Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

TỔNG QUAN VỀ CHẾ BIẾN MÓN ĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.78 KB, 137 trang )

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ BIẾN MÓN ĂN
1.1 SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHẤT TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
1.1.1 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA PROTEIN
1.1.1.1 Khái niệm cơ bản về protein
Protein là những hợp chất azot có phân tử lượng lớn, được tạo thành từ các axit amin.
Trong tất cả các protein đều có chứa các nguyên tố C, H, O, N ngoài ra còn chứa một lượng
nhỏ S và P, Fe, Cu, Zn, Mn, Ca... (C: 50 - 55%; O: 21,5 – 23,5; N: 15 -18%; H: 6,5 – 7,3%;
S: 0,3 – 2,5%; P 0,1 – 2%).
Protein là thành phần không thể thiếu được của tất cả các cơ thể sinh vật, là cơ sở của
mọi tế bào của bất cứ cơ thể nào. Không có protein thì không thể có sự sống, sự sinh trưởng
và sự phát triển.
Trong các nguyên liệu lương thực, thực phẩm cũng như trong các món ăn được chế
biến từ chúng đều có chứa protein tồn tại dưới dạng khác nhau.
- Phân nhóm hạng protein
Dựa theo thành phần hoá học protein được phân thành hai nhóm: protein đơn giản và
protein phức tạp. Trong thành phần của protein phức tạp ngoài các axit amin còn chứa một
phần không phải protein gọi là nhóm ngoại.
Protein đơn giản bao gồm các nhóm nhỏ như: anbumin, globulin, prolamin, glutelin,
protamin, histon. protein phức tạp bao gồm các nhóm nhỏ như nucleoproteit, cromoprotein,
mucoprotein, lipoprotein, photphoprotein.
- Cấu tạo phân tử protein
Protein là hợp chất cao phân tử do các axit amin cấu tạo nên. Công thức tổng quát của
axit amin như sau :
R - CH - COOH
NH
2
Hiện nay người ta nghiên cứu thấy có trên 80 loại axit amin có trong tự nhiên, thường
gặp khoảng 20 đến 22 loại, trong đó có 10 loại axit amin cần thiết mà cơ thể người và động
vật không thể tự tổng hợp được mà phải được bổ sung cung cấp cho cơ thể qua đường thức
ăn, 10 axit amin đó gọi là các axit amin “không thay thế” đó là: lơxin, lzolơxin, metionin,


valin, lizin, treonin, phenylalanin, triptophan cần cho cơ thể trưởng thành, acginin, histidin
cần thêm đối với cơ thể trẻ em.
- Hình dạng phân tử protein
Về hình dạng phân tử, protein thường được chia thành hai loại:
Protein hình cầu và protein hình sợi ; các protein hình cầu như abumin và globulin
của sữa, mioglobin của thịt, hemoglobin của máu… loại protein này thường tan trong nước
hoặc tan trong dung dịch muối loãng.
Các protein hình sợi có colagen và elastin của mô liên kết có trong thịt, keratin của
lông… phân tử có hình dạng sợi với chiều dài gấp hàng trăm, có khi hàng nghìn lần chiều
rộng, loại protein này thường không tan trong nước.
Việc phân chia như trên chỉ có tính chất tương đối, trong những điều kiện nhất định
protein hình cầu có thể chuyển thành hình sợi và ngược lại.
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 1
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
- Tính điện ly lưỡng tính của protein
Protein được tạo thành từ các axit amin, axit amin là chất điện ly lưỡng tính, do vậy
giống như axit amin protein cũng là chất điện ly lưỡng tính.
Tính điện ly lưỡng tính được hình thành là do trong phân tử axit amin có chứa cả
nhóm amin và nhóm cacboxyl. Trong dung dịch nước axit amin có thể tồn tại đồng thời dưới
hai dạng: dạng phân tử và chủ yếu là dạng ion lưỡng cực.
R - CH - COO
-
NH
3
+
Trong môi trường axit, sự phân ly của nhóm cacboxyl bị kìm hãm, phân tử axit amin
có tác dụng như một bazơ, tích điện dương và chuyển dịch về phía cực âm trong điện
trường.
R - CH - COO
-

H
+
R - CH - COO

H

NH
3
+
NH
3
+
Trong môi trường kiềm, sự phân ly của nhóm amin bị kìm hãm, phân tử axit amin có
tác dụng như một axit, tích điện âm và chuyển dịch về phía cực dương trong điện trường.
R - CH - COO
-
0H
-
R - CH - COO
-
+ H
2
0
NH
3
+
NH
3
+
Giá trị pH tại đó phân tử trung hoà điện được gọi là điểm bằng điện (đẳng điện) pI

của phân tử axit amin.
1.1.1.2 Những biến đổi của protein thường xảy ra trong chế biến món ăn
a. Biến đổi do hoà tan
Phần lớn protein có trong nguyên liệu thực phẩm sử dụng để chế biến món ăn là loại
protein hoà tan, vì vậy trong quá trình nấu thực phẩm trong môi trường nước, một phần
protein hoà tan có trong thực phẩm dần dần hoà tan vào nước nấu, làm tăng chất lượng cảm
quan và giá trị dinh dưỡng cho nước nấu.
Protein là keo háo nước nên tính hoà tan của chúng có liên quan với khả năng hydrat
hoá, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng kết hợp nước. Sự có mặt của lớp vỏ nước xung quanh
phân tử protein là yếu tố làm cho phân tử protein vững bền ở trong dung dịch, không bị kết
tủa.
Protein trong cơ thể sinh vật thường chứa tới 70 – 80% nước, trong đó có khoảng 20
-50% là nước hydrat, phần còn lại là nước tự do (tĩnh) được giữ lại trong phân tử protein
trong các nút do các phần gấp của mạch polypetit tạo thành.
Về cơ chế kết hợp nước của các phân tử protein, một số tác giả cho rằng nước hydrat
được kết hợp rất chặt chẽ với protein bởi các nhóm có cực, bằng lực tĩnh điện. Kết quả là tạo
nên trên bề mặt phân tử protein một lớp vỏ nước đơn phân tử có chiều dày bằng kích thước
của phân tử nước (khoảng 3Ǻ ). Kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác lại cho thấy
nước hydrat kết hợp với phân tử protein chủ yếu nhờ các liên kết peptit tạo thành cầu nối
giữa các nhóm peptit của các mạch hoặc đoạn mạch polypeptit gần kề.
Với đa số protein cả hai cơ chế kết hợp nước nói trên luôn luôn xảy ra đồng thời, với
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 2
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
từng protein xác định thì một cơ chế kết hợp nước nào đó có thể sẽ là chủ yếu.
Trong quá trình chế biến món ăn, protein tan nhiều hay ít phụ thuộc vào những yếu tố
như: bản chất của từng loại protein khác nhau, nồng độ muối ăn, pH của môi trường đun
nấu, nhiệt độ đun nấu…
- Yếu tố bản chất của protein
Các loại protein trong nguyên liệu thực phẩm có thành phần và cấu tạo khác nhau,
tính tan của protein phụ thuộc trước hết vào thành phần sắp xếp phân bố của axit amin trong

phân tử protein. Trong phân tử protein có những nhóm kỵ nước và những nhóm háo nước.
Nhóm kỵ nước làm cho protein không tan trong nước, nhóm háo nước làm cho protein có
khả năng hòa tan trong nước. Nhưng tính háo nước của các nhóm háo nước không giống
nhau, có nhóm kết hợp được 3 phân tử nước (nhóm – OH), có nhóm kết hợp được 4 phân tử
nước (nhóm – COOH). Như vậy tính tan nhiều hay ít của protein phụ thuộc vào tỷ lệ giữa
các nhóm háo nước và kỵ nước, và sự phân bổ chúng trên bề mặt phân tử protein.
- Yếu tố nồng độ muối ăn (NaCl)
Khi nấu thức ăn người ta thường cho thêm mắm, muối (NaCl); sự có mặt của muối
trung tính ảnh hưởng hai chiều tới tính tan của protein. Khi nồng độ muối trung hoà thấp thì
khả năng hoà tan của protein tăng; tuy nhiên khi nồng độ muối ăn cao, tính tan của protein
lại giảm đi và đa số protein lại có thể bị kết tủa. Nguyên nhân là do ở nồng độ muối ăn thấp
các ion muối kết hợp với các nhóm ion của protein có tác dụng làm tăng tính có cực, nhờ đó
làm tăng khả năng hoà tan của protein. Nhưng nếu nồng độ muối cao lại xảy ra sự cạnh tranh
dung môi giữa phân tử muối và phân tử protein, nghĩa là khi đó muối có thể làm mất vỏ
nước của phân tử protein. Trong chế biến thức ăn để tránh protein hoà tan nhiều trong nước
người ta thường chỉ cho thêm muối (nồng độ thấp) sau khi đã đun sôi thực phẩm.
- Yếu tố pH của môi trường
Trong quá trình đun nấu khả năng hoà tan của protein vào nước nấu cũng còn phụ
thuộc vào pH của môi trường nấu. Vì tính tan của protein phụ thuộc vào số lượng và tỷ lệ
các nhóm có cực trong phân tử nên nó thay đổi phụ thuộc vào pH của môi trường, ở pH bằng
điện (đẳng điện) khả năng hòa tan của protein nhỏ nhất, còn khi tăng hoặc giảm pH so với
điểm bằng điện thì tính tan của protein sẽ tăng lên.
- Yếu tố nhiệt độ
Trong quá trình chế biến thức ăn có thể cho thực phẩm vào nước lạnh hoặc nước sôi.
Nhiệt độ ban đầu của nước nấu cũng ảnh hưởng tới lượng protein hoà tan vào nước nấu, nếu
nhiệt độ chưa gây nên hiện tượng biến tính, tính tan của đa số protein tăng khi nhiệt độ tăng.
Ngoài các yếu tố trên khi thêm vào nước những chất có khả năng làm giảm hằng số
điện môi (ví dụ như rượu... ) sẽ làm giảm khả năng hoà tan của protein. Vì khi làm giảm
hằng số điện môi của nước thì làm giảm sự ion hoá của phân tử protein.
b. Biến đổi do biến tính và đông tụ

Dưới tác động của nhiệt trong quá trình chế biến thức ăn, các protein hoà tan dần dần
bị biến tính, nghĩa là mất đi những tính chất tự nhiên ban đầu của protein, sự biến tính này là
một quá trình không thuận nghịch.
Ví dụ: khi đun nóng lòng trắng trứng ta thấy nó đông đặc, vón cục lại; hiện tượng đó
là do protein của trứng bị biến tính. Sự biến đổi này là biến đổi không thuận nghịch vì sau
khi để nguội protein của trứng không trở lại được trạng thái lỏng ban đầu nữa. Tuy nhiên nếu
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 3
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
cho kiềm đậm đặc vào, protein đã vón cục này bị hoà tan, song ta sẽ được một dung dịch có
tính chất khác hẳn tính chất protein trứng ban đầu.
Để giải thích về cơ chế của các quá trình biến tính của protein, người ta dựa vào sự
biến tính bởi nhiệt của globulin vì đã được nghiên cứu cặn kẽ hơn cả.
Bình thường, các mạch polypetit của protein được các mối liên kết gắn chặt lại theo
một trạng thái nhất định. Khi đun nóng, các mạch polypeptit gấp khúc ở bên trong phân tử
protein sẽ bị chuyển động mạnh dẫn đến sự phá vỡ những liên kết không bền vững. Kết quả
là các mạng polypetit gấp khúc bị dãn ra và phân bố lại; các nhóm hoá học trước kia ẩn sâu ở
bên trong có thể xuất hiện ra ngoài, các nhóm kỵ nước chiếm ưu thế; vì vậy, tính ưa nước
của các phân tử protein bị biến tính giảm đi và chúng trở nên mất tính hoà tan.
Protein sau khi bị biến tính thường có khả năng đông tụ lại làm biến đổi trạng thái của
chúng. Quá trình đông tụ xảy ra là do các nhóm hoá học xuất hiện tạo nên những cầu nối
giữa các mạch polypeptit khác nhau và protein bị mất vỏ nước bao bọc. Do đó các phần tử
protein dễ kết hợp lại với nhau thành một tập hợp lớn và không theo một qui luật nào cả. Vì
thế biến tính thường kèm theo hiện tượng protein bị vón cục và kết tủa.
Sự đông tụ của protein hình thành trong quá trình đun nấu các món ăn khác nhau
thường tồn tại dưới hai dạng:
+ Nếu nồng độ protein thấp, khi đông tụ thường tạo thành “dạng bông” (như nấu canh
cua, nấu nước dùng từ xương, thịt xuất hiện các đám bông protein).
+ Nếu nồng độ protein cao, khi đông tụ chúng tạo thành khối keo đông đặc (dạng
gen) như khi luộc trứng.
Sau khi protein đã bị biến tính và đông tụ trong quá trình chế biến nhiệt, nếu ta cứ

