Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ NHÃ THI

MỐI LIÊN HỆ GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU
NHẬP CHỊU THUẾ: TRƢỜNG HỢP CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ NHÃ THI

MỐI LIÊN HỆ GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU
NHẬP CHỊU THUẾ: TRƢỜNG HỢP CÁC DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 8.34.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Công Phƣơng

Đà Nẵng – Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Huỳnh Thị Nhã Thi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA LỢI NHUẬN
KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ....................................................... 10
1.1. Mục tiêu, yêu cầu của kế toán và thuế ......................................................... 10
1.1.1. Mục tiêu của kế toán .......................................................................... 10
1.1.2. Yêu cầu của kế toán ........................................................................... 11
1.1.3. Mục tiêu của thuế ............................................................................... 12
1.1.4. Yêu cầu của hệ thống thuế ................................................................. 14
1.2. Thực trạng hài hòa giữa chính sách thuế và hệ thống kế tốn ...................... 15
1.2.1. Sự hài hòa trong xu hƣớng nền kinh tế tồn cầu hóa......................... 15
1.2.2. Sự hài hịa giữa chính sách thuế và hệ thống kế toán ở Việt Nam .... 16
1.3. Đo lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế ....................................... 17

1.3.1. Đo lƣờng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế .............................................. 17
1.3.2. Đo lƣờng thu nhập chịu thuế.............................................................. 22
1.4. Phân tích mối liên hệ giữa đo lƣờng lợi nhuận kế toán và đo lƣờng thu nhập
chịu thuế .............................................................................................................. 28
1.4.1. Mối liên hệ thông qua các nguyên tắc đo lƣờng ................................ 28
1.4.2. Mối liên hệ thông qua tỷ suất thuế thực tế ......................................... 37


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 41
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................ 42
2.1.Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 42
2.2. Đặc điểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quận Sơn Trà và thu
thập dữ liệu ........................................................................................................... 43
2.2.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Sơn
Trà ...................................................................................................................... 43
2.2.2. Chọn mẫu và nguồn thu thập số liệu.................................................. 47
2.3. Phƣơng pháp đo lƣờng mối liên hệ ............................................................... 51
2.3.1. Phƣơng pháp đánh giá mối liên hệ giữa đo lƣờng lợi nhuận kế toán và
thu nhập chịu thuế .............................................................................................. 51
2.3.2. Kỹ thuật phân tích .............................................................................. 52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................... 54
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 55
3.1. Thống kê mô tả các giá trị của mẫu nghiên cứu ........................................... 55
3.2. So sánh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế ............... 61
3.3. So sánh tỷ suất thuế thực tế (ETR) và tỷ suất thuế danh nghĩa (STR) ......... 67
3.4. Mối liên hệ giữa đo lƣờng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế và thu nhập chịu
thuế theo các thuộc tính của doanh nghiệp .......................................................... 70
3.4.1. Theo loại hình kinh tế ........................................................................ 70
3.4.2. Theo quy mơ vốn điều lệ ................................................................... 73
3.4.3. Theo nhóm ngành............................................................................... 76

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..................................................................................... 79
CHƢƠNG 4. NHẬN XÉT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý ............. 80
4.1. Đánh giá chung kết quả nghiên cứu .............................................................. 80


4.2. Hàm ý ............................................................................................................ 83
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NGUYÊN NGHĨA

VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

DTBQ

Doanh thu bình qn

CPBQ

Chi phí bình qn

ETR

Effective tax rate


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT

Giá trị gia tăng

LNKT

Lợi nhuận kế toán

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

STR

Statutory tax rate

TKQT

Tờ khai quyết toán

TNCT

Thu nhập chịu thuế

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1.
1.2.

1.3.

2.1.

Các bƣớc xác định lợi nhuận kế toán trƣớc thuế
Các bƣớc xác định thu nhập chịu thuế từ lợi nhuận kế
toán trƣớc thuế
Nguyên tắc đo lƣờng doanh thu và chi phí theo kế tốn
và thuế
Số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên địa
bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2015 – 2019

Trang
18

28

29

43

2.2.

Số lƣợng công ty mẫu theo từng thuộc tính

48

2.3.

Quy ƣớc lƣợng hóa các thuộc tính của doanh nghiệp

53

3.1.

Phân tích thơng kê mơ tả các giá trị của mẫu nghiên cứu

55

3.2.

