Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của nhà văn phan tứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.6 KB, 98 trang )

`

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ THỊ KIM OANH

TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN PHAN TỨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ THỊ KIM OANH

TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
CỦA NHÀ VĂN PHAN TỨ
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM



Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM VĂN HẢO

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




`

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các thơng tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu phát hiện có sự gian lận, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung
luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Hà Thị Kim Oanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




`

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. Phạm Văn Hảo, người đã

hướng dẫn luận văn.
Xin cảm ơn Thầy, Cô giáo giảng dạy Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ Văn,
Phòng đào tạo (Bộ phận Sau đại học) đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị em, bạn bè lớp Ngơn ngữ
Việt Nam K25 đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt thời gian
học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn

Hà Thị Kim Oanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




`

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................
MỤC LỤC ..........................................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................
MỞ ĐẦU.............................................................................................................
1.

Lí do chọn đề tài ..............................................................................................


2.

Lịch sử nghiên cứu ..........................................................................................

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................

4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................

5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................

6.

Đóng góp của luận văn ....................................................................................

7.

Cấu trúc của luận văn ......................................................................................

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................
1.1. Một số vấn đề chung về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt ............................
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................
1.1.2. Phân loại ....................................................................................................
1.1.3. Chức năng ..................................................................................................
1.2. Những vấn đề ngữ dụng chủ yếu khi xem xét từ xưng hô .........................

1.2.1. Giao tiếp và các nhân tố giao tiếp ...........................................................
1.2.2. Các nhân tố chi phối việc xưng hô ..........................................................
1.3. Vài nét về Phan Tứ và tác phẩm của ông ...................................................
1.4. Tiểu kết .......................................................................................................
Chương 2. NHỮNG NHĨM TỪ NGỮ DÙNG ĐỂ XƯNG HƠ
TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA PHAN TỨ........................................
2.1. Các phương tiện ngôn ngữ dùng để xưng hô trong một số tác phẩm
của Phan Tứ .......................................................................................................
2.1.1. Xưng hô bằng các đại từ nhân xưng ........................................................
2.1.2. Xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ thân tộc ..............................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




`

2.1.3. Xưng hô bằng tên riêng ...........................................................................
2.1.4. Xưng hô bằng các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp ..................................
2.1.5. Xưng hô bằng các kết hợp khác ..............................................................
2.2. Các từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của Phan Tứ xét về
phương diện cấu tạo ...........................................................................................
2.2.1. Từ xưng hô là từ đơn ...............................................................................
2.2.2. Từ xưng hô là từ phức .............................................................................
2.3. Tiểu kết .......................................................................................................
Chương 3. CÁCH DÙNG TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM CỦA PHAN TỨ.........................................................................
3.1. Sử dụng từ ngữ xưng hô thể hiện cảm xúc, thái độ của nhân vật ..............
3.1.1. Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện cảm xúc ..................................................
3.1.2. Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện thái độ .....................................................

3.1.3. Dùng từ ngữ xưng hô thể hiện sự thay đổi tình cảm, thái độ ..................
3.2. Nét riêng của Phan Tứ trong cách sử dụng từ ngữ xưng hô .......................
3.2.1. Từ ngữ xưng hô mang dấu ấn Nam Trung Bộ .......................................
3.2.2. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ xưng hô .......................................................
3.3. Tiểu kết .......................................................................................................
KẾT LUẬN.......................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




`

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.
Bảng 2.2:

Bảng 2.3.

Bảng 2.4.

Bảng 2.5.

Bảng 2.6.

Bảng 2.7.


Bảng 2.8.

Bảng 2.9.

Bảng 2.10.

Bảng 2.11.

Bảng 2.12.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN


`

Bảng 2.13.

Bảng 2.14.

Bảng 2.15.

