Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Uyển ngữ trong một số truyện thơ nôm bác học thế kỷ XVIII XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.67 KB, 132 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM THỊ THU THỦY

UYỂN NGỮ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM
BÁC HỌC THẾ KỶ XVIII - XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên, tháng 11/2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM THỊ THU THỦY

UYỂN NGỮ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM
BÁC HỌC THẾ KỶ XVIII - XIX
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS HOÀNG THỊ TUYẾT MAI



Thái Nguyên, tháng 11/2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan những luận điểm được trình bày trong Luận văn này là kết
quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tơi. Tơi xin hồn toàn chịu trách
nhiệm trước những luận điểm khoa học mà tôi nêu ra trong Luận văn này.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của
nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồng Thị Tuyết

Mai đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi thực hiện và hồn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Thái Ngun,
khoa Báo chí truyền thơng và các thày cô trong khoa đã đào tạo và tạo điều
kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin cảm ơn đơn vị công tác, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè
đã khuyến khích, động viên tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn!
Ninh Bình, ngày 12/11/2019
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC....................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu..............................................................10
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu....................................................... 11
5. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................12
6. Cấu trúc của luận văn..................................................................................12

7. Đóng góp của luận văn................................................................................13
NỘI DUNG.....................................................................................................14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................14
1.1. Lý thuyết về uyển ngữ............................................................................. 14
1.1.1. Khái niệm về uyển ngữ..........................................................................14
1.1.2. Các hình thức của uyển ngữ..................................................................15
1.2. Uyển ngữ trong đời sống và trong văn học..............................................18
1.2.1. Uyển ngữ trong đời sống.......................................................................18
1.2.2. Uyển ngữ trong văn học........................................................................20
1.3. Tiểu kết.....................................................................................................26
CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC BIỂU ĐẠT CỦA UYỂN NGỮ TRONG
MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC THẾ KỶ XVIII – XIX.............28
2.1. Khái lược về Truyện thơ Nôm................................................................. 28
2.1.1. Truyện thơ Nôm - thể loại nội sinh của văn học Nôm dân tộc..............28
2.1.2. Truyện thơ Nôm bác học - những bước tiến về ngôn ngữ nghệ thuật .. 31

2.1.3. Uyển ngữ - hình thức tinh xảo của ngơn ngữ nghệ thuật......................34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




iv

2.2. Tình hình sử dụng uyển ngữ trong một số truyện thơ Nôm bác học tiêu
biểu thế kỷ XVIII – XIX.................................................................................37
2.2.1. Uyển ngữ trong Truyện Hoa tiên.......................................................... 38
2.2.2. Uyển ngữ trong Sơ kính tân trang.........................................................47
2.2.3. Uyển ngữ trong Truyện Kiều.................................................................54
2.3. Tiểu kết.....................................................................................................68

CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC UYỂN NGỮ
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC........................................78
3.1. Khả năng phản ánh hiện thực...................................................................78
3.2. Sức biểu đạt của ngôn ngữ nghệ thuật..................................................... 83
3.3. Tiểu kết.....................................................................................................86
KẾT LUẬN.....................................................................................................88
BẢNG PHỤ LỤC........................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................114

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chọn đề tài Uyển ngữ trong một số truyện thơ Nôm bác học thế kỷ XVIII
-

XIX làm luận văn tốt nghiêp của mình, tơi xuất phát từ hai lí do sau:
Trước hết là về ngôn ngữ, tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, là

công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất của cộng đồng người Việt. Tiếng Việt
có lịch sử hình thành và phát triển đáng tự hào, trong đó có khả năng diễn đạt
ngôn ngữ một cách tinh tế, biểu hiện hết được những cung bậc cảm xúc của
người dân Việt. Trong sáng tác, việc sử dụng ngôn ngữ là vấn đề quan tâm
hàng đầu của người cầm bút. Ngôn ngữ nghệ thuật hay cịn gọi là ngơn ngữ
văn chương địi hỏi phải có tính gợi hình, gợi cảm. Đó là ngôn ngữ được tổ

chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện, để đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ
cao. Và để đạt được điều đó các tác giả đã khéo léo vận dụng tài năng ngôn
ngữ vào các tác phẩm văn chương. Sử dụng uyển ngữ cũng là một trong
những cách thức sử dụng phổ biến, tránh được những từ không mong muốn,
tạo nên sự tế nhị trong giao tiếp và cách cư xử, và đó cũng là nét đẹp văn hóa
ngơn ngữ của người Việt.
Thứ hai về văn học, thế kỷ XVIII - XIX là thế kỷ khủng hoảng của xã
hội phong kiến Việt Nam. Chính điều này đã tạo nên những chuyển động mới
mẻ trong thơ ca. Văn học phát triển lên một tầng cao mới, đặc biệt là văn học
Nôm. Truyện thơ Nôm giai đoạn này đã đạt được nhiều thành tựu ở cả mảng
truyện thơ Nơm bình dân và truyện thơ Nơm bác học. Các tác phẩm tiêu biểu
của truyện thơ Nôm bác học không thể khơng kể đến như: Truyện Hoa tiên,
Sơ kính tân trang, Truyện Kiều. Các tác phẩm này đều được đánh giá cao về
mặt nội dung và nghệ thuật. Nhìn chung ngôn ngữ bác học trang trọng, tao
nhã, thâm thuý, ưa sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, từ Hán Việt, điển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




2

tích, điển cố, uyển ngữ và nhiều thủ pháp tu từ phức tạp. Tiếp cận Uyển ngữ
trong một số truyện thơ Nôm bác học thế kỷ XVIII– XIX là khẳng định giá trị
của các tác phẩm nói riêng và truyện thơ Nơm nói chung trong tiến trình văn
học dân tộc.
Ngồi lí do trên đây, bản thân tơi là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ
văn tại nhà trường phổ thông, việc tìm hiểu uyển ngữ trong một số tác phẩm
truyện thơ Nôm bác học (trong đề tài chúng tôi chọn những tác phẩm gần gũi

với chương trình phổ thơng như Truyện Hoa tiên, Sơ kính tân trang, Truyện
Kiều) giúp tơi có cái nhìn thấu đáo hơn, có vốn liếng sâu rộng hơn khi tiếp
cận các văn bản văn học trung đại. Gắn lý thuyết với thực tế, đó là những lí do
mà chúng tơi thấy tâm đắc khi lựa chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp.
2.

Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học đã có một số cơng

trình nghiên cứu về uyển ngữ. Việc tìm hiểu về truyện thơ Nơm thế kỷ XVIII
– XIX cũng là vùng mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã có những thành
tựu nhất định. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu về uyển ngữ trong những
truyện thơ Nơm bác học nói riêng và Truyện thơ Nơm nói chung thì hầu như
chưa có. Thực tế, lịch sử nghiên cứu chúng tơi chia làm hai nhóm như sau:
2.1. Về uyển ngữ


Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu ngôn ngữ học của các nhà

nghiên cứu như Nguyễn Văn Khang, Đinh Trọng Lạc, Phan Ngọc, Bùi Thị
Ngọc Anh, Nguyễn Chiến, Trương Viên, Nguyễn Thị Lan Anh, Hà Hội Tiên,
Đoàn Tiến Lực….. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến uyển ngữ.

Giảng viên Đoàn Tiến Lực trong bài đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ, số 2
(285), 2013, đã tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu về uyển ngữ trong tiếng
Anh, tiếng Hán. Một số phương thức cấu tạo uyển ngữ trong tiếng Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3

được Williams 1975; Shipley 1977; Rawson 1983; Neaman & Silver 1983;
Allan & Burridge 1991 đưa ra như: Rút ngắn (Shortening): là cách tạo uyển
ngữ bằng cách lược bỏ đi một phần âm nào đó trong âm tiết; Nói vịng
(Circumlocution);Tu sửa lại (Remodelling): Để che giấu đi yếu tố gây khó
chịu, âm thanh của từ có thể được tu sửa lại theo kiểu hoặc là bóp méo âm
tiết; Biến đổi nghĩa (Semantic Change): Là phương thức biến đổi nghĩa,
chuyển nghĩa của từ gốc (từ cần kiêng tránh) theo cách có thể là Chuyển nghĩa
Ẩn dụ; Vay mượn (Borowing) là việc sử dụng từ mượn từ tiếng nước ngồi.
Như vậy, có khơng ít cách được dùng để cấu tạo uyển ngữ và nhìn chung việc
tạo ra uyển ngữ chủ yếu là thơng qua việc tác động làm biến đổi, thay thế từ
ngữ gốc (từ ngữ cần kiêng tránh) ở ba bình diện ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa
và ngữ pháp. Đối với tiếng Việt, chia các phương thức cấu tạo uyển ngữ tiếng
Việt thành ba nhóm như sau:
-

Tạo uyển ngữ bằng phương thức ngữ âm

Trong tiếng Việt, về phương diện ngữ âm, thường gặp các cách: Tỉnh
lược âm; Mô phỏng âm; Láy
-

Phương thức từ vựng – ngữ nghĩa: Dùng từ ngữ gần nghĩa, đồng

nghĩa; Thay thế từ kiêng tránh bằng từ Hán - Việt; Dùng từ vay mượn; Dùng
cách chuyển nghĩa từ
-


Phương thức ngữ pháp: Dùng trợ từ phủ định

Được định hướng từ những kết quả nghiên cứu về uyển ngữ trong tiếng
Anh và tiếng Hán bài viết đã tạo những hình dung về phương thức cấu tạo
uyển ngữ.
Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học của Hà Hội Tiên (HeHuixian) thuộc trường
Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội về đặc điểm
của uyển ngữ trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt) là một cơng trình rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

đáng để quan tâm. Luận án giới thiệu những lý thuyết cơ bản liên quan đến
uyển ngữ, hệ thống hoá những nội dung uyển ngữ trong tiếng Hán có liên hệ
với tiếng Việt và đặc điểm sử dụng. Đây là một cơng trình nghiên cứu có quy
mơ lớn và được đánh giá rất cao về tính hàn lâm của nó. Tuy nhiên phạm vi
của nó khá rộng, mang tính khái quát nhất, và chú ý nhiều ngôn ngữ tiếng Hán
của dân tộc Trung Hoa. Chúng ta cũng thấy được sự tác động ngôn ngữ Hán
đối với ngôn ngữ Nôm của dân tộc.
Khi đi tìm hiểu sâu hơn về uyển ngữ tiếng Việt, Trần Thị Hồng Hạnh
trong bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống, số 8, 2015
cũng nhấn mạnh vào Đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá của uyển ngữ tiếng Việt.
Bài viết khẳng định uyển ngữ ra đời do nhu cầu kiêng kị trong đời sống cộng
đồng. Điều này gắn liền với tín ngưỡng truyền thống của người Việt. Bản chất
của uyển ngữ là một phép thay thế, biến đổi từ gốc thành một từ/cụm từ có
hình thức khác biệt. Sự tồn tại của uyển ngữ cũng như nguyên nhân hình
thành uyển ngữ là đặc điểm mang tính phổ qt trong các ngơn ngữ. Tuy

