Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hoàn thiện hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.95 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI CAO NGUYÊN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN
LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI CAO NGUYÊN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN
LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số : 60 34 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH ĐẠT

Đà Nẵng – Năm 2019




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn .............................................................................. 5
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ........................................................ 11
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ........................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm ngân sách Nhà nƣớc .................................................... 11
1.1.2. Khái niệm thu ngân sách Nhà nƣớc .............................................. 11
1.1.3. Quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc .................................................. 12
1.1.4. Ý nghĩa hoạt động quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc .................... 13
1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO
BẠC NHÀ NƢỚC .......................................................................................... 14
1.2.1. Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của Kho bạc nhà nƣớc và sự phối
hợp giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý thu NSNN ............................. 14
1.2.2. Các nguyên tắc quản lý thu NSNN qua Kho bạc nhà nƣớc .......... 17
1.2.3. Các hình thức thu Ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc ... 18
1.2.4. Nội dung hoạt động quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc
nhà nƣớc .......................................................................................................... 20
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ........................ 23



1.3.1. Các yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc ........................... 23
1.3.2. Yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ ... 24
1.3.3. Yếu tố về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý thu Ngân
sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc............................................................. 25
1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ........................ 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐÀ NẴNG .............. 30
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐÀ NẴNG......................... 30
2.1.1. Tổ chức bộ máy của Kho bạc nhà nƣớc Đà Nẵng ........................ 30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc nhà nƣớc Đà Nẵng ... 30
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐÀ NẴNG ....................................... 32
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý và phƣơng thức thu Ngân sách nhà nƣớc
qua Kho bạc nhà nƣớc Đà Nẵng ..................................................................... 32
2.2.2. Hoạt động quản lý thu NSNN qua KBNN Đà Nẵng .................... 37
2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐÀ NẴNG.................................................... 43
2.3.1. Kết quả công tác lập kế hoạch thu ngân sách nhà nƣớc ............... 43
2.3.2. Kết quả công tác tổ chức thực hiện thu ngân sách nhà nƣớc và
hạch toán kế toán ............................................................................................. 46
2.3.3. Kết quả hoạt động thu Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng theo hàng năm .................................................................................. 50
2.4. KHẢO SÁT CÁC ĐỐI TƢỢNG NỘP NGÂN SÁCH VỀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC
ĐÀ NẴNG....................................................................................................... 56


2.4.1. Mô tả mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu.......................................... 56

2.4.2. Thông tin chung về đơn vị đƣợc phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn . 57
2.4.3. Thực trạng hoạt động quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc qua Kho
bạc nhà nƣớc Đà Nẵng qua kết quả điều tra ................................................... 58
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ NHỮNG
HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐÀ NẴNG ........................ 60
2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................ 60
2.5.2. Những hạn chế, tồn tại .................................................................. 62
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ...................................... 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 68
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ
NƢỚC ĐÀ NẴNG ......................................................................................... 69
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KHUYẾN NGHỊ ............................................... 69
3.1.1. Chiến lƣợc phát triển Kho bạc nhà nƣớc đến năm 2020 .............. 69
3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện hoạt động quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc
qua Kho bạc nhà nƣớc Đà Nẵng ..................................................................... 71
3.2. CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐÀ NẴNG
NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC .......................................................... 72
3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động quản lý thu Ngân sách nhà
nƣớc ................................................................................................................. 73
3.2.2. Đẩy mạnh các hình thức thu NSNN hiện đại bằng việc triển khai
mở rộng ủy quyền thu NSNN cho các NHTM. .............................................. 74
3.2.3. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin và hồn thiện hạ tầng
cơng nghệ thơng tin ......................................................................................... 75


3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý thu NSNN qua Kho
bạc nhà nƣớc Đà Nẵng .................................................................................... 76

3.2.5. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ quản lý, điều hành và cán bộ quản lý
thu NSNN của hệ thống KBNN ...................................................................... 78
3.2.6. Nâng cao khả năng dự báo, giám sát các khoản thu NSNN ......... 80
3.3. CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN KHÁC ................... 82
3.3.1. Khuyến nghị với Bộ tài chính ....................................................... 82
3.3.2. Khuyến nghị với Kho bạc nhà nƣớc ............................................. 83
3.3.3. Khuyến nghị với các cơ quan thu ................................................. 83
3.3.4. Khuyến nghị với NHTM nhận Uỷ nhiệm thu ............................... 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN
KIỂM DUYỆT HÌNH THỨC LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

