Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu môi trường tái sinh cây dừa cạn (catharanthus roseus (l ) g don) phục vụ chuyển gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ ANH

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TÁI SINH CÂY DỪA CẠN
(CATHARANTHUS ROSEUS (L.) G DON) PHỤC VỤ
CHUYỂN GEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ ANH

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TÁI SINH CÂY DỪA CẠN
(CATHARANTHUS ROSEUS (L.) G DON) PHỤC VỤ
CHUYỂN GEN

Chuyên ngành: DI TRUYỀN HỌC
Mã số: 62.42.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÂM

THÁI NGUYÊN - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Tâm. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa được ai công bố.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Anh
Xác nhận của khoa chuyên môn

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Thị Tâm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn, tơi nhận được sự quan tâm giúp đỡ
của nhiều cá nhân và cơ quan đơn vị. Nay luận văn đã hoàn thành, tơi xin bày
tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Thị Tâm, GS.TS. Chu Hoàng Mậu đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
Trong q trình nghiên cứu, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của kĩ thuật
viên Trần Thị Hồng (Phòng Công nghệ tế bào, Khoa Sinh - KTNN, Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên). Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
q báu đó.

Tơi xin chân thành cảm ơn thầy cô Bộ môn Di truyền và Sinh học hiện
đại, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tơi thực hiện q trình nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo,
cán bộ khoa, các thầy cô giáo thuộc khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học sư
phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và
bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Anh

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................................................... iii
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề....................................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................... 3

1.1. Giới thiệu chung về cây dừa cạn..................................................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại....................................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái của cây dừa cạn......................................................................... 3
1.1.3. Phân bố sinh thái................................................................................................................ 5
1.1.4. Kỹ thuật trồng dừa cạn.................................................................................................... 5
1.1.5. Ứng dụng của cây dừa cạn trong y học.................................................................. 7
1.2. Nhân giống in vitro bằng công nghệ tế bào thực vật............................................ 9
1.2.1. Ưu thế và các phương thức nhân giống in vitro................................................. 9
1.2.2. Quy trình nhân giống in vitro.................................................................................... 13
1.3. Chất điều hịa sinh trưởng sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật..................14
1.3.1. Auxin...................................................................................................................................... 14
1.3.2. Cytokinin............................................................................................................................. 16
1.4. Một số nghiên cứu nuôi cấy dừa cạn bằng kĩ thuật ni cấy in vitro.......17
1.4.1. Tình hình ni cấy in vitro dừa cạn trên thế giới........................................... 17

iii


1.4.2. Tình hình ni cấy in vitro cây dừa cạn ở Việt Nam.................................... 20
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 22
2.1. Vật liệu, hoá chất.................................................................................................................. 22
2.1.1. Vật liệu thực vật............................................................................................................... 22
2.1.2. Hóa chất, thiết bị.............................................................................................................. 22
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 22
2.2.1. Pha môi trường................................................................................................................. 22
2.2.2. Khử trùng hạt..................................................................................................................... 23
2.2.3. Nghiên cứu môi trường phát sinh chồi và sinh trưởng................................23
2.2.4. Phương pháp gây tổn thương tạo chồi.................................................................. 24
2.2.5. Nghiên cứu môi trường tạo rễ................................................................................... 24

2.2.6. Nghiên cứu giá thể đưa cây ra tự nhiên............................................................... 25
2.2.7. Xử lí và tính tốn số liệu............................................................................................. 26
2.3. Điều kiện thí nghiệm.......................................................................................................... 26
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................... 27
3.1. Kết quả khử trùng hạt......................................................................................................... 27
3.2. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm cytokinin đến sự
phát sinh chồi và sự sinh trưởng chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên, nách
lá mầm................................................................................................................................................. 29
3.2.1. Ảnh hưởng của BAP đến sự phát sinh chồi và sinh trưởng của
chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên...................................................................................... 30
3.2.2. Ảnh hưởng của kinetin đến sự phát sinh chồi và sự sinh trưởng
chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên...................................................................................... 32
3.2.3. Ảnh hưởng của BAP đến sự phát sinh chồi và sự sinh trưởng chồi
từ nách lá mầm.................................................................................................................................... 34


3.3. Ảnh hưởng kết hợp giữa BAP và NAA, BAP và IBA đến sự phát sinh
chồi và sự sinh trưởng chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên, nách lá mầm
dừa cạn................................................................................................................................................. 36
3.3.1. Ảnh hưởng kết hợp giữa BAP và NAA đến phát sinh chồi và sự
sinh trưởng của chồi tái sinh từ đoạn thân mang mắt chồi bên.................................. 37
3.3.2. Ảnh hưởng kết hợp giữa BAP và IBA đến sự phát sinh chồi và sự
sinh trưởng của chồi tái sinh từ đoạn thân mang mắt chồi bên.................................. 39
3.3.3. Ảnh hưởng kết hợp giữa BAP và IBA đến sự phát sinh chồi và sự
sinh trưởng của chồi dừa từ nách lá mầm.............................................................................. 41
3.4. Kết quả tạo đa chồi bằng phương pháp gây tổn thương................................... 44
3.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA, IBA đến khả năng ra
rễ của chồi dừa cạn trong ống nghiệm................................................................................ 46
3.5.1. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi dừa cạn trên
môi trường MS.................................................................................................................................... 46

3.5.2. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của chồi dừa cạn trên môi
trường MS.............................................................................................................................................. 47
3.5.3. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của chồi dừa cạn trên mơi
trường ½ MS......................................................................................................................................... 50
3.6. Kết quả ảnh hưởng của giá thể đến tỉ lệ sống và sự sinh trưởng của cây
con trong vườn ươm..................................................................................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 54
PHỤ LỤC ..............................................................................................................