nhiên, các đặc trưng văn hoá xã hội khác nhau dẫn đến cách tư duy riêng biệt
trong mỗi cộng đồng ngôn ngữ và vì vậy tạo nên những đặc điểm văn hố của
dân tộc mình. Bài viết đã nhìn nhận vấn đề khá rõ nét bằng những dẫn chứng
rất thực tế để thấy nét riêng trong văn hoá của uyển ngữ tiếng Việt tạo nên nét
khu biệt rất riêng trong ngôn ngữ của chúng ta.
Với mong muốn so sánh từ kiêng kị, uyển ngữ về những điều không ai
mong muốn giữa tiếng Việt và tiếng Khmer để hiểu hơn về văn hoá của hai dân
tộc và mang lại hiệu quả giao tiếp. Tác giả Đào Thị Kim Duyên thuộc trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh đã có bài
viết So sánh từ kiêng kị, uyển ngữ về những điều không mong muốn trong tiếng
Việt với tiếng Khmer. Cụ thể bài viết đã so sánh cách sử dụng ngơn ngữ thuộc các
nhóm sau: cái chết, bệnh tật, điều rủi ro, buồn phiền. Mục đích sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

dụng uyển ngữ là giống nhau tuy nhiên cách sử dụng và tri nhận sự vật hiện
tượng là sự khác nhau thuộc về đặc trưng của mỗi dân tộc, về nhân tố tâm lí,
xã hội và văn hố …giữa hai dân tộc.
Dựa trên sự thành công của những bài nghiên cứu, uyển ngữ được
chúng tôi dùng làm công cụ khảo sát trong luận văn của mình. Chú ý tới việc
nhận diện và phát hiện được hiệu quả sử dụng của những uyển ngữ trong các
tác phẩm truyện thơ Nôm trung đại thế kỷ XVIII - XIX.
2.2. Nghiên cứu về uyển ngữ trong Truyện thơ Nôm thế kỷ XVIII – XIX
Truyện thơ Nôm thế kỷ XVIII – XIX là mảng mà thực tế đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu gặt hái được nhiều thành tựu. Tuy nhiên việc tìm hiểu
về uyển ngữ trong các truyện thơ Nơm bác học chưa có cơng trình nào quan

tâm thích đáng. Trên thực tế, các cơng trình nghiên cứu tập trung đánh giá sự
chín muồi của chữ Nơm trong tiến trình ngơn ngữ của dân tộc nhiều hơn. Các
nhà nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng ngơn ngữ văn học giai đoạn này có
rất nhiều, chúng tơi xin điểm qua một số cơng trình tiêu biểu sau:
GS. TS Trần Nho Thìn trong Bùi Duy Tân tuyển tập, đã giới thiệu bài
tham luận Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất, Tạp chí văn học, số
8, 8-1998: Tinh hoa – sáng tạo của văn học cổ điển Việt nam thời trung đại.
Bài viết đã nhấn mạnh vào vai trị của chữ Nơm từ phần đặt vấn đề cho tới các
tiểu mục sau đó: Một là Văn học chữ Nơm giàu chức năng, cảm hứng sáng
tạo văn học; Hai là Chỉ văn học chữ nôm mới tạo tác được thể loại mới của
văn học cổ điển Việt Nam; Ba là Chỉ văn học chữ Nơm mới có điều kiện rèn
giũa nâng cao ngơn ngữ văn học tiếng Việt”. Tất cả tạo nên một thứ ngôn ngữ
nghệ thuật ở đỉnh cao, “xứng đáng là một dòng văn học tiêu biểu cho tinh hoa
sáng tạo của văn học cổ điển Việt Nam” [51,tr.35A]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

Trong bài Đặc điểm của một số vị từ biểu thị hoạt động nói năng trong
các truyện Nơm thế kỉ XVIII – XIX, đăng trên tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM
Số 4 (69) năm 2015, tác giả Lê Kính Thắng, Phạm Hồng Hải đã tìm hiểu về một
số đặc điểm của vị từ nói năng trong các truyện thơ Nơm thế kỉ XVIII – XIX,
đồng thời tập trung khảo sát đặc điểm cơ bản của các từ “nói”, “rằng”, “hỏi”,
“thưa” dựa trên cơ sở đối lập về khả năng tham gia/ không tham gia cấu trúc
chứa phát ngôn trực tiếp, có/ khơng sắc thái biểu cảm và tần số xuất hiện trong
các văn bản khảo sát. Nó cho thấy sự biến đổi ngôn ngữ ở phương diện từ vựng,

ở phương diện mở rộng hay thu hẹp nghĩa. Và từ góc độ tiếp nhận văn chương,
sự lựa chọn vị từ ngôn ngữ nói riêng và lựa chọn từ ngữ nói chung cũng cho thấy
phần nào phong cách cá nhân, sự sáng tạo của nhà văn, nhà thơ.

Chúng tôi xin điểm thêm một vài cơng trình nghiên cứu về những tác
phẩm truyện thơ Nôm bác học tiêu biểu nhất của thế kỷ XVIII – XIX đó là :
Truyện Hoa tiên, Sơ kính tân trang và Truyện Kiều.
2.2.1. Về Truyện Hoa tiên
Nghiên cứu về Truyện Hoa tiên, trong “Nguyễn Huy Tự và Truyện Hoa
tiên - Kỷ yếu hội thảo nhân 200 năm ngày mất (1990) và 250 năm ngày sinh
(1993)”, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội 1997, tác giả tiếp cận Hoa tiên như
một hiện tượng mở đầu bước chuyển hưởng loại hình văn học trung đại. Đáng
lưu ý, cuốn sách đã điểm danh tình hình nghiên cứu về Truyện Hoa tiên của
PGS. Nguyễn Văn Hoàn, GS.Vũ Ngọc Khánh, PGS.Vũ Đức Phúc, PGS Trần
Đình Hượu, GS Đặng Thanh Lê. Đây là những bài nghiên cứu có giá trị đánh
giá về Truyện Hoa tiên ở các góc độ khác nhau.
Trong đó, PGS Nguyễn Văn Hồn đã điểm tình hình nghiên cứu về Hoa
tiên và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Trong đó đề cập đến ba vấn
đề: Những vấn đề văn bản học của Hoa tiên; Vấn đề nhận định giá trị Hoa tiên;
Địa vị của Hoa tiên trong lịch sử văn học Việt Nam. “Có thể sơ bộ lập luận:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




7

Đóng góp quan trọng của Nguyễn Huy Tự vào sự phát triển của văn học Việt
Nam là ở ngôn ngữ văn học tiếng Việt, ở thể thơ dân tộc lục bát, ở đề tài tình
u, ở loại thể truyện Nơm. Tiếp sau Nguyễn Huy Tự là Phạm Thái (1777 1813) với Sơ kính tân trang, là Nguyễn Du (1765- 1820) với Truyện Kiều.