3.3.

3.4.


3.5.

Giá trị trung bình của LNKT trƣớc thuế và TNCT theo
loại hình doanh nghiệp
Giá trị trung bình của LNKT trƣớc thuế và TNCT theo
quy mơ vốn đăng ký
Giá trị trung bình của LNKT trƣớc thuế và TNCT theo
nhóm ngành nghề
Thống kê mơ tả chênh lệnh giữa lợi nhuận kế toán trƣớc
thuế và thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp

58

59

60

61

So sánh số liệu về doanh thu bình qn và chi phí bình
3.6.

qn trên Báo cáo tài chính và Tờ khai quyết tốn thuế
TNDN năm 2016 - 2018

65


Số hiệu


Tên bảng

bảng
3.7.

3.8.

3.9.

3.10.

3.11.

3.12.

3.13.

3.14.

3.15.

Phân tích thống kê mơ tả STR và ETR qua các năm
2016 – 2018
Kiểm định phƣơng sai của tỷ suất thuế thực tế ETR giữa
các nhóm loại hình kinh tế qua các năm 2016 – 2018
Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm loại hình kinh tế
với tỷ suất thuế thực tế ETR năm 2018
Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm loại hình kinh tế
với tỷ suất thuế thực tế ETR năm 2016 và năm 2017
Kiểm định phƣơng sai của tỷ suất thuế thực tế ETR giữa

các nhóm vốn điều lệ qua các năm 2016 – 2018
Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm quy mơ vốn điều
lệ với tỷ suất thuế thực tế ETR năm 2017 – 2018
Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm quy mô vốn điều
lệ với tỷ suất thuế thực tế ETR năm 2016
Kiểm định phƣơng sai của tỷ suất thuế thực tế ETR giữa
các nhóm ngành qua các năm 2016 – 2018
Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm ngành với tỷ suất
thuế thực tế ETR năm 2016 – 2018

Trang

67

70

70

71

73

74

75

76

77



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ
2.1.

2.2.

Thu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ
và vừa địa bàn quận Sơn Trà giai đoạn 2015 – 2019
Cơ cấu loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc quản lý
của chi cục Thuế khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn

Trang

44

46

Cơ cấu quy mô vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc
2.3.

quản lý của Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành

46

Sơn

2.4.

2.5.

Cơ cấu ngành nghề doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc quản
lý của Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn
Tỷ lệ phân bổ loại hình doanh nghiệp đối với các doanh
nghiệp mẫu

47

49

2.6.

Tỷ lệ phân bổ quy mô vốn đối với các doanh nghiệp mẫu

49

2.7.

Tỷ lệ phân bổ ngành nghề đối với các doanh nghiệp mẫu

50

3.1.

3.2.

3.3.


3.4.

Chênh lệch giữa TNCT và LNKT trƣớc thuế qua 3 năm
2016 - 2018
Tỷ lệ chênh lệch giữa TNCT và LNKT trƣớc thuế qua 3
năm 2016 - 2018
Giá trị nhỏ nhất, trung bình và lớn nhất của tỷ suất thuế
thực tế (ETR) qua các năm 2016-2018
Tỷ suất thuế thực tế bình quân theo loại hình kinh tế
qua các năm 2016-2018

62

62

69

72


Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ
3.5.

3.6.


Tỷ suất thuế thực tế bình quân theo quy mô vốn qua các
năm 2016-2018
Tỷ suất thuế thực tế bình qn theo nhóm ngành qua các
năm 2016-2018

Trang

75

78


1

MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài
Mục tiêu của doanh nghiệp chính là lợi nhuận và để doanh nghiệp có đƣợc

thông tin cũng nhƣ quản trị các thông tin để phục vụ cho mục tiêu lợi nhuận thì
doanh nghiệp sử dụng đến hệ thống kế toán. Việc áp dụng các chuẩn mực kế
tốn, chế độ kế tốn để lƣợng hóa các thông tin thành giá trị, hiện vật và giờ lao
động sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể theo dõi đƣợc tồn bộ q trình hoạt động
kinh doanh hằng ngày và tổng hợp thành các bảng báo cáo kế toán. Thơng qua
q trình thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thơng tin của hệ thống
kế tốn, những ngƣời sử dụng thơng tin có thể theo dõi đƣợc tình hình hoạt động
của doanh nghiệp, từ đó giúp họ có thể đƣa ra các quyết định phù hợp. Bên cạnh
mục tiêu lợi nhuận thì doanh nghiệp cũng cần quản trị đƣợc chi phí thuế tại đơn
vị mình.

