Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.77 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐOÀN THỊ NHA TRANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐOÀN THỊ NHA TRANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG SỸ QUÝ

Đà Nẵng – Năm 2019



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 4
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 5
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 7
7. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài ........................................................................................................... 7
8. Kết cấu luận văn .................................................................................... 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ............................................... 11
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ................................................................................ 11
1.1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng và quản lý nhà nước về du lịch
cộng đồng ........................................................................................................ 11
1.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc của du lịch cộng đồng ............................. 14
1.1.3. Vai trò của QLNN đối với du lịch cộng đồng ................................ 19
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG ............................................................................................................. 20
1.2.1. Triển khai xây dựng quy hoạch, đề án, chiến lược, kế hoạch phát
triển du lịch cộng đồng.................................................................................... 20
1.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng............................. 25
1.2.3. Triển khai ban hành các chính sách, quy định trong lĩnh vực
DLCĐ .............................................................................................................. 26


1.2.4. Thực hiện các chính sách, quy định trong quản lý hoạt động kinh
doanh du lịch cộng đồng ................................................................................. 30
1.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực hoạt

động của DLCĐ .............................................................................................. 34
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ........................................................................ 38
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 38
1.3.2. Điều kiện kinh tế -xã hội ................................................................. 39
1.3.3. Môi trường thể chế .......................................................................... 40
1.3.4. Khoa học công nghệ........................................................................ 41
1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ................................................... 41
1.4.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới ......................................... 41
1.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam .............................................................. 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 45
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH KON TUM ............................. 46
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ...................... 46
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 46
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 47
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum ................... 47
2.1.4. Đặc điểm về mơi trường và thể chế ................................................ 51
2.2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM...................................... 53
2.2.1. Tình hình thực hiện cơng tác xây dựng, ban hành quy hoạch, kế
hoạch, chính sách, quy định, quy trình phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh .... 53
2.2.2. Tổ chức bộ máy QLNN đối với DLCĐ tại Kon Tum .................... 56


2.2.3. Thực trạng triển khai ban hành các chính sách, quy định trong
lĩnh vực DLCĐ trên địa bàn tỉnh..................................................................... 59
2.2.4. Tình hình thực hiện các chính sách, quy định trong quản lý hoạt

động kinh doanh du lịch cộng đồng ................................................................ 68
2.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm .............. 72
2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN KÌM
HÃM VỀ QLNN ĐỐI VỚI DLCĐ TỈNH KON TUM................................... 80
2.3.1. Thành công ...................................................................................... 80
2.3.2. Hạn chế............................................................................................ 83
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 86
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KON TUM .......................................................................................... 88
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................... 88
3.1.1. Các dự báo....................................................................................... 88
3.1.2. Định hướng phát triển DLCĐ tỉnh Kon Tum ................................. 89
3.1.3. Quan điểm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với DLCĐ . 90
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QLNN ĐỐI
VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ............ 91
3.2.1. Hoàn thiện việc ban hành các quy hoạch, kế hoạch, chính sách,
quy định, quy trình QLNN về DLCĐ trên địa bàn tỉnh .................................. 91
3.2.2. Hoàn thiện việc xây dựng, triển khai các chính sách, quy định
trong lĩnh vực DLCĐ trên địa bàn tỉnh ........................................................... 93
3.2.3. Hồn thiện cơng tác thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính
sách, quy định trong lĩnh vực DLCĐ trên địa bàn tỉnh ................................... 99
3.2.4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm. ......... 100
3.2.5. Hồn thiện cơng tác tổ chức bộ máy............................................. 102


3.3. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 104
3.3.1. Đề xuất .......................................................................................... 104
3.3.2. Kiến nghị ....................................................................................... 106

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 107
KẾT LUẬN .................................................................................................. 108
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

DLST

Du lịch sinh thái

EU


Liên minh Châu Âu

HĐND

Hội đồng nhân dân

HDV

Hướng dẫn viên

HTX

Hợp tác xã

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhât Bản

KT-XH

Kinh tế - xã hội


LMCA

Liên minh châu Âu

QLNN

Quản lý nhà nước

Sở VHTT&DL

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở KH&ĐT

Sở Kế hoạch và Đầu tư

TNDL

Tài nguyên du lịch

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục
của Liên Hợp Quốc



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1.

