Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 128 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8 34 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG CẨM

HÀ NỘI, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi Luận văn thạc sĩ “Phát triển dịch vụ Thanh
toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam – Chi nhánh Ba Đình” là cơng trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hồng Cẩm. Luận văn chưa
được công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung
được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và
đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tồn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Hà



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin được tỏ lịng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến
TS. Nguyễn Thị Hồng Cẩm - người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình
chỉ bảo và hướng dẫn tơi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm
tài liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tơi mới có thể
hồn thành luận văn cao học của mình.
Ngồi ra trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tơi cịn
nhận được sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp,
bạn bè, người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo
học khóa thạc sỹ tại trường Đại học Cơng đồn.
- Q thầy cô Khoa Quản trị Kinh doanh và quý thầy cơ khoa Sau Đại
học - Trường Đại học Cơng đồn đã truyền đạt cho tơi những kiến thức bổ ích
trong suốt hai năm học vừa qua.
- Ban Giám đốc Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt
Nam – Chi nhánh Ba Đình và bạn bè, đồng nghiệp ln động viên, hỗ trợ tơi
trong q trình học tập và nghiên cứu.
- Quý khách hàng đã, đang thực hiện giao dịch tại Ngân hàng thương mại
Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình đã nhiệt tình tham
gia trả lời phiếu điều tra phục vụ đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài................................................................................................... 6
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 7
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................. 8
1.1. Một số khái niệm và các vấn đề liên quan ......................................................... 8
1.1.1. Ngân hàngithương mại ........................................................................................ 8
1.1.2. Thanh toán quốc tế .............................................................................................. 9
1.1.3. Dịch vụ thanh toán quốc tế................................................................................ 10
1.1.4. Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế ................................................................ 10
1.1.5. Phân loại thanh toán quốc tế ............................................................................. 11
1.1.6. Đặc điểm dịch vụithanh toán quốc tế ................................................................ 12
1.1.7. Các phương thức thanh tốn quốc tế chủ yếu ................................................... 13
1.2. Vai trị của dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại .............. 20
1.2.1. Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế ............................................................. 20
1.2.2. Thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng thương mại .......................................... 21
1.2.3. Thanh toán quốc tế đối với Nhà kinh doanh xuấttnhập khẩu ........................... 22
1.3. Nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại....... 23
1.3.1. Hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ thanhttoán quốc tế .......................... 23
1.3.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cônginghệ hiện đại.................................... 26
1.3.3. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ................................................................... 27
1.3.4. Tiến hành hoạt động Marketing ........................................................................ 28


1.3.5. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thanhttoán quốc tế .................................... 29

1.3.6. Hệ thống phòng chống rửa tiền, ngăn ngừa rủi ro ............................................ 30
1.3.7. Hoạt động mở rộng liên kết hợp tác với các ngân hàng ................................... 32
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng
thương mại ................................................................................................................. 33
1.4.1. Các chỉ tiêu định tính ........................................................................................ 33
1.4.2. Các chỉ tiêu định lượng ..................................................................................... 34
1.5. Các yếuttố ảnh hưởng đến dịch vụ thanhttoán quốc tế tại Ngân hàng
thương mại ................................................................................................................. 35
1.5.1. Các yếu tố bên trong ngân hàng ........................................................................ 35
1.5.2. Các yêu tố bên ngoài ngân hàng ....................................................................... 37
1.6. Kinh nghiệm phátttriển dịch vụ thanh toán quốcttế từ một số ngân hàng
và bài học rút ra cho Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt
Nam – Chi nhánh Ba Đình ....................................................................................... 40
1.6.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng .................................................................. 40
1.6.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng thương mạiiCổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
– Chi nhánh Ba Đình ................................................................................................... 42
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 44
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH ................................................................... 45
2.1. Khái qt sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình......................................... 45
2.1.1. Sự hình thành và phát triển ................................................................................. 45
2.1.2. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế ........... 47
2.1.3. Kết quả hoạt động giai đoạn 2016 - 2019 ......................................................... 50
2.2. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Eximbank Ba Đình .................................................................................................... 53
2.2.1. Hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế........................... 53
2.2.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệihiện đại.................................... 58
2.2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực .................................................. 60

2.2.4. Thực trạng tiến hành hoạt động Marketing ....................................................... 63
2.2.5. Phátttriển các sản phẩm dịch vụ Thanhttoán quốc tế ........................................ 65


2.2.6. Hệ thống phòng chống rửa tiền, ngăn ngừa rủi ro ............................................ 66
2.2.7. Hoạt động mở rộng liên kết, hợp tác với các ngân hàng .................................. 68
2.3. Đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank Ba
Đình thơng qua một số chỉ tiêu ................................................................................ 69
2.3.1. Các chỉ tiêu định tính ........................................................................................ 69
2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng ..................................................................................... 76
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Eximbank Ba Đình ..................................................................................................... 82
2.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................................... 82
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 83
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 90
Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH .............................................................................. 91
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế của Ngân
hàng thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình ......... 91
3.1.1. Mục tiêu ............................................................................................................ 91
3.1.2. Phương hướng ................................................................................................... 91
3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình ............. 93
3.2.1. Nâng cao năng lực quản lý phát triển dịch vụ thanh tốn quốc tế ..................... 93
3.2.2. Đẩy mạnh cơng tác đào tạo cán bộ thanh toán .................................................. 97
3.2.3. Đẩy mạnh hoạttđộng tài trợ tín dụng xuấttnhập khẩu ....................................... 99
3.2.4. Đa dạng hóa các sản phẩm thanh tốn quốc tế ............................................... 101
3.2.5. Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng .................................................. 103
3.2.6. Giải pháp về chính sách chăm sóc khách hàng ............................................... 106

3.2.7. Mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý.................................................................. 109
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 111
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 115
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ đầy đủ

