Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ Chính tả, nhằm rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.23 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GD&ĐT THỊ XÃ NGHI SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ CHÍNH TẢ, NHẰM RÈN KĨ NĂNG VIẾT
ĐÚNG,VIẾT ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 4A Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI AN

Người thực hiện: Lê Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hải An
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2021


MỤC LỤC
TT
1
1-1
1-2
1-3
1-4
2
2-1
2-2
2-3
2-4
3
3-1


3-2

ĐỀ MỤC
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng dạy học phân mơn chính tả của lớp 4A trường
Tiểu học Hải An
Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhàtrường
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

TRANG
3
3
4
4
5
5
5
6
7

17
18
18
18
20

1


1. Mở đầu
1.1. LÍ do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của xã hội đối với giáo dục, Bộ giáo dục - đào tạo đã chủ trương đổi mới
chương trình Tiểu học theo các mục tiêu: Tiếp tục tăng cường thực hiện giáo
dục tồn diện (Đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản) đảm bảo sự cân đối hài
hoà giữa các lĩnh vực học tập và rèn luyện của học sinh Tiểu học. Đứng trước
thực trạng đó, yêu cầu đối với giáo dục phải đào tạo con người tồn diện trong
đó tiếng mẹ đẻ (tiếng phổ thông) là một trong những điều kiện cần thiết giúp
học sinh nắm bắt được kiến thức thức một cách dễ dàng.
Để giúp học sinh nói, viết đúng tiếng phổ thông trước hết người giáo viên
cần phải hiểu và nắm vững thuật ngữ “Chính tả” được hiểu theo nghĩa gốc là
“Lối viết hợp chuẩn”.
Chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trong
ngơn ngữ tồn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giao
tiếp bằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất
những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một
sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận
dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.
Một ngơn ngữ văn hố khơng thể khơng có chính tả thống nhất, chính tả

thống nhất là một trong những biểu hiện có trình độ văn hố phát triển của một
dân tộc. Phân mơn Chính tả trong nhà trường, giúp học sinh hình thành năng
lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết
đúng Tiếng Việt. Vì vậy, phân mơn Chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm
thực hiện mục tiêu là rèn luyện và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó
có năng lực chữ viết.
Trong những năm gần đây, các trường Tiểu học luôn quan tâm đến chữ
viết qua phong trào “Vở sạch, chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyên truyền
sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em viết chữ đẹp. Viết đẹp không
phải chỉ đẹp về hình thức mà cịn đúng cả về luật chính tả.

2


Hiện nay, tình hình viết sai lối chính tả của học sinh khá phổ biến. Vấn đề
này có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên và học
sinh đơi khi cịn phát âm theo tiếng địa phương (chưa nói chuẩn theo tiếng phổ
thơng). Hơn nữa trình độ Tiếng Việt của một số giáo viên cịn hạn chế, năng
lực nắm luật chính tả chưa sâu nên rất lúng túng trong việc giảng dạy chính tả.
Và phân mơn Chính tả là một phân mơn địi hỏi kỹ năng rèn chữ, viết đúng,
viết đẹp cho học sinh nên giáo viên cịn có những hạn chế trong việc tổ chức
một tiết học sao cho đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao. Dưới cái nhìn của giáo
viên, phân mơn này phải đòi hỏi một lượng thời gian nhất định nhưng một số
giáo viên chưa coi trọng việc rèn chữ cho học sinh mà mới chỉ dừng lại ở góc
độ đọc, viết, chấm điểm, chưa thật sự sát sao với các em. Một số giáo viên có
tâm lý ngại chấm, chữa chính tả cho học sinh. Hơn nữa học sinh viết bài chính
tả một cách vội vàng, khơng có ý thức đến việc rèn chữ, viết đúng các nét, độ
cao trong một con chữ, khoảng cách giữa các chữ, các tiếng, cốt viết xong bài,
không cho phân môn này là quan trọng. Tình hình này đã ít nhiều ảnh hưởng
đến chữ viết của học sinh trong trường Tiểu học hiện nay nói chung với học

sinh khối lớp 4 nói riêng.
Xuất phát từ mục đích, mục tiêu giáo dục cấp học, lớp học, từ vị trí và u
cầu của phân mơn Chính tả, từ một số tồn tại và vướng mắc trong q trình dạy
chính tả của cả giáo viên và học sinh, từ các chuyên đề, thực tế dự giờ, thăm
lớp của đồng nghiệp, từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy và nhằm góp phần đổi
mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói
chung, dạy học sinh lớp 4 học tốt phân mơn Chính tả nói riêng. Với một yêu
cầu cấp thiết là giáo viên phải quan tâm đến đối tượng học sinh. Qua nhiều
năm dạy học sinh lớp 4,5 đặc biệt là học sinh lớp 4 , năm học 2020-2021, qua
các tiết dạy Chính tả, tơi rút kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra sáng kiến “ Một
số biện pháp nâng cao chất lượng giờ Chính tả, nhằm rèn kỹ năng viết
đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 4A, ở trường Tiểu học Hải An” với mong
muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhằm nâng cao trình độ chun mơn cho
bản thân cũng như muốn đóng góp một phần nào đó khả năng của mình vào
việc nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, triển khai, áp dụng việc rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 4.
Nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Tiểu học nói chung cũng như
học sinh lớp 4A trường Tiểu học Hải An nói riêng. Từng bước góp phần đưa
3


phong trào “Vở sạch, chữ đẹp” của trường Tiểu học Hải An có hiệu quả cao
hơn, đáp ứng lịng mong mỏi của học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh và toàn
thể xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số lỗi chính tả học sinh thường gặp.
- Chương trình mơn Chính tả.
- Phương pháp dạy chính tả.
- Cách tổ chức rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh.