Các điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh Kon Tum

48

2.2.

Tổng lượt khách đến các điểm DLCĐ

49

2.3.

Doanh thu từ các điểm DLCĐ

49

2.4.

Tổng số hộ dân tham gia kinh doanh du lịch


50

2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
2.13.

Tình hình xây dựng, ban hành các quy hoạch, kế
hoạch liên quan DLCĐ
Tổng hợp trình độ, chuyên mơn của cán bộ QLNN về
DLCĐ
Tình hình cấp phép KDLH và HDV du lịch tại các
điểm DLCĐ
Tình hình các điểm DLCĐ đã được cơng nhận điểm
du lịch
Tình hình các điểm DLCĐ chưa được cơng nhận điểm
du lịch
Tình hình cấp phép các cơ sở lưu trú (ĐVT: giấy
phép)
Tình hình cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm
(ĐVT: thẻ)
Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hài lịng về các
chính sách quy định liên quan đến DLCĐ
Hình thức xử lý vi phạm


54
57
62
63
63
65
65
70
76

Kết quả điều tra về thực trạng công tác thanh tra, kiểm
2.14.

tra và xử lý vi phạm liên quan đến các điểm DLCĐ
trên địa bàn tỉnh Kon Tum

78


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thiên nhiên ưu đãi cho Kon Tum nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu,
đất đai, khống sản, tài ngun phong phú là tiền đề thuận lợi cho phát triển
các ngành kinh tế trong đó có du lịch. Với ưu thế về tự nhiên, địa hình và khí
hậu của Kon Tum đã tạo ra những phong cảnh kỳ vĩ, trong đó phải kể đến các
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng đặc dụng..; bên cạnh
đó, truyền thống lịch sử lâu đời cũng đã để lại trên mảnh đất này những di

tích lịch sử cách mạng, văn hố rất đa dạng, gắn liền với một giai đoạn lịch sử
hào hùng của dân tộc và một nền văn hoá dân tộc mang đậm bản sắc của đồng
bào các dân tộc Tây Nguyên. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khoảng
trên 200 di tích, trong đó có 23 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng
cảnh đã được xếp hạng (02 di tích quốc gia đặc biệt, 04 di tích cấp quốc gia,
17 di tích cấp tỉnh) và nhiều di tích đang trong q trình nghiên cứu xây dựng
hồ sơ đề nghị xếp hạng. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất
phong phú, độc đáo mang tính đặc thù, thể hiện ở các loại hình như: Nhà
Rơng, văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, điêu khắc gỗ
dân gian, văn hóa ẩm thực... Trong đó, Khơng gian văn hóa Cồng chiêng Tây
Ngun đã được UNESCO chính thức cơng nhận là kiệt tác văn hóa phi vật
thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 25/11/2005 thì tỉnh Kon Tum được
vinh dự góp mặt với 2 bộ chiêng Tha của người Brâu (huyện Ngọc Hồi).
Trong những năm qua, ngành du lịch của tỉnh Kon Tum đã có những đóng
góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, và đang khẳng định vị trí vai
trị của mình trong việc tạo nên GDP của tỉnh. Tổng lượng khách đến Kon
Tum trong năm 2017 đạt 343.850 lượt khách tăng 13,20% so với năm 2016.
Trong đó, lượng khách quốc tế đạt 124.854 lượt khách tăng 13,45% so với