tiếp tục kéo dài thời gian đun nóng ở nhiệt độ cao thì có thể xảy ra hiện tượng tạo thành khí
H
2
S và đôi khi cả khí NH
3
cũng được hình thành do sự phân huỷ protein.
Protein trong món ăn sau khi nấu chín có tính chất khác hẳn với protein trong nguyên
liệu thực phẩm về nhiều mặt như: mất khả năng hòa tan trong nước, mất tính chất hoạt động
sinh học, tăng khả năng bị thủy phân bởi ezim proteaza, thay đổi hình dạng và kích thước
phân tử, mất đi những tính chất lý hóa khác (khả năng kết dính, độ nhớt, sức căng bề mặt...).
Như vậy, nấu chín thức ăn, ngoài tác dụng tạo mùi, vị thích hợp, đảm bảo vệ sinh…còn giúp
cho cơ thể dễ tiêu hoá, dễ hấp thu thức ăn hơn.
Sự biến tính và đông tụ protein trong quá trình đun nấu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
nhiệt độ, thời gian đun nấu, pH môi trường, sự có mặt của muối trung tính hoặc đường.
- Nếu nhiệt độ đun nấu càng cao, thời gian đun nấu càng dài thì sự biến tính và đông
tụ protein càng mạnh.
- Nếu thay đổi pH của môi trường nấu thì tốc độ đông tụ của protein cũng thay đổi,
khi pH của môi trường ở điểm bằng điện (pI) thì sự đông tụ xảy ra dễ dàng nhất, và nếu pH
của môi trường càng xa điểm bằng điện thì sự đông tụ càng khó.
- Nếu cho thêm muối hoặc đường vào món ăn khi chế biến nhiệt sẽ làm cho tốc độ
đông tụ của protein bị giảm xuống. Ví dụ khi làm bánh nếu cho thêm đường vào trứng thì sự
đông tụ của protein trứng có khó khăn hơn. Đó là do đường được hấp phụ trên bề mặt
những phân tử protein tạo thành những phức chất hòa tan tốt trong nước.
Ngoài tác động của nhiệt làm cho protein bị biến tính và đông tụ còn do tác động của
yếu tố vật lý (sự khuấy mạnh của phới, máy đánh trứng) làm cho protein trứng bị biến tính
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 4
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
từng phần hoặc hoàn toàn. Ngoài ra một số yếu tố khác cũng gây nên sự biến tính và kết tủa
không thuận nghịch protein, như tác dụng của axit, bazơ, của muối kim loại nặng…, nhưng
những yếu tố này không được sử dụng trong lĩnh vực chế biến món ăn.

Người ta ứng dụng sự biến tính của protein trong sản xuất đậu phụ, phomat, sữa chua,
v.v..
c. Biến đổi do thủy phân
Sự thủy phân protein là phản ứng quan trọng và phổ biến của protein được ứng dụng
làm cơ sở kỹ thuật của nhiều quá trình chế biến các món ăn.
Bản chất của quá trình thủy phân protein dù là nguồn gốc động vật hay thực vật cũng
đều là quá trình thủy phân các mối liên kết peptit của protein, tạo thành các axit amin và các
polypeptit hòa tan được trong nước, nhờ đó sản phẩm có hương vị thơm ngon và dễ hấp thu.
Có thể thực hiện các quá trình thủy phân protein bằng axit, bằng kiềm, hoặc bằng hệ
enzim proteaza. Trong thực tế sản xuất tùy theo từng loại sản phẩm cụ thể mà người ta áp
dụng một loại hay phối hợp các loại thủy phân trên sao cho có hiệu quả. Ví dụ: trong sản
xuất tương, chao,... người ta thường sử dụng phương pháp lên men; trong sản xuất nước
mắm, nước chấm... có thể sử dụng phối hợp giữa phương pháp lên men và phương pháp axit,
để làm mềm thịt có thể áp dụng cả ba quá trình thủy phân bằng lên men, bằng axit hoặc bằng
kiềm.
d. Biến đổi do tác dụng với đường khử
Trong quá trình biến nhiệt các món ăn, protein và các sản phẩm phân giải của chúng
như peptit, axit amin có khả năng tác dụng với đường khử (có nhóm cacbonyl >C= 0) để tạo
thành một hợp chất có mầu sẫm gọi là melanoidin. Melanoidin là một phức chất bao gồm
nhiều chất khác nhau.
Phản ứng tạo thành melanoidin là phản ứng thường xảy ra trong quá trình chế biến
nhiệt, nhất là khi chế biến ở nhiệt độ cao, tạo cho món ăn có mầu sắc, hương vị mới thích
hợp. Tuy nhiên cũng có trường hợp phải hạn chế phản ứng này trong quá trình chế biến. Đặc
biệt khi có mặt của đường khử cùng với axit glutamic dưới tác động của nhiệt phản ứng
melanoidin xảy ra làm cho lượng axit glutamíc tổn thất tăng lên.
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi đun nóng axit glutamic với đường glucoza, lượng
axit glutamíc tổn thất cao hơn trường hợp không có glucoza và nếu thời gian đun nóng kéo
dài và nhiệt độ cao thì sự tổn thất axit glutamic tăng.
1.1.1.3 Biến đổi protein trong một số thực phẩm
a. Biến đổi protein của thịt trong chế biến

Thịt là nguồn thực phẩm cung cấp protein quan trọng cho con người, là nguồn nguyên
liệu phổ biến dùng để chế biến món ăn. Sự biến đổi protein của thịt có liên quan đến cấu trúc
của một số mô cơ bản cấu tạo nên loại thực phẩm này, cụ thể là mô cơ và mô liên kết.
- Biến đổi ở mô cơ
Thành phần chủ yếu của thịt là mô cơ, nó chiếm một tỷ lệ lớn và có hàm lượng
protein cao. Mô cơ được cấu tạo từ những tế bào đặc biệt có dạng hình trụ gọi là sợi cơ, có
chiều dài khoảng 3 – 12 cm và đường kính khoảng 40 – 60 µm (có khi tới 120µm). Các sợi
cơ được kết hợp với nhau thành từng bó sợi cơ và nhiều bó sợi cơ lại được kết hợp với nhau
tạo thành bắp thịt.
Các phần tử cấu tạo nên bắp thịt như sợi cơ, các bó sợi cơ có thứ tự khác nhau đều
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 5
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
được liên kết lại với nhau bởi mô liên kết.
Trong mô cơ protein là thành phần quan trọng nhất và hàm lượng biến đổi theo loại,
độ béo, các phần thịt khác nhau v.v…
Ở trâu bò có độ béo trung bình, lượng protein mô cơ chiếm 13,4%. Trong đó ở bắp
thịt mông chứa 14,3% còn ở bắp thịt vai 13,2 %, ở phần bụng và ngực 11%, ở còng chân
trước 6,1%, ở còng chân sau 9,6%.
Ở thịt cừu có độ béo trung bình, lượng protein mô cơ trong các phần thịt khác nhau
thay đổi trong khoảng 9,2 đến 12,8%.
Ở cá protein mô cơ có trong các loại cá khác nhau cũng khác nhau; ví dụ: Cá chép
10,8%, cá thu 10,1%, cá trích 14,3%, cá vược 12,1%.
Protein mô cơ bao gồm nhiều loại khác nhau, hầu hết là những protein hoàn thiện
nghĩa là trong chúng có chứa đầy đủ các axit amin không thể thay thế được.
Các proteinchủ yếu của sợi cơ bao gồm:
Protein tơ cơ có miozin, actin, actomiozin, tropomiozin.
Protein chất cơ có globulin X, miogen, mioanbumin, mioglobin, nucleoprotein.
Protein nhân có nucleoprotein, các protein khác.
Protein màng cơ có colagen, elastin, reticulin.
Trong quá trình chế biến nhiệt, thịt nguyên liệu bị biến đổi nhiều mặt như biến đổi về

kích thước, hình dạng, màu sắc, mùi vị, trạng thái, thành phần hoá học... Sự biến đổi này có
liên quan nhiều tới sự biến đổi của protein trong miếng thịt đem chế biến.
Tuỳ theo phương pháp chế biến và tùy theo từng loại protein mà các protein trong thịt
có những biến đổi khác nhau. Một trong những biến đổi quan trọng nhất của protein hoà tan
trong mô cơ là sự biến tính và đông tụ bởi nhiệt.
Khi chế biến nhiệt nguyên liệu thịt, các protein hoà tan của mô cơ bị biến tính dần
dần theo nhiệt độ đun nóng, khi nhiệt độ khoảng 60
0
- 65
0
C có tới khoảng trên dưới 90%
protein của mô cơ bị biến tính.
Kèm theo sự biến tính bởi nhiệt là sự đông tụ của các protein, biểu hiện là gel protein
nén chặt vào nhau ở bên trong các sợi cơ, khiến cho cho một phần nước chứa trong các sợi
cơ bị ép đẩy ra ngoài, trong nước đó có cả những chất hòa tan; cũng vì vậy mà đường kính
của các sợi cơ trong chế biến nhiệt bị co rút lại. Ví dụ khi đun nóng thịt bò tới 65
0
C thì
đường kính của những sợi cơ bị giảm đi khoảng 12 – 16% so với kích thước ban đầu.
Sau khi đun nấu các sợi cơ bị ép chặt lại với nhau khiến cho miếng thịt trở nên bền
chặt hơn đối với tác động cơ học như nghiền, băm, giã.
Khi luộc thịt trong môi trường nước nhiều, nếu cho những miếng thịt vào nước lạnh
ngay từ đầu thì protein hoà tan (miogen) ở lớp bên ngoài của miếng thịt sẽ chuyển dần vào
nước nấu. Vì lượng nước luộc thường khá lớn so với lượng thịt nên xon protein được tạo
thành trong nước có nồng độ thấp. Trong quá trình luộc xon protein này dần dần biến tính và
đông tụ thành từng đám (dạng bông) gọi là bọt. Nếu đun nước sôi rồi mới cho thịt vào thì
lượng protein hoà tan chuyển vào nước dùng ít hơn so với trường hợp cho vào từ nước lạnh,
vì sự biến tính và đông tụ protein trên bề mặt miếng thịt xảy ra nhanh chóng hơn.
- Biến đổi ở mô liên kết
Protein đặc trưng của mô liên kết là colagen và elastin; colagen có trong sợi tạo keo,

đặc biệt colagen có nhiều ở các còng chân của gia súc và chiếm khoảng 10 – 13,9%; còn
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 6
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
elastin có trong sợi đàn hồi, elastin có nhiều ở vùng cổ (trong các dây chằng ) và ở vùng
bụng dưới.
Lượng protein mô liên kết trong cùng một phần thịt như nhau phụ thuộc vào độ non,
già và độ béo. Lượng colagen và elastin ở những con vật đã già cao hơn ở các con vật còn
non.
Sự biến đổi bởi nhiệt của mô liên kết được áp dụng trong chế biến một số món ăn
như thịt đông, giò bì, xúc xích, .v.v...
+ Biến đổi trong chế biến nhiệt
Trong quá trình chế biến món ăn, ở điều kiện chế biến nhiệt bình thường, elastin khá
bền vững và hầu như không bị biến đổi; còn colagen kém bền vững hơn nhiều và bị biến đổi
thành glutin. Sự biến đổi này làm ảnh hưởng tới một số tính chất của món ăn và được ứng
dụng khá rộng rãi trong chế biến một số mặt hàng ăn uống.
Colagen là loại protein hình sợi không hoà tan trong nước lạnh, dung dịch muối ăn,
dung dịch axit yếu hoặc kiềm yếu... Khi tiếp xúc với nước, colagen bị trương nở làm giảm
độ bền vững của các mối liên kết giữa các mạch trong phân tử colagen.
Trong môi trường axit và kiềm, khả năng ngậm nước và trương nở của colagen mạnh
hơn ở nước lạnh và khả năng trương phồng do vậy cũng tăng lên. Vì vậy colagen càng tiếp
xúc với nước nhiều, càng ngậm nhiều nước thì độ bền vững của chúng càng yếu đi và dễ bị
phân giải trong quá trình chế biến nhiệt.
Khi đun nóng thịt gia súc, gia cầm, cá, colagen dần dần bị biến đổi về kích thước,
cấu trúc phân tử và trạng thái. Quá trình biến đổi bởi nhiệt của colagen bao gồm quá trình
chín và tan rã của colagen.
- Quá trình chín của colagen
Qua thí nghiệm cho thấy, nếu đem nấu những bó sợi colagen đã được tách riêng ra ở
trong nước thì kích thước của chúng bị biến đổi, chúng dần dần trương phồng lên. Khi nhiệt
độ đạt 60
0

