấp:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện; thẩm quyền của Tòa chuyên
trách của tòa án nhân dân cấp huyện; thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh;
thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ; thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của
nguyên đơn, người yêu cầu; chuyển vụ việc dân sự cho tòa án khác, giải quyết
tranh chấp về thẩm quyền.
Đây là điều luật mới so với BLTTDS 2004 SĐ, BS 2011. Điều luật chỉ quy
định nguyên tắc chung về áp dụng tương tự thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải
quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng.

3


Quy định này nhằm bảo đảm quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân được thực hiện trên thực tế ngay cả trong
trường hợp vụ việc chưa có điều luật để áp dụng.

2. Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp
chưa có điều luật áp dụng (Điều 44)
Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có
điều luật áp dụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này tuân theo quy định
tại Điều 44 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Điều 44 BLTTDS 2015 quy định:
“Điều 44. Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp
chưa có điều luật để áp dụng
Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có
điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.”
Theo đó, khi có phát sinh những vấn đề liên quan đến quy định “Giải quyết
vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng” đòi hỏi xác định
thẩm quyền giải quyết của Tịa án, trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết việc dân sự
chưa có điều luật để áp dụng phải vận dụng theo quy định của Bộ luật này.
3. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều
luật để áp dụng (Điều 45)
Căn cứ để Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng là
dựa vào tập quán, tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự,
án lệ và lẽ công bằng theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
3.1. Áp dung tập quán
Theo khoản 1 điều 45 BLTTDS 2015 quy định:
“Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau:
Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các
bên khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng quy định. Tập quán không được trái
4


với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật
dân sự.
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn

tập quán để yêu cầu Tịa án xem xét áp dụng.
Tịa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng
quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự.
Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập qn có
giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.2”
Việc áp dụng tập quán để giái quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp
chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện khi chỉ áp dụng tập quán để giải quyết
trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng quy định.
Như vậy, đối với các trường hợp điều luật có quy định và những thỏa thuận
khác để áp dụng giải quyết vụ việc dân sự thì vụ việc đó phải được ưu tiên giải
quyết bằng điều luật quy định hoặc thỏa thuận của các đương sự. Điều này hoàn
toàn phù hợp với quy định tại Điều 3 BLTTDS 2015 quy định về nguyên tắc tuân
thủ pháp luật trong tố tụng dân sự và Điều 5 BLTTDS 2015 quy định nguyên tắc về
quyền tự định đoạt của đương sự. Bên cạnh đó, tập quán được áp dụng không được
trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLTTDS 2015.
Các đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp
dụng. Trong trường hợp các viện dẫn khác nhau thì áp dụng tập quán được thừa
nhận tại nơi phát sinh vụ việc. Để xác định tập quán phù hợp để áp dụng giải quyết
vụ việc thì Tịa án cần u cầu đương sự cung cấp các căn cứ, các tài liệu, chứng cứ
chứng minh tập qn đó cần áp dụng. Tịa án cũng cần xác minh hoặc thu thập
những chứng cứ, chứng minh để làm rõ việc áp dụng tập quán. Ví dụ: vụ việc bà
C.T.M.L khởi kiện ơng L.V.T u cầu trả lại quyền khai thác điểm đánh bắt hải sản
xa bờ. Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã xác định trong Quyết định giám đốc
thẩm số 93/GDDT-DS ngày 27/5/2002 rằng đây là một yêu cầu về quyền tài sản
2 Xem

thêm Khoản 1, Điều 45, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
5



thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và nhận xét: đối với vùng biển xa bờ, pháp
luật chưa quy định về quyền ưu tiên khai thác nên quyền ưu tiên phải được xác
định theo tập quán. Theo xác minh ở chính quyền địa phương và cơ quan chun
mơn là Ban Hải sản địa phương thì tài cơng là người có quyền chọn và cho người
khác điểm đánh bắt; địa điểm đã bị bỏ hơn ba tháng không khai thác thì có quyền
khai thác. Việc ơng T sử dụng điểm đánh bắt hải sản hiện tranh chấp là phù hợp với
tập quán, không trái pháp luật, không vi phạm quyền lợi hợp pháp của bà L3.
3.2. Áp dụng tương tự pháp luật
Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện theo quy định tại Khoản 2,
Điều 45, BLTTDS 2015 như sau:
“Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong
trường hợp các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định và khơng có
tập qn được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1
Điều này.
Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý
của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành khơng có
quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật
điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự”.
Tương tự như tập quán, việc áp dụng tương tự pháp luật trong dân sự cũng
được tuân theo một thứ tự ưu tiên nhất định. Việc áp đụng tương tự pháp luật khi
các bên khơng thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định và khơng có tập qn áp
dụng. Đây là một biện pháp khắc phục những hạn chế và tình trạng chưa thật đầy
đủ của những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản trong
xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Việc áp dụng này nhằm giải quyết kịp thời các vụ việc dân sự đã phát sinh
nhưng chưa có quy phạm pháp luật để áp dụng một cách trực tiếp. Tuy nhiên, việc
3