Chữ viết tắt
CBNV

Cán bộ nhân viên

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

Eximbank

Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

HĐH - CNH

Hiện đại hóa - Cơng nghiệp hóa


KH

Khách hàng

KD

Kinh doanh

NH

Ngân hàng

NHĐL

Ngân hàng đại lý

NHĐCĐ

Ngân hàng được chỉ định

NHNT

Ngân hàng nhờ thu

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHPT


Ngân hàng phát hành

NHTB

Ngân hàng Thông báo

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTH

Ngân hàng thu hộ

NNK

Nhà nhập khẩu

NXK

Nhà xuất khẩu

TTQT

Thanh toán quốc tế

TTTM

Tài trợ thương mại


XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ chun mơn cán bộ Eximbank Ba Đình .......................... 48
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của Eximbank Ba Đình (2016 – 2019) .............. 50
Bảng 2.3. Tình hình cho vay của Eximbank Ba Đình (2016- 2019) ......................... 52
Bảng 2.4. Mức độ đánh giá về sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank
Ba Đình .................................................................................................... 58
Bảng 2.5. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Eximbank............... 60
Bảng 2.6. Số lượng cán bộ nhân viên được đào tạo trung bình/năm và nội dung đào
tạo tại Eximbank Ba Đình ....................................................................... 61
Bảng 2.7. Số lượng cán bộ làm cơng tác thanh tốn quốc tế được đào tạo tại
Eximbank Ba Đình (2016 – 2019) .......................................................... 62
Bảng 2.8. Lý do Khách hàng biết đến Eximbank Ba Đình ........................................ 64
Bảng 2.9. Chi phí quảng cáo dịch vụ thanh tốn quốc tế tại Eximbank Ba Đình ...... 64
Bảng 2.10. Danh mục sản phẩm dịch vụ thanhttoán quốc tế tăng mới tại Eximbank
Ba Đình .................................................................................................... 65
Bảng 2.11. Mức độ về tiện ích của sản phẩm tại Eximbank Ba Đình ....................... 66
Bảng 2.12. Cơ sở thiết lập và hệ thống phòng chống rửa tiền của Eximbank Ba đình ..... 67
Bảng 2.13. Mức độ nhận biết về thương hiệu Eximbank Ba Đình ............................ 70
Bảng 2.14. Mức độ hài lịng về dịch vụ thanh tốn quốc tế tại Eximbank Ba Đình. 71
Bảng 2.15. Thống kê khiếu nại trong giao dịch thanh toániquốc tế tại Eximbank Ba
Đình ......................................................................................................... 73
Bảng 2.16. Kết quả hoạt động của một số nghiệp vụ khác của Eximbank Ba Đình 75
Bảng 2.17. Thanh tốn quốc tế thơng qua các phương thức thanh tốn tại Eximbank

Ba Đình .................................................................................................... 76
Bảng 2.18. Kết quả Chuyển tiền đi – Chuyển tiền đến tại Eximbank Ba Đình ......... 77
Bảng 2.19. Doanh số thanh toán L/C Xuất nhập khẩu tại Eximbank Ba Đình .......... 78
Bảng 2.20. Tình hình kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank Ba Đình .. 79
Bảng 2.21. Phí, số lượng cán bộ nhân viên thanh tốn quốc tế tại Eximbank Ba
Đình ......................................................................................................... 79


Bảng 2.22. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh tốniquốc tế tại Eximbank
Ba Đình .................................................................................................... 80
Bảng 2.23. Thời gian thực hiện nghiệp vụ thanh toániquốc tế tại Eximbank Ba Đình .. 81
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2016 – 2019 ........................................ 53
Biểu đồ 2.2. Doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức thanh tốn Nhờ thu tại
Eximbank Ba Đình .................................................................................. 77
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Thanh toán theo phương thức chuyểnttiền trong trường ngân hàng
chuyển tiền và ngân hàng trả tiền có quan hệ tài khoản trực tiếp ........... 14
Sơ đồ 1.2. Thanh toán theo phương thức chuyển tiền trong trường ngân hàng
chuyển tiền và ngân hàng trả khơng có quan hệ tài khoản ...................... 15
Sơ đồ 1.3. Thanh toán theo phương thức Nhờ thu phiếu trơn ................................... 16
Sơ đồ 1.4. Thanh toánttheo phương thức nhờ thu kèm chứng từ .............................. 17
Sơ đồ 1.5. Thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ mà L/C có giá trị tại
ngân hàng phát hành ................................................................................ 19
Sơ đồ 1.6. Thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ mà L/C có giá trị tại
ngân hàng được chỉ định ......................................................................... 19
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của Eximbank Ba Đình ................................... 46
Sơ đồ 2.2: Mơ hình hoạt động thanh tốn quốc tế tại Eximbank Ba Đình ................ 47
Sơ đồ 2.3. Các nhiệm vụ trong hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán
quốc tế của Eximbank Ba Đình ............................................................... 55



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa hiện nay, các hoạt động giao
thương mua bán giữa các quốc gia với nhau lại có cơ hội phát triển. Cùng với xu
hướng quốc tế hóa kinh tế thế giới, Việt Nam đã từng bước phát triển, hội nhập vào
thị trường ấy. Việc gia nhập WTO đã tạo ra cho các doanh nghiệp trong nước nhiều
cơ hội mở rộng thị trường, thị phần, xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng xuất
khẩu… và các dịch vụ ngân hàng thương mại hiện đại cũng nhanh chóng ra đời,
phát triển, đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt là nghiệp vụ thanh tốn
quốc tế.
Trước tiến trình đổi mới phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, các
hoạt động ngoại thương trong nước đã có những thay đổi mạnh mẽ cả về chất và
lượng với mục đích đáp ứng nhu cầu hợp tác kinh tế quốc tế của các tổ chức kinh tế,
doanh nghiệp. Đây được coi là cơ hội lớn đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động
ngành ngân hàng nói riêng. Q trình hội nhập kinh tế đã giúp cho việc trao đổi hàng
hóa, lao động, luân chuyển vốn, công nghệ và kỹ thuật diễn ra nhanh chóng, mạnh
mẽ hơn, từ đó nhu cầu về dịch vụ thanh toán quốc tế cũng phát triển theo.
Xuất nhập khẩu trở thành cầu nối quan trọng của mỗi quốc gia khi tham gia
vào nền kinh tế toàn cầu bởi nó giúp cho các doanh nghiệp của quốc gia đó có thể
tìm kiếm, khai thác tốt các nguồn ngun liệu với mức chi phí thấp, tiêu chí mở
rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy được quá trình sản xuất ở trong nước. Các
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xuất-nhập khẩu sẽ tác động đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng phát triển nền kinh tế và nâng cao vị thế của quốc gia của mình trên thế
giới. Thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại là
phải theo đuổi và thực hiện tốt các mục tiêu "Thuận tiện - Hiệu quả - An toàn".
Tuy nhiên, phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế (TTQT) hiện nay cũng có

