Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.98 KB, 22 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT TP PHAN RANG – TC. TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. --------- oOo ---------. -----------------------. Đề tài: GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh I. Đặt vấn đề: 1.Lý do khách quan Trong chương trình Ngữ văn 9, ở phân môn tập làm văn các em được làm quen với một thể loại nghị luận mới- nghị luận văn chương. Đây là thể loại tương đối khó so với học sinh. Bởi vì muốn làm tốt bài văn, các em phải có những kiến thức chung về nội dung, nghệ thuật, đặc điểm tình cách nhân vật … trong tác phẩm. Tuy nhiên trong thực tế, ít có học sinh chịu đọc sâu, đọc kĩ một tác phẩm. Các em thường ngại đọc vì có thể đoạn trích hay cả truyện tương đối dài. Mặt khác, một số tác phẩm tái hiện lại cuộc sống hay những cảm nhận, suy nghĩ và hành động của con người trong thời gian lịch sử đã cách thời của các em khá xa nên vốn kiến thức thực tế của các em cũng hạn chế. Trong bậc học trung học cơ sở thì lớp 9 là lớp học cuối cấp, cũng là lứa tuổi bị chi phối rất nhiều trong cuộc sống. Nhiều em trước đó học rất tốt nhưng đến thời điểm này là học sa sút hơn. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng trong lứa tuổi này là giáo viên phải dạy cho các em sự cảm nhận, suy ngẫm, sự rung cảm với các nhân vật trong tác phẩm. Bên cạnh đó các em còn phải biết trình bày những đánh giá, ý kiến của mình đối với nội dung, nghệ thuật hay nhân vật trong tác phẩm thành một bài nghị luận có sức thuyết phục . Thực tế trong những năm gần đây, học sinh viết bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thường khô cứng, máy móc theo các bài văn mẫu có sẵn hoặc các dàn bài giáo viên hướng dẫn các em xây dựng. Các em chưa tự nêu được những cảm nhận của chính mình về những nội dung đề bài yêu cầu liên quan đến.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> tác phẩm. Mặt khác các em thường ít khi thực hiện tốt hoặc đầy đủ các bước làm bài, các em thường bỏ qua bước xây dựng dàn bài hoặc đọc lại bài sau khi làm xong. Vì vậy bài viết đôi lúc diễn đạt lúng túng, không mạch lạc, rõ ràng, không theo một qui trình nhất định nên kết quả làm bài thường không cao. Đôi lúc có em không đọc kĩ đề bài và tìm ý nên dễ nhầm lẫn các dạng đề và viết theo cảm tính mà không theo một định hướng nhất định nào cả. Trong quá trình nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy thực tế rất ít học sinh chịu tìm hiểu, mượn cả tác phẩm truyện về đọc. Một số học sinh khi sang học kì II thì không còn nhớ mình đã học những truyện ngắn hay trích đoạn nào, của tác giả nào, nhận vật chính là ai, số phận của họ ra sao trong những tác phẩm mình đã học ở Học kỳ I. Vì thế các em không thể làm tốt bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2011 – 2012,các em được làm với đề bài “ Hãy phân tích tình cảm cha con sâu nặng trong trích đoạn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng (Phần trích trong Ngữ văn 9, tập 1)”. Có thể nói đề tương đối nhẹ vì đây là tác phẩm gần gũi với các em, các em được học, được làm trong kiểm tra văn, có khi được viết bài Tập làm văn số 6 trong chương trình Học kỳ II. Vậy mà nhiều học sinh không làm được bài. Trong bài các em không nêu được tình cảm sâu nặng của cả hai nhân vật ông Sáu và bé Thu, có bài chỉ như đang viết lại một số chi tiết các em nhớ trong đoạn trích được học mà không theo một trình tự nào cả, có bài chỉ nêu tình cảm của ông Sáu hoặc bé Thu mà không có sự gắn kết giữa hai nhân vật … không nêu được ý kiến đánh giá, nhận xét, suy nghĩ của mình đối với tình cảm sâu nặng của hai cha con anh Sáu biểu hiện qua những hành động, lời nói, tính cách của nhân vật , có em còn để luôn giấy trắng phần bài này. Vì vậy kết quả bài làm không cao, ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào của lớp 10.. 2.Lý do chủ quan:. Nhà văn vĩ đại người Nga M. Gorki đã từng nói: “ Văn học là nhân học”. Thật vậy, dạy văn chính là dạy cách làm người. Người giáo viên ngữ văn cần dạy cho học sinh ngoài những kiến thức các em phải tiếp thu còn là dạy cho các em biết cảm thụ, biết rung cảm trước cái đẹp, biết đồng cảm trước những số phận bất hạnh của nhân vật trong tác phẩm, những con người trong cuộc đời. Để từ đó các em có định hướng đúng đắng trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè và với mọi người, có sự nhìn nhận đánh giá đối với từng nhân vật, sự kiện mà các em được tiếp xúc. Dạy môn Ngữ văn lớp 9 khó vì lượng kiến thức nhiều vì đó là khối lớp có nhiệm vụ hệ thống, tổng hợp kiến thức đã học của các khối lớp trước. Mà dạy phân môn Tập làm văn lớp 9 càng khó hơn. Vì ở lớp này, phân môn Tập làm văn mà các em được học vừa có tính kế thừa, vừa nâng cao, mở rộng các kiểu bài các em đã được học. Do đó để dạy tốt, giáo viên phải có sự chuẩn bị thật chu đáo mới có thể hướng dẫn học sinh làm bài tốt. Trong thực tế ít có giáo viên nào chọn tiết Tập làm văn để dạy thể nghiệm chuyên đề, thi kỹ năng hoặc thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Có thể do giáo viên ngại vì học sinh ít tích cực trong giờ học này hơn giờ học văn.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> bản hoặc tiếng Việt. Hơn nữa giờ dạy này còn đòi hỏi người giáo viên sự chuẩn bị và cả quá trình giảng dạy trên lớp vất vả hơn những giờ học khác. Đặc biệt với kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt hơn. Giáo viên phải tự nghiên cứu tìm tòi, phải đọc cả tác phẩm để có cái nhìn chung về tác phẩm. Phải thực sự cảm nhận sâu sắc đối với số phận nhân vật, những sự kiện xoay quanh nhân vật chính, thời đại tác giả đang sống và sáng tác, bối cảnh lịch sử chi phối quá trình sáng tác của tác giả … Để từ đó mới có cái nhìn toàn diện và có thể giúp các em có sự nắm bắt những vấn đề chính của tác phẩm. Với những trăn trở, suy nghĩ về hướng đi cũng như làm thế nào để nâng cao chất lượng làm bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh, bản thân tôi xin nêu một số biện pháp đã thực hiện nhằm giúp học sinh có được những kỹ năng Làm tốt bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).. II. Những biện pháp giải quyết vấn đề: Chắc hẳn chúng ta điều biết, nghị luận văn học là dạng bài văn nghị luận mà nội dung của nó đề cập đến một vấn đề văn học. Vấn đề văn học ấy có thể là một ý kiến về lí luận văn học, một nhận định về một nền văn học, một thời kì, một xu hướng hay một trào lưu văn học, một tác giả, một tác phẩm hay một nhân vật, một chi tiết văn học. Như vậy muốn làm tốt bài nghị luận văn học, người viết phải có những kiến thức, hiểu biết cơ bản đối với những tác phẩm văn học mà mình muốn bàn luận hoặc đánh giá. Mặt khác, trong nghị luận văn học thì kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là một kiểu bài khá quen thuộc. Bài nghị luận văn học về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thường được