2

năm ngoái. Hệ thống CSLTDL trên địa bàn tỉnh Kon Tum tính đến thời điểm
hiện nay có 135 đơn vị đăng ký kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ với trên
2.002 phịng, trong đó có 1 khách sạn đạt hạng tiêu chuẩn 4 sao, 1 khách sạn
đạt hạng tiêu chuẩn 3 sao, 7 khách sạn đạt hạng tiêu chuẩn 2 sao, 49 khách
sạn đạt hạng tiêu chuẩn 1 sao, 76 nhà nghỉ du lịch.
Hiện nay, nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng, theo số liệu thống kê của
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), mặc dù vài năm gần đây thế giới đối
mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhưng lượng khách du lịch quốc tế vẫn

tăng 4% đạt 1,2 tỉ lượt khách. Mặt khác, xu hướng chủ đạo là du lịch chủ
động (active tourism – nghĩa là không chỉ đứng bên ngoài tham quan điểm
đến mà muốn thâm nhập sâu vào điểm đến, tham gia sinh hoạt và tự mình trải
nghiệm cuộc sống của người bản địa), loại hình du lịch cộng đồng với sự
tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào việc tạo ra sản phẩm du lịch,
đáp ứng được xu hướng nhu cầu này. Hơn nữa, du lịch cộng đồng cho phép
giữ được thu nhập từ du lịch nằm lại tại địa phương, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
Với việc phát triển du lịch cộng đồng sẽ góp phần gia tăng thu nhập
cho người dân, vừa bảo tồn được các nét văn hóa truyền thống, nâng cao đời
sống văn hóa – xã hội. Thực tế cũng chỉ ra rằng, do còn thiếu cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch có chất lượng cao, các dịch vụ du lịch cịn nghèo nàn, nên
lượng khách có sử dụng dịch vụ lưu trú ở Kon Tum vẫn còn hạn chế. Hơn
nữa, việc phát triển du lịch cộng đồng chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh
của địa phương. Cùng với những cố gắng xây dựng các chính sách về du lịch
cộng đồng cũng như việc cụ thể hóa các chính sách phù hợp với hồn cảnh
địa phương thì việc phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
cũng có những hạn chế sau:
Cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách vẫn chưa thực hiện triệt để


3

và cịn có nhiều sự chồng chéo. Nguồn lực quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh
còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; thiếu về số lượng nên chất lượng hiệu quả
khơng cao.
Mơ hình quản lý các điểm du lịch cộng đồng chưa rõ ràng, mỗi điểm,
mỗi nơi quản lý một kiểu nên công tác tổ chức thực hiện quản lý các điểm du
lịch chưa thật sự bài bản, còn manh mún.
Xuất phát điểm của du lịch nước ta khá thấp so với các nước trong khu

vực nhưng xuất phát điểm của du lịch Kon Tum lại còn thấp hơn so với mặt
bằng chung của cả nước. Nguồn nhân lực du lịch mỏng, kinh nghiệm quản lý,
kinh doanh và trình độ nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp chưa cao; Cơ sở vật
chất, kỹ thuật du lịch tại các điểm còn nghèo nàn, thiếu nguồn lực đầu tư nên
chưa đáp ứng được nhu cầu khách du lịch, ảnh hưởng đến tâm lý khách du
lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước cịn xem nhẹ vai trị phát triển và sự đóng
góp của các điểm du lịch cộng đồng nên thiếu sự quan tâm đầu tư kinh phí.
Các điểm du lịch cộng đồng cịn mang tính tự phát, tỉnh chưa có chiến
lược nào cho việc xây dựng và phát triển các điểm du lịch cộng đồng một
cách bài bản dẫn đến việc các địa phương còn lúng túng trong việc định
hướng và phát triển loại hình du lịch này.
Cơng tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn yếu, các cơ quan quản lý nhà
nước chưa tạo được sự kết nối trong các kênh quảng bá để hỗ trợ quảng bá,
xúc tiến các điểm du lịch. Chưa tạo được sự kết nối thật sự hữu hiệu giữa các
điểm du lịch cộng đồng với các công ty du lịch kinh doanh lưu trú, lữ hành,
vận chuyển để giải quyết những đoàn khách lớn, nhu cầu cao.
Công tác kiểm tra, đánh giá chưa thật sự sâu sát trong việc cấp các
chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng về cơ sở lưu trú, vệ sinh an toàn thực phẩm,
hướng dẫn viên tại điểm. Việc xây dựng các tour du lịch để kết nối các dịch
vụ phục vụ khách du lịch chưa thật sự phong phú, phù hợp nên chưa tạo được