Bảng 3.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




`


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xưng hơ là yếu tố khơng thể thiếu trong giao tiếp. Nói cách khác,
có giao tiếp là có xưng hơ. Giao tiếp là nhu cầu tất yếu của con người, việc
vận dụng từ ngữ xưng hô trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp. Các đối
tượng giao tiếp nếu biết xưng hô linh hoạt, khéo léo có thể sẽ mang lại hiệu
quả giao tiếp cao, và ngược lại. Nhóm từ ngữ xưng hơ, bởi vậy mà giữ vai trị
quan trọng trong hệ thống từ vựng nói riêng và trong hệ thống ngơn ngữ (của
bất kì quốc gia nào) nói chung.
Kế thừa thành quả nghiên cứu của những người đi trước kết hợp với
quan sát thực tế có thể thấy rằng: Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt phong phú,
ấn tượng hơn so với từ ngữ xưng hô ở nhiều ngôn ngữ khác (như ngôn ngữ
Anh, ngôn ngữ Trung...). Thông qua hoạt động của nhóm từ này, một vài đặc
trưng về ngơn ngữ và văn hóa giao tiếp của Việt Nam được thể hiện. Tìm hiểu
những vấn đề liên quan đến từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt là một cách để
biểu hiện văn hóa dân tộc.
Trong các tác phẩm văn chương, từ ngữ xưng hơ ngồi việc cho thấy
dấu ấn văn hóa vùng miền và phong cách sáng tác của người viết thì cịn là
phương tiện để người đọc tiếp cận các nhân vật về các mặt tính cách, tình
cảm, thái độ... Những vai trị này cho thấy từ ngữ xưng hơ là yếu tố đáng để
khai thác khi nghiên cứu một tác phẩm văn chương.
Phan Tứ là tác giả tiêu biểu của mảnh đất Nam Trung Bộ (Quảng Nam).
Ngay từ những ngày văn học cách mạng khu vực Nam Trung Bộ còn non nớt,
Phan Tứ đã ghi dấu ấn trên văn đàn bằng bút pháp hiện thực sắc sảo qua
những tác phẩm như: Về Làng, Gia đình má Bảy. Bằng những trải nghiệm
xương máu của người cầm súng cùng vốn sống thu nhận được từ mảnh đất
Quảng Nam, Phan Tứ đã cho ra đời những trang viết mang đầy hơi thở thời
đại nhưng vẫn đậm chất hiện thực. Ở mỗi tác phẩm, Phan Tứ đều kì cơng xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





`

dựng bức tranh đa dạng về thế giới nhân vật nói chung và sự phong phú trong
tính cách của từng nhân vật nói riêng. Qua xưng hơ trong lời thoại của nhân
vật, người đọc có thể thấy được một phần tính cách nhân vật cũng như tình
cảm - thái độ của nhân vật dành cho đối phương hoặc người được nhắc tới
trong diễn ngơn.
Từ những lí do trên, luận văn lựa chọn “Từ xưng hô trong một số tác
phẩm của nhà văn Phan Tứ” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ xưng hô trong tiếng Việt là vấn đề đã được đầu tư nghiên cứu. Có thể
kể tên một vài tác giả với những cơng trình nghiên cứu về từ xưng hô như sau:

Nghiên cứu về từ xưng hơ từ góc độ ngữ pháp, có thể quan tâm đến
những cơng trình nghiên cứu của các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm
Duy Khiêm (1940), Phan Khôi (1955), Nguyễn Kim Thản (1963),...
Nghiên cứu về từ xưng hô từ phương diện cấu trúc luận như: Nguyễn
Tài Cẩn (1962), Đái Xuân Ninh (1978)...
Nghiên cứu theo quan điểm ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã hội về từ
xưng hô với các tác giả tên tuổi như: Đỗ Hữu Châu (1993), Nguyễn Đức Dân
(1989), Hoàng Thị Châu (1995), Nguyễn Văn Tu (1996),...
Các luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ cũng đã đem đến một cái nhìn tồn diện
hơn về xưng hơ với đặc điểm, cấu trúc, chức năng và cả những yếu tố văn hóa
dân tộc như: Cách xưng hơ trong tiếng Tày - Nùng (Phạm Ngọc Thưởng 1998); Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ tiếng Việt dưới góc
nhìn của lý thuyết ngơn ngữ học xã hội (Lê Thanh Kim - 2000); Từ xưng hơ
trong gia đình đến ngoài xã hội của người Việt (Bùi Thị Minh Yến 2001)...
Bên cạnh đó, cũng có một số cơng trình nghiên cứu về từ xưng hô trong

các tác phẩm văn học như: Từ xưng hô trong một số tác phẩm của Nguyễn
Quang Sáng (Nguyễn Thị Thảo Ly - 2011); Từ xưng hơ trong một số tác
phẩm của Ngơ Tất Tố (Đồn Lăng Em - 2011); Từ xưng hô trong một số tác
phẩm của Nam Cao (Trần Ngọc Mi - 2009),...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




`

Về phía nhà văn Phan Tứ, bởi là cây bút có nhiều đóng góp cho nền văn
học cách mạng nước nhà nên giới phê bình khá quan tâm đến những sáng tác
của ông, đặc biệt là ba tác phẩm được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác
của Phan Tứ bao gồm: Bên kia biên giới, Gia đình má Bảy, Mẫn và tơi. Có thể
kể đến một vài cơng trình như: Mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam
của tác giả Nguyễn Thị Đức Hạnh; Lối kể chuyện của nhà văn Phan Tứ (Đặng
Tiến - báo Văn Hóa Nghệ An); Tiểu thuyết Mẫn và tơi nhìn từ góc độ thể loại
(Võ Trường Giang - 2012)... Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về
từ xưng hơ trong tác phẩm của Phan Tứ.
Những cơng trình nghiên cứu kể trên là nguồn tài liệu quý cho luận
văn. Đồng thời, cũng xin khẳng định rằng: Từ xưng hô trong một số tác phẩm
của Phan Tứ là đề tài mới, chưa từng được nghiên cứu.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu


Nghiên cứu từ ngữ xưng hô trong hai tiểu thuyết Bên kia biên giới và
Gia đình má Bảy của tác giả Phan Tứ.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát hệ thống từ ngữ dùng để xưng hô trong hai tiểu thuyết Bên kia
biên giới và Gia đình má Bảy, đồng thời so sánh, đối chiếu đối tượng khác trong
những chừng mực thích hợp để có thể làm rõ hơn đối tượng đang nghiên cứu.

