Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu ảnh của của một số loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển của dưa chuột tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

ĐINH HỒI THƯƠNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA DƯA CHUỘT TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 – 2020

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

ĐINH HỒI THƯƠNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA DƯA CHUỘT TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48 - Trồng trọt - N02

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 – 2020

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lương Thị Kim Oanh


Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, em ln nhận được sự quan tâm giúp đỡ
tận tình, sự quan tâm tạo điều kiện của Khoa Nông học, Ban giám hiệu, sự
phối hợp và giúp đỡ của gia đình và các bạn.
Trước hết, em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Th.S Lương Thị Kim Oanh đã giành
nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trung tâm Đào tạo nghiên cứu giống cây
trồng và vật nuôi đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em thực hiện tốt đề tài này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nông học, Ban Giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất để em thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ đề tài thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn luôn đồng hành
và giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Do điều kiện thời gian và trình độ cịn hạn chế nên bài khóa luận của em
khơng tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy, cơ giáo và các bạn để bài khóa luận của em được đầy đủ và hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 08 năm 2020
Sinh viên

Đinh Hoài Thương



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
2.2. Tổng quan về cây dưa chuột ...................................................................... 5
2.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây dưa chuột.......................................... 5
2.2.2. Đặc tính thực vật ..................................................................................... 6
2.2.3. Phân loại .................................................................................................. 7
2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh ............................................................... 8
2.4. Tình hình sản xuất dưa chuột và giá thể trên Thế giới và Việt Nam ......... 9
2.4.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam ...................... 9
2.4.2. Tình hình nghiên cứu giá thể trên Thế giới và Việt Nam ..................... 13
2.4.3. Giới thiệu về một số loại nguyên liệu giá thể ....................................... 17
2.5. Kết luận rút ra từ tổng quan ..................................................................... 20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 21
3.1.1. Đối tượng và vật liêu nghiên cứu ......................................................... 21

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22


iii

3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 22
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 27
4.1. Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng và giai đoạn
thu hoạch........................................................................................................... 27
4.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng phát triển, năng suất
và chất lượng quả dưa chuột ........................................................................... 31
4.2.1. Ảnh của một số loại giá thể đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của dưa chuột .................................................................................................. 31
4.2.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá trên thân chính
của dưa chuột .................................................................................................. 33
4.2.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến thời gian sinh trưởng, phát triển
của dưa chuột thí nghiệm ................................................................................ 37
4.2.4. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sâu bệnh hại của dưa chuột .... 39
của dưa chuột .................................................................................................. 39
4.2.5. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của dưa chuột. ............................................................................ 40
4.2.6. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến Nitrat trong dưa chuột ............ 43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.1.1. Về giá thể trồng cây .............................................................................. 45
5.1.2. Về sinh trưởng phát triển ..................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Tên

Tên đầy đủ

viết tắt

1

CT

Công thức

2

TB

Trung bình

3


EC

Electrical Conductivity

4

CS

Cộng sự

5

FAO

6

CV(%)

Hệ số biến động

7

LSD0,05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hiệp Quốc


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới qua các năm ................ 10
Bảng 2.2: Bảng tình hình sản xuất dưa chuột của các châu lục trên thế giới
(2015 – 2018) ................................................................................ 11
Bảng 4.1: Phân tích một số chỉ tiêu hóa lý trong giá thể trước khi trồng ....... 27
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao của dưa chuột ............................. 32
Bảng 4.3: Động thái ra lá trên thân chính của dưa chuột ................................ 34
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng, phát triển của
dưa chuột ....................................................................................... 37
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sâu bệnh hại của dưa chuột
....................................................................................................... 39
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của dưa chuột.................................................... 41
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của giá thể đến hàm lượng Nitrat trong quả của dưa
chuột .............................................................................................. 44


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 : Biểu đồ EC giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch.............. 29
Hình 2: Biểu đồ EC giá thể trước khi trồng và giai đoạn thu hoạch............... 30
Hình 3: Đồ thị tăng trưởng chiều cao cây dưa chuột ...................................... 32
Hình 4: Đồ thị tăng trưởng số lá của cây dưa chuột ...................................... 35
Hình 5: Biểu đồ tương quan giữa EC và năng suất của dưa chuột ................. 43