Mục tiêu của nhà nƣớc là quản lý và điều tiết xã hội và nhà nƣớc dùng
công cụ thuế để thực hiện mục tiêu này. Thông qua hệ thống thuế, Nhà nƣớc
định hƣớng nền kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và tạo nguồn thu cho ngân
sách quốc gia. Và đối với doanh nghiệp, các khoản doanh thu tính thuế, chi phí
đƣợc trừ, thu nhập chịu thuế đƣợc xác định dựa vào các quy định của hệ thống
pháp luật về thuế.
Có thể nhận thấy mục tiêu của kế toán và thuế là không giống nhau. Mỗi
hệ thống lại đƣợc quy định về cách thức tính tốn, xử lý dựa vào hành lang pháp
lý khác nhau. Từ đó dẫn đến cách thức đo lƣờng cũng có sự khác biệt, mà ở đây
có thể nói đến lợi nhuận kế tốn và thu nhập chịu thuế. Đây chính là hai nhân tố
chính cần xác định đối với hệ thống kế toán cũng nhƣ đối với hệ thống thuế.


2

Tuy nhiên, trong thực tế khơng khó để tìm ra những doanh nghiệp đo
lƣờng các chỉ tiêu về kế toán bằng hệ thống pháp luật về thuế. Điều này liệu có
phản ánh về thực trạng các doanh nghiệp khơng tn thủ việc vận dụng chuẩn
mực kế tốn hay cịn có một ý nghĩa khác trong mối liên hệ giữa lợi nhuận kế
toán và thu nhập chịu thuế. Về việc nhận định mối liên hệ này thì đã có rất nhiều
các nghiên cứu của các tác giả trƣớc đây đƣa ra quan điểm và nhận định, thế
nhƣng đối với việc nghiên cứu về mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập
chịu thuế trên một địa bàn cụ thể nhƣ địa bàn quận Sơn Trà và thực tế các doanh
nghiệp tại đây thì hiện tại vẫn chƣa có nghiên cứu nào đƣợc tiến hành.
Để đánh giá sự khác biệt trong việc đo lƣờng lợi nhuận kế toán và thu
nhập chịu thuế cũng nhƣ tìm ra mối liên hệ của giữa lợi nhuận kế toán và thu
nhập chịu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà do Chi cục
Thuế khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn quản lý tôi xin chọn đề tài: “Mối liên hệ
giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế: trường hợp các doanh nghiệp
trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”.

2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đánh giá mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu

nhập chịu thuế ở các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trên địa bàn quận Sơn
Trà, đồng thời nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các thuộc tính của doanh nghiệp đối
với mối liên hệ này; qua đó đƣa ra những gợi ý về cơng tác kế toán - thuế của
doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc xác định trong đề tài là mối liên hệ giữa lợi

nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Cụ thể, đề tài xem xét mối liên hệ giữa lợi


3

nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế trên phƣơng diện lý thuyết thơng qua phân
tích các ngun tắc đo lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế; và trên
phƣơng diện thực tế thông qua đánh giá so sánh giữa tỷ suất thuế thực tế và tỷ
suất thuế danh nghĩa mà các doanh nghiệp áp dụng.
Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Luận văn phân tích mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán
và thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Sơn
Trà và sự ảnh hƣởng của các thuộc tính của doanh nghiệp đối với mối liên hệ
này..
- Về mặt không gian: Các nội dung trên đƣợc nghiên cứu trên phạm vi địa

bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
- Về mặt thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2016 đến
năm 2018.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Luận văn sử dụng thông tin số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo tài

chính và tờ khai quyết tốn thuế thu nhập doanh nghiệp qua các năm 2016 đến
năm 2018 do các doanh nghiệp nộp qua hệ thống cổng thông tin điện tử của cơ
quan thuế. Các dữ liệu thu thập gồm:
- Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế;
- Thu nhập chịu thuế;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp.