Trên con đường sáng tạo vinh quang và gian khổ đó, Nguyễn Huy Tự đã cắm
một cái mốc, đánh dấu một điểm xuất phát”[5,Tr.138]
Về khuynh hướng điển nhã và phong vị dân gian trong ngôn ngữ nghệ
thuật của Truyện Hoa tiên, tác giả Đặng Thanh Lê nhấn mạnh vào yếu tố khẩu
ngữ, biểu hiện hiện khuynh hướng tiến bộ sử dụng ngơn ngữ đời sống. Ngồi
ra tác phẩm cịn nhấn mạnh về thành cơng trong việc sử dụng thể thơ lục bát.
Khẳng định “Hoa tiên là một tác phẩm truyện thơ Nôm mở đầu cho bước
chuyển biến loại hình văn học trung đại bởi bên cạnh sự tiếp nhận tinh hoa
văn học nước ngoài, là phong cách sáng tạo của một tâm hồn thi sĩ hướng về
khát vọng nhân văn giải phóng tình u đơi lứa, là thể loại và ngôn ngữ
hướng về cội nguồn dân tộc và mảnh đất dân gian” [5,Tr.236].
“Tổng tập văn học Việt Nam” của Nxb Khoa học Xã hội – Hà Nội 1997,
13A, đã trình bày rất rõ về Truyện Hoa tiên. Trong đó có “Bài tựa Truyện Hoa
tiên” của Cao Bá Quát: “Sống ở đất nước này, có thể bỏ được tiếng quốc ngữ
khơng? Khơng được. Đọc sách quốc ngữ, có thể bỏ được Hoa tiên và Kim
Vân Kiều không? Không được. Ôi! Người xưa đã đem hết tâm sáng tạo, chí
nhiệm màu mà chắp lông nối cánh cho văn chương của ta mà lại xem thường
được sao? [56,Tr.429]. Câu hỏi đó đã cho thấy sự trăn trở của Cao Bá Quát về
sự hiểu biết của người đời với các tác phẩm Hoa tiên. Đồng thời ơng cũng
nhấn mạnh tính chất giáo huấn của tác phẩm.
Bài báo “Quan niệm về văn chương và quốc ngữ qua các bài tựa Truyện
Hoa tiên” của tác giả Hồng Thị Tuyết Mai đăng trên Tạp chí Khoa học và công
nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 112 [21] năm 2016 có bàn về quan niệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8


về quốc ngữ, về văn chương dân tộc viết bằng chữ Nôm qua các bài tựa
Truyện Hoa tiên. Bài báo chú trọng việc đánh giá những thành tựu về sự
trưởng thành ngôn ngữ dân tộc của tác phẩm chứ không đi sâu vào những
thành tựu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
2.2.2. Về Sơ kính tân trang
Sơ kính tân trang là tác phẩm thành công của Phạm Thái. Có nhiều cơng
trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm này. Tuy nhiên về cơ bản tập trung nhiều
về cuộc đời của tác giả, nội dung chính của tác phẩm như: Việt Nam văn học sử
yếu của Dương Quảng Hàm (1941); Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của
nhịm Lê Q Đơn (1957); Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu
thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc (1976); Phạm Thái, một bộ diện đặc biệt trong văn
học cuối Lê, đầu Nguyễn (Nguyễn Văn Xung, Tạp chí Văn, Sài Gịn, số 167,
ngày 1/12/1970); Đường mơ về tự ngã trong thơ văn Phạm Thái (Quang Huy,
Tạp chí Sông Hương, năm 2013); Một số y kiến về việc đánh giá Sơ kính tân
trang (Triêu Dương, Nghiên cứu văn học, số 2, năm 1960), (Nguyễn Nghiệp,
Nghiên cứu văn học, số 2, năm 1963), “Phạm Thái và Sơ kính tân trang”
(Nguyễn Văn Xung, Lửa thiêng xb, Sài Gòn, năm 1972), ….Trong số
những bài viết và tạp chí này chúng tơi đặc biệt chịu ảnh hưởng hai bài viết, đó
là: “Tổng tập văn học Việt Nam” của Nxb Khoa học Xã hội – Hà Nội 1997, 13A,
bài viết đã giới thiệu cụ thể về tiểu sử Phạm Thái, lược truyện Sơ kính tân trang,
vấn đề khảo đính và chú giải truyện Sơ kính tân trang cùng văn bản; Và bài viết
Sơ kính tân trang nhìn từ thi pháp thể loại của tác giả Nguyễn Thị Việt Hằng
đăng trong tạp chí khoa học số 9 – Tháng 12/2009. Bài báo nghiên cứu tác phẩm
Sơ kính tân trang theo những góc nhìn cụ thể, đó là kết cấu tác phẩm, nhân vật,
thể loại và ngôn ngữ. Bài viết đã khẳng định về ngôn ngữ giống như các truyện
thơ Nơm bác học khác thì ngơn ngữ trong Sơ kính tân trang được chau chuốt và
điêu luyện vừa trang trọng, quý phái, đài các; vừa chân thực, sắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