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày
của mỗi gia đình. Rau cung cấp nhiều loại dinh dưỡng cần thiết cho sự phát
triển của cơ thể như: protein, vitamin, lipit, khoáng chất… và các chất sơ cho
sự tiêu hóa. Do đó, nhu cầu về rau khá lớn và sản xuất rau đóng vai trị quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Dưa chuột Cucumis Sativus L là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí,
trong họ bầu bí thì dưa chuột là loại được trồng nhiều hơn cả, và là loại rau ăn
quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành
thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và
năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan,
Ai Cập và Tây Ban Nha. Ở nước ta dưa chuột đã được trồng từ rất lâu, không
chỉ để giải quyết vấn đề thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà cịn mang tính
thương mại quan trọng.
Trong số các thực phẩm thì dưa chuột là cây trồng ngắn ngắn ngày, cung
cấp nguyên liệu cho ngành chế biến rau quả xuất khẩu được nhiều quốc gia trên
thế giới ưa thích. Kết quả nghiên cứu cho thấy dưa chuột là cây ăn quả có giá trị
dinh dưỡng cao, trong quả có chứa nhiều vitamin A, B, B6… và đặc biệt có
nhiều men tiêu hóa làm cho quá trình đồng hóa và hấp phụ thức ăn tốt hơn.
Dưa chuột là một trong những cây rau quan trọng nhất, được xếp thứ tư
chỉ sau cà chua, bắp cải và củ hành. Dưa chuột là loại rau có thời gian sinh
trưởng ngắn, có năng suất và chất lượng đáp ứng được phần lớn nhu cầu rau
xanh của con người. Dưa chuột còn là loại rau thương mại quan trọng, giữ vị
trí hàng đầu trong các chủng loại rau có sản phẩm chế biến sản suất và được


2


trồng khắp nơi trên thế giới. Dưa chuột được sử dụng rất đa dạng: quả tươi,
trộn, sa lát, cắt lát, muối chua, đóng hộp,… (Tạ Thu Cúc và cs, 2000) [6].
Trong những năm gần đây khi mà đời sống nhân dân được cải thiện thì
nhu cầu của con người về rau càng cao khơng chỉ về số lượng mà cịn cả chất
lượng rau. Trong khi đó, quá trình đơ thi hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho diện
tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp dần, có cả diện tích đất trồng rau. Mặt khác
chất thải công nghiệp và chất thải đơ thị ảnh hưởng mạnh đến nền nơng
nghiệp nói chung và an tốn thực phẩm nói riêng, trong đó có ngành sản xuất
rau. Ngoài ra, người sản xuất đã sử dụng nguồn nước, đất chứa một lượng lớn
các chất độc hại như: NO3-, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích
thích tăng trưởng…Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân
khi sử dụng các loại rau trồng ở những vùng bị ô nhiễm và gây ra tâm lý
không tốt với người tiêu dùng.
So với các cây trồng ngắn ngày, cây dưa chuột có ưu thế như chi phí sản
xuất khơng cao, vịng quay thu hồi vốn nhanh, bình qn 30 – 40 ngày là có
thể cho thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài từ 60 – 80 ngày cho hiệu quả
kinh tế cao nên dưa chuột được người sản xuất đặc biệt quan tâm, từ canh tác
quảng canh theo thời vụ trên đồng ruộng tới thâm canh quanh năm trong nhà
lưới, hệ thống tưới hiện đại áp dụng công nghệ cao, hệ thống điểu khiển nhiệt
độ, ánh sáng, giá thể…
Các giá thể là những phế phẩm trong nông nghiệp phân chuồng hoai mục
(phân hữu cơ) từ gia súc, gia cầm, trấu hun, xơ dừa…. là những vật liêu vô
cùng thân thiện với môi trường, loại phân hữu cơ này có nhiều đặc tính hóa lý
thuận lợi trong hỗn hợp giá thể như độ thống, khả năng thơng khí tốt, thốt
nước và giữ nước.
Ngày nay nền nông nghiệp hữu cơ đang được mọi tầng lớp quan tâm,
đặc biệt là các nhà quản lý, các nhà khoa học đang tìm mọi biện pháp để làm


3


sao tạo ra được sản phẩm sạch đang là mối quan tâm hàng đầu, thì giá thể là
một giải pháp có thể tạo ra bước đột phá trong nền nơng nghiệp sạch. Rau
trồng trong giá thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao phụ thuộc vào
tỉ lệ phối trộn giá thể và quy trình chăm sóc hợp lí. Xuất phát từ yêu cầu thực
tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh của của một số
loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển của dưa chuột tại Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xác định được giá thể phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển
dưa chuột trong nhà màng tại Trung tâm đào tạo nghiên cứu giống cây trồng
và vật nuôi trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
* Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau đến khả năng
sinh trưởng và phát triển giống dưa chuột tại trường Đại học Nông Lâm.
- Xác định được công thức phối trộn giá thể thích hợp cho sản xuất
dưa chuột.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Rèn luyện và nâng cao khả năng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
cho sinh viên, là một cơ sở và tiêu chí cho việc đánh giá chất lượng sinh viên
của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở cho việc thực hiện các đề tài nghiên
cứu tiếp theo về cây dưa chuột, là tư liệu, nguồn tài liệu tham khảo phục vụ
cho công tác giảng dạy, đào tạo trong và ngoài nhà trường.


