Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nghệ thuật khởi nghiệp (Phần 18) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.95 KB, 3 trang )

Nghệ thuật khởi nghiệp
(Phần 18)

Tuyển dụng nhân viên chỉ bằng niềm đam mê chứ không phải bằng tiền
Làm thế nào một công ty mới khởi sự có thể hình thành được một nhóm
quản lý tốt với những nguồn lực (cụ thể là tiền) rất hạn chế? Người tài giỏi sẽ
không từ bỏ những vị trí được trả lương cao, tiền thưởng nhiều để tham gia vào
một doanh nghiệp còn có thể gặp nhiều rủi ro. Nhưng nếu tôi chưa có một nhóm
quản lý cho ra trò, các nhà đầu tư sẽ ngoảnh mặt đi. Đây có phải cũng một tình
huống con gà và quả trứng không?
Đây là một trong những thử thách đầu tiên của nhà doanh nghiệp. Bạn có thể
tuyển dụng nhân viên chỉ bằng niềm say mê mà không có tiền được không? Ai cũng có
thể tuyển người với một đống tiền. Nhưng một nhà doanh nghiệp thực sự có thể tuyển
người mà không cần nguồn lực dồi dào đó, mà chỉ nhờ khả năng tạo ra sản phẩm hay
dịch vụ tuyệt vời và truyền cho nhân viên niềm đam mê công việc. Đây đúng là tình
huống con gà và quả trứng, vì thế tôi khuyên bạn hãy cố gắng tự thân vận động để đạt
được thành công.
Ở châu Á có khá nhiều các nhà sản xuất thiết bị nguyên bản, từ trang phục
đến các bộ phận ô tô, nhưng không có nhãn mác nào cả. Liệu có người nào đó yêu
thích một sản phẩm, đặt cho nó một cái tên trên thị trường phương Tây, nhờ vậy
phân biệt sản phẩm đó với đám sản phẩm châu Á còn lại hay không? Và nếu như
vậy, liệu các nhà kinh doanh vốn có quan tâm đến doanh nghiệp đó không? Công
việc này có tuỳ thuộc 100% vào nhu cầu cần đáp ứng trong thị trường mà doanh
nghiệp đang hoạt động không?
Có thể lấy những sản phẩm có sẵn và đặt tên cho chúng. Câu chuyện về hãng
Samsung rõ ràng đã cho chúng ta một bài học như vậy. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ dự án
“Tôi sẽ mua sản phẩm được sản xuất với giá rẻ ở châu Á, dán mác lên đó, và khiến các
nhà kinh doanh vốn đầu tư cho mình hàng triệu đô la” lại có thể thu hút vốn đầu tư.
Nghe chừng dự án này còn thiếu một yếu tố quan trọng nào đó.
Những người không sở hữu doanh nghiệp (và cũng không muốn như vậy),
không phải nhân viên công ty, nhưng có nhiều ý tưởng hay sáng kiến mới mà có


thể được các công ty khác nhau áp dụng đang trốn ở đâu? Ông có thể giúp gì để ý
tưởng của những người đó được đem áp dụng?
Tôi chẳng giúp gì được. Như tôi đã nói nhiều lần trong mục báo này, ý tưởng
thì dễ, áp dụng nó mới khó. Những người làm thế giới này thay đổi không chỉ ngồi
nghĩ ra các ý tưởng mới rồi ném chúng qua bức tường để người khác áp dụng. Họ đặt
cược cả cuộc sống của họ vào những ý tưởng mà họ tin.
Tôi sở hữu một công ty máy vi tính nhỏ. Tôi đã vài lần được tặng thưởng
và trao bằng sáng chế trong bốn lĩnh vực liên quan đến máy vi tính. Mỗi lần tôi
sáng chế ra một sản phẩm hay quy trình mới, một công ty lớn đều ăn trộm nó.
Tôi không có đủ tiền để theo kiện một công ty lớn sở hữu lượng nguồn lực đủ lớn
để chôn vùi tôi. Vì thế câu hỏi của tôi là tại sao lại phải phiền phức xây dựng
quyền sở hữu trí tuệ làm gì khi mà một công ty lớn luôn có thể ăn cắp ý tưởng
mới đó?
Có lẽ bạn nên sáng tạo ra cái gì khó ăn cắp hơn.
Guy Kawasaki hiện là Giám đốc điều hành của Garage Technology Ventures -
một ngân hàng đầu tư vốn cho các công ty công nghệ cao. Trước đây, ông từng là cố
vấn cho hãng Apple Computer. Ông là tác giả của bảy cuốn sách viết về kinh doanh.
Ông nhận bằng B.A từ trường đại học Standford, bằng M.B.A. từ UCLA, và nhận danh
hiệu tiến sĩ danh dự của trường Bapson College. Ông còn sẵn sàng tư vấn cho những
người đang muốn khởi sự kinh doanh. Trên đây là cuộc phỏng vấn ông do tạp chí
Forbes thực hiện.

×