4

sự hấp dẫn cho các công ty lữ hành và khách du lịch.
Nhận thức được ý nghĩa của phát triển du lịch cộng đồng, những tiềm
năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, tôi đã chọn đề tài: "Quản lý
nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum" làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu xác lập các tiền đề khoa học, thực tiễn để đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường công tác QLNN đối với DLCĐ trên địa bàn tỉnh Kon
Tum.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến công tác
QLNN đối với DLCĐ.
- Làm rõ thực trạng công tác QLNN đối với DLCĐ của tỉnh Kon Tum
thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN trong lĩnh
vực DLCĐ trong thời gian đến.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm giải đáp, trả lời các câu hỏi:
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa
bàn tỉnh Kon Tum như thế nào? Đã đạt những kết quả gì? Những mặt cịn tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân?
- Cần thực hiện các giải pháp như thế nào để khắc phục các mặt hạn
chế, yếu kém nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước về
về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum?


5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến công tác QLNN đối với
DLCĐ vận dụng vào điều kiện thực tế của tỉnh Kon Tum.
4.2. Phạm vi, thời gian và nội dung nghiên cứu
- Về không gian: Các hoạt động nghiên cứu những vấn đề về DLCĐ
trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp trong thời gian 5 năm: từ năm 2013
đến năm 2017, dữ liệu sơ cấp được tiến hành điều tra từ trong khoảng thời
gian từ tháng 3/2018 đến tháng 4/2018. Tầm xa của giải pháp đến năm 2025,
tầm nhìn đến 2030.
- Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động DLCĐ và đề xuất giải pháp ở
góc độ cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
- Cách tiếp cận duy vật lịch sử: Nghiên cứu trong bối cảnh điều kiện
lịch sử cụ thể của tỉnh. Các xu hướng nghiên cứu DLCĐ trong quá khứ để sử
dụng cho việc nghiên cứu định hướng trong tương lai.
- Cách tiếp cận duy vật biện chứng: Công tác quản lý nhà nước đối với
DLCĐ trong trạng thái luôn vận động phát triển, nghiên cứu trong mối quan
hệ với các yếu tố tác động khác nhau để tìm ra mối quan hệ nguyên nhân - kết
quả trong công tác QLNN đối với hoạt động DLCĐ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề tài đặt ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Với số liệu thứ cấp: từ các niên giám thống kê, các báo cáo, đánh giá


6

tổng kết dự án, đề án, tham luận và các tài liệu khoa học Kon Tum; từ các sở,
ban, ngành để phân tích, đánh giá vấn đề liên quan đến du lịch cộng đồng.
- Với số liệu sơ cấp: thông qua bảng câu hỏi (Phụ lục 2) được tác giả
thiết kế phù hợp cho dữ liệu cần thu thập. Tác giả đã chia nhóm đối tượng
khảo sát (phân nhóm): Cán bộ làm công tác QLNN về du lịch: 15 phiếu; Ban
quản lý, Hợp tác xã, Tổ hợp tác: 35 phiếu; Người dân tại các điểm DLCĐ: 50

phiếu; Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: 20 phiếu. Trong các nhóm này
sẽ khảo sát theo hình thức ngẫu nhiên. Học viên và các cộng tác viên đã tiến
hành lấy ý kiến cũng như gửi phiếu qua email sau khi đã liên hệ điện thoại
trực tiếp và nhận được sự đồng ý của đối tượng khảo sát.
Phương pháp phân tích:
Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu
này. Phương pháp được sử dụng để (1) xem xét tình hình kinh tế xã hội chung
của tỉnh Kon Tum những năm qua, qua những diễn biến có thể liên quan tới
sự phát triển du lịch cộng đồng và các đối tượng của quản ý nhà nước về du
lịch cộng đồng. (2) Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện cơng tác xây
dựng, ban hành quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định, quy trình phát
triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh; (3) Phân tích và đánh giá triển khai ban hành
các chính sách, quy định trong lĩnh vực DLCĐ; Thực hiện các chính sách,
quy định trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng; (4) Đánh giá
Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng..
Phương pháp so sánh được sử dụng để (1) xem xét giữa tình hình thực
hiện các nội dung quản lý nhà nước thực tế với các yêu cầu đề ra để tìm ra
những bất cập trong công tác này; (2) Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN du lịch
cộng đồng của các địa phương khác nhằm rút ra các bài học cho tỉnh Kon
Tum.
Phương pháp khái quát hóa để rút ra những điềm mạnh, hạn chế, các


