Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

GA TONG HOP L2 TUAN 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.1 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 29 Ngày soạn 11/4 Ngày dạy 14/4 Chào cờ . Có GV chuyên trách. Tập đọc : NHỮNG QUẢ ĐÀO. I.. Yêu cầu : Đọc đúng các từ ngữ khó đọc, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Hiểu các từ ngữ mới : cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt. Hiểu nội dung bài : Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu. II. Đồ dùng : Tranh minh hoạ trong SGK. III. Lên lớp : 1. Bài cũ : KT chuẩn bị của HS.HS đọc bài Kho báu . 2. Bài mới : GT + Ghi đề. Luyện đọc : GV đọc mẫu toàn bài . GV nói cách đọc . HS đọc nối tiếp câu lần 1. HS đọc từ khó : chuyến đi xa, trồng, tấm khăn, giường, thốt lên , xoa đầu. HS đọc nối tiếp câu lần 2. Nhận xét. GV : Bài này chia làm mấy đoạn : HS : 4 đoạn GV : Để đọc bài này chúng ta cần mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng đọc của những ai? HS : năm giọng đọc khác nhau, là giọng của người kể chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt. HS luyện đọc đoạn . HS luyện đọc đoạn trong nhóm . Đại diện các nhóm thi đọc đoạn 1. Nhận xét. Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3,4. Âm nhạc : Có GV chuyên trách . Tập đọc : NHỮNG QUẢ ĐÀO . Tìm hiểu bài: GV đọc mẫu toàn bài. GV : Người ông dành những quả đào cho ai?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HS : dành cho vợ và ba đứa cháu nhỏ. GV : Xuân đã là gì với quả đào ông cho? HS : Xuân đã ăn quả đào rồi lấy hạt trồng vào một cái vò… GV: ? Ông đã nhận xét về Xuân ntn? HS : Xuân sẽ trở thành người làm vườn giỏi. GV : ? Vì sao Ông lại nhận xét Xuân như vậy. HS : Vì khi ăn đào thấy ngon, Xuân đã biết đem hạt trồng… GV : ? Bé Vân đã làm gì với những quả đào? HS : Vân ăn hết quả đào rồi vất hạt đi. GV : ? Ông dẫ nhận xét về Vân ntn? HS : Ôi cháu của ông con thơ dại quá . GV : ? Chi tiết nào trong truyện chứng tỏ bé Vân còn thơ dại? HS : bé rất háu ăn, ăn hết phần vẫn còn thèm mãi… GV : ? Việt đã làm gì với những quả đào? HS: Việt đem quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm, Sơn không nhận.Việt đặt quả đào trên giường rồi bỏ về. GV : ? Ông đã nhận xét về Việt ntn? HS : Là người có tấm lòng nhân hậu. GV : Vì sao ông lại nhận xét như vậy . HS : Vì Việt thương bạn… GV : ? Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao ? HS tự trả lời. Luyện đọc lại bài : 4 HS đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 đoạn. 5 HS đọc theo vai. Nhận xét. GV chấm - nhận xét tuyên dương. Củng cố dặn dò : GV nhận xét. HỌC BUỔI CHIỀU. Toán : CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200. I.. Yêu cầu : Cấu tạo thập phân của các số 111 đến 200là gồm : các trăm,các chục và các đơn vị. Đọc viết các số từ 111 đến 200. So sánh được các số từ 111 dến 200 và nắm được thứ tự của các số này . II. Đồ dùng: Các hình vuông, mỗi hình biễu biễn 100… Bảng kẻ sẵn các cộtghi rõ : trăm, chục, đơn vị, viết số , đọc số. III. Lên lớp : 1. Bài cũ : GV kiểm tra HS về đọc số, viết số, so sánh số tròn chục từ 111đến 200. 2. Bài mới : GT + Ghi đề. Giới thiệu các số từ 101 đến 200..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV : Gắn lên bảng hình biễu diễn số 100 và hỏi : Có mấy trăm? HS : có 1 trăm. GV : Gắn thêm 1 hình CN biễu diễn 1 chục, 1HV nhỏ và hỏi :Có mấy chục ? mấy đơn vị ? HS : 1 chục và 1 đơn vị. GV : Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục. HS viết 111. GV giới thiệu số 112; 115; 117. HS viết bảng : upload.123doc.net; 120; 121; 122; 127; 135. Thực hành : Bài 1: HS tự làm đổi chéo KT. Bài 2 :HS đọc yêu cầu . GV vẽ tia số như SGK. HS tự làm - Đổi chéo vở kiểm tra. Bài 3 : HS nêu yêu cầu : GV làm mẫu: 123… 124 Hãy so sánh chữ số hàng chục của số 123 và số 124 với nhau. HS : Chữ số hàng chục cùng 2. GV : Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 123 và số 124 với nhau. 