khơng ít những thách thức. Đó chính là sức cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các
ngân hàng trong nước, áp lực với nguy cơ chia sẻ thị phần của các tổ chức tài chính
quốc tế và ngân hàng nước ngoài. Để thỏa mãn được yêu cầu này các ngân hàng
phải có một nguồn vốn đủ lớn, một chiến lược phát triển quốc tế hóa kinh tế nhằm
phục vụ cho xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, phải tìm mọi biện pháp để


2
phát triển, nâng cao chất lượng hơn nữa các hoạt động nghiệp vụ TTQT của chính
mình. Chính vì vậy, việc nâng cao và phát triển sản phẩm dịch vụ TTQT được đặt
ra rất bức thiết.
Phát triển dịch vụ TTQT được các ngân hàng quan tâm không chỉ là một
nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng mà còn là một trong những hoạt động trọng
yếu quyết định sự thành công, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Do đó, trong
mọi giai đoạn phát triển, việc nâng cao và phát triển dịch vụ thanh tốn quốc tế ln
là vấn đề cần các ngân hàng chú trọng.
Sau năm 1990, TTQT khơng cịn là nghiệp vụ độc quyền của riêng Ngân hàng
ngoại thương Việt Nam mà ngày nay nó đã trở thành nghiệp vụ phổ biến tại tất cả
các ngân hàng thương mại (NHTM). TTQT đã trở thành nguồn thu từ dịch vụ khá
cao cho các ngân hàng đồng thời còn giúp các NHTM nâng cao vị thế của mình
trong các quan hệ kinh tế quốc tế và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank Viet Nam) cũng nằm trong số các ngân hàng đó.
Bên cạnh chiến lược cơ cấu lại để phát triển, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam đã xây dựng và triển khai dự án "New Eximbank" (bắt đầu từ tháng 1 năm
2017). Eximbank Viet Nam đã từng bước thay đổi chiến lược kinh doanh theo hướng
tăng cường tương tác mạng lưới tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, từ Hội sở chính
đến các chi nhánh/phịng giao dịch trực thuộc. Ngồi việc đẩy mạnh huy động vốn
thơng qua kênh tiền gửi để cải thiện tốc độ tăng trưởng tiền gửi, đáp ứng u cầu
tăng trưởng tín dụng thì phát triển dịch vụ thanh tốn quốc tế ln được chú trọng
đặc biệt. Ngày 29/08/2019, Eximbank Viet Nam đã được đại diện của Ngân hàng

Wells Fargo – ngân hàng có quy mô lớn thứ 4 của Mỹ trao giải thưởng “Ngân
hàng Thanh toán Quốc tế Xuất sắc”. Đây là giải thưởng ghi nhận Chất lượng xuất
sắc của Eximbank Viet Nam trong xử lý tự động các điện thanh toán quốc tế.
Eximbank Việt Nam đã đạt 9 năm liền giải thưởng này khơng chỉ từ Wells Fargo
mà Eximbank Việt Nam cịn nhận nhiều danh hiệu từ các ngân hàng quốc tế khác
nhờ tỷ lệ thanh tốn xun suốt cao.
Trong q trình công tác tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Ba Đình (Từ đây xin được viết tắt là Eximbank Ba Đình) song hành với
việc tìm hiểu sự hình thành và quá trình phát triển cũng như các hoạt động nghiệp


3
vụ của ngân hàng, tác giả nhận thấy quy mô hoạt động thanh tốn quốc tế tại
Eximbank Ba Đình cịn hạn chế, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và quy mô
của chi nhánh trên địa bàn, nhiều nghiệp vụ ngân hàng hiện đại chưa được áp dụng
triệt để, các khách hàng sử dụng dịch vụ cịn ít và chưa thường xuyên. Từ thực tế
đó, việc đánh giá lại tiềm năng và thực trạng phát triển dịch vụ thanh tốn quốc tế của
Eximbank Ba Đình, là nhiệm vụ theo định hướng chung của Eximbank Việt Nam và
cũng là biện pháp để giúp chi nhánh Ba Đình tìm ra các giải pháp mới nhằm thúc đẩy
phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứng nhu
cầu tăng trưởng, gia tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao uy tín, phát triển thương
hiệu. Chính vì những lý do trên, tác giả đã quan tâm và lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Phát triển dịch vụ Thanh tốn quốc tế tại Ngân hàng thương mại Cở phần Xuất
nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình” làm luận văn thạc sỹ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTQT của NHTM; tăng cường hiệu
quả hoạt động dịch vụ TTQT thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, cơ cấu
nguồn vốn, chi phí dịch vụ...; các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ TTQT. Trên cơ sở
tổng hợp, hệ thống lý thuyết dịch vụ TTQT để phân tích, đánh giá dịch vụ TTQT tại
ngân hàng Eximbank Ba Đình giai đoạn năm 2016-2019, qua đó đề xuất các giải
pháp nhằm phát triển dịch vụ TTQT tại chi nhánh. Do tầm quan trọng của dịch vụ