4

Ngồi ra, các thơng tin khác sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập từ các
văn bản quy phạm pháp luật, báo chí, tạp chí và các bài báo khoa học đã đƣợc
cơng bố.
Phương pháp phân tích
Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp phân tích chủ yếu là phƣơng pháp
định lƣợng.
Đề tài nghiên cứu về mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu
thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà vì vậy phƣơng pháp
phân tích định lƣợng đƣợc vận dụng để tính tốn tỷ suất thuế thực tế dựa vào số
liệu báo cáo về lợi nhuận và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh

nghiệp trên địa bàn. Trên cơ sở đó, sử dụng thêm một số phƣơng pháp phân tích
khác để đánh giá mối liên hệ giữa các thuộc tính của doanh nghiệp với mức độ
liên hệ giữa đo lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.
Bên cạnh đó, phân tích định tính đƣợc sử dụng để phân tích ngun tắc đo
lƣờng lợi nhuận kế tốn, thu nhập chịu thuế từ đó đánh giá mối liên hệ giữa đo
lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thơng qua phân tích ngun tắc lý
thuyết và thơng qua việc vận dụng trong thực tế.
5.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục các bảng biểu, hình vẽ và tài

liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm bốn chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu
nhập chịu thuế
- Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
- Chƣơng 4: Nhận xét kết quả nghiên cứu và hàm ý


5

6.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu về vấn đề mối liên

hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế tại Việt Nam, tơi xin đƣợc phép
tóm tắt một số cơng trình nghiên cứu mà tơi đã tham khảo sau đây:
Tác giả Devi và cộng sự (2018) thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu

của các tác giả khác đã đƣa ra quan điểm về những đặc điểm của công ty và hành
vi tránh thuế của công ty đó. Theo nhóm tác giả thì các yếu tố về quy mô công
ty, mức độ nợ, cƣờng độ vốn, mức độ hàng tồn kho, tốc độ tăng trƣởng và lợi
nhuận là các yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến hành vi tránh thuế của công ty.
Tuy nhiên bài viết tổng hợp các nghiên cứu sử dụng số liệu trƣớc năm 2010 nên
có thể thời điểm hiện tại đã có nhiều sự thay đổi. Nhóm tác giả cũng gợi ý về
việc nghiên cứu thực nghiệm về hoạt động của các công ty và hành vi thuế của
những công ty ấy ở các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển tại châu Á. Vậy liệu
rằng các đặc điểm của công ty có ảnh hƣởng đến hành vi thuế của cơng ty ấy thì
có mối liên hệ với việc đo lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế tại công
ty hay không, cụ thể là cho trƣờng hợp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
thì nhƣ thế nào?
Tác giả Nguyễn Cơng Phƣơng (2010) đã phân tích so sánh mối liên hệ
giữa đo lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế; dựa trên các cơ sở lý
thuyết về liên kết giữa kế toán và thuế để nhận diện và hệ thống hóa các dạng
liên kết kế tốn – thuế ở Việt Nam. Phân tích cho thấy có mức độ liên kết chặt
chẽ giữa kế toán và thuế ở nƣớc ta. Qua bài viết có thể giúp cho các đối tƣợng có
liên quan vận dụng tốt cơng cụ kế toán – thuế trong điều hành và tác nghiệp. Tuy
nhiên bài viết chỉ dừng lại ở phân tích lý thuyết, chƣa có sự nhận diện thực tế
liên kết giữa kế toán và thuế ở các doanh nghiệp. Mặt khác, phân tích của tác giả


6

thực hiện ở thời điểm trƣớc năm 2010; và cho đến nay có một số thay đổi trong
đo lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.
Tác giả Kiều Thị Tuấn (2019) vận dụng lý thuyết về thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại và chênh lệch tạm thời để phân tích một số trƣờng hợp phát sinh
chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của tài sản hoặc nợ trên báo cáo tài chính
và cơ sở tính thuế của những khoản mục đó từ đó xác định nguyên nhân tạo sự