7

nguyên nhân của chúng trong QLNN đối với DLCĐ trên địa bàn tỉnh Kon
Tum, làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp để triển khai thực hiện đạt được
hiệu quả.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:

+ Nhận diện và làm rõ các vấn đề trong QLNN về du lịch cộng đồng
trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đồng thời, đề tài đưa ra các khái niệm, vai trị, vị
trí, của QLNN về du lịch cộng đồng;
+ Phân tích các nội dung QLNN về du lịch cộng đồng, luận giải các tác
nhân tác động đến hiệu quả QLNN về du lịch cộng đồng. Từ đó, giúp chúng
ta nhận thức sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn đối với hoạt động quản lý du
lịch cộng đồng hiện nay.
Về thực tiễn:
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên
địa bàn tỉnh Kon Tum, từ đó đưa ra định hướng và xây dựng loại hình du lịch
cộng đồng của địa phương. Trên cơ sở phân tích các điều kiện cần thiết và
tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum nhằm đề ra các giải
pháp QLNN hiệu quả đối với du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum trong thời gian
đến.
7. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến đề tài
7.1. Trên Thế giới
Tiêu biểu là cơng trình nghiên cứu của G. Cazes, R. Lanquar, Y.
Raynouard. Với nghiên cứu này, tác giả đã cung cấp những kiến thức cơ bản
và khái quát về quy hoạch du lịch và những khái niệm này đã sử dụng rộng
rãi ở Việt Nam từ những năm 2000.
Emerald Group Publishing, Peter E. Murphy (1986) nghiên cứu về du


8

lịch với phương pháp tiếp cận từ cộng đồng. Trong nghiên cứu này, tác giả đã
cung cấp một góc nhìn mới hơn về du lịch với phương pháp tiếp cận về sinh
thái và cộng đồng, khuyến khích những sáng kiến nhằm gia tăng lợi ích trên
nhiều lĩnh vực cho người dân với việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng

dựa trên nguồn tài nguyên vốn có của địa phương.
Derek Hall (2003) với nghiên cứu “Du lịch và sự phát triển bền vững của
cộng đồng” đã nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững kinh tế và văn hóa.
Sue Beeton (2006) với nghiên cứu “Phát triển cộng đồng thông qua du
lịch”. Tác giả cho rằng để phát triển du lịch cộng đồng cần phải lập một kế
hoạch đúng đắn cho lĩnh vực kinh doanh du lịch và cộng đồng địa phương;
thực hiện việc trao quyền trong hoạt động du lịch cho người dân.
Nghiên cứu “Xây dựng năng lực phát triển du lịch cộng đồng”, Gianna
Moscardo (2008) đề xuất một số chính sách đến du lịch và phát triển nông
thôn. Nghiên cứu này đã trở thành một tài liệu vô cùng hữu ích cho các nhà
nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến du lịch và phát triển
nông thôn.
7.2. Ở Việt Nam
TS. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, Nxb
Khoa học Kỹ thuật; Ths. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên, 2012), Du lịch cộng
đồng, NXB Giáo dục Việt Nam… Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng mơ
hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương - Hà Tây” của Tiến
sĩ Võ Quế (Viện nghiên cứu và phát triển du lịch). Trong nghiên cứu này, tác
giả đã đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương có liên
quan đến phát triển du lịch tại chùa Hương, đánh giá tiềm năng du lịch, thực
trạng phát triển du lịch tại chùa Hương và đánh giá vai trò của cộng đồng dân
cư tại chùa Hương đối với phát triển du lịch.