TTQT trong hoạt động kinh doanh tại các Ngân hàng thương mại nên việc phát
triển dịch vụ TTQT vốn được nhiều tác giả chú ý chọn làm đề tài trong các cơng
trình nghiên cứu. Cụ thể:
- Tác giả Vũ Thị Thúy Nga có đề tài luận án tiến sĩ "Giải pháp nâng cao
hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam" năm 2003.
Luận án đã nêu được những lý luận và thực tiễn tại ngân hàng về việc phát triển
dịch vụ TTQT, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTQT, tuy
nhiên gần 10 năm trơi qua tình hình kinh tế có nhiều biến đổi, nên có những điểm so
với hiện tại đã khơng cịn sự phù hợp.
- Tác giả Lê Thị Phương Liên có đề tài nghiên cứu về "Nâng cao hoạt động
thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam" năm 2008, đề tài luận
án đã được trình bày một cách tổng quan về những nghiệp vụ TTQT, những hạn chế


4
trong hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm hồn thiện các nghiệp vụ TTQT của hệ thống NHTM Việt Nam và chỉ chú
trọng vào các nghiệp vụ của thanh toán quốc tế.
- Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Thủy có đề tài nghiên cứu khoa học “Phát triển các
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
điều kiện hội nhập” năm 2012. Đề tài luận án đã được tác giả đưa ra một số giải
pháp về thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, hỗ trợ và điều hành quản lý dịch
vụ thanh toán trong lĩnh vực ngân hàng khi hội nhập quốc tế.
- Tác giả Nguyễn Lan Phương năm 2019 có đề tài "Phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội". Đề
tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế và đưa ra
một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động này. Tuy nhiên quy mô của
Vietcombank tương đối vượt trội Eximbank về mạng lưới giao dịch, truyền thống
trong hoạt động thanh toán quốc tế. Vì vậy, luận văn chỉ là một phần để tác giả
tham khảo hướng đi cũng như những kết quả mà Vietcombank đã đạt được trong

hoạt động TTQT.
Ngồi ra cịn một số bài báo, tạp chí đã được đăng, đề cập đến lĩnh vực dịch
vụ TTQT của các Ngân hàng thương mại như:
- Tác giả Huỳnh Thị Phương Thảo năm 2017 đã có bài đăng trên Tạp chí Tài
chính với nội dung “Ảnh hưởng của dịch vụ ngân hàng quốc tế đối với các ngân
hàng thương mại Việt Nam”. Bài báo đã tập trung nghiên cứu hai chỉ tiêu đánh giá
chung nhất về dịch vụ ngân hàng quốc tế là tỷ lệ cho vay ngoại tệ và tỷ lệ nợ tài sản
ngoại tệ. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề xuất mở rộng huy động vốn ngoại tệ bằng
cách mở rộng quy mô hoạt động, chú trọng đến các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ
ngân hàng quốc tế đối với các ngân hàng thuơng mại, chưa có sự phân tích đánh giá
chuyên sâu về nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng
thương mại.
- Tác giả Nguyễn Thị Hồng Yến năm 2017 có bài viết về “Kinh nghiệm phát
triển dịch vụ ngân hàng” đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 3. Bài viết đã đề
cập đến kinh nghiệm phát triển dịch vụkcủa một số ngân hàng nước ngoài và phát
triển dịch vụkngân hàng của một số ngân hàng ở Việt Nam.


5
- Tác giả Vũ Thị Hải Yến năm 2018 đã có bài đăng trên Tạp chí ngân hàng số

24 với tiêu đề “Mơ hình đại lý ngân hàng: Thực tiễn quốc tế và những khuyến nghị
chính sách cho Việt Nam”. Bài viết này đã tập trung phân tích khái niệm, ưu nhược
điểm và xu hướng phát triển mơ hình đại lý ngân hàng trên thế giới qua tổng kết
kinh nghiệm tại một số quốc gia. Đồng thời, tác giả đã phân tích thực trạng thí điểm
mơ hình đại lý ngân hàng ở Việt Nam để từ đó đề xuất hướng đi tiếp theo phù hợp
với xu thế và thông lệ quốc tế hiện nay.
- Trần Nguyễn Hợp Châu năm 2018 có bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Đào
tạo ngân hàng số 192 với tiêu đề “Lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù
hợp – một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp”. Bài viết đã khái quát cơ bản ưu,

nhược điểm của các phương thức thanh toán và đưa ra một số khuyến nghị đối với
các doanh nghiệp.
Về phần các lý luận chung có những điểm tương đồng còn trong mỗi giai đoạn
khác nhau, mỗi ngân hàng đều có các mục tiêu, giải pháp khác nhau về chiến lược
kinh doanh trong đó có việc phát triển dịch vụ TTQT. Trong các cơng trình đã cơng
bố, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có cơng trình hay đề tài nghiênicứuivề thúc đẩy
phát triển dịch vụ TTQT tại Eximbank Ba Đình. Đến thời điểm này, Eximbank Ba
Đình chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, cho nên các giải pháp đề xuất sẽ
đóng góp phần nào vào hoạt động dịch vụ TTQT nói chung và phát triển hoạt động
kinh doanh TTQT của Eximbank Ba Đình nói riêng trong thời gian sắp tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở hóa lý luận về dịch vụ TTQT của NHTM dựa trên các khía
cạnh khái niệm, tầm quan trọng và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ TTQT.
- Phân tích và đánh giá thực trạng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng Eximbank Ba
Đình giai đoạn 2016-2019.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình đến năm 2025.