CSDL

: Cơ sở dữ liệu

DMDC

: Danh mục dùng chung

KBNN

: Kho bạc nhà nƣớc


NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại

NSNN

: Ngân sách nhà nƣớc

NNT

: Ngƣời nộp thuế

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TCS

: Tax Collection System
(Chƣơng trình thu thuế tập trung)

TP

: Thành phố

TT-TDDLTW

: Trung tâm trao đổi dữ liệu trung ƣơng

VPHC


: Vi phạm hành chính

XDCB

: Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

2.2

Dự toán Thu NSNN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ
năm 2015 đến 2017
Bảng tổng hợp kết quả tổ chức thu NSNN của KBNN
Đà Nẵng từ năm 2015 -2017

Trang

44

47


2.3

Kết quả hoạt động thu NSNN tại KBNN Đà Nẵng năm 2015

51

2.4

Kết quả hoạt động thu NSNN tại KBNN Đà Nẵng năm 2016

53

2.5

Kết quả hoạt động thu NSNN tại KBNN Đà Nẵng năm 2017

54

2.6

Cơ cấu mẫu điều tra

57

2.7

2.8

2.9


Đánh giá của Ngƣời nộp thuế về thái độ CBCC KBNN
trong giao dịch thu NSNN
Đánh giá về kỹ năng nghiệp vụ của CBCC KBNN Đà
Nẵng trong hoạt động thu NSNN
Đánh giá về mức độ phức tạp của thủ tục thu NSNN qua
KBNN Đà Nẵng

58

59

59


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

biểu đồ
2.1

2.2

Tình hình Thu NSNN so với dự toán trên địa bàn TPĐN
trong 3 năm 2015-2017
Tỷ trọng trong hoạt động thu NSNN qua KBNN Đà Nẵng
từ năm 2015 đến 2017

Trang


45

47

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Sơ đồ tổ chức Kho bạc nhà nƣớc Đà Nẵng

30

2.2

Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN

33


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nƣớc có vai trị then chốt trong tất cả các hoạt động quản
lý điều hành của nhà nƣớc. Thông qua huy động nguồn tài chính, NSNN thực
hiện cân đối giữa các khoản thu chi của Nhà nƣớc, quản lý xã hội, điều chỉnh
kinh tế vĩ mô và vận hành bộ máy nhà nƣớc, đảm bảo thực hiện đầy đủ vai trị
điều hành đất nƣớc. NSNN hình thành và phát triển gắn với sự hình ra đời và
phát triển của kinh tế hàng hóa – tiền tệ trong các phƣơng thức sản xuất và
nhà nƣớc của từng cộng đồng. Nói cách khác, vai trò của NSNN và vai trò
của nhà nƣớc luôn gắn liền với nhau theo từng giai đoạn nhất định.
Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phƣơng có số thu NSNN
tăng cao trong những năm gần đây, số lƣợng đối tƣợng nộp ngân sách cũng
tăng nhanh và ngày càng phức tạp, đa dạng. Riêng trong năm 2017, tổng số
thu trên toàn địa bàn đạt 25.858 tỷ đồng, tăng 17,96% so với năm 2016.
KBNN Đà Nẵng cũng đã đẩy mạnh phối hợp với Cục thuế Đà Nẵng, Hải
quan Đà Nẵng và các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn trong việc hiện đại
hóa cơng tác thu nộp ngân sách, nhờ đó làm tăng hiệu quả của hoạt động quản
lý thu NSNN trên địa bàn.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, hoạt động quản
lý thu NSNN qua KBNN thành phố Đà Nẵng cịn có một số vấn đề chƣa phù
hợp. Nhƣ còn nhiều bất cập ở sự phối hợp giữa KBNN và các cơ quan trên
địa bàn Đà Nẵng trong công tác dự báo, lập dự toán thu ngân sách dẫn đến sai
lệch trong lập kế hoạch thu ngân sách; hoặc việc phối hợp giữa KBNN với
các hệ thống NHTM trong việc kiểm tra, đối chiếu số liệu, xử lý sai sót chƣa
hợp lý, dẫn đến giảm hiệu quả trong công tác tổ chức thu nộp ngân sách; và
một vài bất cập khác.