9

Nguyễn Xuân Trường (2014) thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và
đề xuất giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở tỉnh Hà Giang trên
quan điểm phát triển bền vững”, tác giả đã xác lập cơ sở khoa học (lý luận và

thực tiễn) cho việc xây dựng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh
Hà Giang. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mơ hình bảo vệ môi trường du lịch
với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo
Cát Bà - Hải Phòng” của PGS.TS. Phạm Trung Lương (Viện nghiên cứu và
phát triển du lịch).
Chính vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu của các cơng trình, đề tài luận văn đi
sâu vào phân tích điều kiện và thực trạng quản lý nhà nước du lịch cộng đồng
trên địa bàn tỉnh Kon Tum, từ đó có những định hướng, giải pháp khả phù
hợp với những đặc điểm địa phương nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức
của cộng đồng về bảo vệ các giá trị văn hoá của cộng đồng góp phần phát
triển du lịch bền vững.
Tóm lại, qua nghiên cứu các nội dung tài liệu trên, tác giả rút ra một số
vấn đề, nội dung cơ bản sau:
Các nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới mới chỉ đánh giá về
TNDL, phát triển DLST dựa vào cộng đồng, đề xuất các giải pháp phát triển
mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng, giải pháp phát triển một điểm DLCĐ cụ
thể. Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những nghiên cứu của các cơng trình, đề
tài luận văn này tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển DLCĐ tại
tỉnh Kon Tum, đánh giá các mặt hạn chế, khó khăn để từ đó đưa ra những giải
pháp khả thi, phù hợp cho công tác QLNN đối với DLCĐ nhằm thúc đẩy phát
triển DLCĐ theo đúng hướng, đạt được mục tiêu đề ra, góp phần đa dạng hóa
sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, giảm áp lực
khách du lịch tại các điểm di sản vào những thời gian cao điểm. Hơn nữa, đây
sẽ là một giải pháp hoàn chỉnh để giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao dân trí


10

cho người dân, đóng góp vào sự ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
tại tỉnh Kon Tum.

8. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác QLNN đối với du lịch cộng đồng.
Chương 2: Thực trạng công tác QLNN về du lịch cộng đồng trên địa
bàn tỉnh Kon Tum.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN về du lịch cộng đồng
tỉnh Kon Tum.


11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU
LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1.1. Khái niệm du lịch cộng đồng và quản lý nhà nước về du lịch
cộng đồng
a. Các khái niệm cơ bản
Khái niệm cộng đồng
Liên hiệp quốc công nhận thuật ngữ cộng đồng (community) là một
khái niệm vào năm 1950 và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này
như một cơng cụ để thực hiện trong các chương trình viện trợ.
Keith và Ary (1998), cho rằng: “Cộng đồng là một nhóm người, thường
sinh trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm.
Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc
hơn nhân và có thể thuộc cùng một tơn giáo, một tầng lớp chính trị” [25,
tr.11].
Theo Schuwuk (1990), “Cộng đồng là tập hợp các nhóm người có
chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên ở địa phương” [3,
tr.31].

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, 2000, tr.601, cộng đồng được hiểu là “Một tập đoàn người rộng lớn,
có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, nghề nghiệp, về địa điểm
sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng
giống, một sắc tộc, một dân tộc” [3, tr.31].
Theo Ths. Bùi Thị Hải Yến (2012): “Cộng đồng được hiểu là một nhóm


12

dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã,
huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần
giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội” [28, tr.33].
Như vậy, cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên
một địa bàn nhất định, được gọi tên như bản, làng, xã, huyện, thị, thành phố, tỉnh,
quốc gia và cùng chung những đặc điểm về truyền thống văn hóa và kinh tế.
Khái niệm du lịch
Du lịch được xem là ngành kinh tế tổng hợp, đa ngành nên các khái
niệm rộng mang tính trừu tượng, được khái quát theo nhiều cách hiểu khác
nhau. Hiện có nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ này.
Liên Hiệp Quốc tổ chức cuộc họp ở Roma – Italia (21/8 – 05/9/1963)
về du lịch, các chuyên gia đưa ra rằng: “Du lịch là tổng thể các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu
trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngồi
nước với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc
của họ” [20, tr.12].
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra.
Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người
ở ngồi nơi cư trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hóa, nghệ thuật… và du lịch là một ngành

kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về
thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng
thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngồi đem lại tình hữu nghị với
dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả
rất lớn; du lịch có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và lao động dịch vụ
tại chỗ…[20, tr.13].
Tuy nhiên, phổ biến nhất là định nghĩa về du lịch theo Luật Du lịch