6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển dịch vụ TTQT tại ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát dịch vụ TTQT tại Ngân hàng
Eximbank Chi nhánh Ba Đình giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 và đề xuất giải
pháp đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thực hiện khảo sát qua bảng câu hỏi:
tác giả sử dụng thang đo Likert bậc 5 để đặt các câu hỏi trong phiếu bảng hỏi (từ
bậc 1 là rất khơng hài lịng đến bậc 5 là rất hài lòng) với số lượng phiếu hỏi phát ra
là 150 phiếu. Số phiếu thu về là 136 phiếu, đạt tỷ lệ 90,7% đảm bảo yêu cầu của
lượng mẫu nghiên cứu. Tác giả thu thập dữ liệu thông qua ý kiến khảo sát của một
số khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế tại
Eximbank Ba Đình để từ đó tìm hiểu ngun nhân của thực trạng này và đề xuất các
giải pháp phù hợp.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập số liệu nghiên cứu qua các
báo cáo hoạt động kinh doanh, tình hình nguồn vốn, dư nợ, bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Eximbank Ba Đình
5.2. Phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, đối chiếu, so sánh và phân tích các
số liệu thực tế tại Eximbank Ba Đình, các số liệu thống kê của hệ thống Eximbank
Việt Nam và các dữ liệu thu thập được qua khảo sát … để đánh giá, phân tích rõ
thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank Ba Đình để từ đó có
thể đề xuấtimột số giải pháp thúc đẩy, phát triển dịch vụ TTQT của đơn vị.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Luận văn thể hiện vai trò độc lập trong việc hệ thống hóa,
góp phần làm rõ các vấn đề cơ bản về hoạt động dịch vụ TTQT đặc biệt là đánh giá
lại các dịch vụ TTQT về phương diện định lượng và định tính.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng dịch vụ TTQT của
Eximbank Ba Đình, luận văn có thể chỉ ra dù đã đạt được những kết quảinhất định
tuyinhiên, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Để có thể tồn tại và phát triển


7
trong nền kinh tế hội nhập với nhiều sự cạnh tranh khốc liệt, bởi hoạt động dịch vụ
TTQT là một trong những hoạt động quan trọng góp phần sinh lời cho ngân hàng.

- Về tính ứng dụng của đề tài: Đề tài đã tổng hợp hoạt động thực tiễn đưa ra
những phân tích, nhận định tổng qt về thành cơng, tiềm năng, xu hướng phát triển
dịch vụ TTQT đồng thời cũng nêu lên các hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân ảnh
hưởng để từ đó có thể tạo cơ hội thuận lợi cho việc vận dụng vào thực tiễn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trong Ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình.


8
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Một số khái niệm và các vấn đề liên quan
1.1.1. Ngân hàngithương mại
Ngân hàngilà một trong những ngành kinhitế được ra đời sớm nhất và NHTM
đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá.
Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động lớn đến quá trình phát triển của
nền kinh tế hàng hoá và ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai
đoạn cao thì NHTM cũng ngày càng được hồn thiện và trở thành những định chế
tài chính không thể thiếu.
NHTM là ngân hàng trực tiếp giao dịch với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp
(DN), cá nhân về tiền tệ và hoạt động ngân hàng là nhằm thu lợi nhuận. Khác với

các DN phi tài chính, NHTM lấy tiền tệ, dịch vụ làm đối tượng, làm phương tiện
kinh doanh và tiền tệ cũng là mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh (KD) của
NHTM. Đối với hệ thống tài chính của một quốc gia thì NHTM là một định chế tài
chính trung gian đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Ở mỗi quốc
gia, luật NHTM có những quy định khác nhau, người ta thường dựa vào tính chất và
mục đích hoạt động của ngân hàng trên thị trường tài chính để đưa ra khái niệm về
NHTM. Cùng với sự phátttriển của hoạt độnggngân hàng (NH), sự pha trộn giữa
hoạt động truyền thống với các loại hình trung gian tài chính, khái niệm về NHTM
cũng có sự thay đổi. Nhưng nhìn chung khi nghiên cứu về NHTM, các nhà kinh tế
và Chính phủ các nước đều khá thống nhất về khái niệm NHTM, cụ thể như sau:
- Luật ngân hàng Mỹ định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là công ty kinh
doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành cơng
nghiệp dịch vụ tài chính” [30].
- Luật ngân hàng của Pháp năm 1941 định nghĩa: "Ngân hàng thương mại
là những doanh nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xun là nhận tiền gửi
của cơng chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng
tài ngun đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài
chính" [30].
- Luật ngân hàng Ấn Độ: "Ngân hàng thương mại là cơ sở nhận ký thác để cho
vay hay tài trợ đầu tư "[30].


9
- Tại Việt Nam, theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017: "Ngân hàng thương mại
là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật
các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật " [23].
Từ đó, tác giả choirằng: Ngân hàng thương mại là1loại hình doanh nghiệp đặc
biệt, chuyên thực hiện các hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực kinh doanh

và cung cấp dịch vụ tài chính, tiền tệ, tín dụng giữa khách hàng với ngân hàng và
ngược lại với mục đích thu lợi nhuận.
1.1.2. Thanh toán quốc tế
TTQT ra đời từ lâu nhưng mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XX khi
mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng nhiều, dẫn
đến khối lượng các giao dịch thanh tốn thơng qua NH cũng tăng lên. Thanh tốn
qua NH cịn làm gia tăng việc sử dụng đồng tiền các nước để chi trả lẫn nhau.
TTQT đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế tại
nhiều quốc gia hiện nay. TTQT có thể được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác
nhau, như:
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Vũ Thị Thúy Nga cho rằng, "TTQT là
việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động
kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân
nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ
giữa các ngân hàng của các nước có liên quan" [21].
Tác giả Lê Thị Phương Liên nhận định rằng, “Thanh toán quốc tế là việc thực
hiện nghiệp vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại tài
chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức kinh tế, giữa các công ty,
các cá nhân của các nước với các đối tác của mình trên thế giới để kết thúc một chu
trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng hình thức chuyển tiền hay bù
trừ trên tài khoản tại các ngân hàng của các nước có liên quan" [10].
Về cơ bản, tác giả thấy TTQTiphát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc
tế và là khâuicuối cùng trong chuỗi hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các
tổ chức, DN, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Do vậy, TTQT là hoạt động
ngoại thương thông qua hệ thống NHTM với mục đích chính là phục vụ, hỗ trợ cho