- Học sinh lớp 4A trường Tiểu học Hải An.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu tài liệu,
đọc tài liệu trên mạng Internet, thơng tin đại chúng, sách tham khảo, báo chí…
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Dự giờ thăm
lớp thông qua đồng nghiệp, thông qua các tiết học tốt, chuyên đề, thao giảng,
trao đổi với học sinh để tìm hiểu những khó khăn của các em trong quá trình
học tập.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- So sánh đối chiếu.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Tiếng Việt là bộ môn quan trọng chiếm ưu thế trong chương trình giáo
dục bậc Tiểu học. Nó khơng độc lập mà còn là nền tảng vững chắc để giúp học
sinh lĩnh hội các kiến thức khoa học khác. Trong môn Tiếng Việt phân mơn
Chính tả được xun suốt từ học kì II của lớp 1 đến hết lớp 5. Vì sao vậy?
Chính tả là một phân mơn viết, mà viết là một trong 4 chức năng ( nghe, nói,
đọc, viết) của bộ môn Tiếng Việt mà người giáo viên cần phải rèn luyện cho
học sinh. Một bài viết có sức thuyết phục khơng chỉ hay và đúng về nội dung
mà cịn cần phải trình bày rõ ràng, viết đúng, viết đẹp. Ở lớp 4 học sinh tiếp tục
hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả đã học ở lớp dưới. Các tiết dạy đều nhằm
một mục tiêu nói chung là cho làm học sinh có thể viết đúng mọi (âm tiết)
trong Tiếng Việt.
Chính tả của Tiếng Việt chủ yếu là các quy tắc viết đúng tiếng trong từ.
Từ trong Tiếng Việt có hình thức ngữ âm cố định được biểu hiện trên chữ viết
cũng luôn luôn cố định. Hệ thống quy tắc chính tả của Tiếng Việt tương đối
đơn giản do có sự tương ứng giữa các âm và chữ cái, giữa tiếng và chữ. Tuy
4



nhiên lỗi chính tả thường mắc trong bài viết của học sinh lại là do trong Tiếng
Việt tồn tại sự khác biệt về phát âm của từng vùng ( Tiếng phương ngữ như
miền Bắc, miền Trung, miền Nam) hay đang có sự khác biệt về từ ngữ theo
từng vùng hoặc do nguồn gốc của các từ ngữ ( Từ Hán Việt, từ vay mượn,
thuật ngữ ) cịn do có sự hạn chế về trình độ hiểu biết Tiếng Việt và kĩ năng sử
dụng chưa thành thạo chữ viết của học sinh.
Như vậy trong nhiều trường hợp mắc lỗi, học sinh không ý thức được các
cơ sở để nhận diện, tự sửa chữa và hình thành thói quen viết đúng chính tả.
2.2. Thực trạng dạy học phân mơn Chính tả của lớp 4A, trường Tiểu
học Hải An
*Thuận lợi:
Vào đầu năm học 2020– 2021, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A. Lớp
học gồm 27em, 13 em nữ, 14 em nam.
- Các em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, biết nghe lời thầy cô và cha
mẹ dạy bảo.
- Các em đến lớp hầu hết đều chuẩn bị đồ dựng học tập đầy đủ, cho thấy
cha mẹ học sinh rất quan tâm đến việc học của con.
- Giảng dạy một vài buổi đầu năm, tôi nhận thấy học sinh đến lớp đều
chăm ngoan, chịu khó làm bài, học bài. Một số em chữ viết rõ ràng, trình bày
sạch đẹp.
- Được ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm, đồ dùng và thiết bị dạy
học được trang bị tương đối đầy đủ.
*Khó khăn:
Lớp 4A là lớp học phần đa là con gia đình nông nghiệp, bố mẹ đi làm ăn
xa, các em thường ở nhà với ông bà và một số em bố mẹ đi làm công ty từ sáng
đến tối mới về nên việc chăm lo đến học tập của cha mẹ học sinh đối với các
em cịn hạn chế. Có em đi học còn quên vở hay bút sách. Một số em chưa chịu
khó học tập, chữ viết khơng đúng cỡ chữ, kiểu chữ. Trao đổi với các em thì
biết rằng các em khơng nhớ quy tắc chính tả cơ bản.
Vì điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đi sâu tìm tịi, giải quyết một số

vấn đề thuộc phạm vi cải tiến phương pháp dạy học phân mơn Chính tả theo
hướng tích cực vào người học và chỉ thực hành, thực nghiệm ở lớp 4A trường
Tiểu học Hải An - Tĩnh Gia- Thanh Hóa
*Kết quả khảo sát thực trạng:
5


Phân loại học sinh là điều cần thiết trong việc nâng cao chất lượng của giờ
Chính tả. Nếu như khơng phân loại sẽ ảnh hưởng đến việc học của học sinh
hoàn thành tốt, học sinh hoàn thành và học sinh chưa hồn thành. Vì vậy sau
khi ổn định tổ chức lớp trong vịng hai tuần đầu, tơi đã tiến hành điều tra học
sinh.
Qua thực tế bài viết của 2 bài trong 2 tuần đầu, tôi tiến hành phân loại học
sinh theo tiêu chí chữ viết.
Những em viết đúng, viết đẹp được phân loại A( Có 4 em) như em
Phương Anh, Bảo Phương, Linh, Tiến Minh. Những em viết đẹp và cịn sai ít
lỗi chính tả được phân loại B (Có 13 em) như em: Uyên, Thư, Dương,.. Những
em viết còn xấu, sai nhiều lỗi, được phân loại C gồm 10 em như : Phong, Gia
Bảo, Sũy Bảo, Anh, Bình, Tuấn, Thúy.....
Thông qua việc kiểm tra thực tế như vậy, tôi thấy tình trạng các em viết
xấu và sai lỗi quá nhiều. Nếu như khơng có biện pháp khắc phục sớm, giúp các
em viết đẹp và biết cách viết chữ như thế nào cho đúng, thì lên lớp trên các em
sẽ học như thế nào đây? Chính vì điều này đã thơi thúc tơi tìm ra một số biện
pháp cụ thể, sát thực để giúp và đưa những đối tượng thuộc loại C lên loại (A
hoặc B). Có như vậy thì chất lượng giờ chính tả mới được tốt.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả.
Trước hết muốn học sinh viết đẹp thì người giáo viên đừng nên nghĩ rằng “Rèn
nề nếp tác phong cho học sinh khi viết” là không quan trọng, mà ngược lại, tư
thế ngồi viết của học sinh là cái quan trọng đầu tiên. Nó khơng chỉ giúp học