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn hơn 3. 123< 124 120 < 152 129> 120 186 = 186 126 > 122 135 > 125 136 = 136 148 > 128 155 < 158 199 < 200 3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét. Tự nhiên và xã hội : Có GV chuyên trách. Làm bài tập Tiếng Việt : CHÍNH TẢ - LÀM BÀI TẬP - NHỮNG QUẢ ĐÀO . I. Yêu cầu : HS viết 1 đoạn trong bài chính tả Những quả đào . HS viết đúng, đẹp. Trình bày sạch sẽ . Rèn chữ viết cho HS. II. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi câu hỏi . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : KT sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới : GT + Ghi đề. Hoạt động 1 : Viết chính tả. GV đọc đoạn viết - 2 HS đọc lại ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> GV cho HS viết từ khó : chuyến, mang, phần, xin, bữa cơm. GV đọc HS viết . GV đọc HS dò bài . Hoạt động 2 : Làm bài tập . GV : Người ông dành những quả đào cho ai? HS : dành cho vợ và ba đứa cháu nhỏ. GV : Xuân đã là gì với quả đào ông cho? HS : Xuân đã ăn quả đào rồi lấy hạt trồng vào một cái vò… GV: ? Ông đã nhận xét về Xuân ntn? HS : Xuân sẽ trở thành người làm vườn giỏi. GV : ? Vì sao Ông lại nhận xét Xuân như vậy. HS : Vì khi ăn đào thấy ngon, Xuân đã biết đem hạt trồng… GV : ? Bé Vân đã làm gì với những quả đào? HS : Vân ăn hết quả đào rồi vất hạt đi. GV : ? Ông đã nhận xét về Vân ntn? HS : Ôi cháu của ông con thơ dại quá . GV : ? Chi tiết nào trong truyện chứng tỏ bé Vân còn thơ dại? HS : bé rất háu ăn, ăn hết phần vẫn còn thèm mãi… GV : ? Việt đã làm gì với những quả đào? HS: Việt đem quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm, Sơn không nhận.Việt đặt quả đào trên giường rồi bỏ về. GV : ? Ông đã nhận xét về Việt ntn? HS : Là người có tấm lòng nhân hậu. GV : Vì sao ông lại nhận xét như vậy . HS : Vì Việt thương bạn… GV : ? Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao ? HS tự trả lời. Ngày soạn 12/4 Ngày dạy 15/5 Thể dục : Có GV chuyên trách. Kể chuyện : NHỮNG QUẢ ĐÀO . I.. Yêu cầu : HS biết tóm tắt nội dung của từng đoan truyện. HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên. Biết phối hợp với bạn để dựng lại câu chuyện theo vai. Biết nhận xét lời kể của bạn. II. Đồ dùng : Bảng phụ viết tóm tắt nội dung câu chuyện..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> III. Lên lớp. 1. Bài cũ : gọi 3 HS kể chuyện Kho báu. 2. Bài mới : GT + ghi đề. A/ Hướng dẫn kể chuyện. a) Tóm tắt nội dung từng đoạn. HS đọc yêu cầu . GV : SGK tóm tắt đoạn 1 ntn? HS : Đoạn 1 : chia đào . GV : đoạn 2 : HS : Chuyện của Xuân. HS : Xuân làm gì với những quả đào ông cho? HS : người trồng vuờn tương lai… GV : Nội dung đoạn 3 là gì ? HS : Vân ăn quả đào ntn? Cô bé ngây thơ… GV : Nội dung đoạn cuối là gì ? HS : Tấm lòng nhân hậu của Việt… B/ Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý. Bước 1: Kể trong nhóm. GV chia nhóm cho HS kể. HS khác theo dỏi lắng nghe. nhận xét, bổ sung. Bước 2: Kể trước lớp . Đại diện các nhóm trả lời. Tổ chức kể 2 vòng . 8 HS tham gia kể. GV theo dỏi tuyên dương HS kể tốt. C/ Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện. HS tập kể toàn bộ nội dung câu chuyện 5 HS kể theo hình thức phân vai. Nhận xét tuyên dương. 