C thì chiều dài của các bó sợi colagen bị rút ngắn lại còn chiều dày thì lớn lên. Sự
biến đổi về kích thước này càng tăng khi nhiệt độ và thời gian đun nóng tăng cao.
Kèm theo với sự biến đổi này còn xảy ra sự đồng thể hóa chúng, nghĩa là cấu trúc
hình sợi dần dần bị phá huỷ và chúng chuyển thành một khối đồng nhất, trong suốt.
Sự biến đổi của các bó sợi colagen như trên gọi là “sự chín” của colagen, còn nhiệt
độ mà ở đó xảy ra sự rút ngắn cực đại của các sợi colagen thì được gọi là “nhiệt độ chín”.
Quá trình chín của colagen là một quá trình không thuận nghịch, vì khi làm nguội
colagen đã chín thì cấu trúc ban đầu của chúng không phục hồi trở lại được. Colagen đã chín
khác với colagen nguyên thủy ở chỗ chúng dễ bị phân giải bởi các enzim proteaza như
pepsin, tripsin ở tuyến tuỵ và các enzim khác.
Nếu đem nấu ở trong nước không phải là các bó sợi colagen được tách riêng ra mà là
các lớp mô liên kết, thì nhiệt độ chín trong trường hợp này không phải là một nhiệt độ xác
định mà là một khoảng nhiệt độ, trong đó xảy ra quá trình chín của colagen.
- Quá trình tan rã của colagen.
Quá trình chín của colagen là giai đoạn đầu của sự phá huỷ cấu trúc ban đầu của
colagen trong các lớp mô liên kết. Nếu tiếp tục nâng cao nhiệt độ đun nấu và kéo dài thời
gian chế biến nhiệt thì sẽ làm cho toàn bộ những liên kết ngang giữa các mạch polypeptit của
colagen bị cắt đứt và chúng bị phân giải thành những chuỗi polypetit riêng biệt. Kết quả này
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 7
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
dẫn đến sự tan rã không thuận nghịch của colagen, biến đổi thành glutin là chất dễ hoà tan
trong nước nóng.
Sự chuyển hóa colagen thành glutin là nguyên nhân khiến cho cấu trúc ban đầu của
các lớp mô liên kết bị phá hủy sâu xa.
Thời gian đun nấu càng dài, sự tan rã colagen xẩy ra càng mạnh và sự tạo thành glutin
càng nhiều làm cho độ bền vững của mô liên kết nói chung, của màng quanh cơ nói riêng bị
suy yếu, do đó làm suy yếu mối liên kết giữa các bó sợi cơ làm cho thịt sau khi nấu trở nên
dễ cắt hoặc xé dọc theo thớ hơn khi còn sống.
Sự chuyển hoá colagen thành glutin phụ thuộc vào các yếu tố:
- Độ bền vững của các mô liên kết và số lượng mô liên kết có trong thịt. Độ bền vững

này là do cấu trúc phức tạp hay cấu trúc đơn giản của mô liên kết. Đối với thịt có cấu trúc
mô liên kết đơn giản (ở động vật non và cá) colagen dễ bị tan rã hơn.
- Nhiệt độ và thời gian đun nấu: nhiệt độ đun nấu càng cao, thời gian đun nấu càng
dài lượng colagen bị tan rã càng nhiều, đặc biệt khi nhiệt độ cao trên 100
0
c.
- Phụ thuộc vào phương pháp chế biến nhiệt. Nếu các loại thịt có màng quanh cơ bền
vững thường người ta dùng phương pháp chế biến nóng ướt như hầm, ninh, nấu để chế biến
các món ăn từ thịt đó. Còn phương pháp đun nóng khô ít sử dụng vì phương pháp này khó
làm cho độ bền vững của mô liên kết giảm đến mức độ cần thiết. Điều này có thể giải thích
là do trong điều kiện đun nóng khô khả năng tác dụng lâu dài của nước lên colagen không
duy trì được (vì nước có trong nguyên liệu quá ít). Do đó chỉ có một lượng rất nhỏ colagen
chuyển thành glutin. Nếu tiếp tục kéo dài thời gian chế biến nhiệt, lượng nước bị mất đi (bốc
hơi) quá nhiều khiến cho sự tan ră colagen bị chậm lại, thịt sẽ bị rắn chắc lại.
Nếu các loại thịt có màng quanh cơ (mô liên kết đơn giản) kém bền vững đều có thể
sử dụng phương pháp đun nóng khô và phương pháp đun nóng ướt để chế biến thức ăn.
Đối với các loại thịt có mô liên kết bền vững muốn sử dụng phương pháp chế biến
nhiệt rộng rãi (cả đun nóng ướt, đun nóng khô) để làm mềm thịt nhanh (làm tan rã colagen ),
người ta sử dụng chế phẩm enzim papain để tẩm ướp vào thịt trước khi chế biến nhiệt.
Trong thực tế ở một số thực vật (quả, lá, thân) có chứa enzim papain (đu đủ xanh),
enzim bromelin (dứa)... Người ta sử dụng chúng để làm mềm thịt bằng cách tẩm ướp lẫn với
thịt hoặc nấu lẫn với thịt làm cho thịt mềm mại hơn, thơm ngon hơn và thời gian chế biến
nhanh hơn.
Ngoài ra sự tan rã của colagen còn chịu ảnh hưởng của môi trường đun nóng, cụ thể
khi ninh, hầm, om thịt người ta cho thêm gia vị làm cho môi trường đun nấu chuyển từ trung
tính sang axit. Ví dụ: cho thêm xốt cà chua, rượu vang, chanh, giấm v.v... làm thay đổi pH
của môi trường sang miền axit khiến cho sự tan rã của colagen tăng.
b. Biến đổi protein của bột mỳ trong chế biến
Protein bột mỳ bao gồm 4 loại: anbumin, globulin, prolamin và glutelin, trong đó
prolamin và glutelin là chủ yếu. Prolamin của bột mỳ còn gọi là glyadin và glutelin còn gọi

là glutenin, hai loại này thường chiếm 75 -80% tổng số protein có trong bột mỳ.
Glyadin và glutenin không hoà tan trong nước, nhưng có khả năng hút một lượng
nước nhất định để trương phồng lên tạo thành chất dẻo, đàn hồi gọi là gluten; chính do đặc
tính này mà bột mỳ có nhiều ứng dụng trong chế biến các món ăn.
Sự biến đổi protein của bột mỳ trong chế biến thường xẩy ra trong quá trình nhào bột
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 8
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
và trong quá trình chế biến nhiệt.
- Trong quá trình nhào bột: Khi cho nước vào bột mỳ và nhào trộn, glyadin và
glutenin hút nước dần dần và trương phồng lên. Khi đó trong khối bột hình thành mạng lưới
bởi các phân tử của glyadin và glutenin bị trương phồng trong nước và liên kết chặt chẽ với
nhau, trong từng “mắt” của mạng lưới có chứa nước và đó là sự hình thành gluten.
Nhờ gluten có tính dẻo và đàn hồi nên bột mỳ nhào có khả năng giữ khí; gluten càng
dẻo và đàn hồi tốt thì khả năng làm nở và xốp bánh càng tốt. Gluten kém đàn hồi thì bánh sẽ
kém nở và kém xốp.
- Trong quá trình chế biến nhiệt.
Trong quá trình chế biến nhiệt các món ăn từ bột mỳ, các protein hòa tan có trong bột
sẽ dần dần bị biến tính và đông tụ. Do kết quả của sự biến tính và đông tụ bởi nhiệt của
protein bột mỳ mà các sản phẩm bánh có độ nở, xốp nhất định khi chế biến.
Khi nướng, rán... các sản phẩm từ bột mỳ các protein, axit amin trong bột dưới tác
dụng của nhiệt độ cao chúng kết hợp với đường khử để tạo thành melanoidin, làm cho sản
phẩm có lớp vỏ màu vàng, nâu đặc trưng và mùi thơm hấp dẫn.
1.1.2. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GLUXIT
1.1.2.1. Khái niệm cơ bản về gluxit
Gluxit là nhóm hợp chất hữu cơ phổ biến trong nguyên liệu thực phẩm. Ở thực phẩm
thực vật gluxit chiếm tỷ lệ khá cao, có trường hợp tới 80-90% trọng lượng khô, còn ở thực
phẩm động vật hàm lượng gluxit thấp hơn nhiều, thường chiếm không quá 2%.
Gluxit thuộc nhóm chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với cơ thể người và động
vật. Các nguyên tố cấu tạo nên gluxit là C, H và O; công thức cấu tạo của gluxit thường
được biểu diễn dưới dạng C

m
H
2n
0
n
hoặc C
m
(H
2
0)
n
thông thường m≈n.
Gluxit là chất đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng ở cơ thể sinh vật, tuỳ thành phần,
tính chất và cấu tạo của gluxit, người ta chia thành gluxit đơn giản (monosacarit) và gluxit
phức tạp (polysacarit).
+ Monosacarit: Tuỳ thuộc vào số lượng cacbon có trong mạch của monosacarít mà
chúng có tên tương ứng như trioza (3 cacbon), tetroza (4 cacbon), pentoza (5 cacbon),
hexoza (6 cacbon)... Cách đánh số thứ tự nguyên tử cacbon trong phân tử monosacarit dựa
trên nguyên tắc: đánh số bắt đầu từ phía đầu nguyên tử các bon nào gần với nhóm cacbonyl
nhất, để nguyên tử các bon của nhóm cacbonyl có chỉ số nhỏ nhất.
+ Polysacrit: Tuỳ thuộc vào số lượng monosacarit có trong thành phần của polysacarit
mà có polysacarit loại 1 (hay oligosacarit) và polysacarit loại 2.
Oligosacarit là nhóm gluxit cấu tạo bởi sự liên kết của một số ít monosacarit, vì thế
phân tử lượng của chúng không lớn lắm, có một số tính chất như đường đơn giản, dễ tan
trong nước và dễ kết tinh.
Oligosacarit là các gluxit có chứa từ 2 đến 10 monosacarit trong số đó quan trọng và
phổ biến hơn cả là các disacarit như sacaroza, lactoza và maltoza.
Polysacarit loại 2 được cấu tạo bởi nhiều monosacarit liên kết với nhau.
Các polysacarit phổ biến hơn cả trong nguyên liệu thực phẩm là tinh bột, pectin,
xeluloza.

Nguồn gluxit mà thực phẩm cung cấp cho cơ thể con người chủ yếu là lấy từ nguyên
liệu thực vật. Theo tính chất của gluxit, người ta còn phân gluxit thành: đường, tinh bột và
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 9
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
gluxit của thành tế bào.
1.1.2.2. Những biến đổi của gluxit trong chế biến món ăn
a. Biến đổi của đường
Đường là một trong những thành phần hoá học quan trọng của nhiều loại rau, củ, quả
ở trạng thái hoà tan trong dịch tế bào, thường bao gồm glucoza, fructoza và sacaroza. Đường
trong các loại quả chiếm tỷ lệ tương đối cao, trong các loại rau chiếm tỷ lệ thấp hơn (trừ
hành tây, củ cải, cà rốt, có tương đối nhiều đường hơn), trong các loại hạt hàm lượng đường
không nhiều lắm.
Khi chế biến các món ăn có những trường hợp phải sử dụng thêm đường hoặc trong
bản thân các nguyên liệu có chứa một lượng đường nhất định. Trong quá trình chế biến, một
phần đường trong đó sẽ bị biến đổi. Thường thường sự biến đổi đó là do chúng bị thuỷ phân
hoặc bị phân giải sâu xa.
* Biến đổi do thuỷ phân disacarit
Trong quá trình chế biến các món ăn, các disacarit đều có thể bị thuỷ phân dưới tác
động của các enzim (như trường hợp lên men bột nhào, hay muối dưa.) Hoặc dưới tác động
của axit (như trường hợp nấu mứt quả, nấu kẹo, nước quả ép.) Khi bị thuỷ phân một phân tử
disacarit tạo thành 2 monosacarít, ví dụ một phân tử sacaroza khi bị thuỷ phân cho một phân
tử glucoza và một phân tử frutoza.
+ Biến đổi do thuỷ phân bởi enzim
Trong chế biến làm bánh từ bột nhào, ở giai đoạn lên men bột nhào saccaroza và
maltoza trong bánh bị thuỷ do tác dụng của enzim tương ứng. Dưới tác dụng của enzim
mantaza, mantoza sẽ dần dần bị thuỷ phân thành hai phân tử glucoza, mantaza có trong mô
thực vật, nấm men, vi khuẩn và đặc biệt có nhiều ở kê nảy mầm.
Sacaroza bị thuỷ phân tương đối nhanh bởi enzim sacaraza, vì vậy sau khi nhào bột
sự thuỷ phân sacaroza thường kết thúc nhanh chóng. Trong hạt nảy mầm có nhiều enzim
sacaraza, enzim này cũng có trong thực vật thượng đẳng và dịch tiêu hoá của động vật...