10
hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ở


các nước với

nhau được hiệu quả.
1.1.3. Dịch vụ thanh toán quốc tế
Trong mối quan hệ đối ngoại tại mỗi quốc gia, quan hệ kinh tế ngoại thương
chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở để các quan hệ kinh tế khác tồn tại và phát triển. Khi
thực hiện các hoạt động quốc tế phát sinh các nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các
chủ thể ở các nước khác nhau từ đó hình thành, phát triển dịch vụ TTQT và các
NHTM chính là cầu nối trung gian giữa các bên kinh tế. Hiện nay, dịch vụ TTQT
phổ biến gồm: thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền đi/đến đối với các nhà xuấttnhập
khẩu (XNK). Cácadịch vụ TTQT khác như chuyển vốnuđầu tư trực tiếp/gián tiếp từ
nước ngoàiivào ViệttNam và ngược lại; chuyển tiền trả lãi, nợ vay nước ngoài;
chuyển tiền cho vay, thu hồi nợ nước ngoài... Ngoài ra, các NHTM còn cung cấp
các sản phẩm tài trợ thương mại trước giao hàng như Tài trợ hàng lưu kho, Thư tín
dụng điều khoản đỏ; Tài trợ sau giao hàng như chiết khấu bộ chứng từ theo L/C,
ứng trước bộ chứng từ nhờ thu, bao thanh toán và các sản phẩm tài trợ chuyên biệt
khác tùy thuộc vào ngành nghề, chu trình KD và đặc điểm riêng của từng DN. Có
thể coi dịch vụ TTQT là một trong những chức năng của NHTM, nó thực hiện các
nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ
chức hay cá nhân các nước với nhau thông qua quan hệ giữa các NH của các nước
liên quan. Đây là dịch vụ địi hỏi nhiều về trình độ chun mơn, cơng nghệ và mạng
lưới các ngân hàng đại lý (NHĐL) tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tác giả cho rằng: Dịch vụ TTQT là dịch vụ trong các hoạt động thanhttoán
quốc tế của mỗi ngân hàng và thông qua cácchoạt động này ngân hàng sẽ thu về
một khoản phí dịch vụ liên quan đến việc gửi, nhận thông báo; kiểm tra và xử lý bộ
chứng từ XNK; chuyển trả tiền; thu hộ tiền; bảo lãnh nhận; trả hàng… nhằm phục
vụ các doanhinghiệp, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực XNK với cáccphương
thức TTQT khác nhau hay tài trợ vốn cho doanh nghiệp XNK.
1.1.4. Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế
Phát triển dịch vụ TTQT của NHTM là sự thay đổi, là kết quả của quá trình

thay đổi tốt cả về lượng và chất trong hoạt động TTQT. Sự biến đổi về lượng đó là
sự gia tăng quy mơ TTQT, mở rộng mạng lưới khách hàng, doanh số thanh toán, giá
trị từng khoản giao dịch, số lượng khách hàng (KH) sử dụng dịch vụ, phương thức
giao dịch trong thanh toán, mở rộngithị phần của ngân hàng trong TTQT. Sự biến


11
đổi về chất được hiểu là trên cơ sở áp dụng những thành tựu của khoa học, công
nghệ và quản lý, cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng cán bộ... với mục tiêu nâng
cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ từ các khâu như tiếp thị, tư vấn khách hàng, tiếp
nhận nhu cầu thanh toán, hỗ trợ KH giao dịch, thời gian xử lý, quy trình giao dịch
đến các chính sách KH, mức độ cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của hoạt động
TTQT. Mọi giao dịch TTQT phải được ngân hàng thực hiện nhanh chóng, chính
xác, an tồn và hiệu quả.
"Phát triển dịch vụ TTQT của ngân hàng có thể hiểu đơn giản là việc gia tăng
các loại hình dịch vụ TTQT đồng thời mở rộng thị phần, đối tượng khách hàng kết
hợp nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ TTQT của NHTM để đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của khách hàng" [23].
Trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình dịch vụ TTQT các NHTM sẽ có cơ hội
mở rộng thị phần, mở rộng đối tượng sử dụng dịch vụ, hướng người sử dụng tiếp
cận với những phương thức thanh tốn mới. Do vậy, có thể nói: Phát triển dịch vụ
TTQT của NHTM là sự phát triển, thay đổi dịch chuyển về cơ cấu cũng như về chất
lượng hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế tại các NHTM với mục đích chính là
đem lại các giá trị về thương hiệu cũng như nâng cao uy tín ngân hàng và thơng
qua việc đánh giá các chỉ tiêu trên thì có thể đánh giá được mức độ phát triển dịch
vụ TTQT của một NHTM.
1.1.5. Phân loại thanh toán quốc tế
1.1.5.1. Thanh toán mậu dịch
Thanh toán mậu dịch là quan hệ thanh toán phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng
hóaaXNK và các dịch vụ thương mạiicung ứng cho nước ngồiitheo giá cả thị

trường quốc tế. Thơng thường, trong nghiệp vụithanh tốn mậu dịch phải có chứng
từihàng hóa kèm theo. Cơ sở để cácibên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau
là hợp đồng ngoại thương, các bên mua bán bị ràngibuộc bởi hợpiđồng thương
mạiihoặc một hình thứcicam kết khác như thư, điện giao dịch... Mỗi hợp đồng chỉ ra
một mối quan hệ nhất định, nội dungicủa hợp đồng phải quy định điềuikiện thanh
toán cụ thể [20].
Ngồiira, trong TTQT cịn có thanh tốn vayinợ viện trợ. Loạiithanh toán này
thựcichất cũng là thanh toán mậuidịch nhưng chỉikhác nhau ở nguồnuvốn. Thanh
tốn mậu dịchiđượcithựcihiện bằnginguồn vốn tựicó cịn thanhttốn vayinợ viện trợ
do nướcingồiicấp vốn.