3. Củng cố dặn dò : Nhận xét. Toán : CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ. I.. Yêu cầu : Nắm chắc cấu tạo thập phân của các số có 3 chữ số là gồm các trăm, các chục, các đơn vị. Đọc, viết thành thạo các số có 3 chữ số. II. Chuẩn bị : Các hình vuông. III. Lên lớp: 1. Bài cũ : KT đồ dùng của HS. 2. Bài mới : GT + Ghi đề . Giới thiệu các số có 3 chữ số. Đọc và viết số theo hình biễu diễn. GV : Gắn hai trăm và hỏi có mấy trăm? 2 trăm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Gắn tiếp 4 hình chữ nhật .Có mấy chục : 4 chục. Gắn tiếp 3 hình vuông nhỏ biễu diễn 3 đơn vị và hỏi ? Có mấy chục. Hãy viết số 2 trăm, 4 chục, 3 đơn vị . 243 GV yêu cầu HS xác định số trăm, số chục, số đơn vị. 243 = 2 trăm + 4 chục + 3 đơn vị . HS đọc 243 . Hai trăm bốn mươi ba. Số 235 và các số khác tương tự. HS làm việc cá nhân. GV nêu 210 . Hai trăm mười. HS lấy hình vuông thực hành. 240; 411; 205. Thực hành: Bài 1: HS nêu yêu cầu : HS : 110 -------d 310------a 123------e 205 -------c 132----- b Bài 2: Mỗi số sau ứng với cách đọc nào ? a/ Bốn trăm linh năm b/ Bốn trăm mưòi lăm c/ Ba trăm mười một d/ Năm trăm hai mươi mốt Bài 3 : HS nêu yêu cầu ( Viết theo mẫu ) 820 560 911 991 279 579 603 573 280 648 683 400 3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét. Chính tả : NHỮNG QUẢ ĐÀO. I.. Yêu cầu : Nhìn bảng chép chính xác đoạn văn tóm tắt truyện Những quả đào. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x, in/inh. Rèn chữ viết cho HS. II. Chuẩn bị : Bảng phụ. III. Lên lớp. 1. Bài cũ : HS viết bảng con HS: sắn, xà cừ, súng, xâu kim, kín kẽ, Sa Pa. 2. Bài mới : GT + Ghi đề. A/ Hướng dẫn viết chính tả. a, Ghi nhớ nội dung bài viết. Gọi 3 HS đọc đoạn văn. GV : ? Người ông chia quà gì cho các cháu? HS : Mỗi cháu 1 quả đào..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> GV : ? Ba người cháu đã làm gì với quả đào mà ông cho. HS : Xuân ăn xong đem hạt trồng. Vân ăn xong còn thèm. Việt thì không ăn mà mang cho bạn. GV : ? ông đã nhận xét về các cháu như thế nào ? Hướng dẫn cách trình bày. GV : Hãy nêu cách trình bày đoạn văn. HS : Chữ đầu đoạn ta phải viết hoa và lùi vào 1 ô. Các chữ đầu câu viết hoa. Cuối câu có dấu chấm. C/Hướng dẫn viết từ khó .HS viết vào bảng con. HS : cho, xong, trồng, bé dại. D/ Viết bài : E/ Soát lỗi. GV đọc HS dò bài. G/ Chấm bài . G/ thu chấm 18 em. Nhận xét. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2a: 1 HS đọc đề . Cả lớp làn vào vở BT. Nhận xét. Tương tự : To như cột đình Kính như bưng Tình làng nghĩa xóm. Kính trên nhường dưới. Chín bỏ làm mười. Củng cố dặn dò : GV nhận xét. HỌC BUỔI CHIỀU. Làm bài tập Toán : Luyện tập - CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ. I.. Yêu cầu : Đọc và viết thành thạo các số có 3 chữ số . Củng cố cách tạo số . II. Chuẩn bị : Bảng phụ- phiếu học tập. II. Lên lớp : 1. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới : GT + Ghi đề. 3. HS thực hành. Bài 1 : HS nêu yêu cầu . Viết các số sau. 406 ------- Bốn trăm linh năm. 290 ------- ? 396 -------- ? 592 ---------?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 583 --------- ? Bài 2: Đọc các số sau: Bảy trăm sáu mươi ba 763 Chín trăm năm mươi bảy ? Hai trăm mười chín ? Sáu trăm linh tư ? 4. Củng cố dặn dò : GV nhận xét. Hoạt động ngoài giờ lên lớp: TỔ CHỨC VUI CHƠI HỌC TẬP – CÂU LẠC BỘ KHOA HỌC NGHỆ THUẬT. I. Yêu cầu : GV tổ chức cho HS học tập câu lạc bộ vui chơi học tập . GV cho HS chuẩn bị tốt trang trí phòng học. HS yêu thích môn học. II.Chuẩn bị : Câu hỏi - bảng phụ III. Lên lớp : 1. Giới thiệu bài : 2. GV nêu nội dung giờ học 3. HS tổ chức văn nghệ. 4. GV tổ chức cho HS vui chơi bằng những câu hỏi đã học. HS chơi đố vui về các bài đã học. HS đố nhau về các loài chim. VD : Chim gì học nói tiếng người? Chim gì mặt giống mặt mèo ? Chim gì bắt sâu ? HS đố nhau về các bài thơ đã học : Vè chim. Mưa bóng mây. HS đố nhau về công thức toán học . Bảng cửu chương đã học Luật giao thông. HS có thể thi hát theo nhóm … GV nhận xét buổi sinh hoạt . GV dặn HS chuẩn bị để lần sau tổ chức. 5. Củng cố dặn dò : GV nhận xét . Hướng dẫn thực hành : Hoàn thành : MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC. I. Yêu cầu : Nói tên một số loài vật sống dưới nước. Nói tên một số loài vật sống ở dưới nước ngọt, nước mặn. Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét , miêu tả..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> II.. Chuẩn bị : Bảng phụ - tranh minh hoạ. III. Lên lớp : 1. GT + ghi đề. Hướng dẫn HS thực hành. Bài 1: Quan sát và trả lời câu hỏi. Câu 1: Con vật nào sống ở nước ngọt? Con vật nào sống ở nước mặn ? HS thảo luận theo nhóm đôi. Đại diện các nhóm trả lời. HS và GV nhận xét. GV chốt lại : Có rất nhiều loài vật sống dưới nước. trong đó có loài vật sống ở dưới nước Có loài sống ở dưới cạn. Chúng ta cần bảo vệ nguồn nước để chúng tồn tại. Bài 2 : HS trưng bày tranh ảnh các loài vật sống ở nước ngọt và nước mặn. Một số loài vật sống ở nước mặn : Một số loài vật sống ở nước ngọt : HS làm việc theo nhóm . Đại diện các nhóm trả lời . HS và GV nhận xét. 2. Củng cố dặn dò : GV nhận xét. Tập viết : CHỮ HOA A. I.. Yêu cầu : Biết viết chữ A hoa ( kiểu 2) theo cở vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Ao liền ruộng cả. Rèn chữ viết cho HS. II. Đồ dùng : Mẫu chữ A hoa. III. Lên lớp : 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn tập viết . Hướng dẫn viết chữ hoa. Quan sát số nét, qui trình viết chữ A hoa. GV : ? Chữ A hoa cao mấy li? rộng mấy li? HS : Cao 5 li. rộng 5 li. GV : ? Chữ A hoa gồm mấy nét?Là những nét nào ? HS : Chữ A hoa gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược phải. GV vừa viết vừa giảng lại quy trình. ĐB trên ĐK6. Viết một nét sổ thẳng, cuối nét đổi chiềubút viết nét móc. Dừng bút trên ĐK2..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Viết bảng : HS viết bảng con. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. Giới thiệu cụm từ ứng dụng. HS đọc Ao liền ruộng cả. GV : Nghĩa là nói về sự giàu có ở nông thôn, nhà có nhiều ao, nhiều ruộng. GV : Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ A kiểu 2 và có mấy li? HS : Chữ l , g. cao 2 li rưỡi. Viết bảng : HS viết vào bảng con chữ Ao. GV sửa lỗi cho từng em. Hướng dẫn viết vào vở tập viết . GV thu chấm bài. Củng cố dặn dò : GV nhận xét . Toán : SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ. I.. Yêu cầu : HS biết so sánh các số có 3 chữ số . HS làm nhanh đúng, thành thạo. Rèn kỹ năng tính cho HS. II. Chuẩn bị : Bảng phụ - Phiếu học tập . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : HS đọc số . 253 420 560 2. Bài mới : a. Ôn lại cách đọc viết số có 3 chữ số. Đọc số : GV treo dãy số cho HS đọc: 532 733 Viết số : Bảy trăm năm mươi sáu. Chín trăm ba mươi tư. So sánh các số trăm, chục , đơn vị. So sánh 194…139 HS nhận xét So sánh 199 …215 Nêu quy tắc: So sánh chữ số hàng trăm. Số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn. Cùng hàng trăm xét chữ số hàng chục số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn. Cùng chữ số hàng trăm, hàng chục,số nào hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn. Thực hành : Bài 1: HS nêu yêu cầu . HS làm vào bảng con..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 194 … 139 568… 561 195 … 184 479… 470 196 … 198 321…326 197 … 110 527… 720 198 … 183 743…299 Bài 2: Tìm số lớn nhất để khoanh tròn. a/ 395 695 375 b/ 751 789 710 c/ 873 973 976 Bài 3 : Số . 971; 972; 973; 974;975; 976; 977. 981;982;983;984;985;986;987. 991;992;993;994;995;996;997. 