Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ dạy học từ hán việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.96 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN DANH HÙNG

DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH
LỚP 5 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - NĂM 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN DANH HÙNG

DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH
LỚP 5 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ LỆ TÂM

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp
theo định hướng phát triển năng lực” là cơng trình nghiên cứu của riêng mình
và khơng trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kì cơng trình nào khác, các thơng tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Danh Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến TS. Đặng Thị Lệ
Tâm, người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tơi
trong suốt q trình nghiên cứu để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo
điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại đây.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của các thầy cô giáo
và các em học sinh trường Tiểu học Đình Bảng 1 - thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh;
trường Tiểu học Đội Cấn - thành phố Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm.
Để hoàn thành luận văn: “Dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 theo
định hướng phát triển năng lực” chúng tơi đã sử dụng, kế thừa có chọn lọc
các nghiện cứu của các tác giả đi trước, đồng thời nhận được rất nhiều sự quan
tâm chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của bạn bè, người thân đã động

viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Sau q trình nghiên cứu, tìm hiểu đến nay luận văn của tơi đã hồn
thành. Do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không
tránh khỏi những sơ suất và thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp, bổ sung của thầy, cô giáo và các bạn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe, thành công tới quý thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Danh Hùng
ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................7
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................ 7
5. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................7
6. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................7
8. Cấu trúc của luận văn......................................................................................8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN................................ 9

1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................. 9
1.1.1. Từ Hán Việt...............................................................................................9
1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực.........................................17
1.1.3. Vai trò của từ Hán Việt............................................................................23
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................... 27
1.2.1. Mục tiêu và nội dung dạy học từ Hán Việt trong chương trình Tiếng
Việt lớp 5...........................................................................................................27
1.2.2. Khảo sát từ Hán Việt trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5..................29
1.2.3. Thực trạng dạy và học từ Hán Việt......................................................... 35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1....................................................................................40

iii


Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT CHO HỌC SINH
LỚP 5 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.......................41
2.1. Nguyên tắc dạy học từ Hán Việt cho HS tiểu học theo định hướng
phát triển năng lực.............................................................................................41
2.1.1. Dạy học theo mục tiêu của môn Tiếng Việt............................................41
2.1.2. Dạy học theo định hướng tích hợp..........................................................43
2.1.3. Dạy học theo định hướng giao tiếp.........................................................45
2.1.4. Dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 5...............47
2.2. Tổ chức dạy học từ Hán Việt trong môn Tiếng Việt lớp 5 theo định
hướng phát triển năng lực................................................................................. 49
2.2.1. Phát triển năng lực giao tiếp................................................................... 49
2.2.2. Phát triển năng lực hợp tác......................................................................55
2.2.3. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề......................................................60
2.2.4. Phát triển năng lực sáng tạo.................................................................... 65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2....................................................................................71
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM DẠY HỌC TỪ HÁN VIỆT

CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC..................................................................................................... 72
3.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................... 72
3.2. Đối tượng thực nghiệm..............................................................................72
3.3. Nội dung thực nghiệm................................................................................73
3.4. Phương pháp thực nghiệm......................................................................... 73
3.5. Kết quả thực nghiệm..................................................................................80
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3....................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................86
PHỤ LỤC...........................................................................................................1

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC
GV
HS
NXB GD
SGK
SL
TN

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Khảo sát từ Hán Việt Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5...................30
Bảng 1.2: Khảo sát từ loại Hán Việt Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5............30

Bảng 1.3: Thống kê tổng số phiếu đúng trong 10 câu đầu..............................39
Bảng 1.4: Thống kê tổng số phiếu đúng trong 10 câu sau...............................39
Bảng 3.1: Đối tượng thực nghiệm và đối chứng............................................. 73
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra thực nghiệm lớp 5................................................80
Bảng 3.3: Đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng lớp 5.........................81

vi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ở bất cứ thời đại nào, giáo dục luôn được nhà nước và nhân dân
quan tâm nhất. Giáo dục tiểu học là bậc học quan trọng đối với từng học sinh
và cũng là những người chủ tương lai của dân tộc. Vì vậy, giáo dục tiểu học
luôn được nhà nước quan tâm và ủng hộ để phục vụ tốt nhất cho việc dạy - học
của giáo viên và học sinh.
Trong chương trình giáo dục tiểu học, môn Tiếng Việt là một trong
những môn đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Môn học này
trang bị cho học sinh kiến thức về ngôn ngữ học như: ngữ âm, ngữ pháp, từ
vựng,… qua các phân mơn của mơn Tiếng Việt. Qua đó bồi dưỡng thêm cho
học sinh tình yêu với tiếng Việt và u thích mơn học, đồng thời cũng giúp học
sinh hiểu đúng về tiếng Việt. Môn Tiếng Việt giúp cho học sinh phát triển ngôn
ngữ và tác động trực tiếp đến đời sống của các em cũng như việc phát triển tư
duy của học sinh, giúp giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức,… cho học sinh
một cách đúng đắn nhất. Trong đó, sự đóng góp của từ Hán Việt đã giúp học
sinh có vốn từ vựng phong phú, đa dạng, tinh tế và trang nhã hơn. Từ Hán Việt
đã giúp cho tiếng Việt trở nên giàu có, chuẩn xác, uyển chuyển, giúp sự diễn
đạt trong giao tiếp, trong đời sống xã hội của con người lịch sự và văn hóa hơn.
1.2. Dạy học từ Hán Việt cho học sinh tiểu học là vấn đề được đông đảo các
nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu. Trong cuộc sống, việc sử dụng từ Hán