khác biệt giữa doanh thu, chi phí giữa kế toán và thuế. Bài viết cũng nêu lên
quan điểm những doanh nghiệp nhỏ thƣờng mong muốn điều chỉnh kế toán theo
thuế để tránh sự chênh lệch và phiền phức giữa việc khai tờ khai quyết toán thuế
thu nhập doanh nghiệp và sổ sách kế toán. Tuy nhiên quan điểm này mới chỉ là
nhận định chủ quan của tác giả, chƣa thực hiện kiểm chứng thực nghiệm đối với
các doanh nghiệp thực tế.
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh (2016) đã thực hiện việc phân tích mối
quan hệ giữa đo lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đối với các công
ty viễn thông niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam thơng qua việc thu
thập các số liệu trên báo cáo tài chính trong 2 năm 2014 và 2015 của 24 công ty
viễn thông niêm yết để tính tốn và có sự so sánh giữa tỷ suất thuế thực tế và tỷ
suất thuế danh nghĩa của các cơng ty nghiên cứu. Bên cạnh đó tác giả cũng căn
cứ vào các nguyên tắc đo lƣờng, các thông tin cung cấp trong thuyết minh báo
cáo tài chính về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các cơng ty nghiên cứu
để đánh giá mối liên hệ giữa lợi nhuận kế tốn và thu nhập chịu thuế. Phân tích
cho thấy có sự khác biệt giữa lợi nhuận kế tốn và thu nhập chịu thuế đối với các
công ty viễn thông niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên
do nghiên cứu chỉ hạn chế ở một số công ty có niêm yết trên thị trƣờng chứng
khốn ở một ngành nghề nên nghiên cứu bị giới hạn về phạm vi đánh giá.


7

Mở rộng hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh, tác giả
Trƣơng Thùy Vân (2017) cũng thực hiện việc nghiên cứu sự chênh lệch giữa lợi
nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đối với các cơng ty niêm yết trên thị trƣờng
chứng khốn Việt Nam. Tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu từ báo cáo tài
chính đã đƣợc cơng bố của 185 cơng ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2015 để tính ra tỷ suất thuế thực tế và tiến hành
phân tích và xem xét về việc tồn tại đáng kể giữa tỷ suất thuế thực tế và tỷ suất

thuế danh nghĩa và sự phụ thuộc của tỷ suất thuế thực tế vào các yếu tố quy mơ
và ngành nghề. Từ đó đánh giá mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập
chịu thuế. Qua nghiên cứu đã cho kết quả các doanh nghiệp thuộc các nhóm
ngành về nơng – lâm – ngƣ – nghiệp, thƣơng mại (bán sỉ và bán lẻ), tài chính và
bảo hiểm có lợi nhuận kế tốn cao hơn thu nhập chịu thuế, đồng thời các doanh
nghiệp có quy mơ lớn có chênh lệch giữa lợi nhuận kế tốn và thu nhập chịu thuế
cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Nghiên cứu này đã củng cố thêm cho quan
điểm có sự khác biệt giữa hệ thống kế tốn và hệ thống thuế ở Việt Nam. Tuy
nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc thu thập dữ liệu từ các cơng ty có niêm yết
trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam mà chƣa có những nghiên cứu rộng hơn ở
các công ty nhỏ chƣa niêm yết nên chƣa thể đại diện cho toàn bộ các doanh
nghiệp tại Việt Nam.
Tiếp theo đó, tác giả Trƣơng Thùy Vân (2018) đã tiếp tục nghiên cứu
nguyên nhân tạo nên chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế ở
Việt Nam thơng qua phân tích cơng bố thơng tin. Tác giả đã sử dụng phƣơng
pháp phân tích cơng bố thơng tin trên báo cáo tài chính đƣợc niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2015 của các 45
doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành có sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và


8

thu nhập chịu thuế theo nghiên cứu của chính tác giả vào năm 2017. Trọng tâm
là phân tích chỉ tiêu “chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” trong thuyết minh báo
cáo tài chính để từ đó chỉ ra đƣợc các nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch giữa lợi
nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố về ƣu
đãi thuế, cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia, miễn thuế, giảm thuế là những nguyên
ngân chính tạo ra sự chênh lệch giữa lớn nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đối
với các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành nghiên cứu. Qua nghiên cứu tác giả
cũng nhận định rằng trong bất kể trƣờng hợp nào thì lợi nhuận kế tốn ln lớn