3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét. Tập đọc : CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG. I.. Yêu cầu : Đọc trôi chảy toàn bài . Ngắt nghỉ hơi đúng . Biét đọc với giọng tả nhẹ nhàng. Hiểu nghĩa từ khó trong bài. thời thơ ấu, cổ tích. Bài văn tả vẻ đẹp của cây đa quê hương. II. Đồ dùng : Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Lên lớp : 1. Bài cũ : 2 HS nối tiếp đọc bài : Những quả đào. GV : ? Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao? 2. Bài mới GT + Ghi đề. GV đọc mẫu toàn bài . GV nói cách đọc : Giọng nhẹ nhàng… HS đọc nối tiếp câu. HS đọc từ khó : nghìn năm, thời thơ ấu, cổ kính, xuể, quái lạ, giận dữ, gẩy, Kì tưởng… HS đọc nối tiếp câu . lần 2 . Nhận xét. GV : Bài này chia làm mấy đoạn? HS luyện đọc đoạn. GV hướng dẫn HS đọc một số câu. Trong vòm lá/gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kỳ tưỏng chừng như ai đang cười / đang nói . HS đọc chú giải . Đọc từng đoạn trong nhóm. Đại diện các nhóm thi đọc.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Cả lớp đọc đồng thanh. Hướng dẫn tìm hiểu bài : GV : ? Những từ ngữ câu văn nào cho thấy cây đa sống rất lâu. HS : Cây đa nghìn năm… GV : ?Các bộ phận cây đa được tả bằng hình ảnh nào ? HS : Thân cây, cành cây, ngọn cây, rễ cây. GV : ? Hãy nói lại đặc điểm của bộ phận của cây đa bằng 1 từ. HS : Thân cây rất to. GV : ? Ngồi hóng mát ở gốc đa , tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? Luyện đọc lại: 3,4 HS thi đọc lại bài. GV nhắc HS nhấn giọng từ gợi tả , gợi cảm. 3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét. Đạo đức : GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT. I. Yêu cầu : Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử người khuyết tật. II. Chuẩn bị : Tranh minh hoạ. III. Lên lớp : Hoạt động 1: Phân tích tranh . GV cho HS quan sát tranh. GV : ? Tranh vẽ gì ? GV : Việc làm của bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật. GV : ? Nếu làm của nhỏ giúp được gì ? Vì sao ? Từng cặp HS trả lời . Hoạt động 2: Thảo luận đôi hoặc nhóm. GV Kết luận : Tuỳ theo khả năng, điều kiện thực tế các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau như đẩy xe lăn cho nguời bị tật Quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc da cam. dẫn người mù qua đường, vui chơi cùng bạn bị câm điếc. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. GV lần lượt nên từng ý kiến và yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình. a . Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm. b. Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là bình thường. c. Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> d. Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn thiệt thòi của họ . Cả lớp thảo luận. GV kết luận : Các ý kiến đúng a,c,d. là đúng. Ý kiến b chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ. Hướng dẫn HS thực hành ở nhà. Sưu tầm tài liệu, bài hát , bài thơ, câu chuyện. Củng cố dặn dò : GV nhận xét. Dặn HS thực hiện tốt. HỌC BUỔI CHIỀU: Hoàn thành: LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY. I. Yêu cầu : HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy. HS làm đúng qui trình. Thích làm đồ chơi, yêu thích cuộc sống. II. Chuẩn bị : Mẫu vòng đeo tay. Qui trình làm vòng III. Lên lớp : 1. GV hướng dẫn HS quan sát thực hành. GV hướng dẫn mẫu. Bước 1: Cắt thành nan giấy. Bước 2: Dán nối các nan giấy. Bước 3: Gấp các nan giấy. Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay. GV tổ chức HS thực hành theo nhóm. GV lưu ý HS . Mỗi lần gấp phải sát mép nan trước và miết kỹ. Hai nan phải luôn thẳng. HS thực hành – GV quan sát. GV giúp đỡ HS lúng túng. Đánh giá sản phẩm của HS. Tuyên dương HS có sản phẩm đẹp. Nhận xét : 2. Củng cố dặn dò : Nhận xét sự chuẩn bị của HS. Nhận xét giờ học. Thủ công : Có GV chuyên trách. Thể dục : Có GV chuyên trách.