2

Hiện tại, chƣa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập chuyên sâu vào các

điểm bất cập nêu trên. Các cơng trình nghiên cứu trƣớc chỉ mới dừng ở các
giải pháp chung chung, trong các điều kiện thực tế khác biệt nên không thể áp
dụng tại địa bàn thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, việc các quy định, văn bản
mới chính thức có hiệu lực, nhất là Luật ngân sách 2015, Nghị định 163,
Thông tƣ 324 về thay đổi Mục lục ngân sách đã thay đổi cơ bản cách hạch
tốn các khoản thu ngân sách nhà nƣớc, từ đó tác động đến hoạt động quản lý
thu NSNN qua KBNN.
Chính vì vậy, nhằm hồn thiện hơn nữa hoạt động quản lý thu Ngân sách
Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc thành phố Đà Nẵng, tác giả chọn đề tài:
“Hoàn thiện hoạt động quản lý thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu về các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản
lý thu Ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc Đà Nẵng
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động quản lý thu
ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc.
- Phân tích thực trạng hoạt động quản lý thu NSNN qua KBNN Đà
Nẵng, đánh giá những mặt tích cực, những hạn chế và nguyên nhân những
hạn chế.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thu
NSNN qua KBNN Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu mới đang đặt ra giai đoạn tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nội hàm của quản lý thu NSNN qua KBNN là gì? Hoạt động quản lý
thu NSNN qua KBNN bao gồm những nội dung gì? Những tiêu chí nào đƣợc


3


sử dụng để đánh giá kết quả của hoạt động này?
- Thực trạng hoạt động quản lý thu NSNN qua KBNN Đà Nẵng diễn ra
nhƣ thế nào? Có những hạn chế gì? Do những ngun nhân nào?
- Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện hoạt động quản lý thu
NSNN qua KBNN Đà Nẵng?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn vê hoạt động quản
lý thu ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Đà nẵng. Cụ thể, tác giả sẽ
thực hiện nghiên cứu bộ phận kế toán của KBNN Đà Nẵng, đồng thời nghiên
cứu các tài liệu sau:
+ Báo cáo số liệu hoạt động thu NSNN qua KBNN Đà Nẵng
+ Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thu NSNN qua KBNN Đà Nẵng
qua các năm thực hiện nghiên cứu
+ Luật và các văn bản hƣớng dẫn hoạt động quản lý thu NSNN
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về hoạt động quản lý thu ngân
sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Đà nẵng.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung của hoạt động
quản lý thu NSNN qua KBNN trên địa bàn TP Đà Nẵng.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý thu
NSNN qua KBNN Đà Nẵng trong giai đoạn từ 2015-2017; các khuyến nghị
đề xuất có ý nghĩa đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn:


4


- Số liệu báo cáo tổng hợp hay chi tiết trong hoạt động quản lý thu
NSNN của các cơ quan thu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhƣ Sở tài chính,
Cục thuế, Cục Hải quan, Kho bạc nhà nƣớc Đà Nẵng.
- Các văn bản, báo cáo, nghị quyết của các cấp, các ngành và nguồn số
liệu thống kê
- Các tƣ liệu về hoạt động quản lý thu NSNN qua KBNN đã đƣợc đăng
tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết, kết quả các cuộc điều tra
của các tổ chức, các bài viết của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các
tài liệu đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu
Vận dụng lý luận chung về quản lý kinh tế và kinh tế học phát triển, lý
luận về quản lý thu NSNN qua KBNN. Kế thừa có chọn lọc kết quả các cơng
trình nghiên cứu trƣớc đây. Đồng thời sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp
phân tích, cụ thể:
- Phƣơng pháp phân tích thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
tổng hợp các dữ liệu nhằm phân tích những nội dung chủ yếu của đề tài, phân
tích số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang
tính khái quát cao làm nổi bật những nội dung chính của luận văn. Trên cơ sở
chuỗi số liệu thu thập đƣợc từ năm 2015 đến năm 2017, luận văn sẽ phân tích
và đƣa ra những chỉ tiêu nhằm đánh giá hoạt động quản lý thu NSNN qua
KBNN.
- Phƣơng pháp so sánh: Sử dụng để phân tích và so sánh thực trạng thu
NSNN và thực trạng quản lý thu NSNN qua KBNN qua các năm, so sánh các
chỉ số qua các năm, so sánh chéo với các kết quả nghiên cứu trong và ngồi
nƣớc từ đó rút ra đƣợc những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt
động quản lý thu NSNN qua KBNN.