Việt là rất phổ biến nhưng trong cách sử dụng vẫn cịn nhầm lẫn, sai sót, dùng
khơng đúng nghĩa của từ. Ngay cả trên các kênh truyền thông, thông tin đại chúng
ta vẫn thấy xuất hiện lỗi sai về cách sử dụng từ Hán Việt. Vai trò của từ Hán Việt
rất to lớn nhưng việc sử dụng và tiếp nhận thì cịn nhiều điều phức tạp và khó
khăn. Thực tế việc dạy học từ Hán Việt ở trường tiểu học cũng đã đạt được những
hiệu quả nhất định nhưng giáo viên vẫn còn lúng túng về phương pháp dạy học từ
Hán Việt, học sinh vẫn còn gặp khó khăn trong việc vận dụng

1


từ Hán Việt vào trong giao tiếp. Từ Hán Việt còn giúp học sinh hiểu và cảm thụ
tốt hơn các loại văn bản, vận dụng thích hợp trong việc viết văn, viết văn bản.
Vì vậy việc dạy học từ Hán Việt cho học sinh tiểu học cần được coi là một
nhiệm vụ quan trọng.
Việc dạy học từ Hán Việt cho học sinh tiểu học là điều cấp thiết và cần
được nghiên cứu nhiều hơn. Đối với học sinh tiểu học, việc học tập từ Hán Việt
phải là một quá trình tích lũy lâu dài và cần có phương pháp tiếp cận khoa học. Do
vậy việc mở rộng vốn từ và nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ của từ vựng tiếng Việt
và nghĩa của từ Hán Việt là điều cần thiết của cả người dạy và người học.

1.3. Ở tiểu học, một trong những mục tiêu của Tiếng Việt là cung cấp cho
học sinh kiến thức sơ giản về tiếng Việt, trong đó cung cấp vốn từ là mục tiêu
quan trọng. Ngay từ lớp 1, từ Hán Việt đã được xuất hiện trong các bài học vần,
tập đọc,… Trong chương trình tiểu học có những bài tập dạy về từ Hán Việt,
những dạng bài này thường xuất hiện trong phân môn Luyện từ và câu, đến lớp
bốn và lớp năm thì được dạy thành cách bài cụ thể. Vì đối với học sinh lớp 5,
các em là học sinh cuối cấp nên cần phải cung cấp và trau dồi về vốn từ cho các
em, giúp các em có hành trang để bước tiếp lên cấp học cao hơn. Từ Hán Việt
với sự phức tạp của nó đã khiến học sinh khá bỡ ngỡ và lúng túng khi tiếp nhận

và sử dụng. Vấn đề này làm cho việc dạy và học từ Hán Việt ở lớp 5 chưa có
hiệu quả cao. Đây cũng là vấn đề cấp thiết cần phải nghiên cứu và có những
phương pháp mới phù hợp với dạy từ Hán Việt cho học sinh lớp 5, để giúp các
em tiếp cận và sử dụng từ Hán Việt dễ dàng và hiệu quả hơn.
1.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực được xem là một nội dung
giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề,
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học theo phương
pháp này thì học sinh có u cầu cao hơn, mức độ khó hơn, địi hỏi giáo viên phải
có phẩm chất, kĩ năng sư phạm, năng lực giảng dạy cao hơn trước đây, kiến

2


thức về các vấn đề rộng và sâu hơn. Việc dạy học theo định hướng phát triển
năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với
mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.
Xác định được tính cấp thiết, tầm quan trọng của từ Hán Việt đối với học
sinh tiểu học và qua việc tìm hiểu thực tế nên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Dạy
học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực ” để
giúp học sinh sử dụng từ Hán Việt, giúp giáo viên có thêm phương pháp giảng
dạy từ Hán Việt đạt hiệu quả cao.
2.

Lịch sử vấn đề
Từ Hán - Việt là vấn đề được nhiều người quan tâm và nghiên cứu sâu

các phương diện. Những cơng trình ấy đã góp phần khơng nhỏ vào giáo dục
của đất nước. Mấy chục năm gần đây từ Hán Việt đã được chú ý nghiên cứu và
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng giúp cho việc dạy học từ Hán Việt có
những bước đi vững vàng và phát triển hơn. Những nghiên cứu đó được chia