chia thành các kiểu bài cụ thể: bàn về nhân vật, bàn về nội dung, chủ đề hoặc một yếu tố nghệ thuật của truyện. Đó chính là những vấn đề mà tác giả gửi gắm vào đó những suy tư, những trãi nghiệm, những cách nhìn nhận của mình đối với cuộc sống và con người trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nó chính là một trong những bức tranh tái hiện lại một thời đại đang diễn ra hay đã xa rồi của đất nước, con người. Riêng trong chương trình Ngữ văn 9, đối với kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), các em chủ yếu được nghị luận về nhân vật hoặc chủ đề tác phẩm. Những vấn đề này tương đối gần gũi với các em trong quá trình học văn bản. Bên cạnh đó, trên cơ sở xác định được trọng tâm của kiểu bài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh các bước tiến hành để có được những kiến thức cơ bản về nội dung mà mình muốn nghị luận. Sau đây là những bước giáo viên tiến hành thực hiện nhằm giúp học sinh làm bài nghị luận đạt kết quả tốt.. A. Hướng dẫn học sinh trong giờ học tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Chúng ta biết rằng môn học Ngữ văn bao gồm ba phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Đặc biệt chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình học sinh được tiếp thu kiến thức cũng như rèn kỹ năng làm bài. Hơn.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> nữa, khi làm bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) học sinh lại sử dụng chính những nội dung đã học phục vụ cho việc đánh giá, nêu ý kiến của mình. Trong giờ văn giáo viên thực hiện các thao tác sau:. 1.Hướng dẫn học sinh tóm tắt tác phẩm (hoặc đoạn trích):. Việc làm này thoạt đầu nghe có vẻ không cần thiết. Tuy nhiên, tất cả các tác phẩm (hoặc đoạn trích) trong chương trình, học sinh được tiếp xúc đầu tiên chính là trong giờ học văn bản. Các đoạn trích học sinh được học tương đối dài nên các em khó nắm bắt hết toàn bộ văn bản. Do đó, để có thể có được những kiến thức trọng tâm, các em cần nằm được các chi tiết chính của tác phẩm hay nói cách khác chính là các em phải biết tóm tắt tác phẩm. Khi các em tóm tắt được tác phẩm nghĩa là các em đã có cái nhìn chung đối với tác phẩm và nhân vật. Đó là điều cần thiết khi học sinh thực hành làm bài nghị luận. Trong thực tế, không phải học sinh nào cũng chịu khó đọc hết văn bản và tóm tắt các ý chính xoay quanh nhân vật. Nhằm giúp học sinh thực hiện tốt hoạt động này, giáo viên yêu cầu các em đọc văn bản trước, trả lời các câu hỏi giáo viên nêu ra xoay quanh các nhân vật chính. Thông qua việc trả lời câu hỏi các em sẽ nắm được những yếu tố trọng tâm cần biết. Ví dụ: Trước khi học tác phẩm “ Làng” của Kim lân, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau vào vở soạn văn của mình: - Những điểm chính về nhà văn Kim Lân? - Truyện ngắn này viết về ai? Nhân vật ấy có tình cảm như thế nào đối với làng quê của mình? - Ông Hai đã nghe tin gì về làng Chợ Dầu của mình? Lúc ấy tình cảm của ông Hai ra sao? Những ngày sau đó, tâm tư tình cảm của ông như thế nào? - Câu nói: “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”thể hiện điều gi đang xảy ra trong tâm trí ông Hai? - Cuối đoạn trích tâm trạng ông Hai như thế nào? Vì sao? - Hãy viết đoạn văn xâu chuỗi các nội dung vừa tìm được. (Tóm tắt đoạn trích) Trong giờ học, sau khi đọc tác phẩm, giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích theo ý của mình. Đó chính là dịp các em thể hiện khả năng của mình. Giáo viên cho điểm khuyến khích những học sinh có nội dung tốt nhằm động viên tinh thần các em và khích lệ các học sinh khác. Sau khi học sinh trình bày phần tóm tắt của mình, giáo viên cung cấp cho các em một bài tóm tắt tác phẩm (hay đoạn trích) đầy đủ. Việc làm này rất cần thiết. vì không phải tất cả học sinh đều có khả năng tóm tắt tác phẩm tốt mặc dù các em đã được giáo viên hướng dẫn. Việc cung cấp phần tóm tắt của giáo viên sẽ giúp các em đối chiếu với bài làm của mình hay những em chưa thực hiện tốt phần này có thể ghi chép lại làm tư liệu học tập cho mình. Ví dụ: Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Ông Sáu xa gia đình đi kháng chiến, đến ngày hòa bình vừa lặp lại, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp chung với má mà em biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2.Hướng dẫn học sinh tìm những chi tiết chính về nhân vật, tình huống, nội dung, nghệ thuật tác phẩm: Nhân vật, tình huống, cốt truyện, ngôi kể … là những yếu tố chính của một tác phẩm truyện. Học sinh tìm hiểu những yếu tố này cũng chính là đang tìm hiểu tác phẩm. Thông qua hệ thống câu hỏi trong giờ học giáo viên giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản nhất đối với tác phẩm. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông qua hệ thống các câu hỏi (Nhân vật chính là ai? Đặc điểm tính cách như thế nào?hành động của nhân vật ấy ra sao? Chi tiết chứng tỏ tâm tư, tình cảm của nhân vật?....). Nội dung các em trả lời chính là những kiến thức cơ bản xoay quanh nhân vật mà các em cần có. Đặc biệt các em phải có được những kiến thức trọng tâm liên quan đến nhân vật chính của tác phẩm? Ví dụ: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” - Anh Sáu là một người cha rất yêu thương con. Trong chuyến trở về nhà, anh mong muốn được gặp con, được con gọi bằng “ba”cho thỏa lòng thương nhớ. Anh đau đớn, khổ sở vô cùng khi bé Thu đối xử lạnh nhạt với mình. Hơn nữa anh đã đánh đứa con yêu quý của mình vì không kiềm nén được sự tức giận trước thái độ bướng bĩnh của con bé. Rồi anh sung sướng vô cùng khi con gọi tiếng “ba” sau bao nhiêu ngày chờ đợi trong sự bất lực và khổ đau. Khi ở chiến - Sáu đã dồn tất cả tình yêu thương sâu nặng vào làm cho con chiếc khu, anh lược. -Trước lúc hy sinh, chỉ có tình cha con là không thể mất, anh đã kịp nhờ người- bạn đem lược về trao cho con gái. - Bé Thu là cô bé rất đáng yêu. Trong lần đầu gặp gỡ, khi đối diện với người đàn ông xa lạ, em đã thét lên và bỏ chạy. Những ngày tiếp theo em kiên quyết không nhận ông Sáu là cha, không cho ông một cơ hội nào để thể hiện tình yêu thương của mình. Chi tiết Thu hất tung cái trứng cá anh Sáu gắp cho thể hiện sự kiên quyết, cứng cỏi trong tính cách của em. Đó chính là lúc em thể hiện tình yêu thương người cha trong tâm trí mình mạnh mẽ nhất. Buổi sáng chia tay trong em đã nhận ra rằng anh Sáu chính là cha của mình, vết thẹo trên mặt anh chính là do bọn giặc gây nên. Thế là tình yêu thương cha bấy lầu dồn nén nay vỡ òa ra trong tiếng kếu “ba…” xé cả lòng người…. - Tình cảm của cha con anh Sáu thật sâu nặng thắm thiết nhưng lại bị chiến tranh chia cắt..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bên cạnh đó, giáo viên cho các em tìm tình huống truyện, phân tích ý nghĩa của tình huống truyện đối với sự phát triển trong suy nghĩ, hành động, tính cách nhân vật. Việc sử dụng ngôi kể, tác dụng của ngôi kể. Những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Đây chính là những yếu tố giúp các em có được những kiến thức cơ bản để làm tốt bài Tập làm văn.. B.. Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các bước làm bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Trong chương trình ngữ văn 9, số tiết các em được học về thể loại này rất ít (Tổng cộng chỉ có 3 tiết) và sau khi vừa học xong các em thực hành viết bài làm ngay. Như vậy là các em không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu hơn trước khi thực hành. Đó chính là điều khó khăn với các em cũng có nghĩa là giáo viên cần phải có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để hướng dẫn học sinh làm tốt kiểu bài này. Giáo viên cần chủ động trong việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các bước làm bài nhằm giúp các em thực hành tốt bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).. 1.. Hướng dẫn học sinh phân tích đề:. Có thể nói đây chính là bước quan trọng đầu tiên quyết định cho sự thành công của bài viết. Vì chỉ khi nào xác định đúng yêu cầu của đề bài thì người viết mới có những nhận định chính xác để bài viết đi đúng hướng, đáp ứng đúng yêu cầu đề ra. Ngược lại nếu xác định sai yêu cầu có nghĩa là người viết đã đi chệch hướng hay nói cách khác là lạc đề. Và như vậy thì những việc làm sau đó xem như vô ích vì nó không mang lại kết quả như mong muốn. Điều đó có nghĩa là người giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết phân tích kĩ đề bài, xác định đúng trọng tâm nội dung yêu cầu của đề bài để có hướng đi chính xác trong quá trình thực hành làm bài. Trong chương trình Ngữ văn 9, ở phần Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) có nhiều dạng đề khác nhau như đề mệnh lệnh và đề “mở”. Dạng đề mở thường để “mở” yêu cầu, các em có thể vận dụng nhiều cách khác nhau để thực hiện yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên dạng đề này cũng gây cho các em khong ít khó khăn. Bởi vì muốn làm tốt dạng đề này, các em phải xác định chính xác mình sử dụng suy nghĩ, cảm nhân của bản thân hay phân tích đối với đề bài, từ đó có hướng làm bài tốt. Như vậy nếu không khéo các em dễ lẫn lộn các dạng đề và bài làm không đạt yêu cầu. Nhưng trong chương trình các em ít gặp dạng đề này mà dạng chính các em thực hành viết chính là dạng đề có mệnh lệnh. Đó chính là điều kiện thuận lợi cho học sinh trong khi học kiểu bài này. Ở dạng đề mệnh lệnh các em thường gặp các dạng đề sau: Dạng 1: Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh của nhân vật, tác phẩm: Ví dụ: - Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9 /65).
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. ( SGK Ngữ văn 9/68) - Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. ( SGK Ngữ văn 9/68) - Cảm nhận về anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long Dạng 2: Suy nghĩ về đặc điểm nhân vật, tác phẩm theo chủ đề: Ví dụ: - Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. (SGK Ngữ văn 9 /65) - Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. (SGK Ngữ văn 9 /64) - Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) (SGK Ngữ văn 9 /69) - Tryện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. (SGK Ngữ văn 9 /69) Dạng 3: Phân tích đặc điểm tính cách nhân vật hay tác phẩm Ví dụ: - Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9 /65) - Phân tích nét nổi bậc trong tính cách ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. - Phân tích sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ và chị Hai Dương trong truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn. Mặc dù các dạng đề khác nhau với những yêu cầu nghị luận cũng khác nhau nhưng tựu chung lại người viết đều phải có những kiến thức, hiểu biết, những cảm nhận chung về tác phẩm cũng như những suy nghĩ, tư tưởng tình cảm tác giả gửi gắm trong tác phẩm và nhân vật. Bên cạnh đó, tùy theo mỗi dạng đề mà giáo viên cho học sinh phân biệt sự khác nhau giữa các mệnh lệnh suy nghĩ, cảm nhận và phân tích. Phải hiểu được thế nào là suy nghĩ, cảm nhận? Thế nào là phân tích? Đó chính là điều cần thiết để học sinh làm chính xác bài nghị luận. Đề phân tích yêu cầu người viết phải phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét làm sáng tỏ vấn đề. Đề bài này yêu cầu người viết phải có những kiến thức tổng hợp đối với tác phẩm, tác giả để có thể giải quyết những vấn đề trọng tâm của tác phẩm. Đề suy nghĩ, cảm nhận yêu cầu người viết nêu nhận xét của mình về nhân vật, về tác phẩm hay về chủ đề của tác phẩm trên cơ sở cảm nhận chủ quan của người viết và nó được làm sáng tỏ bằng chính những chi tiết trong tác phẩm… Tuy nhiên dạng đề này không yêu cầu người viết phải phân tích đầy đủ các chi tiết hay.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà chỉ cần chọn những chi tiết có thể đáp ứng yêu cầu làm sáng tỏ suy nghĩ và cảm nhận của mình.. 2.. Hướng dẫn học sinh tìm ý:. Đây là một bước không kém phần quan trọng trong quá trình làm bài nghị luận. Chỉ khi nào người viết tìm được những ý hay thì mới có thể triển khai bài viết hay. Có nghĩa là người viết phải có được những ý đúng với yêu cầu của đề bài và tuyệt vời hơn đó là những ý mới của chính bản thân người viết chứ không phải là những ý đã có sẵn của người người khác. Trước hết ta cần hiểu rằng tác phẩm văn học chính là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ qua cảm nhận của tác giả gửi vào cái nhìn, sự phát triển trong hành động, suy nghĩ, tính cách của nhân vật. mỗi nhân vật thường đại diện cho một tầng lớp người trong xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định. Ví dụ: Ông Hai (Làng – Kim Lân) là đại diện cho người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; anh thanh niên (Lặng lẽ SaPa – Nguyễn Thành Long) là đại diện cho những con người lao động mới hăng say lao động vì quê hương đất nước trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; anh Sáu ( Chiếc lược ngà –Nguyễn Quang Sáng) là đại diện cho những người cán bộ miền Nam trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước…. Vì thế, giáo viên cần xác định cho học sinh hiểu rằng muốn tìm được ý hay, ý đúng đáp ứng được yêu cầu của đề bài thì các em phải đọc kĩ, đọc sâu tác phẩm. Đây là thao tác mà các em đã được thực hiện trong khi học văn bản. Đó chính là điều thuận lợi cho các em khi học kiểu bài nghị luận này. Tuy nhiên để học sinh có được những ý tốt, giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc lại tác phẩm, tóm tắt tác phẩm, nắm được những ý chính xoay quanh nhân vật chính, đặc điểm tính cách của nhân vật, tình huống truyện và tác dụng của việc xây dựng tình huống đó., nghệ thuật của tác phẩm …. Chỉ có đọc kĩ tác phẩm các em mới có được những kiến thức cần thiết cho việc làm bài văn nghị luận, chỉ có đọc kĩ, đọc sâu tác phẩm các em mới có thể đồng cảm, rung động cùng với số phận nhân vật, thêm hiểu biết về một thời đại đã qua với những chuyển biến thăng trầm của đất nước và con người …. Không thể nào có một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) tốt khi người viết chưa một lần đọc hoặc chỉ đọc lướt qua tác phẩm. Vì để hoàn tất một tác phẩm, tác giả phải trãi qua quá trình “thai nghén” với nhiều trăn trở suy tư, thậm chí phải gần như vắt kiệt sức mình để “sinh” ra đứa con tinh thần đặc sắc cống hiến cho cuộc đời. Ví dụ: Trong truyện ngắn “Làng” khi xây dựng nhân vật ông Hai, chắc hẳn nhà văn Kim Lân phải có những trãi nghiệm thật đặc sắc, những am hiểu sâu sắc về tâm lí của người nông dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, người nông dân có sự gắn bó sâu sắc với làng quê của mình gần như máu thịt, người nông với cái tính đáng yêu là hay khoe về làng của mình. Và sáng tạo hơn ông đã cho thấy sự đấu tranh giữa tình làng và tình nước – một chuyển biến mới trong tâm lí của người nông dân Việt Nam- gay gắt trong suy nghĩ của ông Hai. Cuối cùng tình yêu nước, tình yêu kháng chiến, yêu cụ.