5


5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo;
Luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu NSNN qua KBNN
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động quản lý thu NSNN qua KBNN Đà Nẵng
Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thu NSNN
qua KBNN Đà Nẵng
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Để có những thơng tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã thu thập
và tham khảo một số bài báo khoa học, luận văn thạc sỹ đã đƣợc công nhận
về hoạt động quản lý thu NSNN qua KBNN, làm nền tảng cho việc xây dựng
cơ sở lý luận của luận văn, cụ thể nhƣ sau:
* Một số luận văn nghiên cứu trƣớc đây về đề tài quản lý thu NSNN:
Ở cấp Kho bạc huyện và Kho bạc tỉnh, đã có một số nghiên cứu nói về
hoạt động quản lý thu NSNN qua KBNN, xuất phát từ nhiều góc độ khác
nhau, tuy nhiên đều hƣớng đến việc hồn thiện cơng tác này tại địa phƣơng,
dựa trên số liệu thu thập qua các năm để đánh giá thực trạng hoạt động quản
lý thu.
- Nguyễn Thị Thúy Việt (2011): “Tăng cƣờng quản lý ngân sách Nhà
nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Quảng nam”. Tác giả đã hệ thống hóa đƣợc cơ
sở lý luận về NSNN, quy trình thu, chi NSNN, phân tích đánh giá thực trạng
công tác quản lý NSNN qua KBNN Quảng Nam giai đoạn 2005-2009, từ đó
đề xuất các quan điểm, định hƣớng và giải pháp quản lý ngân sách. Tuy
nhiên, tác giả chƣa đi sâu vào nghiên cứu công tác quản lý thu NSNN qua
KBNN, cũng nhƣ chƣa đƣa ra các giải pháp chun sâu nhằm hồn thiện cơng
tác này tại KBNN Quảng Nam.


6


- Lê Văn Nam (2014): “Hồn thiện cơng tác quản lý thu ngân sách Nhà
nƣớc tại Kho bạc nhà nƣớc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Tác giả dựa
trên số liệu thu thập đƣợc từ công tác thu NSNN trên địa bàn huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến 2013, nêu ra các kết quả đạt đƣợc, đƣa ra
các đánh giá, nhận xét về những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân
trong giai đoạn này, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hồn thiện quy trình.
Tuy nhiên, do cơ cấu tổ chức kho bạc huyện khơng có các phịng nghiệp vụ
độc lập, nên các giải pháp về mặt quy trình của tác giả khơng thể áp dụng cho
mơ hình kho bạc tỉnh, vốn có cơ cấu tổ chức phức tạp và quy củ hơn.
- Đỗ Thị Mai Lan (2015): “Quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc qua Kho
bạc nhà nƣớc Hà Nội”. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã hệ thống hóa
đƣợc cơ sở lý luận về ngân sách nhà nƣớc nói chung và thu NSNN qua
KBNN nói riêng. Tác giả đánh giá đƣợc thực trạng về công tác thu NSNN
qua KBNN Hà Nội trong giai đoạn 2010-2014, rút ra những kết quả đạt đƣợc,
hạn chế tồn tại và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác quản lý thu NSNN qua KBNN Hà Nội. Tuy nhiên, các giải pháp mà
tác giả đƣa ra chƣa bám sát với nội dung của cơng tác quản lý thu. Bên cạnh
đó, tác giả chƣa đề cập đến cơng tác Hồn trả thu NSNN, là một trong những
nội dung quan trọng trong công tác quản lý thu NSNN qua KBNN.
- Mai Việt Tâm (2017): “Hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách huyện
Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum”. Tác giả đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản
lý NSNN, thu thập số liệu và đƣa ra các đánh giá về thực trạng công tác quản
lý NSNN trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, phạm vi
nghiên cứu của tác giả bao gồm toàn bộ hệ thống cơ quan tài chính trên địa
bàn huyện, từ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Phịng tài chính đến Kho
bạc nhà nƣớc, Chi cục thuế,… Do đó, tác giả chƣa tập trung đi sâu vào vai trò
của Kho bạc nhà nƣớc trong công tác quản lý thu NSNN.