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
2,4-D
BAP
CS
CT
ĐC
DNA
HPLC
IAA
IBA
KIN
MS
NAA
WHO

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả khử trùng hạt (sau 10 ngày).................................................................. 27
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của BAP đến sự phát sinh chồi và sự sinh trưởng
của chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên............................................................................. 30
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của kinetin đến sự phát sinh chồi và sự sinh trưởng chồi
từ đoạn thân mang mắt chồi bên................................................................................................ 33
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của BAP đến phát sinh chồi và sự sinh trưởng
của chồi từ nách lá mầm................................................................................................................. 35
Bảng 3.5. Ảnh hưởng kết hợp của BAP 1,0mg/l và NAA đến sự phát sinh chồi
và sinh trưởng của chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên............................................ 38
Bảng 3.6. Ảnh hưởng kết hợp của BAP 1,0mg/l và IBA đến sự phát sinh chồi
và sự sinh trưởng của chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên...................................... 40
Bảng 3.7. Ảnh hưởng kết hợp của BAP 0,5mg/l và IBA đến sự phát sinh chồi
sự sinh trưởng của chồi từ nách lá mầm................................................................................. 42
Bảng 3.8. Kết quả tạo đa chồi sau khi gây tổn thương................................................... 44
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ........................................................ 47
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ...................................................... 48
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ của dừa cạn
(sau 8 tuần)............................................................................................................................................ 50
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của giá thể đến tỉ lệ sống và sinh trưởng
của dừa cạn (sau 45 ngày)............................................................................................................. 51

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây dừa cạn........................................................................................................................ 4
Hình 1.2. Hoa của ba giống Catharanthus roseus................................................................ 5
Hình 3.1. Ảnh hưởng thời gian khử trùng đến sự nảy mầm của hạt dừa cạn....28
Hình 3.2. Ảnh hưởng của BAP 1,0mg/l đến phát sinh chồi và sự sinh trưởng
chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên (sau 8 tuần)........................................................... 31

Hình 3.3. Ảnh hưởng của kinetin 1,0mg/l đến phát sinh chồi và sự sinh trưởng
chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên (sau 8 tuần)........................................................... 34
Hình 3.4. Ảnh hưởng của BAP 0,5 mg/l đến phát sinh chồi và sự sinh trưởng
chồi từ nách lá mầm.......................................................................................................................... 36
Hình 3.5. Ảnh hưởng kết hợp của BAP 1,0mg/l và NAA 0,4mg/l đến sự phát
sinh chồi và sự sinh trưởng của chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên
(sau 8 tuần)............................................................................................................................................ 39
Hình 3.6. Ảnh hưởng kết hợp của BAP 1,0mg/l và IBA 0,6mg/l đến sự phát
sinh chồi và sự sinh trưởng chồi từ đoạn thân mang mắt chồi bên.......................... 40
Hình 3.7. Ảnh hưởng kết hợp của BAP 0,5mg/l và IBA 0,4mg/l
đến sự phát sinh chồi và sự sinh trưởng chồi từ nách lá mầm.................................... 43
Hình 3.8. Kết quả tạo đa chồi sau khi gây tổn thương.................................................... 45
Hình 3.9. Rễ dừa cạn trong môi trường bổ sung NAA 0,2mg/l (sau 8 tuần)....47
Hình 3.10. Rễ dừa cạn trong mơi trường bổ sung IBA 0,2mg/l
trên mơi trường MS (sau 8 tuần)................................................................................................ 49
Hình 3.11. Rễ dừa cạn trong môi trường bổ sung IBA 0,2mg/l
trên mơi trường ½ MS (sau 8 tuần)........................................................................................... 51
Hình 3.12. Ảnh hưởng của giá thể đất hỗn hợp đất thịt + phù sa +cát
đến sự sinh trưởng của dừa cạn.................................................................................................. 52

vi


MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Hiện nay, tỉ lệ ung thư trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gia

tăng rất nhanh, đặc biệt ung thư có tỉ lệ rất cao ở các nước đang phát triển. Theo

thống kê tổ chức y tế thế giới WHO, tính đến năm 2012 mỗi năm có khoảng 14
triệu người mắc mới, 8,2 triệu người tử vong do ung thư, còn ở Việt Nam tính
đến thời điểm hiện tại có khoảng 250.000 người mắc ung thư, hàng năm có
thêm khoảng 150000 bệnh nhân mắc mới, số người tử vong mỗi năm 75.000
người. Hiện nay nhu cầu thuốc chưa ung thư nói riêng và các loại bệnh khác
nói chung rất cao đặc biệt các chế phẩm thuốc từ cây dược liệu [27].
Tại “Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” (được ban hành theo quyết định số
68/QĐ -TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ), đưa ra mục tiêu cụ
thể đến năm 2020 Việt Nam phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu
cho sản xuất thuốc trong nước. Thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá
trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%. Vì thế, cần
tích cực trồng, bảo tồn bảo tồn cây dược liệu. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra các loại giống dược liệu có năng suất,
chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất. Dừa cạn là đối tượng cây dược liệu được
nhà nước quan tâm để đưa vào sản xuất trên diện rộng [23].
Cây dừa cạn (Catharanthus roseu (L.) G.Don) thuộc họ Trúc Đào
(Apocyinaceae) là một loại cây cảnh phổ biến đồng thời cũng là một loại thảo
dược dân gian. Kinh nghiệm dùng dừa cạn chữa bệnh được ghi nhận ở Ấn Ðộ,
Châu Úc, Nam Châu Phi, quần đảo Antilles [12]. Các nhà nghiên cứu khoa học
đã khám phá ra khả năng chữa bệnh của dừa cạn nhờ nó chứa nhiều hợp chất
alkaloid. Tất cả các alkaloid có trong dừa cạn thì vinblastine và vincritine là 2
chất có tác dụng tốt trong chữa một số loại ung thư, còn ajmalicine và
serpentine là thuốc điều trị tim mạch rất tốt, đặc biệt rối loạn thần kinh tim.