+ Thuỷ phân bởi axit
Trong chế biến một số sản phẩm như mứt quả, xirô, kẹo có cho thêm axit thực phẩm
đều có thể xẩy ra sự thuỷ phân sacaroza bởi axit tạo thành đường chuyển hoá. Sự có mặt của
đường chuyển hoá trong sản phẩm làm cho độ ngọt của sản phẩm tăng lên, đồng thời có tác
dụng ngăn ngừa sự kết tinh (lại đường), nhưng lượng đường chuyển hoá nhiều thì sản phẩm
dễ bị chảy, khó bảo quản.
Trong rau quả thường có sẵn một lượng axit hữu cơ (trung bình từ 0,5 – 1.5%) nhất
định, tuy nhiên có một số loại như : chanh, khế, chua me, sấu, vv.. hàm lượng axit cao, các
loại axit thực phẩm thường dùng là axit xitric, axit malic, axit tactric, axit lactic. Độ pH của
nhiều loại quả thường nằm trong khoảng từ 2,5 đến 4,2
Khả năng thuỷ phân sacaroza bởi axit mạnh hay yếu phụ thuộc vào các yếu tố khác
nhau, cụ thể:
- Môi trường đun nấu: Nếu môi trường đun nấu có pH ≤ 6,5 thì sacaroza bị thuỷ phân
mạnh.
- Loại axit dùng để thuỷ phân khi đun nấu: Mức độ chuyển hoá đường phụ thuộc vào
loại axit. Cụ thể: axit oxalic mạnh hơn cả, tiếp theo là axit xitric, axit malic, axit lactic, axit
sucxinic và axit axetic.
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 10
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
- Nhiệt độ đun nấu: Với trường hợp pH của môi trường đun nấu và nhiệt độ chế biến
cùng biến động. Người ta nhận thấy pH của dung dịch càng thấp và nhiệt độ chế biến càng
cao thì sự chuyển hoá sacaroza càng mạnh.
- Thời gian đun nấu: Thời gian đun nấu càng dài thì sự chuyển hoá sacaroza càng
nhiều.
* Biến đổi do phân giải sâu xa của đường
Trong chế biến các món ăn sự phân giải sâu xa của đường thường xảy ra trong các
trường hợp như khi lên men bột nhào và ở giai đoạn bắt đầu nướng bánh, khi muối chua rau
quả, khi nấu đường để làm bánh, mứt, kẹo, xirô, khi chế biến nhiệt các loại thực phẩm có
chứa đường khử và các axit amin.
+ Biến đổi do đường lên men

- Lên men trong quá trình nhào và ủ bột làm bánh: Trong quá trình nhào và ủ bột để
làm bánh các monosacarit như glucoza và fructora sẽ bị phân giải sâu xa, các monosacarit
này có sẵn trong bột, đồng thời chúng cũng được tạo thành thêm trong quá trình nhào và ủ
bột do kết quả của sự phân giải sacaroza và mantoza.
Đường có trong bột thường không nhiều, cụ thể: glucoza và fuctora: 0,1 -0,25%;
mantoza: 0,1 – 0,5%, sacaroza 0,2- 0,6%
Trong quá trình nhào và ủ bột, đường trong nguyên liệu dần dần bị phân giải sâu xa,
quá trình hoá sinh xảy ra có thể biểu diễn bằng phương trình tổng quát sau:
C
6
H
12
0
6
 2 C
2
H
5
OH + 2CO
2
+ 28 KCal
Sản phẩm chính được tạo thành là rượu etylic và khí CO
2
ngoài ra còn một số sản
phẩm phụ như các aldehit, axit axetic, các este phức tạp khác nhau,... với số lượng nhỏ
nhưng góp phần quan trọng làm tăng hương vị của sản phẩm.
Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này là khả năng sinh khí CO
2
của bột nhào, khí CO
2

sinh ra làm cho bánh nở và xốp
Thông thường lượng đường có trong bột không nhiều, do đó thường không đủ để quá
trình lên men rượu tiến hành được nhiều và lâu mà chỉ đủ dùng ở giai đoạn lên men đầu tiên
của bột nhào. Còn ở giai đoạn lên men tiếp theo cần phải nhờ vào tác dụng của amilaza để
phân giải tinh bột thành mantoza, sau đó mantoza dưới tác dụng của mantaza bị phân giải
thành glucoza.
Trong quá trình ủ bột, đường bị phân giải do lên men rượu, ngoài ra còn bị phân giải
do lên men lactic dưới tác động của vi khuẩn lactic (có sẵn trong nấm men, trong bột, trong
không khí) tạo ra axit lactic và một số axit khác (axit axetic, axit malic, axit focmic, axit
oxalic,...) Quá trình lên men lactic có thể biểu diễn bằng phương trình tổng quát sau:
C
6
H
12
0
6
 2 CH
3
– CHOH – COOH + 22,5 KCal
Như vậy, trong quá trình nhào và ủ bột, bên cạnh rượu etylic và khí cacbonic còn có
cả axit lactic được tích tụ và nhiều sản phẩm phụ khác. Quá trình lên men lactic xảy ra vừa
phải cũng góp phần làm tăng hương vị của sản phẩm nhưng nếu xảy ra quá mạnh sẽ làm
bánh bị chua.
Quá trình lên men bột nhào và ủ bột làm bánh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt
độ, độ ẩm, thời gian và một số yếu tố khác. Nhiệt độ thích hợp nhất: 30 -40
0
c, độ ẩm không
khí 75 – 85%, thời gian kéo dài 45 - 60 phút, pH môi trường thích hợp hơn cả là từ 4,0 đến
6,0.
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 11

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
Ngoài ra trong khối bột nhào nếu có mặt của muối ăn, các hợp chất nitơ hòa tan, chất
khoáng, đường, các vitamin với lượng nhỏ nhất định thì quá trình lên men bột nhào sẽ được
đẩy mạnh.
- Lên men trong quá trình muối chua rau quả: Quá trình lên men trong muối chua rau
quả là quá trình lên men lactic, nhờ hoạt động của một số vi khuẩn và nấm men. Các vi sinh
vật lactic sẽ chuyển hoá đường thành axit lactic. Trong quá trình muối chua rau quả, ngoài vi
sinh vật lactic còn có các vi sinh vật khác cũng hoạt động, các vi sinh vật này cũng phân giải
đường tạo ra các sản phẩm khác nhau như gây thối rữa, lên màng, váng... làm giảm chất
lượng hoặc có thể làm hư hỏng sản phẩm.
Quá trình lên men lactic khi muối chua rau quả có thể chia thành ba thời kỳ.
- Thời kỳ đầu: Do muối ăn gây áp suất thẩm thấu lớn nên đường và các chất dinh
dưỡng khác có trong nguyên liệu khuyếch tán vào nước muối, lúc đó vi sinh vật lactic cùng
các vi sinh vật khác bắt đầu hoạt động, axit lactic tạo ra trong thời kỳ này ít.
- Thời kỳ thứ 2: Chủng vi khuẩn lactic phát triển mạnh và xít lactic tạo ra nhiều, khi
pH của môi trường đạt tới 3 -3,5 thì phần lớn các vi khuẩn gây thối rữa bị ức chế. Đây là
thời kỳ quan trọng nhất của quá trình lên men lactic vì sản phẩm tích tụ lượng axit cao và có
hương vị đặc trưng của rau quả muối chua.
- Thời kỳ thứ 3: Ở thời kỳ này khi lượng axit lactic được tích luỹ cao trong sản phẩm
thì vi khuẩn lactic cũng bị ức chế, các loại nấm mốc bắt đầu phát triển đặc biệt là loại nấm
oidium lactic tạo nên màng trắng trên bề mặt sản phẩm, loại nấm này phân huỷ mạnh axit
lactic, làm giảm lượng axit lactic trong sản phẩm.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm rau quả muối chua, cần tạo điều kiện thích hợp để
các loại vi khuẩn lactic hoạt động mạnh, đồng thời hạn chế sự phát triển của các loại vi sinh
vật có hại.
Khi muối chua rau quả, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình muối chua, nhưng
chủ yếu là ảnh hưởng của nồng độ muối ăn, hàm lượng đường, hệ vi sinh vật, nhiệt độ tiến
hành muối chua.
- Ảnh hưởng của nồng độ muối ăn: Người ta sử dụng muối ăn (NaCl) để muối chua
rau quả. Nếu dung dịch muối ăn có nồng độ cao sẽ làm ức chế sự hoạt động của nhiều loại vi

sinh vật có trong sản phẩm kể cả vi sinh vật lactic. Vì vậy nồng độ muối cần thích hợp để vi
khuẩn lactic có thể hoạt động được, đồng thời có tác dụng ức chế sự hoạt động của các vi
sinh vật có hại. Trong thực tế chế biến khi cần muối chua nhanh, không cần bảo quản lâu,
người ta dùng nồng độ muối thấp để tạo điều kiện cho sự lên men lactic được nhanh. Còn
trường hợp cần muối để giữ sản phẩm lâu ngày thì phải dùng nồng độ muối cao hơn
(khoảng 8 -10%) ở điều kiện này vi khuẩn lactic phát triển chậm hơn. Nhưng nhờ dung dịch
muối ăn có áp suất thẩm thấu lớn, nên nước muối làm cho tế bào của nguyên liệu rau quả ở
trạng thái co nguyên sinh. Dịch bào từ trong tế bào nguyên liệu dần dần tách ra môi trường
bên ngoài làm cho nồng độ muối giảm đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động được
bình thường.
- Ảnh hưởng của hàm lượng đường: Đường là nguồn nguyên liệu để hình thành axit
lactic, nếu hàm lượng đường trong rau quả quá thấp thì độ axit cần thiết của sản phẩm rau
quả muối chua không đảm bảo, chất lượng sản phẩm sẽ kém. Vì vậy khi lựa chọn nguyên
liệu cần chú ý các loại rau, củ, quả có hàm lượng đường tương đôí cao, nếu không người ta
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 12
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
phải bổ sung thêm đường từ bên ngoài vào.
- Ảnh hưởng của pH môi trường: Vi khuẩn lactic có khả năng chịu được môi trường
axit cao hơn nhiều vi khuẩn khác. Do đó trong muối chua rau quả người ta cần tăng nhanh
độ chua của môi trường để ức chế hoạt động của các loại vi sinh vật có hại.
Khi axit lactic tích tụ trong quá trình muối chua với hàm lượng 0.5% cũng bắt đầu ức
chế hoạt động của nhiều loại vi sinh vật có hại tới quá trình lên men. Khi axit lactic tích tụ
với nồng độ 1-2 % thì sẽ hạn chế cả sự hoạt động của vi khuẩn lactic và quá trình lên men
lactic bị hạn chế, nếu nồng độ cao hơn nữa thì dẫn tới vi khuẩn lactic ngừng hoạt động.
- Ảnh hưởng của hệ vi sinh vật: Hệ vi sinh vật tham gia vào quá trình lên men khi
muối chua rau quả là mang tính tự nhiên. Vì vậy cần có các biện pháp kỹ thuật để duy trì
hoạt động của hệ vi sinh vật lactic, đồng thời loại trừ các vi sinh vật lạ có hại cho quá trình
lên men. Việc này trong thực tế thực hiện một cách đơn giản là rửa sạch nguyên liệu, dụng
cụ chế biến trước khi muối chua rau quả.
Trong thực tế có những trường hợp người ta sử dụng nước dưa cũ để làm môi trường

