Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

VĂN học GIỚI THIỆU TRUYỆN NGẮN một ĐAM mê TRONG SA mạc của BALZAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.16 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
***
TRÀO LƯU HIỆN THỰC PHÁP VÀ HONORÉ DE BALZAC

GIỚI THIỆU TRUYỆN NGẮN

MỘT ĐAM MÊ TRONG SA MẠC
(HONORÉ DE BALZAC)

Lớp: Cao học ngành VHNN đợt 2, năm 2013
Học viên: Phạm Hồng Phượng
GVHD: TS. Thái Thu Lan

Thành phố Hồ Chí Minh, 2014


DÀN Ý
1.

Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn Một đam mê trong sa mạc

(Honoré de Balzac)
Tóm tắt nội dung truyện.
Đây là một truyện ngắn “hoàn hảo”, đáp ứng mọi mong đợi của độc giả.
Một đam mê trong sa mạc đem lại cho độc giả một góc nhìn mới để khám phá tiểu
thuyết gia vĩ đại tưởng như đã vô cùng quen thuộc Honoré de Balzac.
2. Trí tưởng tượng kỳ diệu
Balzac viết truyện này khi ông chưa một lần đặt chân đến sa mạc. Và câu
chuyện quá kỳ lạ để đoan chắc nó là sản phẩm của hiện thực hồn tồn. Điều đó


cho thấy truyện được thành hình nhờ tưởng tượng kỳ diệu của tác giả.
3. Lối miêu tả chân thực, lời văn giàu chất thơ
Truyện được kể bằng lối miêu tả chân thực, giản dị. Độc giả đơn giản là bị
cuốn theo lời kể như bước vào một chuyến phiêu lưu. Lời văn đẹp đẽ, giàu hình
ảnh, nhạc tính.
4. Câu chuyện của những cảm xúc tinh tế - chuyến phiêu lưu tâm lý
Con vật có cảm xúc và đam mê như con người chứ? Truyện thực chất gợi
nhiều suy tư hơn là khẳng định về những điều tốt đẹp ẩn sâu trong tâm hồn con
người. Đây là câu chuyện của những cảm xúc tinh tế.
5. Kết luận
Những ai yêu mến Balzac vì những thiên tiểu thuyết đậm chất hiện thực với
văn phong quen thuộc không thể không thêm yêu mến một Balzac mới mẻ và vẫn
đầy tài hoa trong mảng truyện ngắn, mà Một đam mê trong sa mạc là minh chứng
rõ nét.


BÀI VIẾT
Một đam mê trong sa mạc (nguyên tác: Une Passion dans le Dèsert, tên
tiếng Anh: A Passion in the Desert) là truyện ngắn của đại văn hào người Pháp

Honoré de Balzac viết năm 1832.
Chúng ta có truyện trong truyện. Một người đàn ông và một phụ nữ cùng
đi xem xiếc thú. Cơ gái hồ nghi về việc có thể thuần hóa một con thú dữ hay
khơng. Người đàn ơng cam đoan là con vật cũng có thể có tâm hồn và cảm xúc
như con người, đồng thời dẫn chứng bằng câu chuyện được một cựu binh kể lại.
Trong cuộc chiến tại Ai Cập, một anh lính Pháp người vùng Provence bị
lạc trong sa mạc sau khi trốn thoát khỏi kẻ thù. Giữa sa mạc mênh mông, kẻ bộ
hành cô độc là anh cuối cùng cũng tìm được một ốc đảo nơi có thể duy trì sự sống.
Mệt mỏi, anh ngủ thiếp đi trong hang động. Sáng ngày hôm sau anh phát hiện
mình khơng chỉ có một mình. Cái hang này đã có chủ nhân, đó là một con báo