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời câu hỏi để tìm ra những ý liên quan đến tác phẩm. Giáo viên có thể giúp học sinh tìm ý bằng cách sử dụng các dạng câu hỏi sau: a. Câu hỏi tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác: - Tác giả của truyện ngắn là ai? Những nét nổi bậc về cuộc đời và sáng tác của tác giả ấy? Tác giả có những đặc sắc gì trong phong cách sáng tác? Những tác phẩm tiêu biểu ? Những đóng góp của tác giả đối với nền văn học nước nhà? Những ghi nhận của xã hội đối với tác giả? - Đoạn trích phải nghị luận là từ đâu? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? Tác phẩm này có phải là tác phẩm đặc sắc nhất của tác giả hay không? Tác phẩm được đánh giá như thế nào? b. Câu hỏi tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, chủ đề của tác phẩm: - Đề bài yêu cầu nêu những khía cạnh nào của tác phẩm? Những ý nào trong tác phẩm thể hiện rõ nhất chủ đề tư tưởng của tác phẩm? Nội dung tác phẩm phản ánh vấn đề gì? Giá trị của vấn đề ấy đối với cuộc sống xã hội đương thời hiện tại?... - Tác phẩm được viết với phương thức biểu đạt nào? Ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể? Tình huống truyện như thế nào? Tác dụng của tình huống truyện đối với sự phát triển tâm lý nhân vật? Ngôn ngữ của tác phẩm như thế nào?..... - Chủ đề của tác phẩm là gì? Những nhân vật nào thể hiện rõ chủ đề đó của tác phẩm? Chủ đề đó có phải là trọng tâm của vấn đề tác giả muốn nói hay không? c. Câu hỏi tìm hiểu đặc điểm tính cách của nhân vật: - Nhân vật được nghị luận là ai? Đó có phải là nhân vật chính của truyện hay không? Nhân vật đại diện cho tầng lớp nào của xã hội? - Nhân vật có những đặc điểm tính cách gì? Nét tính cách nào là tiêu biểu nhất của nhân vật? Diễn biến tâm lí ra sao? Những chi tiết nào trong tác phẩm thể hiện điều đó? Sự phát triển tâm lý nhân vật có hợp lí không? Vì sao? d. Câu hỏi gợi mở, nâng cao giá trị của tác phẩm: - Trong thời điểm đó có những tác phẩm nào cùng phản ánh một đề tài với tác phẩm không? - Sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với cuộc sống xã hội? Tại sao tác phẩm lại được mọi người yêu quý? Trong thời điểm hiện nay, tác phẩm có ảnh hưởng như thế nào? - Em có những cảm nhận như thế nào về tác phẩm? Suy nghĩ của em sau khi tìm hiểu tác phẩm?....
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Đây chỉ là một số câu hỏi mang tính chất gợi mở nhằm giúp học sinh đặt ra để tìm được những ý liên quan đến yêu cầu nghị luận của đề bài. Tuy nhiên không thể nào trong một tiết học giáo viên có thể giảng giải được tất cả. Đó là điều không tưởng và nếu cố gắng thực hiện tất cả thì học sinh cũng không thể nào hiểu rõ và trả lời hết các câu hỏi này. Hơn nữa nếu cùng một lúc giáo viên đưa ra hàng loạt câu hỏi thì học sinh sẽ bị rối lên, thậm chí các em thấy nặng nề và “sợ hãi” luôn. Như vậy, người giáo viên phải giúp học sinh chọn lựa những câu hỏi phù hợp với yêu cầu của đề bài. Có như vậy thì các em mói có thể cảm nhận hết giá trị của tác phẩm. Các em sẽ có được những ý hay, nêu được những cảm nhận tinh tế của mình đối với tác phẩm và nhân vật. Ví dụ: Đối với đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đặt ra một số câu hỏi nhằm giải quyết yêu cầu của đề bài như sau: + Nhà văn Kim Lân có những đặc sắc gì trong sáng tác của mình? + Nhân vật ông Hai có những nét nổi bật nào trong tính cách? + Tình yêu làng của ông thể hiện như thế nào khi ở nơi tản cư? + Tình cờ ông Hai nghe được tin dữ gì về làng Chợ Dầu yêu quý của ông? + Tâm trạng ông Hai lúc này như thế nào? Những chi tiết nào thể hiện sự đau đớn, dằn vặt trong tâm trí của ông? + Chi tiết nào trong truyện thể hiện ông Hai yêu kháng chiến, trung thành với với cụ Hồ? Tình nước chiến thắng tình làng thể hiện trong câu nói nào của ông Hai? + Tình cảm của ông Hai như thế nào khi tin xấu về làng được cải chính? + Tình cảm của em đối với ông Hai sau khi học truyện ngắn Làng? + Những nhận xét của em về sự biến chuyển trong suy nghĩ, tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp qua nhân vật ông Hai? Khi trả lời được các câu hỏi này, học sinh sẽ có những ý trọng tâm để có thể làm tốt bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm. Tương tự như thế, giáo viên hướng dẫn học sinh có thể áp dụng các dạng câu hỏi để thực hiện việc tìm ý cho các đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Sau khi học sinh đã tìm được ý, giáo viên hướng dẫn các em sắp xếp ý (luận điểm, luận cứ, lập luận ….) để có trình tự hợp lí đáp ứng yêu cầu đề bài.. 3.. Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài:. Trong thực tế rất nhiều học sinh thực hiện không tốt bước này, có lẽ vì các em ngại hoặc thậm chí là lười. Thế nên, thông thường, khi đọc và xác định xong đề các em bắt tay vào viết ngay nên dẫn đến tình trạng bài viết trình bài không mạch lạc, lô-gich, nhiều bài trình bày lung tung do các em nhớ lúc nào là làm ngay lúc đó mà không theo một mạch dẫn chung. Thói quen làm dàn bài ít được các em rèn luyện. Chính vì vậy mà thường kết quả bài làm không cao. Đối với bài nghị luận này, các yêu cầu của đề thường theo một số yêu cầu nhất định. Học sinh ngoài việc tìm ý cần phải biết sắp xếp các ý theo một hệ thống nhằm đãm bảo các yêu cầu đề ra. Giáo viên các hướng dẫn các em xác định đề bài.