hơn thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên đối với các nhóm ngành khác, các doanh
nghiệp có quy mơ nhỏ hơn chƣa niêm yết trên thị trƣờng thì đó có phải là ngun
nhân tạo ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế hay
khơng và lợi nhuận kế tốn có thật sự ln lớn hơn thu nhập chịu thuế hay khơng
thì nghiên cứu chƣa thể đề cập đến.
Tác giả Trần Đình Khơi Ngun (2011) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hƣởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Đà Nẵng bằng việc lựa chọn một số nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng
chuẩn mực kế toán và sử dụng phƣơng pháp hồi quy để xây dựng mơ hình các
nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ vận dụng các chuẩn mực kế toán ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Đà Nẵng tƣơng đối thấp và nhân tố ảnh hƣởng lớn đến việc vận dụng chuẩn
mực kế toán là năng lực của kế toán viên. Đồng thời qua bài viết cũng cho thấy
công tác kiểm tra của cơ quan thuế sẽ ảnh hƣởng đến việc vận dụng chuẩn mực
kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng. Có thể thấy, lợi nhuận
kế tốn và thu nhập chịu thuế chính là hai yếu tố chính cần xác định đối với hệ
thống kế toán và hệ thống thuế. Việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đà Nẵng


9

vận dụng chuẩn mực kế toán tƣơng đối thấp và chịu sự ảnh hƣởng của cơ quan
thuế trong công tác vận dụng chuẩn mực kế tốn liệu có tác động đến việc đo
lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế trong các doanh nghiệp này, và
nếu điều đó thật sự tác động thì có dẫn đến mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và
thu nhập chịu thuế hay không?
Qua tất cả các nghiên cứu đã tham khảo, có thể thấy chƣa có nghiên cứu
nào về vấn đề này đƣợc tiến hành đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Ở loại hình doanh nghiệp này, mục tiêu thuế đƣợc xem là tối thƣợng, vậy liệu
rằng, mục tiêu thuế có ảnh hƣởng đến việc xác định lợi nhuận kế toán của doanh

nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay không?
Tham khảo các nghiên cứu kể trên tôi đã tiến hành xây dựng đề cƣơng và
tổng quan về lý thuyết cho đề tài của mình. Đồng thời từ những vẫn đề đặt ra của
các nghiên cứu trên và từ thực tế tại các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà,
tơi cũng đã hình thành đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu để thực hiện việc đánh giá
mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế một cách phù hợp với
thực tế nhất.


10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA LỢI NHUẬN KẾ
TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ
1.1.

Mục tiêu, yêu cầu của kế toán và thuế
1.1.1. Mục tiêu của kế toán
“Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thơng tin

kinh tế, tài chính dƣới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động” (Quốc
hội, 2015). Những thơng tin đó sẽ đƣợc chủ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, ngân
hàng, cơ quan nhà nƣớc… sử dụng.
Ngƣời chủ doanh nghiệp sử dụng thông tin kế tốn vì mục đích đƣa ra các
định hƣớng về hoạt động của công ty nhằm đạt đƣợc lợi nhuận mà họ kỳ vọng,
nhà đầu tƣ sử dụng thông tin kế toán để xem xét việc đầu tƣ vốn vào doanh
nghiệp là có hợp lý và có khả năng sinh lời hay khơng, ngân hàng sử dụng thơng
tin kế tốn để quyết định việc cho vay cũng nhƣ đánh giá khả năng trả nợ của
doanh nghiệp, cơ quan nhà nƣớc nhƣ cơ quan thuế hay cơ quan kiểm toán sử
dụng thơng tin kế tốn để kiểm tra việc các doanh nghiệp có tuân thủ các quy

định của pháp luật mà Nhà nƣớc đã ban hành.
Hệ thống kế toán xử lý và cung cấp các thơng tin kế tốn. Các thơng tin kế
tốn là thơng tin mang tính hiện thực vì kế toán chỉ phản ánh những nghiệp vụ
kinh tế đã phát sinh, khơng mang tính ƣớc đốn hoặc dự kiến. Đồng thời các
thơng tin kế tốn phải đảm bảo độ tin cậy, hợp lý, hợp lệ và hợp pháp.
Vì vậy, mục tiêu của kế tốn là cung cấp những thơng tin trung thực, hợp
lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các đối tƣợng có quan tâm đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó có cơ sở để họ ra các quyết định kinh
tế và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.