đốm – một con báo đốm cái với vóc dáng đẹp đẽ, hoang dại, đầy sức mạnh của
loài động vật săn mồi. Anh vô cùng sợ hãi sẽ bị làm mồi cho thú dữ. Thế nhưng
con báo không xé xác anh ngay như anh lo sợ. Nó đã đi săn tối qua và đang no nê.
Suy tính mọi lối thốt nhưng đều không khả thi, anh đâm liều và lấy lại được tính
gan dạ, vui tươi vốn có. Anh dỗ dành, âu yếm con báo như với một con mèo nhà.
Con báo, kỳ lạ thay, để mặc anh vuốt ve, chơi đùa. Người và vật dần khăng khít
với nhau. Con báo trở nên thuần hơn, thậm chí nó cịn quen với cái tên anh gọi
“Mignonne” (“Em yêu” – cái tên anh từng gọi bạn gái cũ). Anh nhận ra vẻ đẹp
hoang dã mà kiêu kỳ của con báo gần với vẻ đẹp của một người đàn bà. Anh vừa
dỗ dành con báo, vừa tìm cách trốn. Con báo để mặc anh đi quanh đó nhưng vẫn
theo dõi anh. Một lần bỏ trốn, anh rơi xuống bãi cát lún nhưng được con báo cứu
sống. Tình cảm người và vật lại tiếp tục đẩy đưa như thế giữa cảm tình và sự đề
phịng lẫn nhau cho tới khi anh thọc dao vào cổ con báo trong lúc chơi đùa vì hiểu
nhầm nó định hại mình. Con vật chết trước mắt anh, khơng hề có chút ốn hận
trong ánh nhìn. Về sau anh lính được cứu khỏi sa mạc và đến nhiều nơi trên thế
giới, nhưng với anh, không đâu được bằng sa mạc, lộng lẫy và huy hoàng.


Truyện về sau được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh cùng tên (Passion
in the Desert) của đạo diễn Lavinia Currier, ra mắt tháng 6/1998.
Đây là một truyện ngắn “hoàn hảo” đặt trong cốt truyện mới mẻ, kỳ lạ. Với
trí tưởng tượng kỳ diệu và lối miêu tả chân thực, giản dị bằng lời văn đẹp đẽ, giàu
chất thơ, truyện lơi cuốn người đọc hồn tồn. Dung lượng khơng dài, truyện
truyền tải trong nó những băn khoăn của con người về nhiều khía cạnh tinh tế và
phức tạp của tâm hồn. Mỗi độc giả với mối quan tâm khác nhau có thể đắm chìm
vào truyện ở địa hạt mà mình lưu tâm: Chuyện phiêu lưu, chiến tranh và phẩm
chất người lính; Một cái nhìn mang tính thời điểm lịch sử về phương Đơng, Tình
bạn kỳ lạ nảy sinh trong một hồn cảnh kỳ lạ; Tình u và những vấn đề mn
thuở của nó: lịng tin, sự ghen tng, lịng hy sinh…; Mối quan hệ đàn ông – đàn
bà trong ái tình, Lý giải tâm lý con người…

Một điều cần lưu ý là Balzac chưa hề đặt chân đến bất cứ sa mạc nào khi
viết truyện ngắn này. Chỉ với trí tưởng tượng kỳ diệu, ông đã dựng nên bối cảnh
của câu chuyện nơi vùng cát bỏng còn sinh động và ấn tượng hơn cả những người
từng sống ở đó. “Sa mạc ghê gớm và mù mịt trải dài ngút tầm mắt, chói sáng như
chất thép bừng lên vì được chiếu rọi dưới ánh mặt trời. Anh tưởng nhìn thấy một
đại dương bất tận. Cứ như thể chung quanh anh là một biển băng hay một chuỗi
những hồ nước đang phản chiếu. Hơi nóng ngùn ngụt bốc lên thành từng vệt tạo ra
những cơn sóng nhiệt vĩnh viễn càn quét trên lục địa căng phồng này. Bầu trời
phương Đông rực đỏ chói lọi với vẻ trong mờ mơ hồ, đầy nỗi thất vọng, như thể
dù cho ta có nới rộng trí tưởng tượng đến đâu cũng chỉ là vơ ích. Thiên đàng, mặt
đất, tất thảy chìm trong lửa.”
Tài năng của bậc thầy hiện thực Balzac trong miêu tả nhân vật thì đã được
công nhận từ sớm. Trong truyện ngắn này, nhân vật được miêu tả lại không phải
con người, mà là báo đốm - nữ hoàng của sa mạc. Balzac rất tài tình khi miêu tả
Mignonne, mà “nổi trội là sự tàn nhẫn lạnh lùng của lồi cọp, kèm đó là sự tương
đồng mơ hồ với khuôn mặt một người đàn bà đỏng đảnh”. Cả vẻ bề ngoài duyên
dáng uyển chuyển đến sự phức tạp trong tính cách, con báo được tác giả dụng