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> yêu cầu nghị luận theo chiều “ngang” hay “dọc”, nghĩa là phải biết lấy tất cả các chi tiết phục vụ chung cho yêu cầu hay thực hiện theo trình tự từ đầu đến cuối tác phẩm. Ví dụ: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng nếu đề bài yêu cầu “Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà” có nghĩa là các em phải làm theo chiều “dọc”. Tức là đi theo tiến trình từ đầu đến cuối tác phẩm. Ngược lại, nếu đề yêu cầu “Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà” có nghĩa là các em phải đi theo chiều “ngang”. Tức là các em phải tìm tất cả những chi tiết liên quan đến bé Thu để làm sáng tỏ cho nhận định, đánh giá của mình. Giáo viên giúp các em hình dung làm một bài văn cũng giống như một người thợ xây nhà. Nếu cứ tùy tiện gắn các viên gạch không theo một định hướng nào (không xây dựng trước khung nhà) thì sẽ không có được ngôi nhà đẹp và tệ hơn cũng chẳng ra hình một ngôi nhà. Do đó, muốn có bài văn hay thì cần phải có dàn bài tốt ( tức là cái sườn vững chắc). Một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thường có ba phần 1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện hay một đoạn trích(tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. 2. Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. 3. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Đó chính là dàn bài chung cho tất cả các dạng đề bài. Tuy nhiên trong thực tế làm bài, mỗi dạng đề các em phải xây dựng một dàn bài khác nhau tùy theo yêu cầu cũng như hệ thống ý mà các em đã tìm được. Tuy nhiên giáo viên cần lưu ý các em rằng không phải tất cả các ý đều là ý chính, ý lớn của bài. Tùy theo nội dung cần sắp xếp ý lớn trước sau đó là các ý nhỏ triển khai, mở rộng thêm cho ý lớn. Và chỉ có như vậy thì dàn bài mới chi tiết và lượng kiến dành cho từng phần mới mạch lạc, rành mạch. Ví dụ: *. Với đề bài: “Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng Dàn bài chi tiết cần có các ý sau: a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và ý kiến đánh giá về tác phẩm b. Thân bài: - Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện - Phân tích nội dung: Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh + Lúc ông Sáu trở về: . Ông Sáu khao khát được gặp con . Bé Thu ngờ vực xa lánh.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Trong thời gian ở nhà: . Ông Sáu luôn quanh quẩn bên con đau lòng khi con không nhận mình là ba. . Bé Thu luôn tìm cách xa lánh, không đón nhận sự chăm sóc + Lúc chia tay: . Ông Sáu muốn ôm con, hôn con nhưng không dám . Bé Thu kêu thét lên, ôm chặt lấy ba, không cho ba đi … + Lúc ở chiến trường: . Ông Sáu nhớ con, ân hận vì đã đánh con. Làm chiếc lược tỉ mỉ nhớ con lấy lược mài lên mái tóc mong gặp lại con. . Nhờ đồng đội mang lược về trao cho con mới yên lòng nhắm mắt. - Phân tích nghệ thuật: + Miêu tả tâm lí, xây dựng nhân vật có tính cách mạnh mẽ + Chi tiết chọn lọc tự nhiên, hợp lí. Nghệ thuật tạo tình huống đặc sắc, điển hình. + Cách trần thuật linh hoạt, lôi cuốn .. c. Kết bài: - Khẳng định giá trị tác phẩm trong cuộc sống - Rút ra bài học mở rộng, nâng cao. *. Với đề bài: “Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang sáng Dàn bài chi tiết cần có các ý sau: a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật bé Thu- Nhân vật chính của tác phẩm- và những cảm nhận đánh giá về nhân vật. b. Thân bài: - Nhân vật bé Thu + Lúc ông Sáu trở về, Bé Thu ngờ vực xa lánh, thét lên bỏ chạy khi có người đàn ông xa lạ nhận là ba mình + Trong thời gian ở nhà: . Bé Thu luôn tìm cách xa lánh, không gọi ba, chỉ nói trổng . Gặp tình huống khó khăn ( Nồi cơm lớn đang sôi) nó gọi giúp nhưng vẫn nói trổng, cuối cùng tự giải quyết khó khăn một mình (con bé đáo để thật) . Nó không đón nhận sự chăm sóc của ông Sáu, hất tung cái trứng cá, bị đánh không khóc, bỏ sang nhà ngoại với sự giận dữ… + Lúc chia tay: . Bé Thu nhận ra sự thật, ông Sáu chính là ba nó, vết thẹo là do kẻ thù gây ra qua lời kể của ngoại… . Bé Thu kêu thét lên, ôm chặt lấy ba, không cho ba đi … . Cho ba đi với lời hứa khi nào ba về mang cho nó cây lược… + Cảm xúc của bản thân trước tình cảm của bé Thu - Nghệ thuật: + Miêu tả tâm lí, xây dựng nhân vật có tính cách mạnh mẽ, am hiểu tâm lí trẻ em.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Chi tiết chọn lọc tự nhiên, hợp lí. Nghệ thuật tạo tình huống đặc sắc, điển hình. + Cách trần thuật linh hoạt, lôi cuốn .. c. Kết bài: - Khẳng định lại nét đặc sắc trong tính cách của nhân vật bé Thu - Liên hệ tình cảnh của những em bé khác trong hoàn cảnh chiến tranh - Tình cảm và hành động của bản thân khi đang được sống trong hòa bình Hai dàn ý trên chỉ là những dàn ý mang tính chất tham khảo theo từng dạng đề bài yêu cầu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tùy theo yêu cầu cụ thể mà có dàn bài thích hợp, đáp ứng được yêu cầu của đề bài. Và quan trọng hơn các em phải biết sắp xếp các luận điểm thành hệ thống lô-gich để bài viết được mạch lạc, rõ ràng. Trong quá trình hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài, giáo viên cần lưu ý các em tránh những lỗi sau: - Chọn ý không phù hợp với đề bài để dưa vào dàn bài – điều đó làm dàn bài không liền mạch - Xắp xếp các ý lẫn lộn không theo một qui trình phù hợp với yêu cầu của đề bài – điều đó sẽ gây khó khăn cho các em trong khi viết bài, hơn nữa bài làm sẽ rối và đứt mạch ý. - Lặp ý, một ý chung nhưng xếp vào nhiều luận diểm – điều đó làm cho bài viết có sự trùng lập ý và gây nhàm chán cho người đọc. - Tránh biến bài nghị luận thành bài văn kể, miêu tả hoặc lượt thuật tác phẩm - như vậy bài viết sẽ lạc đề và tất nhiên không đạt kết quả tốt.. 4.. Hướng dẫn học sinh viết bài:. Có thể khẳng định đây chính là bước quang trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của bài viết. Vì nếu không các em sẽ lặp lại thao tác đưa dàn bài vào mà không triển khai các ý trong dàn bài thành câu thành đoạn. Đây là bước chiếm thời gian nhiều nhất trong quá trình làm bài (Hai phần ba thời gian ). Do đó giáo viên cần hướng dẫn các em cụ thể cách viết từng phần từng đoạn theo hệ thống ý đã tìm được và xây dựng dàn bài chi tiết.. a. Hướng dẫn học sinh viết đoạn mở bài: Đoạn mở bài có tính chất quan trọng, là đoạn văn khởi đầu của tất cả các kiểu văn bản. Nó có tính chất lôi cuốn hấp dẫn người đọc đến những đoạn tiếp theo trong bài. Thế nhưng đây lại là đoạn thường gây khó khăn cho học sinh. Nhiều em rất vất vả vì không biết làm thế nào để có thể viết đoạn mở bài. Nhiều em ngồi cắn bút trong thời gian kh1 dài. Vị vậy có khi các em không đủ thời gian đề làm các phần khác, mà trong đó trọng tâm và chiếm nhiều thời gian nhất là phần thân bài. Trong thực tế, nhiều em chỉ cần vượt qua được phần mở bài là các em làm rất nhanh các phần khác. Có thể đây chính là vấn đề mang tính chất tâm lí nhiều hơn. Các em lo lắng vì sợ mình viết sai, viết lạc đề nên cảm thấy áp lực nhiều ở phần này. Nhằm giúp học sinh thực hiện tốt phần này, giáo viên hướng dẫn học sinh có thể mở bài bằng các cách sau:.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Mở bài trực tiếp: Nêu trực tiếp vấn đề cần nghị luận + Mở bài gián tiếp: Nêu các ý kiến có liên quan đến vấn đề cần nghị luận (sử dụng sự so sánh, khái quát, đối chiếu với vấn đề cần nghị luận) Trong hai cách mở bài trên, giáo viên hướng các em ít có năng khiếu về văn nên chọn cách mở bài trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, ngược lại các em có khả năng viết tốt thì nên chọn cách mở bài gián tiếp vì như vậy các em có điều kiện thể hiện suy nghĩ, cảm nhận của mình sâu sắc hơn, bài làm tốt hơn. Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh biết là dù mở bài bằng cách nào thì trong phần mở bài phải nêu được tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận và ý kiến đánh giá chung của người viết. Giáo viên cho học sinh tham khảo hai cách mở bài sau: Đề bài: “Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng * Mở bài trực tiếp: Bé Thu – nhân vật chính trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng - là một cô bé đáng yêu nhưng gặp phải cảnh ngộ éo le trong chiến tranh. Một cô bé chỉ mới tám tuổi nhưng phải chịu những bất hạnh do cuộc chiến gây ra. Một cô bé chịu sự nhớ thương chờ đợi trong suốt tám năm ròng để được gọi tiếng “ba” cho thỏa lòng mong nhớ. Nhưng rồi nghịch cảnh đã gây cho em biết bao đau đớn pha lẫn ân hận cho đến sau này. Đây chính là cô bé gây rất nhiều xúc cảm cho người đọc. Đó cũng chính là nhân vật để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. * Mở bài gián tiếp: Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người. Thế nhưng, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, biết bao gia đình Việt Nam phải chịu sự chia cắt của chiến tranh. Biết bao đứa trẻ thiếu đi vòng tay yêu thương chăm sóc của cha me. Và đáng thương hơn trong ngày gặp lại, con không chịu nhận cha chỉ vì cái vết thẹo do giặc gây ra, rồi đến khi hiểu ra sự thật thì cha con họ lại phải chia lìa. Bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một nhân vật ở trong hoàn cảnh éo le ấy. Một nhân vật đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Giáo viên cần cho các em rèn luyện viết và trình bày phần mở bài trước lớp để nhiều em đều được tham khảo các kiểu mở bài khác nhau. Việc làm này giúp các em có những kỹ năng viết đoạn và cũng giúp các em ít lúng túng hơn mỗi khi bắt đầu thực hành viết bài văn nghị luận.. b. Hướng dẫn học sinh viết đoạn phần thân bài: Bất cứ một bài văn nào khi các em thực hiện viết thì phần thân bài là phần có nội dung dài nhất, số lượng kiến thức nhiều nhất và cũng chứa nhiều đoạn văn nhất. Tuy nhiên, lâu nay nhiều em học sinh hay có thói quen viết phần thân bài chỉ duy nhất một đoạn. Điều đó làm bài viết của các em không mạch lạc, không hấp dẫn.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> người đọc và khó cho phần đọc và sửa chữa ở cuối tiết làm bài. Thói quen này có thể do các em chưa xây dựng tốt dàn bài, cũng có thể do tâm lý các em “sợ” nếu mình tách ra thì giáo viên “không nhìn rõ ra” từng phần làm bài của mình. Nhằm giúp học sinh viết tốt phần thân bài, giáo viên cần cho các em thấy rõ nhiệm vụ của phần này - phần trọng tâm của bài nghị luận. Các em cần sử dụng các kỹ năng phân tích, tổng hợp, giải thích để làm sáng tỏ những ý kiến đánh giá, nhận xét của bản thân đối với đề tài cần nghị luận. Mỗi ý kiến của các em được trình bày thành một luận điểm trong khi lập dàn ý và như vậy các em phải sử dụng quá trình lập luận, hệ thống luận cứ trong tác phẩm để làm sáng tỏ luận điểm của mình nêu ra. Mỗi luận điểm tương ứng với một đoạn văn riêng biệt. Khi thực hiện được điều này, phần thân bài của các em sẽ mạch lạc, rõ ràng, gây được thiện cảm ban đầu cho người đọc. Trong mỗi đoạn văn các em sử dụng việc phân tích, tổng hợp để đoạn văn được trọn ý và rành mạch. Mặt khác, giáo viên còn cho học sinh thấy được, các luận điểm khác nhau nhưng lại nằm trong toàn thể một bài nghị luận liên quan đến một tác phẩm nên giữa chúng phải có sự liên kết với nhau. Học sinh có thể sử dụng các phương tiên liên kết câu, liên kết đoạn để gắn chúng thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, liền mạch. Giáo viên có thể minh chứng cho các em bằng một số đoạn trong phần thân bài để các em định hình tốt hơn khi thực hành viết đoạn. Ví dụ: Đoạn thân bài của đề: “Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng Trong những ngày ở rừng, cuộc sống hết sức thiếu thốn, thiếu gạo ăn bắp, gian khổ và nguy hiểm, cái chết bủa vây cuộc chiến thầm lặng. Ông Sáu vẫn không quên lời hứa với cô con gái nhỏ. Ông đã kiếm được một khúc ngà, vô cùng vui mừng và hạnh phúc, ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược: anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc, trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẫn từng nét khắc “ Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”. Chiếc lược ngà đã thành một vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi Chiếc lược ngà đã trở thành vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình cha con sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được. Chính vì thế, khi bị trúng đạn máy bay Mĩ bắn vào ngực, lúc hấp hối, ông đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho bạn, nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở … Ông Sáu đã hy sinh trong những ngày ác liệt và gian khổ. Ngôi mộ của ông là ngôi mộ bằng giữa rừng sâu! Nhưng chỉ có tình cha con là không thể chết được! Điều ấy đã để lại biết bao cảm xúc trong lòng người đọc. * Hoặc Đoạn thân bài của đề: Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hình ảnh bé Thu, nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén. Đó là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng ba , hay khi hất cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho xuống, cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù bị dồn vào thế bí, dù bị ông Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi thái quá, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho nười cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha chụp chung trong bức ảnh với má. Người cha ấy không không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sĩ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phóng sau này. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thấy phần thân bài bao gồm rất nhiều đoạn. Mỗi đoạn trình bày một luận điểm. Tuy nhiên, điều cần thiết các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Chúng đều có tác dụng làm sáng tỏ nhận định, đánh giá của người viết đối với nhân vật hoặc chủ đề. Hơn nữa các đoạn văn cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau qua việc sử dụng các phép liên kết đoạn. Chỉ có như vậy thì nội dung bài viết mới có sức hấp dẫn, thu hút người đọc cũng như thể hiện được quan điểm, nhận định của người viết đối với tác phẩm (hoặc đoạn trích). Giáo viên cho học sinh phân tích để hệ thống trình tự viết đoạn văn trong từng phần của bài viết: Trình tự viết đoạn văn có thể theo các bước sau Nêu khái quát luận điểm nêu ý kiến nhận xét, đánh giá .