11

Có thể thấy vai trị của kế tốn ngày càng mở rộng và ảnh hƣởng đến
nhiều đối tƣợng khác nhau, đó cũng là xu hƣớng chung của những nền kinh tế
ngày càng phát triển. Vì kế tốn đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp thông tin một
cách thƣờng xuyên, liên tục và có tính hệ thống về tình hình hoạt động, dịng tiền
của doanh nghiệp nên các thơng tin kế tốn đảm nhận vai trị chìa khóa trong các
quyết định của các đối tƣợng sử dụng. Chính vì vậy kế tốn phải ln đảm bảo
đƣợc các u cầu theo đúng quy định mà hệ thống chuẩn mực kế toán đề ra.
1.1.2. Yêu cầu của kế toán
Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán theo Chuẩn mực kế toán số 01 –
Chuẩn mực chung (Bộ Tài chính, 2002):
- Trung thực: đối với tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì hiện trạng,
bản chất và nội dung phải có bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế
thì mới đƣợc ghi chép và báo cáo thành các thơng tin và số liệu kế tốn và việc
ghi chép phải đảm bảo khơng bị xun tạc, bóp méo.
- Đầy đủ: trong một kỳ kế tốn thì tồn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
đều phải đƣợc ghi chép và báo cáo đầy đủ, khơng bỏ sót.
- Kịp thời: những thơng tin và số liệu kế tốn phải đảm bảo đƣợc ghi chép

và báo cáo kịp thời, trong thời hạn quy định, không để xảy ra trƣờng hợp chậm
trễ.
- Dễ hiểu: đối với những ngƣời cần sử dụng thông tin kế tốn thì u cầu
các thơng tin và số liệu kế tốn đƣợc trình bày trong báo cáo tài chính cần rõ
ràng và dễ hiểu, đối với những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải đƣợc
giải trình trong phần thuyết minh. Ngƣời sử dụng ở đây đƣợc hiểu là những
ngƣời có kiến thức về các lĩnh vực kinh tế, kế toán liên quan ở mức độ cơ bản và
sẵn sàng tìm hiểu những thơng tin đƣợc cung cấp.


12

- Có thể so sánh: các thơng tin và số liệu kế tốn phải đƣợc tính tốn và
trình bày nhất quán để đảm bảo có thể so sánh đƣợc giữa các kỳ kế toán và giữa
các doanh nghiệp với nhau. Trƣờng hợp khơng nhất qn thì cần giải trình trong
thuyết minh báo cáo tài chính.
Tất cả các yêu cầu này cần đƣợc thực hiện một cách đồng bộ để đảm bảo
về chất lƣợng của thông tin và số liệu kế tốn, từ đó có thể giúp cho ngƣời sử
dụng có thể đƣa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp nhất.
1.1.3. Mục tiêu của thuế
Tồn tại một số định nghĩa khác nhau về thuế dựa trên các quan điểm cũng
nhƣ cách tiếp cận của từng đối tƣợng cụ thể. Nhƣng tựu chung lại thì thuế là một
khoản đóng góp có tính chất bắt buộc và khơng mang tính hồn trả trực tiếp của
các pháp nhân và thể nhân cho Nhà nƣớc nhằm thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Chính vì đây là một khoản thu có tính chất bắt buộc và
theo quy định của pháp luật nên Nhà nƣớc sử dụng công cụ thuế để thực hiện rất
nhiều mục tiêu. Có thể khái quát thành ba mục tiêu chính nhƣ sau (Lê Quang
Cƣờng, Nguyễn Thị Kim Tuyến, 2015):
- Nguồn thu từ thuế là nguồn thu chính và chủ yếu cho ngân sách Nhà
nƣớc. Nhà nƣớc sử dụng công cụ là pháp luật thuế để huy động một phần của cải

vật chất trong xã hội cho ngân sách của quốc gia. Một quốc gia có một nền kinh
tế lành mạnh và bền vững thì ngân sách phải dựa vào nguồn thu nội bộ của nền
kinh tế đó. Nhà nƣớc hình thành nên quỹ tiền tệ từ nguồn thu ngân sách để phục
vụ cho sự tồn tại và hoạt động thƣờng xuyên của Nhà nƣớc đồng thời đảm bảo
cơ sở vật chất để tham gia vào quá trình phân phối thu nhập xã hội. Tại Việt
Nam, trong các khoản thu ngân sách nội địa thì thuế chính là nguồn thu chiếm tỷ