4


1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Tận dụng tốt các loại chất thải trong nông nghiệp, tạo ra loại giá thể
hữu cơ phục vụ tốt cho việc trồng dưa chuột. Hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng các loại
giá thể nhằm phát triển sản xuất dưa chuột tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài
Ngày nay nền nông nghiệp hữu cơ đang được mọi tầng lớp quan tâm,
đặc biệt là các nhà quản lý, các nhà khoa học đang tìm mọi biện pháp để làm
sao tạo ra được sản phẩm sạch đang là mối quan tâm hàng đầu, thì giá thể hữu
cơ là một giải pháp có thể tạo ra bước đột phá trong nền nông nghiệp sạch.
Phân chuồng hoai mục (phân hữu cơ) từ gia súc và gia cầm, trấu hun, xơ
dừa và bã dong riềng là những vật liêu vô cùng thân thiện với mơi trường, loại
phân hữu cơ này có nhiều đặc tính hóa lý thuận lợi trong hỗn hợp giá thể như
độ thống, khả năng thơng khí tốt, thoát nước và giữ nước tốt, ngoài ra
nguyên liệu tạo nên giá thể tồn là những phế phẩm trong nơng nghiệp do đó
nó có thể cải tạo mơi trường rất tốt nhờ quá trình thu gom chúng.
Trong thực tế sản xuất để đạt năng suất cao thì việc nghiên cứu tìm hiểu
các công thức phối trộn giá thể khác nhau là việc làm rất cần thiết nhằm giúp
cho cây trồng phát huy hết tiềm năng sẵn có của giống góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng cây trồng để đáp ứng nhu cầu mục đích ngày càng cao
của con người.
2.2. Tổng quan về cây dưa chuột
2.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây dưa chuột

Dưa chuột Cucumis Sativus L là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí,
trong họ bầu bí thì Dưa chuột là loại được trồng nhiều hơn cả, và là loại rau
ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành
thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và
năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan,
Ai Cập và Tây Ban Nha.


6

Dưa chuột là loại cây được trồng từ lâu, nó đã có mặt ở Ấn Độ khoảng
trên 3000 năm. Theo A. Decandoole (1820), dưa chuột xuất xứ từ vùng Tây
Bắc Ấn Độ, từ đây nó phát triển lên phía Tây và sau đó sang phía Đơng Nam
Á. Những ghi chép về cây dưa chuột xuất hiện ở Pháp vào thế kỷ thứ 9, ở
Anh vào thế kỷ 14 và Bắc Mỹ vào giữa thế kỷ 16. Vào thế kỷ 16, dưa
chuột được mang tới Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Vavilop (1926), khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
giáp Lào là nơi phát sinh cây dưa chuột vì ở đây cịn tồn tại các dạng dưa
chuột hoang dại, Kallo (1958) cho rằng Trung Quốc là trung tâm thứ hai hình
thành cây dưa chuột do các giống dưa chuột Trung Quốc có hàng loạt tính
trạng lặn có giá trị như: quả dài, tạo quả không qua thụ tinh, gai quả trắng,
không đắng. (Tạ Thu Cúc và cs, 2000) [6]
2.2.2. Đặc tính thực vật
Rễ: Rễ dưa chuột thuộc lồi rễ chùm gồm có rễ chính và rễ phụ.
Rễ chính tương đối phát triển, phân bố ở tâng canh tác 0 – 30 cm, rộng
50 – 60 cm. Rễ chính có thể ăn sâu từ 60 – 100 cm, nếu trồng ở điều kiện lý
tưởng (đất có tầng canh tác day, nhiều mùn, thoáng khí, tơi xốp) thì rễ có thể
ăn sâu hơn.
Rễ phụ phân bố tương đối nông, chủ yếu ở tầng đất 0 – 20 cm. (Mai Thị
Phương Anh và cs 1996) [1]

Thân: Là cây thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám
khi bị. Thân có thể dài từ 1- 3 m, dài nhất có thể đạt trên 3m. Trên thân chính
hình thành các cành cấp 1 rồi đến cấp 2, cấp 3…Trên thân chính ở mỗi nách
lá trên thân mọc ra các tua cuốn và phân nhánh hoặc khơng phân nhánh.
Thân trịn hay có góc cạnh, có lơng ít nhiều tùy giống. (Mai Thị Phương Anh
và cs 1996) [1]
Lá: Gồm có lá mầm và lá thật