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Phân tích và làm sáng tỏ luận điểm chính bằng hệ thống luận cứ, luận chứng, chi tiết tiêu biểu từ tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Tổng hợp, khẳng định lại vấn đề trước khi chuyển ý sang luận điểm mới.. c. Hướng dẫn học sinh viết đoạn kết bài: Nếu phần thân bài là trình bày những nhận xét, đánh giá của người viết về nhân vật, chủ đề, tư tưởng hay nghệ thuật của tác phẩm thì phần kết bài là phần khẳng định lại vấn đề mà người viết muốn nói đến. Giáo viên cần xác định cho học biết ở phần này các em cần nêu những ý đánh giá, nhận xét khái quát hoặc mở rộng nâng cao vấn đề. Đây không phải là việc lặp lại các ý đã nêu ở phần thân bài nên không được viết lan man, dài dòng lặp ý làm cho bài viết không hay, gây nhàm chán cho người đọc. Thông thường trong phần kết bài ở kiểu bài nghị luận này người viết nêu những nhận xét, đánh giá về nghệ thuật cũng như những nhận định chung của mình đối với tác phẩm. Nó thể hiện rõ nhất cảm nhận của người viết đối với vấn đề cần nghị luận. Giáo viên giới thiệu đến học sinh các cách kết bài khác nhau tương ứng với phần mở bài. Kết bài thế nào là do dụng ý của người viết. Kết bài có thể là tóm tắt, khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, có lúc lại là những cảm nhận sâu sắc của người viết nhưng đôi khi lại là sự liên tưởng, nâng cao vấn đề. Tuy nhiên giáo viên cũng lưu ý học sinh rằng phần kết bài không chỉ khép lại, hoàn chỉnh bài văn mà còn làm bài văn thêm khái quát, nâng cao về mặt tư tưởng, tình cảm, chủ đề … tạo ấn tượng tốt cho người đọc. Giáo viên giới thiệu hai cách kết bài cho học sinh tham khảo để các em có những định hướng khi viết bài. Ví dụ: Đoạn kết bài của đề: Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng Chiếc lược ngà như một câu chuyện cổ tích hiện đại. Tác phẩm đã thành công trong việc xây dựng hình tượng bé Thu và gửi gắm thông điệp đẹp về tình cha con. Nhân vật ông Ba – người kể chuyện hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng, phải là người từng trải, sống hết mình vì cách mạng, với kháng chiến của quê hương, gắn bóđề: máu thịt nhận với những ngườitrích giàutruyện tình “Chiếc yêu, nhân * Hoặc Đoạn kết bài của “Cảm của emcon về đoạn lược hậu mà rất kiên cường, bất khuất, nhà văn mới có thể nhập hồn được vào các ngà” của Nguyễn Quang Sáng nhân vật, sáng tạo nhiều hình tượng với các chi tiết sinh động, bất ngờ, hơn nữa lại có giọng văn thật dung dị, cảm động..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> * Hoặc đoạn kết bài của đề: “Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng Truyện Chiếc lược ngà tập trung vào chủ đề tình cha con, nhưng ở đây tình cha con của ông Sáu và bé Thu đã không mất đi sau khi ông Sáu hi sinh. Tình cảm ấy vẫn sống mãi trong lòng con gái ông, trong lòng người bạn của ông là bác Ba và các đồng chí, tình cha con đã được nối dài trong tình cảm cách mạng, tình cảm của những người đồng chí. Truyện ngắn Chiếc lược ngà là bài ca về tình cha con, tình đồng đội … là bài ca ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các thế hệ người Việt Nam trong những năm kháng chiến chống giặc cứu nước. Kết bài trong bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là một việc làm đòi hỏi người viết phải có cái nhìn nhận, khẳng định lại vấn đề mình vửa đánh giá. Bên cạnh đó, nó cũng khẳng định được năng lực của người viết đối với nội dung vấn đề mà mình bàn luận, đồng thời cũng gợi được sự đồng cảm của người đọc đối với nội dung bài viết. Khi đặt dấu chấm kết thúc trong phần kết bài cũng là lúc người viết hoàn thành xong quá trình tìm hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm. người viết sẽ cảm thấy hài lòng hay chưa hài lòng đều thể hiện rõ sau khi đặt bút xuống. Một bài viết tốt là khi người viết cảm thấy thật thú vị và hài lòng khi đã trình bày hết tất cả những suy tư, cảm nhân cũng như những hiểu biết đối với tác phẩm, có sự đồng cảm cùng cuộc đời và số phận nhân vật cũng như những chủ đề tư tưởng của tác phẩm.. 5.. Hướng dẫn đọc và sửa chữa bài:. Có thể nói đây là bước mà học sinh hay bỏ qua. Đa số các em rất “sợ” khi thực hiện bước này. Trước tiên đó chính là vấn đề tâm lí. Nhiều học sinh sợ khi đọc lại sẽ thấy bài không hay và như vậy sẽ không còn thời gian để làm lại bài. Nhưng cũng có thể có một vài học sinh chưa chú tâm vào bài viết, chỉ mong sao viết bài thật nhanh rồi ngồi chơi chứ không quan tâm bài viết như thế nào. Hoặc không quan tâm đến kết quả cuối cùng qua phần đánh giá của giáo viên. Trước hết giáo viên cần khẳng định với các em rằng bốn bước trong quá trình làm bài không bước nào nặng, bước nào nhẹ, chúng đều có vai trò quan trọng như sau. Mỗi bước có một nhiệm vụ riêng và mục đích cuối cùng là giúp người làm bài hoàn chỉnh bài viết của mình. Các em không cần quá nhiều thời gian cho bước này. Trong thời gian 90 phút làm bài các em chỉ cần dành cho bước này khoản 5 phút là đủ. Việc đọc lại bài sẽ giúp các em điều chỉnh kịp thời những từ mình dùng sai ý nghĩa làm mất hoặc sai lệch nội dung, hoặc có thể điều chỉnh câu, tách câu để bài viết mạch lạc. Một việc làm nhỏ này chính là bước cuối cùng hoàn chỉnh bài viết. Nó giúp các em có định hướng tốt hơn trong việc sử dụng từ ngữ hoặc các phương tiện liên kết khi thực hành những bài viết khác nhau..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> * Lưu ý: Giáo viên có thể hướng cho học sinh phân thời gian khi làm bài viết trong thời gian 90 phút cụ thể như sau: - Tìm hiểu đề, tìm ý: 5 - 7 phút - Lập dàn ý: 10 - 13 phút - Viết bài: 60 - 65 phút - Đọc lại và sửa chữa: 5 phút Một khi các em đã chủ động trong việc phân thời gian thì các em sẽ chủ động hơn trong việc viết bài. Tránh trường hợp không kịp giờ vì phân bố thời gian chưa hợp lí và có khi bài làm không đầy đủ ba phân theo bố cục. Nếu chỉ còn khoản 10 phút mà các em chưa viết xong phần thân bài, các em có thể điều chỉnh rút gọn luận cứ trong phần thân bài và viết ngay phần thân bài. Đó chính là một kinh nghiệm trong quá trình làm bài. Như vậy nhìn tổng thể các em vẫn đảm bảo hệ thống luận điểm mà bài làm vẫn thực hiện trọn vẹn các phần từ mở ra những ý kiến đánh giá triển khai làm sáng tỏ vấn đề khép lại, kết thúc vấn đề đáp ứng yêu cầu của đề bài cũng như ý kiến của cá nhân đối với tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). III. Kết quả và hiệu quả phổ biến ứng dụng nội dung vào thực tiễn: Từ thực tế giảng dạy, sau khi áp dụng các hoạt động vào quá trình hướng dẫn học sinh, tôi nhận thấy đa số các em có những nhận thức tốt về kiểu bài này. Hơn nữa nhiều em đã biết áp dụng vào bài làm của mình. Do đó kết quả bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) (Bài viết số 6) tốt hơn những bài làm trước, và khi học tác phẩm truyện ở học kì II nhiều em biết tóm tắt và nắm những ý chính của bài học tốt hơn *Kết quả: Bài viết số 6 Lớp 98 99. Sĩ số 30 27. 02,5 0 0. 34,5 4 0. 56,5 18 20. 78,5 8 7. 910. TB 26 27. *Kết quả học sinh thực hiện tóm tắt văn bản trước khi học theo yêu cầu của giáo viên: Lớp. Sĩ số. 98 99. 