làm hai nhóm:
2.1. Những tài liệu và những bài nghiên cứu về từ Hán Việt
Tác giả Nguyễn Văn Tu đã cho ra đời cuốn sách “Từ và vốn từ tiếng Việt
hiện đại” (1976) [19] tác giả đã đề cập đến khái niệm từ Hán cổ, từ gốc Hán và
Hán Việt, tác giả đã trình bày khá kĩ giá trị phong cách cũng như hạn chế của từ
vay mượn từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu.
Trong “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả” [14], tác giả Phan
Ngọc đã giải thích một lượng khá lớn từ Hán Việt thông dụng dựa trên các quan hệ
ngữ nghĩa như: những quan hệ lịch sử một ngàn năm trước Công Nguyên, những
quan hệ về cấu trúc do sự đối lập giữa từ Hán Việt và Thuần Việt hay sự đối lập
giữa từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong nội bộ từ Hán Việt hoặc do sự kết hợp của
hai âm tiết. Ngồi ra, tác giả cịn có bài viết “ Tiếp xúc ngữ nghĩa tiếng Việt và
tiếng Hán” (1983) [13] đã phân tích khá thuyết phục về tiếng Việt, tiếng Hán và
những hệ quả của nó. Ơng cũng đã nêu ra vấn đề để giải quyết: Sự tiếp

3


xúc Hán Việt kéo dài hàng nghìn năm nên những đơn vị Hán Việt đã có sự thay
đổi về ngữ nghĩa so với nghĩa trước đây của nó trong tiếng Hán cũng như so
với những từ đồng nghĩa với nó trong tiếng Việt. Ông cũng chỉ ra rằng khi tiếp
cận vấn đề ngơn ngữ thì phải xác định những đặc điểm và cấu trúc ngữ nghĩa
của từ Hán Việt trên phương diện đồng đại.
Tương tự vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ của tác giả Phan Ngọc thì tác giả
Đặng Đức Siêu đã có bài viết “Từ Hán Việt từ góc độ tiếp xúc ngôn ngữ văn
học” [17] đã khẳng định q trình tiếp xúc ngơn ngữ Hán Việt kéo dài hàng
nghìn năm. Tác giả đã chỉ ra: Từ Hán Việt là những từ Việt gốc Hán hoạt động
trong lòng tiếng Việt dưới sự chi phối về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của
tiếng Việt.
Trong cơng trình nghiên cứu “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc

Hán Việt” [5], nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn đã giới thiệu chi tiết hồn cảnh
lịch sử đã dẫn đến sự hình thành cách đọc Hán Việt, nguồn gốc xuất phát điểm của
cách đọc Hán Việt, khảo sát các quá trình, diễn biến liên tục của cách đọc chữ Hán
ở Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến nay. Cịn trong cơng trình “Tìm hiểu Tiếng Việt
lịch sử” [16], tác giả Nguyễn Ngọc San đã trình bày những vấn đề cơ bản về ngữ
âm lớp từ Hán Việt đặt trong mối quan hệ với lịch sử phát triển của Tiếng Việt.

Cơng trình “Từ ngoại lai trong Tiếng Việt” [8] của tác giả Nguyễn Văn
Khang đã dành hẳn 3 chương nghiên cứu về từ mượn Hán trong tiếng Việt.
Xuất phát từ lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ, tác giả đã chú trọng phân biệt từ Hán
có cách đọc Hán Việt nhưng khơng nhập vào tiếng Việt và từ Hán có cách đọc
tiếng Việt nhập vào tiếng Việt; từ Hán Việt có từ Việt tương đương và từ Hán
Việt khơng có từ Việt tương đương ; vấn đề chuẩn hoá từ ngoại lại chung và từ
HánViệt nói riêng.
Cơng trình “Từ vựng gốc Hán trong Tiếng Việt” [9] - nhà nghiên cứu Lê
Đỉnh Khẩn đã chú trọng khảo sát 4 loại đơn vị gốc Hán quan trọng và cách thức
Việt hóa chúng: Tiếng và từ đơn gốc Hán, từ ghép, từ cố định và hư từ gốc Hán.

4


Tiếp đến là Từ điển Hán Việt [1] của Đào Duy Anh - ông đã làm ra công
cụ hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu và sử dụng quốc văn Việt Nam trong
suốt thời gian dài.
“Dạy cho học sinh nắm yếu tố và các kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong các
đơn vị định danh” [21] - tác giả Phan Thiều đã đề xuất phương pháp dạy từ Hán
Việt cho học sinh một cách có hiệu quả nhằm tạo cho học sinh một vốn cơ sở
để có thể tự mình tìm ra ngữ nghĩa của từ ghép mà các em gặp.
2.2. Những nghiên cứu từ Hán Việt ở tiểu học
Trong chương trình mơn Tiếng Việt ở tiểu học, số lượng từ ngữ Hán Việt

đã được đưa vào giảng dạy rất nhiều.Trong khi đó, vốn từ Hán Việt của học
sinh lại rất hạn chế.Chính vì thế, nghiên cứu từ Hán Việt ở trường học ngày
càng được nhận sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu.
“Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông” [18] của tác giả Đặng Đức
Siêu đã nghiên cứu ở khía cạnh nhận diện từ Hán Việt qua cái nhìn lịch sử để từ
đó ra phương pháp nắm vững vốn từ Hán Việt.