4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ đặc điểm cấu tạo và vai trị của từ ngữ
xưng hơ trong một số tác phẩm của Phan Tứ.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống cơ sở lí luận về từ ngữ xưng hô.

Khảo sát, thống kê, phân loại các từ ngữ dùng để xưng hô trong một

số tác phẩm của Phan Tứ.
-

Mô tả và phân tích cách dùng các từ ngữ xưng hơ trong một số tác

phẩm của Phan Tứ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





`

5.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được những nội dung trên, luận văn sử dụng các phương

pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp miêu tả: dùng để miêu tả các dạng, các mơ hình của các

kiểu xưng hơ, từ đó phân tích các phương diện của xưng hơ từ góc độ ngữ
pháp và ngữ dụng.
-

Phương pháp phân tích diễn ngơn: Được sử dụng trong q trình phân

tích các ngữ liệu (cuộc thoại, đoạn thoại...) có chứa các từ ngữ xưng hơ trong
mối tương quan với bối cảnh giao tiếp
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở lí thuyết về xưng hơ, lí

thuyết giao tiếp, lí thuyết hội thoại... luận văn sẽ phân tích và lí giải xưng hơ với
các ngơi giao tiếp. Từ sự miêu tả và phân tích, luận văn cũng sẽ đi đến những
kiến giải cụ thể trong từng phương diện nghiên cứu về xưng hô cũng như đưa ra
những nhận định, đánh giá một cách toàn diện các vấn đề nghiên cứu.


Các thủ pháp nghiên cứu: Khảo sát, thống kê, phân loại, so
sánh...
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Lý giải sắc thái văn hóa trong
xưng hơ.

6.

Đóng góp của luận văn
Từ những khảo sát, phân tích, phân loại từ xưng hơ, đồng thời tìm hiểu

vai trị, chức năng, giá trị của từ xưng hô trong một số tác phẩm của Phan Tứ,
luận văn hy vọng sẽ mang lại những đóng góp tích cực cho việc nghiên cứu từ
ngữ xưng hơ của người Việt và có thể trở thành tài liệu tham khảo cho đối
tượng học của các ngành như: ngữ văn, tâm lí học, văn hóa học...
7.

Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn

gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Những nhóm từ ngữ dùng để xưng hô trong một số tác
phẩm của Phan Tứ
Chương 3: Chức năng của từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của
Phan Tứ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





`

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số vấn đề chung về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm
Xưng hô trước hết là một hành vi giao tiếp xã hội thể hiện lối ứng xử
văn hóa của con người trong những cộng đồng nói năng nhất định. Hành vi
giao tiếp ấy được hiện thực hóa qua các dạng thức ngôn ngữ xưng hô (address
form) [17].
Theo cách hiểu của những người thực hiện luận văn, “xưng” là việc sử
dụng một biểu thức ngôn ngữ để tự quy chiếu mình, “hơ” là việc sử dụng một
biểu thức ngơn ngữ để quy chiếu đối tượng trực tiếp tham gia giao tiếp và cả
đối tượng mà hành vi giao tiếp hướng tới.
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về “từ xưng hô” trong tiếng
Việt. Những quan niệm khác nhau này đã được cụ thể qua việc đưa ra những
khái niệm và các cách lý giải không giống nhau về từ xưng hô, đồng thời gọi
tên từ xưng hô bằng những thuật ngữ khác nhau như: đại từ nhân xưng, đại từ
xưng hô, đại danh từ nhân xưng, từ xưng gọi [4].
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Xưng hô là một hành vi chiếu vật, ở
đây là quy chiếu các đối ngơn trong ngữ cảnh, nó sẽ gắn diễn ngơn với người
nói, người tiếp thoại. Xưng hơ thể hiện quan niệm vai giao tiếp.”[4].
Tác giả Nguyễn Minh Chiến đã quan niệm: “Đó là những từ được rút ra
trong hệ thống ngôn ngữ dùng để xưng hô (biểu thị các phạm trù xưng hô
nhất định) giao tiếp xã hội”.
Các tác giả Lên Biên, Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, đại từ nhân xưng
(xưng hơ) được chia làm hai nhóm:
a. Đại từ nhân xưng (xưng hơ) đích thực: tơi, tao, tớ, hắn, họ...

b. Đại từ nhân xưng lâm thời: nguyên là những danh từ chỉ người trong
quan hệ thân thuộc được lâm thời dùng làm đại từ nhân xưng (xưng hô): ông,
bà, bố, mẹ, anh, em, con, cháu, cơ, dì, chú, bác, cậu...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