7


* Một số bài viết trên tạp chí khoa học:
Trong thời gian qua đã có một số bài báo khoa học đƣợc đăng tải trên
Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, viết về công tác quản lý thu NSNN qua
KBNN, nhƣ:
- Lƣơng Thị Minh Hoa (2016): “Công tác thu nộp ngân sách nhà nƣớc:
Những điểm mới và đề xuất giải pháp hồn thiện”. Thơng tƣ 84/2016/TTBTC hƣớng dẫn thủ tục nộp NSNN đối với các khoản thu thuế và thu nội địa
có hiệu lực từ ngày 02/08/2016. Tác giả đã lên những điểm mới hiệu quả và
một số khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại Phịng
giao dịch KBNN Bến Tre. Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp bao gồm:
Giải pháp về quy trình phối hợp thu, Giải pháp về cơng tác Hồn thu đối với
ngƣời nộp thuế và Giải pháp về Thu phạt An tồn giao thơng. Bài viết có thể
gợi mở một số giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý thu NSNN qua
KBNN Đà Nẵng
- Nguyễn Hạnh Thảo Nguyên (2016): “Thực hiện thu phạt vi phạm hành
chính tại Kho bạc nhà nƣớc Đà Nẵng”. Tác giả đã nêu ra các vƣớng mắc, khó
khăn cần tháo gỡ tại KBNN Đà Nẵng trong q trình thực hiện Thơng tƣ
153/2013/TT-BTC về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh
phí từ NSNN đảm bảo hoạt động của các lực lƣợng xử phạt vi phạm hành
chính. Qua đó, tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan ban
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhằm hồn thiện thơng tƣ.
- Vũ Nhƣ Thăng, Bùi Thị Thanh Hoa và Vƣơng Nữ Ngọc Quyên (2016):
“Nâng cao hiệu quả thu NSNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế”. Việt Nam đã
và đang thực hiện chủ trƣơng hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số
22/NQ-TW và Quyết định 40/QĐ-TTg. Nhóm tác giả đã nêu lên những thách
thức đối với thu ngân sách nhà nƣớc khi thực hiện các Hiệp định thƣơng mại


8


tự do. Từ đó, nhóm tác giả đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu
NSNN khi hội nhập quốc tế.
- Nguyễn Ngọc Đản (2017): “Giải pháp hoàn thiện công tác phối hợp thu
ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. Xuất phát từ những vấn đề
bất cập, vƣớng mắc trong công tác phối hợp thu giữa KBNN – Tổng cục thuế
- Tổng cục Hải quan và các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tác giả đã đƣa
ra thực trạng, đánh giá một số kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, nguyên nhân
và đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác
phối hợp thu NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Bài viết là một tài liệu tham
khảo hữu ích để xây dựng các giải pháp trong đề tài.
* Một số cơng trình nghiên cứu tại KBNN Đà Nẵng:
- Phan Thị Thanh Hiếu (2014): “Phát triển nguồn nhân lực tại Kho bạc
Nhà Nƣớc thành phố Đà Nẵng”. Tác giả đã trình bày các lý luận cơ bản về
nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, đồng thời xây dựng đƣợc nội
dung và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực. Tác giả dựa
vào số liệu từ năm 2010 đến 2012 để phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại
KBNN Đà Nẵng, đồng thời phát phiếu điều tra khảo sát cho các cán bộ công
chức và khách hàng để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực KBNN Đà Nẵng.- Phạm Thị Hạnh (2016): “Phân tích tình hình kiểm sốt chi ngân sách
thƣờng xun qua Kho bạc Nhà nƣớc thành phố Đà Nẵng”. Tác giả đã xây
dựng đƣợc cơ bản hệ thống cơ sở lý luận về cơng tác kiểm sốt chi thƣờng
xun tại KBNN Đà Nẵng; căn cứ vào số liệu thực trạng công tác này giai
đoạn 2013-2015 để đƣa ra những đánh giá về mặt hạn chế, bao gồm: bất cập
trong công tác nhập dự tốn; bất cập trong quy trình mua sắm tài sản, trang
thiết bị; hạn chế trong quy trình kiểm sốt chi; bất cập trong chế độ, tiêu
chuẩn định mức. Từ đó, tác giả đề xuất nhiều giải pháp để hồn thiện cơng tác
kiểm sốt chi thƣờng xun tại KBNN Đà Nẵng.