bài “Xử lí các yếu tố gốc Hán trong ngôn ngữ sách giáo khoa phổ
thông”
[4] - tác giả Phan Văn Các đã đi sâu vào khảo sát và thống kê từ Hán Việt trong
sách giáo khoa tiểu học và nhiều nhận xét về từ ngữ, ngữ Hán Việt. Bên cạnh đó,

tác giả cịn chỉ ra những thiếu sót của sách giáo khoa, đồng thời đề xuất phương
pháp dạy học từ Hán Việt ở tiểu học
Đáng chú ý hơn ở bài “Xung quanh vấn đề dạy và học từ Hán Việt” [20]
- tác giả Lê Xuân Thại đã nhấn mạnh việc tìm hiểu từ, vai trò của các yếu tố
cấu tạo từ đối với việc lí giải nghĩa của từ Hán Việt. Từ các yếu tố chúng ta có
thể hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa phát sinh của từ. Sau mỗi yếu tố cấu tạo
từ là một hình ảnh sinh động, phong phú góp phần nên giá trị thẩm mỹ, tăng
khả năng biểu cảm của từ Hán Việt.
5


Tác giả Hồng Trọng Canh đã có bài nghiên cứu “Từ Hán Việt và dạy
học từ Hán Việt ở tiểu học” [3] không chỉ giới thiệu những vấn đề cơ bản, nâng
cao và chuyên sâu của từ Hán Việt mà còn hướng dẫn sinh về những kĩ năng và
phương pháp dạy học từ ngữ Hán Việt cần thiết theo tinh thần đổi mới giảng
dạy đại học.
Trong luận văn “Dạy học từ Hán Việt qua phân môn Tập đọc cho học
sinh lớp 4” [24] - tác giả Nguyễn Thị Trang đã đi vào nghiên cứu việc dạy học

từ Hán Việt cho học sinh lớp 4 qua phân môn Tập đọc, tác giả đã nghiên cứu
sâu về lý thuyết và thực trạng của việc dạy học từ Hán Việt của trường tiểu học.
Trong khóa luận “Thực trạng và một số giải pháp dạy học từ Hán Việt cho
học sinh lớp 5 trường tiểu học Quyết Tâm thành phố Sơn La” [6] - tác giả Hoàng
Thị Thu Hiền đã nghiên cứu về chất lượng dạy và học từ Hán Việt của trường tiểu
học Quyết Tâm. Tác giả đã nghiên cứu được thực trạng giảng dạy tiếng Việt

ở trường tiểu học và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học từ Hán Việt ở trường tiểu học.
Luận văn nghiên cứu “Đặc điểm từ Hán Việt trong bộ sách giáo khoa
ở bậc tiểu học” [15] - tác giả Nguyễn Thị Minh Phương đã khảo sát số lượng,
tần suất từ Hán Việt có trong tồn bộ SGK từ lớp 1 đến lớp 5 và đã xây dựng
bảng từ Hán Việt trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học học nhằm góp
phần vào việc giảng dạy từ Hán Việt phù hợp, hiệu quả và biên soạn, chỉnh lý
SGK.
Nhìn chung, các nghiên cứu đã phần nào khái quát tương đối đầy đủ về
nguồn gốc lịch sử, cấu tạo ngữ nghĩa của từ Hán Việt. Tuy nhiên, hiện nay chưa
có cơng trình nghiên cứu hay tài liệu về dạy học từ Hán Việt theo chương trình
dạy học mới về phát triển năng lực. Từ đó, chúng tơi chọn luận văn “Dạy học
từ Hán Việt cho học sinh tiểu học lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực”
nhằm xác định những năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh lớp 5
thông qua việc dạy học từ Hán Việt.
6


3.

Mục đích nghiên cứu
Phát triển năng lực sử dụng từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 và chất lượng


sử dụng ngôn ngữ cho học sinh lớp 5. Đồng thời nâng cao chất lượng dạy và
học từ Hán Việt ở trường tiểu học.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là những năng lực được hình thành và phát triển cho học sinh
lớp 5 thông qua dạy học môn Tiếng Việt.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng dạy và học từ Hán
Việt thông qua môn Tiếng Việt 5 và những năng lực được hình thành và phát
triển cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học từ Hán Việt theo định hướng phát
triển năng lực.
6.
-

Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về việc dạy học từ Hán Việt

cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học.
- Xác định những năng lực được hình thành và phát triển cho học sinh lớp

5
-

thơng qua dạy học môn Tiếng Việt.
Thực nghiệm dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng

phát triển năng lực.
7.


Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tơi tiến hành thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản
pháp qui, các tài liệu nghiên cứu về dạy học, dạy học tiếp cận năng lực, kỹ năng
dạy học tiếp cận năng lực, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng dạy
học tiếp cận năng lực để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

7


7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Sử dụng hệ thống câu hỏi điều tra trên các đối
tượng là giáo viên, học sinh thông qua đó để khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ
năng dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học. Khảo sát
chương trình và sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 5 ở trường tiểu học.
-

Phương pháp thống kê: Thông kê số liệu khảo sát về dạy học từ Hán

Việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực.
-

Phương pháp chuyên gia: xin tư vấn thêm từ các chuyên gia có kinh

nghiệm về dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển
năng lực.
-


Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở kết quả hai mặt giáo dục

nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được và chưa được của các biện pháp bồi

dưỡng kỹ năng dạy học từ Hán Việt theo định hướng phát triển năng lực cho
giáo viên tiểu học
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
8.

Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của

luận văn được cấu trúc thành 3 chương. Cụ thể như sau:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
- Chương 2: Tổ chức dạy học từ Hán Việt cho học sinh lớp 5 theo định
hướng phát triển năng lực.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

8


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Từ Hán Việt
1.1.1.1. Khái niệm từ Hán Việt
Qua khảo sát, khái niệm từ Hán Việt có rất nhiều qua điểm khác nhau.
Đó là những quan niệm sau:
Tác giả Nguyễn Như Ý (1996) đã định nghĩa về từ Hán Việt trong “Từ
điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học” như sau: “Từ tiếng Việt có nguồn gốc

từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các
quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc
Hán”.
Tác giả Phan Ngọc đã viết trong “Mẹo giải nghĩa từ Hán - Việt” (2009)
như sau: “Xét về mặt lịch sử, một từ Hán Việt là một từ được viết ra bằng chữ
khối vuông của Trung Quốc nhưng lại phát âm theo cách phát âm Hán Việt,
người Việt vẫn dùng để đọc mọi văn bản viết bằng chữ Hán, dù đó là của người
Hán hay của người Việt. Xét về chữ, thì chỉ có chữ Hán mà khơng có chữ Hán
Việt. Hán Việt chỉ là cách phát âm riêng của người Việt về chữ Hán”.
“Từ Hán Việt và từ Việt gốc Hán là hai khái niệm có nội dung hoàn toàn
trùng khớp với nhau. Nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì khơng nên hiểu
“Từ Hán Việt” là “tồn bộ các từ Việt gốc Hán” và khơng phải mọi từ mượn từ
tiếng Hán đều là từ Hán Việt. Từ Hán Việt nói ở đây là từ mượn gốc Hán và
được đọc theo âm Hán Việt.” (Đặng Đức Siêu - “Dạy và học từ Hán Việt ở
trường phổ thông”, 2001). Trong “Từ ngoại lai trong tiếng Việt” (Nguyễn Văn
Khang, 2007), từ Hán Việt được định nghĩa như sau: “Tất cả những từ Hán có
cách đọc Hán Việt đã có ít nhất một lần sử dụng trong tiếng Việt như một đơn
vị từ vựng trong văn cảnh giao tiếp thì đều được coi là từ Hán Việt”.

9


Với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học, từ Hán Việt được giải thích
là từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng
Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm và ngữ pháp, ngữ nghĩa của
tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán. (Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn
ngữ học - NXB GD)
Theo lời giải thích trên thì từ Hán Việt và từ Việt gốc Hán là hai khái
niệm có sự giao nhau, khơng phải từ Hán Việt là toàn bộ từ Việt gốc Hán và
cũng không phải mọi từ mượn tiếng Hán là từ Hán Việt.

Trong tiếng Việt từ gốc Hán được chia làm hai bộ phận chính:
- Từ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt: quốc gia, thành thị, thiên hạ, nhan
sắc,…
- Từ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt bao gồm những từ:
+ Những từ vào Việt Nam trước thời Đường gọi là những từ Hán cổ:
buồng, buồm, cởi, xe, ngà, đìa, chém,…
+
+

Những từ Hán Việt được Việt Hóa: in, dao, vuông, gừng,…

Những từ gốc Hán tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ qua cách phát

âm địa phương nào đó của tiếng Hán hiện đại: tài xế, mì chính, vằn thắn, xá
xíu,…
Từ hai bộ phận chính trên chúng ta thấy rằng không phải mọi từ mượn từ
tiếng Hán đều là từ Hán Việt. Từ Hán Việt ở đây là những từ mượn gốc Hán và
được đọc theo âm Hán Việt. Như vậy, những từ mượn tiếng Hán trước đời
Đường gọi là những từ Hán cổ, những từ mượn theo con đường khẩu ngữ (nói
theo âm Trung Quốc bây giờ) và những từ Hán Việt bị Việt hóa khơng được coi
là từ Hán Việt. Vì từ ngữ gốc Hán nhưng khơng đọc theo âm Hán Việt và chỉ
được coi là những từ Việt gốc Hán (vì những từ đó đã được nhập vào hệ thống
từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ
pháp của tiếng Việt).
10


Như vậy, chúng tơi hồn tồn nhất trí với các quan điểm trên, vì những
quan điểm đó đều xuất phát từ những khía cạnh, góc nhìn và cách giải quyết
khác nhau. Từ đó, chúng tơi có phát biểu khái qt về khái niệm từ Hán Việt

như sau:
“Từ Hán Việt là những từ mượn tiếng Hán, được đọc theo cách đọc
Hán Việt và nhập vào từ vựng tiếng Việt.” 1.1.1.2. Đặc điểm của từ Hán Việt
Nguồn gốc, lịch sử của từ Hán Việt là gốc Hán, được người Việt tiếp
nhận và vay mượn trong thời gian dài nên từ Hán Việt có đặc điểm về cấu tạo,
ngữ nghĩa và phong cách như sau:
a.