`

Từ cách quan niệm trên, các tác giả đưa ra khái niệm rằng: “Đại từ
nhân xưng (xưng hô) là những từ ngữ dùng để trỏ hay thay thế cho một chủ
thể giao tiếp với mục đích xưng hơ [33].
Tác giả Trương Thị Diễm [7] trong cơng trình nghiên cứu của mình đã
đưa ra quan điểm rằng: “một khi chúng ta xem đại từ là những từ khơng có nghĩa
biểu vật thì cũng khó chấp nhận đưa tất cả các từ dùng để trỏ hay thay thế cho
một chủ thể trong giao tiếp với mục đích xưng hơ vào loại đại từ. Bởi vì, ngồi
những từ mà các tác giả gọi là đại từ nhân xưng đích thực vốn khơng có nghĩa
biểu vật thì cịn rất nhiều từ mang chức năng xưng hơ nhưng nghĩa biểu vật của
nó vẫn nhận ra rất rõ. Thí dụ, các từ như anh, chị, cơ, bác, kỹ sư, bác sĩ, vv...”.

Xoay quanh khái niệm về từ nhân xưng, tác giả Lê Thanh Kim [17]
cũng đã đưa ra quan điểm rằng: “Từ xưng hô bao gồm những từ dùng để xưng
(tự xưng) hoặc để hô (gọi) một người nào đó khi người đó ở một ngơi giao
tiếp nhất định. Luận văn cho rằng quan điểm này đã làm rõ được hai vấn đề
mà những quan niệm đi trước thường nhầm lẫn hoặc mập mờ trong cách hiểu,
đó là: 1. Từ xưng hơ bao gồm đại từ nhân xưng/đại từ xưng hô, 2. “Xưng hô”
và “xưng gọi” khơng hồn tồn giống nhau.
1.1.2. Phân loại
Có nhiều quan niệm được đưa ra xoay quanh việc phân loại từ xưng hơ

trong tiếng Việt, xin được tóm tắt một số cách phân loại như sau:
Tác giả Đỗ Hữu Châu [4] cho rằng: để xưng hơ, ngồi các đại từ, các
ngơn ngữ cịn có thể dùng các từ loại khác nhau như: tên riêng, tên chức danh,
tên nghề nghiệp, các từ chỉ quan hệ thân tộc, các từ chỉ quan hệ không gian
(đây, đấy, ấy, đằng này...), thậm chí trống vắng từ xưng hô...; cụ thể là:
-

Trước hết, phải kể đến “biểu thức ngơn ngữ ngữ pháp hóa các ngơi để

xưng hơ trong các ngôn ngữ là các đại từ nhân xưng”.Các đại từ nhân xưng
trong tiếng Việt là tôi, tao, tớ, tui, qua, mày, mi, mình; choa, chúng tao, chúng
ta, chúng tơi, chúng mình, chúng tớ, bầy (bi), chúng mày; bay, hắn, nó, y, thị,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




`

-

Thứ hai là các từ chỉ quan hệ thân tộc. Từ chỉ quan hệ thân tộc trong

tiếng Việt là những từ chỉ người trong gia đình, họ tộc có quan hệ huyết
thống, nội ngoại gần xa với nhau. Các từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt
có thể chia thành hai nhóm: các từ thân tộc đơn (kị, cụ, ơng, bà, bác, chú, cậu,
cơ, dì, mợ, thím, cha, mẹ, bố, tía, ba, má, u, bầm, anh, chị, em, con, cháu,
chồng, vợ, dâu, rể...) và các từ thân tộc phức (kị ông, kị bà, kị nội, kị ngoại, cụ
ông, cụ bà, cụ nội, cụ ngoại, ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại, bác trai,
bác giá, anh trai, chị gái, cháu trai, cháu gái...).

-

Thứ ba là dùng tên riêng. Tên riêng - tên chính (khơng kể tên gọi

theo tên của chồng - với phụ nữ có chồng và tên gọi theo tên con - với phụ nữ
đã có con) có thể dùng một mình để tự xưng, đối xưng và tha xưng. Khi được
dùng để tự xưng và đối xưng, các tên chính thường được dùng ở dạng một âm
tiết. Việc dùng tên chính hai âm tiết cũng có thể, nhưng không phổ biến.
-

Thứ 4 là dùng từ chức danh, nghề nghiệp. “Nghề nghiệp là tính

chuyên nghiệp trong sản xuất, điều hành, quản lí xã hội, trong tơn giáo mà
một người được đảm nhiệm. Chức danh bao gồm chức và hàm. Chức hay
chức vụ là trách nhiệm và quyền lực được giao trong việc điều hành một tổ
chức kinh tế, hành chính, xã hội, qn đội, tơn giáo... Hàm là danh nghĩa được
phong tặng hay công nhận theo tài năng, đức độ, sự cống hiến”.
-