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Ngày soạn 13/4 Ngày dạy 17/4 Thể dục : Có GV chuyên trách. Toán : LUYỆN TẬP . I. Yêu cầu: HS củng cố kỹ năng đọc, viết, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000 Rèn kỹ năng tính cho HS. II. Chuẩn bị : Bảng phụ - VBT III . Lên lớp: 1. Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng - Cả lớp làm bảng con 567 687 318 117 833 2. Bài mới: Giới thiệu + ghi đề Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Viết theo mẫu. GV hướng dẫn HS làm miệng 116 1 1 6 Một trăm mười sáu 815 8 1 5 Tám trăm mười lăm 307 3 0 7 Ba trăm linh bảy 900 9 0 0 Chín trăm Bài 2: Số ? HS lên bảng viết số a. 400 ; 500 ; … ; … ; 800 ; 900 b. 910 ; 920 ; 930 ; … ; … ; … ; 970 ; … ; 900 c. 212 ; 213 ; 214 ; … ; … ; 217 ; 218 ; … ; … ; … d. 693 ; 694 ; … ; 697 ; … ; … ; … ; 701 Bài 3: Điền dấu < = > HS làm vở 543 590 342 432 670 676 987 897 699 701 695 600 + 95 Bài 4: Viết các số 875 ; 1000 ; 299 ; 420 theo thứ tự từ bé đến lớn HS: 299 ; 420 ; 875 ; 1000 Bài 5: HS xếp 4 hình tam giác thành hình tứ giác 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét Dặn HS học bài kỹ . Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? I. Yêu cầu: Mở rộng vốn từ về cây cối Tiếp tục luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Để làm gì ? II. Đồ dùng: Tranh, ảnh các loại cây ăn quả III. Lên lớp: 1. Bài cũ: Gọi 2 HS A: Nhà bạn trồng xoan để làm gì? B: Để lấy gỗ đóng tủ, bàn, giường GV nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu + ghi đề Hướng dẫn làm BT Bài 1: (Miệng) 1 HS đọc yêu cầu GV gắn 4 tranh loại cây ăn quả HS quan sát 2 HS nêu tên của cây và chỉ các bộ phận của cây Cây gồm: gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả Bài 2: (Viết) 1 HS đọc yêu cầu HS thảo luận nhóm lên trình bày Đại diện nhóm lên trình bày Chốt lời giải đúng VD: Thân cây (to, cao, chắc) Bài 3: Miệng GV nêu y/c. HS quan sát tranh nói về việc làm của 2 bạn nhỏ trong tranh Bạn gái tưới nước Bạn trai bắt sâu HS đặt câu hỏi có cụm từ: để làm gì để hỏi về mục đích việc làm của hai bạn nhỏ HS phát biểu ý kiến, nhận xét, chốt lại VD: Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì ? Bạn nhỏ tưới nước cho cây tươi tốt 3.Củng cố dặn dò: Tuyên dương em có ý thức Dặn dò: Thực hành đặt câu hỏi cho cụm từ để làm gì và trả lời câu hỏi. Làm bài tập Tiếng Việt: Đọc – Làm bài tập CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG. I.. Yêu cầu : HS đọc to trôi chảy. HS làm hoàn thành các bài tập. Rèn đọc cho HS. II. Chuẩn bị : Bảng phụ- Phiếu học tập . III. Lên lớp : Hoạt động 1: Rèn đọc ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> GV đọc mẫu toàn bài . GV nói cách đọc : Giọng nhẹ nhàng… HS đọc nối tiếp câu. HS đọc từ khó : nghìn năm, thời thơ ấu, cổ kính, xuể, quái lạ, giận dữ, gẩy, Kì tưởng… HS đọc nối tiếp câu . lần 2 . Nhận xét. GV : Bài này chia làm mấy đoạn? HS luyện đọc đoạn. GV hướng dẫn HS đọc một số câu. Trong vòm lá/gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kỳ tưỏng chừng như ai đang cười / đang nói . HS đọc chú giải . Đọc từng đoạn trong nhóm. Đại diện các nhóm thi đọc Cả lớp đọc đồng thanh. Hoạt động 2: Làm bài tập GV : ? Những từ ngữ câu văn nào cho thấy cây đa sống rất lâu. HS : Cây đa nghìn năm… GV : ?Các bộ phận cây đa được tả bằng hình ảnh nào ? HS : Thân cây, cành cây, ngọn cây, rễ cây. GV : ? Hãy nói lại đặc điểm của bộ phận của cây đa bằng 1 từ. HS : Thân cây rất to. GV : ? Ngồi hóng mát ở gốc đa , tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? Củng cố dặn dò : GV nhận xét. HỌP CHUYÊN MÔN..