sinh có nét chữ đẹp mà nó cịn rèn cho học sinh có một tư thế và phong thái
của một học sinh chững chạc khi ngồi viết. Vì vậy, ngay từ buổi đầu bước vào
lớp, tôi chú ý ngay đến tư thế ngồi viết của từng em. Nhiều em lên lớp 4 rồi mà
khi viết, mắt vẫn cúi sát xuống bàn hay cầm bút thấp quá nên mực hay ra tay
làm bẩn vở. Để giúp những em này biết ngồi ngay ngắn khi viết, trước hết giáo
viên phải giải thích cho các em hiểu cần ngồi viết đúng tư thế để giúp chữ viết
đẹp hơn và có lợi cho sức khoẻ, mà ngược lại, nếu ngồi sai tư thế thì sẽ ảnh
hưởng đến thể trạng, và cong vẹo cột sống. Nếu em nhìn vào vở sát quá thì mắt
sẽ bị cận thị… Sau đó giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát và làm theo tư
thế ngồi viết, ngồi viết ngay ngắn, lưng thẳng, khơng tì ngực xuống bàn. Đầu
hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25- 30 cm. Tay phải cầm bút, tay trái đặt phía
trước bên trái quyển vở giữ mép vở khi viết không bị xê dịch, quyển vở được
6


để hơi chếch về phía tay trái, hai chân để thẳng, vng góc. Sau đó tơi hướng
dẫn cho các em cách cầm bút sao cho dễ viết, không cao quá khó viết và khơng
thấp q mực vào tay làm bẩn bài viết. Khi hướng dẫn tỉ mỉ tơi khuyến khích
cho các em thực hiện, bạn nào ngồi đúng nhất được cơ tun dương trước lớp.
Trong các tiết dạy chính tả tiếp theo, tôi luôn nhắc nhở để các em nhớ và ngồi
đúng, tạo thói quen cho học sinh.
b. Lên kế hoạch dạy quy tắc cụ thể trong năm học lớp 4.
Để nâng cao chất lượng giờ Chính tả nhằm mục đích rèn cho học sinh kỹ
năng viết đúng, viết đẹp việc lên kế hoạch để dạy quy tắc một cách cụ thể trong
cả năm học là rất quan trong.
Khi đến tiết Chính tả, tơi giảng dạy theo quy trình và phương pháp dạy
học chính tả như sau.
1/ Bài cũ: Cho học sinh nghe - viết những từ ngữ đã được luyện tập ở tiết
trước bằng giấy nháp, chú ý những học sinh yếu: lỗi ở từ ngữ nào thì cho viết
theo từ ngữ ấy (đưa ra từ ngữ phù hợp với từng đối tượng học sinh, chia lớp

theo nhóm đối tượng hoặc đưa ra một số từ ngữ sai cho HS sửa lại cho đúng).
Ví dụ: Tìm ngun nhân sai và cách chữa lỗi chính tả trong các chữ dưới đây:
a) hóa, hóan, thúy, míên, toaị: Ngun nhân: đặt dấu thanh chưa đúng vị
trí, dấu thanh phải được đặt trên hoặc dưới vị trí của âm chính. Chữa: hố,
hốn, th, miến, toại.
b) Nguyễn văn Trỗi, Hà nội. Nguyên nhân viết hoa tên riêng khơng đúng
quy tắc chính tả. Tên người, tên địa lí Việt Nam phải viết hoa tất cả các chữ cái
đầu của các tiếng trong tên riêng đó. Chữa: Nguyễn Văn Trỗi, Hà Nội.
c) Mở màng, suy nghỉ, nhả nhặn. Nguyên nhân do không phân biệt được
thanh hỏi và thanh ngã nên viết lẫn lộn. Chữa lại: mỡ màng, suy nghĩ, nhã
nhặn.
2/ Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của bài tập chính tả.
b) Hướng dẫn HS viết Chính tả.
* Chính tả nghe - viết:
- GV đọc toàn bài một lượt cho HS nghe trước khi viết. Khi đọc, GV phát
âm đúng, rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho HS chú ý đến những hiện
tượng chính tả cần viết đúng.
- Dùng phương pháp đàm thoại giúp HS hiểu nội dung bài chính tả.
7


- Hướng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài, chú
ý những lỗi mà HS thường mắc phải.
- Tổ chức cho HS tập viết trước vào giấy nháp những từ ngữ dễ viết sai
chính tả, tập trung sửa lỗi chính tả và sửa lỗi độ cao con chữ, khoảng cách chữ
giữa các tiếng, các từ. Nhắc lại quy tắc hính tả phù hợp với nội dung cần truyền
đạt.
- Đọc cho HS nghe - viết từng cụm từ, câu. Mỗi cụm từ đọc 2 lần: đọc
lượt đầu chậm rãi cho HS nghe - viết, đọc nhắc lại 1 lần cho HS kịp viết theo