cho quá trình lên men mới; khi đó dưa nhanh chua. Tuy nhiên, thường trong nước dưa cũ hay
có cảc một số loại vi sinh vật không cần thiết, các loại sinh màng, phân hủy axit hữu cơ làm
độ pH của môi trường giảm xuống... Do vậy không nên sử dụng nước dưa cũ nhiều lần làm
môi trường muối chua mới cho rau, quả.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ trong quá trình muối chua rau quả có ảnh hưởng
tới thời gian lên men và độ chua của sản phẩm.
Ví dụ: Lượng axit lactic tạo thành trong quá trình muối dưa cải bẹ:
Ở nhiệt độ 20 -25
o
c đạt được 0,9 g/lít sau 3 ngày
Ở nhiệt độ 30 -35
0
c đạt được 3,5 g/lít sau 3 ngày.
Như vậy ở nhiệt độ cao axit lactic tạo thành nhanh, dưa chóng chua hơn. Nhưng ở
nhiệt độ cao cũng tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật khác phát triển, sẽ làm rau quả dễ
hỏng. Vì vậy, chỉ nên sử dụng nhiệt độ từ 20
0
– 25
0
C là hợp lý nhất.
Hiện nay người ta đã áp dụng muối chua rau quả theo phương pháp muối khô - chân
không. Phương pháp này có ưu điểm là tạo ra một môi trường hoàn toàn yếm khí thuận lợi
cho việc lên men lactic. Khí CO
2
trong bao dưa không ảnh hưởng tới sự phát triển của vi
khuẩn lactic nhưng lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại vi sinh vật khác.
Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp muối dưa cổ truyền là hao hụt tự
nhiên thấp hơn, giữ được hàm lượng vitamin C nhiều hơn, thời gian bảo quản lâu hơn, giữ
được vệ sinh hơn...
+ Biến đổi đo đường tạo thành caramen

Khi chế biến các món ăn có nhiều đường dưới tác dụng của nhiệt độ cao, đường có
thể bị biến đổi tạo ra sản phẩm gọi là caramen, khi đó đường có màu hung nâu, vị đắng, mùi
thơm đặc trưng. Phản ứng bắt đầu xảy ra mạnh mẽ ở nhiệt độ nóng chảy của đường. Ví dụ:
với glucoza ở 145 – 150
0
c, fructoza ở 95 – 100
0
c, sacazoza ở 160 –180
0
c, lactoza ở 223 –
252
0
c.
Vì vậy khi đun nóng sản phẩm, nếu nhiệt độ lên quá nhiệt độ nóng chảy của glucoza
thì glucozan được tạo thành. Còn fructoza nếu đun quá nhiệt độ nóng chảy của chúng thì
fructozan được tạo thành. Glucozan hình thành có khối vô định hình trong suốt, còn
Fructozan hình thành là những hạt trắng. Còn nếu đun nóng sacaroza ở nhiệt độ cao (khoảng
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 13
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
160
0
C – 180
0
C) thì glucozan cũng được tạo thành.
Như vậy giai đoạn đầu của phản ứng là tạo nên các anhydrit của glucoza, fructoza,
sacaroza như glucozan, fructozan, sacarozan là những hợp chất không màu.
Tiếp sau đó bên cạnh sự dehydrat hóa còn xảy ra sự trùng hợp hóa để tạo thành một
hỗn hợp các sản phẩm có màu, có vị đắng, hòa tan được trong nước gọi chung là caramen.
Trong sản phẩm caramen bao gồm chủ yếu là caramenlan, caramenlen, caramenlin ngoài ra
còn có một số chất trung gian khác làm cho sản phẩm có mùi thơm đặc trưng.

Ví dụ như Glucozan và Fructozan sau khi tạo thành nếu được đun nóng tiếp khoảng
185 – 190
0
C thì chúng sẽ liên kết với nhau tạo thành izosacarozan.
Khi nhiệt độ đun nóng nâng lên 190- 200
0
C thì caramenlan và caramenlen được hình
thành, tiếp tục đun nóng lên trên 200
0
C thì caramenlin được tạo thành. Caramenlan có màu
vàng, caramenlen có mầu nâu sẫm, caramenlin có mầu nâu đen. Chúng đều hoà tan trong
nước, riêng caramenlin hoà tan trong nước sôi cho dung dịch keo đục vị hơi đắng.
Sự phân giải sâu xa của đường tạo thành caramen có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:
145-150
0
c
95-100
0
c
Hình1.1 Sơ đồ sự phân giải sâu xa của đường tạo thành caramen
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 14
Glucoza
C
6
H
12
0
6
Fructoza
C

6
H
12
0
6
Fructozan
C
6
H
10
0
5
Glucozan
C
6
H
10
0
5
Sacaroza
C
12
H
22
0
11
Izosacarozan
C
12
H

20
0
10
Caramenlan
C
24
H
36
0
18
Caramenlen
C
36
H
50
0
25
Caramenlin
C
24
H
26
0
13
+
190 – 200
0
C
185 – 190
0

C
> 200
0
C
160 – 180
0
C
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
Sau khi caramen hình thành đầy đủ mà nhiệt độ đun nóng vẫn tiếp tục nâng cao thì
nước bị mất nhiều, cuối cùng còn lại cacbon (C).
Trong thực tiễn chế biến món ăn phản ứng tạo caramen được ứng dụng nhiều trong
việc làm “nước hàng ” tạo màu cho các món kho, làm crème, làm bánh, kẹo v.v... Tuy nhiên,
có những trường hợp phải tránh sự tạo màu này do không phù hợp với yêu cầu cảm quan.
+ Biến đổi đo đường tạo thành melanoidin
Trong quá trình chế biến món ăn có chứa đường và protein ở nhiệt độ cao, hiện tượng
phân giải sâu xa của đường do phản ứng tạo thành melanoidin thường xảy ra. Đây là phản
ứng xảy ra giữa đường khử (có gốc cacbonyl ) với các axit amin (có gốc amin). Khi phản
ứng xảy ra, đường cũng như các axit amin bị phân giải sâu xa. Sản phẩm cuối cùng của phản
ứng này có màu sắc từ vàng đến nâu đen, mùi thơm đặc trưng, có tên gọi chung là
melanoidin.
Phản ứng tạo màu melanoidin xảy ra rất phức tạp và bao gồm hàng loạt các phản ứng
song song hoặc nối tiếp nhau. Dựa vào mức độ về màu sắc của các sản phẩm tạo thành trong
quá trình phản ứng có thể chia thành 3 giai đoạn kế tiếp nhau:
- Sản phẩm tạo thành trong giai đoạn đầu không màu và không hấp thụ ánh sáng cực
tím.
- Sản phẩm tạo thành trong giai đoạn trung gian không màu hoặc có màu vàng và có
hấp thụ ánh sáng cực tím.
- Sản phẩm tạo thành trong giai đoạn cuối có màu đậm các giai đoạn của phản ứng
tóm tắt như sau:
Giai đoạn đầu: Trong điều kiện chế biến ở nhiệt độ cao đặc biệt đối với phương pháp

chế biến nóng khô như rán, nướng, đường và hợp chất amin trong nguyên liệu thực phẩm
đem chế biến sẽ phản ứng với nhau tạo thành phức đường amin (sacaroamin) không có màu
và chưa có tính chất nào của melamoidin.
Giai đoạn trung gian: Ở giai đoạn này xảy ra sự khử nước để tạo thành các sản phẩm
phân ly khác nhau. Một trong những giai đoạn trung gian của phản ứng tạo melanoidin là sự
phân huỷ cấu tử đường của sản phẩm chuyển vị amadori để tạo thành các sản phẩm trung
gian khác nhau như: các aldehyt, pyruric, axeton, axetoin, diaxetyl, một số chất khí, chất bay
hơi.... Một số chất tạo thành khi phân huỷ đường có mùi, vị, dễ chịu làm ảnh hưởng tốt tới
chất lượng món ăn.
Giai đoạn cuối của phản ứng: Giai đoạn này bao gồm rất nhiều phản ứng, sản phẩm
tạo nên đầu tiên là các polyme không no hoà tan được trong nước, tiếp đó là các polyme
không no không hoà tan được trong nước. Khi nhệt độ chế biến càng cao thì phản ứng
melanoidin xảy ra càng mãnh liệt, nhưng sản phẩm melanoidin tạo thành có hương thơm
kém hơn và ít hoà tan trong nước hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng tới phản ứng melannoidin:
Cường độ sẫm mầu của phản ứng melanoidin phụ thuộc vào bản chất của axit amin,
bản chất của đường, nồng độ chất khô nói chung trong dung dịch, nhiệt độ, pH môi trường
và một số yếu tố khác.
- Ảnh hưởng của axit amin và đường: Axit amin có khả năng phản ứng và cho sản
phẩm màu mạnh hơn cả là glicocol, alanin, asparagin. Còn xistin và tirozin cho sản phẩm có
màu yếu, valin và lơxin cho sản phẩm có mùi mạnh hơn cả.
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 15
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
Các protein có khả năng tham gia vào phản ứng với đường là do có các nhóm -
NH
2
tự do quyết định. Nhóm – NH
2
trong protein càng nhiều thì khả năng tạo thành
melanoidin càng mạnh. Khả năng tham gia phản ứng của các axit amin phụ thuộc chủ yếu

vào độ dài của mạch cacbon và vị trí của nhóm amin so với nhóm cacbonyl. Nhóm amin
càng xa nhóm cacbonyl thì axit amin tham gia phản ứng càng mạnh mẽ.
Cường độ của phản ứng melamoidin cũng phụ thuộc vào bản chất của đường khử.
Glucoza phản ứng mãnh liệt hơn cả, tiếp là galactoza và lactoza. Theo Kretovic fructoza
phản ứng cao nhất; sacaroza không phản ứng với axit amin; mantoza cũng phản ứng như
glucoza. Như vậy điều kiện cần thiết để tạo phản ứng melanoidin là đường khử có nhóm
cacbonyl.
Cường độ của phản ứng melanoidin cũng còn phụ thuộc cả vào nồng độ đường, tỷ lệ
giữa axit amin và đường thích hợp nhất là 1/2 hoặc 1/3. Nồng độ đường tăng thì cường độ
sẫm màu tăng. Do đó người ta thường có khuynh hướng xê dịch tỷ lệ về phía tăng hàm
lượng đường.
- Ảnh hưởng của nước: Để phản ứng tạo melanoidin tiến hành cực đại thì xung quanh
mỗi phân tử protein phải được tạo nên một lớp đơn phân đường khử và lớp đơn phân nước.
Như vậy sự có mặt của nước là điều kiện cần thiết để tiến hành phản ứng. Tuy nhiên lượng
nước càng ít, nồng độ chất tác dụng (đường, protein) càng cao thì phản ứng melanoidin càng
mạnh.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Phản ứng melanoidin không xảy ra ở nhiệt độ thấp, ở các
nhiệt độ khác nhau, sản phẩm tạo thành khác nhau.
Ví dụ: Ở nhiệt độ 160
0
C - 180
0
C, phản ứng cho sản phẩm có chất lượng cảm quan tốt
(mùi thơm, màu sắc hấp dẫn). Ở nhiệt độ quá cao, thời gian dài, sản phẩm melanoidin tạo
thành sẽ không hoà tan trong nước, màu quá sẫm, vị đắng, mùi khét ảnh hưởng không tốt tới
giá trị cảm quan của sản phẩm.
- Ảnh hưởng của pH môi trường: Phản ứng melanoidin có thể tiến hành trong một
khoảng pH khá rộng. Tuy nhiên trong môi trường kiềm phản ứng tiến hành nhanh hơn trong
môi trường axit. Ở pH < 3 phản ứng xảy ra rất yếu, tuy nhiên khi nâng cao nhiệt độ phản ứng
vẫn có khả năng tăng nhanh ngay cả khi trong môi trường axit khá mạnh (pH = 2).