30 27. Học kỳ I Thực hiện Không thực hiện 15 15 12 15. Học kỳ II Thực hiện Không thực hiện 27 3 25 2. Kết quả trên tuy chưa cao so với mong muốn của giáo viên nhưng rõ ràng trong các em đã có sự chuyển biến trong học tập. Các em đã nhận thức được việc chủ động trong học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp các em có những.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> kiến thức để thực hiện tốt bài làm trong kỳ thi tuyển vào lớp 10 sắp đến. Chính những chuyển biến trong suy nghĩ và hành động này mà giờ học Ngữ văn ở học kỳ II các em học tích cực hơn. Giờ học vì thế cũng nhẹ nhàng và thú vị hơn. Việc ứng dụng sáng kiến này giáo viên không thể thực trong một thời gian ngắn mà hoàn tất được. Ngay từ học kỳ I, khi học những tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), trong các giờ học văn bản giáo viên đã có những định hướng, chuẩn bị tâm lý cho học sinh để các em tham gia học tốt ở học kỳ II. Việc làm này đòi hỏi giáo viên sự nỗ lực, tình thương yêu, sự tận tình trong giảng dạy, sự nhẹ nhàng với học sinh, khuyến khích kịp thời khi học sinh có sự nỗ lực phấn đấu. Điều đó tạo cho học sinh sự đồng cảm, thích thú mỗi khi học giờ văn. * Những việc cần làm khi thực hiện sáng kiến này: Giáo viên cần cho học sinh thấy rõ mỗi phần trong toàn bài văn nghị luận có một chức năng khác nhau. Chúng bổ sung hoàn chỉnh cho nhau để bài văn trọn vẹn. Trong quá trình viết bài, các em cần có sự tư duy, vận dụng vốn từ ngữ, vốn hiểu biết của mình vào bài viết để các ý trong bài thêm phong phú; cần sử dụng tốt những chi tiết trong tác phẩm để làm sáng tỏ cho nhận định, đánh giá của mình; cần phải xây dựng hoàn chỉnh từng đoạn văn làm sáng tỏ từng luận điểm đã xác định trong khi lập dàn ý và giữa các đoạn văn trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Người giáo viên cần nhẹ nhàng giúp các em tìm hiểu tác phẩm, khơi gợi ở các em những cảm xúc về nhân vật, nội dung, chủ đề hay nghệ thuật của văn bản. Điều quang trọng là giáo viên cần phải tôn trọng, ghi nhận và tuyên dương những cảm nhận suy nghĩ “lạ” của học sinh đối với những vấn đề trong tác phẩm. Nếu đó là những cảm nhận, đánh giá hay, giáo viên cần tuyên dương và khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi, suy nghĩ để có được những cảm nhận đặc sắc khác. Từ đó nâng cao hơn tình yêu của các em đối với tác phẩm văn học. Ngược lại, nếu có những suy nghĩ, cảm nhận “lệch hướng”, giáo viên cũng không nên nóng nảy, vội vàng mà cần phải bình tĩnh, tế nhị tìm hiểu và hướng các em trở vào con đường đúng để có những suy nghĩ, cảm nhận về vấn đề tốt hơn. Có như thế thì mới có thể tạo tâm lý thảo mái cho các em trong quá trình học văn. Trong quá trình hướng dẫn học sinh, giáo viên cũng phải có những đoạn văn tiêu biểu cho học sinh tham khảo. Chỉ có như vậy thì những em học sinh yếu mới có cơ sở để rèn luyện viết đoạn, làm bài, những em có năng khiếu văn sẽ có thêm những kiến thức để phục vụ tốt cho quá trình làm bài của mình. Đoạn văn này có thể do giáo viên viết hoặc có thể tham khảo những đoạn văn khác. Giáo viên khuyến khích học sinh tăng cường đọc tác phẩm, đây là thói quen mới mà các em phải cố gắng mới thực hiện được, thậm chí cả tham khảo các bài văn mẫu. Tuy nhiên giáo viên phải lưu ý học sinh rằng những bài văn mẫu chỉ dùng để tham khảo, để rèn luyện cách xây dừng dàn bài, viết đoạn văn. Đó không phải làm bài các em sao chép để nộp cho giáo viên khi làm bài. Điều đó tác hại không lường đến úa trình học tập của các em. Một khi tham gia các cuộc thi khác thì các em lấy đâu ra “mẫu” để sao chép. Hơn nữa trong tâm trí các em sẽ không động lại.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> bất cứ một kiến thức nào về môn học cũng như những nội dung kiến thức cơ bản nhất. Lúc này các em có khác gì những con vẹt, nhại lại bài của người khác. Tác phẩm văn học chính là những đứa con tinh thần của các nhà văn. Những tư tưởng, suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống của họ được thể hiện trên những trang giấy, trong những câu từ với niềm xúc động lắng sâu mà họ muốn cống hiến cho đời. Sự đồng cảm của người đọc chính là những món quà vô giá đối với tác giả. Nó chính là động lực để họ tiếp tục sáng tác và sống. Mỗi chúng ta cần hiểu đúng, đặt mình trong bối cảnh lịch sử của tác phẩm để có cái nhìn toàn diện, sự đánh giá chính xác đối với nhân vật và sự kiện trong tác phẩm, có những so sánh liên tưởng với cuộc sống hiện tại để thấy sức sống mạnh mẽ của một tác phẩm cũng như giá trị của nó trong nền văn học Việt Nam. Đối với một giáo viên dạy môn Ngữ văn, niềm hạnh phúc lớn nhất chính là mình đã truyền được cho học sinh những cảm nhận, những suy ngẫm, giúp các em có được những kiến thức cơ bản của môn học, tạo cho các em thói quen chủ động trong học tập cũng như có được những cảm xúc chân thành khi tiếp xúc với nhân vật trong tác phẩm. Đẹp biết bao khi ta thấy những ánh mắt long lanh sáng khi chăm chú nghe cô giảng bài, sự tranh luận sôi nổi khi bàn về một vấn đề nào đó trong tác phẩm hoặc có thể những các chặc lưỡi, thở dài khi đối diện với các nhân vật, với những hành động hay lời nói của chính họ. Sau nhiều năm dạy Văn lớp 9 ở một trường học thuộc vùng ven thành phố, tôi nhận thấy các em học sinh ở đơn vị mình có nhiều thiệt thòi hơn so với học sinh các trường nội thị. Thứ nhất các em ít có điều kiện tiếp xúc với những tác phẩm văn học do trường ở khá xa thư viện tỉnh và trong thư viện nhà trường cũng không có đủ các tác phẩm để phục vụ cho việc đọc và nghiên cứu. Thứ hai các em ít được sự quan tâm của gia đình. Phần lớn cha mẹ các em đi biển hoặc buôn bán nên không có thời gian chăm sóc việc học tập của con. Việc học gần như khoán trắng cho trường. Đó cũng chính là khó khăn cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học. Với mong muốn học sinh học tốt hơn, kiến thức các em được nâng cao và kết quả học tập của các em cuối năm tốt hơn cũng như rèn luyện cho các em những kỹ năng làm bài tốt, bản thân tôi luôn cố gắng suy nghĩ tìm tòi những hướng đi mới nhằm truyền thị cho học sinh những cách làm tốt nhất của phân môn tập làm văn. Bên cạnh đó tôi còn học hỏi ở đồng nghiệp để không ngừng trau dồi cho mình những kỹ năng sự phạm, nâng cao tay nghề để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. tất nhiên đây chính là những hướng đi mới của cá nhân tôi nên không thể không có những thiếu sót trong cách trình bày, diễn đạt… rất mong sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô để việc thực hiện sáng kiến này đi vào chiều sâu, góp phân nâng cao năng lực cảm thụ và viết văn của học sinh.. Mỹ Hải, ngày 10 tháng 3 năm 2012 Người viết.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Nguyễn Thị Tuyết Hạnh. Nhận xét của Hội đồng xét duyệt Sáng kiến Trường THCS Trần Hưng Đạo ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………….. Chủ tịch Hội Đồng.
<span class='text_page_counter'>(23)</span>