12
1.1.5.2. Thanh toán phi mậu dịch
Thanh toán mậu dịch là việc thực hiện quan hệ thanh tốn phát sinh khơng liên
quan đến hàng hóa xuất nhâp khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngồi nghĩa
là thanh tốn cho các hoạt động khơng mang tính chất thương mại mà nó chỉ góp
phần thực hiện các mối quan hệ phi mậu dịch giữa các nước với nhau. Đó làinhững
chiiphí của các cơ quan ngoạiigiao, ngoạiithương ở nước sở tại, các chiiphí về vận
chuyển và điilại củaicác đồnikhách Nhà nước, cácitổ chức, cáinhân [20].
1.1.5.3. Thanh toán biên mậu
Thanh toán biên mậu làiviệc thựcihiện thanh tốn mua bán, trao đổi hàng hóa
và dịch vụ qua biên giới giữa thương nhân của DN và cư dân khu vực biên giới trên
đất liền giữa hai nước lân cận và được thực hiện theo quy định tại các Hiệp định về
mua hàng hóa ở vùng biên giới giữa Chính phủ nước Việt Nam và chính phủ các
nước có chung đường biên giới [13, tr.6].
Do đặc thù của hoạt động muaabán, trao đổi hàng hóa dịchivụ qua biên giới
nên thanh tốn biên mậu có thể hiểu theo nhiều khái niệm khác nhau, theo đối
tượng và phạm vi hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ như bn bán/xuất
khẩu chính ngạch, bn bán/xuất khẩu tiểu ngạch... Hoạt động mua bán hàng hóa ở

vùng biên giới là hoạt động mua bán của các DN được XNK hàng hóa ở vùng biên
theo quy định của mỗi bên và của cư dân biên giới thông qua các cửa khẩu trên bộ
và thông qua chợ biên giới. Đồng tiền thanh tốn được sử dụng thơng qua hình thức
thanh tốn này thường là ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc đồng tiền của nước có
chung biên giới. Có thể thấy rằng, bn bán qua biên giới là hình thức thương mại
quốc tế đặc biệt, hiện nay khơng cịn phân biệt ở hình thức ngoại thương mà phân
biệt ở hình thức thanh tốn (thanh tốn theo thơng lệ quốc tế bằng ngoại tệ tự do
chuyển đổi hay theo quy ước riêng của hai nước có chung biên giới).
Do đó, thanh tốn biên mậu làtthanh toánicác nghĩa vụitiền tệ phát sinh từ các
mối quan hệikinh tế thương mạiivà mối quanihệikhácigiữa các chủ thể của hai nước
ở khu vực biên giới theo các quy định của Chính phủ hai nước có chung biên giới.
1.1.6. Đặc điểm dịch vụithanh toán quốc tế
Dịch vụ TTQT là một loạiidịch vụ mà NH cung ứng cho KH, ngoài các đặc
điểm truyền thống như các dịch vụ khác thì dịch vụ TTQT cịn có những đặc điểm


13
riêng biệt khơng giống như dịch vụ thanh tốn trong nước. Những đặc điểm này chi
phối lớn đến chất lượng và hiệu quả kinh tế của dịch vụ [27, tr.42,43]:
Thứ nhất, chịu sự điều chỉnh của luật pháp và các tập quán quốc tế: dịch vụ
TTQT liên quan đến các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia do đó các chủ thể khi
tham gia vào hoạt động TTQT không những chịuisự điều chỉnh của luậttquốc gia
màicòn phải tuân thủ các văn bản pháp lý quốc tế ban hành UCP, URC, Incoterms...
tạo ra một khung pháp lý bình đẳng, cơng bằng cho các chủ thể khi tham gia và
tránh được những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra;
Thứ hai, cung ứng dịch vụ qua biên giới quốc gia: chỉ có dịch vụ chuyển qua
biên giới còn người cung ứng dịch vụ thì khơng dịch chuyển;
Thứ ba, hình thành đại lý dịch vụ ở nước người tiêu dùng: dịch vụ TTQT là
một loại hàng hóa vơ hình cho nên sự hiện diện của cung ứng dịch vụ ở nước người
tiêu dùng dịch vụ là rất quan trọng. Các ngân hàng thiết lập quan hệ NHĐL với các

Ngân hàng sở tại hoặc cao hơn nữa là thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở
nước tiêu thụ dịch vụ để thực hiện TTQT được hiệu quả;
Thứ tư, trong TTQT tiền mặt hầu như khơng được sử dụng trực tiếp mà thay
vào đó là sử dụng các phương tiện TTQT như séc thanh toán, hối phiếu và kỳ phiếu;
Thứ năm, dịch vụ TTQT sẽ chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của tỷigiá hối đoáiivà
quản lý dựttrữ ngoại hối của quốc gia;
Thứ sáu, ngôn ngữ sử dụng trong TTQT được thống nhất chủ yếu là ngôn ngữ
tiếng Anh;
Thứ bảy, giải quyết các tranh chấp chủ yếu bằng luật quốc tế, hoặc luật quốc
gia của nước thứ ba, hoặc luật của nước người xuất khẩu hay nhập khẩu do các bên
thỏa thuận thông qua con đường trọng tài hay tịa án.
1.1.7. Các phương thức thanh tốn quốc tế chủ yếu
1.1.7.1. Phương thức chuyển tiền - Remittance Remise
Chuyển tiền là phương thức thanh tốn trong đó KH (người chuyển tiền) yêu cầu
NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng)
ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do KH yêu cầu. Chuyển tiền là
phương thức thanh tốn đơn giản, trong đó người chuyển tiền và người nhận tiền
tiến hành thanh toán với nhau. Khi thực hiện chuyển tiền, NH đóng vai trị trung


14
gian thanh tốn theo ủy nhiệm để hưởng phí, khơng bị ràng buộc trách nhiệm gì đối
với người chuyển tiền và người thụ hưởng.
Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách [24; tr.213]:
(1) Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer T/T): NH thực hiện việc chuyển
tiềnibằngicách làm điện ra lệnhccho NHĐL ở nước ngoàiitrả tiềnicho người nhận.
(2) Chuyểnttiền bằng thư (Mail Transfer M/T): NH thực hiện việc chuyển tiền
bằng cách gửi thư ra lệnh cho NHĐL ở nước ngồi trả tiền cho người nhận.
Trong đó, hình thức chuyểnitiền bằng điện có lợiicho người xuấttkhẩu vì nhận
tiền nhanh nhưng khơngicó lợi cho người nhập khẩu vì chi phí cao.