Qua cơ chế phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng ta thấy phản ứng tạo thành melanoidin
xảy ra trong điều kiện rất dễ dàng. do đó phản ứng này khá phổ biến trong chế biến món ăn.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu cảm quan của từng loại sản phẩm mà người chế biến có thể tạo ra
điều kiện để tăng cường phản ứng hoặc kìm hãm phản ứng.
Ví dụ: Trong chế biến các sản phẩm rán, nướng (thịt, cá, trứng, tinh bột ....) đều xuất
hiện lớp vỏ màu vàng đến vàng nâu trên bề mặt sản phẩm, những màu này là do phản ứng
melanoidin tạo thành tăng giá trị cảm quan của sản phẩm.
b. Biến đổi của tinh bột
+ Tinh bột trong nguyên liệu thực phẩm
Tinh bột là gluxit dự trữ chủ yếu của thực vật, là thành phần chủ yếu của nhiều loại
thực phẩm như gạo, ngô, khoai, sắn, mỳ.
Những hạt tinh bột trong mỗi loại thực phẩm đều có hình dạng đặc trưng riêng. Tinh
bột không phải là chất đơn mà là gồm 2 cấu tử amiloza và amilopectin tạo thành. Amiloza và
amilopectin đều do các đơn vị glucoza tạo nên, nhưng chúng hoàn toàn khác nhau về kích
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 16
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
thước, cấu trúc phân tử, lý tính và hoá tính.
Trong phân tử amiloza, các gốc glucoza kết hợp với nhau bằng liên kết 1- 4 glucozit
và có cấu tạo mạch thẳng. Còn amilopectin có cấu tạo mạch nhánh, trong đó các gốc glucoza
kết hợp với nhau, ngoài liên kết 1- 4 tạo thành mạch thẳng còn có liên kết 1- 6 glucozit tạo
thành mạch nhánh.
Amiloza hoà tan dễ dàng trong nước ấm cho dung dịch có độ nhớt không cao và kém
bền vững, còn amilopectin hoà tan trong nước đun sôi cho dung dịch có độ nhớt cao và bền
vững.
Với dung dịch iôt, amiloza cho màu xanh, amilopectin cho màu tím.
Trong tinh bột tỷ lệ amiloza và amilopectin khoảng 1/4.
+ Những biến đổi xảy ra trong chế biến
Trong quá trình chế biến các món ăn, tinh bột chứa trong nguyên liệu thực phẩm sẽ
bị biến đổi tùy theo phương pháp chế biến, cụ thể:
- Khi chế biến nóng ướt: Tinh bột bị hồ hóa

- Khi chế biến nóng khô: Xảy ra hiện tượng dextrin hoá tinh bột.
- Khi chế biến bằng phương pháp lên men: Xảy ra sự thủy phân tinh bột bởi enzim
+ Biến đổi do hiện tượng tinh bột tạo thành hồ
Trong quá trình đun nóng ướt các món ăn có chứa tinh bột đều xảy ra hiện tượng tạo
thành hồ tinh bột.
Qua thí nghiệm người ta thấy rằng khi đun tinh bột trong nước thì hạt tinh bột trương
nở ra và khi nhiệt độ tăng tới khoảng nhất định nào đó, người ta có được một dung dịch keo
dính gọi là hồ tinh bột. Nhiệt độ cần thiết để có thể gây ra sự biến đổi trạng thái tinh bột như
vậy gọi là nhiệt độ hồ hóa của tinh bột. Nhiệt độ hồ hóa tinh bột thường là khoảng nhiệt độ;
thí dụ nhiệt độ hoá hồ của tinh bột khoai tây trong khoảng 62 - 68
0
C; tinh bột kê: 53 -57
0
C;
tinh bột ngô: 64 - 70
0
C; tinh bột gạo: 65 - 73
0
C; tinh bột sắn: 62 - 69
0
C v.v...
Nhiệt độ hoá hồ phụ thuộc vào kích thước hạt tinh bột; hạt tinh bột có kích thước lớn
sẽ có nhiệt độ hoá hồ thấp hơn nhiệt độ hoá hồ của hạt tinh bột có kích thước nhỏ.
Khi tăng nồng độ tinh bột thì nhiệt độ hoá cũng tăng lên, nhưng không nhiều.
Khi cho thêm mắm, muối hoặc đường vào các sản phẩm có chứa tinh bột (từ đầu) thì
làm cho nhiệt độ hoá hồ của tinh bột tăng lên.
Nếu trong quá trình chế biến nhiệt cứ tiếp tục nâng cao nhiệt độ hơn nữa (trên nhiệt
độ hoá hồ) sẽ làm cho cấu tạo ban đầu của các hạt tinh bột bị phá vỡ, thể tích hạt tinh bột
tăng lên gấp nhiều lần, những bong bóng được tạo thành và nước ở môi trường bên ngoài
giảm đi tất nhiều. Khi đó độ nhớt của hồ tinh bột tăng lên nhiều.

Nếu tiếp tục nâng cao nhiệt độ đun nóng và kéo dài thời gian đun sẽ dẫn tới sự phá
huỷ dần dần các bong bóng được hình thành trong hồ tinh bột, nhiệt độ nấu càng cao quá
trình này diễn ra càng nhanh. Kết quả là độ nhớt của hồ tinh bột bắt đầu giảm đi.
Khi cho thêm mắm, muối vào hồ tinh bột sẽ làm cho độ nhớt của hồ giảm đi, độ nhớt
càng giảm mạnh khi nồng độ NaCl càng cao.
Một số sản phẩm như cháo, xúp... có tinh bột ở trạng thái đã tạo hồ nếu không đem sử
dụng ngay mà đem bảo quản ở trạng thái nguội trong thời gian kéo dài thì có khả năng xảy ra
hiện tượng giảm dần hàm lượng chất hoà tan trong các sản phẩm này, hiện tượng này làm
cho chất lượng cảm quan của sản phẩm giảm sút.
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 17
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
+ Sự thủy phân tinh bột bởi enzim
Sự thủy phân tinh bột bởi enzim thường xảy ra trong quá trình nhào và ủ bột, trong
giai đoạn đầu của quá trình nướng bánh. Kết quả là tinh bột sẽ bị đường hóa một phần dưới
tác dụng của enzim amilaza.
Enzim amilaza là enzim đặc hiệu phân giải tinh bột; có hai loại là α và β amilaza.
α amilaza có nhiều trong nước bọt, trong dịch tiêu hóa (tụy), nấm mốc, hạt ngũ cốc
nảy mầm, chịu được nhiệt độ cao (tới 70
0
c), nhưng không chịu được nồng độ axit cao.
β amilaza có trong hạt lúa mỳ, đại mạch, chịu nhiệt kém, chịu được độ axit cao (PH
=3,3).
Cả α và β amilaza đều có tác dụng phân giải tinh bột nhưng ở các mức độ khác nhau,
bằng cách tác dụng lên các cấu tử amiloza và amilopectin.
Đối với β amilaza: Phân cắt chọn lọc 2 đơn vị glucoza ở liên kết 1-4 glucozit trong
mạch amiloza tạo thành maltoza và một lượng không nhiều dextrin phân tử lượng lớn; Đối
với amilopectin chỉ phân cắt ở đầu mạch tự do (tạo maltoza), khi gặp mạch nhánh thì dừng
(tạo dextrin phân tử lượng lớn).
Với α amilaza phân cắt ngẫu nhiên liên kết 1- 4 ở bất kỳ vị trí nào, và cả liên kết 1-6.
Tổng hợp sự thủy phân tinh bột bởi enzim có thể biểu diễn như sau:

β amilaza
Tinh bột maltoza + dextrin (phân tử lượng cao)
α amilaza
Tinh bột maltoza + glucoza + dextrin (phân tử lượng thấp)
Trong quá trình ủ bột và cho bột lên men... để làm các loại bánh nở xốp, sự thủy phân
tinh bột bởi enzim bắt đầu xảy ra ở ngay giai đoạn bắt đầu nhào bột, tuy chưa nhiều. Mức độ
thủy phân tinh bột phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chủng loại enzim, số lượng và độ hoạt
động của enzim trong bột nhào, nhiệt độ và thời gian nhào, ủ bột, chất lượng và trạng thái
của bột...
Thông thường lượng amilaza trong bột không đủ để phân giải tinh bột thành đường
cung cấp nguyên liệu cho phản ứng lên men sinh khí. Do đó người ta thường sử dụng thêm
nguồn amilaza từ bên ngoài cho vào trong quá trình ủ bột.
Ở giai đoạn đầu của quá trình nướng bánh, khi nhiệt độ chưa đủ cao để làm mất hoạt
tính của enzim thì sự thủy phân tinh bột xảy ra tương đối mạnh. Do khi nhiệt độ tăng lên phù
hợp với nhiệt độ tối thích của enzim, mặt khác do một phần tinh bột bị hồ hóa làm cho tác
động của enzim dễ dàng hơn.
Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột có ý nghĩa lớn trong công nghiệp thực phẩm và
trong chế biến các món ăn; cho phép chúng ta sử dụng khả năng đặc hiệu của enzim amilaza
để đường hóa tinh bột, ứmg dụng trong sản xuất mạch nha, sản xuất đường gluco, sản xuất
bánh, kẹo, kem, nước giải khát, sản xuất các loại tương...
+ Sự dextrin hóa tinh bột
Khi đun nóng khô tinh bột ở nhiệt độ cao khoảng trên 120
0
c, tinh bột có thể bị phân
giải thành những chất cao phân tử hòa tan được trong nước gọi là pyrodextrin, một số chất
khí như dioxit cacbon, oxyt cacbon, hơi nước và một số chất khác. Nhiệt độ đun nóng càng
cao thì lượng tinh bột bị dextrin hóa càng nhiều, làm cho cấu trúc ban đầu của các hạt tinh
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 18
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
bột bị phá vỡ, tinh bột có thể bị biến đổi về màu sắc và mùi, vị. Ví dụ: Ở nhiệt độ 115 –

120
0
c, màu sắc của tinh bột bắt đầu bị biến đổi, bột có màu hơi vàng, thường được ứng dụng
trong chế biến bột xào bơ trắng để làm xốt trắng; nhưng nếu tiếp tục tăng nhiệt độ, bột sẽ
chuyển sang màu vàng, rồi nâu, đen; do vậy khi chế biến bột xào bơ nâu để làm xốt đỏ,
người ta thường duy trì nhiệt độ khoảng 150
0
c để bột chín thơm và có màu vàng nâu.
1.1.3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LIPIT
1.1.3.1. Khái niệm cơ bản về lipit
Chất béo là một nhóm hợp chất hữu cơ được đặc trưng bởi sự có mặt trong phân tử
của chúng một chức este của axit béo cao phân tử với glyxerin vì vậy còn được gọi là
glixerit.
Chất béo là loại lipit điển hình nhất và đơn giản nhất. Chất béo sử dụng trong ăn uống
có nguồn gốc động vật (mỡ) hoặc thực vật (dầu) và tồn tại ở trạng thái đặc hoặc lỏng. Dầu,
mỡ không phải là một tập hợp chất thuần khiết ngoài glixerit còn có các chất kèm theo như
phophatit, sắc tố, vitamin, v.v...Mặc dù chúng chiếm một lượng nhỏ nhưng lại là nguyên
nhân gây nên màu sắc, mùi, vị của chất béo.
Về cấu tạo chất béo là những trieste của rượu đa chức glyxerin và axit béo cao phân
tử, có công thức tổng quát như sau:
CH
2
- O - CO - R
1
CH - O - CO - R
2
CH
2
- O - CO - R
3

Trong thành phần của triglxerit thiên nhiên có hàng chục axit hữu cơ khác nhau; trong
đó phần lớn là các axit béo, ngoài ra còn có axit vòng, oxyaxit và một số axit khác nữa.
Trong thành phần của dầu thực vật các axit chưa no như axit oleic, axit linoleic và các
axit no như axit palmitic, axit stearic thường gặp nhiều hơn.
Người ta chia glixerit ra thành glixerit đơn giản và glixerit hỗn tạp. Glixerit đơn giản
là những este của rượu glixerin và của một axit béo cao phân tử nào đó. Ví dụ như
tripalmitin, tristearin, triolein... Glixerit hỗn tạp được tạo nên từ glixerin và các axit béo bậc
cao khác nhau. ví dụ như palmitostearoolein, palmitodistearin,...
Trong chất béo thiên nhiên, các triglxerit đơn giản rất ít, trong khi hàm lượng
triglixerit hỗn tạp rất cao, ví dụ như trong thành phần của mỡ lợn có 8 triglxerit khác nhau
thì chỉ có khoảng 1% tripalomitin và 3% triolein. Các triglxerit còn lại của mỡ lợn đều là các
triglixerit hỗn tạp. Dầu thực vật vốn thu được từ hạt không phải là những triglixerit nguyên
chất mà ngoài ra còn có khoảng 1-2% các axit béo tự do, 1-2% photphatit; 0,3 - 0,5 % sterin,
một ít carotenoit, vitamin, enzim, nước.
Về nhiệt độ nóng chảy của chất béo: Nếu trong thành phần của chất béo có các axit
béo no chiếm ưu thế thì chất béo đó ở dạng rắn, còn nếu các axit béo chưa no chiếm ưu thế
thì nhiệt độ nóng chảy của nó sẽ thấp và trong điều kiện bình thường nó ở trạng thái lỏng.
1.1.3.2. Những biến đổi của lipit trong chế biến món ăn
a. Biến đổi khi nấu
Trong quá trình nấu ăn các loại nguyên liệu thực phẩm động vật, chất béo chứa trong
nguyên liệu sẽ dần dần nóng chảy, một phần chuyển dịch từ nguyên liệu vào nước nấu.
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 19
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
Lượng chất béo được tách ra khỏi nguyên liệu trong quá trình nấu khác nhau. Số lượng đó
lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại nguyên liệu, hàm lượng và tính chất sắp
xếp của chất béo trong nguyên liệu, kích thước nguyên liệu đun nấu, thời gian nấu, và một số
yếu tố khác.
Lượng chất béo sau khi tách khỏi nguyên liệu thực phẩm vào nước nấu, phần lớn tập
hợp trên bề mặt nước nấu. Một phần nhỏ bị nhũ tương hoá (khoảng 14% lượng chất béo
được tách ra khỏi nguyên liệu).