1


Vinblastine và vincristine là thuốc lựa chọn hàng đầu trong điều trị ung thư máu
[28]. Hàm lượng 2 loại alkaloid này trong dừa cạn tự nhiên rất thấp khoảng một

phần vạn trong lá đối với vinblastine, đối với vincristine thì ít hơn
10

lần nữa [4]. Một trong những biện pháp tăng lượng alkaloid trong dừa cạn là

phương pháp chuyển gen tăng hoạt tính của enzyme xúc tác các phản ứng tạo
alkaloid. Tuy nhiên, để chuyển gen thành công điều kiện tiên quyết là phải xây
dựng hệ thống tái sinh phù hợp.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi lựa chọn đề tài luận văn:
“Nghiên cứu môi trường tái sinh cây dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G.

Don) phục vụ chuyển gen”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm được mơi trường thích hợp cho tái sinh cây dừa cạn (Catharanthus
roseus (L.) G. Don) phục vụ chuyển gen.
3.

Nội dung nghiên cứu
(1)

Nghiên cứu khử trùng hạt tạo vật liệu ban đầu cho các bước nghiên

cứu tiếp theo.
(2)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm

cytokinin đến sự phát sinh chồi và sự sinh trưởng chồi từ nách lá mầm, đoạn
thân mang mắt chồi bên.
(3)


Nghiên cứu ảnh hưởng tổ hợp các chất kích thích sinh trưởng thuộc

nhóm auxin và cytokinin đến sự phát sinh chồi và sự sinh trưởng chồi từ nách
lá mầm, đoạn thân mang mắt chồi bên.
(4)

Nghiên cứu phương pháp gây tổn thương tạo đa chồi.

(5)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm

auxin đến khả năng tạo rễ ở cây dừa cạn.
(6)

Xác định loại giá thể thích hợp để đưa cây ra ngoài tự nhiên.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây dừa cạn
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại
Tên gọi:
Dừa cạn có tên khoa học là Catharanthus roseus (L.) G. Don. Ngồi ra
cịn có các tên khác: Bơng dừa, Hải đằng, Trường xn hoa, Phjắc pót đơng
(Tày). Dừa cạn có tên nước ngồi là: Madagasca periwinkle, red periwinkle,
pink periwinkle, rosy-flower Indian periwinkle, cape periwinkle, old maid

(Anh); Pervenche malgache, Pervenche-tropicale (Pháp) [8], [26].
Phân loại:
Dừa cạn thuộc giới thực vật (Plantae). Ngành Ngọc Lan
(Magnoliophyta). Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida). Bộ Ngọc Lan
(Apocynales). Họ Trúc đào (Apocynaceae). Chi Cantharanthus [8], [26].
Chi Catharanthus thuộc họ trúc đào (Apocynaceae), gồm 8 loài, hầu
hết là cây thân thảo sống lâu năm, trong đó chỉ có 1 lồi có nguồn gốc Ấn Độ
cịn lại có nguồn gốc Madagascar. Bộ nhiễm sắc thể của tất cả các loài là 2n =
16 [3], [12].
(1)

Catharanthus coriaceus Markgr.

(2)

Catharanthus lanceus (Bojer ex A. DC.) Pichon.

(3)

Catharanthus longgifolius (Pichon) Pichon .

(4)

Catharanthus ovalis Markgr. Madagascar.

(5)

Catharanthus pusillus (Murray) G. Don.

(6)


Catharanthus roseus (L.) G. Don.

(7)

Catharanthus scitulus (Pichon) Pichon.

(8)

Catharanthus trichophyllus (Baker) Pichon.

Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don) Madagascar, có nguồn
gốc Madagascar đã di nhập sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm hình thái của cây dừa cạn
3


Dừa cạn là cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 - 60cm, phân nhiều cành,
cây có bộ rễ phát triển, thân ở phía gốc hóa gỗ.
Lá mọc đối, thn dài, đầu lá hơi nhọn, cuống lá hẹp. Kích thước lá dài 4
-6cm, rộng 2 - 3cm, hai mặt lá nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
Hoa có màu trắng hoặc hồng tím, có mùi thơm. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá
gần ngọn. Hoa có 3 loại: hoa có màu trắng, màu tím hồng, và loại hoa phía
ngồi cánh hoa màu trắng phần tâm màu đỏ. Ống tràng dài 2,5 - 3cm, tràng hoa
có đường kính 2cm - 4cm có 5 thùy tương tự như cánh hoa.
Quả là một cặp quả đại dài 2 - 4 cm, rộng 3mm, hơi ngả sang hai bên,
trên vỏ có vạch dọc, đầu quả hơi tù chứa 12 - 20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình
trứng trên mặt quả có các hạt nổi thành đường chạy dọc. Mùa hoa, quả gần như
quanh năm [8], [26].


Hình 1.1. Cây dừa cạn
Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don) là nguồn giàu alkaloid thuộc
chủng loại alkaloid terpenoid indole được phát hiện từ 3 giống cây khác nhau:
(i)

Catharanthus roseus var. roseus với hoa màu tím hồng; (ii)

Catharanthus roseus var. ocellatus với hoa màu trắng; (iii) Catharanthus
roseus var. albus với hoa màu trắng nhụy đỏ.