- Các bênntham gia trong phương thức chuyểnttiền:
+ Người chuyển tiền hay người trả tiền (Customer or Remitter): thường là
người nhậpkkhẩu, người mua, người mắc nợ, nhà đầu tư, người chuyển kiều hối…
Người trảttiền là người yêu cầuingân hàng chuyểnttiền ra nước ngoài.
+ Người hưởng lợi (Beneficiary): là người xuất khẩu, chủ nợ, người nhậnnvốn
đầu tư, người nhận kiềuihối... do người chuyểnttiền chỉ định.
+ NH chuyểnttiền (RemittingiBank): là NH phụcivụ người chuyểnttiền, ở nước
người yêu cầu chuyển tiền.
+ NH trả tiền (Paying Bank): là NH trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, là
NHĐL hay chi nhánh của NH chuyểnttiền ở nước người thụ hưởng.
Quy trình nghiệp vụ được thể hiện trong sơ đồ 1.1 và 1.2:

Sơ đồ 1.1. Thanh toán theo phương thức chuyểnttiền trong trường ngân hàng
chuyển tiền và ngân hàng trả tiền có quan hệ tài khoản trực tiếp
Nguồn: [6; tr.195]
Khi NH chuyển tiền và ngân hàng trảttiền khơng cóiquan hệ tài khoản trực tiếp


15

Sơ đồ 1.2. Thanh toán theo phương thức chuyển tiền trong trường ngân hàng
chuyển tiền và ngân hàng trả không có quan hệ tài khoản
Nguồn: [6; tr.196]
Trong mốiiquan hệ muaibán, phương thức TTQT nàyithường được chọnllàm
phương tiện thanhttoán đốiivới nhà XNK, nhà cung ứng dịchivụ có quan hệithân
thiết, tinicậy lẫn nhauivì khâu thanhttốn này dễllàm nảy sinh việc chiếmidụng vốn
của người báninếu bên mua cố tình kéo dài việc thanh tốn. Việc trả tiền phụ thuộc
vào thiện chíicủa người mua, dùngiphương thức này quyền lợiicủa người bán không
được đảm bảo. Do vậy, phương thức này ít được sử dụng trong thanh tốn thương
mại quốc tế, nó chỉ được dùng trong thanh tốn phi mậu dịch cũng như các dịch vụ

có liên quan đến XNK hàng hóa: cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường…
1.1.7.2. Phương thức nhờ thu - Collection of payment
Nhờ thuilà mộttphương thức thanhttốn theo đó bên bán (nhà xuấttkhẩu)
sauikhi giao hàng hayicung ứng dịch vụ, ủy thác choongân hàngiphục vụ mình
xuấtttrình bộ chứng từtthơng qua ngânihàng đạiilý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để
đượctthanh toán, chấp nhận hốiiphiếu hay chấp nhậnicác điều kiệnivà điều khoản
khác. Cácibên tham gia bao gồm [6; tr.199]:
+ Ngườiiủy thác thu((Principal): Là ngườiiyêu cầu ngânihàng phục vụ mình
(ngânnhàng thu hộ) thu hộttiền.
+ Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank): Là NH theo yêu cầu của người ủy
thác, chấp nhận chuyển nhờ thu đến NHĐL (ngân hàng thu hộ) ở gần và thuận tiện
với người trả tiền.
+ Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): Đây là NHĐL hay chi nhánh của NH
nhờ thu có trụ sở ở nước người trả tiền.
+ Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): nếuuNgười trả tiền cóiquan hệ với
NH thu hộ thì NH thu hộisẽ xuất trìnhnNhờ thu trực tiếppcho Người trả tiền((trong


16
trường hợpinày thì NH thu hộiđồng thời là NH xuấtttrình); Nếu Ngườittrả tiền
khơng cóiquan hệ tàiikhoản với NH thu hộithì có thể chuyển Nhờithu cho một NH
khác có quan hệ tàiikhoản với Người trả tiền đểixuất trình. Trongitrường hợp này,
NH phục vụ Ngườiitrả tiền trởtthành NH xuấtttrình vàichịuitrách nhiệm trực tiếp
với NHtthu hộ.
+ Ngườiitrả tiền hay ngườiithụ trái (Drawee): là ngườiimà Nhờ thuiđược xuất
trìnhiđể thanh tốnihay chấp nhậntthanh tốn. Người trảttiền trong ngoạiithương là
nhà nhậpikhẩu.
Trong thương mạiiquốc tế, nhờ thuithực chất là quy trình NH thu hộttiền từ
người mua trảicho người bán. Phân loạiinhờ thu phụithuộc vào tính chấttchứng từ
mà ngườiimua yêuicầu làm căn cứ trả tiền và theo đó nhờ thuibao gồm hai loại là

Nhờ thu phiếu trơn vàiNhờ thu kèm chứng từ. Cụ thể:
* Nhờ thu phiếu trơn: Đây làiphương thức thanhttốn trong đó chứngttừ nhờ
thu chỉibao gồm chứng từttài chính cịn các chứngttừ thương mại được gửi trựcttiếp
cho ngườiinhập khẩu khôngtthông qua NH. Phương thức nhờ thu phiếuttrơn khơng
được áp dụng nhiều trong thương mại hàng hố XNK vì nó khơngiđảm bảo quyền
lợi cho ngườiibán do việc nhậnihàng của ngườiimua hồn tồnttách rời vớiikhâu
thanh tốn, ngườiimua có thể nhận hàng mà không trảttiền hoặc chậm trễttrả tiền.
Đối với ngườiimua áp dụng phươngithức này cũng có điều bất lợiivì nếu hốiiphiếu
đến sớm hơn chứngttừ thì người mua phải trảttiền ngay trong khi khơng biếttviệc
giao hàng của ngườiibán có thực hiện đúng hợp đồngihay không. Phạm vi áp dụng
phươngtthức này chủ yếu là giữa cácikhách hàng có mức độttin tưởng, có thiện
chíivà tín nhiệm caottrong giao dịch thương mại.

Sơ đồ 1.3. Thanh toán theo phương thức Nhờ thu phiếu trơn
Nguồn: [6; tr.199]


×