9


- Lê Thị Minh Phƣơng (2017): “Quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ
NSNN tại thành phố Đà Nẵng”. Nghiên cứu đã cung cấp đƣợc những lý luận
cơ bản về vốn đầu tƣ XDCB và quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, nội
dung cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn đầu từ
XDCB. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng số liệu thực tế trong giai đoạn
2012-2016 để đánh giá thực trạng theo các nội dung: Lập và phân bổ kế hoạch
vốn; Thẩm định, lựa chọn dự án đầu tƣ; Công tác đấu thầu; Cơng tác thanh, quyết
tốn vốn; Cơng tác thanh tra, kiểm tra. Từ đó, đề xuất các giải pháp để hồn thiện
cơng tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN tại TP Đà Nẵng.
Từ đó, tác giả đƣa ra các giải pháp để hồn thiện cơng tác này, bao gồm:
Tổ chức sát hạch, sàng lọc đội ngũ cán bộ công chức; Thực hiện đào tạo lại,
bồi dƣỡng; Áp dụng chế độ, chính sách mới đối với cơng chức loại C; Tuyển
dụng mới cơng chức.
Nhìn chung, các cơng trình nói trên thƣờng đề cập đến những khía cạnh,
góc độ, phạm vi không gian và thời gian khác nhau,…cả về lý thuyết, thực
tiễn, dự báo và định hƣớng liên quan đến quản lý NSNN nói chung và quản lý
thu NSNN nói riêng. Tuy nhiên chƣa cơng trình nào đánh giá chuyên sâu
công tác quản lý thu NSNN qua KBNN Đà Nẵng nhằm hồn thiện cơng tác
này một cách hệ thống, đầy đủ cả về lý luận, xây dựng hệ thống chỉ tiêu, quy
trình để tập trung nguồn lực cho quỹ NSNN đƣợc hiệu quả.
Trong bối cảnh hiện nay, khi Luật ngân sách 2015 chính thức có hiệu
lực, đi kèm theo đó là hàng loạt các quy định, hƣớng dẫn mới ra đời, đặc biệt
là các quy định liên quan đến hoạt động quản lý thu NSNN, nhƣ Thông tƣ
328/2016/TT-BTC, Thông tƣ 184/2015/TT-BTC, Thông tƣ 84/2016/TTBTC,… dẫn đến những thay đổi cơ bản về khung pháp lý cũng nhƣ cơ sở lý
luận của hoạt động quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc. Do đó, kết quả từ các
nghiên cứu trƣớc đây đã khơng cịn phù hợp với các quy định, chính sách hiện


10


hành. Nghiên cứu về hoạt động quản lý thu NSNN qua KBNN Đà Nẵng hiện
nay phải dựa trên các cơ sở lý luận mới, kết hợp với cơ sở thực tiễn tại địa
phƣơng và những tiếp cận mới theo hƣớng hội nhập quốc tế, và yêu cầu tái cơ
cấu nền kinh tế gắn với việc phân công, phân cấp trong cơ quan quản lý Nhà
nƣớc theo hƣớng gọn nhẹ, hiệu quả.


11

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ QUẢN LÝ THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1.1. Khái niệm ngân sách Nhà nƣớc
Ngân sách nhà nƣớc là dự tốn hàng năm về tồn bộ các nguồn tài chính
đƣợc Nhà nƣớc huy động và sử dụng, nhằm bảo đảm thực hiện chức năng của
Nhà nƣớc do Hiến pháp quy định.
Về mặt hình thức, NSNN là một bản dự toán thu, chi do Nhà nƣớc lập ra
để thực hiện các chức năng theo thẩm quyền.
Về mặt nội dung, NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể và đƣợc
lƣợng hóa. Các nguồn thu đều đƣợc nộp vào một quỹ tiền tệ và các khoản chi
đều đƣợc xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy. Các khoản thu và chi phải đƣợc cân đối với
nhau, và đƣợc quy định chặt chẽ bởi các cơ quan có thẩm quyền.
Theo Luật Ngân sách nhà nƣớc số 83/2015/QH13, NSNN đƣợc định
nghĩa nhƣ sau: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
1.1.2. Khái niệm thu ngân sách Nhà nƣớc