4


A

B

C

Hình 1.2. Hoa của ba giống Catharanthus roseus
(A: Catharanthus roseus var. roseus; B: Catharanthus roseus var. ocellatus
C:

Catharanthus roseus var. albus)

1.1.3. Phân bố sinh thái
Dừa cạn mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nước trên thế giới như
Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonexya, Braxin, Châu phi, Châu Úc… Tại
Châu Âu và Châu Mỹ những nơi nóng dừa cạn được trồng quanh năm, những
nơi lạnh cây được trồng theo mùa [8].



Việt Nam, cây dừa cạn mọc tự nhiên nhiều ở vùng bãi cát ven biển từ

Hải Phòng đến Kiên Giang. Nơi tập trung nhiều nhất thuộc các tỉnh Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh
Hịa. Ngồi ra, dừa cạn cịn có ở Cơn Đảo và Phú Quốc. Ở những vùng ven
biển dừa cạn mọc thuần trên các bãi cát dưới rừng phi lao, trảng cây bụi thấp,
có khả năng chịu đựng điều kiện đất đai khô cằn của vùng cát ven biển. Dừa
cạn còn được trồng khắp nơi trong nước để làm cảnh và làm thuốc [8].
1.1.4. Kỹ thuật trồng dừa cạn
Dừa cạn là loại cây ưa sáng, ưa ẩm, có khả năng chịu được hạn. Trong
điều kiện trồng trọt, khi được cung cấp các điều kiện cần thiết, cây sinh trưởng
phát triển mạnh, khối lượng tươi thu được có thể cao gấp đôi cây mọc từ tự
nhiên.

5


Trong tự nhiên, hạt nảy mầm đạt khoảng 40%, nếu được xử lí có thể tăng
lên 90%. Cây trồng từ hạt ra hoa sau 4 - 5 tháng. Trong thời kì sinh trưởng, nếu
bị cắt cây tái sinh chồi khỏe.
Nguồn cây dừa cạn mọc tự nhiên ở Việt Nam tương đối dồi dào. Trước
năm 1975, miền Bắc đã từng xuất khẩu sang Đông Âu 1 - 3 tấn/năm. Những
năm gần đây, lượng xuất khẩu sang Pháp (khoảng trên 10 tấn/năm) thường
xuyên hơn, nhưng chủ yếu từ cây trồng tại Phú Yên [8].
Vào năm 1970, Viện Dược Liệu tiến hành nghiên cứu kỹ thuật trồng dừa
cạn trên quy mô sản xuất lớn. Cây được nhân giống bằng hạt, mỗi hecta cần
gieo 500 - 700gr hạt trong vườn ươm. Thời vụ gieo hạt vào tháng 9, 10 hoặc
tháng 1, 2. Ngâm hạt 3 - 4 giờ, vớt ra để ráo rồi gieo lên luống của vườn ươm

đã được chuẩn bị kỹ, sau đó phủ rơm rồi tưới nước. Sau khoảng một tuần, hạt
nảy mầm, cần tháo bỏ rơm rạ. Khi cây có 3 - 4 lá thật (khoảng 45 ngày sau khi
gieo) đánh đi trồng. Có thể gieo thẳng nhưng cách này tốn cơng chăm sóc [11].
Dừa cạn ưa đất pha cát, đất phù sa, chịu hạn, kém chịu úng. Đất cần làm
kỹ, lên luống 20cm, mặt luống rộng 50 - 60cm, dùng 10-15 tấn phân chuồng
(đã hoại mục) và 120-150kg super lân để bón lót. Trồng với khoảng cách
30x30cm, sau khi trồng cần tưới ngay để cây mau bén rễ. Tưới thúc cho mỗi
hecta 100-200kg urê, tưới 2 lần, cách nhau 1 tháng. Mặc dù cây chịu được hạn
nhưng phải giữ đủ ẩm thường xuyên [11].
Sau khi trồng 3-4 tháng cây cho thu hoạch, cành mang lá 10-15cm được
cắt về phơi sấy khơ. Ở đất thốt nước và chăm bón tốt có thể thu hoạch nhiều
lứa, trung bình 1 hecta thu được 1-1,2 tấn cây khô mỗi lứa [11].
Dừa cạn là một giống cây có khả năng chịu hạn cao và có thời gian canh
tác ngắn. Các kết quả thử nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến
cây thuốc Đà Lạt cho thấy, cây dừa cạn có thể phát triển tốt trên đất cát khô hạn
ven biển các tỉnh miền Trung, chỉ sau 5 tháng cây đã trưởng thành và tích lũy
đủ hàm lượng alkaloid đạt tiêu chuẩn xuất khẩu [11].

6


1.1.5. Ứng dụng của cây dừa cạn trong y học
1.1.5.1. Thành phần alkaloid trong cây dừa cạn
Alkaloid là những chất hữu cơ có chứa dị vịng nitơ, có tính base, thường
gặp trong nhiều loại thực vật và đơi khi cịn tìm thấy trong một vài lồi động
vật. Trong cây dừa cạn, có trên 70 loại alkaloid, trong đó 2 alkaloid là
vinblastine và vincristine là hai hợp chất quan trọng nhất. Alkaloid có trong tất
cả các bộ phận của cây, nhiều nhất trong lá và rễ. Dừa cạn có tỷ lệ alkaloid tồn
phần là 0,1- 0,2%. Rễ chính chứa hoạt chất 0,7 - 2,4%; thân 0,46%; lá: 0,37 1,15%; rễ phụ: 0,9 - 3,7%; hoa: 0,14 - 0,84%; vỏ quả 1,14; hạt 0,18%. Các chất
chủ yếu là: vinblastine, vincristine, tetrahydroalstonine, prinine, vindoline,