Cuối cùng là các bán đại từ, đây là các từ xưng hô không phải từ thân

tộc, cũng không phải là các đại từ thực sự. Có ba nhóm bán đại từ: 1. Các từ
như ngài, ngươi, trẫm, khanh, thiếp, chàng, nàng...; 2. Những tổ hợp từ Hán
Việt như ngu đệ, hiền huynh...; 3. Các từ chỉ xuất khơng gian hoặc những tổ
hợp từ có chỉ xuất không gian ở sau để tự xưng như đây, thằng này (con này),
đấy, đằng ấy...
Trong cuốn Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản [16], tác giả
Nguyễn Văn Khang đã hệ thống xưng hô thành 6 cách, tương đương với 12
kiểu như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





`

A. Xưng hô bằng họ và tên, gồm:
(1) Xưng hô bằng tên.
(2) Xưng hô bằng họ.
(3) Xưng hô bằng tên đệm + tên.
(4) Xưng hô bằng họ + tên.
(5) Xưng hô bằng họ + tên đệm + tên.
(6) Các đại từ nhân xưng.
(7) Các từ thân tộc dùng làm từ xưng hô.
(8) Các từ khác được dùng làm từ xưng
hô. C. Xưng hô bằng chức danh, gồm:
(9) Gọi bằng một trong các chức danh.
(10)

Gọi bằng nhiều hoặc tất cả các chức danh.

D. Xưng gọi bằng tên của người thân thuộc (chồng, vợ, con).
(11) Gọi bằng tên của người thân thuộc như tên của chồng, vợ,
con E. Xưng hô bằng sự kết hợp (1), (2), (3), (4):
(12)

Gọi bằng các kết hợp khác nhau (thí dụ chức danh + tên; chức

danh + họ tên; từ xưng hô + tên/họ tên...)
F. Xưng hô bằng sự khuyết vắng từ xưng hô (12) không xuất hiện từ

xưng hô trong giao tiếp (khuyết vắng từ xưng hơ).
Cơng trình nghiên cứu về “Từ xưng hơ và cách xưng hô trong các phương
ngữ tiếng Việt” cũng bàn đến vấn đề phân loại từ xưng hô. Theo tác giả, những
từ dùng để xưng hô rất phong phú và đa dạng, bao gồm hai nhóm lớn:

a. Đại từ nhân xưng chun dùng: tơi, tao, tớ, mày, bay, mi, ngài, mình,
nó, hắn, vị, gã, thị, nàng, chàng, thiếp...
b. Từ xưng hô lâm thời bao gồm:
- Các danh từ chỉ quan hệ thân tộc: ơng, bà, cha, mẹ, anh, chị, cơ, dì,
chú, bác, cậu, mợ, con, cháu...
- Các danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp: giáo sư, bác sĩ, chủ tịch,
giám đốc, kĩ sư...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




`

-

Các danh từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, đồng chí, đồng hương...

-

Các từ chỉ nơi chốn: đằng ấy, đây, đấy, đó,ấy...

Họ tên riêng của người: Lâm, Vân, Thành, Hải, Nguyễn Văn A,
Hồng
Thị B...

Thậm chí là các động từ, tính từ chuyển hóa như: cưng, bé, nhỏ,
út, bồi...

Luận văn cho rằng cách phân loại của tác giả Nguyễn Văn Khang là
khoa học, phù hợp hơn cả. Luận văn sẽ áp dụng cách phân loại này vào việc
phân loại từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của Phan Tứ.
1.1.3. Chức năng
Mặc dù tên gọi, khái niệm và cách phân loại từ xưng hơ chưa hồn tồn
thống nhất; nhưng từ sự hành chức có thể thấy sự thống nhất về chức năng của từ
xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ. Có thể kể đến hai chức năng cơ bản của từ
xưng hô là chức năng chiếu vật và chức năng thể hiện quan hệ liên nhân.

1.1.3.1. Chức năng chiếu vật
Đỗ Hữu Châu cho rằng, xưng hô là một hành động chiếu vật. Vì vậy,
xưng hơ trước hết để qui chiếu một người nào đó trong một vai giao tiếp cụ
thể bằng một từ xưng hô nào đấy. Sự chiếu vật chính là sự định vị, sự quy
chiếu của người nói và người nghe về vai giao tiếp của mình với các đối
tượng trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. “Định vị được hiểu là sự xác
định và sự đồng nhất người, q trình, sự kiện mà người ta nói đến và quy
chúng với một ngữ cảnh không gian nào đó được tạo nên và được duy trì bởi
hành động phát ngôn và bởi sự tham gia của một người nói duy nhất và ít ra
là đối với một người nghe” [35].
Từ sự cắt nghĩa về chức năng định vị (chức năng chiếu vật) của từ xưng
hơ như trên, có thể hiểu là từ xưng hô chỉ bộc lộ chức năng định vị (chiếu vật)
trong sự hành chức của từ xưng hơ. Nhưng trong q trình hành chức, một phát
ngơn nói chung và sự hành chức của từ xưng hơ nói riêng bị chi phối bởi nhiều
yếu tố khác nhau như ngữ cảnh giao tiếp (quy thức hay phi quy thức), vị thế của