Thu Ngân sách nhà nƣớc là việc Nhà nƣớc sử dụng quyền lực để tập
trung nguồn tài chính quốc gia, từ đó hình thành quỹ ngân sách nhà nƣớc và
Nhà nƣớc có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu chi tiêu của mình.
Trong mọi quốc gia, chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của Nhà
nƣớc ln gắn liền với cơ cấu các khoản thu NSNN. Các khoản thu Ngân


12

sách nhà nƣớc là điều kiện vật chất để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của
Nhà nƣớc. Ngƣợc lại, Nhà nƣớc ra đời, tồn tại và phát triển là điều kiện để
các khoản thu NSNN ra đời.
Thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối hình thức giá trị nảy sinh
trong quá trình Nhà nƣớc dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính
quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc.
Một đặc điểm nữa đó là thu ngân sách nhà nƣớc gắn chặt với thực trạng
kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị nhƣ giá cả, lãi suất, thu nhập,…
Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến mức thu, vừa đặt ra yêu cầu
nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu ngân sách nhà nƣớc.
Theo Điều 5 Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 83/2015/QH13, Thu ngân
sách nhà nƣớc bao gồm:
“Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; Tồn bộ các khoản phí thu từ
các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được
khốn chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt
động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực
hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Các khoản viện
trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngồi
nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; Các khoản thu
khác theo quy định của pháp luật”
1.1.3. Quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc

Quản lý thu ngân sách nhà nƣớc là việc Nhà nƣớc sử dụng các cơng cụ
pháp luật, chính sách để thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu ngồi
thuế vào NSNN, đảm bảo tính cơng bằng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển. Nhà nƣớc không bị ràng buộc trách nhiệm phải hoàn trả trực tiếp các
khoản tiền này cho các đối tƣợng nộp ngân sách.


13

Trong công tác quản lý các khoản thu cần phải căn cứ vào thực trạng của
nền kinh tế, thể hiện ở các chỉ tiêu GDP, tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập,
giá cả, lãi suất,… Khả năng thu ngân sách đƣợc đánh giá bằng tỷ lệ giữa GDP
và thu ngân sách, so sánh tốc độ tăng GDP và tăng thu xem GDP có tƣơng
xứng với thu ngân sách, đảm bảo tính hợp lý, khơng lạm thu, vừa đảm bảo
nguồn thu, vừa kích thích tăng trƣởng kinh tế.
Trong cơng tác quản lý nguồn thu, nguồn thu quan trọng nhất là thuế.
Trong tổng số thu NSNN, hằng năm Thuế chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời cũng
là công cụ để nhà nƣớc quản lý nền kinh tế vĩ mô. Ở nƣớc ta cũng nhƣ các
nƣớc trên thế giới, ngƣời ta thƣờng xuyên thay đổi nội dung chính sách thuế
để phù hợp với biến động của đời sống kinh tế xã hội, nhằm phát huy tối da
tác dụng điều tiết vĩ mơ của chính sách thuế.
1.1.4. Ý nghĩa hoạt động quản lý thu ngân sách Nhà nƣớc
Quản lý thu NSNN đƣợc sử dụng nhƣ là cơng cụ huy động các nguồn
lực tài chính nhằm tạo lập quỹ tiền tệ của Ngân sách. Nhiệm vụ chủ yếu của
hệ thống thu là huy động nguồn tài chính vào Nhà nƣớc. Nhà nƣớc nếu quản
lý tốt nguồn thu NSNN thì sẽ có nguồn tài chính dồi dào, tạo điều kiện để
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thơng qua cơng cụ Quản lý thu NSNN, Nhà nƣớc thực hiện điều tiết,
kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, kiểm soát thu
nhập mọi mọi tầng lớp trong xã hội nhằm đảm bảo tính bình đẳng, hợp lý.

Trong lịch sử các quốc gia, Nhà nƣớc sử dụng thuế để phát triển và ổn định
nền kinh tế, hạn chế các hành vi kinh doanh trái pháp luật.
Nhà nƣớc thực hiện việc quản lý thu NSNN nhằm phát hiện, tính tốn,
khai thác các nguồn tài chính của đất nƣớc để có thể động viên, đồng thời
khơng ngừng hồn thiện các chế độ, chính sách, đƣa ra cơ chế tổ chức quản lý
thu hợp lý.