Đặc điểm về cấu tạo của từ Hán Việt

Căn cứ vào phương thức cấu tạo, từ ngữ Hán Việt chia thành hai loại: từ
Hán Việt đơn tiết và từ Hán Việt đa tiết.
* Đặc điểm cấu tạo từ Hán Việt đơn tiết
Những từ Hán Việt có ý nghĩa rõ ràng, có khả năng hoạt động tự do, đều
được gọi là từ Hán Việt đơn tiết.
Từ Hán Việt đơn tiết thường có nghĩa từ vựng gọi tên những sự vật, đặc
điểm, tính chất mà tiếng Việt chưa có để gọi tên, nên khi đi vào kho từ vựng
tiếng Việt chúng vẫn giữ được khả năng hoạt động tự do.
Đại bộ phận từ Hán Việt đơn tiết trong tiếng Việt là danh từ.
Ví dụ:
- Danh từ chỉ người, như: tướng, quân, quan,…
- Danh từ chỉ động vật, như: hổ, báo, phượng, long, ly, quy, …
- Danh từ chỉ thực vật, như: tùng, trúc, cúc, mai,táo, bách, lê, …
- Danh từ chỉ bộ phận cơ thể như: đầu, não, tủy, thận, …
-

Danh từ chỉ đơn vị hành chính như: thơn, xã, ấp, huyện, thị, tỉnh, thành

phố,…
- Danh từ chỉ đồ vật như: sách, bút, phấn,…

11


- Danh từ chỉ kết quả của hoạt động tinh thần: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,
tâm, đức, tài, tính, tình, …
Cịn tính từ, động từ loại này khi đi vào tiếng Việt, khả năng hoạt động tự
do là không nhiều (chỉ khoảng trên hai trăm từ).
Ví dụ: ẩn (kín), ban (thưởng), biên (thư), cải (lại), cấp (cho), cầu (mong), ….

Từ Hán Việt đơn tiết có mặt trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Do
du nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt với số lượng lớn nên các từ Hán Việt
đơn tiết xuất hiện nhiều và chia thành từng nhóm.
Ví dụ:
-

Trường từ vựng khí hậu - thời tiết được bổ sung các từ băng, tuyết bên

cạnh các từ gió, bão, mưa, dơng,…
- Trường từ vựng thời gian được bổ sung các từ: giáp, kỉ bên cạnh các
từ
giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm,…
-

Trường từ vựng chỉ số đếm tiếng Việt đã đến nghìn nên các từ Hán Việt

bổ sung các từ trên một nghìn như vạn, ức, triệu,…
- Trường từ vựng thực vật, động vật được bổ sung hàng loạt các khái niệm

mới:
đậu, cam, ngô, liễu, lê, tùng, cần, hồi, ngải, quế, sâm, cúc, lan, huệ,…

(động vật) nhạn, yến, hạc, cốc, kình, nghê, loan, phượng,… (thực vật).
-

Trường từ vựng tâm lí, tình cảm được bổ sung các từ Hán Việt như:

sầu, muộn, khổ, oán, hận, thù, nhục,…
Các từ đơn tiết tiếng Hán trở thành từ đơn tiết Hán Việt hoạt động tự do
trong tiếng Việt, chúng đã trở nên rất quen thuộc, gần gũi và dễ hiểu với người
Việt. Vì vậy, cảm thức tự nhiên của người Việt thường cho các từ đó là từ thuần
Việt.
* Đặc điểm cấu tạo từ Hán Việt đa tiết
Dựa vào phương thức cấu tạo, từ Hán Việt đa tiết (từ phức) cũng như từ
thuần Việt được chia thành hai loại: từ ghép và từ láy.

12


- Từ ghép Hán Việt
Có hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là loại từ ghép được cấu tạo bởi một thành tố chính
và một thành tố phụ. Nghĩa của thành tố này quy định, hạn chế, bổ sung nghĩa
cho thành tố kia để tạo nên một nghĩa hồn chỉnh.
Từ ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:
Yếu tố chính là danh từ: học sinh, thanh niên, nhân loại, tác phẩm,…
Yếu tố chính là động từ: ưu đãi, ám thị, tốc kí, cao hứng, hậu tạ, …
Yếu tố chính là tính từ: tối tân, cực đại, tương phản, thậm tệ,…
Từ ghép có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
Loại từ ghép này có số lượng ít hơn, yếu tố chính đứng trước có tính chất
từ loại khác nhau.