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





`

đối tượng giao tiếp (cao hơn hay thấp hơn người phát ngôn)...vv... Bởi vậy,
nhân vật tham thoại phải hiểu được tính chất của ngữ cảnh giao tiếp và xác
định được vị thế của bản thân mình để lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp.
1.1.3.2. Chức năng liên nhân
“Sự tương tác là một hoạt động làm tổn hại hay duy trì những mối
quan hệ giữa mình với người trong sự giao tiếp mặt đối mặt. Quan hệ giữa
các nhân vật hội thoại là quan hệ liên cá nhân” [50].
Theo C. K. Orecchioni, nói tới quan hệ liên cá nhân trước hết là nói tới
quan hệ ngang và dọc giữa các nhân vật. Trục quan hệ ngang biểu thị quan hệ
gần gũi hay xa cách giữa những nhân vật giao tiếp với nhau. Ở trục này, quan
hệ giữa các nhân vật giao tiếp về bản chất là đối xứng. Tuy nhiên cũng không
hiếm những trường hợp bất đối xứng như: người này muốn gần, người kia
muốn giữ nguyên hoặc cách xa. Trái ngược với quan hệ ngang, nguyên tắc
của quan hệ dọc về bản chất là bất đối xứng.
Thực tế giao tiếp cho thấy, ngoài những đại từ nhân xưng đích thực, người
Việt cịn sử dụng vơ số từ khác trong xưng hơ nhằm đạt được những mục đích
giao tiếp khác nhau. Có thể nói rằng, xưng và hơ trong tiếng Việt là một nghệ
thuật giao tiếp chứ không chỉ là xưng hô thuần túy như một số ngôn ngữ khác.

1.2. Những vấn đề ngữ dụng chủ yếu khi xem xét từ xưng hô
1.2.1. Giao tiếp và các nhân tố giao tiếp
1.2.1.1. Giao tiếp
Về khái niệm giao tiếp, các tác giả của cuốn Từ điển tiếng Việt cho
rằng: giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Sự tiếp xúc và trao đổi có thể ở

nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực trong đời sống con người. Con người trong
quá trình giao tiếp ấy có thể thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, nhưng
phương tiện phổ biến và quan trọng nhất của con người là giao tiếp bằng ngôn
ngữ. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp phổ biến và quan trọng nhất
của con người [35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




`

Cũng cho rằng ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất, tác giả
Nguyễn Văn Khang nêu quan điểm: “Giao tiếp là một hoạt động xã hội của con
người. Hình thức giao tiếp cơ bản nhất của con người là giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức giao tiếp sử dụng ngơn ngữ làm công cụ
chủ yếu để truyền cho nhau những thông tin về tự nhiên và xã hội nhằm những
mục đích khác nhau.”. Ngoài ra, tác giả đã cho thấy sự cần thiết của hành động
xưng hô trong giao tiếp, rằng trong bất kì một cuộc giao tiếp nào cũng khơng thể
thiếu được xưng và hô. “Ngay cả khi trong trường hợp vắng mặt (zero) cũng có
thể coi là một sự có mặt không hiện hữu mang tải một ý nghĩa nhất định” [16].
Theo cách biện giải của tác giả, giao tiếp và xưng hô là hai yếu tố không thể tách
rời. Vì vậy, sẽ là khơng triệt để nếu nghiên cứu từ xưng hô mà không dựa trên cơ
sở lý luận của lý thuyết giao tiếp.

Về chức năng của giao tiếp, Đỗ Hữu Châu và Diệp Quang Ban [4] cho
rằng giao tiếp có những chức năng sau:
-

Chức năng thơng tin: Khi giao tiếp, nhân vật giao tiếp thu nhận được


những hiểu biết, những tri thức mới về thế giới khách quan.
-

Chức năng tạo lập quan hệ: Qua giao tiếp quan hệ liên cá nhân thay

đổi. Có thể qua giao tiếp những quan hệ thân hữu giữa người với người được
xây dựng, bồi đắp hoặc mất đi.
-

Chức năng biểu hiện: Giao tiếp giúp con người bày tỏ được suy nghĩ,

tình cảm, cá tính, nhân cách, thái độ, quan điểm...vv... đối với những vấn đề
được nói tới, đối với mọi người.
-

Chức năng giải trí: Giao tiếp giúp con người được trao đổi, trị

chuyện với nhau, giúp mọi người tiêu khiển, giải tỏa những bức xúc, thư giãn
đầu óc vơi nhẹ tâm hồn. Giao tiếp bằng lời là một hình thức giải trí mà ai
cũng có thể sử dụng.
-

Chức năng hành động: Thơng qua giao tiếp chúng ta thực hiện hành

động và thúc đẩy nhau hành động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