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ngày soạn 22/4 Ngày dạy 25/4 Chính tả : CHÁU NHỚ BÁC HỒ . I.. Yêu cầu : HS viết đẹp, trình bày sạch sẽ.Viết đúng : vầng trán, bâng khuâng, ngẩn ngơ. HS viết đúng 6 dòng cuối của bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ. Rèn chữ viết cho HS. II. Chuẩn bị : Bảng phụ - Phiếu học tập. III. Lên lớp : 1. Bài cũ : 2 HS lên bảng. HS : Tình nghĩa, xinh đẹp, mịn màng. 2. Bài mới : a, GT + Ghi đề. Hướng dẫn viết. GV đọc bài thơ 1 lần. 4 HS đọc lại. GV : ? Nội dung bài thơ . Đoạn thơ thể hiện tình cảm mong nhớ Bác Hồ của bạn nhỏ. HS tìm từ viết hoa trong đoạn thơ. HS : những chữ đầu dòng thơ và tên riêng. GV hướng dẫn HS viết bảng con theo yêu cầu . HS : vầng trán, bâng khuâng, ngẩn ngơ. GV đọc bài – HS viết . GV đọc bài – HS dò bài. GV chấm nhận xét. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2 : ( lựa chọn) GV chọn cho HS làm BT. 1 em lên bảng làm. HS : ngày tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải. Cả lớp nhận xét. GV chốt lại. Xám xịt, sà xuống, sát, xơ xác, rập đổ, sủi bọt, xi măng. 3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét. Thể dục nâng cao. Có GV chuyên trách..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Toán : PHÉP CỘNG KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 1000. I. Yêu cầu: Biết được cách đặt tính rồi cộng các số có 3 chữ số theo cột dọc. HS hiểu và vận dụng tốt. Đa số HS nắm được bài . Rèn kỹ năng tính cho HS. II. Đồ dùng: Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ III. Lên lớp: 1. Bài cũ : Viết thành các trăm, chục, đơn vị. 162 = 100 + 60 + 2 180 =? 206 = ? 2. Bài mới : GT + ghi đề. Cộng các số có 3 chữ số . GV nêu : 326 + 253 = ? Thể hiện bằng đồ dùng trực quan. SGV GV : ? Tổng này có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. HS : 5 trăm.7 chục. 9 đơn vị. GV hướng dẫn HS cách đặt tính. 326 + 253 Viết số thứ nhất. Xuống dòng viết dấu cộng giữa hai số sao cho thẳng cột với nhau. Kẻ vạch ngang giữa hai số. Thực hiện phép tính. Cộng từ phải sang trái bắt đầu tù hàng đơn vị. Cộng đơn vị với đơn vị Cộng chục với chục. Cộng trăm với trăm. HS rút ra qui tắt - GV chốt lại - HS nhắc lại. Thực hành : Bài 1: Hướng dẫn HS . GV lưu ý : Khi cộng số có 3 chữ số với số có hai chữ số khi đến hàng trăm chỉ cần hạ xuống kết quả. 235 + 122. 637 + 102. 503 +324. 636 +234. 379 +100. Bài 2 : Đặt tính rồi tính.HS làm phiếu. 525 + 244 157 + 321 Bài 3 : Tính nhẩm . 200 + 300 = 500 400 + 200=?. 428 + 350.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 400 + 300 = ? 300 + 500 = ? 400 + 200 = ? 3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét .. 500 + 500 =? 700 + 100 = ? 500 + 200 =?. Tập làm văn: NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI. I.. Yêu cầu : Rèn kỹ năng nghe - hiểu. Nghe kể mẫu chuyện Qua Suối . Nhớ và trả lời nội dung. Hiểu nội dung câu chuyện. II. Chuẩn bị : Bảng phụ ghi câu hỏi. Tranh minh hoạ. III. Lên lớp. 1. Bài cũ : 3 cặp HS đối thoại. Đáp lời chia vui. 2. Bài mới : GT + Ghi đề. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Miệng. 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp quan sát tranh. GV kể chuyện ( 3 lần ) GV kể lần 1 : dừng lại, yêu cầu HS quan sát bức tranh. GV kể lần 2 :Vừa kể vừa giới thiệu tranh. Kể lần 3: GV treo bảng phụ ghi 4 câu hỏi. GV : ? Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ? GV : ? Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ? GV : ? Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì? GV : ? Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về bác Hồ? 3,4 cặp HS hỏi - đáp. 1,2 HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện. Bài 2 : Miệng . 