catharanthine, vindolinine, ajmalicine [24], [26].
Căn cứ vào cấu tạo hóa học, alkaloid trong cây dừa cạn được chia làm ba
nhóm chính [26]:
Nhóm alkaloid nhân indol: Perivine, peviridine, perosine, catharanthine,
cavicine, ajmalicine...
Nhóm alkaloid nhân indolin: vindoline, ajmaline, lochnericine,
lochneridine, lochrovine...
Nhóm alkaloid có 2 vòng indol hoặc một vòng indol và một vòng indolin
như leurosine, leubcosidine... đặc biệt các alkaloid có tác dụng chữa bệnh ung
thư nhưng có hàm lượng rất thấp như: Vinblastine (vincaleucoblastine) 0,005 0,015% trong lá, vincristine (leucocristine) 0,003 - 0,005% trong lá .
1.1.5.2. Tác dụng dược lý của alkaloid chứa trong dừa cạn
Năm 1952, y học đã phát hiện ra dược tính của dừa cạn. Đến năm 1958
bác sĩ Clark Noble Canada đã nghiên cứu và chiết xuất được alkaloid
vinblastine. Sau đó vài năm người ta cũng tìm ra được vincristine từ lá dừa cạn
[8].

Đây là những chất có tác dụng điều trị bệnh ung thư khi chuyển về dạng

muối sunfat. Alkaloid vinblastine và vincristine, là những chất ức chế sự phân
bào. Các alkaloid này liên kết đặc hiệu với tubulin, phong bế sự tạo thành các

7


vi

ống và gây ngừng phân chia tế bào. Ở nồng độ cao vinblastine và vincristine

diệt được tế bào, còn ở nồng độ thấp làm ngừng phân chia tế bào. Trên thị
trường, thuốc Vinblastine (có tên Velban) là thành phẩm độc bảng A, thường

đóng ống 5-10mg chế phẩm khơ kèm theo 1 ống dung mơi. Riêng vinblastine ít
ảnh hưởng đến hồng cầu và tiểu cầu [28].
Ngồi ra, dừa cạn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng kháng ung thư,
trấn tĩnh, an thần, hạ huyết áp, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng. Dừa
cạn được nghiên cứu làm thuốc kìm hãm sự phát triển tế bào và được chỉ định
trong điều trị bệnh Hodgkin (một loại ung thư hệ bạch huyết), bệnh bạch cầu
lymphô cấp và một số loại ung thư khác. Trong dân gian, dùng dừa cạn trị cao
huyết áp, trị bệnh đái đường, điều kinh, chữa tiêu hóa kém và chữa lỵ, thơng
tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít. Có người dùng dừa cạn trị ung thư máu,
ung thư phổi, ngăn cản sự phát triển của thai trên động vật mang thai và kháng
một số chủng nấm gây bệnh [3].
1.1.5.3. Một số bài thuốc dân gian từ cây dừa cạn
Theo kinh nghiệm sử dụng trong y học dân tộc của một số nước trên thế
giới như Ấn Độ, Trung Quốc.. và theo y học dân tộc Việt Nam, rễ dừa cạn có
tác dụng tẩy giun, chữa sốt. Thân và lá có tác dụng làm săn da, lọc máu, dùng
chữa một số bệnh ngoài da và nhất là chữa đái đường [8]. Dừa cạn cịn có tác
dụng chữa nhiều loại bệnh [25]:
Bệnh máu trắng: Lấy thân và lá cây dừa cạn sắc uống khoảng 15g
khô/ngày.
Tăng huyết áp: Lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng và 20g lá dâu, sắc
lấy nước, chia uống từ 2 - 3 lần mỗi ngày. Cách khác, lấy 6g hoa dừa cạn, 10g
nụ hoa hoè (hoặc 10g cúc hoa), hãm với nước sơi trong bình kín khoảng 20
phút. Uống thay nước trà mỗi ngày.
Ung thư máu, viêm đại tràng: Lấy từ 15 - 20g thân lá dừa cạn khô sao
vàng, sắc, chia từ 2 - 3 lần uống trong ngày.

8


Mất ngủ: Lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, 12g lá vông nem, 12g

hạt muồng sao đen, sắc uống trước khi đi ngủ.
Rong kinh: Lấy từ 20 - 30g dừa cạn sao vàng (tồn cây có cả hoa và
rễ), sắc lấy nước, uống liên tục từ 3 - 5 ngày.
Chữa bỏng nước sôi: Lá dừa cạn tươi lượng vừa đủ, giã nát, nhuyễn với
chút gạo, đắp lên tổn thương bỏng.
Điều trị Zôna thần kinh: Dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 16g, thổ linh 16g,
bạch linh 10g, kinh giới 12g, chi tử 10g, nam tục đoạn 16g, cam thảo đất 16g,
hạ khô thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Thuốc đắp: lá
dừa cạn, lá cây hòe. Hai thứ lượng bằng nhau, giã nhỏ đắp lên các tổn thương,
băng lại. Tác dụng: làm giảm đau nhức.
Điều trị lị trực trùng: Đi ngoài nhiều lần, bụng đau từng cơn, phân có chất
nhầy, có máu mũi, sút cân nhanh. Bài thuốc: dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 20g, cỏ sữa
20g, cỏ mực 20g, chi tử 10g, lá khổ sâm 20g, hoàng liên 10g, rau má 20g, đinh
lăng 20g. Đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát, chia 3 lần uống trong ngày.
U

xơ tuyến tiền liệt: Dừa cạn 12g, huyền sâm 12g, xuyên sơn 10g, chè

khô 12g, hoàng cung trinh nữ 5g, cát căn 16g, bối mẫu 10g, đinh lăng 16g. Sắc
uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
1.2. Nhân giống in vitro bằng công nghệ tế bào thực vật
1.2.1. Ưu thế và các phương thức nhân giống in vitro
1.2.1.1. Ưu thế nhân giống in vitro
Kĩ thuật nhân giống in vitro phát triển và mở rộng trong những năm gần
đây do nhu cầu về lượng giống cây trồng tăng cao. Các giống cây trồng cần
lượng lớn nhằm phục vụ dự án trồng lại rừng, sản xuất lương thực, thực phẩm,
dược liệu, thức ăn gia súc và bảo vệ mơi trường. Nhân giống in vitro có những
ưu điểm nổi bật mà các loại hình nhân giống khác khơng có được, đó là:
(1)


Đưa ra sản phẩm nhanh hơn: Từ một cây ưu việt bất kì có thể tạo ra

một quần thể có độ đồng đều cao với số lượng khơng hạn chế, phục vụ sản xuất
thương mại, dù cây đó là dị hợp về mặt di truyền[1], [2], [6], [14].