9

sảo, giàu màu sắc biểu cảm. Đó là những nhận xét và đánh giá về cách sử
dụng ngôn ngữ rất tinh tế của tác giả Phạm Thái.
Các cơng trình, bài viết trên hầu hết các nhà nghiên cứu trên đã tập
trung vào nghiên cứu về cuộc đời và di sản thơ văn của Phạm Thái với tâm
điểm là truyện thơ Nơm Sơ kính tân trang. Nổi bật là đánh giá về giá trị nội
dung và nghệ thuật, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của tác phẩm trong
thời điểm nó ra đời và hiện tại.
2.2.3. Về Truyện Kiều
Nếu như thời gian bào mịn những tác phẩm ít giá trị dần vào quên lãng,
thì những tác phẩm sống mãi với thời gian giống như một viên ngọc càng mài
càng thấy sáng, càng nghiên cứu, càng thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Truyện Kiều chính là một tác phẩm như thế, thiên truyện được coi là kiệt tác của
văn học dân tộc. Truyện Kiều đã trở thành tâm điểm của các nhà nghiên cứu khi
tìm hiểu về văn học giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX. Tác giả thành công trong việc
chuyển tải từ một tiểu thuyết Trung Hoa thành một tác phẩm thơ đặc sắc. Điều
này cho thấy tài năng ngôn ngữ bậc thày của tác giảNguyễn Du.

Nguyễn Lộc trong "Những vấn đề ngữ văn" (Tuyển tập 40 năm nghiên
cứu khoa học của Khoa VH&NN), bài viết đã đi sâu tìm hiểu về Ngơn ngữ
nhân vật trong Truyện Kiều. Tác giả nhấn mạnh yếu tố hiện thực chủ nghĩa,
tính chất ước lệ mà chúng ta thường thấy trong ngôn ngữ văn học của thế kỷ
XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX. Tính chất cách điệu hố của ngôn ngữ nhân vật
được thể hiện bằng việc sử dụng nhiều các điển cố, ẩn dụ, hốn dụ, hoặc
những cơng thức biểu hiện, những từ ngữ có tính chất quy phạm. Một đặc
điểm về tu từ của việc dùng từ ngữ Hán Việt là làm tăng phần trang trọng, tạo
không khí cổ kính. Nhân vật chính diện thường được xây dựng theo xu hướng

lý tưởng hoá. Các nhân vật từ Hoa tiên đến Phan Trần, từ Sơ kính tân trang
đến Nhị độ mai, Truyện Tây sương… đều xuất thân ở tầng lớp trên của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

xã hội và bản thân họ đều mang phẩm chất đạo đức cao q như: chung thuỷ
trong tình u, có hiếu với bố mẹ, hoặc trung với vua… cho nên việc miêu tả
họ, nhà thơ cũng thiên về khuynh hướng biểu hiện có tính chất ước lệ, ngơn
ngữ trang trọng và nhã nhặn.
Năm 1924, trong bài diễn thuyết đọc tại Lễ kỷ niệm Nguyễn Du nhân
ngày mất, Phạm Quỳnh đánh giá Truyện kiều là “quốc hoa”, “quốc hồn”,
“quốc tuy” của dân tộc. Cịn Hồi thanh trong cuốn Tác phẩm văn học nhận
xét về tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du khơng một nhà văn, nhà thơ nào có
thể sánh kịp. Nó vừa dồi dào lại chính xác, vừa tinh vi lại trong trẻo. Còn tác
giả Nguyễn Phong Nam trong Giáo trình Tác gia văn học trung đại Việt Nam
cho rằng: “Ngơn ngữ truyện Kiều có khả năng mê hoặc mọi người vì vẻ đẹp
kỳ lạ của nó, ngơn từ ở đây rất uyên bác và cách điệu”.
Như vậy, nói chung các bài nghiên cứu thiên nhiều về thi pháp của văn
học trung đại, nghiên cứu về nội dung, thể loại, ngơn ngữ của nhân vật. Chưa
có bài nghiên cứu cụ thể nào vấn đề uyển ngữ trong một số tác phẩm truyện
thơ Nôm tiêu biểu thế kỷ XVIII - XIX. Thiết nghĩ, đây cũng là một đề tài hay,
có nhiều khía cạnh để tìm tịi và nghiên cứu. Vì vậy tơi đã chọn đề tài này để
nghiên cứu làm khố luận cho mình.
3.

Đới tượng và mục tiêu nghiên cứu


3.1. Đới tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: Uyển ngữ trong Truyện
thơ Nôm bác học thế kỷ XVIII – XIX với ba tác phẩm tiêu biểu: Truyện hoa
tiên, Sơ kính tân trang, Truyện Kiều.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu về Uyển ngữ trong một số truyện thơ Nôm bác học thế
kỷ XVIII – XIX, chúng ta sẽ thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của các tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

giả văn học trung đại, hiệu quả của việc sử dụng uyển ngữ trong truyện thơ
Nôm bác học và trong đời sống. Mục tiêu cuối cùng luận văn sẽ tìm hiểu vẻ
đẹp trong ngôn ngữ trong truyện thơ Nôm qua hiện tượng sử dụng uyển ngữ một nét đặc thù của văn học trung đại.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ nghiên cứu khái quát về uyển ngữ trong tiếng Việt, đối
chiếu cụ thể với một số truyện thơ Nôm thế kỷ XVIII - XIX, phân loại và
đánh giá hiệu quả sử dụng của chúng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp để triển khai các vấn đề như sau:
-

Phương pháp loại hình: Được sử dụng trong quá trình khảo sát các


uyển ngữ trong một số tác phẩm truyện thơ Nôm bác học. Từ đó phân loại
theo các hình thức biểu đạt cụ thể.
-

Phương pháp xã hội học văn học: Luận văn sử dụng phương pháp này

để tìm hiểu các mối quan hệ giữa văn học với xã hội và ngôn ngữ, đặt văn học
trong bối cảnh hiện thực xã hội để lí giải, phân tích. Cách tiếp cận này giúp
cho cách nhìn nhận vấn đề mang tính khách quan hơn và khoa học hơn.
-