tốc độ viết quy định ở lớp 4. Lưu ý: Cả việc đọc (của giáo viên) và việc viết
(của học sinh) đều không theo từng từ riêng lẻ mà phải gắn với cả câu (hoặc
cụm từ) trọn nghĩa.
- Đọc toàn bài lần cuối cho HS soát lại, yêu cầu HS tập trung dị bài.
* Chính tả nhớ - viết:
- 1 – 2 HS đọc thuộc lòng trước lớp, các HS khác nhẩm theo.
- Hướng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài.
- Tổ chức cho HS tập viết trước vào giấy nháp những từ ngữ dễ viết sai
chính tả.
- Tổ chức cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 4.
- HS tự soát lại bài viết.
c) Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Các loại bài tập:
- Bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ: Trong sách giáo khoa, số
hiệu của các bài tập được đặt trong ngoặc đơn, mỗi bài tập lựa chọn bao gồm
các bài tập nhỏ, mỗi bài tập nhỏ dành cho một vùng phương ngữ. GV căn cứ
vào tình hình phát âm và viết chính tả của lớp để chọn bài tập thích hợp. Cũng
có thể bài tập trong sách giáo khoa khơng có bài tập mà HS lớp mắc phải thì
GV dựa theo bài tập mẫu trong sách giáo khoa để ra bài tập riêng giúp HS của
mình khắc phục lỗi đặc biệt mà sách giáo khoa không có điều kiện thể hiện.
- Bài tập bắc buộc: Thường là một số bài tập ôn luyện quy tắc viết chính tả
hoặc yêu cầu chữa lỗi trong bài chính tả, ghi sổ tay lỗi chính tả.
* Cách hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- Đọc yêu cầu, giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Giúp HS chữa một phần của bài tập làm mẫu. Có thể tổ chức dưới nhiều
hình thức khác nhau, ví dụ: Với dạng bài phân biệt phụ âm đầu và âm cuối nên
tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”: GV chuẩn bị phiếu sẵn,
8



chia nhóm rồi cho HS lần lượt bốc thăm, mở thăm đọc to trước lớp cặp tiếng
ghi trên phiếu rồi viết lên bảng từ ngữ có chứa cặp tiếng đó, rồi đọc lên. Cả lớp
cùng nhận xét rồi đưa ra quy tắc chung, có thể cho học sinh thi tiếp sức.
- Tổ chức cho HS làm bài và báo cáo kết quả.
- Chữa bài.
- Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức trị chơi có liên quan đến nội dung bài vừa học. Chú ý sửa sai
lỗi cho học sinh để rèn viết đúng (thống kê theo từng thời điểm và trong quá
trình dạy học).
- Nhận xét tiết học. Lưu ý những trường hợp dễ viết sai chính tả trong bài
và nêu yêu cầu luyện tập ở nhà.
- Yêu cầu HS ghi vào số tay những quy tắc chính tả đã được học.
- Yêu cầu một số em thuộc quy tắc có thể viết lại vào giấy, GV chọn
những tờ giấy mà HS viết đúng, đều đẹp dán vào mảng kiến thức được treo ở
góc học tập.
*Và sau đây là kế hoạch dạy quy tắc cụ thể trong năm học lớp 4, tôi
thực hiện theo thứ tự:
Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ”
Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữa cái: c, k, q.
- Viết q trước vần có âm điệm ghi bằng chữ cái u.
- Viết k trước các nguyên âm e, ê, i.
- Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.
Quy tắc viết phụ âm đầu “gờ”, “ngờ”
Âm đầu “gờ” được ghi bằng chữa cái: g và gh.
- Viết gh trước các nguyên âm e, ê, i, iê.
- Viết g trước các nguyên âm khác còn lại.
- Âm đầu “ngờ” được ghi bằng chữa cái: ng và ngh.
- Viết ngh trước các nguyên âm e, ê, i, iê, (ia).
- Viết ng trước các ngun âm khác cịn lại.
Mơ hình cấu tạo vần

- Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
- Ngồi âm chính, một số vần cịn có thêm âm cuối, âm đệm, các âm đệm
được ghi bằng chữ cái o hoặc u.
- Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối.
9


- Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng
8.
Quy tắc dấu thanh
- Dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt ở
trên).
- Trong tiếng có âm chính là ngun âm đơi mà khơng có âm cuối (có âm
cuối) thì đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi trên nguyên âm đôi (chữ cái thứ hai
ghi trên ngun âm đơi). Ví dụ: mùa, mía - đường, chiến
- Với những tiếng kết thúc bằng oa, oe, uy, uê, uơ dấu thanh sẽ được đặt
vào con chữ nguyên âm cuối. VD: hoà, hoè, thuỷ, huệ, thuở.
- Vị trí các dấu ghi thanh điệu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt hơi lệch về bên
phải dấu phụ hoặc đặt giữa phần phía trên chữ nguyên âm (cẩn, cửa,…)

Phân biệt thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng
Trong cấu tạo từ láy, thanh điệu kết hợp theo hai nhóm: nhóm huyền –
ngã - nặng và nhóm sắc - hỏi – khơng. VD: nghỉ ngơi / nghĩ ngợi; mở mang /
mỡ màng…
Phân biệt l/n
- Phụ âm đầu n không kết hợp với âm đệm (trừ noãn). Trái lại phụ âm đầu
l thường kết hợp với âm đệm (trừ nỗn). VD: loang lống, luẩn quẩn, loè loẹt,

- Trong cấu tạo từ láy, n thường cấu tạo các từ láy âm, chỉ cần biết một
tiếng bắt đầu bằng l hay n thì suy ra được tiếng kia. VD: nơn nao, nóng nảy,

lung linh,…l thường cấu tạo các từ láy vần, VD: lim dim, lơ mơ, lan man….
- Trong từ láy bộ phận vần: phụ âm đầu của tiếng thứ nhất là gi hoặc thiếu
phụ âm đầu thì âm đầu của tiếng thứ hai là n (trừ khúm núm, khệ nệ). VD: gieo
neo, gian nan, ảo nảo, áy náy,…
- Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu là nh từ đó viết l. VD: nhài – lài,
nhỡ - lỡ , nhố nhăng - lố lăng, nhấp nháy - lấp láy, nhem nhuốc – lem luốc;
những từ có từ gần nghĩa bắt đầu là đ (c/k) từ đó viết bằng n. VD: đây, đó, đâunày , nấy, nào, nãy, nao,…; cạy, kéo, cạo, kèo - nạy, néo, nạo, nèo.
- Những từ chỉ hành động ẩn náu, chỉ phương hướng thường viết n. VD:
náu, né, nép, nấp, nương; nam, nồm.
Phân biệt s/x