9


(2)

Nhân nhanh với hệ số nhân giống cao: Trong hầu hết các trường hợp,

công nghệ vi nhân giống đáp ứng tốc độ nhân nhanh cao, từ một cây trong vòng
1 - 2 năm có thể tạo thành hàng triệu cây [1], [2], [6].
(3)

Sản phẩm cây giống đồng nhất: Vi nhân giống về cơ bản là cơng nghệ

nhân dịng, tạo ra quần thể có độ đồng đều cao dù xuất phát từ cây mẹ có kiểu
gen dị hợp hay đồng hợp [1], [2], [14]
(4)

Tiết kiệm khơng gian: Vì hệ thống sản xuất hồn tồn trong phịng thí

nghiệm, khơng phụ thuộc vào thời tiết và các vật liệu khởi đầu có kích thước
nhỏ. Mật độ cây tạo ra trên một đơn vị diện tích lớn hơn rất nhiều so với sản
xuất trên đồng ruộng và trong nhà kính theo phương pháp truyền thống [1], [2],
[14] .
(5)


Nâng cao chất lượng cây giống: Nuôi cấy mô là một phương pháp

hữu hiệu để loại trừ virut, nấm khuẩn khỏi các cây giống đã nhiễm bệnh. Cây
giống sạch bệnh tạo ra bằng cấy mô thường tăng năng suất 15 - 30% so với
giống gốc [1], [14].
(6)

Khả năng tiếp thị sản phẩm tốt hơn và nhanh hơn: Các dạng sản

phẩm khác nhau có thể tạo ra từ hệ thống vi nhân giống như cây con in vitro
(trong ống nghiệm) hoặc trong bầu đất. Các cây giống có thể được bán ở dạng
cây, củ bi hay thân củ [1], [6], [9].
(7)

Lợi thế về vận chuyển: Các cây con kích thước nhỏ có thể vận

chuyển đi xa dễ dàng và thuận lợi, đồng thời cây con tạo ra trong điều kiện vô
trùng được xác nhận là sạch bệnh. Do vậy, bảo đảm an toàn, đáp ứng các quy
định về vệ sinh thực vật quốc tế [6], [9], [14].
(8)

Sản xuất quanh năm: Q trình sản xuất có thể tiến hành vào bất kì

thời gian nào, khơng phụ thuộc mùa vụ [6], [9], [14].
1.2.1.2. Các phương thức nhân giống in vitro
* Nuôi cấy mô phân sinh (đỉnh sinh trưởng)
Khái niệm mô phân sinh chỉ đúng khi mẫu vật nuôi cấy được tách từ
đỉnh sinh trưởng có kích thước trong vịng 0,1mm tính từ chóp của tháp sinh

10



trưởng. Trong thực tế thường gặp khó khăn lớn trong việc nuôi thành công các
đỉnh sinh trưởng riêng rẽ như vậy nên người ta chỉ áp dụng hình thức ni cấy
mơ phân sinh với mục đích làm sạch virus cho cây trồng [1], [2], [6].
Độ lớn của mô nuôi cấy có mối tương quan chặt chẽ với tỉ lệ sống, khả
năng cảm ứng và mức độ ổn định về mặt di truyền. Nếu độ lớn mơ tăng thì tỉ lệ
sống và tính ổn định tăng, nhưng có thể làm giảm khả năng cảm ứng của số
chồi/mô nuôi cấy và ngược lại. Tuy nhiên, nếu xét về hiệu quả kinh tế (thể tích
bình ni, lượng dung dịch mơi trường dinh dưỡng…), nếu độ lớn tăng thì hiệu
quả kinh tế giảm, nếu độ lớn giảm thì hiệu quả kinh tế tăng. Do đó, phải có sự
kết hợp hài hịa giữa các yếu tố trên để tìm ra kích thước mẫu tối ưu [6].
Một đỉnh sinh trưởng ni cấy ở điều kiện thích hợp sẽ tạo ra một hay
nhiều chồi và mỗi chồi sẽ phát triển thành một cây hoàn chỉnh. Xét về nguồn
gốc của các cây đó có ba khả năng: (i) cây phát triển từ chồi đỉnh (chồi ngọn),
(ii)

cây phát triển từ chồi nách phá ngủ, (iii) cây phát triển từ chồi mới phát

sinh. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó phân biệt được chồi phá ngủ và chồi mới
phát sinh [14].
Có hai phương thức phát triển cây hồn chỉnh từ ni cấy đỉnh sinh trưởng
đó là: (1) Phát triển cây trực tiếp, thường gặp chủ yếu ở các đối tượng cây hai lá
mầm như: hoa cúc, cẩm chướng, khoai tây, thuốc lá…(2) Phát triển cây thông qua
giai đoạn protocorm, thường gặp chủ yếu ở các đối tượng cây một lá mầm như
phong lan, dứa, huệ… Từ một đỉnh sinh trưởng ban đầu cùng lúc tạo ra hàng loạt
protocorm và các protocorm này có thể tiếp tục phân chia thành các protocorm
mới hoặc phát triển thành cây hoàn chỉnh. Bằng phương thức này chỉ trong một
thời gian ngắn người ta có thể thu được hàng triệu cá thể [6].