`

Như vậy, giao tiếp có vai trị rất quan trọng đối với con người trong đời
sống xã hội. Giao tiếp là môi trường hành chức của từ xưng hô, giao tiếp đặt
từ xưng hô vào bối cảnh cụ thể gắn với hành loạt các yếu tố liên quan đến con
người và xã hội như văn hóa, phong tục, tâm lý...vv...
1.2.1.2. Các nhân tố giao tiếp
Trái với quan niệm của ngữ pháp truyền thống, cho rằng ngữ pháp của
câu độc lập với ngữ cảnh, Đỗ Hữu Châu cho rằng ngữ cảnh, ngơn ngữ và diễn
ngơn là các nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp, “chi phối cuộc giao tiếp
đó và chi phối diễn ngơn về hình thức cũng như nội dung”. Luận văn xin được
tóm tắt lại quan điểm này như sau:
Về ngữ cảnh
Ngữ cảnh là nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngồi
dĩn ngơn. Các hợp phần của ngữ cảnh bao gồm đối ngôn và hiện thực ngồi
diễn ngơn.
a, Đối ngơn
Đối ngơn (là những người tham gia vào cuộc giao tiếp). Giữa những đối
ngôn trong một cuộc giao tiếp có những quan hệ. Những quan hệ này chi phối cả
nội dung và hình thức. Đó là quan hệ tương tác và quan hệ liên cá nhân.

Quan hệ tương tác chính là sự tác động lẫn nhau trong q trình giao
tiếp, nên cịn gọi là vai tương tác. Vai tương tác gồm vai nói và vai nghe, còn
gọi là vai phát và vai nhận. Trong một cuộc giao tiếp nói, mặt đối mặt, hai bai
nói, nghe thường luân chuyển. Nói cách khác, quan hệ tương tác là quan hệ
giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát, nhận trong giao tiếp.
Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội,
hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ này có thể
xét theo hai trục, trục tung là trục vị thế xã hội cịn gọi là trục quyền uy

(power), trục hồnh là trục của quan hệ khoảng cách (distance), còn gọi là trục
thân cận (solidarity). Trong xã hội, con người khác nhau về địa vị xã hội có
thể do chức quyền, tuổi tác, nghề nghiệp... mà có. Vị thế xã hội và mức độ
thân cận cũng là yếu tố thuộc hình ảnh tinh thần mà những người tham gia
giao tiếp xây dựng về nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




`

b, Hiện thực ngồi diễn ngơn
Hiện thực ngồi diễn ngơn được hiểu là “...tất cả những yếu tố vật chất, xã
hội, văn hóa... có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng khơng
được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp (trừ nhân vật giao tiếp).

Tuy gồm cả những yếu tố vật chất và tinh thần, nhưng hiện thực ngồi
diễn ngơn phải được nhân vật giao tiếp ý thức. Khi đã trở thành hiểu biết của
những người giao tiếp (và của những người sử dụng ngơn ngữ) thì hiện thực
ngồi diễn ngơn hợp thành tiền giả định bách khoa hay tiền giả định giao tiếp
của diễn ngơn.
Nhân tố hiện thực ngồi diễn ngơn gồm 4 bộ phận: 1. Hiện thực - đề tài
của diễn ngôn. Thế giới khả hữu và hệ quy chiếu; 2. Hoàn cảnh giao tiếp; 3.
Thoại trường; 4. Ngữ huống giao tiếp.
Hiện thực - đề tài của diễn ngôn. Thế giới khả hữu và hệ quy chiếu
được tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm rằng: “Khi giao tiếp, các nhân vật giao
tiếp dùng diễn ngơn của mình để “nói” về một cái gì đó. Cái được nói tới là
hiện thực - đề tài của diễn ngôn.”.
Thuộc hiện thực - đề tài của diễn ngôn trước hết là những cái tồn tại,

diễn tiến trong hiện thực ngồi ngơn ngữ và ngồi diễn ngơn. Cũng được xem
là hiện thực ngồi ngơn ngữ, ngồi diễn ngôn những cái thuộc tâm giới của
con người như một cảm xúc, một tư tưởng, một ý định, một nguyện vọng.v.v.
Hiện thực - đề tài của diễn ngơn cịn là bản thân ngơn ngữ; hay chính các cuộc
giao tiếp, các diễn ngơn đã có hay đang được thực hiện
Hồn cảnh giao tiếp (trước đây gọi là hoàn cảnh giao tiếp rộng) được
hiểu là: “Loại trừ thế giới khả hữu - hệ quy chiếu, loại trừ hiện thực - đề tài,
tất cả những cái cịn lại trong hiện thực ngồi ngơn ngữ làm nên hoàn cảnh
giao tiếp rộng của cuộc giao tiếp, của diễn ngơn.”. Hồn cảnh giao tiếp rộng
bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lí, sinh lí, tâm lí, xã hội, văn hóa, tơn
giáo, lịch sử các ngành khoa học, nghệ thuật... ở thời điểm và ở khơng gian
trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