7

Lá mầm (nhú ra đầu tiên): Có hình trứng trịn dài, làm nhiệm vụ quang
hợp tạo vật chất nuôi cây và lá mới.
Lá thật: Là những lá đơn to mọc trên thân, dạng lá hơi tam giác (hình
chân vịt 5 cạnh) 2 mặt phiến lá đều có lơng, cuống dài 10 – 15 cm; rìa ngun
hay có răng cưa.
Hoa: Hoa dưa chuột là hoa đơn tính. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi
hay riêng biệt, hoa đực mọc thành cụm từ 5 – 7 hoa; dưa chuột cũng có hoa
lưỡng tính. Hoa có màu vàng thụ phấn nhờ cơn trùng và gió, bầu nỗn của
hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở.
Quả: Là loại quả thịt. Lúc cịn non có gai xù xì, khi quả lớn gai từ từ mất
đi. Quả từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có
hay khơng có hoa văn (sọc, vệt, chấm) tùy thuộc vào giống.
Hạt: Có màu trắng ngà.
2.2.3. Phân loại
Dưa chuột (dưa leo), tên nước ngoài Common cucumber (Anh),
Concombre (Pháp), thuộc họ bầu bí Cucubitaceae, chi Cucumis, lồi Sativus
L., số lượng NST 2n = 14.
Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng cây dưa chuột có
nguồn gốc từ Tây Ấn Độ (Nam Á). Ở Việt Nam, khu vực miền núi phía Bắc

Việt Nam là nơi phát sinh cây dưa chuột vì ở đây còn tồn tại dạng dưa 3 chuột
hoang dại.
Đã có nhiều khoa học tiến hành phân loại dưa chuột, trong đó có các nhà
thực vật học A. Filov (1940) (Trần Khắc Thi 1985)[11]. Trên cơ sở nghiên
cứu về tiến hóa sinh thái ơng đã đưa ra bảng phân loại chính xác. Loại hạng
hoang dại vào một trong các phụ Ssp. Agrostis Gab, còn lại các dạng khác là
trồng trọt và tập trung vào các phụ sau:


8

1. Ssp. Europaeo – americanus Fil. Loài phụ Âu – Mỹ là loài phụ lớn
nhất về địa bàn phân bố.
2. Ssp. Occidentali – asiticus. Loài phụ Tây Á phân bố rộng rãi tại các
vùng khô hạn Trung và Tiểu Á, Iran, Afganistan và Azecbaizan với các đặc
tính chịu nóng.
3. Ssp. Chinensis Fil. Loài phụ Trung Quốc được sử dụng phổ biến để
trồng trong nhà kính ở Châu Âu gồm các giống quá ngắn cần thụ phấn và quả
dài không qua thụ phấn.
4. Ssp. Indico – japonicus. Loài phụ Nhật - Ấn được phân bố tại khu vực
nhiệt đới và á nhiệt đới với lượng mưa lớn.
5. Ssp. Himalacus Fil. Loài phụ Hymalaya.
6. Ssp. Hermaphrodtus Fil. Dưa chuột lưỡng tính.
2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
Dưa chuột là loài cây ưa nhiệt độ ấm áp và những vùng nhiệt đới mát
mẻ, điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột
Nhiệt độ: Dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẫn cảm với
sương gió đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 00C. (Nguyễn Tường Đoàn và cs,
1997)[10]
Dưa chuột yêu cầu nhiệt độ ấm áp để nảy mầm, nhiệt độ bình thường

tối thiểu từ 10 – 180C. Nhiệt độ tối thiểu cho dưa chuột nảy mầm là 15,50C,
nhiệt độ tối đa là 40,50C. Nhiệt độ thích hợp là 15,5 – 350C, nhiệt độ cho cây
sinh trưởng là 200C. Ở nhiệt độ cao 400C cây ngừng sinh trưởng hoa cái
không xuất hiện, ở nhiệt độ 50C hầu hết các giống dưa chuột bị chết rét.
Hầu hết các giống dưa chột đều phải trải qua giai đoạn xuân hóa ở nhiệt
độ 20 – 22 độ C. (Nguyễn Thuý Hà, 2010) [2]
Ánh sáng: Dưa chuột thuộc nhóm cây ngắn ngày.