* Tái sinh cây hoàn chỉnh từ các bộ phận khác của cây
Ngoài đỉnh sinh trưởng là bộ phận nuôi cấy dễ thành cơng thì các bộ
phận cịn lại của cơ thể thực vật (ngoại trừ các mơ đã hóa gỗ) cũng đều có thể
sử dụng cho việc nhân giống in vitro, chẳng hạn như đoạn thân, mảnh lá, các bộ
phận của hoa, vảy củ [1], [6], [14].

11


Sự phát sinh hình thái trực tiếp từ mẫu ni cấy bắt đầu từ các tế bào nhu
mô nằm ở trong biểu bì hoặc ngay phía dưới bề mặt của thân. Một số tế bào này
trở thành mô phân sinh và các túi nhỏ gọi là thể phân sinh phát triển. Khả năng
cảm ứng của mô thực vật cũng tùy thuộc vào nồng độ của các chất điều hòa
sinh trưởng thực vật, chủ yếu phụ thuộc vào tỉ lệ nồng độ giữa auxin và
cytokinin. Tỉ lệ này lớn hơn 1 thì thường có khuynh hướng tạo rễ, tỉ lệ này nhỏ
hơn 1 thường có khuynh hướng tạo chồi, nếu tỉ lệ này bằng 1 thì mơ ni cấy
thường phát sinh callus [1], [6], [14].
* Nhân giống in vitro qua giai đoạn mơ sẹo (callus)
Nếu tái sinh cây hồn chỉnh trực tiếp từ mẫu vật cấy ban đầu thì thu được
nhanh chóng các cây khá đồng nhất về mặt di truyền, tuy nhiên trong nhiều
trường hợp mô nuôi cấy không tái sinh cây ngay mà phát triển thành khối mô
sẹo. Tế bào mô sẹo khi cấy chuyển nhiều lần sẽ không ổn định về mặt di
truyền, để tránh tình trạng đó cần sử dụng mô sẹo vừa phát sinh để thu được
cây tái sinh đồng nhất về di truyền. Thông thường, người ta chỉ tiến hành nhân
giống qua giai đoạn mô sẹo đối với những đối tượng khó tái sinh cây trực tiếp
[1], [2], [6], [9], [14].
* Nhân giống thông qua phát sinh phơi vơ tính - cơng nghệ hạt nhân tạo

Phơi vơ tính là các cá thể nhân giống có cực tính bắt nguồn từ các tế bào
soma. Chúng rất giống phơi hữu tính ở hình thái, q trình phát triển và sinh lí,

nhưng do khơng phải là sản phẩm của quá trình thụ tinh giữa giao tử đực và
giao tử cái, vì vậy khơng có q trình tái tổ hợp di truyền, do đó các phơi vơ
tính có nội dung di truyền giống hệt với các tế bào soma đã sinh ra chúng [6].
Khả năng tạo phơi vơ tính trong ni cấy mơ thực vật, ngồi các điều
kiện mơi trường, điều kiện ni cấy, cịn phụ thuộc rất lớn vào lồi, vào các
giống, dịng trong cùng một lồi. Khả năng này đã được chứng minh là do một
hoặc vài gene phụ trách. Vì vậy, bằng biện pháp lai tạo có thể chuyển khả năng
tạo phơi vơ tính cao từ cây này qua cây khác [6].

12


Hạt nhân tạo là phơi vơ tính bọc trong một lớp vỏ polymer như agar,
agarose, alginatc… Trong cấu trúc lưới của lớp vỏ đó, nước, chất dinh dưỡng
được cung cấp thay cho nội nhũ, giúp cho phơi vơ tính có thể nảy mầm trở
thành cây hồn chỉnh [6].
1.2.2. Quy trình nhân giống in vitro
Theo tác giả Nguyễn Đức Thành (2000) quy trình nhân giống gồm những
bước sau:
(1) Chuẩn bị vật liệu gốc
Trong q trình ni cấy in vitro cây con sẽ mang những đặc tính và tính
trạng của cây mẹ ban đầu, nên trong giai đoạn này cần chọn lọc cây mẹ cẩn
thận, có nhiều đặc tính ưu việt. Sau đó, chọn cơ quan để lấy mẫu. Mơ chọn để
ni cấy thường là mơ có khả năng tái sinh cao trong mơi trường ni cấy sạch
bệnh, giữ được đặc tính sinh học quý của cây mẹ, ít nguy cơ bị biến dị.Tùy theo
điều kiện giai đoạn này có thể kéo dài 3 đến 6 tháng [9].
(2) Thiết lập hệ thống cấy vô trùng
Đây là giai đoạn chuyển mẫu vật từ ngồi vào mơi trường ni cấy để
tạo ngun liệu sạch bệnh cho nhân giống, giai đoạn này được tiến hành theo
các bước: (i) Khử trùng bề mặt mẫu vật và môi trường nuôi cấy: (ii) Cấy mẫu

vật vào ống nghiệm hoặc bình ni cấy có sẵn mơi trường nhân. Các mẫu nuôi
cấy nếu không bị nhiễm khuẩn, nấm, virus sẽ được nuôi trong môi trường nuôi
cấy với điều kiện nhiệt độ ánh sáng phù hợp. Thời gian của giai đoạn này phụ
thuộc vào các đối tượng nhân giống, thông thường kéo dài từ 2 đến 12 tháng,
hoặc ít nhất 4 lần cấy chuyển [9].
(3) Nhân nhanh chồi
Đối với môi trường nhân chồi người ta sử dụng các kích thích sinh
trưởng thuộc nhóm cytokin (BAP, kinetin) với nồng độ khác nhau tùy đối tượng
cây. Quy trình cấy chuyển, nhân nhanh chồi thường trong 1-2 tháng tùy loài
cây. Giai đoạn này thường kéo dài 10 đến 36 tháng. Giai đoạn nhân