Phương pháp nghiên cứu văn học sử: Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu

trong cái nhìn lịch sửđể luận giải, tìm ra nguồn gốc, căn nguyên của các hiện
tượng, vấn đề.
-

Cách tiếp cận liên ngành đối với vấn đề nghiên cứu: Luận văn sử dụng

phương pháp liên ngành để thấy được mối quan hệ giữa cách dùng từ và văn
hố ngơn ngữ của người Việt Nam, để từ đó tiếp cận vấn đề nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

-


Phương pháp thi pháp học: Được vận dụng xuyên suốt trong luận văn

nhằm minh họa cụ thể, sinh động những đặc trưng của uyển ngữ trong các
truyện thơ Nôm bác học.
- Phương

pháp khảo sát, thống kê: Phương pháp này sẽ được sử dụng

nhiều trong quá trình liệt kê các uyển ngữ có trong từng văn bản truyện thơ Nơm
tiêu biểu nhất, khảo sát trên các nhóm ngơn ngữ có cùng cách thức biểu đạt.

Các hướng tiếp cận trên sẽ được cụ thể hoá trong một số thao tác như
khảo sát, so sánh, phân tích tổng hợp để thấy được ý nghĩa và hiệu quả sử
dụng các uyển ngữ trong tác phẩm. Các phương pháp và thao tác này khi
được sử dụng riêng rẽ hoặc có sự kết hợp tạo nên sự hoàn chỉnh cho bài viết.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi tư liệu
Khi làm luận văn chúng tôi sử dụng một số các tài liệu liên quan: chúng
tôi kế thừa các cơng trình bài nghiên cứu trong và ngồi nước, sách giáo trình
và tài liệu tham khảo đã cơng bố. Chúng tôi tận dụng tối đa nguồn tài liệu để
có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu, có cái nhìn khoa học hơn khi
trình bày về vấn đề trong luận văn.
5.2. Phạm vi vấn đề
Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi đi sâu vào việc phân loại uyển
ngữ trong một số truyện thơ Nôm bác học thế kỷ XVIII - XIX, cụ thể qua ba
tác phẩm như Truyện hoa tiên, Sơ kính tân trang, Truyện Kiều và phân tích
hiệu quả sử dụng uyển ngữ trong ba tác phẩm.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung

của luận văn có 3 chương chính:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




13

Chương 2. Các hình thức biểu đạt của uyển ngữ trong trong một số
truyện thơ Nôm bác học thế kỷ XVIII - XIX
Chương 3. Hiệu quả sử dụng các hình thức uyển ngữ trong một số
truyện thơ Nôm bác học thế kỷ XVIII - XIX
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ phân loại, tổng kết và đánh giá việc sử dụng uyển ngữ
trong một số tác phẩm văn học Nôm thế kỷ XVIII – XIX tiêu biểu nhất. Từ đó
có những bình giá mới mẻ về những thành tựu văn học đã đạt được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý thuyết về uyển ngữ
1.1.1. Khái niệm về uyển ngữ

Nghiên cứu về uyển ngữ có nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau, từ
khái niệm đến cách nhận biết, tác dụng sử dụng và có cả đối chiếu với các ngôn
ngữ khác. Khi xem xét về nguồn gốc, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra uyển
ngữ trong tiếng anh là euphemism. Đây là thuật ngữ bắt nguồn từ Hy Lạp, có
nghĩa là nói cho tốt đẹp. Sau này các học giả phương Tây cũng sử dụng thuật
ngữ này với hàm nghĩa tương tự. Ở Việt Nam uyển ngữ cũng là vấn đề quan tâm
của một số nhà nghiên cứu. Đinh Trọng Lạc cho rằng “uyển ngữ thuộc nhóm
hốn dụ, là hình ảnh tu từ, trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng này
hoặc một hiện tượng bằng sự miêu tả những dấu hiệu cơ bản của nó, hoặc bằng
việc nêu lên những nét đặc biệt của nó. Uyển ngữ tăng cường tính tạo hình cho
lời nói vì nó khơng chỉ gợi tên đối tượng mà còn miêu tả đối tượng” [35,Tr71].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Giáp giải thích “uyển ngữ là những từ ngữ biểu
thị một số sự vật hoặc hiện tượng nào đó một cách gián tiếp, nguỵ trang, lịch sự
hoặc giảm nhẹ. Uyển ngữ có thể do nhiều nguyên nhân như tránh thô tục, tránh
những từ gây sự đau đớn, xót xa, kiêng tên huy….uyển ngữ cịn
được gọi là nhã ngữ”[21,Tr473-474]. Phổ biến hơn cả là Từ điển Tiếng Việt do
Hồng Phê chủ biên thì “uyển ngữ là phương thức nói giảm nhẹ, thay cho cách
nói bị coi là sỗ sàng dễ làm xúc phạm, làm khó chịu” [44,Tr1346]. Nói tóm lại ta
thấy các nhà nghiên cứu đều quan tâm đến nội dung của uyển ngữ. Một cách bao
quát nhất ta có thể thấy uyển ngữ là cách dùng một từ hoặc một cụm từ nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15

đó có nghĩa tương đương, tránh dùng trực tiếp để tạo tính lịch sự, tránh lối nói
thơ tục đạt hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp.