9

Cây sinh trưởng và phát dục thích hợp ở độ dài chiếu sáng 10 – 12
giờ/ngày.
Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng và phát triển
giúp cây tăng hiệu quả quang hợp, tăng năng suất, chất lượng và rút ngắn thời
gian lớn của quả trong khoảng 15.000 – 17.000 lux. (Nguyễn Văn Hiển,
2000) [3]
Dưa chuột ở tuổi 20 – 25 ngày sau khi nảy mầm có phản ứng thuận với
độ dài chiếu sáng dưới 12 giờ. (Trần Khắc Thi, 1985) [4]
Độ ẩm đất và độ ẩm không khí: Dưa chuột là cây chịu hạn chịu úng
kém. Trong thân cây nước chiếm 91,3%, trong quả chứa 93 -95 % nước, bộ lá
dưa chuột to, hệ số thoát nước lớn nên dưa chuột độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp
cho dưa chuột là 85 – 90%, độ ẩm không khí: 90 – 95%. Thời kì ra hoa tạo
quả u cầu lượng nước cao nhất. (Tạ Thu Cúc và cs, 2000) [6]
Đất và dinh dưỡng: Cây dưa chuột thích đất màu mỡ, giàu chất hữu cơ,
đất tơi xốp, độ pH từ 5,5 – 6,8 và tốt nhất từ 6 – 6,5. Dưa chuột yêu cầu độ
phì trong đất rất cao. Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh hưởng không tốt
ddeesnsinh trưởng và phát triển của cây. Khi nghiên cứu về hiệu suất sử dụng
phân khoáng chủ yếu của dưa chuột thấy rằng: dưa chuột sử dụng kali với
hiệu suất cao nhất, thứ đến đạm và ít nhất là lân. Khi Bón N:60 ; P:60 ; K:60

thì dưa chuột sử dụng 92% đạm, 33% lân và 100% kali. (Nguyễn Văn Hiển,
2000) [3]
2.4. Tình hình sản xuất dưa chuột và giá thể trên Thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên Thế giới và Việt Nam
2.4.1.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới
Hiện nay có rất nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện tích rau ngày
càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu rau của người dân.


10

Theo số liệu của (FAO, 2020) tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới
không ngừng phát triển kể cả về diện tích và sản lượng được thể hiện qua
bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới qua các năm
(2015 – 2018)
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

2015

2.125.807

367.097


78.037.657

2016

2.137.921

373.470

79.844.838

2017

2.007.664

387.996

77.896.545

2018

1.984.518

379.031

75.219.440
(Nguồn; FAO 2020)

Qua bảng 2.2 cho ta thấy tình hình sản xuất dưa chuột trê thế giới từ năm
2015 trở lại đây có nhiều biến động kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Về diện tích: Từ năm 2015 – 2018 diện tích trồng dưa chuột trên thế

giới đã thay đổi nhanh chóng. Năm 2015 diện tích trồng dưa chuột là
2.125.807 ha đến năm 2016 tăng lên 2.137.921 ha. Đến năm 2018 giảm xuống
chỉ còn 1.984.518 ha Như vậy chỉ sau 4 năm diện tích trồng dưa chuột trên
thế giới đã giảm 141.289 ha.
Về năng suất: Nhìn chung trong những năm gần đây năng suất tương
đối ổn định dao động nhẹ từ 367.097 – 387.996 tấn/ha (tăng trung bình 5.22
tấn/năm).
Về sản lượng: Từ năm 2015 trở lại đây tuy năng suất không tăng nhiều
nhưng do diện tích trồng tăng dần nên sản lượng của dưa chuột trên thế giới
đã tăng lên rõ rệt, bình quân mỗi năm tăng 1.156.349 tấn/năm.
Như vậy chứng tỏ nghề trồng dưa chột trên thế giới đan có xu hướng
phát triển nhanh chóng và có thể tăng lên nữa trong những năm tiếp theo.


11

Dưới đây là bảng tình hình sản xuất dưa chuột của các châu lục trên thế
giới trong những năm gần đây:
Bảng 2.2: Bảng tình hình sản xuất dưa chuột của các châu lục
trên thế giới (2015 – 2018)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)


(tấn)

2015

322.045

42.976

1.384.011

2016

370.779

37.918

1.405.924

2017

317.038

42.689

1.353.399

2018

323.011


44.989

1.453.194

2015

94.318

214.632

2.024.357

2016

93.850

226.113

2.122.070

2017

95.493

236.993

2.263.112

2018


89.399

243.753

2.179.129

2015

1.517.298

451.239

68.465.909

2016

1.505.528

468.365

70.513.709

2017

1.431.134

478.812

68.524.409


2018

1.410.068

466.364

65.619.556

2015

191.136

321.484

6.144.719

2016

166.668

346.944

5.782.441

2017

162.813

352.235


7.534.842

2018

160.842

369.727

5.946.785

2015

1.019

183.138

18.661

CHÂU ĐẠI

2016

1.096

188.820

20.693

DƯƠNG


2017

1.186

175.201

20.783

2018

1.198

173.459

20.776

Các châu lục

CHÂU PHI

CHÂU MĨ

CHÂU Á

CHÂU ÂU

Năm

(Nguồn; FAO 2020)