`

Thoại trường (settinh, site) trước đây được hiểu là hoàn cảnh giao tiếp
hẹp. Một cuộc giao tiếp phải diễn ra trong một không gian cụ thể ở một thời
gian cụ thể, Thoại trường được hiểu là cái không - thời gian cụ thể ở đó cuộc
giao tiếp diễn ra. Khơng nên hiểu không - thời gian thoại trường là không gian
và thời gian bất kì, thường xun biến đổi. Khơng - thời gian thoại trường là
khơng gian có những đặc trưng chung, địi hỏi người ta phải xử sự, nói năng
theo những cách thức mà ít nhiều cũng chung cho nhiều lần xuất hiện. Thoại
trường được phân thành thoại trường hằng thể, điển dạng và thoại trường
biến thể, hiện dạng.
Ngữ huống giao tiếp được hiểu là “...tác động tổng hợp của các yếu tố
tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp”. Thông qua ngữ huống

mà ngữ cảnh chi phối diễn ngôn. Ngữ cảnh là một khái niệm động, khơng
phải tĩnh; bất cứ cái gì muốn trở thành ngữ cảnh của cuộc giao tiếp thì chúng
phải được nhân vật giao tiếp ý thức, phait thành hiểu biết của nhân vật giao
tiếp. Do đó, sự thay đổi của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh phải được những
người đang giao tiếp ý thức thì mới được gọi là ngữ huống.
Về ngôn ngữ
Tất cả các cuộc giao tiếp đều phải sử dụng một tín hiệu làm cơng cụ.
Trong trường hợp giao tiếp bằng ngơn ngữ thì hệ thống tín hiệu là các ngơn
ngữ tự nhiên.
Có ba phương diện của ngôn ngữ tự nhiên sẽ chi phối diễn ngôn; bao
gồm 1. Đường kênh thính giác và đường kênh thị giác của ngôn ngữ, 2. Các
biến thể của ngôn ngữ và 3. Loại thể.
a. Đường kênh thính giác và đường kênh thị giác của ngôn ngữ
Ngôn ngữ tự nhiên là ngôn ngữ có đường kênh cơ bản là đường kênh
thính giác. Về sau, cùng với sự phát triển của xã hội, ngơn ngữ có đường kênh
thị giác. Từ đó, diễn ngơn có hai dạng thức: diễn ngơn nói (miệng) và diễn
ngơn viết... Tuy nhiên, vì đã ra đời và sử dụng hai thể chất cảm tính khác nhau
cho nên mỗi thứ ngơn nhữ nói và viết vẫn có tính độc lập tương đối. Sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




`

sai biệt giữa chúng ngày một trở nên đáng kể. Tuy nhiên khơng thể tuyệt đối
hóa sự sai biệt giữa ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết. Những quy tắc chi phối
ngơn ngữ nói vẫn là cơ sở để lý giải những cái có trong ngơn ngữ viết mặc dù
khơng thể giải thích được tất cả.
b. Các biến thể của ngơn ngữ: biến thể chuẩn mực hóa, biến thể

phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội, ngữ vực và phong cách chức năng
Khác với tất cả các hệ thống tín hiệu giao tiếp thơng thường khác mà
tính đồng chất (có nghĩa là khơng có các biến thể) là chủ đạo, ngơn ngữ là một
hệ thống tín hiệu tồn tại và hành chức trong những biến thể nhất định. Ngôn
ngữ chuẩn mực (tiếng Việt chuẩn mực) là một biến thể của những biến thể đó.
Ngơn ngữ chuẩn mực bao gồm những đơn vị từ vựng, kể cả các ngữ cố định,
các kết cấu cú pháp, các cách phát âm được tồn thể một cộng đồng ngơn ngữ
chấp nhận, cho là đúng, được xem là cơ sở để đánh giá ngôn ngữ của từng cá
nhân, của các cộng đồng - các tiểu xã hội - trong lịng xã hội vĩ mơ.
Phương ngữ địa lý bao gồm cách phát âm, các đơn vị từ vựng và một
số những kết cấu cú pháp được sử dụng ở những địa phương nhất định trong
một quốc gia.
Phương ngữ xã hội là những biến thể chủ yếu bao gồm các đơn vị từ vựng
và một số quán ngữ, một số kiểu kết cấu được sử dụng trong một cộng đồng xã
hội theo nghề nghiệp, theo hoạt động khoa học, nghệ thuật, tơn giáo, tín ngưỡng
v.v... thậm chí trong cộng đồng của những người sinh sống ngồi vòng pháp luật.

Ngữ vực
Đỗ Hữu Châu đã bày tỏ sự đồng tình với quan niệm về ngữ vực của
Halliday. Theo đó, “Ngữ vực (register - phong cách học, xã hội ngôn ngữ học)
là một biến thể của ngôn ngữ theo các hoàn cảnh xã hội (social situation - tức
“thoại trường” theo thuật ngữ của chúng tôi - Đỗ Hữu Châu) như tư pháp, báo
chí, tự nhiên, nghi thức... (Đặc biệt, trong ngữ pháp hệ thống (systemic
grammar), ngữ vực đối lập với phương ngữ địa lý và phương ngữ xã hội - Đỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





×