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp quan sát tranh minh hoạ .1 HS kể lại 1 HS kể lại câu chuyện. HS làm bài tập vào vở. 3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét. Biết vận dụng bài học..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> HỌC BUỔI CHIỀU: Làm bài tập Toán : LUYỆN TẬP - GIẢI TOÁN. I. Y êu cầu : HS làm nhanh đúng một số bài trong vở BTT. HS vận dụng tốt để làm bài tập . Ren kỹ năng tính cho HS. II. Chuẩn bị : Phiếu học tập - bảng phụ III. Lên lớp : Bài 1 : GV : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? HS tính nhẩm. HS tự làm Miệng. 6 : 3 =? 8 : 2 = ? 12 : 3 = ? 15 : 3 = ? 2 x 3 =? 4 x2 = ? 4 x 3 =? 15 : 3 = ? Bài 2 : Hãy nêu yêu cầu bài toán .Tìm x HS nêu cách tìm số bị chia . x : 2 = 3 x : 3 = 1 x : 3 =8 x =3 x 2 x = 3 x 1 x = 8x3 x = 6 x = 3 x = 24 Bài 3 : 1 HS đọc đề toán . GV : ? Mỗi em được nhận mấy chiếc kẹo ? 4chiếc Có mấy em được chia kẹo ? 3 em Vậy để tìm xem có mấy chiếc kẹo ta làm thế nào ? HS làm bài. Tóm tắt : 1 em : 4 chiếc kẹo 3 em : … ? chiếc kẹo . Bài giải : Số chiếc kẹo có tất cả là : 4 x 3 = 12 ( chiếc ) Đáp số : 12 chiếc kẹo . Củng cố dặn dò : GV nhận xét Mỹ thuật: VẼ TRANH ĐỀ TÀI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG . I. Yêu cầu : HS hiểu về vệ sinh môi trường. HS biết cách vẽ. HS vẽ được đề tài vệ sinh môi trường. II. Chuẩn bị : GV : ? Tranh, ảnh về môi trường. HS : Tranh, ảnh phong cảnh.bút chì … III. Lên lớp :.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 1. Bài cũ : KT sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới : GT + ghi đề. Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài. GV giới thiệu ảnh, tranh phong cảnh và gợi ý . Vẻ đẹp của môi trường xung quanh. Sự cần thiết phải giữ vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp. GV : ? Tại sao chúng ta cần phải làm vệ sinh sân trường nhà ở. Đường làng, ngỏ xóm, phố phường, nơi công cộng. Nhặt rác bỏ vào đúng qui định. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. GV gợi ý: Vẽ cảnh làm vệ sinh ở sân trường và nơi công cộng. HS cần tìm ra những hình ảnh cần vẽ cho từng nội dung. Vẽ người đang làm việc ( quét, nhặt rác, đẩy xe rác) Vẽ thêm nhà cửa cây. GV nói :Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau. Vẽ màu tươi sáng. Hoạt động 3: HS thực hành Gợi ý : Cách tìm, chọn nội dung. Vẽ hình chính, hình phụ. Cách tìm màu. GV khen HS có sản phẩm đẹp. 3. Củng cố dặn dò : GV nhận xét. Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP . I. Yêu cầu: HS tổ chức mô hình sinh hoạt sao tự chọn. Nhận xét ưu khuyết điểm tuần 30 Nêu kế hoạch tuần 31 II. Chuẩn bị: 1 số tiết mục văn nghệ 1 số câu chuyện hay mang tính giáo dục III. Lên lớp: 1. Sinh hoạt văn nghệ 5 phút 2. Lớp trưởng nhận xét 3. GV đánh giá a. Nề nếp: Đi học chuyên cần đúng giờ Hoạt động giữa giờ chưa nghiêm túc Phê bình 1 số em: Đức Duy, Hùng, Tùng, … Vệ sinh cá nhân sạch sẽ vào mùa đông Tuyên dương 1 số em biết giữ lớp sạch sẽ: Ngọc Hà, Thuỳ Dung, Phương Khánh,….

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Đảm bảo an toàn giao thông Tồn tại: Hay nói chuyện riêng, chưa tự giác: Đức Duy, Phước Bảo, Khánh Bảo,K. Đức. Tùng. b. Học tập: HS thi đua giành điểm cao như: Ngọc Hà, Thuỳ Dung, Phương Khánh, Giang, Dương, Duyên, Phước. Hăng say phát biểu xây dựng bài Có ý thức rèn luyện chữ viết, giữ vở Kế hoạch tuần 31 Thi đua giành nhiều điểm cao Ngoan ngoãn vâng lời thầy cô Tham gia các hoạt động của trường lớp Lớp tham gia 1 số văn nghệ . Chuẩn bị để thi học kỳ 2 HS vào học lúc 7 giờ..

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×