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tập quán trong lĩnh vực


dân sự
6


áp dụng quy định tương tự của pháp luật dân sự phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện
sau:
Thứ nhất, những vụ việc pháp lý cần giải quyết phải là vụ việc có liên quan
đến quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật
dân sự. Hay nói cách khác, những tranh chấp đang cần được giải quyết phải thuộc
quan hệ pháp luật dân sự.
Thứ hai, tại thời điểm giải quyết vụ việc, trong hệ thống pháp luật chưa có
quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó, nhưng có quy phạm pháp
luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự và chủ thể có thẩm quyền phải
xác định được cụ thể quy phạm pháp luật tương tự đó. Đồng thời vụ việc cần được
giải quyết phải đúng trong phạm vi thẩm quyền của chủ thể giải quyết.
Ví dụ: Dùng các điều luật áp dụng quan hệ vay để xử lý cho quan hệ hụi họ.
3.3. Áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công
bằng
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 45 BLTTDS 2015 thì “Việc áp dụng các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng được thực hiện như
sau:
Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công
bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp
luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và
khoản 2 Điều này.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy
định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự. Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong
giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố.
Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội

thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.”
7


Để đảm bảo thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật dân
sự, góp phần hình thành chuẩn mực pháp lý trong các quan hệ giữa cá nhân, pháp
nhân liên quan đến vấn đề dân sự, Điều 3, Bộ luật Dân sự 2015 quy định 05 nguyên
tắc cơ bản của pháp luật dân sự bao gồm:
“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý do nào
để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và
tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận
không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện
đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm
phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”.
Để đảm bảo tính khách quan, đảm bảo quyền và lợi ích của các đương sự khi
giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu đối với một quan hệ dân sự phải áp dụng
nguyên tắc cơ bản pháp luật dân sự, án lệ, lẽ cơng bằng Tịa án nên xác minh hoặc
lấy ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp có liên quan đến loại quan hệ dân sự đang giải quyết về quan điểm, căn cứ,
cách giái quyết.
III. THỰC TIỄN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ TRONG

TRƯỜNG HỢP CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ
XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
1. Những vấn đề thực tiễn
8


Trước đây, các cơ quan xét xử gặp khơng ít khó khăn vì khơng có cơ sở để
giải quyết, mặc dù có nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng
của cá nhân và tập thể, vi phạm trực tiếp đến phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân
sự.
Thực tiễn đã chứng minh có rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra, ví dụ:
quan hệ hụi, họ ở Việt Nam đã tồn tại rất lâu nhưng đến năm 2005 Bộ luật Dân sự
mới quy định về hụi, họ, biêu, phường mặc dù các vụ việc dân sự liên quan đến hụi,
họ xảy ra trước thời điểm này rất nhiều nhưng Tịa án khơng có cơ sở pháp lý để
xem xét, giải quyết.
Ví dụ khác như việc kiện đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay sổ
hộ khẩu trong các quan hệ dân sự thì Tịa án khơng giải quyết vì theo quy định của
Bộ luật dân sự 2005, giấy tờ nói trên khơng phải là tài sản.
Việc từ chối giải quyết những vụ, việc nói trên của Tịa án có thể đúng với
quy định của pháp luật hiện hành nhưng không hợp lý và không đúng với tinh thần
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo đuổi.
Những thực tiễn đã cho thấy quy định pháp luật không thể kịp thời điều
chỉnh các quan hệ mới phát sinh chưa được luật quy định. Vì vậy, để giải quyết tình
trạng khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự,
những tranh chấp pháp sinh chưa có điều luật để áp dụng, Bộ luật Tố tụng Dân sự
năm 2015 đã quy định bổ sung nguyên tắc “giải quyết vụ việc dân sự trong trường
hợp chưa có điều luật để áp dụng” nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự sẽ được giải quyết được triệt khi các đương sự có các yêu cầu hay mong
muốn giải quyết tranh chấp.
2.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Để pháp luật thực sự đi vào đời sống, Chính phủ cần sớm rà sốt và cơng bố
danh mục các tập quán được áp dụng trong lĩnh vực dân sự; Tòa án nhân dân tối
cần ban hành Nghị quyết hướng dẫn giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp
chưa có điều luật để áp dụng, đồng thời lựa chọn, công bố án lệ đối với những bản
9


án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp
dụng.
Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao năng lực của đội ngũ Thẩm phán để bảo
đảm Thẩm phán có đủ trình độ, kiến thức, thái độ để có thể đủ mạnh dạn, tự tin giải
quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, bảo đảm Tịa
án thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân. Từ đó, tạo ra nguồn các bản án, quyết định giải quyết vụ
việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng có thể được lựa chọn,
cơng bố là án lệ cho việc giải quyết những vụ việc tương tự.
C. KẾT LUẬN
Việc đảm bảo các nguyên tắc này trong việc giải quyết các vụ việc dân sự
trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng tất cả quyền dân sự của cá nhân,
pháp nhân đều được pháp luật tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo thực hiện và chỉ có thể bị
hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an
ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù đây là một chế định mới tiến bộ của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 so
với Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011, cũng là thành công lớn
trong nền cải cách tư pháp, nhưng quy định này có thể cịn gặp nhiều bất cập trong
việc áp dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu, hồn thiện các quy định về nguyên tắc “giải
quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng” là vô cùng cấp
thiết. Đồng thời, đây cũng là tiền đề để hồn thiện pháp luật gắn liền với q trình
phát triển của các quan hệ dân sự mới phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa có điều

luật để áp dụng.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
2. Bộ luật Dân sự 2015
3. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011
4. Hiến pháp năm 2013
5. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
6. Viên Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt (2006), NXB. Đà Nẵng, tr. 1130
7. Trường đại học Kiểm sát Hà Nơi, Giáo trình Luật Dân sư Việt Nam (tập 1)
8. Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngay 28/10/2015, Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao
9. Lê Đức Khanh (VKSND tỉnh Thừa Thiên – Huế), Lẽ công bằng và bảo vệ
quyền dân sự, báo Kiểm sát online, 28/02/2017
10. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự (2017)
11. ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tập quán trong
lĩnh vực dân sự
12. />13. />
11



×