công miêu tả để rồi trở thành “nhân vật nữ chính” trong Một đam mê trong sa
mạc. Cũng cần phải xét đến nhân vật kể chuyện, cũng chính là nhân vật nam chính
của chúng ta, người lính. Thế nhưng, đó có phải người kể chuyện đáng tin khơng?
Thái độ và tình cảm của con báo với anh và ngược lại được kể khách quan đến
đâu? Mối băn khoăn này không gây mơ hồ, ngược lại càng hấp dẫn người đọc.
Một ưu điểm nữa của truyện là được kể rõ ràng, khúc chiết, giản dị, không
một chút thừa thãi, và ngôn ngữ thì đẹp đẽ, sinh động. Cốt truyện vừa mới mẻ, kỳ
lạ, vừa chặt chẽ, lôi cuốn người đọc. Hơn thế nữa, truyện đưa người đọc đến nhiều
cung bậc cảm xúc và gợi nhiều suy tư. Trong số đó, mối tình thân kỳ lạ khó xác
định giữa người và vật là một trường hợp mà phê bình phân tâm học có mơi
trường để nghiên cứu sâu kỹ. Những biến đổi tâm lý của nhân vật người lính và

kéo theo đó là thay đổi trong cách anh nhìn cơ bạn đồng hành báo đốm Mignonne
tưởng đơn giản mang hơi hướng một “chuyện tình” kỳ lạ, thực ra rất phức tạp.
Những gì đã diễn ra trong trí óc và tâm hồn của một kẻ tù nhân của sa mạc, con
nhện bị giăng lưới trong sự cô độc, sợ hãi, tuyệt vọng? Anh đã ao ước khao khát gì
trong những giấc mơ về quê nhà, người thân, người yêu dấu? Anh nghĩ gì khi thốt
lên “Sa mạc có mọi thứ, và cũng chẳng có gì hết.”, và rằng “Chúa ngự trị đó, thiếu
vắng con người.”?
Và cịn tình u, lịng ghen tng, sự tin tưởng, sự hy sinh, lịng bội
phản,... Mối tình thân của người và vật giữa chốn sa mạc hoang vu sao lại gợi nhắc
nhiều đến thế những vấn đề sâu sắc mà con người phải đối mặt trong đời. So với
loài vật, con người có thực sự xứng đáng với những điều tốt đẹp mà họ nhận về
mình khơng? Thực chất câu chuyện là một chuyến phiêu lưu tâm lý đặc sắc.
Một đam mê trong sa mạc cho ta gặp gỡ một Balzac quen thuộc của những
tiểu thuyết đồ sộ của Tấn trò đời, đồng thời cũng rất mới mẻ, lạ lẫm. Với dung
lượng nhỏ của thể loại truyện ngắn, chất văn của Balzac lại càng được chắt lọc,
gây men say cuốn hút trong lòng độc giả.


Tài liệu tham khảo
1. Honoré de Balzac, Volume 5, A Passion in the Desert (Introductions by
George Saintsbury, The Review of Reviews CO., New York)
2. Honoré de Balzac-một bậc thầy chủ nghĩa hiện thực (Đỗ Đức Dục,
NXB Hải Phòng, 2002)
3. Các tác gia lớn của Văn học Pháp Thế kỷ XIX (Thái Thu Lan, NXB
Giáo Dục, 2002)
4. Ba bậc thầy Dostoevski, Balzac, Dickens (Stefan Zweig, Nguyễn
Dương Khư dịch, NXB Giáo Dục, 1996)
5. A Passion in the Desert (Translated by Ernest Dowson, The Project
Guternberg Ebook, 2013)
/>6. Balzac (Edgar Evertson Saltus - Houghton, Miffin, and Company’s,)

/>7. Balzac (Emile Faguet - Houghton, Miffin, and Company’s,1914)
/>8. Văn học phương Tây, Phần V, Chương V: Honoré de Balzac (Nhiều tác
giả, NXB Giáo Dục, 2003)



×