Sự nhũ hoá chất béo trong quá trình nấu thịt và xương là một hiện tượng không mong
muốn trong chế biến nước dùng, vì sự có mặt của chất béo bị nhũ tương hoá sẽ làm cho giá
trị cảm quan của nước dùng giảm đi (nước đục trắng, vị chua, nồng, không ngon). Khi lượng
chất béo bị nhũ tương hoá càng nhiều, giá trị cảm quan của chúng càng giảm.
Mức độ nhũ tương hoá của chất béo khi nấu nước dùng phụ thuộc vào cường độ sôi
của nước nấu và tương quan tỷ lệ giữa lượng nước và nguyên liệu thực phẩm đem nấu.
Qua thí nghiệm cho thấy khi nấu nước dùng nếu tỷ lệ giữa nước nấu và xương, thịt
quá thấp thì lượng chất béo bị nhũ tương hoá sẽ tăng và nếu như cường độ sôi của nước
dùng càng mạnh lượng chất béo bị nhũ tương hoá càng nhiều.
b. Biến đổi trong quá trình rán
Trong quá trình quay, rán các món ăn, nhiệt độ chế biến thường khá cao (khoảng 150
– 180
0
C). Do đó trong quá trình quay, rán (sau đây gọi chung là rán) chất béo bị biến đổi cả
về số lượng và chất lượng.
-Biến đổi về số lượng
Trong quá trình rán các sản phẩm, hiện tượng trọng lượng của thực phẩm bị giảm
xuống. Ví dụ: Thịt viên rán giảm từ 19 - 20 %, cá rán: 14 - 33%, khoai tây rán giảm từ 19 -
20%, cá rán: 14 – 33%, khoai tây rán: 30 - 60% ... Trọng lượng giảm nhiều hay ít chủ yếu là
do kết quả của hai quá trình xảy ra trái ngược nhau khi rán: Quá trình bốc hơi nước khỏi sản
phẩm và quá trình hút chất béo của sản phẩm (đối với nguyên liệu không có hoặc có lượng
chất béo không đáng kể).
Sự biến đổi số lượng chất béo phụ thuộc vào loại nguyên liệu đem rán và chất béo
dùng để rán; cụ thể là trong những điều kiện rán như nhau, các sản phẩm khác nhau đem rán
sẽ hấp thụ những lượng chất béo không giống nhau, hoặc cùng một loại nguyên liệu nhưng
có trạng thái sống, chín... khác nhau, khi rán cũng hấp thụ lượng chất béo khác nhau. Với
cùng một loại nguyên liệu đem rán bằng các loại chất béo khác nhau thì sự hao hụt số lượng
chất béo cũng không giống nhau.
Trong quá trình rán lượng chất béo bị tổn thất còn do hiện tượng “phun toả” làm cho
chất béo bị bắn tung ra ngoài .

Khi sử dụng các loại chất béo để rán, nếu loại nào có hàm lượng nước cao thì mức độ
tổn thất chất béo càng lớn.
Mức độ tổn thất còn phụ thuộc vào nhiệt độ rán và thời gian rán - Nếu nhiệt độ rán
cao và thời gian dài thì tổn thất tăng.
- Biến đổi về chất lượng
Trong quá trình rán dưới tác động của nhiệt độ cao, các chất béo dễ bị phân huỷ làm
biến đổi về chất lượng.
Biểu hiện đầu tiên của sự phân huỷ khi rán là hiện tượng sinh khói. Mỗi loại chất béo
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 20
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
có nhiệt độ sinh khói khác nhau. Ví dụ mỡ lợn: 221
0
C, mỡ bò: 208
0
C; Dầu ôliu: 170
0
C.
Nhiệt độ sinh khói của chất béo phụ thuộc vào hàm lượng axit béo tự do, bề mặt chất
béo bị đun nóng... Nếu hàm lượng các axit béo tự do càng lớn thì nhiệt độ sinh khói càng
thấp, nếu bề mặt chất béo bị đun nóng càng lớn thì nhiệt độ mà ở đó chất béo bắt đầu sinh
khói thấp. Ví dụ: Có lượng chất béo như nhau, nhưng dùng hai lập là có đường kính khác
nhau, thì ở lập là có đường kính 15 cm nhiệt độ sinh khói là 185
0
C; còn lập là đường kính
20 cm nhiệt độ sinh khói là 169
0
C.
Khi sử dụng chất béo để rán các sản phẩm, dưới tác dụng của nhiều yếu tố, chất béo
tiếp tục bị biến đổi mạnh về chất lượng như biến đổi chỉ số axit, chỉ số iôt, tạo thành các
aldehyt, acrolein....

- Biến đổi chỉ số axit: Chất béo trong quá trình rán, glixerit bị thủy phân tạo thành
glixerin và các axit béo tự do làm cho chỉ số axit tăng (chỉ số axit là số mg KOH cần thiết để
trung hòa các axit béo tự do có trong 1gam chất béo). Sự thủy phân glixerit được trình bày
như sau:
CH
2
- O - CO - R
1
CH
2
0H
CH - O - CO - R
2
+ 3H
2
0 CH0H + COOH { R
1
, R
2
, R
3
}
CH
2
- O - CO - R
3
CH
2
0H
Vậy chỉ số axit trong chất béo tăng lên càng nhiều chứng tỏ mức độ thuỷ phân của

chất béo khi rán cũng tăng lên. Quá trình thuỷ phân không những làm tăng chỉ số axit mà còn
làm giảm chỉ số este (chỉ số este là số mg KOH cần thiết để trung hoà các axit béo liên kết
trong 1 gam chất béo ).
Chỉ số xà phòng hoá cũng tăng lên (chỉ số xà phòng hoá là số mg KOH dùng để trung
hoà các axit béo tự do cũng như các axit béo kết hợp khi xà phòng hoá 1 gam chất béo).
Nhưng thường tăng lên không nhiều và gắn liền với sự phân ly các axit béo no phân tử lượng
cao thành axit béo no phân tử lượng thấp. Sự hình thành axit béo no phân tử lượng góp phần
làm cho mùi vị tự nhiên của chất béo bị thay đổi.
- Biến đổi chỉ số iôt: Chỉ số iôt là số gam iôt cần thiết kết hợp với các axit béo chưa no
(có nối đôi) có trong 100gam chất béo.
Sau quá trình rán, chỉ số iôt giảm đi, chứng tỏ lượng axit béo chưa no bị phân giải
làm giảm giá trị dinh dưỡng của chất béo.
- Sự tạo thành các aldehyt, acrolein: Trong quá trình đun nóng chất béo ở nhiệt độ cao
khi rán, các axit béo chưa no có thể bị oxy hóa tạo thành các aldehyt, peroxyt, axit béo phân
tử lượng thấp... Quá trình oxy hóa chất béo rất phức tạp, kết quả làm cho chất béo có mùi, vị
khó chịu, giảm giá trị dinh dưỡng và giá trị sinh học của chất béo. Ngoài ra chất béo khi rán
đi, rán lại nhiều lần làm cho hàm lượng acrolein tăng lên, acrolein là một loại aldehyt chưa
no, có mùi, vị khó chịu, ăn vào khó tiêu và là chất có hại cho cơ thể khi đun nóng dầu chất
béo ở nhiệt độ cao acrolein có thể thoát ra ở trên bề mặt chất béo dưới dạng khói xanh nhạt.
Có thể biểu diễn sự tạo thành acrolein như sau:
CH
2
- O - CO - R
1
CH
2
0H
CH - O - CO - R
2
+ 3H

2
0 CH0H + COO { R
1
, R
2
, R
3
}
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 21
t
0
t
0
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
CH
2
- O - CO - R
3
CH
2
0H
CH
2
0H CH
2
CH 0H CH + 2H
2
0
CH
2

0H

CH0
acrolein
Những biến đổi của chất béo trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao làm cho chất
lượng của chất béo bị giảm sút nhiều về mầu sắc, mùi vị, chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà
phòng hoá v.v..
Tuy nhiên sự biến đổi của chất béo nhiều hay ít trong quá trình chế biến còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự biến đổi chất lượng chất béo
+ Loại chất béo đem sử dụng: Mỗi loại chất béo đem sử dụng để chế biến món ăn đều
có bản chất khác nhau; do đó trong quá trình rán mức độ biến đổi cũng khác nhau.
Loại chất béo có hàm lượng axit béo chưa no cao thì trong chế biến nhiệt mức độ oxy
hoá chất béo xảy ra mạnh hơn. Ở các loại dầu thực vật, quá trình oxy hoá xảy ra nhanh hơn
khi chế biến nhiệt, trước hết là oxy hoá các axit béo chưa no nhiều nối đôi.
+ Ảnh hưởng của kim loại có hoá trị thay đổi: Khi đun nóng các loại chất béo chứa
kim loại có hoá trị thay đổi thì các kim loại đó là những chất kích thích và xúc tác quá trình
oxy hoá. Những kim loại như đồng, măng gan, sắt, được coi là những chất xúc tác hoạt động
nhất đối với quá trình oxy hoá chất béo. Hoạt tính xúc tác của kim loại này thể hiện ngay cả
khi nồng độ của chúng rất thấp. Kim loại có thể chuyển vào chất béo bằng nhiều con đường
khác nhau như tiếp xúc với thiết bị trong quá trình gia công, sản xuất, bảo quản...
Hàm lượng kim loại trong chất béo càng cao thì độ bền vững của chúng đối với sự
oxy hoá càng giảm. Vì vậy trong chế biến cũng như trong bảo quản không sử dụng các dụng
cụ có chứa các kim loại trên, tốt nhất là sử dụng thiết bị bằng thép không gỉ.
+ Ảnh hưởng của hơi nước: Trong quá trình chế biến sự tiếp xúc của chất béo với hơi
nước càng tăng thì mức độ thuỷ phân và oxy hoá trong chất béo càng lớn.
Ví dụ: Qua thực nghiệm khi đun nóng dầu hướng dương ở nhiệt độ 170
0
C Trong 10
giờ cho thấy chỉ số axit tăng từ 0,24 lên 0,34 nếu bằng phương pháp đun nóng khô, từ 0,24

lên 0,41 nếu bằng thổi hơi nước nóng qua lớp dầu.
Vì vậy trong chế biến cũng như trong bảo quản cần hạn chế nước tiếp xúc với chất
béo.
+ Ảnh hưởng của oxy không khí: Trong quá trình chế biến, tốc độ oxy hoá chất béo
phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với oxy không khí. Lớp chất béo đem rán càng mỏng và vận
tốc chuyển động của chất béo càng lớn thì bề mặt tiếp xúc với không khí của chất béo tăng
lên. Do đó làm cho sự biến đổi về chất lượng tăng lên.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ rán, thời gian rán: Nhiệt độ rán càng cao thì tốc độ thuỷ
phân và oxy hoá trong chất béo càng tăng. Ví dụ: Khi rán ở nhiệt độ 200
0
C sự thuỷ phân của
dầu chất béo nhanh gấp 2.5 lần so với rán ở nhiệt độ 185
0
C. Đồng thời tốc độ tích tụ các sản
phẩm oxy hoá trong chất béo cũng tăng lên nhanh.
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 22
t
0
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
Vì vậy trong chế biến món ăn nên duy trì nhiệt độ rán dưới 200
0
C để hạn chế sự biến
đổi về chất lượng của chất béo.
Nếu trong qúa trình rán, thời gian càng kéo dài các chỉ tiêu chất lượng của chất béo
cũng bị biếnđổi.
+ Ảnh hưởng của các tạp chất trong chất béo: Chất béo càng có nhiều tạp chất nếu
đem rán thì chất lượng của chúng càng dễ bị biến đổi, vì vậy chất béo có độ tinh khiết cao thì
khi rán chất lượng ít bị biến đổi.
Khi rán, nếu cho chất béo cũ lẫn với chất béo mới (chưa rán lần nào) thì lượng chất
béo mới cũng nhanh chóng bị hư hỏng.