13

trọng cao nhất, theo tính tốn từ số liệu của Bộ Tài chính, thuế thƣờng chiếm tỷ
trọng hơn 70% đến hơn 80% trong tổng thu NSNN.
- Nhà nƣớc sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, quản lý và định hƣớng phát triển kinh tế. Nhà nƣớc căn cứ vào
những hoạch định về chính sách, các mục tiêu mang tính ngắn hạn và dài hạn để
xây dựng hệ thống pháp luật thuế phù hợp với mục tiêu của từng thời kỳ. Thơng
qua nhiều hình thức, chính sách thuế khác nhau, Nhà nƣớc đã sử dụng cơng cụ
thuế để điều chỉnh cũng nhƣ khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định
hƣớng của quốc gia, đảm bảo sự cơng bằng và phù hợp lợi ích chung cho tồn xã
hội.
- Thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh và
cơng bằng xã hội. Thơng qua cơng cụ thuế, Nhà nƣớc có thể kiểm sốt tốc độ
tăng trƣởng kinh tế, sự tích lũy tiết kiệm, việc chi tiêu của các tầng lớp dân cƣ,
can thiệp vào chu kỳ khủng hoảng kinh tế, từ đó thực hiện việc điều tiết tất cả
các hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo công bằng cho toàn bộ các chủ
thể kinh doanh. Ngoài ra, Nhà nƣớc còn dùng nguồn thu từ thuế để đầu tƣ vào
các cơng trình cơng cộng của xã hội, xây dựng đƣờng xá, bệnh viện, trƣờng học,
để tất cả các tầng lớp trong xã hội đều đƣợc sử dụng các dịch vụ và lợi ích cơng
cộng.
Các mục tiêu vừa nêu trên của hệ thống thuế nếu đƣợc Nhà nƣớc sử dụng

hiệu quả, tích cực sẽ có tác động bổ trợ cho nhau, ngƣợc lại nếu khơng có sự
kiểm sốt, giám sát có thể tạo nên gánh nặng cho nền kinh tế, giảm động lực phát
triển. Vì tính hai mặt của vấn đề nên việc ban hành chính sách thuế, áp dụng các
quy định về ƣu đãi, miễn giảm hay xác định đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng nộp
thuế luôn đƣợc Nhà nƣớc xem xét kỹ lƣỡng trong quá trình Nhà nƣớc xây dựng,


14

hoạch định chính sách cho phù hợp trong từng thời điểm, giai đoạn phát triển
kinh tế xã hội nhất định.
1.1.4. Yêu cầu của hệ thống thuế
Để đảm bảo các mục tiêu của thuế, hệ thống thuế cần đảm bảo yêu cầu về
tính cơng bằng, hiệu quả lâu dài, đáng tin cậy, thuận lợi và kinh tế (James and
Nobes, 1978).
- Tính công bằng ở đây đƣợc thể hiện ở việc những chủ thể có phát sinh
thu nhập thì phải nộp thuế và thu nhập càng cao thì số thuế nộp phải nhiều hơn,
điều đó sẽ giúp tạo nguồn thu ngân sách và tạo cơng bằng xã hội. Tính cơng
bằng đƣợc thể hiện ở cả chiều ngang và chiều dọc, tức là những ngƣời có cùng
thu nhập thì phải chịu thuế nhƣ nhau và thu nhập càng cao thì phải chịu thuế
nhiều hơn để đảm bảo việc phân phối lại của cả cho xã hội.
- Tính hiệu quả lâu dài đƣợc thể hiện ở việc sẽ bảo đảm đƣợc việc huy
động những nguồn thu có tính chất bền vững cho ngân sách, tạo điều kiện cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc phát triển một cách thuận lợi, những
ngành nghề trọng điểm hoặc địa bàn khó khăn sẽ có chính sách ƣu đãi, khuyến
khích. Ngồi ra thuế cũng góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng thông qua
đánh thuế tài nguyên một cách hợp lý.
- Tính trung lập thể hiện ở một số sắc thuế gián thu không phụ thuộc vào
kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời nộp thuế, không can thiệp
vào việc sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Hệ thống thuế cịn thể hiện

tính trung lập ở việc các sắc thuế sẽ không tác động tiêu cực đến hoạt động sản
xuất kinh doanh, những ngành nghề, lĩnh vực cần hạn chế thì chịu thuế nhƣng
khơng có nghĩa là khơng đƣợc phép sản xuất hoặc tiêu dùng, và những ngành
nghề, lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích thì có các chính sách ƣu đãi, miễn giảm


×