12

Qua bảng 2.2 ta có thể thấy rằng tình hình sản xuất dưa chuột tại các
châu lục trên thế giới có sự chênh lệch.
Châu Á với điều kiện thuận lợi, là lục địa đi đầu về sản xuất nông nghiệp
đặc biệt là dưa chuột với năng suất lớn nhất (468.365 tấn/ha) và sản lượng lớn
nhất (70.513.707 tấn) năm 2016.
Châu Phi có diện tích tăng dần qua các năm, có năng suất thấp hơn đối
với các châu lục khác chỉ đạt 44.989 tấn/ha (2018) là cao nhất. Năng suất thấp
như vậy nhưng sản lượng đạt rất cao 1.453.194 tấn.
Châu Mĩ ta có thể thấy diện tích và sản lượng dưa chuột tăng dần qua các
năm cao nhất là năm 2017 với diện tích 5.493 ha và sản lượng là 2.263.112 tấn.
Châu Âu năm 2015 có diện tích trồng cao nhất là 191.136 ha nhưng
lại có năng suất thấp nhất (321.484 tấn/ha) và sản lượng cao nhất
(61.447.919 tấn).
Châu đại dương có diện tích nước có địa hình và thời tiết khơng thuận
lợi nên diện tích (1.019 ha) và sản lượng thấp nhất là 18.661 tấn năm 2015.
2.4.1.2. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam
Đánh giá về thực trạng sản xuất rau ở nước ta trong thời gian qua, nhiều
tác giả cho rằng: Hiện nay sản lượng và năng suất rau ở nước ta cịn thấp,
quy mơ cịn phân tán, chất lượng không ổn định, phần lớn rau không đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp. Mức tiêu thụ nội địa cịn thấp,
chỉ số bình qn đầu người đạt 60-65 kg/năm.
Sở dĩ có những hạn chế đó là do: Việc quản lí, thiếu cải tiến kỹ thuật,
canh tác chủ yếu thiên về năng suất, chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm
cho nên rau tươi Việt Nam chưa đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Mặt
khác, xuất khẩu rau cịn q ít, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
kém. Rau quả nước ta tuy đa dạng và phong phú, nhưng sản xuất chưa gắn
với thị trường, chất lượng thấp, bao bì mấu mã chưa thích hợp, thị trường rau



13

còn đơn điệu và nghèo nàn. Theo (Lê Thị Chanh, 2016), hiện nay Việt Nam
có 40 nước là thị trường xuất khẩu rau nhưng chúng ta lại không đủ điều kiện,
mới chỉ xuất khẩu được khoảng 1 – 2% sản lượng. Rau nước ta không thể
cạnh tranh được với thị trường Quốc tế mà ngay cả trong nước vì rau tươi của
chúng ta đang bị sản phẩm nhập khẩu lấn át.
Các vùng trồng dưa chuột lớn nhất cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc
thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng. Phía Nam, các huyện ngoại thành TP.Hồ
Chí Minh, đồng bằng sông Cửu Long như Tân Hiệp – Tiền Giang, Châu
Thành – Cần Thơ, Vĩnh Châu – Sóc Trăng. Các tỉnh trung du miền núi phía
Bắc và Tây Nguyên gồm vùng trồng rau truyền thống như: Đà Lạt, Đơn
Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng)…
Riêng đối với dưa chuột được xem là loại rau chủ lực, các sản phẩm làm
ra từ dưa chuột không chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà một lượng khá lớn được chế
biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngồi.
Sản phẩm làm ra từ dưa chuột khơng chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà một
lượng khá lớn được chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Mặc
dù cơng nghệ sau thu hoạch của nước ta cịn thấp, song thị trường xuất khẩu
vẫn chiếm một vị trí quan trọng. (Trương Mạnh Quyết, 2015) [7]
2.4.2. Tình hình nghiên cứu giá thể trên Thế giới và Việt Nam
2.4.2.1. Một số nghiên cứu về giá thể trồng rau trên Thế giới
Giá thể trồng cây cũng có rất nhiều loại nhưng hầu hết được phối trộn từ
các vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên như: trấu hun, xơ dừa, mùn cưa, cát, bột
đá…tuy nhiên giá thể được tạo ra phải có độ thơng thống và có khả năng giữ
nước tốt.
Ở các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than bùn
có sẵn ở dạng sử dụng được cung cấp ngay cho mục đích thay thế cho đất.