Khi rán các sản phẩm có thể có những mảnh sản phẩm bị vỡ, rơi ra nằm dưới đáy
dụng cụ rán, với thời gian lâu chúng bị cháy, hoá than, gây bẩn chất béo đồng thời làm biến
đổi chất lượng cảm quan cũng như các chỉ số hoá học của chất béo (màu sắc sẫm hơn, vị
đắng, mùi khét, các chỉ số hoá học bị biến đổi nhanh).
Để hạn chế sự biến đổi chất lượng chất béo, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Nên
áp dụng một số biện pháp sau:
- Duy trì nhiệt độ chế biến thích hợp, không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao
- Sử dụng các dụng cụ chế biến trơ về mặt hóa học, tốt nhất là dùng thép không gỉ.
- Không dùng chất béo rán đi, rán lại nhiều lần; không đổ lẫn chất béo mới với chất
béo cũ; chất béo sau khi sử dụng nên lọc sạch tạp chất trước khi bảo quản.
- Hạn chế việc tách các mảnh vụn từ nguyên liệu vào trong chất béo bằng cách: Sản
phẩm có bao gói phải bao gói kín; sản phẩm tẩm bột nên tẩm bằng bột ướt, nếu tẩm bằng bột
khô cần giũ bớt lớp bột khô bám ngoài; các nguyên liệu có dính tinh bột như khoai tây, khoai
lang... nên ngâm, rửa sạch lớp tinh bột bên ngoài...
Tóm lại, nghiên cứu sự biến đổi của chất béo trong chế biến cho chúng ta các giải
pháp tích cực nhằm hạn chế tới mức tối đa các biến đổi về số lượng và chất lượng của chất
béo.
1.1.4 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VITAMIN, MÀU SẮC, MÙI, VỊ
1.1.4.1. Sự biến đổi của vitamin trong chế biến món ăn
a. Những khái niệm cơ bản
Vitamin là một nhóm chất hữu cơ có phân tử tương đối nhỏ và có bản chất lý hoá học
rất khác nhau. Nhóm chất hữu cơ này đặc biệt cần thiết trong hoạt động sống bình thường
của con người.
Đối với cơ thể con người vitamin giữ vai trò như những chất xúc tác. So với nhu cầu
về chất dinh dưỡng cơ bản như protein, lipit, gluxit thì nhu cầu về vitamin chiếm rất thấp. Ví
dụ cơ thể con người cần trung bình 600 gam (Tính theo trọng lượng khô) các chất dinh
dưỡng cơ bản trong đó chỉ cần 0,1 - 0,2 gam vitamin.
+ Về cách gọi tên các vitamin, có ba cách khác nhau:
- Cách thứ nhất: Dựa theo tác dụng sinh lý của vitamin, thêm chữ anti (chống) vào
một bệnh đặc trưng của hiện tượng thiếu vitamin đó.

-

Cách thứ 2: Dùng chữ cái để đặt tên.
- Cách thứ 3: Dựa trên cấu trúc hoá học để gọi tên (hiện nay xu hướng gọi tên vitamin
theo cách này).
Ví dụ đối với vitamin C, tên hoá học là axit ascocbic, tên sinh lý là antiscocbut.
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 23
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
+ Phân loại vitamin: Thông thường người ta chia thành hai nhóm lớn; nhóm vitamin
hoà tan trong nước và nhóm vitamin hoà tan trong chất béo. Trong hai nhóm lớn trên lại bao
gồm nhiều nhóm nhỏ.
Nhóm vitamin hoà tan trong nước gồm vitamin nhóm B (vitamin B
1
, vitamin B
2
,
vitamin B
3
, vitamin B
6
, vitamin B
12
, vitamin B
15
...), vitamin PP, vitamin H, vitamin C,
vitamin P.
Nhóm Vitamin hoà tan trong chất béo gồm vitamin A, vitamin D, vitamin K, vitamin
E, vitamin F.
b. Những biến đổi của vitamin
Trong quá trình chế biến các món ăn một phần vitamin trong nguyên liệu thực phẩm

sẽ bị hoà tan vào nước, hoặc vào trong chất béo, một phần bị phá huỷ khiến cho hàm lượng
vitamin trong món ăn bị giảm sút. Sự giảm sút này nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc vào các
điều kiện chế biến. Nếu chúng ta hiểu và nắm được các tính chất và biến đổi của chúng trong
chế biến, tuân theo các nguyên tắc để bảo vệ vitamin thì sẽ hạn chế được sự tổn thất chúng
trong chế biến món ăn.
* Những biến đổi của vitamin hoà tan trong chất béo
Thuộc nhóm này có nhiều loại, ở đây chỉ giới thiệu hai loại vitamin điển hình là
vitamin A và vitamin E.
- Vitamin A và caroten
Vitamin A có nhiều thực phẩm động vật nhất định như ở gan cá, gan các động vật ở
biển, trứng, thịt, cá, chất béo bò; còn caroten có ở các thực phẩm thực vật như gấc, cà rốt, bí
đỏ, hành lá và một số loại rau xanh như rau diếp, cần tây, sà lách,...,đối với các loại hạt
caroten không nhiều, riêng với ngô có hàm lượng nhiều hơn cả trong các loại hạt. Caroten
chính là provitamin A, khi ăn vào cơ thể, caroten chuyển thành vitamin A nhờ các hệ enzim
đặc trưng.
Nguồn vitamin A có trong thực phẩm cũng thay đổi theo mùa; phụ thuộc vào thức ăn
cung cấp cho động vật, thường về mùa xuân và mùa hè lượng vitamin A cao hơn mùa đông.
Mặt khác hàm lượng vitamin A cũng phụ thuộc vào tuổi động vật, ví dụ cá sống nhiều năm
có nhiều vitamin A hơn ở cá ít năm.
Tính chất: Vitamin A và caroten tương đối bền vững dưới tác động của nhiệt nhưng
phụ thuộc vào môi trường; chúng khá bền trong môi trường kiềm, kém bền hơn trong môi
trường axit, dễ bị oxy hóa bởi oxy không khí, khi không có oxy chúng rất bền vững.
Trong sơ chế vitamin A và caroten hầu như không bị tổn thất do chúng không hòa tan
trong nước.
Trong chế biến nhiệt: Thông thường vitamin A và caroten tương đối bền vững đối với
nhiệt. Nhưng trong trường hợp có mặt của oxy và ánh sáng thì chúng cũng bị phá huỷ khá
mạnh .
Trong quá trình chế biến món ăn có sử dụng chất béo sẽ xảy ra hiện tượng một phần
vitamin A và caroten trong thực phẩm hòa tan trong chất béo. Nếu nguyên liệu thái càng nhỏ
thì vitaminA và caroten tách vào chất béo càng nhiều.

Thức ăn sau khi chế biến xong nếu bảo quản trong điều kiện có tiếp xúc nhiều với
không khí thì vitamin A và caroten cũng bị tổn thất. Thực phẩm bảo quản lạnh vitamin A và
caroten cũng bị tổn thất. Tia tử ngoại cũng phá huỷ vitamin A và caroten.
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 24
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Giáo trình chuyên ngành
Con người chỉ hấp thu được vitamin A và caroten khi chúng ở dạng hòa tan trong chất
béo. Do vậy để hấp thụ vitamin A và caroten có trong thức ăn thì trong khẩu phần ăn nên có
chất béo. Ví dụ: Nếu ăn cà rốt có chất béo kèm theo thì lượng coroten được hấp thụ lên tới
90 %, còn ăn cà rốt riêng không có chất béo kèm theo thì chỉ hấp thụ được rất ít (vài phần
trăm.)
- Vitamin E (tocopherol)
Vitamin E là loại vitamin có nhiều trong các loại dầu thực vật; ở động vật vitamin E
cũng có trong mỡ bò, mỡ cá, nhưng hàm lượng thấp.
Vitamin E rất cần thiết cho quá trình sinh sản, khi thiếu vitamin E sự tạo phôi bị ngăn
trở, đồng thời xẩy ra sự thoái hoá các cơ quan sinh sản, sự teo cơ, thoái hoá tuỷ sống và suy
nhược cơ thể. Vitamin E có khả năng ngăn cản các axit béo chưa no khỏi bị oxy hoá, do đó
nó còn có tác dụng bảo vệ các vitamin hoà tan trong chất béo.
Khi đun nóng dầu thực vật tới 180
0
C sau thời gian vài giờ chất lượng dầu biến đổi,
đồng thời vitamin E bị oxy hoá mãnh liệt. Quá trình oxy hoá có tốc độ nhanh vào thời gian
đầu, chỉ sau 3 giờ vitamin E bị tổn thất tới 30%. Với loại dầu khác nhau vitamin E ở trong
dầu tổn thất khác nhau. Ví dụ khi đun nóng dầu đậu tương và dầu hướng dương ở 180
0
C sau
10 giờ lượng vitamin E trong dầu đậu tương còn lại 20%, ở dầu hướng dương còn 40% so
với hàn lượng ban đầu.
* Biến đổi của vitamin hoà tan trong nước
Thuộc nhóm này cũng có nhiều loại, phần này chỉ giới thiệu hai loại vitamin điển
hình là vitamin B

1
và vitamin C.
- Vitamin B
1
(tiamin)
Trong nguyên liệu thực phẩm vitamin B
1
có nhiều trong cám gạo, mầm lúa mỳ, nấm
men v.v... và cũng có trong một số thực phẩm động vật như gan, tim, bầu dục, ...
Vitamin B
1
thường hay tồn tại song song với vitamin B
2
và vitamin PP trong thực
phẩm. Đặc biệt trong các phần phôi của hạt thực vật, và tập trung nhiều ở vỏ vì vậy bột càng
cao càng nghèo vitamin B
1
.
Vitamin B
1
hòa tan trong nước, cho vị mặn; bền vững trong môi trường axit, kém bền
trong môi trường kiềm, kém bền dưới tác động của nhiệt, dưới ảnh hưởng của một số kim
loại nặng hoặc hecxoza dễ bị phá hủy...
Cơ thể người và đa số động vật không có khả năng tổng hợp được vitamin B1, nên
phải lấy vào từ các thực phẩm.
Khi cơ thể bị thiếu vitamin B1 sẽ dẫn tới hỗn loạn trao đổi chất, làm ngừng trệ sự trao
đổi gluxit kèm theo các hiện tượng bệnh lý trầm trọng như tê phù, giảm tiết dịch vị...
Trong chế biến món ăn vitamin B1 bị tổn thất trong quá trình sơ chế, quá trình chế
biến nhiệt, trong quá trình cho thêm các chất phụ gia có tính kiềm.
Do tính chất của vitamin B

1
hoà tan trong nước nên trong khi sơ chế các nguyên liệu
thực phẩm có chứa nhiều vitamin B
1
, vitamin B
1
dễ bị tổn thất trong khi ngâm, rửa nguyên
liệu; với các phương pháp khác nhau sự tổn thất sẽ khác nhau.
Ví dụ: Khi vo gạo nếu vo trong nồi rồi chắt nước thì vitamin B
1
bị tổn thất 26,2%, nếu
vo trong rá ở chậu thì tổn thất 37,6% và nếu vo trong rá để vòi chảy liên tục thì tổn thất
41,7%.
Trong quá trình chế biến nhiệt các món ăn, vitamin B
1
có thể tổn thất. Tỷ lệ tổn thất
Chủ biên: Nguyễn Đắc Cường – Lã Minh Quý Ebook.VCU 25

×