13

Việt Nam, được Quốc hội thông qua ban hành năm 2017 dùng làm căn cứ
pháp lý. Theo đó, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm
liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”
[chương I, điều 3, khoản 1].
Khái niệm du lịch cộng đồng
Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF): “DLCĐ là loại hình du lịch
mà ở đó CĐĐP có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản
lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch
được giữ lại cho cộng đồng” [15, tr.34].
Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas cho rằng: “Du lịch cộng đồng là
một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát
triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa
phương” [25, tr.44].
Quỹ phát triển Châu Á: “DLCĐ là một loại hình du lịch do chính cộng
đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh
tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách
các nét đặc trưng của địa phương” [15, tr.4].

Ở Việt Nam, DLCĐ phát triển vào cuối những năm 1980 và ngày càng
được coi trọng sau những năm 1990. Trong các nghiên cứu này thì khái niệm
về DLCĐ là dựa vào cộng đồng dân cư với tư cách là thành phần cốt lõi.
Theo Luật Du lịch 2017: “DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển
trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ
chức khai thác và hưởng lợi” [chương 1, điều 3, khoản 15].
b. Khái niệm QLNN đối với du lịch cộng đồng
- Tác giả Đỗ Hoàn Toàn, trong giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh


14

tế” cho rằng: QLNN về kinh tế là tổng thể những phương thức quản lý có chủ
đích của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân và các bộ phận hợp thành
của nó để thực hiện các mục tiêu nhất định.[24].
- Tác giả Lương Xuân Quỳ, trong giáo trình “Quản lý nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” cho rằng: QLNN đối
với hoạt động KDDL là quá trình tác động của Nhà nước đến du lịch thông
qua hệ thống pháp luật với mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của
Nhà nước tạo nên trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch, làm cho du lịch
thật sự là một ngành kinh tế mũi nhọn.[15].
- Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới WWF cho rằng: “DLCĐ là loại
hình du lịch mà ở đó CĐĐP có sự kiểm sốt và tham gia chủ yếu vào sự phát
triển và quản lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt
động du lịch được giữ lại cho cộng đồng” [3, tr.34].
Tổng hợp từ nhiều lý luận của các tổ chức, nhà nghiên cứu thì QLNN
đối với du lịch cộng đồng là q trình tác động của nhà nước đến DLCĐ
thơng qua hệ thống các công cụ quản lý như pháp luật, các định hướng, chính
sách, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm định hướng phát triển DLCĐ
đúng với mục tiêu đề ra, đạt hiệu quả về kinh tế và xã hội.

1.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc của du lịch cộng đồng
a. Đặc điểm của du lịch cộng đồng
Đặc điểm chung
DLCĐ là loại hình du lịch mà cộng đồng dân cư là chủ thể trực tiếp
tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch từ việc bảo tồn, quản lý, giám
sát đến việc khai thác giá trị từ các nguồn TNDL, môi trường tự nhiên và xã
hội. Cộng đồng giữ vai trị chính trong các hoạt động kinh doanh du lịch: kinh
doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn tham quan và các hoạt động
liên quan đến khách du lịch tham gia tại điểm du lịch. Cộng đồng phải là