1.1.2. Các hình thức của uyển ngữ
1.1.2.1. Cấu tạo của uyển ngữ
Cách phân chia cấu tạo của uyển ngữ trong nhiều trường hợp là không
giống nhau. Xét về mặt cấu tạo của uyển ngữ Tiếng Việt ở đây tôi xin đưa ra
bài nghiên cứu uyển ngữ của giảng viên Đoàn Tiến Lực, đăng trên Tạp chí
Ngơn ngữ, số 2(285),2013. Thơng qua việc khảo sát và có sự liên hệ tiếng Việt
và một số tiếng khác trên thế giới, bài viết đã chia các phương thức cấu tạo
uyển ngữ thành ba nhóm: Một là tạo uyển ngữ bằng phương thức ngữ âm; Hai
là phương thức từ vựng ngữ nghĩa; Ba là phương thức ngữ pháp. Đây là một
cách phân chia khoa học và có cơ sở rõ ràng. Cụ thể như sau:
1.1.2.1.1. Tạo uyển ngữ bằng phương thức ngữ âm
Đây cũng là một cách dùng thường xun trong tiếng Việt. Thơng
thường khi sử dụng có thể:
-

Tỉnh lược âm: Người sử dụng có thể lược bỏ một số âm vị trong thành

phần cấu tạo của âm tiết. Ví dụ nói người bị H nghĩa là người bị nhiễm
HIV/AIDS; người bị K là người mác bệnh ung thư…
- Mô phỏng âm: Phát âm theo việc mô phỏng âm thanh của sự vật, hiện
tượng cần biểu đạt. Ví dụ rúc rích, lao xao, eo sèo….
-

Láy: Là phương thức lặp lại một phần hoặc toàn bộ âm tiết của một từ

nào đó. Ví dụ như beo béo, thâm thấp, thì thụp...
1.1.2.1.2. Phương thức từ vựng, ngữ nghĩa
Trong giao tiếp tiếng Việt thì đây là phương thức sử dụng rất phổ biến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





16

-

Dùng từ gần nghĩa hoặc đồng nghĩa, có thể dùng từ hoặc cả ngữ thay cho

từ. Cách dùng này người nghe có thể hiểu được ngay mà tránh làm mất lịng
hoặc ít tổn thương nhất. Cách nói tế nhị này là cách sử dụng khá phổ biến trong
tiếng Việt. Ví dụ nói chiều cao của chị ấy hơi khiêm tốn, hay anh ấy năng

lực có hạn….
- Thay thế từ kiêng bằng từ Hán Việt: Với hơn một nghìn năm Bắc
thuộc văn hoá Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của văn hố Trung Hoa. Vì vậy
ngơn ngữ đời sống thường ngày của chúng ta ngày nay ít nhiều cũng cịn thấy.
Nhiều từ Hán Việt có nét nghĩa biểu thị sự trang trọng. Ví dụ như phu nhân,
nội y, an tọa, viên tịch….
-

Dùng từ vay mượn: Đó là cách sử dụng từ ngữ mượn từ tiếng nước

ngoài để thay thế cho những từ kiêng kị hay thơ tục mà người nói không
muốn nhắc đến khi giao tiếp. Về tâm lý mọi người sẽ dễ dàng tiếp thu. Ngoài
việc sử dụng từ Hán Việt, tiếng Việt cũng tiếp nhận một số tiếng nước ngoài
như tiếng Anh hay tiếng Pháp tiếp nhận và Việt hóa trong lời ăn tiếng nói
hàng ngày. Như sex, toilet, nude…..
- Dùng cách chuyển nghĩa từ: thay thế cụm từ hoặc cụm từ này bằng từ

hoặc cụm từ kia có nét tương đồng hoặc tương cận về nghĩa (Ẩn dụ, hốn
dụ)..Trong ngữ cảnh cụ thể nó có thể là nghĩa chuyển hoặc ẩn nghĩa đi. Cách
sử dụng này có thể giảm sự miệt thị người khác, giảm sắc thái đau thương, thơ
tục. Ví dụ rúc rích thay cho quan hệ vợ chồng, mây mưa thay cho quan hệ trai
gái….
1.1.2.1.3. Phương thức ngữ pháp
-

Dùng trợ từ phủ định: Không (được) + tính từ + (cho) + lắm

Ví dụ: khơng đẹp lắm thay cho xấu; không thông minh lắm thay cho ngu
dốt, không được khá giả thay cho nghèo; không được khỏe thay cho ốm yếu…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




17

-

Dùng đại từ ấy, đó: Việc sử dụng các đại từ này thay thế cho từ kiêng

tránh nhằm tạo sự mơ hồ, tránh trực diện. Ví dụ cái ấy, cái đó thay cho dương
vật/âm vật, chuyện ấy thay cho quan hệ tình dục,…
Như vậy đây so với các ngơn ngữ khác, uyển ngữ trong tiếng Việt là
cách dùng rất thường xuyên trong giao tiếp bằng ngôn ngữ hàng ngày và
trong các tác phẩm văn học. Đó là cách dùng rất tinh tế và tạo nên cách giao
tiếp, ứng xử có văn hoá mà mọi người đều ưa chuộng trong xã hội.
1.1.2.2. Cách phân loại uyển ngữ

Việc phân chia uyển ngữ khơng phải là điều đơn giản, bởi nó phụ thuộc
vào nhiều yếu tố. Tuỳ cách sử dụng mà chúng ta có các cách phân chia khác
nhau. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số cách phân chia như sau: Một là phân
loại theo phạm vi và đối tượng uyển ngữ đề cập có các loại uyển ngữ như: Uyển
ngữ liên quan đến chết chóc; bệnh tật; sinh lý….Hai là phân loại theo mục đích

sử dụng thì có uyển ngữ có lợi cho người khác, uyển ngữ có lợi rộng rãi và
uyển ngữ có lợi cho bản thân. Thứ ba là cách phân loại phổ biến hơn cả đó là
phân loại theo công dụng, chức năng của uyển ngữ. Với cách phân chia này
thì có các loại như: Kiêng kị, lịch sự; che giấu; hài hước.
-

Chức năng kiêng kị: Sự kiêng kị bắt nguồn từ tâm lý con người. Từ xưa

tâm lý chung vẫn luôn cho rằng sự vật và hiện tượng thiên nhiên đều liên quan
đến thần thánh, vì vậy tránh nhắc đến hoặc nếu đề cập đến thì dùng phương thức
biểu đạt thay thế. Từ đó hình thành nên chức năng kiêng kị của ngôn ngữ.
-