Các trang trại thâm canh chủ yếu ở các nước đang phát triển thiên về nhập


14

khẩu những hỗn hợp không phải là đất này, không có khả năng khai thác việc
sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương. Thực tế, mơi trường nhiệt đới có rất
nhiều vật liệu có thể sử dụng pha chế hỗn hợp bầu trong vườn ươm. Hỗn hợp
bầu trong vườn ươm cần đảm bảo khả năng giữ nước và làm thống khí, khả
năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, sạch bệnh.
Theo (Nguyễn Thị Thu Hà, 2010) [8], Nhiều quốc gia trên thế giới đã
nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp
như công nghệ sinh học, cơng nghệ nhà kính, cơng nghệ hóa học, cơng nghệ
tự động hóa, cơng nghệ trồng cây khơng dùng đất vào sản xuất các sản phẩm
rau và hoa cao cấp. Nhờ đó năng suất và chất lượng rau, hoa trên thế giới tăng
lên gấp nhiều lần, mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà sản xuất, ví dụ ở một số
nước như Hoa Kỳ, Hà Lan. Nhật Bản, Trung Quốc.
- Theo các nhà khoa học của trung tâm nhà vườn, trường đại học
Maryland bón phân cho cây trồng trong túi bầu với liều lượng bao nhiêu và
cách bón như thế nào phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: loại phân, nhu cầu của
cây, loại giá thể, tỷ lệ phối trộn, loại túi bầu. (Nguyễn Thị Thu Hà, 2010) [8]
Theo Lawtence; Newell (1950)[13] cho biết ở Anh sử dụng hỗn hợp đất
mùn + than bùn + cát thơ (tính theo thể tích) có tỉ lệ 2:1:1 để gieo hạt, để
trồng cây là 7:3:2.
Theo Kaplina (1976), đối với cùng một loại cây nhưng với thành phần
giá thể khác nhau cho năng suất khác nhau: Để gieo hạt cải bắp, cái xanh nếu
thành phần giá thể gồm 3 phần mùn + 1 phần đất đồi + 0,3 phần phân bò và
trong 1kg hỗn hợp trên cho thêm 1g N, 4g P2O5, 1g K2O thì năng suất sớm đạt
181,7 tạ/ha.
Nếu thành phần giá thể gồm than bùn 3 phần + mùn 1 phần + phân bò 1

phần và lượng chất khoáng như trên thì năng suất sớm đạt 170 tạ/ha. Khơng
chỉ đối với cải bắp, cà chua mà dưa chuột cũng thế.


15

Nếu thành phần giá thể cây con gồm 4 phần mùn + 1 phần đất đồi trong
1 hỗn hợp thêm 1g N, 4g P2O5, và 1g K2O thì năng suất sớm đạt 238 tạ/ha.
Nếu thành phần giá thể gồm 4 phần mùn + 1 phần đất trồng thì năng suất
sớm đạt 198 tạ/ha.
Roe và cs. ( 1993) [14] việc ứng dụng sản xuất giá thể là nền tảng cho
phòng trừ cỏ dại sinh trưởng giữa các hàng rau ở các thời vụ. Chất thải hữu cơ
là tiền đề làm tăng giá trị thương mại của các loại giá thể. Nhờ vào kỹ thuật,
công nghệ mà làm tăng chất lượng cây trồng và giảm thời gian sản xuất. Cho
thấy thuận lợi của việc sử dụng giá thể trên các vùng đất nghèo dinh dưỡng,
làm tăng độ màu mỡ của đất, tăng thêm lượng đạm trong đất và tăng thêm
năng suất rau.
Mastelerz (1997) [15] cho biết ở Mỹ đưa ra công thức phối trộn (tính
theo thể tích) thành phần hỗn hợp bầu bao gồm mùn sét, mùn cát sét và mùn
cát có tỉ lệ 1:2:2; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho hiệu quả. Cho thêm 5,5 – 7,7g bột
đá vôi và 7,7 – 9,6g supe photphat cho 1 đơn vị thể tích.
2.4.2.2. Một số nghiên cứu về giá thể trồng rau ở Việt Nam
Trước đây giá thể chủ yếu sử dụng là cát hoặc sỏi. Ngày nay giá thể đã
được thay đổi rất nhiều. Như ta đã biết, cây cần cả oxi và dinh dưỡng tiếp xúc
với rễ cây. Giá thể lí tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ
thống khí. Khả năng giữ nước và độ thống khí của giá thể được quyết định
bởi những khoảng trống (khe, kẽ) trong nó. Trong cát mịn có những khoảng
trống rất nhỏ, không chứa được nhiều nước và oxi. Ngược lại, sỏi thô tạo ra
những khoảng trống quá lớn, nhiều không khí nhưng mất nước nhanh. [17]
Giá thể lý tưởng phải có những đặc điểm:

- Có khả năng giữ ẩm cũng tốt như độ thống khí.
- Có pH trung tính và có khả năng ổn định pH.
- Thấm nước dễ dàng.