10


- X kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê - xuất hiện trong các
tiếng có âm đệm. (trừ các trường hợp: soát, sột soạt, (sờ ) soạng. VD: xuề xoà,
xoay xở, xoen xoét, xoắn,…
- Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là s hay x.. VD: san sát, sục
sạo, sung sướng, sỗ sàng, sáng sủa, sừng sững, sụt sịt,… ; xanh xao, xào xạc,
xấp xỉ, xao xuyến, xăm xắp, xoàng xỉnh, xí xố,….
- Từ láy bộ phận vần thường là chữ x.. VD: loà xoà, lao xao, lộn xộn,
bờm xờm, xoi mói, xích mích,…(trừ các trường hợp: cục súc, đồ sộ, sáng láng,
lụp xụp - lụp sụp).
- Về nghĩa:
+ Tên thức ăn thường viết với x. VD: xơi, xúc xích, lạp xưởng.
+ Tên các con vật, các loài cây thường viết s. VD: sẻ, sóc, sói, sên, sam;
sung, sim, sắn, sâm, sồi, sấu, sậy, sen…
+ Những từ chỉ hơi đi ra viết với x. VD: xì, xổ, xỉu, xọp, xẹp.
+ Những từ chỉ nghĩa sụp xuống viết s. VD: sụt, sụp, sẩy chân, kém sút.
+ Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn đi với s. VD: sự, sẽ, sắp, sao,

sẵn, song.
* Cách sửa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách
đọc và viết nhiều.
Phân biệt tr/ch
- Ch kết hợp với các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê - xuất hiện trong các
tiếng có âm đệm. VD: chống mắt, loắt choắt, choai choai,...
- Từ láy phụ âm đầu có tất cả các tiếng đều là ch hay tr. Từ láy phụ âm
đầu phần lớn là ch, những từ láy phụ âm đầu tr rất ít: Từ có nghĩa là trơ: trơ
tráo, trơ trẽn, trơ trụi, trống trải, trần truồng, trùng trục, trâng tráo, trợn trạo,
trừng trộ; hay từ có nghĩa là chậm trễ: trễ tràng, trì trệ, trúc trắc, trục trặc và
khoảng 10 từ nữa được dùng là tr: trối trăng, trà trộn, tròn trịa, trai tráng, trầm
trồ (trằm trồ), trăn trở, trằn trọc, tròn trặn, trong trẻo, trắng trẻo.
- Từ láy bộ phận vần thường là chữ ch. (trừ 4 trường hợp: tróc lóc, trẹt lét,
trót lọt, trụi lũi). VD: chán ngán, cheo leo, chênh vênh, lã chã,…
- Về nghĩa:
+ Những từ chỉ quan hệ gia đình viết bằng ch. VD: cha,chú, cháu, chị,
chồng, hàng, chắt, chút, chít.
11


+ Những từ chỉ đồ dùng trong nhà viết bằng ch. VD: chai, chạn, chén,
chõ, chõng, chiếu, chăn, chày, chảo, chậu, chổi, chuồng, chum, chĩnh…
+ Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phủ định viết bằng ch. VD: chẳng,
chăng, chưa, chớ, chả,…
+ Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp vị trí viết bằng tr. VD; trên, trong,
trước.
+ Những từ âm đầu đồng nghĩa với âm đầu th, t thì viết bằng ch; gi và các
âm đầu khác thì viết bằng tr. VD: thọc - chọc, thun – chun , chữ - tự, chùa - tự,
tải - chở; tiếp - chắp, thị - chợ; giai – trai, giăng – trăng, giầu - trầu, giồng trồng, giối giăng - trối trăng, giáo giở - tráo trở, giề môi - trề môi; lánh – tránh,
leo – trèo, đúng - trúng,…

+ Những tiếng trong từ Hán - Việt mang thanh nặng và thanh huyền viết
bằng tr. VD: trịnh trọng, truyền thống, lập trường,…
Phân biệt r/d/gi; v/d
- Gi và r không kết hợp với âm đầu vần (âm đệm), nếu có âm đầu vần thì
ln ln viết với d (VD: duy trì, duyệt binh, doạ nạt, doanh nghiệp,…).
- Những tiếng trong từ Hán - Việt mang thanh ngã, thanh nặng thì viết d,
mang thanh hỏi, thanh sắc thì viết gi (VD: giản dị, giáo dục,…).
- Trong từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu l thì tiếng thứ hai có
phụ âm đầu d (VD: lị dị, lim dim,…).
- Từ láy âm mơ tả âm thanh tiếng động, mô tả từng mức độ của sự rung
động ở những cung bậc khác nhau đều viết r (VD: rì rào, rả rích - rạo rực, rập
rình, rón rén…).
Phân biệt iêu/iu/ưu
- Một số từ viết với iu có nét nghĩa cong lại, khơng phẳng: líu (lưỡi), khíu
(trán), địu (con), ỉu xìu. Ngoại lệ: chịu (đựng).
- Từ láy có tiếng chứa vần iu: hẩm hiu, hắt hiu, đìu hiu, chắt chiu, ngượng
nghịu, khẳng khiu, phụng phịu, thiu thiu, kĩu kịt, dịu dàng, hiu hiu, ỉu xìu, liu
điu.
- Từ Hán Việt có yếu tố viết với ưu, khơng viết với iu: hưu trí, nghiên cứu,
tra cứu, sưu tập, lưu lạc, trừu tượng, bưu cục, kì cựu, trường cửu,…
- Từ Hán Việt có yếu tố viết với iêu: chi tiêu, mĩ miều, trọng yếu, biểu cảm,
diễu hành, kì diệu, điều độ, hiếu hỉ, nhãn hiệu, giới thiệu, cổ phiếu,…
Phân biệt iêu/ươu/ưu
12


Ở phương ngữ miền Bắc thường phát âm ươu thành iêu. Ở phương ngữ
miền Nam thường phát âm ươu thành ưu.
- Số lượng từ Tiếng Việt viết với vần ươu: bướu, hươu, rượu, khướu, tườu
(con khỉ), (đầu bò, đầu) bướu.