15

người dân làm ăn, sinh sống trong hoặc liền kề với các điểm DLCĐ. Cộng
đồng dân cư phải có quyền lợi từ các hoạt động du lịch, đồng thời phải có
trách nhiệm bảo vệ TNDL, ngăn ngừa các tác động xấu từ các hoạt động kinh
doanh du lịch và các hoạt động của khách du lịch.
DLCĐ là cách hiệu quả nhất đối với việc vừa phát triển du lịch vừa bảo
tồn bản sắc văn hóa, sử dụng các dịch vụ kinh doanh du lịch tại chỗ, phát triển
giá trị văn hóa bản địa.
DLCĐ cịn bao gồm các yếu tố hỗ trợ từ cơ chế chính sách của các cơ
quan QLNN, các tổ chức, các cá nhân, các công ty kinh doanh du lịch…
nhằm phát huy tối đa lợi thế về TNDL để thúc đẩy phát triển DLCĐ.
Các bên tham gia du lịch cộng đồng
Các hoạt động du lịch tại các điểm DLCĐ cần được quy hoạch, tổ chức
quản lý hợp lý ngay từ đầu nhằm mang lại hiệu quả trong cơng tác bảo tồn
văn hóa cũng như bảo tồn tài nguyên du lịch theo hướng bền vững. Các điểm
DLCĐ cần có kế hoạch riêng để định hướng và hoạch định quá trình phát
triển, cũng là cơ sở để thu hút các nguồn lực tham gia vào xây dựng và phát
triển DLCĐ.

Chính quyền địa phương là tổ chức đại diện cho cộng đồng. Chính
quyền địa phương là những người lãnh đạo, có trách nhiệm hướng dẫn, tổ
chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của cộng đồng bằng
hình thức ra quyết định thành lập tổ chức quản lý điểm du lịch cộng đồng:
Ban quản lý, Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Chính quyền địa phương giúp phát huy
tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng trong các hoạt động liên quan kinh tế, văn
hóa, xã hội theo các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật
của nhà nước, là cầu nối giữa cộng đồng với các đối tượng bên ngoài liên
quan đến hoạt động điểm DLCĐ.
Cộng đồng địa phương là nhân tố hình thành giá trị văn hóa bản địa,


16

đồng thời vừa bảo tồn, vừa phát huy các giá trị văn hóa bản địa: mơ hình nhà
ở, kiến trúc nhà, sản xuất hàng thủ công - mỹ nghệ truyền thống, văn hóa ẩm
thực, văn hóa ứng xử, các hoạt động lễ hội, văn hóa dân gian, tơn giáo tín
ngưỡng... Đây là nguồn tài nguyên không thể thiếu để cấu thành điểm DLCĐ
có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch.
Các cơ quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ, nhà khoa học, tổ chức thuộc
chính phủ và phi chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các chuyên
gia nghiên cứu... là nhân tố giúp cộng đồng lập các dự án quy hoạch điểm du
lịch, tư vấn kỹ thuật cho cộng đồng các kỹ năng làm du lịch, hỗ trợ vốn, kỹ
thuật, cơ chế chính sách để phát triển DLCĐ. Các tổ chức này có vai trị
hướng dẫn cộng đồng, định hướng phát triển du lịch tại các điểm DLCĐ đạt
mục tiêu đề ra, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội.
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chính là cầu nối giữa khách du lịch
với điểm DLCĐ, giữ vai trò hỗ trợ, giúp đỡ nghiệp vụ cho cộng đồng làm du
lịch và bán sản phẩm mình có. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lập các
dự án đầu tư mà người dân không đủ nguồn lực thực hiện tại điểm DLCĐ rồi

cùng với người dân địa phương đứng ra điều hành hoạt động kinh doanh, tạo
công ăn việc làm mang lại lợi ích chung cho cả người dân và doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn góp phần tăng thu nhập cho người
dân thơng qua các hoạt động đầu tư và kinh doanh của mình, đóng thuế, phí
mơi trường và mua vé tham quan và các dịch vụ của người dân. Họ còn giúp
cho người dân có đủ nguồn lực về kinh doanh để mở cơng ty phối hợp với
người dân tổ chức hoạt động kinh doanh.
Khách du lịch là yếu tố cầu du lịch của các điểm DLCĐ. Tại nhiều điểm
DLCĐ, phần lớn lượng khách đến từ các nước phát triển và một số ít nước
đang phát triển. Do vậy họ mong muốn được cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt
với người dân và tìm hiểu văn hóa bản địa. Nhưng đối tượng khách này thì việc


×