16

- Bền, có khả năng tái sử dụng hoặc phân huỷ an tồn cho mơi trường.
- Nhẹ, rẻ và thơng dụng.
Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn, đất
nung xốp, đá trân châu, đá bọt núi lửa, rockwool (loại vật liệu có nhiều thớ,
sợi, rất được các trang trại lớn ưa chuộng),...Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại
để tận dụng ưu điểm từng loại.
Sau nhiều năm tìm tịi và nghiên cứu, Tiến sĩ Lê Thị Khánh, Trưởng bộ
môn Khoa học nghề vườn thuộc khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm
Huế đã trồng thử nghiệm rau sạch trên giá thể thành công. Đây là mơ hình
trồng rau sạch đầu tiên tại Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói
chung, mở ra nhiều hướng phát triển mới cho nông nghiệp.
Hiện nay, Tiến sĩ Lê Thị Khánh đã thành công trong việc tạo ra giá thể
bằng trấu hun, mùn cưa, vỏ lạc ủ, đầu tôm ủ, rơm sau khi đã trồng nấm. Đây
là những ngun liệu sẵn có, dễ làm, khơng mất tiền mua, lại giải quyết được
vấn đề vệ sinh môi trường. Điều đặc biệt giá thể sau thời gian nuôi rau sạch
(khoảng 3-4 năm) trong nhà lưới, có thể dùng vào việc bón phân cho cây
cảnh. ( Lê Thị Khánh, 2002) [9]
Cũng sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng nhiều mơ hình
trên diện rộng thành cơng, mới đây Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh
dưỡng cây trồng trực thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hoá đưa ra khuyến cáo bà
con nơng dân và các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật trồng rau an
toàn trên nền giá thể GT 05. GT 05 là giá thể sinh học khơng đất, có hàm
lượng chất hữu cơ (OM) và dinh dưỡng cao: 44% chất hữu cơ (OM), 1,2%

đạm (N), 0,8% lân (P2O5), 0,7% kali (K2O) và các dinh dưỡng trung và vi
lượng cần thiết khác cho cây trồng. Giá thể GT 05 cung cấp các chất dinh
dưỡng cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp thống khí, nhẹ, sạch nguồn
bệnh, khơng có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an toàn, GT


17

05 được sử dụng làm bầu gieo ươm cây rau giống, sản xuất rau mầm, rau
thương phẩm như các loại rau ăn lá, rau ăn quả rất hiệu quả và thuận lợi [18]
2.4.3. Giới thiệu về một số loại nguyên liệu giá thể
2.4.3.1. Xơ dừa
Đối với người dân Việt Nam thì dừa và xơ dừa đã khơng cịn xa lạ. Cây
dừa gắn bó lâu đời với nhiều nước trong đó có Việt Nam. Dừa là cây mang
lại rất nhiều lợi ích, từ thân dừa cây che bóng, đến lá dừa, nước của quả dừa.
Đặc biệt ngày nay xơ dừa đang được sử dụng nhiều nhất bởi xơ dừa ứng dụng
và được dùng với nhiều mục đích khác nhau trong nơng nghiệp cũng như
trong sản xuất. Xơ dừa là vỏ của trái dừa mà chúng ta xé ra. Là phần của vỏ
dạng khơ và thường có màu nâu vàng.
Xơ dừa có rất nhiều tác dụng đối với đời sống con người được ứng dụng
nhiều trong sản xuất. Ngoài ra, xơ dừa khi trộn với các chất hữu cơ cũng như
với đất là liều chất ủ cho độ ẩm rất tốt và hiệu quả. Hỗn hợp này có tác dụng
giữ được độ ẩm, là điều kiện tiếp xúc làm cho đất thêm tơi xốp. Tuy nhiên xơ
dừa có tác dụng tốt nhưng trong xơ dừa vẫn chứa nhiều chất chát chất này nếu
chúng ta khơng ủ kỹ xơ dừa thì khi sử dụng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cây
trồng, đặc biệt là đối với bộ rễ của cây. Làm ảnh hưởng đến sự phát triển rễ
của cây. Khi ủ các xơ dừa với hợp chất khác, hợp chất xơ dừa có thể sử dụng
làm các giá thể, các đất để đóng bầu trồng các cây con, hoặc gieo hạt ở giai
đoạn cây nhỏ, ban đầu. Hỗn hợp này làm bước đệm đầu tiên cho cây con phát
triển nhanh chóng.

2.4.3.2. Vỏ trấu hun
Vỏ trấu hun được chế biến từ vỏ của hạt lúa sau khi bóc lúa thành gạo
cịn phần vỏ lúa bỏ đi gọi là vỏ trấu. Những thành phần này hồn tồn tự
nhiên được dùng cho nhiều mục đích từ công nghiệp, nông nghiệp. Sản phẩm
hữu cơ thân thiện môi trường.


×