Yếu tố chính là yếu tố động: cách mạng, xuất bản, vệ sinh, thương tâm,
nhập ngũ, tốt nghiệp, lưu tâm, đả đảo, phóng đại, đề cao, thuyết minh,…
Yếu tố chính là yếu tố chỉ tính chất: nhiệt tình, n vị, n trí, bổ huyết,
tinh ý, mãn ý,…
+

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập Hán Việt có cấu tạo như từ ghép đẳng lập thuần Việt.
Trong đó các yếu tố cấu tạo từ có vai trò ngữ pháp ngang nhau, cùng chỉ một
phạm trù, có quan hệ đồng nghĩa hay lien quan đến nhau trong một trường
nghĩa, hoặc trái nghĩa, vì vậy mà nó tạo cho từ có nghĩa khái quát, tổng hợp.
Phân loại từ ghép đẳng lập Hán Việt dựa theo ý nghĩa và ngữ pháp:
- Phân loại dựa theo ý nghĩa các thành tố
+

Nghĩa tương đồng: Hai thành tố tạo nên loại từ ghép này có nghĩa

tương tự, nghĩa giống nhau, có thể dùng cái này để giải nghĩa cái kia hoặc gợi ý
nghĩa cho cái kia.
Ví dụ: hư vơ, minh bạch, chu đáo, vĩ đại, băng giá, linh thiêng, kì lạ, dối
trá,…
13


+

Nghĩa tương quan: Hai thành tố đứng cạnh nhau, chỉ những sự vật,

hiện tượng gần gũi nhau, có quan hệ với nhau, nhắc đến cái này là có thể nghĩ

ngay đến cái kia.
Ví dụ: vĩnh viễn, sơn thủy, phụ mẫu, tù đày, tranh giành,…
+ Nghĩa tương phản: Hai thành tố có ý nghĩa khác nhau, trái ngược
nhau. Ví dụ: lợi hại, thắng bại, tả hữu, thưởng phạt, trầm bổng,…
- Phân loại dựa theo khả năng hoạt động cú pháp
+

Từ ghép đẳng lập là danh từ

Ví dụ: nhân dân, nhân nghĩa, gia đình, quốc gia, âm nhạc, nhân vật, học
vấn, hi vọng, ngôn ngữ, cáo thị, thị phi, trầm bổng, thiện ác, bình qn,…
+

Từ ghép đẳng lập là động từ

Ví dụ: đấu tranh, chiến đấu, phẫn nộ, điều tra, trụy lạc, tiếp nhận, giáo
dưỡng, kiến trúc, phiêu lưu, biểu thị, đả phá, tàn sát, thương vong,…
+ Từ ghép đẳng lập gốc Hán là tính từ
Ví dụ: vĩ đại, thành thực, đặc thù, lương thiện, hạnh phúc, phú quý, khổ
sở, sung sướng, cơ hàn, tán thưởng, phong phú, hoảng hốt,…
Trong từ ghép Hán Việt cịn có loại từ ghép trùng lặp. Đó là những từ
được cấu tạo bởi hai đơn vị có kết cấu âm tiết và ý nghĩa hoàn toàn giống nhau,
sau khi được lắp ghép thành một chỉnh thể trở thành một từ ghép song âm. Ví
dụ: gia gia, xứ xứ, nhân nhân,… Những từ được cấu tạo theo kiểu này thường
được dùng để biểu thị sự toàn thể, toàn bộ, khắp lượt, liên tục, lặp đi lặp lại.
- Từ láy Hán Việt
+

Cả hai thành tố là Hán Việt: đinh ninh, lâm li, độc đốn, đường hồng,


lam lũ, khang trang, tư lự, do dự,…
+

Có thể chỉ có một thành tố là yếu tố Hán Việt: biền biệt, não nùng, bạc

bẽo, nhục nhã,...
b. Đặc điểm về ngữ nghĩa của từ Hán Việt
Các từ ngữ Hán Việt khi được nhập vào tiếng Việt trở thành một bộ phận
của từ vựng tiếng Việt và chúng hoạt động theo quy luật tiếng Việt, vì vậy ngữ
nghĩa của các đơn vị gốc Hán có thể thay đổi so với tiếng Hán.
14


*

Sự thu hẹp nghĩa

Thu hẹp nghĩa có thể được hiểu như sau:
Thứ nhất, là việc không mang tất cả các nghĩa vốn có trong tiếng Hán
vào trong tiếng Việt.
Ví dụ: nhất trong tiếng Hán có tới 13 nghĩa như “tất cả”, “thống nhất”,
“cùng nhau”, “mỗi lần”, “mỗi một”,… nhưng khi vào tiếng Việt, nhất mang nội
dung ngữ nghĩa là “số đếm”, “số thứ tự” và “biểu thị mức độ” (với phạm
vi kết hợp hạn chế): (1) Một (kết hợp hạn chế): Quần áo chỉ có nhất bộ ; (2) Ở
vị trí trên hết trong xếp hạng: Hạng nhất ; (3) Đạt đến mức cao nhất: Học giỏi
nhất lớp.
Thứ hai, là việc bớt các nghĩa, cũng có khi là sự hạn chế phạm vi sử
dụng từ Hán Việt với nghĩa cụ thể.
Ví dụ: bì trong tiếng Hán có nghĩa là “tổ chức mặt bên ngoài của người
hay sinh thực vật”. Với nghĩa này, bì tương đương với các cách dùng trong

tiếng Việt: “da của người” (nhân bì), “da của động vật” (trư bì, ngưu bì), “vỏ
của thực vật” (thụ bì). Nhưng hiện nay trong tiếng Việt, bì chuyển nghĩa theo
hướng thu hẹp: (1) Da của lợn, bò,… dùng làm thức ăn; (2) Mơ bọc mặt ngồi
cơ thể sinh vật (nghĩa chun mơn); lớp vỏ ngồi của một số giống cây.
*