- Khơng có yếu tố Hán Việt nào viết với ươu.
Quy tắc viết hoa tên người
- Tên người Việt Nam được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng. Riêng tên
người một số dân tộc trong nước nếu được phiên âm thì chỉ viết hoa chữ cái
đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch
nối.
VD: Trần Quốc Toản- Kơ-pa Kơ-lơng,….
- Tên người nước ngoài phiên âm ra Tiếng Việt được viết hoa chữ cái đầu
ở mỗi bộ phận của tên , giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
VD: Tơ-mat Ê-đi-xơn,….
- Riêng những tên người nước ngồi được phiên âm Hán - Việt thì viết
hoa như tên người Việt Nam. VD: Lí Bạch,…
Quy tắc viết hoa địa danh
- Tên núi, sông, tỉnh, thành phố, quận, huyện,… của Việt Nam được viết
hoa chữ cái đầu ở mỗi tiếng. VD: Hải Phòng,…
Riêng một số tên phiên âm từ tiếng dân tộc ít người thì chỉ viết hoa chữ
cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu
gạch nối.VD: Y-a-li, Đăm-Bri, Pắc-bó,…
- Tên núi, sơng, tỉnh, thành phố, quận, huyện,… của nước ngồi phiên âm
ra tiếng Việt được viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận , giữa các tiếng trong
cùng một bộ phận có dấu gạch nối. VD: Mê-kơng, Ki-ép, Vơn-ga,…
- Riêng những tên được phiên âm Hán - Việt thì viết hoa như tên địa danh
Việt Nam. VD: Trung Quốc, Ấn Độ…
c. Lồng ghép việc viết đúng, viết đẹp trong các phân môn, môn học
khác.
Lồng ghép việc viết đúng, viết đẹp trong các phân môn, môn học khác là
rất quan trọng, giúp các em có thói quen học tập sáng tạo và cẩn thận hơn trong
học tập đặc biệt là khi làm bài tập các em biết suy nghĩ kỹ càng trước khi cầm
bút viết, viết và trình bày tất cả các bài học, môn học và các loại vở khoa học,
sạch sẽ. Tóm lại cứ đặt bút viết là các em phải viết cẩn thận đẹp như đang

trong giờ viết chính tả vậy, thì dần dần các em mới quen tay viết chữ đẹp được.
13


- Phân môn Tập đọc: Gọi học sinh phát âm chưa đúng chuẩn đọc nhiều
lần.
Giáo viên rèn cho học sinh đọc đúng.
- Phân môn Luyện từ và câu, dành thời gian nói nhiều đối với học sinh nói
sai dẫn đến viết sai.
- Phân môn Tập làm văn, thường xuyên chấm chữa lỗi cho học sinh đang
theo dõi rèn kĩ năng viết đúng.
- Mơn Tốn rèn học sinh viết đúng chữ số, chữ số và trình bày khoa học
sạch sẽ.
- Các mơn cịn lại rèn cho học sinh nói, đọc đúng, viết đúng, viết đẹp,
trình bày sạch sẽ, khoa học.
d. Chấm chữa bài chính tả.
Để nâng cao chất lượng giờ Chính tả, việc chấm chữa bài cũng rất quan
trọng, giúp các em biết tự sửa lỗi sai của mình, nhớ viết đúng, lần sau khơng bị
mắc lỗi sai đó.Có nhiều hình thức chấm chữa bài, những khi dạy thì thường sử
dụng biện pháp như sau:
Sau khi viết bài xong, cô đọc chậm cho các em tự sốt bài sau đó cho các
em tự đổi vở cho nhau (2 em ngồi cạnh nhau) theo sự chỉ đạo của giáo viên.
Nếu phát hiện ra lỗi sai của bạn, kịp thời bảo bạn sửa lại ngay. Sau khi các em
thực hiện xong, tôi cho các em nêu kết quả mình đã được kiểm tra vở bạn. Tôi
hỏi sau khi các bạn kiểm tra bài bạn xong, em thấy có bài nào khơng viết sai lỗi
nào hoặc bài nào sai 2; 3 lỗi không? bài nào còn sai rất nhiều lỗi? Giáo viên kịp
thời tuyên dương những bạn không sai lỗi nào. Từ việc học sinh tự chữa lỗi
theo cách trên thì tơi thấy các em đã đạt được những điểm tích cực sau đây.
- Các em được tiếp xúc có ý thức với văn bản viết, qua đó giúp các em
củng cố những kiến thức vừa được học.

- Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự phát hiện ra những lỗi
chính tả. Từ đó, các em có điều kiện để tái hiện lại quy tắc viết đúng chính tả
cho mỗi trường hợp. Nó góp phần cũng cố, khắc sâu hơn cho học sinh những
khả năng viết đúng chính tả.
- Trường hợp, những em học sinh chưa hồn thành, chun viết sai lỗi
chính tả thì khơng tự phát hiện được lỗi của bạn. Đối với những em này, giáo
viên đi đến từng em để hướng dẫn cách sửa lỗi. Từ đó giúp các em có thể nắm
bắt được luật chính tả một cách thuận tiện.
14


- Thông qua việc tự chữa lỗi của các em, tơi đã giáo dục các em tính cẩn
thận, chính xác, khơng để sai sót đồng thời cũng kết hợp giáo dục lòng trung
thành cho các em, sai lỗi nào bảo bạn sửa lỗi ấy.
- Hình thành ý nghĩa giữ gìn đồ dùng của bạn cũng như của mình (giữ vở
sạch, viết chữ đẹp), không được làm rách, bẩn vở của bạn trong q trình chữa,
sốt lỗi.
- Hình thành ở các em có ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ được giao (tính
tự giác).
- Để thực hiện mục tiêu này, cần phải được tiến hành thường xuyên đối
với các tiết Chính tả. Tạo cho các em thói quen và giữ trật tự khi trao đổi bài.
Giáo viên luôn tuyên dương và khuyến khích những em viết đúng, viết đẹp.
Với những biện pháp trên, học sinh rất thích viết đúng và đẹp để cho bạn
khơng tìm ra lỗi sai của mình và được cơ khen trước lớp. Chính vì thế chỉ một
thời gian không lâu tôi đã thu được kết quả đáng khả quan.
e. Luyện viết chữ đúng đẹp.
Để nâng cao chất lượng giờ Chính tả, thì việc luyện chữ viết cho các em
là rất cần thiết. Viết đẹp nó cịn thể hiện được tính cách của con người “Nét
chữ - nết người”. Trong lớp tơi dạy có rất nhiều em viết chữ chưa đẹp vì nhiều
lý do. Đó là các em viết chưa đúng kích cỡ: độ cao, độ rộng của các con chữ,

khoảng cách giữa các chữ hay các con chữ chưa đều, các nét chữ chưa liền
mạch….
Để giúp các em khắc phục những tình trạng trên tơi đã lập kế hoạch sử
dụng các biện pháp khác nhau áp dụng cho từng đối tượng học sinh.
Tôi hướng dẫn các em cách nhớ độ cao con chữ bằng cách chia độ cao các
chữ cái thành 3 nhóm (đối với chữ viết thường).
Nhóm 1: Nhóm chữ cao 1 đơn vị như: i, e, ê, n, m….
Nhóm 2: Nhóm chữ cao 1,5 đơn vị như chữ t.
Nhóm 3: Nhóm chữ cao 2 đơn vị như chữ d, đ, q, p.
Nhóm 4: Nhóm chữ cao và dài 2,5 đơn vị như chữ h, l, b, k, y, g….
Khi học sinh học thuộc các độ cao của các chữ cái trên tôi tiến hành
hướng dẫn viết trên dòng kẻ bảng lớp trong khi viết giáo viên nhắc nhở các em
viết. Muốn viết đẹp thì các con chữ cần phải có độ cao bằng nhau và độ rộng
của các con chữ cũng phải bằng nhau. Khoảng cách của các chữ với nhau
khoảng bằng nửa thân chữ o là vừa. Các nét hắt trong một chữ phải được nối
liền nhau, trong khi viết một chữ hạn chế nhấc bút mà cần viết liền các con chữ
15


với nhau, chữ viết thẳng. Giáo viên viết mẫu (ngay ngắn, không ngữa ngả chữ
mà không cúi rạp chữ).
Sau khi học sinh nắm được cách hướng dẫn cách viết đẹp tôi cho các em
được luyện vào giấy nháp theo đúng các dịng kẻ cơ hướng dẫn, giáo viên kịp
thời sửa lại những nét các em viết chưa đúng, tuyên dương những em viết đúng
hàng kẻ, viết đẹp. Luyện viết vào vở, giáo viên đọc cho học sinh 1 hoặc 2 câu
thơ với tốc độ chậm để các em tập viết đúng li trong khi học sinh viết, giáo
viên đi lần lượt từng bàn quan sát các em viết, em nào viết chưa đúng, chưa
đẹp cơ viết mẫu cho em đó 1, 2 chữ vào vở để các em viết theo cho đẹp. Khi
các em đã biết viết đúng kích cỡ tôi tập cho các em viết nhanh dần đưa tốc độ
viết đối với học sinh lớp 4.

Trong các tiết dạy, cứ phát hiện được bài viết của bạn nào đẹp, đúng cỡ
chữ là cô tuyên dương trước lớp nhằm khuyến khích các em viết đẹp hơn.Từng
tuần, từng tháng tơi tổ chức thi vở sạch, chữ đẹp, giám khảo là những nhóm
trưởng, giáo viên giám sát học sinh chấm và nhận xét vở sạch, chữ đẹp của
nhóm khác và nếu nhóm nào có nhiều (A) thì nhóm đó thắng cuộc và được ghi
thành tích vào thi đua của nhóm.
Ngồi việc rèn chữ đẹp ở lớp, tơi cịn gặp gỡ gia đình các em trao đổi với
cha mẹ học sinh, nhờ cha mẹ học sinh kèm cặp thêm, viết ở nhà và cứ như vậy,
sau một thời gian lớp tơi có nhiều em viết chữ đẹp như em ( Minh, Hương,
Phương…. ) và nhiều em từ loại C lên B như em ( Bình, Phương Anh, Tuấn,
Thủy…) và từ loại B lên loại A như em (Hải, Sáng, Thủy, Mạnh … ).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi thực hiện và áp dụng các biện pháp trên, kết quả thu được thật đáng
mừng. Các em rất say mê và hứng thú thi đua nhau viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
Các em tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc rèn chữ viết đặc biệt là khi
làm bài tập các em biết suy nghĩ kỹ càng trước khi cầm bút viết, viết và trình
bày tất cả các bài học, môn học và các loại vở đều đẹp và viết rất đúng chính
tả. Để kiểm chứng kết quả dạy thực nghiệm của mình, tơi đã tiến hành khảo sát
bài viết của học sinh. Kết quả thu được như sau:
*Sau đây là bảng phân tích kết quả:
Bảng 1: Kết quả bài viết của học sinh đầu năm
STT
1