Chức năng lịch sự: Lịch sự là một tổ hợp các nghi thức được biểu hiện ra

trong cách giao tiếp với người xung quanh. Nó bao gồm cả hành động, ngơn ngữ.
Tuỳ theo hồn cảnh, mơi trường, đối tượng mà sẽ có cách giao tiếp phù hợp.
Cách xử thế giúp con người đạt được những yêu cầu mong muốn trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





18

quan hệ giao tiếp. Chức năng lịch sự dùng để tránh sự mạo muội, thất lễ,
khiếm nhã trong giao tiếp, che giấu những điều khó nói của con người.
-

Chức năng che giấu: Uyển ngữ có tính chất che đậy tư tưởng, suy nghĩ

một cách kín đáo. Vì vậy nó trở thành cơng cụ cần thiết để phục vụ mục đích
giao tiếp cho tất cả mọi người trong phạm vi nhất thời của nó.
-

Chức năng hài hước: Chức năng này cũng được sử dụng trong một vài

trường hợp nhất định. Dùng cách nói này tạo sự hài hước và làm cho khơng
khí giao tiếp trở nên nhẹ nhàng, tránh sự căng thẳng.
Trong bài nghiên cứu của mình chúng tơi nhận diện các uyển ngữ theo
nội dung của tác phẩm, gắn liền với đó là các chức năng của các uyển ngữ
trong từng tình huống giao tiếp cụ thể.
1.2. Uyển ngữ trong đời sống và trong văn học
1.2.1. Uyển ngữ trong đời sống
Trong đời sống thường ngày ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất của con người và xã hội lồi người. Đảm bảo một mặt truyền đạt thơng tin
và tạo cơ sở để hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội. Mặt khác, nó
cịn tác động đến nhân cách, từ đó hình thành nhân cách của mỗi người. Ngôn
ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn
can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hố ngơn ngữ của nó, làm
biến đổi nhân cách một cách hợp lý. Chính vì vậy ngay từ thời xa xưa ơng bà ta
đã quan tâm đến lời ăn tiếng nói hàng ngày, phải đảm bảo sự ứng xử hoà nhã,
lịch sự trong q trình giao tiếp. Đó là một nét đẹp trong ngôn ngữ giao tiếp của

người Việt bao đời nay. Trong thực tế giao tiếp, các hoạt động giao tiếp bao giờ
cũng bị chi phối bởi ngữ cảnh giao tiếp, từ nhân vật giao tiếp, tới bối cảnh giao
tiếp và văn cảnh. Một số các tình huống giao tiếp khiến người nói khơng thể trực
tiếp nói ra điều mình suy nghĩ. Bởi nếu nói thẳng sẽ khiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




19

người nghe mất lịng. Vì vậy cách lựa chọn trong những tình huống như vậy
người ta có thể nói vịng, nói giảm, nói tránh. Nhằm giảm bớt việc xúc phạm
người khác, tránh những bất tiện, tạo nên lời hay ý đẹp trong ứng xử giao tiếp.
Bởi con người vốn là tổng hòa các quan hệ xã hội, hết sức phức tạp. Mỗi người
có trình độ kiến thức, học vấn khác nhau, do đó cách tiếp nhận thơng tin của họ
cũng không giống nhau trong cùng một sự kiện hay vấn đề nào đó. Chính vì điều
này uyển ngữ đã ra đời vì “Nói ngọt thì lọt đến xương”, khi dùng uyển ngữ thì
các thơng điệp chuyển tải tới người nghe thường có tác dụng hơn. Họ sẽ cảm
thấy dễ chịu, thoải mái nên tránh được sự phản ứng gay gắt, sinh ra giận dữ từ
người nghe trong những tình huống tế nhị đôi khi hiểu lầm dẫn đến xung đột.
Công dụng của uyển ngữ như vậy có rất nhiều, nó ln có mối quan hệ mật thiết
với văn hóa xã hội, trong đời sống thường ngày đặc biệt trong giao tiếp ngơn
ngữ. Q trình giao tiếp với nhau đơi khi khơng phải cứ thẳng thắn là tốt hết mà
cịn phải cố tránh một số vấn đề hoặc từ ngữ thông tục nào đó mà khơng làm tổn
thương đến người khác. Có thể là tránh những điều kiêng kị, cấm kị, thể hiện sự
lễ phép, lịch sự, mang lại cảm giác tích cực, thậm chí làm cho ngơn ngữ thêm
phong phú, sinh động, khôi hài, che giấu hoặc châm biếm. Trong nói năng giao
tiếp thường ngày, nhiều khi gặp những tình huống khó nói nhưng vẫn phải nói.
Lúc này chúng ta dùng những từ ngữ đồng âm hoặc những từ gần nghĩa, để gián

tiếp nói điều mình muốn nói. Ví dụ khi thấy một đứa trẻ bụ bẫm chúng ta thường
khen nhìn bé trộm vía q, tránh nói thẳng khiến cha mẹ bé khơng hài lịng, sợ
sài hay nói miệng. Ngược lại thấy một đưa trẻ còi cọc thường chúng ta nói nhìn
bé có vẻ khơng được tăng cân, hay mẹ có vẻ khơng mát sữa lắm. Hay khi nói về
người quá cố, người đã chết chúng ta sử dụng rất nhiều các từ ngữ tương đương
như: qua đời, khuất núi, trút hơi thở cuối cùng, về thế giới bên kia, lên đường
theo tổ tiên, nhắm mắt xuôi tay, lên tiên, an giấc ngàn thu, quy tiên, hi sinh, thác,
ra đi mãi mãi, về nơi chín suối, trở thành người thiên cổ, trở về với cát
bụi,...cách nói đó thể hiện sự tơn trọng với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×