13


nhanh từ một vài chồi ban đầu không nên kéo dài quá lâu để tránh sự hình
thành biến dị soma [9].
(4) Tạo rễ (tạo cây hồn chỉnh)
Các chồi hình thành trong q trình ni cấy có thể phát triển rễ tự sinh,
nhưng thông thường các chồi này phải cấy chuyển sang một mơi trường khác
để kích thích tạo rễ. Đối với môi trường tạo rễ, người ta thường sử dụng chất
kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin (NAA, IAA, IBA). Thông thường giai
đoạn này kéo dài 2 đến 8 tuần tùy đối tượng [9].
(5) Chuyển cây ra đất trồng
Đây là giai đoạn đầu cây chuyển từ điều kiện vô trùng trong ống nghiệm
ra ngồi mơi trường tự nhiên. Cây ni cấy in vitro được sinh trưởng và phát
triển trong những điều kiện tối ưu về nhiệt độ, độ ẩm, pH, dinh dưỡng… Vì
vậy, trước khi đưa ra trồng người ta cần huấn luyện cây để thích nghi với điều
kiện tự nhiên. Cây được chuyển từ mơi trường bão hịa hơi nước sang vườn
ươm với các điều kiện khó khăn hơn nên vườn ươm phải đáp ứng cần phải đáp
ứng các yêu cầu: che cây bằng nilon, có hệ thống phun sương cung cấp độ ẩm

và làm mát cây, giá thể trồng cây phải là đất hoặc các hỗn hợp nhân tạo không
chứa đất như mùn cưa và bọt biển.. Giai đoạn này đòi hỏi từ 4 đến 16 tuần [9].
1.3. Chất điều hịa sinh trưởng sử dụng trong ni cấy mơ thực vật
Ngồi các chất cung cấp dinh dưỡng cho mô nuôi cấy, việc bổ sung một
hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng như auxin, cytokinin và gibberellin là rất
cần thiết để kích thích sự sinh trưởng, phát triển và phân hóa cơ quan. Tuy vậy,
yêu cầu đối với những chất này thay đổi tùy theo loài thực vật, loại mơ, hàm
lượng chất điều hịa sinh trưởng nội sinh của chúng. Các chất điều hòa sinh
trưởng được sử dụng nhiều trong ni cấy mơ thực vật thuộc nhóm auxin và
nhóm cytokinin [14].
1.3.1. Auxin
Bản chất hóa học của auxin tự nhiên trong tế bào thực vật là axit indol
axetic (IAA) và là dạng auxin đầu tiên, chủ yếu và quan trọng. Trong thực vật

14


auxin không chỉ tồn tại ở dạng tự do mà cịn ở dạng liên kết khơng có hoạt tính
sinh học như IAA-glucose, IAA-myoinositol, IAA-glucan, IAA-aspartate…
Các dẫn xuất khác của indol cũng thể hiện hoạt tính của auxin là indol
tryptamine, indol acetaldehyde, indol pyruvate, indol ethanol [5].
Auxin được tổng hợp ở tất cả các thực vật bậc cao, tảo, nấm, vi khuẩn và
chủ yếu ở đỉnh chồi ngọn rồi di chuyển xuống các bộ phận non của cơ thể thực
vật như lá, rễ và các mơ dự trữ…Auxin gồm có auxin tự nhiên và auxin tổng
hợp (IBA, NAA, 2,4-D…) [5].
Auxin có nhiều vai trò khác nhau trong đời sống thực vật, liên quan tới
hàng loạt các quá trình sinh lý như: Kích thích phân chia và kéo dài tế bào, kích
thích sự mọc rễ ở cành giâm và kích thích sự phát sinh chồi phụ, auxin có các
ảnh hưởng khác nhau đối với sự rụng lá, quả, sự đậu quả, sự phát triển và chín
của quả, sự ra hoa… Do hoocmon thực vật tác động đến sinh trưởng thông qua

mối tương quan nồng độ giữa các loại hoocmon nên các quá trình trên đây
khơng chỉ ảnh hưởng của auxin mà cịn của các hoocmon khác. Tùy thuộc vào
nồng độ hoocmon mà các mơ thực vật có các kiểu phản ứng khác nhau đối với
auxin. Phản ứng nhanh nhất khi xử lý auxin là tăng độ kéo dài của tế bào thông
qua tác dụng trực tiếp lên sự giãn nở của vách tế bào [1], [5].
Các chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm auxin gồm một vài chất đã
được sử dụng từ rất lâu trong nông nghiệp. Chỉ một thời gian ngắn sau khi IAA
được tìm thấy trong tự nhiên, nó đã được tổng hợp và trở thành một hợp chất có
giá trị. Nhưng IAA khơng có lợi để dùng trong nơng nghiệp bởi nó dễ dàng bị
phân hủy thành các chất mất hoạt tính dưới ảnh hưởng của ánh sáng và vi sinh
vật. Một trong những tác dụng của auxin là kích thích sự hình thành rễ của
những lát cắt thân. Một số chất tổng hợp nhân tạo có vai trị tương tự như IAA,
trong đó có IBA. IBA là hợp chất có hoạt tính auxin yếu nhưng nó có khả năng
ổn định và vô hiệu hệ enzyme làm mất hoạt tính của auxin [5], [14].
Auxin thường được dùng trong ni cấy mơ và tế bào để kích thích sự
phân bào và sinh trưởng của mơ sẹo, tạo phơi vơ tính, tạo rễ… Những auxin

15


×