Xếp Loại
Loại A

SL (em)
4


Tỉ lệ
14,8

Ghi chó
16


2
3

Loại B
13
48,2
Loại C
10
37
Bảng 2: Kết quả bài viết của học sinh giữa học kỳ II

STT
1
2
3

Xếp Loại
SL (em)
Tỉ lệ
Ghi chó
Loại A
20

74
Loại B
7
26
Loại C
0
0
Nhờ mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng vào dạy học mà năm học 20202021 chất lượng dạy học mơn Chính tả lớp 4 do tơi chủ nhiệm đã có những
chuyển biến rõ rệt.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu, được sự giúp đỡ của đồng nghiêp, tổ chuyên
môn và ban giám hiệu nhà trường tôi đã áp dụng nhiều biện pháp dạy học khác
nhau, nhằm giúp các em khắc phục tình trạng viết sai lỗi chính tả, viết cẩu thả,
viết xấu. Và tơi ln luôn nghĩ rằng là người giáo viên trước khi lên lớp phải
có sự chuẩn bị bài chu đáo, nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để tìm ra bài này
phần nào là trọng tâm cần luyện cho học sinh. Đặt trước ra các tình huống. Nếu
sai điểm nào, sửa làm sao, nếu sai điểm kia sửa thế nào? Đặc biệt hơn nữa là
phải tận tụy và yêu nghề, yêu và thương học sinh như con của mình có như vậy
thì dù khó khăn thế nào thì cũng sẽ vượt qua.
Sau mỗi tiết dạy giáo viên có khen, chê kịp thời, đúng mức, đúng lúc để
khuyến khích các em học tập và gây được niềm tin cho các em. Từ chỗ kèm
cặp và động viên học sinh đúng lúc, kịp thời như thế, nên lớp tơi em nào cũng
có ý thức tự giác viết đúng, viết đẹp. Nhiều em đầu năm viết rất xấu, các em
cịn hay viết sai lỗi chính tả. Nhưng được sự chỉ bảo tận tình của cơ các em đã
biết viết đẹp hơn và nhớ một số lỗi chính tả để viết đúng hơn. Xong tuần 5 các
em này đã viết chính tả tốt hơn nhiều. Một số em như các em: Thúy, Tuấn,
Trường Giang,….. đầu năm các em viết các con chữ còn chưa đều, chưa thẳng,
thỉnh thoảng cịn có chữ to, chữ bé. Vậy sau một thời gian các em đã viết rất
đẹp và được xếp loại A chữ đẹp.

Đây là một thành công lớn của tôi và sự tiến bộ của các em là nguồn động
viên, khuyến khích tơi càng hăng say thực hiện mong muốn của mình.
3.2. Kiến nghị:
Qua thời gian nghiên cứu thử nghiệm tơi nhận thấy để dạy tiết Chính tả có
hiệu quả cao, hạn chế những khó khăn của học sinh khi học chính tả đồng thời
17


kích thích hứng thú học tập, nâng cao chất lượng học của học sinh, tôi xin đề
xuất một số kiến nghị sau.
1. Dạy các em, đòi hỏi người giáo viên phải có lịng u nghề, mến trẻ,
tận tụy, kiên trì khơng nóng vội, quan tâm đến học sinh bằng tình cảm của
người mẹ, người chị.
2. Nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp. Lên kế hoạch mạch kiến thức để
định hình và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Thực hiện đầy đủ thao tác quy
trình bài soạn.
3. Biết sử dụng các phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh lớpmình
Biết giúp đỡ học sinh khi cần thiết. Khơng quên “Coi học sinh là nhân vật
trung tâm”.
4.Thường xuyên chấm bài chính tả cho các em để có kế hoạch hình thức
giúp đỡ kịp thời, sát thực với từng đối tượng.
5.Liên hệ với gia đình thường xuyên, để kết hợp gia đình, nhà trường chặt
chẽ.
6. Giáo viên ln học hỏi, nghiên cứu tài liệu để nâng cao kiến thức của
mình.
Một vài kinh nghiệm nhỏ tôi đưa ra trên đây chắc cịn nhiều hạn chế nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn
đồng nghiệp và xin những ý kiến quý báu, giúp tôi đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

NHÀ TRƯỜNG

Tôi xin can đoan đây là sáng kiến của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Hải An, ngày 26 tháng 3 năm 2021
Người viết

Lê Thị Hiền

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyếtđịnh số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002
V/v Ban hành mẫu chữ viết ở trường Tiểu học.
2.Công văn số 5150/TH ngày 17 tháng 6 năm 2002 V/v hướng dẫn
dạy và học viết chữ ở tiểu học của Bộ giáo dục và đào tạo.
3. Dạy tập viết ở trường tiểu học.
4. Nét chữ - nết người
5. Các vở tập viết và luyện viết lớp 1,2
6. Sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt ( Sách giáo viên ) NXB Giáo duc
2005. (chủ biên) + Hồng Hồ Bình + Trần Mạnh Hưởng + Trần Thị Hiền
Lương + Nguyễn Trí.
7. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng ( Lớp 4), NXB GD.
8. Chuyên đề giáo dục Tiểu học.
9. Tài liệu bồi dưỡng thường xun mơn Tiếng Việt chu kì 2003-2007 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
10. Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt – Lê Phương Nga + Lê A

+ Lê Hữu Tỉnh + Đỗ Xuân Thảo + Đặng Kim Nga.
11. Tiếng Việt 5 nâng cao - Đặng Thị Lanh + Nguyễn Thị Lương + Lê
Phương Nga + Trần Thị Minh Phương.
12. Dạy học Chính tả ở tiểu học – Hoàng Văn Thung + TS.Đỗ Xuân Thảo

19


20



×