14

Quản lý thu NSNN có thể làm thay đổi sản lƣợng và sản lƣợng tiềm
năng, cân bằng của nền kinh tế. Tăng thuế sẽ làm quy mô sản xuất của nền
kinh tế bị thu hẹp, do sản lƣợng giàm; ngƣợc lại, giảm thuế hợp lý sẽ làm tăng
quy mô và sản phẩm quốc dân. Thực tế, tính chất này đƣợc dùng để tác động
đến quy mô sản lƣợng của các thành phần trong nền kinh tế.
Quản lý thu NSNN góp phần tạo mơi trƣờng kinh doanh cơng bằng, bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngồi nƣớc
trong q trình sản xuất kinh doanh. Nếu có mức thu và hình thức thu hợp lý
cùng với chế độ miễn giảm phù hợp, Thu Ngân sách sẽ tác động trực tiếp đến
quá trình SXKD. Quản lý thu NSNN sẽ là công cụ quan trọng để Nhà nƣớc
thực hiện chức năng kiểm sốt, kiểm tra đối với tồn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của nền kinh tế.
1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.2.1. Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của Kho bạc nhà nƣớc và sự
phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý thu NSNN
Kho bạc Nhà nƣớc đóng vai trị rất quan trọng trong cơng tác quản lý thu
Ngân sách nhà nƣớc. Theo Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015
của Thủ tƣớng Chính phủ:
“Kho bạc Nhà nƣớc là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức

năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về quỹ ngân
sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính nhà nƣớc; quản lý ngân quỹ nhà nƣớc; tổng
kế toán nhà nƣớc; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc và
cho đầu tƣ phát triển thơng qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo
quy định của pháp luật.”
Một số nhiệm vụ chủ yếu của Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc quy định tại
Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ
nhƣ sau:


15

“Quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc, quỹ tài chính nhà nƣớc đƣợc giao
theo quy định của pháp luật. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là phối hợp với
các cơ quan tài chính, thuế, hải quan,… để tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp
thời các khoản thu ngân sách nhà nƣớc; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào
quỹ ngân sách nhà nƣớc các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ
thống Kho bạc Nhà nƣớc; Tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nƣớc và
tổng kế toán nhà nƣớc; Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc và đầu
tƣ phát triển thơng qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ; Tổ chức quản trị
và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc; Tổ chức quản
lý, điều hành ngân quỹ nhà nƣớc tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống.”
KBNN thực hiện giám sát từng đối tƣợng nộp tiền, từng khoản thu, đảm
bảo tính tập trung của ngân sách, hạn chế tình trạng điều tiết sai chế độ qui
định, chậm trễ, trốn thuế, tồn đọng thuế. KBNN khơng chỉ là cơ quan thực
hiện thu NSNN mà cịn là nơi tiếp nhận những vƣớng mắc còn tồn tại, từ đó
chủ động đề xuất với các cơ quan liên quan nghiên cứu khả năng thực hiện và
tính pháp lý của các chế độ chính sách.
* Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý thu NSNN
Theo Luật NSNN số 83/2015/QH13, Chính phủ đảm nhiệm trách nhiệm

quản lý ngân sách nhà nƣớc, cịn Bộ Tài Chính trực tiếp đứng ra thay mặt
Chính Phủ thực thi trách nhiệm này. Để đảm bảo hoạt động quản lý NSNN
đƣợc tiến hành một cách có hiệu quả, Bộ Tài Chính có các cơ quan quản lý
chuyên môn đảm nhiệm từng lĩnh vực quản lý ngân sách cụ thể. Trong lĩnh
vực thu NSNN có các cơ quan nhƣ cơ quan Tài Chính, Thuế, Hải quan và các
cơ quan khác đƣợc Bộ Tài chính ủy quyền thu ngân sách nhà nƣớc (gọi chung
là các cơ quan thu) đảm nhiệm từng lĩnh vực thu ngân sách.
Kho bạc nhà nƣớc là một cơ quan trong hệ thống bộ máy quản lý thu
NSNN ở Việt Nam, KBNN không thực hiện toàn bộ mọi nội dung của hoạt


×