Mở rộng nghĩa

Mở rộng nghĩa có thể được hiểu là việc các nét nghĩa cũng có khi được
mở rộng cách dùng hoặc thêm các nghĩa mới.
Ví dụ: Từ bì ngồi ba nghĩa nêu ở trên được đồng hóa theo hướng thu
hẹp nghĩa, còn phát triển thêm nghĩa mới “vật dùng làm bao, làm vỏ bọc ngồi
của hàng hóa” và một cách dùng mới mang tính khẩu ngữ “vật đựng thư để
gửi; phong bì”.
*

Sự biến đổi nghĩa

Có một số từ tiếng Hán khi trở thành từ Hán Việt thì có xu hướng nghĩa
của chúng chuyển nghĩa rất xa hoặc thay đổi hẳn so với nghĩa trong tiếng Hán.
Ví dụ: khơi ngơ (Hán) vốn có nghĩa là người “to lớn, cao lớn”, vào tiếng
Việt lại có nghĩa là “mặt mũi sáng sủa dễ coi” (gương mặt khôi ngô) ;
15


c.

Đặc điểm về phong cách từ Hán Việt

Thứ nhất, từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, lịch sự: yết kiến, tiếp

kiến, hội kiến, phu nhân,…
Ví dụ:
+Phu nhân Chủ tịch nước xếp hàng, dùng cơm 2.000 đồng với người nghèo.

+

Hai đệ nhất phu nhân Michelle Obama và Bành Lệ Viện công bố video

chúc mừng gấu trúc Bảo Bảo mới sinh tại Mỹ, nhân dịp nó trịn 100 ngày tuổi.
Thứ hai, từ Hán Việt mang sắc thái tao nhã, tránh tục hoặc tránh ghê rợn:
nan y, hoả hoạn, tử vong, thương vong, từ trần, phúng, mai táng, tử thi mãn
nguyệt khai hoa, động phịng hoa chúc,...
Ví dụ:
+

Cứu sống bệnh nhân nấm phổi gây thổ huyết nghiêm trọng.

+
Ta thường nói khoa sản chứ khơng nói khoa đẻ, nói bức tranh
khỏa thân

chứ khơng nói bức tranh cởi chuồng, nói hỏa táng thay cho nói đốt xác,…
Thứ ba, từ Hán Việt mang sắc thái sách vở:
Ví dụ: Từ Hán Việt “song hành” có nghĩa cùng đi, đi đơi, tiến hành song
song. Từ này ít xuất hiện trong các diễn đạt thơng thường, càng ít trong khẩu
ngữ. Nó thường được dùng trong tiêu đề bài báo hoặc bài nói chuyện:
+

Cơ hội song hành cùng thách thức.


+

Đội tuyển bóng đá Việt Nam: Song hành với gian nan.

Thứ tư, từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, trừu tượng: phụ vương, ái phi,
đồng môn, đồng tuế, sĩ tử, muội, đại ca, tiểu đệ, nương nương, bản phủ, huynh,....

Ví dụ:
+

Quán quân Đăng Quân - Bảo Ngọc tái ngộ khán giả Got Talent.

+

Văn chương cổ xuý lòng yêu nước.

Thứ năm, từ Hán Việt mang sắc thái thuật ngữ:
Chúng ta hãy cùng khảo sát các cặp từ sau đây:
Cặp từ: bộ hành - đi bộ

16


Từ Hán Việt bộ hành có nghĩa là “đi bộ”, nhưng lại mang tính thuật ngữ cao.
Ví dụ: Nhằm góp phần bảo đảm an tồn giao thơng, thời gian qua, thành phố
Hà Nội đã đầu tư nguồn kinh phí lớn để xây dựng cầu vượt, hầm bộ hành cho
người đi bộ.
1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
1.1.2.1. Khái niệm năng lực?
Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh

“competentia”. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác
nhau. Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân
đối với một công việc. Khái niệm năng lực được dùng ở đây là đối tượng của
tâm lý, giáo dục học. Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Năng lực là
một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm.
Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động. Năng lực hành
động là một loại năng lực, nhưng khi nói phát triển năng lực người ta cũng hiểu
đồng thời là phát triển năng lực hành động. Chính vì vậy trong lĩnh vực sư
phạm, năng lực cịn được hiểu là: Khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu
quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống
khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu
biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm
năng lực được sử dụng như sau:
Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy
học được mô tả thơng qua các năng lực cần hình thành.
Trong chương trình, những nội dung học tập và hoạt động cơ bản được
liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực.
Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn...
17


×